Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Khăn piêu đặc sắc văn hóa của người thái đen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.96 KB, 67 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN


NGUYỄN THỊ HOA MAI

KHĂN PIÊU – ĐẶC SẮC VĂN HÓA
CỦA NGƢỜI THÁI ĐEN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học
Người hướng dẫn khoa học

TS. KHU
ẤT HỮU TRUNG

HÀ NỘI – 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN


NGUYỄN THỊ HOA MAI

KHĂN PIÊU – ĐẶC SẮC VĂN HÓA
CỦA NGƢỜI THÁI ĐEN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Thị Tính

Người hướng dẫn khoa học

HÀ NỘI – 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận của mì nh , em xin gƣ̉i lời cảm ơn ch ân thành
tới Ban Giám hiệu nhà trƣờng, Khoa Ngƣ̃ Văn , các Thầy C ô trƣờng Đại học
sƣ phạm Hà Nội 2 đã nhiệt tì nh truyền đạt nhƣ̃ng kiến thƣ́c quý báu cho em
trong suốt quá trì nh học tập và tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá

trình

nghiên cƣ́u và hoàn thành khóa luận này.
Với lòng biết ơn chân thành , em xin gƣ̉ i lời cảm ơn sâu sắc tới T

S.

Nguyễn Thị Tí nh đã tận tì nh hƣớng dẫn em trong suốt quá trì nh nghiên cƣ́u
và hoàn thành khóa luận. Trong quá trình tìm hiểu và thu thập tài liệu, do kiến
thƣ́c còn hạn chế , khóa luận sẽ không tránh khỏi sai sót và khiếm khuyết . Vì
vậy, em rất mong nhận đƣợc nhƣ̃ng ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy
Cô và các bạn để khóa luận hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng năm


Sinh viên

Nguyễn Thị Hoa Mai


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu đề tài: “Khăn Piêu – Đặc sắc văn
hóa của ngƣời Thái đen” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi do TS. Nguyễn
Thị Tính hƣớng dẫn và không trùng lặp với kết quả của tác giả khác.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hoa Mai


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 1
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
5. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 4
6. Bố cục khoá luận ........................................................................................... 4
NỘI DUNG........................................................................................................... 6
Chƣơng 1: Những vấn đề chung ........................................................................... 6
1.1.Khái quát chung về dân tộc Thái................................................................. 6
1.1.1.Tên gọi, dân số, địa bàn cƣ trú.............................................................. 6
1.1.2. Dấu ấn riêng của dân tộc Thái ............................................................. 6
1.2. Nhóm Thái đen ......................................................................................... 10

1.2.1. Hôn nhân ............................................................................................ 10
1.2.2. Văn hoá truyền thống....................................................................... 12
Chƣơng 2: Khăn Piêu - Đặc sắc văn hoá của ngƣời Thái đen ............................ 15
2.1. Khăn Piêu ................................................................................................. 15
2.1.1. Nguồn gốc khăn Piêu ............................................................................ 15
2.1.2. Đặc điểm của khăn Piêu ........................................................................ 21
2.2. Giá trị của chiếc khăn Piêu....................................................................... 29
2.2.1. Giá trị lịch sử của chiếc khăn Piêu ........................................................ 29
2.2.2. Giá trị văn hóa của chiếc khăn Piêu ...................................................... 30
2.2.3. Giá trị du lịch của chiếc khăn Piêu........................................................ 36
2.3. Nét độc đáo riêng biệt của khăn Piêu với những loại khăn khác ............. 38
2.3.1. Khăn Piêu với khăn Rằn Nam Bộ ......................................................... 38
2.3.2. Khăn Piêu với khăn Xếp miền Bắc ....................................................... 39


Chƣơng 3: Hình tƣợng khăn Piêu trong các loại hình nghệ thuật ...................... 41
3.1. Hình ảnh chiếc khăn Piêu trong loại hình nghệ thuật thơ ca.................... 41
3.2. Hình ảnh chiếc khăn Piêu trong loại hình nghệ thuật âm nhạc ................ 45
3.3. Hình ảnh chiếc khăn Piêu trong loại hình nghệ thuật hội họa ................. 51
3.4. Hình ảnh chiếc khăn Piêu trong loại hình nghệ thuật điện ảnh ................ 53
C. KẾT LUẬN .................................................................................................... 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 56


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc , mỗi dân tộc lại mang bản sắc văn
hóa độc đáo riêng biệt . Bản sắc của từng dân tộc đƣợc thể hiện rõ trong tr ang
phục, lối ăn ở , phong tục tập quán… Dân tộc nào cũng có trang phục truyền
thống và không bị lẫn với bất cƣ́ nơi đâu , bất cƣ́ dân tộc nào khác . Đó cũng

chính là giá trị văn hóa vô giá mà chúng ta cần gìn giữ.
Một trong nhƣ̃ng dân tộc đƣợc ca ngợi bởi sƣ̣ đơn giản , duyên dáng và
thanh lị ch của trang phục chí nh là dân tộc Thái . Trang phục của họ đƣợc biết
đến qua những chiếc áo cóm, váy, khăn Piêu… trong đó khăn Piêu giƣ̃ vai trò
quan trọng trong việc phân biệt trang phục ngƣời Thái đen và Thái trắng. Mỗi
chiếc khăn Piêu là một câu chuyện đƣợc thể hiện qua họa tiết trang trí

, sắc

màu để nói lên tâm tƣ, tính cách, tình cảm của mỗi ngƣời phụ nữ.
Cuộc sống ngày nay đã có nhiều thay đổi , trang phục cũng dần cải tiến
đi nhiều cho phù hợp với công việc lao động sản xuất. Nhƣng dù thay đổi nhƣ
thế nào thì trong trang phục củ a nhƣ̃ng ngƣời phụ nƣ̃ Thái đen vẫn không thể
thiếu chiếc khăn P iêu. Chiếc khăn Piêu đã trở thành biểu tƣợng , vẻ đẹp của
ngƣời phụ nƣ̃ Thái đen.
Qua nghiên cƣ́u , tìm hiểu, em lƣ̣a chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp là
“Khăn Piêu - Đặc sắc văn hóa của ngƣời Thái Đen” ở Điện Biên để thấy đƣợ c
nhƣ̃ng giá trị văn hóa chƣ́a đƣ̣ng trong chiếc khăn Piêu . Để tƣ̀ đó , mọi ngƣời
có thái độ trân trọng , gìn giữ một sản phẩm nghệ thuật , sản phẩm văn hóa và
tinh thần của ngƣời Thái đen ở Điện Biên nói riêng và văn hóa Việt Nam nói
chung. Bởi lẽ trang phục của mỗi dân tộc không chỉ là niềm tƣ̣ hào của riêng
dân tộc đó mà còn là văn hóa vật thể của đất nƣớc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1


Nhƣ̃ng độc đáo trong văn hóa các tộc ngƣời thiểu số Việt Nam đã góp
phần tạo nên bản sắc văn hóa Việt . Việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy văn hóa
truyền thống, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay là việc làm có ý nghĩ a hết sƣ́c

quan trọng. Chính vì vậy , nghiên cƣ́u về đời sống các dân tộc thiểu số ( đặc
biệt là đời sống văn hóa) nói chung và dân tộc Thái nói riêng đã thu hút đƣợc
sƣ̣ quan tâm của nhiều nhà nghiên cƣ́u trong và ngoài nƣớc.
Vấn đề lị ch sƣ̉ - văn hóa của ngƣờ i Thái ở Việt Nam đã đƣợc sƣu tầm ,
nghiên cƣ́u tƣ̀ rất lâu với các tác phẩm của Cầm Trọng - ngƣời có nhiều công
trình nghiên cứu lớn.
+ Năm 1978, Cầm Trọng viết “ Ngƣời Thái Tây Bắc Việt Nam”

,

NXBKHXH Hà Nội, nội dung khá đầ y đủ về đời sống vật chất và tinh thần
của ngƣời Thái , đặc biệt là ở khu vƣ̣c Tây Bắc

- nơi ngƣời Thái tập trung

đông nhất
+ Năm 2003, Cầm Trọng cùng Ngô Đƣ́ c Thị nh đã viết tác phẩm “ Luật
tục Thái ở Việt Nam”.
+ Năm 2005, Cầm Trọng có cuốn “ Nhƣ̃ng hiểu biết về ngƣời Thái ở
Việt Nam” với nội dung giới thiệu văn hóa Thái trong lị ch sƣ̉ Việt Nam

, sƣ̣

phân chia thành các vùng văn hóa, các nhóm địa phƣơng, nơi cƣ trú, sinh hoạt
kinh tế, sinh hoạt ăn uống, ở, mặc, đi lại, quan hệ gia đì nh, xã hội.
Ngoài ra , Cầm Trọng còn có công trình mang tên “ Ngƣời Thái”, Chu
Thái Sơn chủ biên.
Có rất nhiều các tên tuổi khác đã có những công trình nghiên cứu giá trị
nhƣ:
+ Phạm Ngọ c Khuê với “ Mỹ Thuật dân tộc Thái ở Việt Nam”


, giới

thiệu về nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật trang trí trên vải, trang sƣ́c, đồ gốm.
+ Lê Ngọc Thắng với “Nghệ thuật trang phục Thái”.
+ Lê Ngọc Thắng và Hoàng Nam với cuốn “Nhà sàn Thái”.
2


+ Vi Văn Biên với cuốn “ Văn hóa vật chất của ngƣời Thái ở Thanh
Hóa và Nghệ An” đã đƣợc xuất bản năm 2006, công trì nh phân tí ch sƣ̣ tƣơng
đồng và khác biệt về văn hóa vật chất của ngƣời Thái ở Bắc Trung Bộ

và

ngƣời Thái ở Tây Bắc.
Qua các công trì nh nghiên cƣ́u , ta thấy các tác giả phần nào đề cập đến
cuộc sống, con ngƣời, phong tục, văn hóa Thái cổ truyền và trang phục truyền
thống, song ở phạm vi rộng và mang tí nh khái quá t. Tìm hiểu về trang phục
ngƣời Thái chƣa có tác phẩm nào đề cập tới một cách cụ thể, chi tiết về chiếc
khăn Piêu - một biểu tƣợng văn hoá của dân tộc này. Đây là một vấn đề mới
cần đƣợc quan tâm tìm hiểu. Do vậy em lựa chọn đề tài “Khăn Piêu - Đặc sắc
văn hoá của ngƣời Thái đen” làm khoá luận tốt nghiệp với mong muốn ít
nhiều góp phần tìm hiểu những nét độc đáo riêng trong trang phục ngƣời Thái
đen, tiêu biểu là hình ảnh chiếc khăn Piêu. Đồng thời góp phần giáo dục
truyền thống văn hoá, ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc cho thế hệ trẻ Việt Nam.
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu


Mục đích nghiên cứu


Việc tìm hiểu trang phục ngƣời Thái ở Tây Bắc, cụ thể là tìm hiểu về
chiếc khăn Piêu của ngƣời Thái đen ở Điện Biên góp phần giúp mọi ngƣời
hiểu hơn về đặc trƣng văn hoá trong trang phục của ngƣời Thái đen. Trên cơ
sở đó, phát huy nét độc đáo, mặt tích cực đồng thời có thái độ trân trọng, gìn
giữ giá trị văn hoá vật thể của dân tộc.


Đối tƣợng nghiên cứu

Trên cơ sở những công trình nghiên cứu về trang phục, văn hoá của
ngƣời Thái, đề tài tập trung nghiên cứu hình ảnh chiếc khăn Piêu của ngƣời
Thái đen ở Điện Biên - Việt Nam


Phạm vi nghiên cứu

3


Để đi sâu tìm hiểu nội dung nghiên cứu, đề tài tập trung tìm hiểu về
chiếc khăn Piêu truyền thống của ngƣời Thái đen ở tỉnh Điện Biên.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và làm khoá luận, em sử dụng các phƣơng
pháp chủ yếu sau:
+ Phƣơng pháp logic: Trên cơ sở những sự kiện, hiện tƣợng cụ thể rút
ra những nhận định, đánh giá để tiếp cận bản chất của sự vật.
+ Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng
để phân tích và xử lí số liệu, tài liệu đã điều tra, bao gồm các thông tin số liệu
đƣợc tổng hợp từ một số sách báo, băng hình, mạng internet. Từ những nguồn

tài liệu đó dùng lí luận để phân tích và tổng hợp lại và đƣa vào khoá luận một
cách hợp lý.
+ Phƣơng pháp liên ngành: Địa Lý học, Dân tộc học, Du lịch học…
5. Đóng góp của đề tài
Trong đề tài này, nghiên cứu về hình ảnh chiếc khăn Piêu góp phần vào
việc khôi phục lại bức tranh văn hoá truyền thống của ngƣời Thái đen ở Điện
Biên. Qua đó giúp chúng ta hiểu đƣợc những giá trị văn hoá đã đƣợc các thế
hệ trẻ kế thừa, giữ gìn và phát huy nhƣ thế nào. Mặt khác góp phần vào việc
phát triển ý thức tốt đẹp, quan niệm vì nhân sinh quan truyền thống, chú trọng
tới những ý nghĩa ẩn chứa trong từng chiếc khăn Piêu.
Đề tài sẽ cung cấp nguồn tƣ liệu cho việc tìm hiểu lịch sử địa phƣơng ,
đặc biệt là tìm hiểu văn hoá các tộc ngƣời thiểu số nói chung, văn hoá ngƣời
Thái đen ở Điện Biên nói riêng trong việc học tập, nghiên cứu. Từ đó có
những giải pháp nhằm bảo vệ và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc trong
xu thế phát triển mới của xã hội Việt Nam.
6. Bố cục khoá luận

4


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì
phần nội dung của khoá luận đƣợc trình bày trong ba chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung
Chƣơng 2: Khăn Piêu - Đặc sắc văn hoá của ngƣời Thái đen
Chƣơng 3: Hình tƣợng khăn Piêu trong các loại hình nghệ thuật

5


NỘI DUNG

Chƣơng 1: Những vấn đề chung
1.1.Khái quát chung về dân tộc Thái
1.1.1.Tên gọi, dân số, địa bàn cư trú


Tộc danh mà đồng bào tự gọi là Táy hoặc các tên khác nhƣ: Tay

Thanh, Man Thanh, Tay Mƣời, Tay Mƣờng, Hàng Tổng, Tay Do, Thổ.


Các nhóm địa phƣơng gồm có:

+ Ngành đen (Táy Đăm)
+ Ngành trắng (Táy Khao)


Tiếng nói: Thuộc ngôn ngữ Tày Thái



Dân số: Theo số liệu điều tra dần số 2001 của Tổng cục thống kê thì

dân tộc Thái có 1.328.725 ngƣời, cƣ trú tập trung ở các tỉnh Điện Biên, Lai
Châu, Sơn La, Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hoá, Nghệ An, Lâm
Đồng.
1.1.2. Dấu ấn riêng của dân tộc Thái


Nguồn gốc ngƣời Thái qua sử liệu


+ Cho đến nay, việc nghiên cứu lịch sử cƣ trú của ngƣời Thái nói
chung và ngƣời Thái ở Điện Biên nói riêng còn có nhiều ý kiến khác nhau.
Có các tài liệu thành văn nhƣ: “Quam Tô Mƣơng” (kể truyện bản Mƣờng)
hay “Tay Pú Sấc” (dõi theo những bƣớc đƣờng chinh chiến của cha ông);
“Hịt Khoong Bản Mƣờng” (phong tục tập quán); “Piết Mƣơng” ; “Phanh
Mƣơng”…
+ Những công trình nghiên cứu nguồn gốc lịch sử ngƣời Thái của các
nhà khoa học đã kêt luận rằng: ngƣời Thái ở Việt Nam nói chung và ngƣời
Thái ở Điện Biên nói riêng đều có nguồn gốc ở Đông Nam Á cổ đại, đều
thuộc đại chủng Monggoloit. Đại chủng Monggoloit gồm các tiểu chủng da

6


đỏ Châu Mỹ. Hầu hết các tộc ngƣời Đông Nam Á cổ đại thuộc tiểu chủng
Monggoloit phƣơng Nam. Tiểu chủng Monggoloit thuộc các nhóm loại hình:
Anhđônêdiêng, Nam Á, Vêđôti, Nêgrôti. Ngƣời Thái thuộc nhóm loại hình
Nam Á.
Theo truyền thuyết dân gian cũng nhƣ các văn tự chữ Thái tồn tại đến
ngày nay, những văn bản trên lá cây, giấy bản, những cuốn sách sử chép tay
hàng trăm trang… đã nói về quê hƣơng - nơi chôn nhau cắt rốn là vùng ba dải
đất lớn của chín con sông. Đó là nơi Sông Đà gặp Sông Hồng (Đin xam xẩu,
nậm cẩu que, pá Té Đao). Đó là vùng Vân Nam (Trung Quốc) di chuyển tới
Tây Bắc Việt Nam, chốn đầu của Nậm Tao (Hồng Hà), Nậm Tè (Sông Đà),
Nậm Ma (Sông Mã), Nậm Khoong (Sông Mê Kông), Nậm U, Nậm Na…
Trƣớc thế kỷ XI, nhiều nhóm Thái lẻ tẻ di cƣ vào vùng Tây Bắc Việt
Nam, sống xen kẽ bên ngƣời Khơ Mú. Nhƣng lại có truyền thuyết nói rõ
nguồn gốc của ngƣời Thái ra đời ở mảnh đất Mƣờng Thanh (Điện Biên) mà
xƣa kia gọi là Mƣờng Then, Mƣờng Bó Té (đầu nguồn Sông Đà). Lại có
truyền thuyết nói rằng ngƣời Thái sinh ra từ quả bầu tiên của mảnh đất

Mƣờng Thanh. Có tài liệu viết rằng “Ngƣời Thái đen ở đất Hán đƣa nhau
xuống ăn ở nơi Mƣờng Lò - Nghĩa Lộ (Yên Bái)”. Ở đây, họ tiến hành khai
phá ruộng nƣơng, lập bản mƣờng. Đến đời con là Tạo Mƣờng tiếp tục phát
triển đến vùng đất xung quanh. Khi đất Mƣờng Lò trở nên chật hẹp, ngƣời
quá đông, thì cụ chủ Lạn Chƣợng họ Lò Cẩm đã tập hợp đƣợc 11 họ ngƣời
Thái gồm: Lò Ngần, Lò Nọi, Lƣờng, Quàng, Cà, Tòng, Lèo, Vi, Lừ, La, Mè
lên cƣ trú trên đất của ngƣời Thái phân tán ra khắp các vùng ở Tây Bắc.
Lạn Chƣợng (có ngƣời gọi là Lạc Chƣợng) là con của Tạo Lò, tiếp nối
cuộc hành quân của ngƣời Thái đen, phát triển thế lực từ Mƣờng Lò đến
Mƣờng Chiên, Mƣờng Trai, Ít Ong huyện Mƣờng La - Sơn La. Sau mƣời
năm, ngƣời Thái Đen đến Mƣờng Thanh - Điện Biên. Cuộc di dân kéo dài
7


đến hơn hai mƣơi năm và Mƣờng Muổi trở thành trung tâm cuả ngƣời Thái
đen.
Theo tác giả Cầm Trọng và Phan Hữu Dật: “Ngƣời Thái có mặt ở Tây
Bắc ít ra cũng từ các thế kỷ đầu công nguyên”. Nếu nhƣ các thế kỷ đầu công
nguyên, lịch sử miền Vân Nam Trung Quốc đã xuất hiện khối Ô Man Đông
Thoán và Bạch Man Tây Thoán thì rất có thể ngƣời Thái đã có mặt trên các
điểm nhƣ: Nậm Lai Nong Se, Mƣờng Ôm, Mƣờng Ai, Mƣờng Tung Hoàng
và một số nơi nhƣ: lòng chảo Mƣờng Then, Mƣờng Tấc (Phù Yên - Sơn La).
Vào khoảng thế kỷ VII- VIII, ngƣời Thái đã giành quyền làm chủ nƣớc
Nam Chiếu từ các dân tộc nói tiếng Tạng- Miến. Họ xúc tiến các đợt di cƣ để
tìm miền đất mới dựng xây bản mƣờng. Nhóm Táy Đăm Mƣờng Then di cƣ
sang đất Lào rồi đến miền Tây Thanh Hoá, Nghệ An.
Theo dã sử và truyền thuyết của ngƣời Thái thì việc mở đất của họ gắn
liền với các cuộc chiến tranh chinh phục các tộc ngƣời thuộc ngữ hệ Môn
Khơ me - bộ phận dân cƣ có nguồn gốc xa xƣa ở vùng đất này. Cho đến thế
kỷ XII, ngƣời Thái hoàn toàn làm chủ đất Mƣờng Thanh, biến nơi đây thành

trung tâm thu hút ngƣời Thái khắp miền với sự đứng đầu của Lạn Chƣợng và
con cháu của ông. Càng về sau, do sự bất hoà của anh em trƣởng thứ quý tộc
nên các thế lực quý tộc Mƣờng Lay và Mƣờng Lự ở Thƣợng Lào đã đánh
đuổi quý tộc Thái đen ở Mƣờng Thanh. Các con cháu Lạn Chƣợng phải di cƣ
về Mƣờng Muối. Khoảng cuối thế kỷ XIV, dƣới thời Tạo Ngần, Mƣờng Muối
đã trở thành trung tâm thống nhất bộ tộc Thái ở phía Tây, quy tụ đƣợc cả một
vùng cƣ dân rộng lớn với nhiều tộc ngƣời khác nhau về ngôn ngữ, phong tục
tập quán…
Sau này, cho dù cộng đồng ngƣời Thái đã trải qua những năm tháng bị
phong kiến, đế quốc chia rẽ nhƣng lịch sử ngƣời Thái vẫn phát triển thống
nhất. Đó là một nhóm địa phƣơng của một tộc ngƣời thiểu số thuộc đại gia
8


đình dân tộc Việt Nam. Nó có màu sắc riêng nằm trong sắc thái chung của
toàn dân tộc Việt Nam.
Hiện nay, Điện Biên là địa bàn cƣ trú của nhiều dân tộc anh em: Thái,
Mông, Tày, Nùng… với dân số khoảng hơn 108.300 ngƣời, đông nhất là dân
tộc Thái, chủ yếu là Thái đen (gần 80% dân số). Ngƣời Thái đen ở Điện Biên
thuộc ngành Thái đen (Táy Đăm), sử dụng ngôn ngữ Thái thuộc ngữ hệ Tày Thái. Trong quá trình lịch sử, ngôn ngữ và chữ viết không bị mất đi.
Cho đến nay, việc phân biệt giữa hai ngành Thái đen và Thái trắng chỉ
mang tính chất tƣơng đối, dựa vào một số điểm khác biệt về ngôn ngữ, cấu
trúc nhà sàn, lễ hội, trang phục (trong đó chủ yếu dựa vào trang phục ngƣời
phụ nữ). Vì vậy, có nhận xét rằng: “Có thể nói trong văn hoá dân gian, trang
phục- đặc biệt là trang phục phụ nữ là cái mà ở đó bản sắc dân tộc đƣợc biểu
hiện rõ rệt, thƣờng xuyên và lâu bền nhất”.
Ngƣời Thái có hệ thống lễ hội vô cùng phong phú, độc đáo. Mỗi lễ hội
có những hình thức tổ chức riêng và hƣớng tới những mục đích khác nhau: lễ
hội xên bản, xên mƣờng cầu cúng thần đất, thần nƣớc, thần bản mƣờng và
những ngƣời có công khai phá lập bản, dựng mƣờng… để mong họ phù hộ

cho con ngƣời và vạn vật ở bản mƣờng đó khoẻ mạnh, mƣa thuận gió hoà,
chăn nuôi trồng trọt phát triển, không còn ốm đau bệnh tật. Ngƣời Thái có lễ
hội Chá Chiêng - lễ hội giúp linh hồn ông bà tổ tiên dâng lễ vật cho Mƣờng
Phạ, nộp cho Then Luông, cầu xin Then Luông phù hộ. Lễ Xên Phắn Bẻ là lễ
giải hạn, cầu mong sức khoẻ. Hạn Khuống là một sinh hoạt văn hoá dân gian
độc đáo của nam nữ thanh niên dân tộc Thái. Bên cạnh đó còn lễ hội Xên Lẩu
là lễ rƣợu măng, cầu mong ma nhà phù hộ mọi ngƣời trong nhà đƣợc khoẻ
mạnh, bình an. Lễ hội Kim Pang Thèn là lễ cúng mừng thầy, Kin Khẩu Mẩu
là cúng mừng cơm mới, lễ cúng mẹ lúa, cầu mong mẹ lúa phù hộ để vụ lúa
sau mùa màng bội thu.
9


Với bản sắc văn hoá riêng của mình, ngƣời Thái ở Điện Biên đã tạo nên
bức tranh văn hoá phong phú đa dạng, thống nhất trong bức tranh văn hoá
chung của cộng đồng đồng bào Thái trong quá trình xây dựng và phát triển
toàn diện dân tộc mình. Bản sắc đó vừa là niềm tự hào, vừa là động lực thúc
đẩy chúng ta thực hiện những mục tiêu đã đặt ra trong quá trình xây dựng đất
nƣớc, văn hoá theo con đƣờng Việt Nam tiên tiến nhƣng đậm đà bản sắc dân
tộc.
1.2. Nhóm Thái đen
1.2.1. Hôn nhân
Trƣớc cách mạng, trong xã hội ngƣời Thái đen Tây Bắc thì việc phân
chia giai cấp đã làm cản trở lớn đến hôn nhân của quý tộc và dân thƣờng. Rất
ít khi có trƣờng hợp dân thƣờng lấy “nàng” - con gái quý tộc. Nếu có thì
ngƣời con gái rất bị coi khinh, chê cƣời và bị trục xuất ra khỏi dòng họ quý
tộc. Trƣờng hợp con trai quý tộc lấy con gái dân thƣờng thì con gái phải làm
vợ lẽ, nếu lấy làm vợ cả thì sau này, khi tên quý tộc lấy thêm vợ nữa là con
quý tộc thì ngƣời vợ sau vẫn đƣợc làm bà cả, có quyền hành hơn. Chính vì
thế có rất nhiều đôi trai gái yêu thƣơng nhau mà vẫn không lấy đƣợc nhau.

Đó là một sự thật đau đớn của thanh niên Thái bấy giờ, sự thật đó đƣợc nhân
dân đúc kết lại trong rất nhiều bài thơ, câu chuyện trữ tình. Điển hình là
những tác phẩm “Tình ca” (Tản Chụ Xiết Xƣơng); “Tiễn Dặn Ngƣời Yêu”
(Xống Chụ Xon Xao); “Chàng Lú nàng Ủa” (Khun Lú Náng Ủa)… mà ngƣời
Thái ít nhiều ai cũng thuộc một vài câu trong các tác phẩm trên.
Đẩy thuyền trôi chở đá nhọn giữa ghềnh
Không người chèo lái giúp anh
Người khổ rồi, em yêu không thương
Người xanh vàng, không chờ
Có đâu quay mặt tiếc trông…
10


(Trích Tình ca Tản Chụ Xiết Xương)
Hay:
Nghìn lá trầu không, hãy biến thành đá
Lời trao gửi nên duyên, hay cho hợp số đôi ta, mình hỡi…
(Trích Chung lứa chung nòi)
Các chàng trai, cô gái tìm hiểu nhau trong nhữn phiên chợ, ngày hội
mùa Xuân, mừng lúa mới, những buổi đi làm nƣơng, và nhất là trong những
cuộc thi ném còn trong sinh hoạt văn hoá Hạn Khuông… Ngoài những ngày
hội đó, ngƣời con trai còn dùng sáo, đánh đàn môi, thổi kèn và chọc sàn để
gọi ngƣời yêu xuống nói chuyện, đi chơi. Đồng bào Thái đen thƣờng tổ chức
những ngày vui chơi vào dịp thu hoạch xong mùa màng, ngày Tết, những
mùa khí hậu trong mát, phong cảnh tƣơi đẹp. Trai gái nô nức tham gia các
ngày hội với tình yêu tha thiết và ngóng chờ một tình yêu. Ngƣời con gái khi
dệt vải, thêu Piêu đã gửi cả tâm tình vào đƣờng kim mũi chỉ:
Em làm chiếc khăn piêu
Trao anh cả tấm tình...
(Dân ca Thái)

Khi đi dự hội, ngƣời con trai mang theo một hay hai vòng tay bạc bên
ngƣời. Ngƣời con gái cũng mang ít nhất hai cái khăn đội đầu do chính tay
mình thêu (khăn Piêu), cũng có khi ba, bốn cái. Khi gặp ngƣời thƣơng, họ sẽ
trao cho nhau những chiếc vòng, chiếc khăn làm lời hứa hẹn tình yêu.
Ngƣời Thái đen Tây Bắc lấy vợ, lấy chồng không chênh lệch tuổi
nhiều. Thƣờng thì chồng sẽ hơn vợ 2- 3 hay 4- 5 tuổi, cũng có trƣờng hợp vợ
hơn chồng vài tuổi nhƣng rất ít. Còn quý tộc lấy vợ thì rất trẻ, có khi vợ kém
chồng 20 tuổi nhƣng đó là ngƣời vợ sau, còn vợ trƣớc cũng không chênh lệch
quá nhiều.
11


1.2.2. Văn hoá truyền thống
- Trong quá trình xây dựng và phát triển, vùng đất này đã diễn ra sự
giao lƣu văn hoá giữa các dân tộc anh em, kéo dài hàng ngàn năm nay. Sự
hoà trộn văn hoá giữa các dân tộc tạo nên tính đa dạng nhƣng thống nhất về
văn hoá chung của cộng đồng anh em. Dẫu vậy, mỗi dân tộc lại giữ riêng cho
mình những bản sắc không hoà trộn, không bị lẫn với bất cứ dân tộc anh em
nào. Nó làm nên tính độc đáo của văn hoá tinh thần, văn hoá cổ truyền.
Ngƣời Thái có câu:
Ăn cơm nếp, uống rượu cần
Ở nhà sàn, mặc sửa cỏm...
hoặc:
Đi ăn cá, về nhà uống rượu
Ở thì ngủ đệm, đắp chăn ấm
- Ngƣời con gái Thái cũng giống nhƣ các thiếu nữ Kinh là phải “thắt
đáy lưng ong” thì mới có thể đƣợc thân hình theo tiêu chí: eo kíu manh po,
giống nhƣ câu ca của miền xuôi: “Vừa khéo chiều chồng vừa khéo nuôi con”.
Bởi vậy từ khi còn nhỏ, các cô gái đã đƣợc các bà, các mẹ dạy cách thắt xài
yêu (thắt lƣng bằng vải). Không những thế các bà, các mẹ còn dạy các cô gái

phải khéo làm nƣơng, giỏi quay xa, dệt vải, đảm việc nhà để lớn lên trở thành
những ngƣời dâu thảo, nhƣ truyền thống tự bao đời:
Khuôn ẹt tẹt dú lai non lai
Khuôn liệng ngúa bấu tai, liệng quái bấu sẩu
Khuôn cót nảu phua mình non song...
(Dân ca Thái)
có nghĩa là:
Vía đi vía không chờ
Vía nuôi bò không chết, nuôi trâu không gầy còm
12


Vía ôm chồng nằm kề
Lứa đôi dây tình bện chặt...
Và ngƣời con gái Thái kế thừa đƣợc những tinh hoa từ bao đời truyền
lại:
Khâu vó thành hình chim công
Vá chài thành uốn lượn hình rồng
Đưa nhát kéo thành sao tua rua mọc
Ngồi xổm thêu thành hình chim phượng hoàng
Ngồi nghiêng quay sợi thành chùm hoa so se...
(Dân ca Thái)
- Ngƣời con gái Thái có một vị trí vô cùng quan trọng trong mỗi gia
đình, mà nền kinh tế chủ yếu là tự cung tự cấp. Đấy là những ngƣời đảm đang
việc ruộng nƣơng, trồng bông dệt vải, rất giỏi trong những điệu xòe, câu
khắp: “Nhinh hụ dệt vải, trai hụ san he” (Gái biết dệt vải, trai biết đan chài dân ca Thái) là tiêu chí của trai gái Thái. Dệt vải ở đây bao hàm nghĩa rộng,
từ khâu trồng bông đến kéo sợi, dệt vải, thêu thùa, đồng thời bao hàm cả
nghĩa đảm đang việc nội trợ gia đình:
Đồ xôi, nắm xôi thêm dẻo,
Nướng quả ớt thơm mùi đĩa chéo.

Đụng vào khung cửi vải thành hoa,
Tung nắm tấm thành ra đàn gà.
Khua cái chày hóa ra gạo trắng,
Đụng vào cỏ thì cỏ chết nắng.
Vuốt lên lúa bụi lúa ra bông,
Sáng vòng bạc khéo cả ôm chồng.
Ngƣời con gái Thái nhƣ bƣớc ra từ những thiên truyện cổ, đem lại hơi
thở của hồn sống cho vạn vật, đầy chất lãng mạn nhƣng vô cùng hiện thực.
13


Vẻ đẹp nội tâm đƣợc khắc họa tinh tế, thông qua đó vẻ đẹp ngoại hình đƣợc
gián tiếp miêu tả thật duyên dáng, đầy nữ tính.
- Ngƣời Thái đen vẫn còn lƣu giữ nhiều nét văn hoá truyền thống đặc
sắc. Họ sống quay quần theo từng bản làng, mỗi bản có 30- 80 nóc nhà kề
nhau. Họ sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, lúa nƣơng và chăn nuôi lợn, gà,
trâu bò… hoặc đi làm thêm, kiếm củi… Ở đây hầu nhƣ mọi nhà đều tự nấu
rƣợu ngô, rƣợu sắn để phục vụ gia đình mình và bán kiếm thêm thu nhập. Phụ
nữ Thái Đen khi có chồng thì tằng cẩu, đội khăn Piêu sặc sỡ. Cách ăn mặc
của họ thể hiện sự khéo léo của ngƣời phụ nữ và thể hiện sự hoà hợp của con
ngƣời với cuộc sống thiên nhiên.
Mỗi dân tộc đều có những phong tục truyền thống đặc trƣng và độc
đáo. Dân tộc Thái đen ở Điện Biên vẫn còn lƣu giữ đƣợc những nét riêng của
văn hoá dân tộc mình, góp phần tạo nên bức tranh tổng thể, đa sắc màu cho
đại gia đình 54 dân tộc anh em trên toàn đất nƣớc Việt Nam.

14


Chƣơng 2: Khăn Piêu - Đặc sắc văn hoá của ngƣời Thái đen

2.1. Khăn Piêu
2.1.1. Nguồn gốc khăn Piêu
Chiếc khăn Piêu chẳng biết đã có từ bao giờ, nhƣng đối với ngƣời dân
tộc Thái Đen, dƣờng nhƣ nó là thƣớc đo tấm lòng cũng nhƣ sự đảm đang,
khéo tay của các cô gái Thái. Những cô gái Thái khi lên 6- 7 tuổi là mẹ của
các cô đã bắt cầm kim chỉ để tập thêu cho mình những chiếc khăn Piêu đầu
tiên.
Nguồn gốc của chiếc khăn Piêu gắn liền với nhiều truyền thuyết, chúng
đƣợc lƣu truyền nhƣ những huyền thoại vĩnh hằng. Trong tất cả các câu
chuyện đó, đều hội tụ tài hoa, khéo léo, cần cù chịu khó của ngƣời phụ nữ
Thái. Nhƣng có một truyền thuyết đƣợc phổ biến rộng rãi nhất là câu chuyện
về những bản mƣờng xa xƣa. Truyện cổ dân tộc Thái kể rằng: “Ngày xƣa, có
một mƣờng toàn con gái đƣợc gọi là Mƣờng Mẹ, đàn ông ở bất kỳ nơi nào dù
vô tình hay cố ý lạc vào đều bị xua đuổi, thậm chí là sát hại. Một hôm có một
chàng trai lạc vào Mƣờng Mẹ và đƣợc một cô gái xinh đẹp yêu thƣơng, che
chở. Hai ngƣời quyết tâm vƣợt qua mọi quy đinh ngặt nghèo từ bao đời để
cùng nhau chung bếp lửa. Hai ngƣời yêu thƣơng nhau, bàn bạc rồi cùng nhau
về thƣa với Mƣờng Bố. Mƣờng Bố cho rằng đó là duyên trời nên đã sang
Mƣờng Mẹ thƣa chuyện. Thế nhƣng Mƣờng Mẹ quyết giữ luật tục từ ngàn
xƣa để lại. Mƣờng Bố đành dùng sức mạnh để bảo vệ tình yêu đôi lứa.
Mƣờng Mẹ đuối lý, đành chấp nhận bỏ luật lệ cấm đàn ông và cho phép đôi
trẻ xây dựng gia đình. Mƣờng Mẹ cho các thiếu nữ xinh đẹp thêu những chiếc
khăn Piêu rồi in dấu vân tay làm chứng - “cút Piêu”, làm các tua vải màu “xai peng”, tƣợng trƣng cho sự gắn kết thuỷ chung. Từ đó, chiếc khăn Piêu
trở thành tín vật t́ nh yêu không thể thiếu của các cô gái Thái”. Câu chuyện về
t́nh yêu b ất tử vƣợt lên những định kiến và hủ tục lạc hậu ấy sống mãi trong
15


lòng các thế hệ ngƣời Thái Tây Bắc, để rồi hôm nay, mỗi khi chàng trai đón
nhận chiếc khăn Piêu hẹn ƣớc là lồng ngực trẻ trung lại rộn ràng khúc nhạc về

tình yêu, trân trọng nâng niu ƣớc mơ cao đẹp về một cuộc sống gia đình hạnh
phúc.
Những ngƣời già ở các bản Thái kể lại rằng: “Ngày xƣa, nếu ngƣời con
gái Thái nào không biết thêu khăn Piêu thì khó lấy chồng lắm, hầu nhƣ là
không thể lấy đƣợc”. Rất giản dị, chẳng kiêu sa nhƣng khăn Piêu lại có vai trò
rất quan trọng trong cuộc sống của ngƣời Thái. Chiếc khăn Piêu đƣợc thêu
trên những tấm vải dệt nhuộm chàm đen cẩn thận, thƣờng là loại vải dạng đũi
thô. Nó không giống những chiếc váy của ngƣời Mông, phải mất hàng năm
trời mới làm xong , còn những cô gái Thái nhanh nhẹn, khéo tay chỉ cần mất
vài tuần là làm xong một chiếc khăn Piêu.
Hiện nay, cuộc sống của đồng bào dân tộc có nhiều thay đổi, song với
ngƣời phụ nữ dân tộc Thái nói chung và ngƣời Thái đen nói riêng ở Điện
Biên thì bộ trang phục váy, áo cóm, cúc bƣớm, xà tích, khăn Piêu… luôn
đƣợc trân trọng và lƣu giữ. Đây là nét đẹp truyền thống của dân tộc Thái từ
ngàn đời.
Khăn vải dùng để đội trên đầu ngƣời Thái gọi là khăn Piêu, thực chất
thì “Piêu” đã mang ý nghĩa là khăn rồi. Ngƣời Thái đen có hai loại Piêu:
+ Loại trang trí hoa văn
+ Loại Piêu thƣờng
Khăn Piêu có loại đƣợc thêu hoa văn bằng chỉ màu sặc sỡ, có loại chỉ là
một tấm vải bông nhuộm chàm. Tuỳ từng vùng, từng địa phƣơng mà Piêu có
những sắc thái riêng của nó. Piêu có tác dụng che đầu khi nắng gió, làm ấm
khi mùa Đông lạnh giá… Piêu còn là vật trang sức quan trọng của các cô gái
Thái trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là trong lúc đi chơi hay dự lễ hội.
2.1.2. Cách làm khăn Piêu
16


Không phải ngƣời Thái đen nào cũng có những chiếc khăn Piêu giống
nhau. Chẳng hạn nhƣ ở Sơn La - nơi có nhiều dân tộc Thái sinh sống thì chiếc

khăn Piêu của ngƣời phụ nữ Thái ở các huyện: Yên Châu, Bắc Yên bao giờ
cũng khác với khăn Piêu của ngƣời phụ nữ Thái sống ở các huyện: Mai Sơn,
Mƣờng La hay thành phố Sơn La. Cả về hoạ tiết trang trí lẫn màu sắc cũng có
sự khác nhau. Thƣờng những chiếc khăn Piêu ở Yên Châu sẽ có màu trầm
hơn, hoạ tiết nhỏ hơn. Nhìn hoa văn trên nhữn tấm khăn này rất mảnh mai.
Còn những chiếc khăn Piêu của phụ nữ sống ở Mai Sơn, thành phố Sơn La thì
màu sắc lại nổi trội hơn, sặc sỡ hơn. Họ thƣờng đính thêm những loại hạt kim
tuyến lấp lánh hay chỉ kim tuyến để chiếc khăn thêm phần nổi trội.
Sự khác biệt này đƣợc tạo nên chủ yếu là do loại chỉ mà họ dùng.
Ngƣời phụ nữ Thái Yên Châu hay dùng loại chỉ tơ tằm hay các loại chỉ giống
nhƣ chỉ may công nghiệp sợi mỏng. Còn loại chỉ mà những phụ nữ Mai Sơn
dùng là chỉ len nhỏ, giúp tạo nên hoạ tiết hoa văn nổi hơn.
Đồng bào Thái làm Piêu từ loại vải bông tự dệt . Trƣớc khi thêu, miếng
vải đƣợc chọn đều p hải nhuộm chàm. Chàm là màu nền để trên đó ngƣời phụ
nƣ̃ Thái thêu lên các đồ án hoa văn bằng các loại chỉ màu

(xanh, đỏ, tím,

vàng, da cam...) ở hai đầu khăn . Để có một chiếc khăn Piêu hoàn ch

ỉnh,

ngƣời phụ nƣ̃ Thái phải mất thời gian hai đến bốn tuần . Piêu Thái không phải
trang trí ở toàn bộ diện tí ch của nó mà tập trung trang trí ở hai đầu . Trƣớc khi
thêu các đồ án trang trí ở hai đầu khăn , phụ nữ Thái ghép các mảnh vải đỏ
làm viền. Các viền đỏ bọc cho sợi ở các đầu khăn không bị xổ ra , vƣ̀a nhƣ là
giới hạn diện tí ch trang trí ở đầu khăn . Đƣờng viền vải đỏ bọc ở ba mét đầu
khăn rộng trên dƣới 1cm. Phụ nữ Thái dùng lối khâu luồn rất khéo léo để hạn
chế mƣ́c tối đa đƣờng chỉ lộ ra ngoài để đƣờng viền màu đỏ và nền chàm của
khăn liền là một . Diềm của khăn Piêu đƣợc trang trí bằng những cặp tín xáo

thêu theo kiểu vắt chỉ thành từng nhóm hai, ba, hoặc bốn đƣờng song song.
17


Giữa các nhóm tín xáo còn đƣợc trang trí thêm những hình “tô pu” (con cua)
hay “tô nhện” (con nhện) hoặc hình ngôi sao năm cánh theo lối cách điệu.
Viền ngoài cùng của chiếc khăn đƣợc riềm bằng vải đỏ, bốn góc khăn đƣợc
kết thành tai Piêu.
Trƣớc khi thêu chị em làm n hƣ̃ng chiếc “cút” để đí nh vào Piêu , có thể
làm nhiều cút Piêu một lúc để dùng dần . Cút Piêu đƣợc làm từ một mả nh vải
đỏ rộng khoảng 1cm bên trong bọc lõi chỉ rồi cuộn tròn lại

. Cuộn vải tròn

đƣợc khâu vắt thành một hì nh tròn rồi cuốn dây vải lại theo hì nh xoáy ốc, sau
đó cuốn thêm các loại chỉ màu thành các múi trong hì nh tròn . Đối với các cút
Piêu đòi hỏi phải tỉ mỉ cầu kì , chỉ có những ngƣời thành thạo mới biết làm .
Các cút P iêu sau khi làm xong đƣợc ghép lại rất khéo léo vào đầu Piêu . Các
loại chỉ màu đƣợc sử dụng nhƣ vậy vừa mang chức năng kĩ thuật vừa mang
giá trị thẩm mĩ.
Nhìn vào chiếc cút đƣợc đính ở đầu Piêu , ta rất khó đoán nhận ra đƣợc
mạch chỉ khâu ghép các đƣờng trang trí với nhau . Các loại đƣờng khâu đều
do phụ nƣ̃ Thái sáng tạo , có nhiều kiểu : móc xích, chân rết, xƣơng cá... Các
cút Piêu trƣớc hết đƣợc đặt trên ba đ oạn thẳng của mỗi đầu khăn , còn chính
bốn góc của khăn thì chị em dùng dây làm cút còn dƣ tết thành hình bông hoa
cách điệu. Cút Piêu thƣờng đƣợc sắp xếp tƣ̀ng thành chùm lẻ (3, 5, 7 cái) trên
các vị trí cách đều nhau ở hai đầu khăn , bởi vậy cút ở trên Piêu cũng là cút
chùm.
Cũng giống nhƣ nhiều vật dụng khác


(cúc áo , chắn song cƣ̉ a sổ , bậc

thang nhà sàn ...) cút Piêu đƣợc thiết kế theo quan niệm số lẻ

. Bình thƣờng

phụ nữ Thái thƣờng đội Piêu có cút chùm ba , nhƣng khi tặng Piêu cho ngƣời
bậc trên, ngƣời mì nh quý trọng , kính yêu thì tặng loại Piêu có cút chùm năm
trở lên.

18


Sau khi bọc viền và ghép cút Piêu xong , phụ nữ Thái thƣờng bắt đầu
công việc thêu Piêu. Khi thêu nhƣ̃ng đồ án hoa văn đ a dạng lên hai đầu khăn ,
họ nhìn theo mẫu, song không dập khuôn một cách máy móc. Trong quá trì nh
thêu, họ có thể sáng tạo theo ý muốn chủ quan của mình . Nét đặc biệt là phụ
nƣ̃ Thái không thêu Piêu ở mặt phải (nhƣ lối thêu thông thƣờng) mà lại thêu
tƣ̀ mặt trái , các hoa văn với đồ án phức tạp lại hiện lên ở mặt phải , đó là lối
thêu truyền thông với trí tƣởng tƣợng của kĩ thuật , mĩ thuật dân gian tài tình .
Piêu đƣợc tạo theo lối luồn chỉ ha y đan chỉ màu vào vải , nhƣng cái khó là
phải tính toán theo một nguyên tắc nhất định để luồn chỉ vào mặt trái và hoa
văn lại hiện lên chí nh xác ở mặt phải.
Hoa văn Piêu không đơn giản , điểm xuyết mà là một hệ thống đồ á n có
bố cục nội dung phƣ́c tạp đòi hỏi ngƣời phụ nƣ̃ Thái phải nắm chắc nguyên
tắc kĩ thuật, phải thuộc đồ án hoa văn với hai mặt phải trái của nó . Điều đáng
nói là tất cả các cô gái Thái không đƣợc học qua một trƣờng lớp nào về tạo
hình, phối màu mà những chiếc khăn Piêu họ thêu ra đều đƣợc trang trí rất
hài hoà, đẹp mắt. Ngoài việc lựa chọn các sợi chỉ mềm mƣợt thì khó nhất là
công đoạn nhuộm màu sợi nhƣ ý muốn.

Để làm một chiếc khăn Piêu, nếu nhanh cũng phải mất 15 - 20 ngày.
Trong đám cƣới của ngƣời Thái thì khăn Piêu là tặng vật quý con dâu dành
tặng bố mẹ chồng và anh em nhà chồng. Khăn Piêu đƣợc xem nhƣ là sính l ễ,
là quà biếu của ngƣời con gái trƣớc khi về nhà chồng. Mỗi ngƣời con gái phải
làm từ mƣời chiếc khăn Piêu trở lên để tặng cho những ngƣời thân, ngƣời có
công nuôi dƣỡng, sinh thành chú rể. Cô gái càng tặng nhiều khăn thì chứng tỏ
đó cô gái chí nh là ngƣ ời phụ nữ siêng năng, chăm chỉ. Với ý nghĩa đó nên có
rất nhiều phụ nữ Thái luôn mang bên mình chiếc khăn Piêu truyền thống và
xem đó nhƣ là một kỷ vật quý, vật bất ly thân.

19


×