Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Tài liệu ôn thi kinh tế chính trị cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.86 KB, 89 trang )

CHƯƠNG I: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ CHỨC NĂNG CỦA KTCT
1. KTCT là gì:
- KTCT là một môn khoa học tự nhiên từ thế ký 19 (1615)
- Môn KHXH là môn Khoa học cơ bản và là cơ sở cho mọi môn khoa học chuyên
ngành.
2. Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu các quan hệ kinh tế giữa con người và con người, quan hệ sản xuất.
- Nghiên cứu quan hệ sản xuất kinh tế xã hội nhưng không nghiên cứu biệt lập mà
nghiên cứu trong mối liên hệ biện chứng với lực lượng sản xuất, kiến trúc thượng tầng xã
hội (Nhà nước pháp quyền, thể chế, …).
Phương thức sản xuất (nền kinh tế) = lực lượng sản xuất + quan hệ sản xuất.
- Nghiên cứu mối liên hệ giữa quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất, kiến trúc thượng
tầng xã hội nhưng không nghiên cứu hời hợt mà đi sâu nghiên cứu bản chất bên trong để
rút ra các quy luật kinh tế đang tác động vào các hành vi hoặc các hoạt động diễn ra trong
nền kinh tế.
* Các quy luật kinh tế:
- Khái niệm: Quy luật kinh tế là những mối liên hệ nhân quả, bản chất thường xuyên
lặp đi lặp lại của các hiện tượng kinh tế và các quá trình kinh tế khách quan.
Trong một nền kinh tế tồn tại một hệ thống các quy luật kinh tế và được chia thành 2
nhóm:
- Các quy luật kinh tế chung: chung cho mọi phương thức sản xuất, chung cho một số
phương thức (cung cầu, cạnh tranh, …)
- Các quy luật kinh tế đặc thù:
+ Mỗi một phương thức sản xuất chỉ có một quy luật kinh tế đặc thù, hay còn gọi là
quy luật kinh tế tuyệt đối của phương thức sản xuất, bời vì quy luật kinh tế đặc thù phản
ánh rõ mục đích tối cao, cung như động lực to lớn nhất mà phương thức sản xuất đó đang
hướng tới.
+ Đồng thời quy luật kinh tế đặc thù chỉ rõ phương thức sản xuất hay những biện
pháp được sử dụng để đạt được mục đích của nền kinh tế.
- Cơ chế hoạt động của các quy luật kinh tế: Quy luật kinh tế cũng giống như các quy
luật tự nhiên, nó luôn luôn tồn tại và phát huy tác dụng một cách khách quan có nghĩa là


không phụ thuộc vào ý nghĩ chủ quan của con người.
- Cơ chế vận dụng các quy luật kinh tế khách quan: Quy luật kinh tế tồn tại khách
quan nhưng điều đó không có nghĩa là con người bó tay và thụ động trước các quy luật
kinh tế khách quan. Trong thực tế con người luôn luôn nhận thức được tính khách quan
của các quy luật để trên cơ sở đó đề ra các cơ chế vận dụng các quy luật khách quan phục
vụ ý chí chủ quan của con người. Để vận dụng được các quy luật và hình thành những cơ
chế vận dụng đòi hỏi trước hết con người phải nhận biết được các quy luật và phát hiện ra
những ưu điểm, hạn chế của các quy luật để trên cơ sở đó phát huy ưu điểm, hạn chế
nhược điểm.
3. Phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị


- KTCT sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu để thực hiện nghiên cứu
trong đó phương pháp quan trọng nhất là phương pháp duy vật biện chứng kếtp hợp với
phép logic gắn với điều kiện lịch sử.
- Phương pháp thông kê phân tích, so sánh.
- Phương pháp toán học và một số phương pháp khác.
CHƯƠNG II: TÁI SẢN XUẤT XÃ HỘI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
I. Nền sản xuất xã hội
1. Vài trò của quá trình sản xuất ra của các vật chất
- Trong đời sống xã hội có rất nhiều các hoạt động khác nhau như hoạt động chính trị,
quân sự, ngoại giao, kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá nghệ thuật, … nhưng để đạt được
mục đích của các hoạt động đó trước hết đòi hỏi con người phải sống, phải tồn tại. Muốn
sống hay tồn tại bắt buộc con người phải tiêu dùng của cải vật chất: cơm ăn, áo mặc, nhà
ở, tư liệu sản xuất, …
Tất cả những của cải vật chất đó không phải là sản phẩm do tự nhiên ban phát cho
con người, cũng không phải di các đấng thần linh đem lại cho con người mà chúng là sản
phẩm của quá trình lao động do chính con người tạo ra. Vì vậy, Cac Mác đi đến kết luận:
Sản xuất ra của cải vật chất là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của lịch sử
nhân loại.

2. Các nhân tố cấu thành quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất:
Quá trình sản xuất ra của cải vật chất được hình thành dựa trên 3 yếu tố cơ bản sau:
Đối tượng lao động, tư liệu lao động, lao động (sức lao động của con người).
a. Đối tượng lao động
- Khái niệm: Đối tượng lao động là một vật hay tất cả những vật mà lao động của con
người hướng vào đó nhằm cải tạo nó cho phù hợp với mục đích của con người.
Ví dụ: Thợ dệt -> Suốt sợi -> vải
Thợ may -> vải -> quần áo
- Phân loại đối tượng lao động: Được chia thành 2 loại, một loại có sẵn trong tự nhiên
(cây trong rừng, cá dưới sống, quặng dưới đất, ….), một loại đã qua chế biến (kết tinh lao
động của con người) tồn tại dưới hình thức nguyên liệu, vật liệu, ….
b. Tư liệu lao động:
- Khái niệm: Tư liệu lao động là một vật hay tất cả những vật mà lao động của con
người thông qua nó để tác động vào đối tượng lao động nhằm cải tiến đối tượng lao động
cho phù hợp với mục đích của con người.
- Cơ cấu tư liệu lao động: Tư liệu lao động bao gồm nhiều bộ phận cấu thành mà
trong đó chủ yếu là:
+ Hệ thống các công cụ lao động
+ Hệ thống chứa đựng đối tượng lao động (bình, giỏ, thùng, …)
+ Hệ thống truyền dẫn: Băng truyền, băng tải
Trong các bộ phận cấu thành tư liệu lao động bộ phận quan trọng nhất là công cụ lao
động bởi vì tính chất và trình độ của hệ thống công cụ lao động nó phản ánh trình độ chinh
phục tự nhiên của con người đồng thời phản ảnh sự phát triển của công cụ sản xuất.


c. Lao động và sức lao động
- Khái niệm:
+ Lao động là hoạt động nhưng có mục đích, có ý thức của con người, nó diễn ra giữa
con người với tự nhiên nhằm cải tạo tự nhiên cho phù hợp với mục đích của con người.
+ Sức lao động là toàn bộ sức thân thể và sức tin thần có sẵn trong mỗi một con

người, nó nói lên năng lực và khả năng lao động của mỗi con người khác nhau. Sức lao
động là một phạm trù hiện hữu có thực, vì vậy người ta có thể định lượng và so sánh.
- Sức lao động là yếu tố chủ thể của quá trình sản xuất của cải vật chất và nó giữ vai
trò quyết định kết quả quá trình sản xuất.
- Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất sức lao động mới chỉ là khả năng của
lao động còn lao động là quá trình tiêu dùng sức lao động để tiến hành sản xuất ra của cải
vật chât.
- Sức lao động của con người kết hợp với tư liệu sản xuất để hình thành ra quá trình
lao động sản xuất và kết quả của quá trình sản xuất đó không chỉ tạo ra của cải vật chât để
nuôi sống con người mà nó còn cải tạo bản thân con người và phát triển con người cả về
mặt thể lực và trí tuệ.
- Đối tượng lao động kết hợp với tư liệu lao động sẽ hình thành ra tư liệu sản xuất. Tư
liệu sản xuất giữ vị trí khách thể trong quá trình sản xuất và nó có vài trò hết sức quan
trọng trong quá trình sản xuất của cải vật chất.
3. Hai mặt của nền sản xuất xã hội
- Trong quá trình lao động sản xuất để tạo ra của cải, một mặt con người tác động vào
tự nhiên để hình thành nên mặt tự nhiên của quá trình lao động sản xuất gọi là lực lượng
sản xuất của xã hội nhưng mặt khác trong quá trình đó con người lại tác động qua lại lẫn
nhau để hình thành nên mặt xã hội của quá trình sản xuất, Mác gọi là quan hệ sở hữu của
xã hội.
- Lực lượng sản xuất của xã hội bao gồm con người lao động và hệ thống những tư
liệu sản xuất mà con người sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất. Trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất phản ánh trình độ chinh phục tự nhiên của con người.
- Quan hệ sở hữu của xã hội là quan hệ kinh tế giữa con người với con người được
thể hiện ở 3 mặt đó là: quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, quan hệ trong việc tổ chức và quản
lý quá trình sản xuất, trong việc phân phối kết quả sản xuất. Trong 3 mặt trên, Mác chỉ rõ
ở đâu và bao giờ cũng vậy quan hệ giữa con người với con người trong việc sở hữu đối với
tư liệu sản xuất cũng là mặt quan trọng và quyết định nhất, bởi trong thực tế ai nắm được
tư liệu sản xuất thì người đó sẽ quyết định và chi phối việc tổ chức quản lý và phân phối
các kết quả được tạo ra.

31/11/2007 (B2)
- Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất không tồn tại biệt lập mà tồn trại trong một
mối quan hệ biện chứng.
- Quan hệ sản xuất kết hợp với lực lượng sản xuất hình thành ra phương thức sản
xuất. Lịch sử phát triển của xã hội loại người đã từng chứng kiến sự tồn tại thay thế lẫn
nhau giữa 5 phương thức sản xuất từ thấp đến cao: chế độ công xã nguyên thuỷ -> chiếm
hữu nô lệ -> xã hội phong kiến -> CNTB -> CNCS mà giai đoạn đầu là CNXH.


Trong mỗi phương thức sản xuất thì lực lượng sản xuất bao giờ cũng là nội dung bên
trong của phương thức sản xuất, còn quan hệ sản xuất lai là hình thức biểu hiện bên ngoài
của phương thức sản xuất đó. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất
được thể hiện ở chỗ lực lượng sản xuất của xã hội bao giờ cũng biến đổi và phát triển
trước, nó tạo ra mối quan hệ mâu thuẫn với quan hệ sản xuất cũ. Vì vậy, bắt buộc quan hệ
sản xuất phải từng bước biến đổi cho phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất.
Để phản ánh mối quan hệ này C.Mác đã đưa ra quy luật kinh tế chung quy định sự
tồn tại và thay thế lẫn nhau giữa các phưong thức sản xuất. Đó là quy luật: quan hệ sản
xuất của xã hội phải luôn luôn phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất.
II. Tái sản xuất xã hội
* Bản chất của tái sản xuất xã hội:
Như đã phát triển để sống, để tồn tại thì con người phải tiêu dùng những của cải vật
chất. Để có của cải vật chất bắt buộc con người phải tiến hành quá trình sản xuất ra chúng.
- Quá trình tiêu dùng của xã hội không chỉ diễn ra một lần mà trong thực tiễn, để tồn
tại thì quá trình tiêu dùng của con người cũng như của xã hội là một quá trình liên tiếp, kế
tiếp nhau. Bởi vậy, để có của cải đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội thì quá trình sản
xuất cũng phải thường xuyên được tiếp diễn.
- Từ thực tiễn đó C.Mác chỉ rõ: Quá trình sản xuất ra của cải vật chất được diễn ra
một cách liên tục và phục hồi không ngừng thì gọi là tái sản xuất xã hội.

* Phân loại tái sản xuất xã hội
Tái sản xuất xã hội có thể được phân ra thành nhiều loại hình tuỳ theo các căn cứ lựa
chọn:
- Nếu căn cứ vào tính chất của tái sản xuất thì trong thực tiễn người ta chia thành 2
loại:
+ Tái sản xuất cá biệt: Đây là loại hình tái sản xuất diễn ra trong từng doanh nghiệp,
xí nghiệp hay từng chủ thể kinh tế.
+ Tái sản xuất xã hội: Đây là loại hình tái sản xuất diễn ra trong toàn bộ xã hội hay
trong toàn bộ nền kinh tế bao gồm tất cả các lĩnh vực, các ngành bởi xã hội là tổng hoà của
tất cả các cá thể cá biệt tạo thành.
- Nếu xem xét về quy mô của tái sản xuất thì trong thực tiễn người ta chia thành 2
loại:
+ Tái sản xuất giản đơn: Đó là quá trình tái sản xuất mà quy mô sản xuất của năm sau
bao giờ cũng lặp lại đúng quy mô sản xuất của năm trước, toàn bộ phần sản phẩm thặng
dư được tạo ra ở năm trước đều được sử dụng cho nhu cầu tiêu dùng của bản thân người
đã sản xuất ra nó. Mô hình tái sản xuất giản đơn là đặc trưng cho một nền kinh tế kém phát
triển.
+ Tái sản xuất mở rộng: Đây là loại hình tsx mà quy mô sản xuất của năm sau bao
giờ cùng lớn hơn quy mô sản xuất của năm trước. Muốn thực hiện được quá trình mở rộng
thì bắt buộc người sản xuất phải phân chia sản phẩm thưng dư được tạo ra bởi năm trước
thành 2 phần: Một phần để tích luỹ nhằm tái sản xuất mở rộng ở năm sau, một phần để đáp


ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người sản xuất. Mô hình tái sản xuất mở rộng là đặc
trưng cho 1 nền kinh tế tiến bộ.
Trong mô hình tái sản xuất mở rộng được phân ra thành 2 loại hình cụ thể:
./ Tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng: Đây là mô hình tái sản xuất được biểu hiện ở
quy mô và hiệu quả của sản xuất năm sau cao hơn năm trước nhưng trên cơ sở được biểu
hiện ở chỗ thông qua việc gia tăng về mặt số lượng các yếu tố sản xuất ở đầu vào. Ví dụ:
Tăng thêm lao động (thêm công nhân, vốn tư liệu lao động). Loại hình này không phải đặc

trưng của nền kinh tế hiện đại, tiên tiến.
./ Tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu: Đây là loại hình tái sản xuất mà quy mô cũng
như hiệu quả của nó tăng lên nhưng không cần tăng thêm số lượng các yếu tố đầu vào mà
trên cơ sở những yếu tố đầu vào cũ nhưng tìm ra cách khai thác yếu tố hiệu quả của yếu tố
đầu vào sẵn có như nâng cao trình độ của người lao động để tiến tới năng suất lao động; sử
dụng một cách tối ưu hệ thống tư liệu sản xuất hiện có trên cơ sở tăng ca, tăng kíp làm
việc của máy móc thiết bị để từ đó tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn; không cần tăng
vốn nhưng tìm cách tăng tốc độ chu chuyển của vốn.
* Các khâu của một chu kỳ tái sản xuất:
- Như đã phát triển quá trình tài sản xuất là quá trình thường xuyên được lặp đi lặp lại
theo các chu kỳ.
- Trong mỗi một chu kỳ tái sản xuất bao gồm có 4 khâu vừa độc lập với nhau nhưng
vừa phụ thuộc vào nhau đó là: sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng.
- Sản xuất là khâu đầu tiên của chu kỳ tái sản xuất, kết quả của tái sản xuất là tạo ra
khối lượng sản phẩm cho nền kinh tế bao gồm cả tư liệu sản xuất và sản phẩm tiêu dùng.
Kết quả của sản xuất quyết định mức tổng thu của nền kinh tế.
- Tiêu dùng là khâu cuối cùng của một chu kỳ tái sản xuất, quy mô và hình thức tiêu
dùng phụ thuộc vào kết quả của tái sản xuất. Tiêu dùng của một nền kinh tế sẽ hình thành
nên mức tổng cầu đối với các l oại hàng hoá và dịch vụ. Tuy vậy, trong nền kinh tế thị
trường hiện nay, tiêu dùng không hoàn toàn phụ thuộc một cách honà toàn thụ động vào
kết quả của sản xuất mà ngược lại tiêu dùng trở thành động cơ và m ục đích của sản xuất.
- Phân phối và trao đổi là 2 khâu nằm trong kênh lưu thông của nền kinh tế, nó có
chức năng nối liền giữa sản xuất với tiêu dùng và ngược lại. Tuy vậy, mỗi một khâu lại có
một vị trí và vai trò nhất định trong một chu kỳ tái sản xuất cụ thể là:
+ Phân phối là khâu tiếp theo của quá trình sản xuất, nó làm chức năng phân phối kết
quả sản xuất cho các nhu cầu của sản xuất và của cả tiêu dùng. Tuy vậy kết quả của quá
trình phân phối chưa hẳn đã phù hợp với mục đích của tiêu dùng. Vì vậy, cần phải có một
khâu kết tiếp để hoàn thiện kết quả của phân phối.
+ Trao đổi là khâu kế tiếp quá trình phân phối, chức năng của nó là để hoàn thiện kế
quả phân phối sao cho phù hợp với mục đích tiêu dùng của mỗi một chủ thể. Trao đổi có

thể diễn ra dưới hình thức hiện vật hay thông qua giá trị trên thị trường.
Như vậy 4 khâu của một chu kỳ tái sản xuất luôn luôn có mỗi quan hệ biện chứng
quy định và phụ thuộc lẫn nhau, nếu trong qua trình vận động một trong 4 khâu đó trục
trặc thì sẽ dẫn đến nên kinh tế trục trặc hay lâm vào trình trạng khủng hoảng.
* Những nội dung cơ bản của tái sản xuất xã hội: Quá trình tái sản xuất xã hội bao
gồm 4 nội dung chủ yếu:


- Tái sản xuất ra của cải vật chất: Đây là nội dung quan trọng và quyết định nhất bởi
vì nó phản ánh mục đích của nền sản xuất xã hội là sản xuất ra ngày càng nhiều của cải vật
chất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên của con người.
- Tái sản xuất ra sức lao động: Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất con người
phải vận dụng sức lao động của mình để kết hợp với tư liệu sản xuất và qua đó mà sản
xuất ra của cải vật chất. Vì vậy, quá trình sản xuất xã hội là qtrình tiêu dùng sức lao động
của con người. Sức lao động là yếu tố chủ thể giữ vai trò quyết định quá trình sản xuất xã
hội. Vì vậy, để quá trình sản xuất xã hội không ngừng tiếp diễn thì bắt buộc phải tái sản
xuất ra chính sức lao động của con người.
- Tái sản xuất ra các quan hệ sản xuất xã hội: Như đã phân tích quá trình tái sản xuất
là quá trình 1 mặt tác động và tự nhiên nhưng mặt khác đó cũng chính là quá trình con
người tác động qua lại lẫn nhau để hình thành nên các quan hệ sản xuất xã hội. Quá trình
sản xuất không diễn ra một lần mà diễn ra liên tục. Vì vậy, việc tái sản xuất ra các quan hệ
sản xuất xã hội giữa con người với nhau cũng là quá trình diễn ra liên tục.
- Tái sản xuất ra môi trường tự nhiên sinh thái:
+ Quá trình tái sản xuất là quan trình con người tác động vào tự nhiên, khai thác tự
nhiên và chiếm hữu lấy những sản phẩm của tự nhiên để đáp ứng nhu cầu của con người.
Vì vậy, làm cho của cải tự nhiên ngày càng bị khai thác dẫn đến tình trạng kiệt quệ.
+ Trong quá trình tái sản xuất và phát triển kinh tế dưới sự tác động của cách mạng
KHCN cũng làm cho môi trường tự nhiên sinh thái bị phá huỷ một cách nghiêm trọng.
+ Lịch sử phát triển kinh tế của nhân loại cũng đồng thời gắn với lịch sử của các cuộc
cạnh tranh. Vì vậy, bom đạn, hoá chất cũng la những tác nhân làm cho môi trường sinh

thái của trái đất ngày càng bị phá hại một cách nghiêm trọng.
Từ những phân tích trên, có thể khẳng định rằng, để cho quá trình tái sản xuất xã hội
được diễn ra một cách liên tục và phục hồi không ngừng thì ngoài những nội dung kinh tế
như đã phân tích thì yếu tố môi trường và những điều kiện tự nhiên sinh thái cũng cần phải
được tái sản xuất một cách liên tục.
III. Tăng trưởng và phát triển kinh tế
1. Tăng trưởng kinh tế
* Khái niệm: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô của nền kinh tế và mức
sống của dân cư qua mỗi một thời kỳ nhất định.
* Các chỉ tiêu xác định mức tăng trưởng kinh tế: Để xác định mức tăng trưởng có
các chỉ tiêu sau:
- Tổng sản phẩm quốc dân: GNP là tổng giá trị tính bằng tiền của tất cả các sản phẩm
hàng hoá và dịch vụ mà một quốc gia đã sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định (thường là
một năm) bằng các nguồn lực của chính quốc gia đó
Như vậy, tổng sản phẩm quốc dân sẽ bao gồm tổng giá trị sản phẩm hàng hoá và dịch
vụ tính ở cả trong nước lẫn đầu tư ra sản phẩm ở nước ngoài.
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Đó là tổng giá trị tính bằng tiền của tất cả các sản
phẩm hàng hoá và dịch vụ mà một quốc gia đã sản xuất ra trên lãnh thổ của mình trong
một thời gian nhất định (thường là một năm) nhưng không phân biệt nguồn lực lấy từ đâu.
Như vậy GDP sẽ bao gồm tổng giá trị của tất các những sản phẩm hàng hoá và dịch
vụ mà quốc gia đó sử dụng nguồn lực của mình sản xuất ra trên lãnh thổ của quốc gia


mình, đồng thời cũng bao gồm tổng giá trị của tất cả những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ
mà các đối tác hay nhà đầu tư nước ngoài dùng nguồn lực của họ để sản xuất ra trên lãnh
thổ của mình.
- Thu nhập quốc dân bình quân đầu người: GNP/người, GDP/người.
* Phương pháp xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế:
- Trong quá trình hạch toán KTQD có 2 phương pháp xác định chỉ tiêu GNP, GDP:
Nếu lấy sản lượng của nền kinh tế (tổng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ) nhân với giá thị

trường hiện hành của nền kinh tế thì sẽ có chỉ tiêu CNP (GDP) danh nghĩa. Với chỉ tiêu
này nó chịu sự tác động của tình trạng lạm phát trong nền kinh tế. Vì vậy nó không phản
ánh chính xác tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Ví dụ: Năm 1970: 1.000 quạt * 100.000đ/cái = 10 triệu
Năm: 2000: 1.000 quạt * 200.000đ/cái = 20 triệu
Năm 2007: 4.000 quạt * 100.000đ/cái = 40 triệu
Năm 2000 doanh thu lơn hơn năm 1997 nhưng ko tăng trưởng kinh tế. Năm 2007
tăng trưởng kinh tế.
Để tính tốc độ tăng trưởng kinh tế người tra dùng chỉ tiêu CNP (GDP) thực tế. Đó là
tổng giá trị của các sản phẩm mà nền kinh tế sản xuất ra trong năm nhưng được nhân với
giá của năm gốc hay giá cố định của năm so sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Công thức xác định tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm trước (B với A):
{[GNPr (GDPr)/B - GNPr (GDPr)/A]/GNPr (GDPr)/A}*100%
2. Phát triển kinh tế
- Khái niệm: Phát triển kinh tế cũng là sự gia tăng về quy mô của nền kinh tế và mức
sống của dân cư qua các thời kỳ nhhất định nhưng đồng thời còn phản ánh sự biến đổi
trong cơ cấu của nền kinh tế.
- Chỉ tiêu xác định: Giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế có những phần nội hàm
chung nhưng phát triển kinh tế về mặt phạm vi (ngoại diện) rộng hơn tăng trưởng kinh tế.
Do đó khi tính hay xác định mức độ phát triển của nền kinh tế người ta sử dụng cả những
chỉ tiêu của tăng trưởng kinh tế, đồng thời sử dụng thêm chi tiểu biến đổi trong cơ cấu của
nền kinh tế.
- Nội dung của phát triển kinh tế: 3 nội dung
+ Sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc nội cũng như tổng sản phẩm quốc dân và mức
thu nhập quốc dân bình quân đầu người.
+ Phải tạo ra sự biến đổi trong cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ thể hiện ở chỗ tỷ
trọng của ngành nông nghiệp ngày càng giảm xuống cả tương đối lẫn tuyệt đối, còn tỷ
trọng ngành công nghiệp và XDCB phải tăng lên, đặc biệt tỷ trọng của ngành dịch vụ phải
tăng lên nhanh nhất.
+ Mức độ thoả mãn nhu cầu cơ bản của xã hội phải ngày càng tăng lên và được thể

hiện ở mức tăng thu nhập thực tế, chất lượng giáo dục và y tế mà mỗi một người được thụ
hưởng.
- Phát triển kinh tế gắn với tiến bộ xã hội và đảm bảo tính bền vững:
+ Tiến bộ xã hội là một phạm trù phản ánh sự phát triển của xã hội từ trình độ thấp
lên trình độ cao. Vì vậy, việc phát triển kinh tế bao giờ cũng phải gắn với các mục tiêu của
tiến bộ xã hội bao gồm tiến bộ về mặt kinh tế, chính trị và xã hội.


+ Phát triển và tăng trưởng kinh tế là những mục tiêu kinh tế vĩ mô mà tất cả mọi
quốc qua đều phải hướng tới. Nhưng tăng trưởng và phát triển kinh tế không phải bằng
mọi giá mà một trong những mục tiêu quan trọng gắn với tăng trưởng và phát triển đó là
tính bền vững của quá trình. Điều đó có nghĩa là tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế
của các quốc gia hiện tại sẽ không làm ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng và phát triển của
quốc gia đó ở trong tương lai.
15/12/2007 (B3):
CHƯƠNG III: HÀNG HOÁ VÀ TIỀN TỆ
I. Điều kiện ra đời, đặc trưng và các ưu thế của sản xuất hàng hoá
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người đã tồn tại 2 hình thức sản xuất ra của
cải vật chất để nuôi sống con người đó là:
- Sản xuất tự cấp, tự túc hay còn gọi là nền kinh tế tự nhiên
- Sản xuất hàng hoá hay còn gọi là kinh tế hàng hoá
1. Sản xuất tự cung tự cấp (Kinh tế tự nhiên)
- Khái niệm: Sản xuất tự cung, tự cấp là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội, mà các sản
phẩm do nó sản xuất ra là nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của chính bản thân người sản
xuất ra nó (kết hợp lao động của con người với tư liệu sản xuất để sản xuất ra của cải vật
chất).
Vì vậy, sản xuất tự cung, tự cấp còn được gọi là nền kinh tế tự nhiên và nó vận hành
theo cơ chế tự sản, tự tiêu.
- Đặc trưng của nền kinh tế VN: Đây là nền kinh tế phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên;
quy mô sản xuất nhỏ bé phân tán; kỹ thuật sản xuất thủ công lạc hâu nên năng suất thấp;

nền kinh tế chưa gắn với thị trường.
Sản xuất tự cung, tự cấp hay kinh tế tự nhiên gắn với đặc trưng của nền kinh tế kém
phát triển.
2. Sản xuất hàng hoá
- Khái niệm: Sản xuất hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà các sản phẩm
do nó sản xuất ra là nhằm mục đích bán, trao đổi trên thị trường, để cho người khác tiêu
dùng chứ không phải cho chính người sản xuất ra nó tiêu dùng.
- Đặc điểm của sản xuất hàng hoá:
+ Sản xuất hàng hoá bao giờ cũng tồn tại với quy mô lớn và tập trung
+ Kỹ thuật sản xuất ngày càng phải tiên tiến hiện đại để từ đó sản xuất ra năng suất
lao động cao dấn đến giá thành hạ và chất lượng ngày càng cao.
+ Sản xuất hàng hoá gắn với thị trường và tiền tệ như một tất yếu khách quan
+ Sản xuất hàng hoá lấy mục tiêu hiệu quả (lãi hay lợi nhuận)
+ Sản xuất hàng hoá luôn tồn tại trong môi trường cạnh tranh
* Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá: Các Mác đã nhấn mạnh sản xuất hàng
hoá chỉ ra đời khi có được 2 điều kiện tiền đề (cần và đủ):
+ Phải phát triển phân công lao động xã hội


+ Phải tồn tại sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất (do quan hệ sở hữu
đối với tư liệu sản xuất quyết định)
a. Phát triển phân công lao động xã hội
- Khái niệm: Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hoá giữa những người sản
xuất, mỗi người làm một công việc và sản xuất ra một hay một số sản phẩm nhất định.
Nhưng trong đời sống và quá trình tiêu dùng không có bất kỳ một ai chỉ tiêu dùng những
sản phẩm do mình sản xuất ra mà dẫn đến một tất yếu người này có nhu cầu tiêu dùng sản
phẩm của người kia và ngược lại. Để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng bắt buộc phải diễn ra
quá trình mua bán hay trao đổi sản phẩm giữa những người sản xuất và từ đó tất yếu sẽ
dẫn đến ra đời kinh tế hàng hoá.
Phân công lao động xã hội ngày càng phát triển sẽ càng tao ra càng nhiều sản phẩm

đa dạng và phong phú để phục vụ nhu cầu đời sống xã hội. Tuy vậy, phân công lao động
xã hội mới chỉ là điều kiện cần, nếu chỉ có phân công lao động xã thì chưa chắc đã có sản
xuất hàng hoá.
b. Tồn tại sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất
- Trong nền kinh tế hàng hoá dù tồn tại dưới hình thức nào nó cũng đều được hình
thành dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Vì vậy, tư liệu sản xuất thuộc về
ai thì sản phẩm được tạo ra từ những tư liệu sản xuất đó sẽ thuộc quyền chiếm hữu của
chính bản thân chủ sở hữu tư liệu sản xuất đó. Người khác muốn tiêu dùng hay sử dụng
những sản phẩm đó bắt buộc phải tiến hành mua bán hay trao đổi. Khi đó kinh tế hàng hoá
sẽ ra đời.
Từ những phân tích trên, có thể khẳng định sản xuất hàng hoá muốn ra đời phải hội
tụ đủ 2 điều kiện như đã phát triển, nếu thiếu một trong 2 điều kiện đó sản xuất hàng hoá
không xuất hiện.
* Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá so với tự cung, tự cấp:
- Sản xuất hàng hoá ra đời là một bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của xã
hội loài người, nó đưa loài người thoát khỏi tình trạng mông muộ của nền kinh tế tự nhiên,
nó làm cho lực lượng sản xuất của xã hội ngày càng phát triển. Vì vậy, hiệu quả kinh tế xã
hội của nền kinh tế ở các quốc gia cũng ngày càng tăng lên.
- Ưu thế của sản xuất hàng hoá so với sản xuất tự cấp, tự túc được thể hiện ở các nội
dung:
+ Do mục đích của sản xuất hàng hoá là để phục vụ cho nhu cầu của người khác, của
thị trường. Vì vậy nó không bị giới hạn bởi quy mô, cho nên nó đã tạo ra động lực để khai
thác và sử dụng một cách tối ưu nhất các nguồn lực của nền kinh tế và sản xuất ra tối đa
các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường và của xã hội.
+ Tái sản xuất hàng hoá lấy lợi nhuận làm động lực và cạnh tranh lmà môi trường. Vì
vậy, nó bắt buộc những người sản xuất hàng hoá phải năng động, sáng tạo trong sản xuất
kinh doanh, phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật công nghệ, phải hợp lý hoá quá trình sản
xuất để tăng năng suất lao động, để hạ giá thành sản phẩm, để nâng cao chất lượng sản
phẩm nhằm tiêu thu sản phẩm hàng hoá một cách nhanh nhất, thuận lợi nhất để đạt được
mức lợi nhuận cao nhất trong sản xuất kinh doanh.

+ Sản xuất hàng hoá là nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của thị trường, vì vậy sản
xuất hàng hoá bao giờ cũng phát triển theo hướng mở. Với đặc điểm đó, sản xuất hàng hoá
làm cho quan hệ giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng, giữa các quốc gia ngày càng phát


triển, trên cơ sở đó mà khai thác tối đa những lợi thế tuyệt đối và cả lợi thế so sánh của
từng vùng, từng chủ thể, từng quốc gia nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Từ đó tạo
điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
II. Những vẫn đề về hàng hoá
1. Hàng hoá và 2 thuộc tính của hàng hoá
* Bản chất của hàng hoá
- Hàng hoá trước hết nó phải là một tập hợp có ích do cong người sản xuất ra mà nó
có khả năng thoả mãn những nhu cầu nhất định nào đó của con người và nó được sản xuất
ra để bán, trao đổi trên thị trường.
- Hàng hoá có thể tồn tại dưới nhiều hình thức đó là: Hàng hoá hữu hình (sản phẩm),
hàng hoá vô hình (dịch vụ).
* Hai thuộc tính của hàng hoá: Các Mác nhấn mạnh bất cứ một vật phẩm nào một
khi đã gọi là hàng hoá thì rất khoát sẽ có 2 thuộc tính: Giá trị sử dụng, giá trị của hàng hoá.
a. Giá trị sử dụng:
- Giá trị sử dụng hàng hoá là công cụ của hàng hoá, nó thể hiện ở khả năng thoả mãn
nhu cầu nhất định của người mua (cơm ăn, áo mặc, xe, …)
- Giá trị sử dụng gắn với thuộc tính tự nhiên của vật phẩm. Vì vậy, nó là phạm trù tồn
tại vĩnh viễn của vật phẩm.
- Giá trị sử dụng của hàng hoá không phải ngay một lúc con người đã phát hệin ra
được hết mà cùng với quá trình phát triển của tư duy và KHCN thì con người ngày càng
nhận thức, phát hiện đầy đủ hơn những giá trị hay công dụng của vật phẩm.
- Giá trị sử dụng của hàng hoá chỉ được thể hiện thông qua quá trình tiêu dùng của
con người.
b. Giá trị của hàng hoá
- Giá trị hàng hoá là một phạm trù trừu tượng. Vì vậy, muốn hiểu được bản chất thực

thể giá trị của hàng hoá thì Các Mác cho rằng cần phải thông qua một phạm trù trung gian
đó là giá trị trao đổi.
- Giá trị trao đổi:
+ Giá trị trao đổi là một tương quan tỷ lệ về lượng giữa một giá trị sử dụng này đổi
lấy một giá trị sử dụng khác.
+ Các Mác đưa ra phương trình trao đổi: 1 cái rìu = 20 kg thóc và đưa ra 2 câu hỏi:
Tại sao 2 vật phẩm có giá trị sử dụng khác nhau lại trao đổi được với nhau. Trả lời vấn đề
này, Các Mác chỉ rõ sở dĩ rìu và thóc trao đổi được với nhau là vì giữa chúng có một cái
chung, cái chung đó thể hiện ở chỗ rìu và thóc đều là sản phẩm do lao động con người
sáng tạo ra. Do đó việc trao đổi rìu lấy thóc chỉ là hình thức biểu hiện bên ngoài, còn thực
chất bên trong là người ta trao đổi lao động hao phí ẩn dấu ở bên trong rìu và thóc.
Tại sao lại trao đổi theo một tỷ lệ nhất định 1 rìu = 20kg thóc. Trả lời vấn đề này, Các
Mác chỉ rõ khi người có rìu và người có thóc trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất định,
điều đó có nghĩa là người ta đã mặc nhiên thừa nhận lao động hao phí để làm ra một cái
rìu ngang bằng lao động để sản xuất ra 20 kg thóc.
Từ việc phân tích giá trị trao đổi Mác đi đến kết luật quan trọng về bản chất hay thực
thể giá trị của hàng hoá đó là: Giá trị hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất hàng


hoá kết tinh trong hàng hoá. Như vậy chất giá trị của hàng hoá là lao động. Vì vậy, vật nào
không chứa đựng lao động của con người thì sẽ không có giá trị.
Từ phân tích trên có thể khẳng định: Nếu một vật phẩm chỉ có một trong hai thuộc
tính như đã phân tích thì không thể trở thành hàng hoá. Vật phẩm chỉ trở thành hàng hoá
một khi nó có giá trị sử dụng nhưng nó phải kết tinh lao động của chính con người sản
xuất ra nó.
2. Tính chất 2 mặt của lao động sản xuất ra hàng hoá
- Sở dĩ hàng hoá có 2 thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị là vì lao động của con
người sản xuất ra hàng hoá có tính chất 2 mặt đó là: lao động cụ thể và lao động trừu
tượng.
Các Mác là người đầu tiên đã phát hiện ra tính chất 2 mặt này của lao động sản xuất

ra hàng hoá, vì vậy ông đã làm một cuộc cách mạng trong lý thuyết giá trị lao động.
* Lao động cụ thể:
- Là lao động của người sản xuất hàng hoá mà nó có mục đích riêng, đối tượng riêng,
công cụ riêng, thao tác riêng và kết quả riêng.
- Mỗi một lao động cụ thể sẽ tạo ra một giá trị sử dụng khác nhau. Vì vậy, phân công
lao động xã hội ngày càng phát triển sẽ tạo ra ngày càng nhiều lao động cụ thể khác nhau.
Do đó sẽ tạo ra cho xã hội ngày càng nhiều những giá trị sử dụng cũng khác nhau.
- Giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn. Vì vậy, lao động cụ thể cũng là một
phạm trù vĩnh viễn.
* Lao động trìu tượng:
- Như đã phân tích mỗi một lao động cụ thể sẽ tạo ra một giá trị sử dụng, trong nền
kinh tế hàng hoá trên thị trường người ta trao đổi với nhau rất nhiều những hàng hoá có giá
trị sử dụng khác nhau. Để thực hiện được mục đích trao đổi bắt buộc phải quy đổi những
lao động cụ thể khác nhau đó thành một thứ lao động chung mác gọi đó là lao động trừu
tượng.
- Định nghĩa: lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hoá nếu chỉ
xem nó là sự hao phí sức óc, sức thần kinh hay sức cơ bắp nói chung của con người mà
không kể đến hình thái biểu hiện cụ thể của nó thì gọi đó là lao động trừu tượng.
- Lao động trừu tượng sẽ tạo ra giá trị của hàng hoá. Giá trị của hàng hoá là một
phạm trù mang tính lịch sử. Vì vậy, lao động trừu tượng cũng là một phạm trù mang tính
lịch sử, nó chỉ tồn tại và xuất hiện trong nền kinh tế hàng hoá.
* Vai trò của lao động (sau)
3. Lượng giá trị của các nhân tố quyết định đến lượng giá trị hàng hoá
- Như đã phân tích, chất giá trị của hàng hoá là lao động hao phí để sản xuất ra hàng
hoá
- Nhưng trên thị trường hàng hoá đem trao đổi đòi hỏi phải được xem xét về lượng
giá trị để quyết định giá cả của nó.
- Để xác định lượng giá trị của hàng hoá, trước hết cần phải xem xét thước đo lượng
giá trị.
* Thước đo lượng giá trị được sđ là thời gian lao động hao phí để sản xuất ra hàng

hoá đó. Nhưng để sản xuất ra cùng một loại hàng hoá thì thời gian lao động hao phí của


những người sản xuất khác nhau sẽ khác nhau. Vì vậy, Mác chia thời gian lao động hao
phí thành 2 loại:
- Thời gian lao động cá biệt: Đó là thời gian lao động háo phí của mỗi người sản xuất,
nó phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người sản xuất; phụ thuộc vào tính
chất và đặc điểm của công cụ lao động; phụ thuộc vào tâm lý tình cảm của người lao động;
phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của quá trình sản xuất. Như vậy, thời gian lao động cá
biệt của mỗi một người, nó chỉ quyết định chi phí cá biệt của mỗi người để tạo ra sản
phẩm. Do đó, nó cũng sẽ quyết định giá trị của sản phẩm cá biệt đối với mỗi một người.
Nhưng trên thị trường khi đem trao đổi nếu cùng 1 sản phẩm có tính chất và chất lượng
như nhau thì người ta không thể căn cứ vào thời gian lao động cá biệt để quyết định giá trị
hay giá cả của sản phẩm mà phải căn cứ vào mức thời gian lao động trung bình xã của tất
cả những người sản xuất và cung ứng loại sản phẩm đó ra thị trường. Mác gọi đó là thời
gian lao động xã hội cần thiết, và định nghĩa:
+ Thời gian lao động xã hội cần thiết và thời gian để cho những lao động có trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ ngang nhau, làm việc với chế độ ngang nhau và trong những điều
kiện sản xuất khác cũng nganh nhau quyết định. Các Mác còn nhấn mạnh: Thời gian lao
động xã hội cần thiết thường được quyết định bởi thời gian lao động hao phí của người sản
xuất và cung cấp đại bộ phận một khối lượng sản phẩm nào đó trên thị trường.
* Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá: Trên thị trường hàng hoá có lúc
rẻ, lúc đắt, điều đó chứng tỏ rằng, lượng giá trị của hàng hoá không cố định mà luôn luôn
biến đổi. Sự biến đổi của lượng giá trị phụ thuộc vào các nhân tố sau:
- Năng suất lao động:
+ Khái niệm năng suất lao động: Là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh số lượng sản
phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay lượng thời gian lao động hao phí để sản
xuất ra một đơn vị sản phẩm.
+ Khai niệm tăng năng suất lao động: Tăng năng suất lao động có nghĩa là rong cùng
một đơn vị thời gian lao động như trước nhưng số lượng sản phẩm được sản xuất ra tăng

lên, nhưng lương lao động hao phí không thay đổi. Vì vậy, lượng giá trị của một đơn vị
sản phẩm sẽ giảm xuống.
+ Mối quan hệ giữa năng suất lao động với lượng giá trị của sản phẩm. Như vậy, giữa
năng suất lao động và lượng giá trị hàng hoá có mối quan hệ tương quan tỷ lệ nghịch có
nghĩa là: khi năng suất lao động tăng thì lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm sẽ giảm
xuống và ngược lại.
- Cường độ lao động:
+ Khái niệm về cường độ lao động: Cường độ lao động là một phạm trù kinh tế, nó
phản ánh mức độ khẩn trương hay sự mệt nhọc của người lao động trong quá trình sản
xuất.
+ Khái niệm tăng cường độ lao động: Tăng cường độ lao động có nghĩa là tăng mức
độ khẩn trương, mệt nhọc của lao động. Vì vậy, trong cùng một đơn vị thời gian lao động
như trước, số lượng sản phẩm được sản xuất ra trăng lên, nhưng lượng lao động hao phí
cũng tăng lên tương ứng. Vì vậy, lượng giá trị của mỗi một đơn vị sản phẩm cũng không
đổi.
- Tính chất của lao động (trình độ chuyên môn):


+ Lao động sản xuất ra hàng hoá không đồng nhất về trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ. Vì vậy có thể chia ra 2 loại: Lao động giản đơn và lao động phức tạp.
+ Lao động giản đơn là lao động không cần phải qua đào tạo huấn luyện chuyên môn,
nghiệp vụ, chỉ cần có sức lao động bình thường là có thể thực hiện được.
+ Lao động phức tạp là lao động phải đòi hỏi phải được huấn luyện đào tạo chuyên
môn từ thấp đến cao. Vì vậy, trong cùng một thời gian lao động như nhau thì lao động
phức tạp bao giờ cũng tạo ra nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn. Vì vậy, CMác
nhấn mạnh lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn.
* Cơ cấu lượng giá trị của hàng hoá và vai trò của lao động cụ thể và lao động trừu
tượng trong việc hình thành các bộ phận trong cơ cấu lượng giá trị.
- Cơ cấu lượng giá trị của hàng hoá:
+ Cơ cấu lượng giá trị của hàng hoá bao gồm: 2 bộ phận cấu thành là giá rị cũ (c) đó

là giá trị của những tư liệu sản xuất đã hao phí trong việc tham gia hình thành nên giá trị
sản phẩm; và giá trị mới (v+m) đó là phần giá trị do lao động của người công nhân tạo ra
bồm gồm giá trị sức lao động của người công nhân (v) và giá trị thặng dư (m) mà người
công nhân sáng tạo ra trong quá trình sản xuất.
+ Cơ cấu giá trị của một đơn vị sản phẩm: c + v + m
- Vai trò của lao động cụ thể: Lao động cụ thể của người công nhân có vai trò bảo tồn
và di chuyển giá trị của những tư liệu sản xuất vào bộ phận những giá trị cũ của sản phẩm.
- Vai trò của lao động trừu tượng: Lao động trừu tượng là lao động tạo ra giá trị của
sản phẩm, nó được biểu thị bởi sức lao động của người công nhân tham gia vào quá trình
sản xuất. Vì vậy, trong quá trình sản xuất lao động của người công nhân có vai trò sáng tạo
ra giá trị mới trong cơ cấu của sản phẩm (v+m) có nghĩa là lao động trừu tượng không chỉ
sáng tạo ra giá trị của sản phẩm mà còn sáng tạo ra một lượng giá trị lớn hơn giá trị của
bản thân sức lao động hay nói cách khác lao động trừu tượng là nguồn gốc sáng tạo ra giá
trị thặng dư của nhà Tư bản.
22/12/2007 (B4)
IV. Quy luật giá trị
1. Bản chất và yêu cầu của quy luật giá trị
* Bản chất (nội dung) của quy luật giá trị: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản
của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Bất cứ ở đâu đã có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì
đều có sự hoạt động của quy luật giá trị.
* Yêu cầu của quy luật giá trị:
- Như đã phân tích, quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của cả sản xuất và trao
đổi hàng hoá. Vì vậy:
+ Đối với sản xuất: Quy luật giá yêu cầu: Việc sản xuất ra hàng hoá phải căn cứ vào
lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó.
+ Đối với lưu thông hay trao đổi hàng hoá trên thị trường thì quy luật giá trị yêu cầu
việc trao đổi, mua bán tuân theo quy luật trao đổi ngang giá (mua bán đúng giá trị).
2. Tác dụng của quy luật giá trị
- Quy luật giá trị trong nền kinh tế tư bản phát huy tác dụng cả trong quá trình sản
xuất lẫn quá trình lưu thông. Điều đó được thể hiện ở những tác dụng cụ thể sau:



+ Quy luật giá trị tham gia điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá:
./ Trong quá trình sản xuất quy luật giá trị sẽ điều tiết việc phân bổ các nguồn lực, các
yếu tố sản xuất giữa các ngành và các lĩnh vực kinh tế. Sự điều tiết này được thực hiện
thông qua sự biến động của giá cả trên thị trường.
./ Trong lưu thông quy luật giá trị cũng thông qua sự biến động của giá cả trên thị
trường để thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp về nơi giá cả cao và làm cho lưu thông của
nền kinh tế luôn luôn thông suốt.
+ Quy luật giá trị nó kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất. Từ đó làm cho
năng suất lao động không ngừng tăng lên và tất yếu sẽ dẫn đến lực lượng sản xuất của toàn
bộ nền kinh tế cũng ngày cang phát triển. Trong thực tiễn của nền kinh tế hàng hoá sản
phẩm sản xuất ra bắt buộc phải được người tiêu dùng chấp nhân trên thị trường và được họ
trả giá. Tâm lý của người tiêu dùng là tối đa hoá lợi ích kinh tế. Còn tâm lý của nhà sản
xuất là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục đích đó bắt buộc các nhà sản xuất phải tìm
mọi cách kích thích công nghệ sản xuất, hợp lý hoá quá trình sản xuất nhằm nâng cao năng
suất lao động để giảm giá thành của sản phẩm. Mặt khác thông qua việc áp dụng kỹ thuật
công nghệ vào trong quá trình sản xuất thì cũng góp phần làm cho chất lượng sản phẩm
ngày càng tăng lên, điều đó hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp sẽ làm cho lực lượng sản xuất
hàng hoá của toàn xã hội ngày càng phát triển.
Trong quá trình sản xuất muốn nâng cao năng suất lao động để giảm giá thành sản
phẩm thì cũng bắt buộc người sản xuất hàng hoá phải nâng cao trình độ của chính con
người lao động và cải tiến kỹ thuật công nghệ sản xuất. Đó cũng là nguyên nhân làm cho
lực lượng sản xuất của xã hội phát triển.
+ Quy luật giá nó cũng tự phát phân hoá người lao động trở thành kẻ giàu, người
nghèo. Qua đó nó cũng góp phần bình tuyển người lao động trong qua trình sản xuất hàng
hoá.
3. Biểu hiện của quy luật giá trị trong các giai đoạn phát triển của CNTB
- Phương thức sản xuất TBCN được đặc trưng bởi một nền kinh tế hàng hoá ngày
càng phát triển ở trình độ cao. Quy luật giá trị lại là quy luật kinh tế của sản xuất và trao

đổi hàng hoá. Vì vậy, nó sẽ tồn tại và hoạt động trong suốt quá trình phát triển của phương
thức sản xuất TBCN.
- Phương thức sản xuất TBCN lại chia ra làm 2 giai đoan phát triển cao cấp khác
nhau: Giai đoạn đầu (giai đoạn thấp) gọi là CNTB tự do cạnh tranh, giai đoạn sau (giai
đoạn cao) gọi là CNTB độc quyền. Ở mỗi một giai đoạn của nền kinh tế TB, quy luật giá
trị có những biểu hiện không giống nhau. Cụ thể là: Trong giai đoạn CNTB tự do cạnh
tranh, cơ chế cạnh tranh tự do tác động vào nền kinh tế. Từ đó xuất hiện việc phân chia lợi
nhuận giữa các nhà TB theo nguyên tắc tỷ suất lợi nhuận bình quân. Vì vậy, quy luật giá
trị trong giai đoạn này được biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất.
Giá cả sản xuất = chi phí sản xuất + Lợi nhuận bình quân
Giá cả sản xuất = c + v + pbq
Nhưng sang đến giai đoạn CNTB độc quyền, vì xuất hiện cơ chế độc quyền trong nền
kinh tế nên các nhà TB độc quyền có thể đề ra giá cả độc quyền cao để thu được lợi nhuận
độc quyền. Vì vậy, quy luật giá trị trong giai đoạn này lại biểu hiện thành quả quy luật giá
cả độc quyền.
Giá cả độc quyền = Chi phí sản xuất + Lợi nhuận bình quân + Lợi nhuận do độc quyền


Giá cả độc quyền = c + v + pbq + pđq
V- Cạnh tranh và quan hệ cung cầu
1. Cạnh tranh trong nền kinh tế hàng hoá
- Cạnh tranh là một khái niệm rất rộng, nó không chỉ tồn tại trong lĩnh vực kinh tế mà
còn tồn tại cả trong lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Trong nền kinh tế hàng hoá, và cao hơn là nền kinh tế thị trường, tất cả các chủ thể
kinh tế tham gia vào nền kinh tế đều nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận. Vì vây, tất yếu
sẽ dẫn đến cạnh tranh với nhau một cách quyết liệt.
- Đứng trên giác ngội kinh tế chính trị có thể hiểu: cạnh tranh là sự đấu tranh giữa các
chủ thể hành vi kinh tế nhằm giành lợi ích tối đa cho mình.
- Như vậy cạnh tranh là yếu tố cơ bản của cơ chế thị trường và nó là một hiện tượng
tự nhiên mang tính tất yếu đối với mọi quốc gia một khi đã phát triển nền kinh tế theo

hướng thị trường.
* Cạnh tranh thể hiện vai trò của nó thông qua các chức năng:
- cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh một cách linh hoạt sản xuất xã hội và do đó làm cho
sự phân bổ các yếu tố nguồn lực của nền kinh tế một cách hợp lý và tối ưu nhất.
- Cạnh tranh trong nền kinh tế nó góp phần kích thích tiến bộ kỹ thuật được áp dụng
vào trong quá trình sản xuất làm cho năng suất lao động ngày càng tăng lên, giá thành và
giá cả sản phẩm ngày càng rẻ đi, chất lượng của sản phẩm ngày càng được nâng cao …
Qua đó đem lại lợi ích cho toàn xã hội và mỗi một người tiêu dùng.
- Cạnh tranh góp phần tạo cơ sở cho việc phân phối thu nhập lần đầu giữa các chủ
thhể trong nền kinh tế. Cụ thể là thông qua cạnh tranh người nào có năng suất lao động
cao, chất lượng sản phẩm tốt thì sẽ có thu nhập cao. Đồng thời thông qua cạnh tranh nhu
cầu của người tiêu dùng được đáp ứng đầy đủ nhất.
* Các loại hình cạnh tranh trong nền kinh tế hàng hoá: Tuỳ thuộc vào những căn
cứ mà người ta có thể phân cạnh tranh thành nhiều loại hình:
- Nếu căn cứ vào giác độ nghiên cứu, người ta chia cạnh tranh thành cạnh tranh trong
nội bộ ngành và giữa các ngành hay cạnh tranh giữa bên mua với bên bán, cạnh tranh giá
cả với cạnh tranh phi giá cả.
- Nếu đứng trên giác độ quản lý thì chia cạnh tranh thành cạnh tranh kinh tế và cạnh
tranh phi kinh tế, cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo.
2. Quan hệ cung cầu trong nền kinh tế hàng hoá
- Cung là khối lượng hàng hoá và các chủ thể trong nền kinh tế sẽ sản xuất và sẽ cung
ứng ra thị trường tương ứng với các điều kiện, đó là giá cả thị trường, chi phí sản xuất,
nguồn lực của các chủ thể.
Như vậy cung bao giờ cũng tỷ lệ thuận với sự biến đổi của giá: Giá tăng thì cung
tăng. Cung tỷ lệ thuận với nguồn lực của doanh nghiệp.
- Cầu là khối lượng hàng hoá và dịch vụ mà các chủ thể trong nền kinh tế có nhu cầu
sử dụng và khả năng thanh toán tương ứng với các điều kiện sau: Giá cả của thị trường,
thu nhập của các chủ thể, tâm lý tiêu dùng.
Từ những phân tích trên có thể kết luận cầu kinh tế luôn luôn tỷ lệ nghịch với sự biến
động của giá cả thị trường, tỷ lệ thuận với thu nhập. Ngoài ra khi tâm lý tiêu dùng tăng lên

thì cầu tăng đồng biến và không tính đến khả năng thanh toán.


- Tương quan cung cầu:
+ Trong nền kinh tế hàng hoá cung đại diện cho người sản xuất, cầu đại diện cho
người tiêu dùng. Trong nền kinh tế hàng hoá cung và cầu là 2 lực lượng chủ yếu tác động
vào nền kinh tế để trên cơ sở đó mà hình thành nên trạng thái cân bằng của thị trường.
+ Tại điểm cân bằng của thị trường sẽ xác định được mức giá cả cân bằng của thị
trường đồng thời cũng xác định được mức sản lượng cân bằng cung cầu.
+ Trên thị trường tương quan cung cầu, không phải lúc nào cũng đạt trạng thái cân
bằng, hay cân bằng của thị trường luôn luôn ở trạng thái cân bằng động, có nghĩa là nó
thường xuyên bị phá vỡ để lại được thiết lập một trạng thái cân bằng mới thông qua sự tác
động của các biến số trên thị trường (giá, cung, cầu).
VI - Sự ra đời của phương thức sản xuất TBCN
1. Điều kiện ra đời phương thức sản xuất TBCN
Theo lý luận của CN Mác, phương thức sản xuất TBCN chỉ ra đời một khi tạo lập
được 2 điều kiện tiền đề:
+ Tích lũy được một số tiền lớn và tập trung vào trong tay một số ít nhà TB để trên cơ
sở đó hình thành yếu tố vật chất cho nền kinh tế tư bản.
+ Phải tạo lập được một đội ngũ những người lao động làm thuê không có tư liệu sản
xuất và họ là những người vô sản, để sống buộc phải bán sức lao động cho nhà TB.
Để có 2 điều kiện tiền đề này, trong nền kinh tế tư bản, bản thân các quy luật kinh tế:
quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật lợi nhuận, …., cũng từng bước có thể tạo lập
nhưng đòi hỏi phải có một quá trình lịch sử hết sức lâu dài.
Nhưng giai cấp tư sản nói chung và các nhà tư bản nói riêng đã không kiên định chờ
đợi sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan mà muốn đốt cháy giai đoạn, rút ngắn
quá trình hình thành. Vì vậy, họ tiến hành quá trình tích luỹ nguyên thuỷ để nhanh chóng
tạo ra 2 điều kiện tiền đề trên thông qua công cụ bạo lực và tước đoạn đối với những người
sản xuất nhỏ để chuyển sở hữu của những người sản xuất nhỏ vào trong tay sở hữu của các
nhà TB, đồng thời biến người hữ sản thành người vô sản.

2. Quá trình chuyên kinh tế hàng hoá giản đơn lên kinh tế hàng hoá TBCN
- Trong lịch sử phát triển của kinh tế hàng hoá đã trải qua các giai đoạn gắn với các
mô hình kinh tế cụ thể đó là kinh tế hàng hoá giản đơn - > kinh tế hàng hoá quy mô lớn
theo kiểu TBCN -> ngày nay phát triển thành kinh tế thị trường.
Việc chuyển kinh tế hàng hoá giản đơn của người nông dân, thợ thủ công và những
người tiểu thương buôn bán nhỏ dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ về tư liệu sản xuất và về vốn,
đồng thời dựa trên sức lao động của bản thân các chủ thể, lên mô hình kinh tế hàng hoá
quy mô lớn theo kiểu TBCN với các đặc trừng: Dựa trên sở hữu tư nhân TBCN về tư liệu
sản xuất và vốn, đồng thời dựa trên sức lao động làm thuê. Quá trình chuyển này diễn ra
theo một tính quy luật với các yêu cầu cụ thể sau:
+ Phải tiến hành cuộc cách mạng trong lĩnh vực nông nghiệp để hình thành ra các
vùng sản xuất chuyên canh tập trung trên cơ sở đó mà cung cấp nguyên liệu cho các ngành
công nghiệp.
+ Phải tiến hành cuộc cách mạng trong lực lượng lao động để hình thành nên lực
lượng chuyên môn hoá đáp ứng yêu cầu của phát triển công nghiệp.


+ Chuyển hình thức sở hữu tư nhân nhỏ thành sở hữu tư nhân lớn bằng cách tước
đoạt những người sản xuất nhỏ, hoặc thông qua cạnh tranh để những người sản xuất nhỏ
hay các doanh nghiệp nhỏ đi đến phá sản tập trung vào những doanh nghiệp quy mô lớn.
+ Nhà nước phải có vai trò tích cực trong quá trình chuyển biến nền kinh tế
CHƯƠNG IV: SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
QUY LUẬT KINH TẾ TUYỆT ĐỐI CỦA CNTB
I. Sự chuyển hoá của tiền tệ thành TB
1. Công thức chung của TB
- Theo lý luận giá trị thăng dư của Mác thì đồng tiền thông thường không phải TB,
đồng tiền chỉ trở thành TB một khi nó được sử dụng vào mục đích bóc lột lao động của
người khác để thực hiện ý chí làm giàu.
- Để phân biệt giữa đồng tiền thông thường với đồng tiền TB, Các Mác đã chỉ rõ:
+ Đồng tiền thông thường bao giờ cũng vận động theo công thức: H – T – (hàng tiền – hàng).

+ Đồng tiền TB vận động theo công thức: T – H – T’ (T’=T+∆T). Các Mác gọi giá
trị gia tăng ∆T là giá trị thặng dư ký hiệu là m.
Để làm rõ sự khác nhau giữa đồng tiền thông thường và đồng tiền TB, CMác đem
so sánh 2 công thức trên và chỉ rõ giữa chúng có điểm giống nhau: Cả 2 công thức đều có
2 yếu tố tham gia vào quá trình vận động: hàng hoá, tiền tệ, và đều có 2 quá trình mua và
bán đối lập nhau, đều có 2 tác nhân là kẻ bán, người mua đối diện với nhau trong quá trình
vận động. Nhưng giữa chúng có sự khác nhau cơ bản: đồng tiền thông thường chỉ xuất
hiện một lần trong lưu thông với tư cách là phương tiện lưu thông và sau khi người trao
đổi đã đạt được một giá trị sử dụng mới thì đồng tiền đó sẽ biến mất trong lưu thông.
Ngược lại đồng tiền là TB lại xuất hiện 2 lần trong lưu thông và cả 2 lần đều với ý nghĩa là
TB; đồng tiền thông thường mục đích của nó là giá trị sử dụng, vì vậy cuộc vận động là có
điểm dừng và có điểm kết thúc khi người trao đổi đã có được giá trị sử dụng mới. Ngược
lại đồng tiền tư bản xuất phát điểm và kết thúc cuộc vận động hoàn toàn khác nhau (mở
đầu là bán, kết thúc là mua; mở đầu mua, kết thúc bán).
KL: Từ phân tích trên, CMác kết luận tất cả đồng tiền của các nhà TB dù là TB
công nghiệp, thương nghiêp hay TB ngân hàng, … nếu là vận động theo công thức: T – H
– T’ thì đồng tiền của các nhà TB đó sẽ là TB. Công thức T – H – T’ được Mác gọi là
công thức chung của TB.
2. Mâu thuẫn trong công thức chung của TB
- Vấn đề đặt ra trong công thức chung là lượng tiền nhà TB thu về = lượng tiền tạm
ứng ra cộng với lượng giá trị gia tăng ∆T hay m. Vậy nguồn gốc của ∆T hay m được sinh
ra từ đâu?
- Để tìm câu trả lời cho vấn đề này, Mác đã bắt đầu từu việc tìm kiếm trong lưu
thông. Trong lưu thông, Mác xem xét cả 3 trường hợp:
+ Mua bán đúng giá trị: trường hợp này Mác kết luận người tham gia trao đổi chỉ có
lợi về giá trị sử dụng chứ không tìm thấy nguồn gốc đã sinh ra giá trị thặng dư.


+ Mua bán cao hơn giá trị: Trường hợp này Mác chỉ rõ trong nền kinh tế TB không
có bất kỳ một nhà TB nào chỉ đóng vai trò là người bán sản phẩm mà lại không phải là

người đi mua các yếu tố sản xuất để sản xuất ra sản phẩm đó. Như vậy, trường hợp này cái
lợi khi bán cao hơn giá trị sẽ bù vào cái bị thiệt hại khi mua yếu tố đầu vào. Cuối cùng
không tìm thấy nguồn gốc của giá trị thặng dư.
+ Lừa đảo trong mua bán: trường hợp này Mác chỉ rõ đó chỉ là hành vi móc túi lẫn
nhau giữa các nhà TB trong cùng một giai cấp. Vì vậy, nó không phải là cơ sở làm giàu
cho giai cấp TB. Từ phân tích trên, Mác khẳng định lưu thông không tạo ra giá trị thặng
dư.
29/12/2007 (B5)
- Ngoài lưu thông:
+ Mác xem xét những yếu tố hàng hoá, hàng hoá ngoài lưu thông được đem tiêu
dùng hay sử dụng, vì vậy sau một thời gian nhất định thì giá trị và giá trị sử dụng sẽ tiêu
biến theo thời gian nên không thể sinh ra ∆T.
+ Xem xét yếu tố tiền tệ: Ngoài lưu thông, tiền tệ không vận động, vì vậy không hể
sinh ra giá trị thặng dư.
KL: Ở ngoài lưu thông cũng không tìm thấy nguồn gốc sinh ra giá trị thặng du,
nhưng Mác khẳng định trong thực tiễn, việc nhà TB ứng ra một lượng tiền cho quá trình
sản xuất kinh doanh và sau một quá trình vận động thì nhà TB thu được một lượng tiền lớn
hơn lượng tiền đã ứng ra, đó là điều có thật. Có nghĩa là mâu thuẫn trong công thức chung
của TB vẫn chưa được giải đáp.
Mâu thuẫn trong công thức chung của TB chỉ được giải quyết một khi:
- Ở trong lưu thông người có tiền là nhà TB phải gặp được một người có một thứ
hàng hoá đặc biệt đem bán và mua được nó.
- Ở ngoài lưu thông nhà TB phải đem tiêu dùng cái hàng hoá đặc biệt đs nhưng
trong quá trình tiêu dùng hàng hoá đặc biệt này có thuộc tính khác với hàng hoá thông
thường là khi đem tiêu dùng hay sử dụng nó thì giá trị của nó không những không mất đi
mà ngược lại nó lại tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Hàng hoá
đặc biệt đó chính là sức lao động.
3. Hàng hoá sức lao động
- Khái niệm sức lao động: Sức lao động là toàn bộ sức thân thể và sức tinh thần có
sẵn trong mỗi con người, nó nói lên năng lưc hoặc khả năng lao động của mỗi người khác

nhau.
- Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá: Sức lao động chỉ trở thành hàng hoá
một khi nó có đủ 2 điều kiện tiền đề:
+ Người có sức lao động phải được tự do về thân thể, phải làm chủ được sức lao
động của mình, phải có quyền bán nó cho người khác.
+ Người có sức lao động phải bị tước hết tư liệu sản xuất và trở thành vô sản.
- Sức lao động là hàng hoá đặc biệt:
* Đặc biệt trong hành vi mua bán:
+ Chỉ bán quyền sử dụng sức lao động chứ không bán quyền sở hữu
+ Bán có thời hạn
+ Bao giờ cũng bán chịu


* Đặc biệt thể hiện ở 2 thuộc tính:
+ Một khi sức lao động trở thành hàng hoá nó cũng có 2 thuộc tính giống như các
hàng hoá thông thường đó là giá trị sử dụng và giá trị.
+ Giá trị của hàng hoá sức lao động: Giống hàng hoá thông thường ở chỗ nó được
đo bằng thời gian lao động hao phí để sáng tạo ra sức lao động nhưng nó khác hàng hoá
thông thường ở chỗ:
./ Nó được đo một cách gián tiếp thông qua lượng thời gian lao động hao phí để sản
xuất ra tư liệu sinh hoạt để nuôi sống người công nhân và gia đình anh ta.
./ Giá trị hàng hoá sức lao động nó còn bao gồm yếu tố tinh thần, lịch sử, tôn giáo
mà các hàng hoá thông thường không có.
./ Giá trị của hàng hoá sức lao động nó được thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng
+ Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động: Nó giống hàng hoá thông thường ở
chỗ nó có khả năng thoã mãn những nhu cầu nhất định của người mua nó. Nhưng nó khác
hàng hoá thông thường ở chỗ:
./ hàng hoá thông thường sau khi đem tiêu dùng hay sử dụng thì cả giá trị và giá trị
sử dụng biến mât. Ngược lại hàng hoá sức lao động khi đem tiêu dùng nó tạo ra môt lượng
giá trị mới bao giờ cũng lớn hơn giá trị của bản thân sức lao động (v+m)>v một lượng là

m. Chính thuộc tính này đã khẳng định giá trị sức lao động là cơ sở, nguồn gốc sáng tạo ra
giá trị thặng dư cho nhà TB, nó cũng là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn trong công thức
chung của nhà TB.
II. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư dưới CNTB
1. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư:
- Quá trình sản xuất giá trị thặng dư cưới CNTB là sự thống nhất giữa quá trình sản
xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư bởi vì: Mục đích của nền
kinh tế TB là sản xuất ra giá trị thặng dư để thực hiện mục đích làm giàu cho giai cấp tư
sản. Nhưng để đạt được mục đích đó bắt buộc các nhà TB phải ứng vốn hay TB cho quá
trình sản xuất và trước hết phải sản xuất ra giá trị sử dụng (hay các sản phẩm hàng hoá).
- Quá trình sản xuất trong các xí nghiệp TBCN, đồng thời nó cũng là quá trình mà
các nhà TB tiêu dùng sức lao động và tư liệu sản xuất, đo đó quá trình sản xuất trong các
xí nghiệp TB có đặc điểm người công nhân ở vị trí là người làm thuê, người công nhân là
nguồn gốc sáng tạo ra giá trị và giá trị thăng dư nhưng bản thân người công nhân chỉ nhận
được một phần giá trị domình sáng tạo ra đó là tiền công còn toàn bộ phần sản phẩm thặng
dư hay giá trị thặng dư thuộc về nhà TB. Cũng trong quá trình đó thì nhà TB đóng vai trò
là ông chủ. Vì vậy, sản phẩm làm ra thuộc về nhà TB chứ không thuộc về người công
nhân.
- Để làm rõ bản chất của quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư dưới CNTB, Các Mác
đã lấy ví dụ việ sản xuất sợi trong các xí nghiệp ở nước Anh làm đề tài nghiên cứu.
* Để thực hiện việc nghiên cứu Mác đưa ra có giả định cho quá trình nghiên cứu:
+ Chỉ nghiên cứu một nền kinh tế TB thuần tuý với 2 giai cấp TB và vô sản
+ Toàn bộ giá trị của tài sản cố định (c1) chuyển hết vào sản phẩm một thời kỳ nhất
định là một năm
+ Giá cả hoàn toàn thống nhất với giá trị (trên thị trường giá cả không thay đổi)
+ Không xét đến ngoại thương.


* Từ những giả định đã nên Mác đưa ra những giả thiết cụ thể cho việc sản xuất sợi
đó

+ Giá 1kg bông biểu hiện = tiền là 1$
+ Khấu hao TSCĐ để kéo 5kg thành 5kg sợ mất 2$
+ Tiền thuê sức lao động một ngày là 4$.
+ Chỉ cần 4h người công nhân kéo được 5kg bông thanh 5kg sợi
+ Cứ 1h lao động người công nhân tạo ra một lượng giá trị là 1$.
Từ những giả thiết đó Mác đưa ra mục tiêu của nhà TB sẽ tiến hành kéo 10kg sợi.
Nhà TB sẽ có một bảng quyết toán thu chi sau:
Chi phí sx
Tiền mua 10kg bông
Khấu hao TSCĐ
Tiền thuê công nhân 1 ngày
Tổng chi phí

Số tiền
Giá trị mới của sản phẩm
10$ Giá trị 10kg bông -> 1kg sợi
4$ Khấu hao TSCĐ
4$ Giá trị mới do 8h lao động của
người công nhân
18$ Tổng giá trị sản phẩm

Số tiền
10$
4$
8$
22$

Sau khi sản xuất ra sợi nhà TB đem sợi ra thị trường tiêu thụ theo đúng yêu cầu của
quy luật giá trị và thu về một lượng doanh thu là 22$, nhà TB đối chiếu với những chi phí
đã bỏ ra và nhận thấy tiền ứng ra của mình sih ra một khoảng tiền là 4$. 4$ đó Mác gọi là

giá trị thặng dư.
Từ việc nghiên cứu quá trình sản xuất sợi Mác rút ra các nhận xét sau:
- Ngày lao động của người công nhan trong xí nghiệp của nhà TB được chia ra
thành 2 phần, 1 phần ngày được được là thời gian lao động cần thiết và trong thời gian lao
động cần thiết người công nhân tạo ra được 1 lượng giá trị ngang bằng với giá trị sức lao
động hay tiền công nhà TB trả cho mình, phần thời gian còn lại trong ngày gọi là thời gian
lao động thặng dư, trong thời gian lao động thặng dư người công nhân tạo ra một lượng
giá trị nhưng lượng giá trị này đã vượt ra bên ngoài giá trị sức lao động hay mức tiền công
nhà TB trả cho người công nhân và nó bị nhà TB chiếm đoạt. Lượng giá trị đó Mác gọi là
giá trị thặng dư.
Từ đó Mác đi đến KL về bản chất của giá trị thặng dư như sau:
Giá trị thặng dư là phần giá trị dôi ra bên ngoài giá trị sức lao động do công nhân
làm thuê sán tạo ra và bị nhà TB chiếm đoạt.
- Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư: Các Mác đã chỉ rõ quá trình sản xuất ra giá
trị thặng dư trước hết là quá trình sản xuất ra giá trị nhưng nó vượt ra khỏi cái điểm mà ở
đó giá trị sức lao động của người công nhân được nàh TB trả ngang giá (điểm kết thúc thời
gian lao động cần thiết, bắt đầu thời gian giá trị thặng dư).
- Khi nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư chúng ta sẽ nhận thấy mâu
thuẫn trong công thức chung của nhà TB đã được giải quyết và Mác KL: sức lao động của
công nhân làm thuê là hàng hoá đặc biệt bởi vì khi nhà TB tiêu dùng hay sử dụng sức lao
động đó thì người công nhân tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động của
người công nhân, vì vậy giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động là nguồn gốc tạo ra giá
trị cho nhà TB.


2. Bản chất của TB. TB bất biến và TB khả biến
* Bản chất của TB: Để làm rõ bản chất Mác đã đưa ra 2 định nghĩa:
- Định nghĩa TB cổ xưa: Tư bản là tiền, nhưng đồng tiền có bản năng tự tăng lên,
giá trị tự lên lên mà không cần người chủ phải tham giá vào quá trình sản xuất.
- Định nghĩa TB hiện đại: TB là giá trị, mang lại giá trị thặng dư cho nhà TB bằng

cách bóc lột công nhân làm thuê.
Phân tích 2 định nghĩa trên M chỉ rõ chúng có điểm giống nhau và đều khẳng định
TB là giá trị (bời vì tiền cũng là hàng hoá nên nó cũng có giá trị). Nhưng giữa 2 định nghĩa
có một sự khác nhau rất cơ bản đó là định nghĩa TB cổ điển cho rằng giá trị thăng dư hay
lợi nhuận có nguồn gốc từ TB ứng trước hay chi phí của nhà TB. Ngược lại định nghĩa TB
hiện đại lại phản ánh TB là một quan hệ sản xuất xã hội mà ở đó giai cấp tư sản đã tiến
hành làm giàu trên cơ sở bóc lột giai cấp công nhân làm thuê.
Từ những phân tích trên Mác đi đến KL về bản chất cảu T đó chính là giá trị mang
lại giá trị thặng dư cho nhà TB bằng cách bóc lột giai cấp công nhân làm thuê.
* TB bất biến và TB khả biến:
- Dưới CNTB để đạt được mục đích làm giàu bắt buộc các nhà TB phải ứng vốn hay
TB cho quá trình sản xuất. Số TB và vốn đó được chia ra để mua tư liệu sản xuất và huê sức
lao động của công nhân. Từ đó hình thành nên cặp phạm trù TB bất biến và TB khả biến.
+ TB bất biến: là một bộ phận của TB hay vốn sản xuất, nó được biểu thị ở giá trị
máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng, … và giá trị của nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu
tham gia vào quá trình sản xuất. Bộ phận TB này có đặc điểm nó không có sự thay đổi về
lượng trong quá trình vận động. Vì vậy, Mác gọi là TB bất biến và ký hiệu là c.
+ TB khả biến: cũng là một bộ phận của TB hay vốn sản xuất của nhà TB nhưng nó
được biểu thị ở giá trị sức lao động của người công nhân làm thuê. Bộ phận TB này có đặc
điểm nó từ một lượng bất biến ban đầu (đó là giá trị sức lao động của người công nhân hay
mức tiền công nhà TB trả cho công nhân) và sau quá trình sản xuất nó trở thành một lượng
khả biến (đó là giá trị mới do công nhân làm thuê sáng tạo ra) và lượng giá trị mới bao giờ
cũng lớn hơn giá trị sức lao động của công nhân. Vì vậy, Mác KL TB khả biến hay sức lao
động của công nhân làm thuê là nguồn gốc sáng tạo ra giá trị thặng dư cho nhà TB, ký
hiệu là v.
* Căn cứ để phân chia TB hay vốn sản xuất của nhà TB thành c hay v:
Việc Mác chia thành c và v là dựa trên căn cứ: vai trò của từng bộ phận TB trong
việc sáng tạo ra giá trị thặng dư cho nhà TB. Từ đó đi đến KL:
- TBBB (c) là yếu tố khách thể của quá trình sản xuất, nó chỉ giữ vai trò quan trọng
trong quá trình sản xuất

- TBKB (v) là yếu tố chủ thể và nó giữ vai trò quyết định trong việc tạo ra giá trị và
giá trị thặng dư.
3. Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư
* Tỷ suất giá trị thặng dư:
- Khái niệm: Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ số tính theo % giữa giá trị thặng dư mà
nhà TB đã bóc lột của công nhân làm thuê so với giá trị sức lao động của chính người
công nhân. Được tính theo công thức:
m’= m/v * 100%


- Ý nghĩa: m’ chỉ rõ trình độ bóc lột của nhà TB đối với công nhân làm thuê trong xí
nghiệp của TB hay nói cách khác muốn chỉ rõ nhà TB ứng ra 1 đồng để thuê công nhân thì
sau 1 thời gian nhất định làm việc người công nhân tạo ra cho nhà TB mấy đồng giá trị
thặng dư.
Tuy vậy, m’ chưa nói lên được quy mô hay số lượng giá trị thặng dư mã mỗi một
nhà TB đã bóc lột được của giai cấp công nhân làm thuê trong xí nghiệp của mình là bao
nhiêu.
* Khối lượng giá trị thặng dư:
- Khái niệm: Khối lượng giá trị thăng dư là tích số giữa m’ và tổng số công nhânlàm
thuê bị bóc lột trong xí nghiệp của nhà TB và được tính theo công thức: M = m’* v
4. Hai phương pháp bóc lột giá trị thặng dư dưới CNTB
Dưới CNTB để thực hiện mục đích làm giàu thì gia cấo tư sản đã không trừ bất kỳ
một thủ đoạn nào để bóc lột giai cấp công nhân làm thuê. Các Mác đã khái quát và chỉ ra 2
phương pháp bóc lột cơ bản:
a. Phương pháp bóc lột tuyệt đối
- Khai niệm: Bóc lột m tuyệt đối được tiến hành bằng cách kéo dài tương đối thời
gian lao động trong ngày của người công nhân trong điều kiện thời gian lao động cần thiết
(mức tiền công trả cho công nhân không thay đổi).
- Phương pháp bóc lột này đem lại hiệu quả rất lớn cho giai cấp tư sản, nhưng nó
vấp phải làn sóng đấu tranh của giai cấp công nhân làm thuê đòi rút ngắn ngày lao động

bởi vì: Sức lao động tuy là hàng hoá được bán cho nhà TB, nhưng nó lại tồn tại trong cơ
thể sống của con người, vì vậy ngoài thời gian người công nhân làm việc cho nhà TB
trong xí nghiệp thì người công nhân còn đòi hỏi phải có thời gian ăn uống, nghỉ ngơi để tái
sản xuất ra sức lao động, hơn nữa sức lao động là hàng hoá đặc biệt, vì vậy người công
nhân cũng đòi hỏi phải có thời gian để thực hiện các yêu cầu về tinh thần tông giáo hay
đân tộc của mình.
b. Phương pháp bóc lột m tương đối
- Khái niệm: Bóc lột m tương đối được tiến hành = cách rút ngắn thời gian lao động
cần thiết để trên cơ sở đó kéo dài tương ứng thời gian lao động thặng dư trong điều kiện
độ dài một ngày lao động là không thay đổi.
- Phương pháp bóc lột này hết sức hiệu quả nhưng vấn đề đặt ra việc rút ngắn thời
gian lao động cần thiết cũng đồng nghĩa với việc hạ thấp mức tiền công của công nhân. Để
làm việc đó bắt buộc các nhà TB phải đưa toàn bộ công nghệ vào trong quá trình sản xuất
để nâng cao năng suất lao động xã hội để trên cơ sở đó mà giảm giá trị xã hội của sản
phẩm, giảm giá cả thị trường của sản phẩm. CMác nhấn mạnh việc nâng cao năng suất lao
động đặc biệt cần phải được diễn ra trong quá trình sản xuất ra các vật phẩm tiêu dùng để
phục vụ đời sống con người.
KL: Dưới CNTB để đạt được mục đích làm giàu trong thực tiễn giai cấp TB đã bất
chấp công ước quốc tế về thời gian lao động trong ngày trong công xưởng mà thường kết
hợp cả 2 phương pháp bóc lột để thực hiện mục đích làm giàu.
05/01/2008 (B6):


5. Giá trị thặng dư siêu ngạch
- Khái niệm: Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được dựa trên
cơ sở tăng năng suất lao động cá biệt để trên cơ sở đó mà giảm chi phí cá biệt của sản
phẩm, trong điều kiện giá trị xã hội của sản phẩm không thay đổi từ đó sẽ thu được giá trị
thặng dư siêu ngạch.
- Biện pháp để có được m siêu ngạch: Để thu được giá trị thăng dư siêu ngạch thì
bắt buộc các nhà TB hay người sản xuất phải đưa tiến bộ KHCN vào trong quá trình sản

xuất, phải hợp lý hoá quá trình sản xuất để trên cơ sở đó mà nâng cao năng suất lao động
cá biệt trong doanh nghiệp của mình và từ đó dẫn đến giảm chi phí cá biệt trong việc tạo ra
sản phẩm.
- ý nghĩa: Theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch là khát vọng của tất cả các nhà TB
và cũng chính vì vậy nó tạo ra động lực để thúc đẩy các nhà TB cải tiến kỹ thuật, hợp lý há
sản xuất nhằm mục đích thu được m siêu ngạch.
Câu hỏi: Vì sao nói m siêu ngạch là hình thức biến tướng của bóc lột giá trị thặng
dư tương đối.
* Giống:
- Dưới CNTB bóc lột m tương đối và khát vọng chạy theo mục tiêu bóc lột m siêu
ngạch đều tạo ra động lực để thúc đẩy các nhà TB áp dụng tiến bộ KHCN vào trong quá
trình sản xuất để nâng cao năng suất lao động và tiến tới giảm chi phí của sản phẩm.
* Khác: Nhưng giữa m siêu ngạch và m tương đối lại có 2 hình thức hay biện pháp
khác nhau để đạt được mục đích cụ thể là:
+ Đối với m tương đối trên cơ sở áp dụng tiến bộ công nghệ sẽ dẫn đến năng suất
lao động xã hội tăng lên dẫn đến chi phí sản xuất xã hội của sản phẩm giảm xuống, cuối
cùng dẫn đến giá cả của thị trường giảm xuống.
+ Ngược lại đối với m siêu ngạch thì khi áp dụng tiến bộ CN vào sản xuất dẫn đến
làm cho năng suất lao động cá biệt của từng doanh nghiệp tăng lên, dẫn đến chi phí cá biệt
để tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp đó giảm xuống nhưng giá trị thị trường của sản phẩm
không đổi.
Vì vậy dẫn đến kết quả bóc lột m tương đối đem lại lợi ích cho toàn bộ giai cấp tư
sản hay nói cách khác toàn bộ giai cấp tư sản đã bóc lột giai cấp vô sản làm thuê. Ngược
lại bóc lột giá trị ma siêu ngạch đem lại lợi ích cá nhân cho từng nhà TB trong các doanh
nghiệp, vì vậy phản ánh quan hệ bóc lột của từng nhà TB đối với giai cấp công nhân làm
thuê cho nhà TB đó.
Từ việc phân tích trên Mác đi đến KL: Giá trị m siêu ngạch nó chẳng qua là hình
thức biến tướng của m tương đối vì bản chất và phương thức để đạt được những kết quả đó
đều là giống nhau.
Câu hỏi: Phân biệt m siêu ngạch trong lĩnh vực công nghiệp và m siêu ngạch trong

nông nghiệp dưới CNTB
* Giống nhau:
- Nó đều là sản phẩm do bóc lột lao động làm thuê mà có


- Đều dựa trên cơ sở đưa tiến bộ KHCN vào trong quá trình sản xuất để làm tăng
năng suất lao động cá biệt trong các doanh nghiệp công nghiệp hay nông nghiệp và từ đó
giảm chi phí cá biệt để tạo ra sản phẩm.
* Khác nhau:
- Đối với m siêu ngạch trong công nghiệp nó chỉ là hiện tượng mang tính tạm thời,
nó xuất hiện ở những nhà TB có được những điều kiện sản xuất thuận lợi hơn những nhà
TB khác. Trong lĩnh vực công nghiệpct là một môi trường mang tính tất yếu. Vì vậy,
những điều kiện sản xuất thuận lợi không ở cố định mãi mãi với một nhà TB mà luôn luôn
có sự dịch chuyển từ nhà TB này sang những nhà TB khác. Do đó m siêu ngạch cũng luân
chuyển giữa các nhà TB
- Ngược lại m siêu ngạch trong lĩnh vực nông nghiệp là một hiện tượng mang tính
ổn định lâu dài vì nó được hình thành bởi những điều kiện sản xuất thuận lợi trên đất đai
như độ màu mỡ, vị trí của ruộng đất so với thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Hơn nữa, trong lĩnh vực nông nghiệp, ruộng đất dưới CNTB dựa trên chế độ độc
quyền tư hữu, vì vậy nó đã ngăn cản các nhà TB ở các ngành khác chuyển vốn đầu tư vào
lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy, trong nông nghiệp các nhà TB khi đã thu được m siêu ngạch
thì tính chất ổn định của giá trị m siêu ngạch cao hơn rất nhiều so với lĩnh vực công
nghiệp.
6. Sản xuất giá trị thặng dư quy luật kinh tế tuyệt đối của CNTB
- Như đã phân tích, trong bất kỳ một nền sản xuất xã hội nào cũng đều chịu sự tác
động của một hệ thống các quy luật kinh tế khách quan.
- Trong hệ thống các quy luật này được chia ra thành nhóm các quy luật kinh tế
chung và các quy luật kinh tế mang tính đặc thù.
- Các Mác nhấn mạnh trong nhóm các quy luật kinh tế đặc thù thì mỗi phương thức
sản xuất chỉ có một quy luật kinh tế nó phản ánh tính chất đặc thù của phương thức sản

xuất đó và thường gọi là quy luật kinh tế tuyệt đối hoặc quy luật kinh tế cơ bản.
- Trong mỗi phương thức sản xuất chỉ có một quy luật kinh tế tuyệt đối hoặc quy
luật kinh tế cơ bản, vì quy luật đó phản ánh rõ mục đích tối cao mà nền kinh tế hướng tới,
đồng thời nó chỉ rõ động lực to lớn đang thúc đẩy nền kinh tế để đạt được mục đích, đồng
thời quy luật kinh tế tuyệt đối đó cũng chỉ rõ các biện pháp mà nền kinh tế sử dụng để đạt
được mục đích và động lực được xác định.
- Dựa trên những nguyên lý như đã phân tích và căn cứ vào thực tiễn của nền kinh
tế tư bản , Các Mác đi đến KL: sản xuất ra giá trị thặng dư nó là quy luật kinh tế tuyệt đối
của phương thức sản xuất TBCN vì:
+ Quy luật này chỉ rõ mục đích tối cao mà nền kinh tế TB hướng tới là tạo ra sự
giàu có cho giai cấp tư sản, để đạt được mục đích đó thì trong nền kinh tế tư bản lợi nhuận
trở thành động lực to lớn, nó thôi thúc các nhà TB cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, trong xã hội TB để đạt được mục đích làm giàu cho giai cấp tư sản thì giai cấp
tư sản đã sử dụng biện pháp bóc lột giai cấp công nhân làm thuê.
- Trong điều kiện hiện nay, việc sản xuất giá trị ma ở các nước TB nó có những đặc
điểm mới so với thời kỳ CNTB tiền tư bản. Điều đó được thể hiện ở chỗ:
+ Với sự tác động của cuộc cách mạng KHCN hiện đại nên khối lượng giá trị m chủ
yếu được tạo ra nhờ tăng năng suất lao động. Nhưng năng suất lao động ở các nước TB


hiện đại ngày nay lại chủ yếu nhờ sự tác động của cách mạng KHCN, vì vậy, bản chất bóc
lột giai cấp công nhân làm thuê bị che đậy dưới nhiều hình thức biến tướng.
+ Cơ cấu lao động xã hội ở các nước TB phát triển đã có một sự biến đổi rất lớn: lao
động trí tuệ ngày càng thay thế cho lao động cơ bắp, lao động giản đơn và chính nhờ lực
lượng lao động trí tuệ này mà tỷ suất m và cả khối lượng m mà giai cấp tư sản bóc lột
được tăng lên rất nhiều so với trước đây.
+ Sự bóc lột của các nước TB phát triển trên phạm vi khu vực và quốc tế ngày càng
mở rộng thông qua các hình thức xuất khẩu TB hàng hoá và TB tiền tệ hoặc thông qua
con đường thương mại không ngang giá nó sẽ đem lại lợi nhuận siêu ngạch cho các nước
TB phát triển.

III. Tiền lương dưới CNTB
1. Bản chất của tiền lương (tiền công) dưới CNTB
- Dưới CNTB sức lao động của người công nhân làm thuê trở thành hàng hoá, người
công nhân bán sức lao động cho nhà TB có nghĩa là quyền sử dụng sức lao động là thuộc
về nhà TB. Người công nhân làm thuê trong xí nghiệp của nhà TB thì nhà TB ở vị trí
làờong chủ, người công nhân ở vị thế kẻ làm thuê.
- Sau một thời gian nhất định người công nhân làm việc trong xí nghiệp của nhà TB
và sẽ nhận được từ phía nhà TB một khoản thu nhập dưới hình thức tiền tệ. Nhà TB gọi đó
là tiền công hay tiền lương của người lao động.
- Để giải thích về bản chất của tiền công dưới CNTB tồn tại 2 quan điểm trái ngược
nhau:
* Quan điểm của các nhà TB: Cho rằng tiền công là giá cả của lao động bởi nhà
TB quan niệm:
+ Các nhà TB mua của người công nhân đó là lao động
+ Nhà TB chỉ trả tiền công cho công nhân sau khi quá trình lao động kết thúc.
+ Số lượng tiền công phụ thuộc vào số lượng thời gian lao động hoặc số lượng sản
phẩm do người công nhân tạo ra trong xí nghiệp của nhà TB
+ Nhà TB luôn luôn quan niệm rằng để sản xuất ra sản phẩm thì tất cả mọi người
tham gia vào quá trình sản xuất đó đều có những đóng góp nhất đinh: Người công nhân
đóng góp lao động thì nhận được tiền công, nhà TB đóng góp TB thì nhận được lợi nhuận,
địa chủ đóng góp đất đai nhận được địa tô.
Với quan niệm như vậy, mục đích của các nhà TB muốn khẳng định dưới CNTB
không có bóc lột lao động làm thuê.
* Quan niệm của Mác:
- Các Mác khẳng định bản chất của tiền công là giá cả sức lao động nhưng được
biểu hiểna bên ngoài như giá cả của lao động, vì vậy nó che lấp bản chất bóc lột dưới
CNTB
- Các Mác đã chỉ rõ:
+ Tiền công không thể là giá cả của lao động vì: lao động là một phạm trù trìu
tượng, nó chỉ xuất hiện khi người công nhân vận dụng sức lao động kết hợp với tư liệu sản

xuất để tiến hành quá trình lao động. Hay nói cách khác lao động xuất hiện sau quá trình
nhà TB mua các yếu tố sản xuất ở đầu vào. Vì vậy không thể bán cái chưa có và cái không
có thật.


×