Giáo án Tiếng việt 4
TẬP ĐỌC
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. Mục tiêu:
1. Đọc thành tiếng
Đọc đúng các tiếng , từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ .
- Phía bắc (PB) : cánh bướm non , chùn chùn , năm trước , lương ăn , ..
- Phía nam (PN) : cỏ xước , tỉ tê , tảng đá , bé nhỏ , thui thủi , kẻ yếu ,…
Đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các
cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả , gợi cảm .
Đọc diễn cảm toàn bài , thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung .
2. Đọc - Hiểu
Hiểu các từ ngữ khó trong bài : cỏ xước , Nhà Trò , bự , lương ăn , ăn hiếp ,
mai phục ,...
Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi tấm lòng hào hiệp , thương yêu người
khác, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu của Dế Mèn .
II. Đồ dùng dạy học
1 Tranh minh họa bài tập đọc trang 4 , SGK.
2 Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn hướng dẫn luyện đọc .
3 Tập truyện Dế Mèn Phiêu Lưu Kí - Tô Hoài .
III. Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Mở đầu
-GV
giới thiệu khái quát nội dung
chương trình phân môn tập đọc của học kì
I lớp 4 .
- HS cả lớp đọc thầm , 1 HS đọc
- Yêu cầu HS mở mục lục SGK và đọc thành tiếng tên của các chủ điểm :
tên các chủ điểm trong sách .
Thương người như thể thương thân ,
Măng mọc thẳng , Trên đôi cánh ước
mơ , Có chí thì nên , Cánh sáo diều .
-GV : Từ xa xưa ông cha ta đã có câu :
Thương người như thể thương thân , đó là
truyềng thống cao đẹp của dân tộc VN .
Các bài học môn tiếng việt tuần 1 , 2 , 3
sẽ giúp các em hiểu thêm và tự hào về
truyền thống cao đẹp này .
2. Bài mới
a). Giới thiệu bài
- HS trả lời .
- Treo tranh minh họa bài tập đọc và hỏi
HS : Em có biết 2 nhân vật trong bức
tranh này là ai, ở tác phẩm nào không ?
Tranh vẽ Dế Mèn và chị Nhà Trò . Dế Mèn là nhân vật chính trong tác phẩm Dế
Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài .
-GV đưa ra tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài và giới thiệu :
Tác phẩm kể về những cuộc phiêu lưu của chú Dế Mèn . Nhà văn Tô Hoài viết
truyện từ năm 1941 được in lại nhiều lần và được đông đảo bạn đọc thiếu nhi
trong nước và quốc tế yêu thích . Gìơ học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
Đây là một đoạn trích trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí .
b). Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu
bài
* Luyện đọc
- Yêu cầu HS mở SGK trang 4, 5 sau đó
gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp
- HS đọc theo thứ tự :
+ Một hôm …bay được xa
+ Tôi đến gần …ăn thịt em
( 3 lượt ) .
+ Tôi xoè cả hai tay …của bọn
nhện
- Gọi 2 HS khác đọc lại toàn bài .
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp , HS
cả
- Yêu cầu HS tìm hiểu về nghĩa các từ lớp theo dõi bài trong SGK .
khó được giới thiệu về nghĩa ở phần chú - 1 HS đọc phần Chú giải trước lớp .
giải .
HS cả lớp theo dõi trong SGK .
- Đọc mẫu lần 1. Chú ýgiọng đọc như - Theo dõi GV đọc mẫu .
sau:
Lời kể của Dế Mèn đọc với giọng chậm , thể hiện sự ái ngại , thương xót đối với
Nhà Trò Lời Dế Mèn nói với Nhà Trò đọc với giọng mạnh mẽ , dứt khoát , thể
hiện sự bất bình , thái độ kiên quyết .
Lời của Nhà Trò kể về gia cảnh đọc với giọng kể lể , đáng thương của kẻ yếu ớt
đang gặp hoạn nạn .
Nhấn giọng các từ ngữ : tỉ tê , ngồi gục đầu , bé nhỏ , gầy yếu quá , bự những
phấn , thâm dài, chấm điểm vàng , mỏng như cánh bướm non , ngắn chùn chùn ,
mất đi , thui thủi , ốm yếu , chẳng đủ , nghèo túng , đánh em , bắt em , vặt chân ,
vặt cánh , ăn thịt em , xòe cả , đừng sợ , cùng với tôi đây , độc ác , cậy khoẻ ăn
hiếp .
* Tìm hiểu bài và hướng dẫn đọc diễn
cảm
- Dế Mèn , chị Nhà Trò , bọn nhện .
- Truyện có những nhân vật chính nào ?
- Là chị Nhà Trò .
- Kẻ yếu được Dế Mèn bênh vực là ai ?
- Vì sao Dế Mèn lại bênh vực chị Nhà
Trò ? Chúng ta cùng tìm hiểu câu chuyện
để biết điều đó ?
* Đoạn 1 :
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 .
- HS đọc SGK .
- Nhà Trò đang gục đầu ngồi khóc tỉ
- Dế Mèn nhìn thấy Nhà Trò trong hoàn tê bên tảng đá cuội .
cảnh như thế nào ?
- Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò .
- Đoạn 1 ý nói gì ?
- Vì sao chị Nhà Trò lại gục đầu ngồi
khóc tỉ tê bên tảng đá cuội ? Chúng ta
cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2 .
* Đoạn 2 :
- Gọi 1 HS lên đọc đoạn 2 .
- 1 HS đọc thành tiếng , HS cả lớp
theo dõi bài trong SGK .
- Hãy đọc thầm lại đoạn trên và tìm - HS cả lớp đọc thầm và tìm theo yêu
những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất cầu,
yếu ớt .
có thể dùng bút chì vừa đọc vừa tìm .
Sau đó , một vài HS nêu ý kiến trước
lớp cho đủ các chi tiết : Chị Nhà Trò
có thân hình bé nhỏ , gầy yếu , người
bự những cánh như mới lột . Cánh
mỏng như cánh bướm non , ngắn
chùn chùn , lại quá yếu và chưa quen
mở . Vì ốm yếu nên chị Nhà Trò lâm
vào cảnh nghèo túng , kiếm bữa
chẳng đủ .
- Sự yếu ớt của chị Nhà Trò được nhìn
thấy qua con mắt của nhân vật nào ?
- Của Dế Mèn .
- Dế Mèn đã thể hiện tình cảm gì khi nhìn
Nhà Trò ?
- Thể hiện sự ái ngại , thông cảm .
- Vậy khi đọc những câu văn tả hình
dáng, tình cảnh của chị Nhà Trò , cần đọc - Đọc chậm thể hiện sự yếu ớt của chị
với giọng như thế nào ?
Nhà Trò qua con mắt ái ngại , thông
- Gọi 2 HS lên đọc đoạn 2 , sau đó nhận cảm của Dế Mèn .
xét về giọng đọc của từng HS .
- 2 HS đọc
- Đoạn này nói lên điều gì ?
- Đoạn này cho thấy hình dáng yếu
-GV ghi lại ý chính đoạn 2 và nhờ HS ớt đến tội nghiệp của chị Nhà Trò .
nhắc lại
- Yêu cầu HS đọc thầm và tìm những chi
tiết cho thấy chị Nhà Trò bị nhện ức hiếp - HS đọc thầm và dùng bút chì để
đe dọa ?
tìm . Sau đó , một vài HS nêu ý kiến
trước lớp cho đủ các chi tiết : Trước
đây mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của
bọn nhện chưa trả được thì đã chết .
Nhà Trò ốm yếu , kiếm ăn không đủ .
Bọn nhện đã đánh Nhà Trò, hôm nay
chăng tơ ngang đường dọa vặt chân ,
vặt cánh ăn thịt .
- Lời của chị Nhà Trò .
- Đoạn này là lời của ai ?
- Qua lời kể của Nhà Trò , chúng ta thấy
được điều gì ?
- Tình cảnh của Nhà Trò khi bị nhện
ức hiếp .
- Đọc với giọng kể lể , đáng thương.
- Khi đọc đoạn này thì chúng ta nên đọc
như thế nào để phù hợp với tình cảnh của - 1 HS đọc , cả lớp nhận xét và tìm ra
Nhà Trò ?
cách đọc đúng , đọc hay .
- Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn trên , chú ý
để sữa lỗi , ngắt giọng cho HS .
- HS đọc thầm đoạn 3 , sau đó trả lời :
* Đoạn 3 :
Dế + Mèn đã xòe 2 càng và nói với
- Trước tình cảnh đáng thương của Nhà Nhà Trò :
Trò , Dế Mèn đã làm gì ? Chúng ta cùng Em đừng sợ . Hãy trở về cùng với tôi
tìm hiểu đoạn 3 .
đây . Đứa độc ác không thể cậy khỏe
ăn hiếp kẻ yếu .
+ Lời nói và việc làm đó cho em biết Dế + Là người có tấm lòng nghĩa hiệp ,
Mèn là người như thế nào ?
dũng cảm , không đồng tình với
những kẻ độc ác cậy khoẻ ức hiếp kẻ
+ Đoạn cuối bài ca ngợi ai ? Ca ngợi về
điều
yếu .
+ Tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn .
gì ?
- GV tóm lại ý chính đoạn 3 .
- Trong đoạn 3 có lời nói của Dế Mèn , - Giọng mạnh mẽ , dứt khoát , thể
theo em chúng ta nên đọc với giọng như hiện sự bất bình .
thế nào thể hiện được thái độ của Dế Mèn
- Gọi HS đọc trước lớp đoạn 3 .
- 2 HS đọc to trước lớp , cả lớp nhận
xét và tìm ra cách đọc hay nhất .
- Qua câu chuyện tác giả muốn nói với - Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa
chúng ta điều gì ?
hiệp sẵn sàng bênh vực kẻ yếu , xóa
bỏ những bất công .
- Đó chính là nội dung chính của bài .
- Gọi 2 HS nhắc lại và ghi bảng .
- 2 HS nhắc lại .
- Trong truyện có nhiều hình ảnh nhân - Nhiều HS trả lời , ví dụ :
hóa em thích hình ảnh nào nhất ? Vì + Hình ảnh Dế Mèn xòe 2 càng động
sao ?
viên Nhà Trò . Hình ảnh này cho thấy
Dế Mèn thật dũng cảm và khỏe
mạnh , luôn đứng ra bênh vực kẻ
yếu .
+ Hình ảnh Dế Mèn dắt Nhà Trò đi
cho thấy Dế Mèn thật anh hùng .
* Thi đọc diễn cảm
Tổ chức cho HS thi đọc cá nhân 1 đoạn
trong bài , hoặc cho các nhóm thi đọc
theo vai .
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích . Cho biết vì sao em thích ?.
- Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn ?
- GV kết luận : Câu chuyện ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp , bênh vực kẻ
yếu . Các em hãy tìm đọc tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài ,
tập truyện sẽ cho các em thấy nhiều điều thú vị về Dế Mèn và cả về thế giới loài
vật .
- GV nhận xét tiết học , tuyên dương những HS tích cực học tập , nhắc nhở những
HS còn chưa chú ý .