Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

đề tài: ảnh hưởng của phật giáo nam tông đối với đời sống tinh thần của người khmer nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (998.54 KB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI
SỐNG TINH THẦN CỦA NGƢỜI KHMER NAM BỘ
Chuyên ngành Sƣ phạm Giáo Dục Công Dân
Mã ngành: 52140204

Giảng viên hƣớng dẫn

Sinh viên thực hiện

Th.S Nguyễn Đại Thắng

Thạch Thị Pia Chara
MSSV: 6106602

CẦN THƠ, THÁNG 10 NĂM 2013


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................ 4
CHƢƠNG 1: PHẬT GIÁO NAM TÔNG VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA
PHẬT GIÁO NAM TÔNG QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ ............................... 4
1.1. Vài nét về Phật giáo Nam tông ....................................................................... 4
1.1.1 Đôi nét về sự phân chia hệ phái Phật giáo ................................................. 4
1.1.2 Sự du nhập của Phật giáo Nam tông vào Nam Bộ .................................... 6


1.1.3 Một số đặc trƣng cơ bản của Phật giáo Nam tông ..................................... 9
1.2 Quá trình phát triển Phật giáo Nam tông qua các thời kỳ lịch sử .................. 12
1.2.1 Thời Pháp thuộc về trƣớc ........................................................................ 12
1.2.2 Thời Mỹ - ngụy ........................................................................................ 14
1.2.3 Phật giáo Nam tông sau ngày thống nhất đất nƣớc ................................. 17
CHƢƠNG 2: ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI
SỐNG TINH THẦN CỦA NGƢỜI KHMER NAM BỘ .................................... 20
2.1 Những đặc điểm cơ bản về lịch sử kinh tế, văn hóa tinh thần ngƣời Khmer. 20
2.1.1 Vị trí địa lí ................................................................................................ 20
2.1.2 Đặc điểm kinh tế ...................................................................................... 21
2.1.3 Những đặc điểm về văn hóa tinh thần ngƣời Khmer Nam Bộ ................ 23
2.2 Ảnh hƣởng của Phật giáo Nam tông đối với đời sống tinh thần của ngƣời Khmer
ở Nam Bộ ............................................................................................................. 27
2.2.1 Ảnh hƣởng của Phật giáo Nam tông đối với phong tục, tập quán ........... 27
2.2.2 Ảnh hƣởng của Phật giáo Nam tông đối với lối sống, đạo đức; văn hóa,
nghệ thuật .......................................................................................................... 37
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY MẶT TÍCH CỰC VÀ
HẠN CHẾ MẶT TIÊU CỰC CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG NHẰM XÂY
DỰNG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƢỜI KHMER NAM BỘ ............... 48


3.1 Những quan điểm định hƣớng cho việc phát huy những mặt tích cực của Phật
giáo Nam tông nhằm xây dựng đời sống tinh thần ngƣời Khmer Nam Bộ ......... 48
3.1.1 Quan điểm chỉ đạo về công tác tôn giáo của Đảng ................................. 48
3.1.2 Nguyên tắc và chính sách đối với tôn giáo .............................................. 49
3.2 Một số giải pháp cơ bản ................................................................................. 52
3.2.1 Giải pháp về nhận thức ............................................................................ 52
3.2.2 Giải pháp về chính sách dân tộc tôn giáo ................................................ 55
3.2.3 Giải pháp về văn hóa – xã hội ................................................................. 59
3.2.4 Giải pháp về chính trị .............................................................................. 64

PHẦN KẾT LUẬN .............................................................................................. 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 69
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 71


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phật giáo là tôn giáo lớn, có sức lan tỏa rộng rãi, đặc biệt ở các nƣớc Châu Á,
trong đó có Việt Nam. Đạo Phật đã khơi dậy đƣợc những giá trị nhân văn trong con
ngƣời hƣớng tới chân - thiện – mỹ, khơi dậy sự khát khao của con ngƣời tạo ra. Bởi
vậy đạo Phật xét về mặt tích cực, thực sự là chỗ dựa tinh thần cho một bộ phận
đông đạo quần chúng trong xã hội.
Ngay khi đƣợc truyền vào Việt Nam, từ thế kỷ đầu, Đạo Phật đã nhanh chống
thích nghi với lối sống của ngƣời dân. Trong quá trình hình thành và phát triển trên
đất nƣớc này, Đạo Phật đã không gặp một trở ngại nào trong việc hòa nhập vào mọi
giai tầng của xã hội Việt Nam. Đạo Phật đã thấm vào nền văn minh Việt Nam tự
nhiên và dễ dàng nhƣ nƣớc thấm vào đất. Giáo lý của Phật cũng đã ăn sâu vào nếp
sống, nếp nghĩ của ngƣời dân Việt nói chung, ngƣời dân Khmer ở Nam Bộ nói riêng
và đã trở thành giá trị tinh thần vô giá cho ngƣời dân ở xứ sở này.
Nam Bộ là địa bàn cứ trú của nhiều dân tộc do địa thế tiếp xúc với các nƣớc,
nhất là Đông Nam Á và vốn là vùng đất mới khai phá nên Phật giáo tại đây mang
tính phong phú đa dạng: có hệ phái Phật giáo Bắc tông, Nam tông của ngƣời Việt,
cũng có Phật giáo Nam tông của ngƣời Khmer. Trong đó dân tộc Khmer mang đến
cho vùng đất Nam Bộ nói chung và Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng một nét
đặc sắc mang đậm dấu ấn Phật giáo Nam tông Khmer, vừa là tôn giáo vừa là dân
tộc, các đặc điểm tôn giáo và dân tộc hòa quyện vào nhau, thể hiện qua các lễ hội,
phong tục tập quán, đạo đức lối sống, nghệ thuật kiến trúc của những ngôi chùa
Khmer cổ kính. Phật giáo Nam tông Khmer gần nhƣ chiếm vị trí độc tôn, nó chi
phối nhiều mặt trong đời sống tinh thần của nhân dân. Vì những lý do trên, em đã
chọn đề tài: “Ảnh hƣởng của Phật giáo Nam tông đối với đời sống tinh thần của

ngƣời Khmer Nam Bộ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
Bản thân quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài này, nhằm tìm hiểu sâu thêm vấn
đề ảnh hƣởng của Phật giáo Nam tông đối với đời sống tinh thần của ngƣời Khmer
Nam Bộ. Tuy nhiên, do sự hiểu biết những hoạt động của Phật giáo Nam tông, ảnh
hƣởng đến tƣ tƣởng, tinh thần của ngƣời Khmer ở Nam Bộ còn hạn chế, cũng nhƣ
trong thời gian khá ngắn để tìm hiểu còn rất ít nên đề tài này ít nhiều cũng còn
Trang 1


những mặt hạn chế của nó. Bản thân em kính mong sự đóng góp ý kiến của quý
thầy cô và các bạn đọc, để cho đề tài này đƣợc hoàn thiện hơn.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, đề tài
- Đối tƣợng nghiên cứu: Đây là công trình nghiên cứu về ảnh hƣởng của Phật
giáo Nam tông đối với đời sống tinh thần của ngƣời Khmer Nam Bộ.
- Phạm vi nghiên cứu: Phật giáo Nam tông là nét đặc thù độc đáo trong nền
văn hóa của ngƣời Khmer Nam Bộ, khi nghiên cứu về ảnh hƣởng của Phật giáo
Nam tông đối với đời sống tinh thần của ngƣời Khmer Nam Bộ cần phải gắn liền
với không gian họ sinh sống nên phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu ở
một số tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích nghiên cứu: mục đích của luận văn là phân tích thực chất của Phật
giáo Nam tông và ảnh hƣởng của nó đối với đời sống tinh thần của ngƣời Khmer
Nam Bộ. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm pháp huy mặt tích cực của
Phật giáo Nam tông trong đời sống tinh thần của ngƣời Khmer Nam Bộ, làm cho
đời sống tinh thần của đồng bào ngày càng phong phú và lành mạnh theo định
hƣớng xã hội chủ nghĩa.
- Nhiệm vụ của luận văn: Để thực hiện mục đích trên, luận văn cần phải thực
hiện những nhiệm vụ sau:
+ Khái quát quá trình du nhập và quá trình phát triển của Phật giáo Nam tông
+ Phân tích những ảnh hƣởng của Phật giáo Nam tông đối với đời sống tinh

thần của ngƣời Khmer Nam Bộ.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm pháp huy những ảnh hƣởng tích cực và hạn
chế mặt tiêu cực của Phật giáo Nam tông đối với đời sống tinh thần của ngƣời
Khmer Nam Bộ hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, những quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lênin,
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và nhà nƣớc ta về tôn giáo.
- Phƣơng pháp nghiên cứu: Để làm rõ đối tƣợng nghiên cứu và thực hiện
những nhiệm vụ của đề tài đặc ra, luận văn đã sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp
Trang 2


của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó chú ý là
các phƣơng pháp logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, so sánh, gắn lý luận với
thực tiễn.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3
chƣơng và 6 tiết.

Trang 3


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
PHẬT GIÁO NAM TÔNG VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT
GIÁO NAM TÔNG QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ
1.1. Vài nét về Phật giáo Nam tông
1.1.1 Đôi nét về sự phân chia hệ phái Phật giáo
Khi Đức Phật Thích Ca còn tại thế, Phật giáo vốn là một thể thống nhất, không

có sự phân chia Nam – Bắc cũng nhƣ Tiểu thừa hay Đại thừa. Giáo lý của Phật giáo
đƣợc trình bày từ thấp đến cao để phù hợp với từng giai đoạn lịch sử cụ thể và để
phù hợp với từng đối tƣợng tiếp thu, do đó, trong toàn bộ giáo lý Phật giáo chỉ riêng
Kinh tạng đƣợc chia ra thành nhiều bộ khác nhau theo trình tự thang bậc.
Chỉ đến khi Phật Thích Ca nhập Niết bàn, các đệ tử Phật tập trung nhau lại đọc
tụng, ghi nhớ những điều Phật dạy, khi đó mới xuất hiện những quan điểm, hệ tƣ
tƣởng khác biệt về việc thực hành giới Luật. Bắt đầu vào lần kết tập kinh điển thứ 2
đƣợc tổ chức tại thành Tỳ Xá Ly sau khi Phật nhập diệt hơn 100 năm để luận giải
kinh điển, thực hành giới luật và tranh luận về 10 điều luật mới do một bộ phận Tỳ
kheo trẻ đƣa ra đã hình thành sự phân phái trong Phật giáo.
Trong 10 điều luật mới một bộ phận tỳ kheo trẻ đƣa ra và cho là hợp chính
pháp, đó là: giáo diêm tịnh (đƣợc đem muối đựng trong sừng để bỏ vào các món ăn
khi không đủ muối); lƣỡng chỉ sao thực tịnh (bóng nắng quá ngọ 2 ngón tay vẫn
đƣợc ăn); tụ lạc gian tịnh (trƣớc ngọ ăn rồi nhƣng đến làng khác vẫn đƣợc phép ăn);
trụ xứ tịnh (ở đâu thì làm lễ Bá tát ngay ở đấy); tuỳ ý tịnh (quyết nghị đã đƣợc Đại
hội dù ít dù nhiều cho thông qua đều có giá trị thi hành); cửu trú tịnh (noi theo điều
lệ, tập quán); sinh hoà hợp tịnh (đƣợc uống sữa pha nƣớc sau giờ ngọ); thuỷ tịnh
(rƣợu mới lên men đƣợc pha với nƣớc uống trị bệnh); bất ích lũ Ni sƣ đàn tịnh
(đƣợc dùng toạ cụ không viền, kích thƣớc lớn hơn mẫu định); thụ súc kim ngân tiến
định (đƣợc nhận tiền vàng bạc cúng dàng). Nhƣng kết cục các vị Tỳ kheo lớn tuổi
trong hàng trƣởng lão đã không chấp nhận với kiến nghị sửa đổi của phái tân tiến,
chủ trƣơng giữ nguyên điều Đức Phật dạy, tôn trọng lối truyền thừa. Các vị Tỳ kheo
trẻ không chịu, vì cho rằng có một số vấn đề đặt trong sự phát triển của xã hội
không còn phù hợp nữa, nên thấy cần thiết phải sửa đổi một số điểm khi ghi vào
Trang 4


kinh sách nên chủ trƣơng hành đạo theo tinh thần "Khế lý - Khế cơ", phù hợp với
căn cơ, hoàn cảnh từng thời kỳ, từng vùng, miền của chúng sinh. Sau khi không
thống nhất đƣợc ý kiến, các vị Tỳ kheo trẻ đã tự động tách ra thành một hệ tƣ tƣởng

đƣợc gọi là “Đại Chúng Bộ” (hệ phái của số đông). Còn các vị Tỳ kheo già (Trƣởng
lão) giữ nguyên những điều giới luật nhƣ thời kỳ đầu Phật Thích Ca chế định.
Các vị sƣ có quan điểm khác nhau sau nhiều ngày tranh luận đã không tìm
đƣợc tiếng nói chung, không thống nhất đƣợc quan điểm nên cuối cùng đã hình
thành 2 phái: những vị sƣ chủ trƣơng giữ nguyên giới luật chiếm số ít và là những
vị cao tuổi, ngồi bên trên để chủ trì Pháp hội nên đƣợc gọi là phái Thƣợng tọa bộ.
Những vị sƣ trẻ chiếm số đông nên gọi là phái Đại chúng bộ. Từ đó hàng đệ tử xuất
gia của Phật Thích Ca tách ra thành hai phái, đƣợc các nhà kinh điển gọi là “hai hệ
tƣ tƣởng”. Sau đó phái Đại chúng bộ truyền lên phía Bắc sang Trung Quốc…đƣợc
gọi là Phật giáo Bắc tông hay Bắc truyền. Với tƣ tƣởng phóng khoáng và có nhiều
học giả uyên bác đã căn cứ vào lời Kinh của Phật Thích Ca và các đệ tử của Phật
thuyết giảng đƣợc ghi trong các bộ Kinh lớn mà vận dụng phát triển, truyền bá
trong tăng chúng và Phật giáo với mục đích tối thƣợng là giác ngộ và giải thoát,
không câu nệ, chấp trƣớc. Tƣ tƣởng đó đƣợc biên tập thành các bộ sách lớn để lƣu
truyền. Vì thế, trong kinh sách của Phật giáo Bắc tông rất nhiều. Phật giáo Bắc tông
mang tƣ tƣởng tự giác, giác tha, tự độ, độ tha. Tự mình độ cho mình rồi độ cho
nhiều ngƣời khác nên cũng gọi “Đại thừa Phật giáo”.
Phái Thƣợng tọa bộ truyền về hƣớng Nam, phát triển xuống Srilanca, Miến
Điện, Thái Lan, Campuchia, Lào… nên đƣợc gọi là Phật giáo Nam tông hay Nam
truyền. Phật giáo hệ Nam tông giữ nguyên giới luật nguyên thủy và đọc tụng chủ
yếu 5 bộ kinh khởi đầu. Giáo lý “Tứ diệu đế” (giáo lý thực hành) là giáo lý khởi
thủy của đạo Phật, nên Phật giáo Nam tông cũng đƣợc gọi là Phật giáo Nguyên thủy
theo tƣ tƣởng, thực tu, thực chứng, nên theo hệ phái Nam tông theo truyền thống ai
tu ngƣời đó có chứng quả. Vì thế, cũng gọi theo từ Hán Việt là Phật giáo Tiểu thừa.
Ở Việt Nam có cả hai hệ phái Phật giáo truyền đến, một phái do Bắc truyền và một
phái do Nam truyền. Phái Nam truyền – Nam tông ở Việt Nam có một bộ phận của
ngƣời Kinh, Hoa – còn đại đa số Phật giáo Nam tông là của ngƣời Khmer ở Nam

Trang 5



Bộ. Trong luận văn này, khi tác giả dùng tên gọi Phật giáo Nam tông là để nói đến
Phật giáo Nam tông của ngƣời Khmer.
1.1.2 Sự du nhập của Phật giáo Nam tông vào Nam Bộ
Theo lịch sử Phật giáo Campuchia, thời kỳ đất nƣớc Campuchia còn thuộc
vƣơng quốc Phù Nam, nơi đây đã là một trung tâm lớn giao lƣu buôn bán đƣờng
biển giữa Ấn Độ với các nƣớc Đông Nam Á, do đó, Vƣơng quốc Phù Nam đã chịu
ảnh hƣởng rất lớn của văn hóa Ấn Độ. Trƣớc khi Phật giáo du nhập thì đạo Bà-lamôn đã đƣợc truyền đến Phù Nam. Theo một số tài liệu, cùng với quá trình du nhập
Bà-la-môn thì các thƣơng gia ngƣời Ấn Độ cũng đã đem theo cả Phật giáo vào
truyền bá cƣ dân vùng này (bấy giờ thuộc Vƣơng triều Phù Nam) vào khoảng thế kỷ
thứ IV. Phật giáo truyền vào lúc này là Phật giáo Bắc tông chứ không phải là Phật
giáo Nam tông nhƣ ngày nay. Bà-la-môn giáo tuy đã có bƣớc thịnh hành tại đây
nhƣng khi có sự xâm nhập của Phật giáo Bắc tông thì Bà-la-môn giáo nhanh chống
mất vị trí của mình, Phật giáo bắt đầu chiếm lĩnh từ vùng nông thôn rồi lan đến
thành thị và một số gia đình trong hoàng tộc.
Mặc dù có thời gian phát triển thịnh hành nhƣng Phật giáo Bắc tông vẫn
không duy trì đƣợc. Trải qua nhiều biến động của lịch sử, Phật giáo hệ Bắc tông đã
dần mai một trong đời sống tinh thần của ngƣời dân Khmer. Sở dĩ Phật giáo Bắc
tông bị phai mờ là bởi hai lý do cơ bản sau:
Thứ nhất: Mặt dù đƣợc dân chúng và một số ngƣời trong Hoàng tộc ủng hộ
nhƣng Quốc Vƣơng Chân Lạp lại không ủng hộ hệ phái này bởi vị Vua đầu tiên của
Vƣơng quốc này là ngƣời theo đạo Bà-la-môn.
Thứ hai: Giáo lý của Phật giáo hệ Bắc tông là giáo lý phát triển. Quan niệm về
thế giới quan của hệ phái này là trung luận, coi thế giới là mờ mờ, ảo ảo (Sắc - sắc,
không - không), lý luận thì cao siêu, vi diệu, giáo luật thì phá chấp (Vô ngã). Quan
niệm của Phật giáo Bắc tông là nhập thế, tất cả những hoạt động đều nhằm mục
đích phục vụ cho thế gian, cứu khổ, cứu nạn cho bá tánh, đồng bào. Những ngƣời tu
hành theo hệ phái này đòi hỏi phải tƣ duy, suy luận nên dần dần ngƣời dân không
thể theo nổi vì trình độ dân trí của ngƣời Khmer lúc này còn rất thấp, thực tế đòi hỏi
phải có một tôn giáo mới với hệ thống giáo lý đơn giản, dễ hiểu hơn thay thế.


Trang 6


Vào khoảng giữa thế kỷ XIII, một hệ phái khác của Phật giáo đã đƣợc các thƣơng
gia mang đến truyền bá vào khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long, đó là hệ phái Phật
giáo Nam tông và đƣợc ngƣời Khmer nhiệt tình đón nhận. Theo một số tài liệu, vào
khoảng thời gian này ở tại Srilanca, Phật giáo Nam tông phát triển rất mạnh và có
xu thế đƣa các tăng đoàn đi sang các quốc gia khác để mở rộng Phật giáo hệ này.
Cho nên, đến cuối thế kỷ XIII, tăng nhân ngƣời Thái lại đƣa tăng đoàn Srilanca vào
phát triển ở vùng đồng bào Khmer tại khu vực miền Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Phật giáo tiểu thừa đã có ảnh hƣởng to lớn đến đời sống tinh thần của đồng bào
Khmer và một bộ phận ngƣời Kinh, ngƣời Hoa ở Đồng Bằng Nam Bộ và đã bản địa
hóa, hòa đồng cùng các tín ngƣỡng dân gian bản địa; đồng thời dung nạp một số
yếu tố của các tôn giáo khác du nhập từ nƣớc ngoài. Những học thuyết có tính chất
tƣ biện, các tín độ điều khô khan, các suy tƣ huyền bí đã giản lƣợc đi để hòa quyện
vào nó các tín ngƣỡng dân gian bản địa vốn chất phác đơn giản.
Nhiều thế kỷ đã trôi qua, Phật giáo Nam tông đã có chỗ đứng rất quan trọng và
là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của ngƣời Khmer. Đến nay,
Phật giáo Nam tông gần nhƣ chiếm vị trí độc tôn của ngƣời Khmer, gần nhƣ 100%
ngƣời Khmer hiện nay đều theo Phật giáo Nam tông, Phật giáo Nam tông vẫn giữ
vai trò, vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer Nam Bộ. Đối
với đồng bào Khmer, mỗi ngƣời từ nhỏ cho đến lớn, từ lúc sinh ra cho đến lúc mất
đều gắn bó với Phật giáo, với ngôi chùa. Theo Hòa Thƣợng Thích Dƣơng Nhơn, đại
diện cho Phật giáo Khmer dự Đại hội Đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam (1 7/11/1981) tại Hà Nội, phát biểu: Phật giáo Nam tông chiếm vị trí độc tôn trên lĩnh
vực tƣ tƣởng, chính trị, kinh tế, văn hóa trong dân tộc Khmer trải qua nhiều thế kỷ.
Đặc điểm của dân tộc Khmer là gắn liền với Phật giáo Nam tông không tách ra
đƣợc, vì các vị sƣ đến chùa tu đều là con em của đồng bào dân tộc. Chùa Phật là nơi
tu hành của các vị sƣ, sãi, là nơi làm lễ của đồng bào, là nơi giáo dục của con em
đồng bào dân tộc, là trung tâm văn hóa, đồng thời cũng là nơi thờ phụng những

ngƣời thân của đồng bào dân tộc khi an nghỉ cuối cùng. Ảnh hƣởng to lớn của tƣ
tƣởng Phật giáo Nam tông không chỉ tác động trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày
của đồng bào Khmer Nam Bộ mà còn tác động to lớn, nhƣ một sởi chỉ đỏ xuyên
suốt đến tất cả các lễ tết lớn của ngƣời Khmer. Hầu hết các sinh hoạt tâm linh, sinh
Trang 7


hoạt văn hóa đều xuất phát từ giáo lý, sự tích, những câu chuyện răn dạy làm ngƣời
của Đức Phật.
Đồng bào Khmer Nam Bộ theo đạo Phật vì đạo Phật có đặc điểm phù hợp với
đạo đức, tâm lý, nếp sống, nếp nghĩ của ngƣời Khmer. Đạo Phật theo đạo đức luận,
lấy nhân quả làm phép tắt chủ yếu xuyên suốt trong kinh sách để giáo dục con
ngƣời, lấy nhân nghĩa làm nền tảng đạo đức, lấy tình thƣơng xóa bỏ hận thù, lấy
cuộc sống giản dị chân chính, đoàn kết, bình đẳng, bác ái làm lẽ sống, lấy tinh thần
dân chủ, công bằng không phân biệt đẳng cấp – khác biệt hẳn với đạo Ba-la-môn
trƣớc đó – làm chuẩn mực trong sinh hoạt cuộc sống, lấy con đƣờng trung dung làm
cơ sở hành động. Phƣơng châm của đạo Phật là lấy hiện tại làm cơ sở cho tƣơng lai.
Phật giáo Tiểu thừa có hệ thống giáo lý, tín điều rất gần gũi với quan điểm nhân
văn, thậm chí là cơ sở để củng cố khối đại đoàn kết cộng đồng. Ngoài bổn đạo, các
vị Đại Đức, Sƣ cả, ông Lục cũng nhƣ Phật tử đều có sự quan tâm đến phần đời,
chăm lo cho “con sóc”, chống lại những cái phản nhân văn. Đặc điểm này của giáo
dục Phật giáo chính là nền giáo dục có bình diện rộng. Đối tƣợng giáo dục của Phật
giáo chính là con ngƣời.
Vấn đề đặt ra là tại sao Phật giáo Nam tông lại đƣợc ngƣời Khmer chấp nhận,
nó có đặc điểm gì khác so với Phật giáo Bắc tông?
Có thể khẳng định rằng giáo lý Phật giáo Nam tông và Phật giáo Bắc tông về cơ bản
không có gì đối kháng nhau. Chỉ khác nhau ở chỗ: Phật giáo Nam tông nhƣ đã trình
bày trên là hệ phái giữ nguyên những giáo lý, giáo luật mà trƣớc đây Đức Phật
truyền dạy. Những bộ kinh, sách chủ yếu là những lời Phật Thích Ca giảng cho
ngƣời mới nhập tu nên rất gần gũi, dễ hiểu. Trong khi đó, Phật giáo hệ Bắc tông lại

theo những giáo lý cách tân, đòi hỏi ngƣời đi tu phải có một trình độ nhất định mới
có thể lĩnh hội đƣợc. Ngƣời đi tu ở phái Bắc tông đòi hỏi phải học qua 5 bộ Kinh A
Hàm rồi mới học lên các bậc cao hơn với các bộ kinh nhƣ: Kinh Pháp Hoa, Kinh
Bát Nhã… Các bộ kinh này có nội dung rất cao siêu, vi diệu, đòi hỏi ngƣời học phải
có trí tuệ thâm sâu mới lĩnh hội hết đƣợc. Vì vậy, với trình độ của ngƣời Khmer bấy
giờ thì không thể lĩnh hội đƣợc.
Với Phật giáo Nam tông, giáo lý sơ khởi là giáo lý hƣớng dẫn thực hành nên
phù hợp với đồng bào dân tộc. Ngƣời tiếp nhận không cần phải có trình độ cao,
Trang 8


không cần lý luận mà tất cả đều đƣợc cầm tay chỉ việc, còn giáo luật thì thiên về
ngăn cấm không đƣợc biết, không đƣợc làm, không đƣợc đến gần… để tránh những
điều không hay xảy ra đối với ngƣời đi tu. Ví dụ nhƣ cấm ngƣời tu hành không
đƣợc đến gần ngƣời nữ, không cho đi chung đƣờng một mình với phụ nữ, không
đƣợc nhìn thẳng vào mặt phụ nữ…các vị sƣ, sãi Khmer ngoài việc thƣờng xuyên
cạo đầu còn phải cạo cả lông mày mục đích là làm xấu đi thân tƣớng của mình để
tránh tác động đến nữ giới. Tại Nam Bộ có hai phái thuộc Phật giáo Nam tông
Khmer là phái Thommayudnikay thuộc tầng lớp quí tộc và phái Mahanikay thuộc
tầng lớp bình dân chiếm đa số, hiện nay ở An Giang còn khoảng 20 chùa đi theo
phái Thommayudnikay.
Cả hai phái cơ bản giống nhau trong các công việc tu hành, xây cất chùa, tổ
chức các ngày lễ, Tết trong năm. Khác nhau ở chỗ: phái Thommayudnikay khi đọc
kinh thì âm cuối bao giờ cũng kết thúc bằng chữ “ia”, trong khi đó phái Mahanikay
thì đọc là “a”, Sƣ, sãi phái này cho rằng đọc âm “ia” mới đúng gốc của Ấn Độ và
Srilanca. Khi đi khất thực phái Thommayudnikay không mang dây bình bát, đi chân
không và không giữ tiền (theo lối khổ hạnh). Ở một số chùa Phái Thommayudnikay
thƣờng tổ chức ngồi thiền cho các thiện nam, tín nữ lớn tuổi, hết khả năng lao dộng
và muốn tìm đến nguồn an ủi bằng sự tu tâm dƣỡng tính. Còn phái Mahanikay thì ít
tổ chức lối ngồi thiền. Với phƣơng châm giáo dục của Phật giáo là tự nguyện tu

tâm, tích phƣớc đức “không đợi mời thỉnh”, nên dù là thuộc hệ phái nào của Phật
giáo Nam tông, bà con Khmer cũng đều gắn bó với tín ngƣỡng tôn giáo của dân tộc
và đều dựa vào triết lý của Đạo Phật để thực hành trong cuộc sống.
Phật giáo Nam tông Khmer chỉ tôn thờ Đức Phật Thích Ca, không tôn thờ các
vị Bồ tát, tất cả mọi nam giới trong cộng đồng phải tự nguyện vào chùa tu hành theo
Phật. Phƣơng châm tu hành là tự mình không hoằng pháp, trì giới để trở thành một
phần tử theo lý tƣởng sống để làm phƣớc ở thiện, chết đƣợc siêu thoát về với Phật.
1.1.3 Một số đặc trƣng cơ bản của Phật giáo Nam tông
Khi nói đến Phật giáo Nam tông ở Nam Bộ thì không có nghĩa là chỉ có của
ngƣời Khmer mà còn có cả Phật giáo Nam tông của Kinh, Phật giáo Nam tông của
ngƣời Hoa, cũng có những đặc trƣng của hệ phái theo giáo lý Phật giáo nguyên thủy
(Theravada). Song Phật giáo Nam tông Khmer lại có những đặc trƣng riêng thể hiện
Trang 9


nét sinh hoạt tôn giáo, văn hóa rất đặc sắc của dân tộc này. Những đặc trƣng cơ bản
ấy thể hiện qua mấy nét sau:
Thứ nhất, Phật giáo Nam tông Khmer và dân tộc Khmer luôn hòa quyện vào
nhau, tuy hai nhƣng lại là một. Không có Phật giáo Nam tông Khmer thì cũng
không thể tồn tại một dân tộc Khmer theo đúng nghĩa của nó. Bởi lẽ, đối với ngƣời
Khmer, Phật giáo là một nhu cầu tinh thần không thể thiếu trong mỗi con ngƣời.
Ngƣời Khmer đến với Phật giáo không thuần túy là để sinh hoạt tôn giáo mà là một
nét văn hóa truyền thống có từ rất lâu đời trong cộng đồng dân tộc này.
Theo quy định, bất kỳ ngƣời con trai nào (kể cả vua chúa) trƣớc khi bƣớc vào cuộc
sống cũng phải trải qua một thời gian tu tập tại chùa ít nhất là một tháng, còn nhiều
có thể kéo dài nhiều năm hoặc ở lại luôn thì tùy ý để học chữ, học kinh kệ, rèn
luyện thành ngƣời có trí thức và đức hạnh. Khác với Phật giáo Nam tông ngƣời
Kinh, ngƣời Hoa hay Phật giáo Bắc tông, việc đi tu không phải do tự nguyện mà
phải là một bổn phận đối với nam giới (ngƣời Khmer không có nữ tu). Ngƣời nào
cũng phải học kinh, học luật, giữ giới, phải làm sƣ nên phải học nghiêm túc, thực

hành đầy đủ Phật sự thiêng liêng của mình. Ngƣời thanh niên nào không đi tu sẽ bị
đồng bào coi thƣờng, cho đây là kẻ không có tâm tốt, không thông hiểu đạo lý ở đời
nên những thanh niên không qua đi tu rất khó lấy vợ.
Trong cộng đồng ngƣời Khmer, sƣ, sãi là những bậc đƣợc tôn kính, quý trọng.
Trong suốt thời gian tu hành ở chùa, nhà sƣ luôn đƣợc ngƣời dân tôn trọng, cha mẹ
cũng phải đối xử nhƣ những nhà sƣ khác, không đƣợc gọi bằng những cách xƣng hô
đời thƣờng mà phải bằng những ngôn ngữ quy định của nhà chùa.
Ngƣời đi tu nếu là thanh niên chƣa lập gia đình thì phải có sự đồng ý của cha mẹ,
còn nếu đã lập gia đình thì vợ ngƣời đó phải đồng ý. Ngƣời đi tu không cần phải
học gì trƣớc khi xuất gia, sau khi vào chùa rồi mới học. Khi nào không muốn tu nữa
thì xin ra, gọi là “sất”, còn đối với những ngƣời xin ra rồi muốn quay trở lại tu thì
vẫn đƣợc nhà chùa đón nhận.
Ngƣời đã theo đạo khác nay muốn đi tu đều đƣợc chấp nhận, miễn là ngƣời ấy từ bỏ
đạo cũ và thông hiểu giáo lý nhà Phật, giữ đúng giới luật.
Giáo luật Phật giáo Nam tông Khmer có những quy định cho các sƣ, sãi có 2 bậc
Sadi hay Tỳ Kheo. Điều kiện bắt buộc là ngƣời mới vào tu, nếu tuổi chƣa quá 20 thì
Trang 10


phải theo bậc Sadi, muốn theo bậc Tỳ kheo phải hơn 20 tuổi. Trƣờng hợp ngƣời lớn
tuổi muốn theo bậc Sadi suốt đời cũng đƣợc, không ai ngăn cản. Cấp bậc này tính
theo giới luật mà nhà sƣ phải giữ: Sadi giữ 105 giới, Tỳ kheo giữ 227 giới.
Bậc Sadi có 10 tội nặng là:
1.Sát sinh: tất các các hành động giết động vật (tính từ con muỗi trở lên) và sinh
mạng con ngƣời.
2. Ăn cắp: dù chỉ là một sợi chỉ có độ dài từ một gang tay trở đi.
3. Dâm dục: bất kỳ hành vi dan díu với phụ nữ; quan hệ tình dục với súc vật,
với kẻ ái nam, ái nữ.
4. Nói láo: bất kỳ lời phát ngôn nào không đúng sự thật.
5. Uống rƣợu: là uống tất cả nƣớc gì làm cho say.

6. Phỉ báng Phật: tỏ thái độ khinh khi, chửi rủa Đức Phật.
7. Phỉ báng Pháp: xem thƣờng, khinh rẻ lời Phật dạy.
8. Phỉ báng Tăng: chửi mắng, khinh khi sƣ, sãi.
9. Có ý nghĩ sai lệch: tin vào lời tà giáo, không tin những điều Phật dạy.
10. Gian dâm với Tỳ Kheo ni: điều cấm này hiện nay không còn nữa vì Phật
giáo Nam tông Khmer không có nữ tu.
Tỳ Kheo có 4 tội nặng là:
1.Gian dâm.
2. Giết ngƣời: tính từ bào thai mới hình thành.
3. Ăn cắp.
4. Nói láo, khoe khoang.
Thứ hai, toàn dân Khmer nuôi sống ngôi chùa của mình bằng cả vật chất lẫn
tinh thần. Khác với hệ phái Bắc tông, sƣ, sãi Phật giáo Nam tông Khmer gần nhƣ
không sản xuất ra lƣơng thực, thực phẩm nhƣ Phật giáo Bắc tông mà tất cả cái ăn
cái mặc của các vị sƣ sãi cho đến đồ lễ vật trên chùa, xây dựng lên ngôi chùa, đều
do các gia đình trong phum sóc chịu ảnh hƣởng chùa cung cấp. Hình ảnh các nhà sƣ
đi “khất thực” trong các phum sóc đã trở nên quen thuộc với đồng bào dân tộc
Khmer. Mỗi ngày 1 lần khoảng 8 giờ sáng hoặc 10 giờ trƣa tùy theo từng chùa quy
định, các sƣ, sãi thay nhau cầm bát đi đến các gia đình trong khu vực chùa của mình
để khất thực. Theo thông lệ, đến giờ đó các gia đình ngƣời Khmer chuẩn bị một
Trang 11


phần cơm, canh để khi các sƣ, sãi đến thì mang ra cho vào bát, khi nào thấy đủ thì
đi về cùng nhau dùng. Riêng buổi trƣa thì phải tranh thủ về sớm, vì nếu nhƣ quá 12
giờ thì các sƣ, sãi không đƣợc phép dùng vật thực, chỉ đƣợc dùng chất lỏng nhƣ
nƣớc trà, sữa…
Thứ ba, khác với Phật giáo Bắc tông, tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer không
phải là những ngƣời mộ đạo rồi mới theo đạo mà đây là một tục lệ. Ngƣời Khmer
vừa khi mới lọt lòng cũng đƣợc coi là một tín đồ Phật tử. Vì vậy, tuyệt đại đa số

ngƣời Khmer là tín đồ Phật tử, chỉ trừ một số ít ngƣời do bận đi làm ăn xa nên đi
theo tôn giáo khác, nhƣng chỉ là con số rất ít, không đáng kể.
Thứ tƣ, nét đặc trƣng không thể thiếu của Phật giáo Nam tông Khmer chính là ngôi
chùa. Khác với các chùa của phái Bắc tông, ngôi chùa của Phật giáo Nam tông
Khmer chiếm một vị trí rất quan trọng trong cộng đồng. Ngƣời Khmer sống và lớn
lên bao giờ cũng có sự gắn bó mật thiết với ngôi chùa. Có thể nói rằng: ngƣời
Khmer Nam Bộ từ lúc mới sinh ra cho đến lúc chết không thể tách rời đƣợc ngôi
chùa. Với ngƣời Khmer, chùa không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo nhƣ các chùa của
hệ phái Bắc tông mà “Ngôi chùa Khmer là trung tâm tôn giáo, văn hóa, giáo dục
của cả cộng đồng phum, sóc Khmer”. [1, tr.20]
1.2 Quá trình phát triển Phật giáo Nam tông qua các thời kỳ lịch sử
Từ khi Phật giáo Nam tông du nhập vào Nam Bộ đã đƣợc ngƣời Khmer nồng
nhiệt đón nhận và trở thành tôn giáo chiếm vị trí độc tôn trong cộng đồng tộc ngƣời
này. Từ khi vùng đất Nam Bộ trở thành lãnh thổ của Việt Nam (thế kỷ XVIII), Phật
giáo Nam tông Khmer đã trải qua các giai đoạn phát triển của lịch sử và những
chính sách mà Nhà nƣớc ở các giai đoạn khác nhau áp dụng đối với hệ phái này.
1.2.1 Thời Pháp thuộc về trƣớc
* Thời vua Minh Mạng (1820 - 1840)
Vào thời kỳ này, vua Minh Mạng thực hiện chính sách đồng hóa tôn giáo,
triều đình muốn thống nhất việc tu hành của đạo Phật ở Việt Nam, muốn các sƣ, sãi
tu hành theo kiểu Bắc tông nến đã bắt các sƣ, sãi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long bỏ
áo cà sa mặc áo cổ vuông và tu hành cũng nhƣ thực hiện chay kỳ nhƣ các vị sƣ phái
Bắc tông. Chính sách vừa ban hành đã gặp phải sự phản ứng quyết liệt của các vị
sƣ, sãi Khmer, họ cƣơng quyết đấu tranh để đƣợc tu hành theo đúng hệ phái của
Trang 12


mình. Lúc bấy giờ nhiều phong trào nổi dậy chống lại chính sách của triều đình, tiêu
biểu nhƣ phong trào của nhà sƣ Sa-Way-Srock, của nhà sƣ Tessa-Sôm ở Trà Cú
(Vĩnh Bình)… Cuối cùng thì triều đình nhà Nguyễn không thực hiện đƣợc chính

sách đó, các sƣ, sãi Khmer Đồng Bằng Sông Cửu Long vẫn duy trì cách sinh hoạt
tôn giáo theo hệ phái mình cho đến ngày nay.
* Thời Thực dân Pháp cai trị (1867 – 1954)
Từ năm 1861, sau khi chiếm đƣợc 3 tỉnh miền Nam, từ đây tôn giáo nói chung
đã lâm vào cảnh hết sức khó khăn và phức tạp. Riêng đối với Phật giáo Nam tông,
thực dân Pháp dùng nhiều chính sách nhằm mục đích xóa bỏ để truyền bá tôn giáo
khác. Thực dân Pháp thực hiện chính sách đồng hóa tôn giáo, bằng mọi cách để ép
ngƣời Khmer bỏ Phật giáo theo Công giáo, vì chúng cho rằng Phật giáo gắn liền với
dân tộc, Phật giáo còn thì dân tộc còn, vậy thì khó mà thực hiện chính sách đồng
hóa dân tộc.
Không chỉ tìm cách phá chùa chiền, chúng còn gây sức ép đối với vị sƣ, sãi và
tín đồ nhƣ bắt các sƣ, sãi phải đi lính và đóng thuế thân…Tất cả những sinh hoạt
tôn giáo thông thƣờng cũng đƣợc kiểm soát chặt chẽ, gắt gao của chính quyền Pháp
làm cho các sƣ, sãi và tín đồ chán nản rồi bỏ Phật giáo đi theo Công giáo mà thực
dân Pháp tích cực tuyên truyền trong nhân dân.
Khi thực dân Pháp chiếm hoàn toàn miền Nam Việt Nam (1867), Pháp vẫn
quyết tâm thực hiện chính sách đồng hóa của mình. Đối với đồng bào Khmer ở
Nam bộ, ngƣời Pháp mƣu đồ thực hiện thâm ý muốn xóa bỏ nền văn hóa truyền
thống của dân tộc này nên cấm các chùa không đƣợc dạy chữ Pa-li, thay vào đó là
bắt buộc sƣ, sãi Khmer phải học tiếng Pháp. Tuy bị cấm nhƣng các sƣ, sãi vẫn âm
thầm dạy chữ Pa-li trong các chùa, Pháp tập trung phát triển các nhà thờ Công giáo,
thiết chặc kiểm soát, gây nhiều khó khăn trở ngại để ép sƣ sãi, Phật tử Khmer bỏ
đạo Phật giáo theo đạo Công giáo. Nhận thấy việc ngăn cấm không thành công,
chúng đành mở thêm các trƣờng dạy tiếng Pháp nhƣng hầu hết chỉ có con em của
những gia đình Khmer giàu có mới tham gia học nên mỗi tỉnh chỉ đƣợc một vài
trƣờng, còn ở các trƣờng dạy tiếng Pa-li do các sƣ, sãi đảm nhận thì phát triển
mạnh.

Trang 13



Nhận thấy không thể thành công trong chính sách này, vào năm 1940, Pháp lại
mở thêm chi nhánh của viện Phật học Phnôm-pênh tại Sóc trăng, thực chất là đào
tạo các tay sai để nắm bắt tình hình và quản lý việc tu hành của các chùa Khmer.
Trong suốt quá trình cai trị của chính quyền thực dân, các chùa Phật giáo Nam tông
Khmer đều đặt dƣới quyền của các sƣ, sãi ở Campuchia, tất cả các việc nhƣ xuất
gia, xây cất, sửa chữa chùa chiền, tấn phong giáo phẩm…đều do vua sãi ở
Campuchia đảm nhận.
Với chính sách kì thị tôn giáo để đồng hóa Phật giáo của thực dân Pháp đã
khơi dậy phong trào đấu tranh của Phật giáo chống thực dân xâm lƣợc. Sƣ sãi, tín
đồ phật tử đã vùng dậy đấu tranh bảo vệ đạo bảo vệ dân tộc. Chính sách bắt lính đã
làm cho thanh niên vào chùa tu ngày càng đông chùa ở trung tâm bị tàn phá thì sƣ
sãi, Phật giáo lại xây chùa ở nơi xa xôi hẻo lánh để thanh niên, sƣ sãi ẩn mình tu
hành dƣới sự che chở đùm bọc của tín đồ Phật tử. Nhiều ngôi chùa của đồng bào
khmer đã trở thành cơ sở của cách mạng, là nơi liên lạc giữa các chiến sĩ yêu nƣớc
với nhân dân từ Sài Gòn, Gia Định đến đồng bằng Nam Bộ. Tuy nhiên, giai đoạn
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là thế kỷ khó khăn của Phật giáo Nam Bộ, nhƣng
trong sự thoái trào bề ngoài lại là sức sống mãnh liệt bên trong của Phật giáo, để
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của cả dân tộc, Phật giáo Việt Nam
nói chung Phật giáo Khmer Nam Bộ nói riêng đã cùng với nhân dân cả nƣớc vùng
lên đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập cho đất nƣớc.
1.2.2 Thời Mỹ - ngụy
Sau Hiệp định Giơnevơ 1954, đế quốc Mỹ thay thực dân Pháp xâm lƣợc nƣớc
ta. Chủ nghĩa thực dân mới rất tinh vi xảo quyệt khai thác triệt để vào vấn đề tôn
giáo. Mỹ ngụy nhận thấy rất rõ thực tế sinh hoạt của Phật giáo giữ vai trò quan
trọng trong đời sống tinh thần và xã hội của ngƣời Khmer. Để dễ khống chế, chúng
thực hiện âm mƣu chia rẽ Phật giáo Khmer thành các giáo phái. Mỹ ngụy đã dùng
vật chất mua chuộc, dụ dỗ một số sƣ sãi có uy tín với đồng bào, phong quân hàm
thiếu úy, cấp tá cho một số sƣ sãi để chúng trực tiếp nắm, phát lƣơng cho một số sƣ
sãi để lối kéo tranh thủ, xây bệnh viện đa khoa dành riêng chữa bệnh cho sƣ Khmer,

tặng xe hơi cho sƣ cả các chùa. Chúng tung tiền ra sữa chữa các chùa, cấp máy phát
điện, tivi…nhằm tạo đội ngũ tay sai, những địa điểm cung cấp tin tức tình báo hòng
Trang 14


dập tắt phong trào đấu tranh cách mạng của đồng bào. Cùng với thủ đoạn mị dân,
Mỹ ngụy tăng cƣờng chính sách quân phiệt đàn áp khủng bố Phật giáo Nam tông
nhằm đe dọa khống chế. Chúng thảm sát đậm máu bằng lựu đạn ở chùa Xoài Xiêm,
Trà cú-Vĩnh Bình, giết hại hơn 100 sƣ sãi và tín đồ Phật tử Phật giáo Khmer…có
những chùa nhƣ Tân Lộc (Bạc Liêu) chúng đã dội bom B52, đốt phá 10 lần làm tan
nát cảnh chùa. Khắp vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long: Châu Đốc, Tây Ninh, Vĩnh
Bình, Cà Mau, Bạc Liêu…Mỹ ngụy thƣờng xuyên đàn áp, pháo kích, dội bom gây
thƣơng vong, thiệt hại lớn cho đồng bào, sƣ sãi Khmer vô tội.
Trƣớc sự mất còn của dân tộc, ngƣời Phật giáo Khmer đã sát cánh cùng ngƣời
Việt đấu tranh giành độc lập. Nhiều đồng bào Phật tử Phật giáo Khmer đã biết gắn
bó giữa lợi ích cá thể với lợi ích cộng đồng, sẵn sàng hi sinh cái cá thể-hy sinh cả
bản thân mình cho cái tổng thể, hy sinh bảo vệ tôn giáo, bảo vệ dân tộc, họ đã băng
mình dƣới làn bom đạn quân thù vận chuyển lƣơng thực thuốc men, đạn dƣợc tiếp
tế cho bộ đội chiến đấu, không sợ hi sinh, một lòng thủy chung, tận tụy với cách
mạng.
Nhìn chung các cuộc đấu tranh dƣới mọi hình thức chính trị hay vũ trang với
Mỹ ngụy diễn ra liên tục lúc nào cũng có đông đồng bào, Phật tử, sƣ sãi Khmer
hăng hái tham gia, đóng góp sức ngƣời, sức của, trở lực tích cực, tạo thành những
phong trào chống quân thù. Những ngôi chùa ở Tây Ninh, Tịnh Biên, Châu Đốc,
Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau…khi cần đều là cơ sở tích cực, là những
nơi nuôi dƣỡng che chở, bảo vệ cán bộ cách mạng, tiếp tế cho kháng chiến. Đồng
thời, là những điểm xuất phát cho một số cuộc đấu tranh…tố cáo vạch mặt những
tên tình báo địch khoác áo sƣ sãi, ẩn náo trong chùa làm gián điệp cho địch chống
phá cách mạng. Đầu thập kỷ 70, phong trào cách mạng lên cao đông đảo sƣ sãi và
Phật tử Khmer đã tổ chức những cuộc biểu tình lớn với những khẩu hiệu:

- Ai đàn áp Phật giáo?
Nguyễn Văn Thiệu.
- Ai đốt chùa?
Nguyễn Văn Sơn
- Ai bị bắn và bị đánh?
Tăng sƣ Khmer. [11, tr.129]
Trang 15


Phải chăng đây là những khẩu hiệu đấu tranh chính trị nhằm vạch mặt kẻ thù,
kêu gọi đồng bào Phật tử, sƣ sãi Khmer yêu nƣớc phải đứng lên, vững bƣớc trên
con đƣờng đấu tranh để cứu chùa, cứu sƣ sãi, đồng bào, cứu nƣớc. Thời kỳ này
khắp các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long có nhiều cán bộ cách mạng ngƣời Khmer
rất ƣu tú, xuất sắc xuất thân từ các chùa và trong giới sƣ sãi Khmer.
Sau năm 1964, Phật giáo Nam tông khmer có các mối quan hệ với các tổ chức cách
mạng rõ nét hơn. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, ban sãi vận đƣợc bí mật tổ chức ở
khắp nơi thành một hệ thống. Phật giáo Nam tông Khmer phát triển ngày một vẫn
mạnh và có mối quan hệ với các tổ chức cách mạng. Phong trào đấu tranh trong giới
Phật giáo từ cơ sở trở lên đã đƣợc tổ chức chặt chẽ. Thời kỳ đầu là theo sự chỉ đạo
của Ban Binh vận, sau đó là Ban Khmer vận, Ban Sãi vận cùng Mặt trận dân tộc
giải phóng các cấp.
Phong trào cách mạng ngày càng một phát triển-Phật giáo Khmer Nam Bộ đã
tiến hành Đại hội thành lập Hội đoàn kết sƣ sãi yêu nƣớc khu Tây Nam Bộ do Hòa
thƣợng Thạch Som, phó chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
khu Tây Nam Bộ là Hội trƣởng. Lần lƣợt Hội đoàn kết sƣ sãi yêu nƣớc các tỉnh, các
cấp, các nơi đƣợc thành lập, hoạt động dƣới sự chỉ đạo bí mật của Ban sãi vận, Ban
Khmer vận cùng Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ở các cấp.
Theo sự chỉ đạo, Hội đoàn kết sƣ sãi yêu nƣớc đã công khai kêu gọi tập hợp các
tầng lớp sƣ sãi, đồng bào Phật tử Khmer có xu hƣớng chính trị khác nhau kể cả binh
lính, công chức ngụy quân, ngụy quyền nêu cao lòng yêu nƣớc, đoàn kết chống lại

mọi sự xâm phạm tự do tín ngƣỡng, xâm phạm chùa chiền, đòi hòa bình trung lập
dân tộc, chống chiến tranh xâm lƣợc của ngoại bang. Kết quả hoạt động của hội làm
chuyển biến, phân hóa nhiều lực lƣợng. Số sƣ sãi các chùa vùng tạm chiếm thân
chính quyền, Mỹ ngụy dần chuyển sang trung lập. Một bộ phận khác trung lập đã
thay đổi chuyển theo cách mạng tạo thành khối đoàn kết xung quanh hội. Tiến hành
các cuộc biểu tình lớn nhỏ khắp các tỉnh chống lại chính quyền Sài Gòn với các
hình thức từ thấp đến cao, làm thay đổi cán cân lực lƣợng nghiêng về phía cách
mạng, góp phần tích cực vào chiến thắng 30/4/1975.
Phật giáo Nam tông Khmer đã tích cực trong sự nghiệp giải phóng đất nƣớc,
giải phóng dân tộc, luôn sát cánh cùng cộng đồng các dân tộc Việt Nam đóng góp
Trang 16


sức ngƣời sức của cho kháng chiến và trực tiếp tham gia chiến đấu cho đến ngày
toàn thắng. Phật giáo Khmer cũng đã làm rạng ngời truyền thống đoàn kết chống
giặc ngoại xâm của các dân tộc anh em trên đất nƣớc ta.
Đó chính là những nét độc đáo bao trùm là sự nhận thức rất giàu triết lý nhân sinh
của đạo Phật “Phật pháp bất ly thế gian pháp” của Phật giáo Nam tông Khmer ở
Nam Bộ. Tất cả đã đem lại cho mọi ngƣời tín đồ Phật tử, sƣ sãi nguồn sống đạo và
hành đạo trong lòng dân tộc và đạo pháp, vì quê hƣơng và vì nền độc lập, tự do,
phồn vinh của đất nƣớc.
1.2.3 Phật giáo Nam tông sau ngày thống nhất đất nƣớc
Sau ngày giải phóng đất nƣớc, đời sống chính trị - xã hội của đồng bào Khmer
ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, cũng nhƣ các tầng lớp nhân dân miền Nam có nhiều
thay đổi mạnh mẽ, kinh tế đƣợc phục hồi và đẩy mạnh tăng gia sản xuất, từng bƣớc
ổn định khắc phục những hậu quả chiến tranh để lại, khôi phục hoặc xây dựng mới
chùa chiền, cơ sở thờ tự đã bị hƣ hỏng nặng do chiến tranh gây ra. Số lƣợng sƣ sãi ở
các chùa Khmer có sự biến đổi, số lƣợng ngày càng sụt giảm, theo một số tài liệu
vào năm 1974 ƣớc tính số lƣợng sƣ sãi có khoảng 60.000; đó là do tác động của một
trong những yếu tố chính trị, quan trọng là địch tăng cƣờng bắt thanh niên đi lính, vì

thế đi tu cũng thể hiện lòng yêu nƣớc, vừa có thể tu tập hoàn thiện bản thân, giúp đỡ
cộng đồng, vừa là cách trốn tránh đi lính có hiệu quả tránh tiếp tay cho giặc làm hại
đến đất nƣớc, làm những việc đi ngƣợc lại với lợi ích của dân tộc. Sau ngày đất
nƣớc đƣợc thống nhất một bộ phận lớn những ngƣời đi tu hành đã hoàn tục trở về
địa phƣơng làm ăn, sinh sống và lấy vợ do đó số lƣợng sƣ sãi biến động nhƣ ở Kiên
Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu…nhìn chung số lƣợng sƣ sãi sụt giảm đáng
kể, chùa chiền không còn đông đúc, tấp nập nhƣ trƣớc.
Phật giáo Nam tông Khmer có sự đổi mới về mặt tổ chức thể hiện là sƣ sãi các
chùa Khmer đã gia nhập tham gia vào Ban Đại diện Phật giáo các huyện thị, Ban trị
sự Phật giáo các tỉnh, thành ở miền Tây Nam Bộ đã đƣa Phật giáo Nam tông Khmer
hòa nhập, đoàn kết trong lòng Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Hội đoàn kết sƣ sãi các tỉnh Trà Vinh, Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang đã
hƣớng các hoạt động vào việc tuyên truyền các chủ trƣơng chính sách của Đảng và
Nhà nƣớc. Đồng thời vận động các thành viên của Hội và đồng bào Phật tử thực
Trang 17


hiện tốt các qui định của chính quyền địa phƣơng, góp phần tham gia cùng chính
quyền địa phƣơng quản lý các chùa chiền, sƣ sãi và tôn trọng luật đạo. Các địa
phƣơng trong khu vực đã giúp đỡ mọi mặt, tạo điều kiện cho hội đoàn kết sƣ sãi
hoạt động và giới thiệu các sƣ sãi tham gia vào đoàn thể, chính quyền, tham gia vào
Mặt trận tổ quốc Việt Nam, ứng cử vào hội đồng nhân dân các cấp kể cả ứng cử vào
Đại Biểu Quốc Hội.
Đồng bào Khmer cũng nhƣ các vị sƣ sãi tham gia các cấp chính quyền, đoàn
thể, đã phát huy vai trò của mình là chiếc cầu nối thực hiện tốt các việc đời, việc
đạo. Đã tuyên truyền, phổ biến đƣờng lối chính sách của Đảng và nhà nƣớc đến
đồng bào Phật tử trong bổn đạo, sƣ sãi trong chùa. Xây dựng, tổ chức, tạo điều kiện
để chùa phát huy tốt vai trò trung tâm văn hóa, xã hội của đồng bào Khmer ở phum,
sóc. Xây dựng tốt mối đoàn kết phum, sóc, gắn bó với cộng đồng các dân tộc Việt
Nam tập trung cùng nhau xây dựng làm tốt đời, đẹp đạo, góp phần xây dựng quê

hƣơng, đất nƣớc ngày càng phồn vinh tƣơi đẹp.
Trƣớc thực trạng trên, nhiều năm sau đã trở thành truyền thống, sƣ sãi đến tuổi
vẫn đăng ký nghĩa vụ quân sự để thực hiện nghĩa vụ công dân với đất nƣớc, đây là
hành động thể hiện nét đẹp của nhà Phật “tốt đời đẹp đạo”, ý thức trách nhiệm với
đất nƣớc một xu thế hòa nhập với cuộc sống xã hội không còn tách biệt với đời
sống bên ngoài hòa nhập với đời.
Nắm đƣợc thực trạng dân trí thấp và một số ngƣời chƣa bắt kịp tình hình mới,
lợi dụng những ngƣời có lập trƣờng không vững, nhẹ dạ cả tin, các thế lực thù địch
đã kích động quần chúng nhân dân, chia rẽ tôn giáo sắc tộc, chuyển sang những thủ
đoạn và những âm mƣu mới, tìm ra những luận điểu mới để chia rẽ khối đại đoàn
kết toàn dân. Sớm nắm bắt âm mƣu kẻ thù Đảng ta đã cùng với các vị chức sắc Phật
giáo Nam tông đã vạch mặt âm mƣu của kẻ thù, tuyên truyền cho ngƣời dân hiểu
biết về những chính sách và pháp luật của nhà nƣớc, nhanh chống ổn định tình hình
xã hội chăm lo cho đời sống vật chất lẫn tinh thần cho đồng bào Khmer, trang bị
những kỉ năng sống cũng nhƣ kiến thức cuộc sống, kiến thức tôn giáo – tín ngƣỡng
nhằm từng bƣớc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
Sau hơn hai mƣơi năm thành lập, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổng kết hoạt
động, đặc biệt là sơ kết hoạt động cũng nhƣ những đóng góp tích cực của Phật giáo
Trang 18


Nam tông Khmer “Đối với những chƣ tăng Khmer Nam tông, đƣợc sự giúp đỡ của
các cơ quan chính quyền, Mặt trận tổ quốc và địa phƣơng, các lớp sơ cấp, trung cấp,
cao cấp Phật học Pali tại Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang và Học viện Phật giáo
Nam tông Khmer tại Cần Thơ đang đƣợc hoạt động có nề nếp và có hiểu quả khả
quan, góp phần vào thành công tốt đẹp trong chƣơng trình giáo dục trong giáo hội.
Từ đó đến nay, Phật giáo Nam tông Khmer cùng với các hệ phái Phật giáo khác
cùng nhau tu hành trong “ngôi nhà chung”, cùng đóng góp cho đạo và đời tất cả vì
“đạo pháp, dân tộc, chủ nghĩa xã hội”.


Trang 19


CHƢƠNG 2
ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH
THẦN CỦA NGƢỜI KHMER NAM BỘ
2.1 Những đặc điểm cơ bản về lịch sử kinh tế, văn hóa tinh thần ngƣời Khmer
ở Nam Bộ
2.1.1 Vị trí địa lí
Lịch sử hình thành Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng là lịch sử hình thành
vùng đất Nam Bộ. Nam Bộ hôm nay là địa bàn thuộc lãnh thổ của các tỉnh Đồng
Nai, Bình Phƣớc, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh thuộc
miền đông Nam Bộ và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà
Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc
Liêu, Cà Mau thuộc miền Tây Nam Bộ.
Phần đất đƣợc coi là Đông Nam Bộ có diện tích khoảng 26000km2 bao gồm
phần đất đồi núi thấp (phần rìa của cao nguyên đất đỏ) và phần thềm phù sa cổ
thuộc lƣu vực sông Đồng Nai.
Phần đất đƣợc coi là Tây Nam Bộ có diện tích khoảng hơn 40000km2, chủ yếu là
đồng bằng sông Cửu Long, cùng một vài núi thấp ở miền Tây An Giang, Kiên
Giang.
Về vị trí địa lí, Nam Bộ là vùng đất nằm ở cuối cùng đất nƣớc về phía Nam,
phía Đông Bắc giáp rìa cao nguyên Trƣờng Sơn, phía Đông giáp biển Đông, phía
tây giáp với vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp với đồng bằng bạn Campuchia, vùng đất
Nam Bộ có địa hình tƣơng đối bằng phẳng đƣợc bồi đắp bởi hệ thống sông Cửu
Long và sông Đồng Nai, vùng đất Nam Bộ đƣợc chia ra làm hai vùng thiên nhiên rõ
rệt vùng đất hơi cao ở phía Đông Bắc thƣờng đƣợc gọi là vùng Đông Nam Bộ và
đồng bằng châu thổ Sông Cửu Long. [2, tr.66]
Khí hậu: vùng đất Nam Bộ nằm ở vĩ tuyến thấp (từ 11 độ vĩ tuyến Bắc trở
xuống), vùng có khi hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hƣởng của khí hậu cận xích

đạo, nhiệt độ và độ ẩm cao đều trong năm, có hai mùa rõ rệt mùa mƣa và mùa khô.

Trang 20


2.1.2 Đặc điểm kinh tế
Từ khi đặc chân đến vùng đất Nam Bộ lớp cƣ dân Khmer đã biết dựng nhà,
khai khẩn đất đai để trồng lúa nƣớc, đánh bắt cá và những hoạt động săn bắn, tuy
nhiên bƣớc đầu họ gặp nhiều khó khăn cũng nhƣ thiên nhiên khắc nghiệt ( phải đối
phó với thú dữ và thời tiết khô hạn), nên thời gian đầu đến đây tình trạng kinh tế hết
sức khó khăn và thiếu thốn họ phải bám trụ vào thiên nhiên để tồn tại. Trong quá
trình mở rộng đất đai để sản xuất nông nghiệp vào thế kỉ XVII, XVIII cƣ dân ngƣời
Khmer cùng với các dân tộc khác khai khẩn phần đất lớn đất đai để trồng lúa và các
loại nông sản khác. Ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long cƣ dân Khmer cùng với
kinh nghiệm trồng lúa và những kiên thức cổ truyền trong việc trồng lúa trƣớc khi
lui tới vùng đất này, họ tiếp thu và vận dụng những kỉ thuật canh tác cũng nhƣ
những kinh nghiệm sản xuất đƣợc tích lũy qua nhiều thế hệ cùng với lực lƣợng sản
xuất đông đảo họ đã đƣa ngành nông nghiệp lúa nƣớc bƣớc đầu phát triển về qui mô
và năng suất.
Với tập quán lâu đời khi mà cƣ dân Khmer đến đây định cƣ ngoài việc làm
ruộng họ còn lập vƣờn cây ăn quả, quanh nhà để tạo ra khung cảnh mát mẻ và vừa
giải quyết về bữa ăn tráng miệng. Ở đồng bằng Nam Bộ ngay từ thời đầu khai phá
viễn cảnh “trƣớc vƣờn sau ruộng” khá phổ biến nhất là khu vực sông Tiền và sông
Hậu nơi mà cƣ dân Khmer tập trung khá đông đúc, nơi mà có nguồn nƣớc ngọt
quanh năm khí hậu và thổ nhƣỡng thích hợp cho nhiều cây trái phát triển. Bên cạnh,
những vƣờn cây ăn quả, ở một số vùng đất cao, cồn cát cƣ dân Khmer còn biết
trồng một số loại hoa màu nhằm làm phong phú thêm cho bữa ăn gia đình nhƣ mè,
đậu, bắp, bí…
Với thành quả lao động miệt mài hăng sai, cƣ dân Khmer cùng với các dân tộc
khác vùng đất Đồng Bằng Sông Cửu Long sớm thành vựa lúa lớn từ chỗ sản xuất

lƣơng thực đủ ăn nay đã dƣ thừa đáp ứng nhu cầu tại chỗ và đem bán cho các vùng
khác.
Trên cơ sở một nền nông nghiệp có những bƣớc tiến sản xuất nông nghiệp bắt
đầu dƣ thừa lúc bấy giờ cƣ dân Khmer đã chú trọng đến sản xuất một số mặt hàng
thủ công dẫn đến một số nghành nghề thủ công ra đời nhƣ mộc, chạm bạc, làm
thùng, chảo…đã bắt đầu xuất hiện một số thợ thủ công lành nghề khéo léo họ bắt
Trang 21


đầu chuyên tâm sản xuất các mặt hàng để đổi lấy những nông sản và nhu yếu phẩm,
dần dần thủ công nghiệp bắt đầu tách khỏi nông nghiệp trở thành ngành riêng biệt.
Kế thừa thành tựu của những cƣ dân khai phá từ rất sớm trên đồng bằng sông Tiền
và sông Hậu, ngƣời Khmer qua nhiều thế hệ có truyền thống lúa nƣớc, họ rất rành
chia đất thành từng loại và theo đó có những biện pháp kỉ thuật gieo xạ phù hợp:
ruộng gò (Xrê tuôn) để cấy các giống lúa sớm, ruộng rộc (Xrê tum-nếp) để làm lúa
mùa và ruộng trồng lúa và hoa màu.
Nhiều thế hệ sau cũng biết sáng tạo và áp dụng nhiều biện pháp thủy lợi đa
dạng thích hợp với điều kiện của từng vùng. Những ngƣời sinh sống ở vùng gò cao
biết sử dụng đƣờng nƣớc mƣa, nƣớc giếng để tƣới tiêu, ở những vùng thấp hơn họ
lợi dụng đƣờng nƣớc để dẫn nƣớc vào tích trữ và tƣới cho lúa, hoa màu, ở những
vùng kênh rạch thì theo thủy triều lên xuống để dẫn nƣớc vào ruộng…Những năm
gần đây đồng bào đã biết sử dụng máy bơm để chủ động tƣới nƣớc theo chu kì tƣới
tiêu. Ngoài ra, ngƣời Khmer Nam Bộ cũng thành thạo trong việc áp dụng biện pháp
kĩ thuật mới, nhƣ chọn giống cây trồng, dùng thuốc sâu, thuốc diệt cỏ, phấn bón hóa
học để nâng cao năng suất lúa.
Nghề thủ công gia đình thƣờng thấy, đan lát, chăn nuôi tằm, dệt vải, dệt xampót (váy quấn), một nơi có tiếng lâu đời nhƣng kĩ thuật không đƣợc cải tiến và nâng
cấp, ngày nay so với ngày trƣớc có rất ít thay đổi. Nhiều nơi có nghề gốm khá phát
triển, với hai trung tâm lớn là: Tri Tôn (tỉnh An Giang), Sóc Soài (tỉnh Kiên Giang).
Ngoài ra những ngƣời nông dân làm thêm một số nghề thủ công để tăng thu nhập,
tùy thuộc vào loại đất: vùng trồng cây thốt nốt nhiều thì làm đƣờng thốt nốt, rƣợu

thốt nốt, vùng gần rừng thƣa, rừng ngặp mặn có nghề lấy mật ong, gần đây có nghề
nuôi ong để lấy mật, đặc biệt vùng gần thị trấn, có nghề kim hoàn với kĩ xảo và tay
nghề khá cao.
Ngày nay bà con Khmer Nam Bộ sống chủ yếu bằng nghề nông họ áp dụng
những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, năng suất cũng nhƣ sản lƣợng tăng
không chỉ đáp ứng cái ăn mà còn đem bán thu lại nguồn lãi cao đáp ứng nhu cầu về
vật chất và tinh thần cho ngƣời dân, với những chính sách khuyên khích phát triển
nông nghiệp nhằm chăm lo đời sống đồng bào Khmer đời sống ngày càng nâng cao,
ngoài ra chăn nuôi và các ngành nghề khác đang trên đà phát triển trong cộng đồng
Trang 22


×