Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng báo cáo tài chính, kỳ hạn nợ đến hiệu quả đầu tư bằng chứng thực nghiệm tại việt nam removed

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.58 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

MAI HOÀNG HẠNH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CHẤT LƢỢNG BÁO
CÁO TÀI CHÍNH, KỲ HẠN NỢ ĐẾN HIỆU QUẢ ĐẦU
TƢ – BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

MAI HOÀNG HẠNH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CHẤT LƢỢNG BÁO CÁO
TÀI CHÍNH, KỲ HẠN NỢ ĐẾN HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ – BẰNG
CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN THỊ THÙY LINH


TP. Hồ Chí Minh – 2014


LỜI CAM ĐOAN
Trong quá trình thực hiện luận văn “Nghiên cứu ảnh hƣởng của chất lƣợng
báo cáo tài chính và kỳ hạn nợ đến hiệu quả đầu tƣ – Bằng chứng thực nghiệm tại
Việt Nam”, tôi đã vận dụng kiến thức đã học và với sự hƣớng dẫn cũng nhƣ đóng
góp của giáo viên hƣớng dẫn để thực hiện nghiên cứu này.
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu và kết quả trong
luận văn là trung thực.
Thành phố Hồ Chí Minh, 2014

Mai Hoàng Hạnh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ....................................................3
1.3. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu ...........................................................3
1.4. Những đóng góp của luận văn .........................................................................4
1.5. Kết cấu của luận văn ........................................................................................4
CHƢƠNG 2: CÁC LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ...........5
2.1. Mối quan hệ giữa chất lƣợng báo cáo tài chính – kỳ hạn nợ và hiệu quả đầu

tƣ ..........................................................................................................................5
2.1.1. Hiệu quả đầu tƣ và chất lƣợng báo cáo tài chính ....................................5
2.1.2. Hiệu quả đầu tƣ và kỳ hạn nợ .................................................................6
2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới .......................................................7
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................18
3.1. Chọn mẫu và dữ liệu nghiên cứu ...................................................................18
3.2. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................18
3.3. Mô tả biến và mô hình nghiên cứu .................................................................19


3.3.1. Mô tả biến .............................................................................................19
3.3.2. Mô hình nghiên cứu ..............................................................................25
3.3.3. Kiểm định tính bền vững của mô hình .................................................27
3.4. Phƣơng pháp kiểm định mô hình ...................................................................32
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................36
4.1. Thống kê mô tả ...............................................................................................36
4.1.1. Phân tích dữ liệu nghiên cứu ................................................................36
4.1.2. Phân tích thống kê mô tả.......................................................................37
4.2. Kết quả kiểm định mô hình .............................................................................41
4.2.1. Kết quả kiểm định phƣơng sai thay đổi ................................................42
4.2.2. Kết quả kiểm định tự tƣơng quan .........................................................42
4.2.3. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến .........................................................43
4.2.4. Kết quả phân tích hồi quy mô hình 4 ....................................................43
4.3. Mở rộng phân tích: Kiểm tra hiệu ứng tƣơng tác giữa FRQ và STDebt .......51
4.4. Kiểm định tính bền vững của mô hình ...........................................................54
4.4.1. Thay thế mô hình hiệu quả đầu tƣ ........................................................54
4.4.2. Kiểm định tác động của nội sinh đến mô hình nghiên cứu ..................55
4.4.3. Thay thế phƣơng pháp hồi quy ban đầu ...............................................56
4.5. Tổng hợp kết quả nghiên cứu .........................................................................58
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ........................................................................................60

5.1. Kết luận chung ...............................................................................................60
5.2. Hạn chế của đề tài và gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo ...................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ HỒI QUY LnvEff (MÔ HÌNH 1), FRQ_MNST (MÔ
HÌNH 2), FRQ_KASZ (MÔ HÌNH 3)
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH PHƢƠNG SAI THAY ĐỔI (BẢNG 4.4)
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TỰ TƢƠNG QUAN (BẢNG 4.5)
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐA CỘNG TUYẾN (BẢNG 4.6)
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ HỒI QUY BẢNG 4.7
PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ HỒI QUY BẢNG 4.8
PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ HỒI QUY BẢNG 4.9
PHỤ LỤC 8: KẾT QUẢ HỒI QUY BẢNG 4.10
PHỤ LỤC 9: KẾT QUẢ HỒI QUY BẢNG 4.11
PHỤ LỤC 10: KẾT QUẢ HỒI QUY BẢNG 4.12
PHỤ LỤC 11: KẾT QUẢ HỒI QUY BẢNG 4.13


DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

2SLS

Phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất hai giai đoạn

FRQ


Chất lƣợng báo cáo tài chính

FGLS

Phƣơng pháp bình phƣơng tối thiểu tổng quát khả thi

NPV

Giá trị hiện tại thuần

OLS

Phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

R&D

Nghiên cứu và phát triển


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. Tóm tắt kết quả nghiên cứu .......................................................................155
Bảng 3. Tóm tắt đo lƣờng các biến ...........................................................................29
Bảng 4.1 Phân loại công ty theo ngành .....................................................................37
Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu chính .......................38
Bảng 4.3 Ma trận hệ số tƣơng quan ..........................................................................40

Bảng 4.4 Kết quả kiểm định phƣơng sai thay đổi .....................................................42
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định tự tƣơng quan ..............................................................42
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến ..............................................................43
Bảng 4.7 Kết quả hồi quy của LnvEff bằng Pooled OLS .........................................44
Bảng 4.8 Kết quả hồi quy của Overinvest bằng phƣơng pháp Pooled OLS .............47
Bảng 4.9 Kết quả quả hồi quy của Underinvest bằng phƣơng pháp Pooled OLS ....49
Bảng 4.10 Kết quả hồi quy hiệu ứng tƣơng tác theo phƣơng pháp Pooled OLS ......51
Bảng 4.11 Kết quả hồi quy sau khi thay thế mô hình hiệu quả đầu tƣ bằng phƣơng
pháp Pooled OLS ......................................................................................................54
Bảng 4.12 Kết quả hồi quy khi xem xét vấn đề nội sinh bằng phƣơng pháp 2SLS .....
...................................................................................................................................55
Bảng 4.13 Kết quả sau hồi quy bằng phƣơng pháp FGLS........................................57
Bảng 4.14 Tổng hợp kết quả nghiên cứu ..................................................................59


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4: Xu hƣớng các chỉ tiêu quan trọng trong giai đoạn 2009 – 2013 ............ 36


TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm phân tích ảnh hƣởng của chất lƣợng báo cáo tài chính
và kỳ hạn nợ đến hiệu quả đầu tƣ ở các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt
Nam. Mẫu nghiên cứu gồm 304 công ty niêm yết trên HNX và HOSE trong giai
đoạn 5 năm từ 2009 – 2013. Nghiên cứu đƣợc thực hiện dựa trên nghiên cứu của
Gomariz và Ballesta (2014).
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng chất lƣợng báo cáo tài chính có
thể làm giảm cả vấn đề đầu tƣ quá mức và đầu tƣ dƣới mức. Tƣơng tự, kỳ hạn nợ
ngắn chỉ có thể làm giảm vấn đề đầu tƣ quá mức. Bài nghiên cứu còn phát hiện mức
độ thay thế giữa chất lƣợng báo cáo tài chính và kỳ hạn nợ trong việc nâng cao hiệu
quả đầu tƣ: các công ty ít sử dụng các khoản nợ ngắn hạn hơn thì chất lƣợng báo

cáo tài chính ảnh hƣởng đến hiệu quả đầu tƣ cao hơn và ngƣợc lại.

Từ khóa: hiệu quả đầu tƣ (investment efficiency), đầu tƣ quá mức
(overinvestment), đầu tƣ dƣới mức (underinvestment), chất lƣợng báo cáo tài chính
(financial reporting quality), kỳ hạn nợ (debt maturity).


1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Chiến lƣợc tài chính của doanh nghiệp gồm ba quyết định: quyết định đầu tƣ,
quyết định tài trợ và quyết định phân phối. Trong đó quyết định đầu tƣ ảnh hƣởng
nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp vì nó liên quan đến việc đầu tƣ mua sắm xây
dựng tài sản. Một quyết định đầu tƣ hiệu quả sẽ mang lại thu nhập cho doanh
nghiệp không chỉ ở hiện tại mà còn ở trong tƣơng lai. Nhƣng thế nào là một quyết
định đầu tƣ hiệu quả và những nhân tố nào tác động đến hiệu quả đầu tƣ của một
công ty?
Có nhiều nhân tố tác động đến quyết định đầu tƣ của doanh nghiệp. Theo nghiên
cứu thực nghiệm của Bushman và Smith (2001), Healy và Palepu (2001) cho thấy
các công ty có thể giảm bớt sự bất cân xứng thông tin bằng cách nâng cao chất
lƣợng báo cáo tài chính (FRQ). Hay các nghiên cứu khác (Biddle và Hilary, 2006;
McNichols và Stubben, 2008; Biddle và các cộng sự, 2009; Chen và các cộng sự,
2011) chỉ ra rằng việc làm giảm bớt các lựa chọn bất lợi, rủi ro đạo đức sẽ cho phép
các nhà quản lý lựa chọn các cơ hội đầu tƣ tốt hơn và FRQ cao hơn sẽ làm tăng hiệu
quả đầu tƣ.
Các nghiên cứu thực nghiệm của Bushman và Smith (2001), Healy và Palepu
(2001), Lambert và các cộng sự (2007) đã kết luận rằng FRQ cao hơn sẽ góp phần
nâng cao hiệu quả đầu tƣ. Phù hợp với kết luận này, Biddle và Hilary (2006) cho
thấy rằng các công ty có FRQ cao hơn sẽ thể hiện mức độ đầu tƣ hiệu quả hơn

thông qua độ nhạy cảm của dòng vốn đầu tƣ bằng tiền mặt thấp. Tuy nhiên độ nhạy
cảm của dòng vốn đầu tƣ bằng tiền mặt có thể phản ánh một trong hai trƣờng hợp
hoặc là hạn chế về tài chính hoặc là dƣ thừa tiền mặt (Kaplan và Zingales, 1997,
2000; Fazzari và các cộng sự, 2000). Biddle và các cộng sự (2009) cho thấy rằng
mối liên hệ giữa hiệu quả đầu tƣ và FRQ có liên quan đến việc làm giảm sự bất cân
xứng thông tin giữa doanh nghiệp và các nhà cung cấp bên ngoài. Ví dụ nhƣ FRQ


2

cao hơn sẽ cho phép các công ty xác định đƣợc các cơ hội đầu tƣ tốt hơn, và giảm
các lựa chọn bất lợi trong việc phát hành chứng khoán. Chen và các cộng sự (2011)
đã kiểm tra tác động của FRQ đến hiệu quả đầu tƣ và tìm thấy rằng FRQ có ảnh
hƣởng đến các công ty tƣ nhân ở các nƣớc đang phát triển, và tác giả cũng hy vọng
sẽ tìm thấy sự kết hợp này trong mẫu các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán
Việt Nam.
Một số nghiên cứu khác cho thấy rằng việc sử dụng các khoản nợ có kỳ hạn ngắn
có thể làm giảm bớt vấn đề bất cân xứng thông tin khi đứng trên cả hai quan điểm
của ngƣời cho vay và ngƣời đi vay. Theo quan điểm ngƣời đi vay, Flannery (1986),
Berger và Udell (1998), Ortiz-Molina và Penas (2008) cho thấy rằng việc doanh
nghiệp sử dụng các khoản vay có kỳ hạn ngắn sẽ chứng tỏ mình là doanh nghiệp tốt
trƣớc các chủ nợ, từ đó có thể có đƣợc những điều kiện vay tốt hơn trong các lần gia
hạn tiếp theo. Còn theo quan điểm ngƣời cho vay, kỳ hạn nợ ngắn sẽ cho phép các
chủ nợ giám sát và kiểm soát tốt hơn tình hình sử dụng vốn của các nhà quản lý
(Diamond, 1991, 1993). Mô hình lý thuyết (Myers, 1977; Childs và các cộng sự,
2005) đã chỉ ra rằng kỳ hạn nợ ngắn hơn sẽ nâng cao hiệu quả đầu tƣ, tuy nhiên
nghiên cứu này còn rất hạn chế đối với vấn đề đầu tƣ quá mức.
Việt Nam là nƣớc có thị trƣờng vốn kém phát triển, vấn đề bất cân xứng thông
tin cao, nợ tƣ nhân là nguồn tài trợ chính cho các công ty Việt Nam, và ngân hàng
có thể đóng một vai trò hữu ích trong việc làm giảm các bất hoàn hảo của thị trƣờng

vốn (García-Marco và Ocaña, 1999), do đó vai trò của nợ ngắn hạn là cao hơn
(Barclay và Smith, 1995).
Chính vì lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của chất
lượng báo cáo tài chính, kỳ hạn nợ đến hiệu quả đầu tư – Bằng chứng thực
nghiệm tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn cung cấp bằng chứng
thực nghiệm về ảnh hƣởng của hai yếu tố này đến hiệu quả đầu tƣ ở các doanh
nghiệp Việt Nam.


3

1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
 Nghiên cứu này nhằm mục tiêu phân tích ảnh hƣởng của chất lƣợng báo cáo
tài chính và kỳ hạn nợ đến hiệu quả đầu tƣ trên cả hai phƣơng diện đầu tƣ dƣới mức
và đầu tƣ quá mức.
 Câu hỏi nghiên cứu:
Chất lƣợng báo cáo tài chính có ảnh hƣởng đến hiệu quả đầu tƣ ở các công
ty niêm yết, đặc biệt trong vấn đề đầu tƣ dƣới mức và đầu tƣ quá mức hay không?
Kỳ hạn nợ có ảnh hƣởng đến hiệu quả đầu tƣ ở các công ty niêm yết, đặc
biệt trong vấn đề đầu tƣ dƣới mức và đầu tƣ quá mức hay không?
Ảnh hƣởng của chất lƣợng báo cáo tài chính sẽ thay đổi nhƣ thế nào với
mức độ kỳ hạn nợ khi tác động đến đến hiệu quả đầu tƣ?
1.3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
 Đối tƣợng nghiên cứu bao gồm 304 công ty niêm yết trên Sở Giao Dịch
Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà
Nội (HNX).
 Phạm vi nghiên cứu trong giai đoạn 5 năm từ 2009 đến năm 2013.
 Đề tài nghiên cứu ảnh hƣởng của chất lƣợng báo cáo tài chính và kỳ hạn nợ
đến hiệu quả đầu tƣ sử dụng các phƣơng pháp sau:
Phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất (Pooled OLS) đƣợc sử dụng để phân tích

ảnh hƣởng của chất lƣợng báo cáo tài chính và kỳ hạn nợ đến hiệu quả đầu tƣ.
Phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất hai giai đoạn (2SLS) đƣợc sử dụng để
xử lý mối quan hệ nội sinh giữa kỳ hạn nợ và chất lƣợng báo cáo tài chính.
Phƣơng pháp bình phƣơng tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) đƣợc sử dụng
để thay thế cho phƣơng pháp ƣớc lƣợng ban đầu.


4

1.4. Những đóng góp của luận văn
Thứ nhất, điểm mới của nghiên cứu là phân tích ảnh hƣởng của chất lƣợng báo
cáo tài chính và kỳ hạn nợ đến hiệu quả đầu tƣ – một vấn đề còn chƣa đƣợc nghiên
cứu nhiều ở Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay.
Thứ hai, bài nghiên cứu xem xét hiệu quả đầu tƣ trên cả hai phƣơng diện đầu tƣ
dƣới mức và đầu tƣ quá mức.
Thứ ba, không chỉ xem xét tác động riêng lẻ của chất lƣợng báo cáo tài chính và
kỳ hạn nợ đến hiệu quả đầu tƣ, bài nghiên cứu còn xem xét việc sử dụng nhiều nợ
ngắn hạn hơn thì ảnh hƣởng của chất lƣợng báo cáo tài chính đến hiệu quả đầu tƣ sẽ
thay đổi nhƣ thế nào.
1.5. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của đề tài bao gồm
Chƣơng 1: Giới thiệu
Chƣơng 2: Các nghiên cứu thực nghiệm
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu
Chƣơng 5: Kết luận


5


CHƢƠNG 2: CÁC LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU
THỰC NGHIỆM
2.1. Mối quan hệ giữa chất lượng báo cáo tài chính – kỳ hạn nợ và hiệu quả đầu

2.1.1. Hiệu quả đầu tƣ và chất lƣợng báo cáo tài chính
Một hƣớng nghiên cứu mới đã đƣợc phát triển gần đây dựa trên ảnh hƣởng
của chất lƣợng báo cáo tài chính (FRQ) đến hiệu quả đầu tƣ. Các nghiên cứu trƣớc
cho rằng chất lƣợng báo cáo tài chính cao hơn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đầu
tƣ. FRQ cao hơn sẽ làm cho các nhà quản lý có trách nhiệm cao hơn, chẳng hạn nhƣ
cho phép sự giám sát cao hơn từ các cổ đông, từ đó làm giảm vấn đề bất cân xứng
thông tin và do đó cũng làm giảm các lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức, giải quyết
đƣợc mâu thuẫn giữa nhà quản lý và các nhà đầu tƣ, và cuối cùng là nâng cao hiệu
quả đầu tƣ. Mặt khác, nhƣ một đầu vào của cơ chế kiểm soát, tính trung thực của số
liệu kế toán sẽ cải thiện hiệu quả đầu tƣ bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng tài
sản, khuyến khích đầu tƣ vào các dự án mang lại lợi nhuận cao hoặc giảm các
khoản đầu tƣ vào các dự án có hiệu quả thấp.
Các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây đã lập luận và tìm thấy bằng chứng
rằng FRQ có thể làm giảm sự nhạy cảm trong đầu tƣ tiền mặt (Biddle và Hilary,
2006) và quản lý dòng thu nhập có thể dẫn đến đầu tƣ quá mức bởi vì các nhà quản
lý sẽ sử dụng các cách để làm biến dạng thông tin (McNichols và Stubben, 2008).
Dựa theo các cuộc thảo luận về vấn đề này, Bushman và Smith (2001), Healy và
Palepu (2001), Lambert và các cộng sự (2005) cho thấy rằng việc nâng cao FRQ có
thể có tác động quan trọng đến hiệu quả đầu tƣ. Đầu tƣ không hiệu quả đƣợc thể
hiện thông qua hai hình thức: đầu tƣ quá mức (đầu tƣ vào các dự án có NPV âm)
hay đầu tƣ dƣới mức (bỏ qua các cơ hội đầu tƣ mang lại NPV dƣơng).
Bối cảnh thể chế cũng có thể ảnh hƣởng đến vai trò của FRQ đến hiệu quả đầu
tƣ. Các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp nhà
nƣớc có FRQ cao hơn so với các doanh nghiệp tƣ nhân (Ball và Shivakumar, 2005;



6

Burgstahler, 2006). Gomariz và Ballesta (2014) tiến hành nghiên cứu ảnh hƣởng
của FRQ đến hiệu quả đầu tƣ ở các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Tây Ban
Nha cho thấy rằng FRQ có thể thay đổi tùy theo điều kiện thể chế, nhƣ mức độ
quyền lợi của chủ sở hữu và các vấn đề cƣỡng chế. Khác với nghiên cứu của Biddle
và các cộng sự (2009) nghiên cứu ở các công ty niêm yết trên thị trƣờng Mỹ và
Chen và các cộng sự (2011) nghiên cứu ở các công ty tƣ nhân từ các thị trƣờng mới
nổi, Tây Ban Nha là một quốc gia có thị trƣờng vốn kém phát triển hơn so với các
công ty ở Mỹ, mức độ thực thi và bảo vệ các nhà đầu tƣ thấp, chất lƣợng báo cáo tài
chính trong các công ty niêm yết ở Tây Ban Nha là thấp hơn so với Mỹ theo nghiên
cứu của Biddle và các cộng sự (2009) và FRQ cao hơn so với mẫu của công ty tƣ
nhân ở các nƣớc đang phát triển đƣợc sử dụng bởi Chen và các cộng sự (2011). Một
thú vị khác là trái ngƣợc với Mỹ, cuộc xung đột đại diện ở Tây Ban Nha không phải
là một trong những vấn đề điển hình giữa các nhà quản lý và các cổ đông, mà là
xung đột giữa các nhà quản lý kiểm soát với các cổ đông đa số hay một phƣơng
diện khác là đối với chủ nợ và các cổ đông thiểu số. Hơn nữa, các cuộc xung đột đại
diện với các cổ đông thiểu số là gay gắt hơn so với mẫu công ty tƣ nhân đƣợc phân
tích bởi Chen và các cộng sự (2011).
2.1.2. Hiệu quả đầu tƣ và kỳ hạn nợ
Vai trò của nợ trong việc làm giảm quyết định đầu tƣ của các nhà quản lý đã
đƣợc thảo luận nhiều trong các nghiên cứu (Myers, 1977; Jensen, 1986), và một số
bằng chứng thực nghiệm đã chỉ ra rằng nợ sẽ làm giảm đầu tƣ quá mức (D'Mello và
Miranda, 2010). Myers (1977) cho thấy rằng lý thuyết đại diện sẽ giải thích đƣợc
vấn đề đầu tƣ dựa trên kỳ hạn nợ, một kỳ hạn nợ phù hợp sẽ tác động đến khả năng
thanh toán các khoản vay dự kiến tƣơng ứng với mức suy giảm trong giá trị tài sản.
Nó chỉ ra rằng nợ ngắn hạn nên đƣợc sử dụng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn và
ngƣợc lại cho tài sản dài hạn và nợ dài hạn, biểu hiện tính tƣơng thích giữa tài sản
và nguồn vốn.



7

Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng nhấn mạnh vai trò của kỳ hạn nợ theo mức
độ bất cân xứng thông tin, và cho thấy rằng việc sử dụng các khoản nợ ngắn hạn có
thể làm giảm bất cân xứng thông tin cũng nhƣ chi phí đại diện giữa các cổ đông, các
chủ nợ và nhà quản lý. Các công ty có tình hình tài chính vững mạnh có thể sử dụng
nhiều nợ ngắn hạn hơn để trang bị tốt hơn khả năng đối mặt với nguy cơ tái cấp vốn
và rủi ro lãi suất vay ngắn hạn (Jun và Chen, 2003). Guedes và Opler (1996) đã tìm
thấy bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng các công ty có tình hình tài chính tốt sẽ
sử dụng nhiều nợ ngắn hạn hơn so với các công ty có xếp hạng tín dụng thấp.
Về hiệu quả đầu tƣ, kỳ hạn nợ có thể làm giảm thiểu vấn đề đầu tƣ quá mức và
đầu tƣ dƣới mức. Khi có dự án đầu tƣ mang lại NPV dƣơng, các công ty có thể sử
dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho dự án của mình và từ đó làm giảm vấn đề đầu tƣ
dƣới mức; bởi vì các khoản nợ đƣợc thanh toán trong thời gian ngắn và lợi nhuận sẽ
hoàn toàn thuộc về công ty (Myers, 1977). Các công ty có mức độ nợ rủi ro cao thì
các nhà quản lý sẽ hoạt động theo mục đích tối đa hóa giá trị cho cổ đông trên cơ sở
chuyển dịch rủi ro, từ đó sẽ làm phát sinh đầu tƣ dƣới mức và đầu tƣ quá mức đối
với các cơ hội phát triển trong tƣơng lai. Trong trƣờng hợp này, kỳ hạn nợ trở thành
một thành phần quan trọng trong việc làm giảm thiểu xung đột giữa cổ đông và trái
chủ.
2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới
Một số lƣợng lớn các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng việc làm giảm các
lựa chọn bất lợi, rủi ro đạo đức cũng nhƣ chất lƣợng báo cáo tài chính tốt hơn hay
sử dụng nợ có kỳ hạn ngắn hơn có thể nâng cao hiệu quả đầu tƣ và góp phần làm
giảm các các khoản đầu tƣ không cần thiết cũng nhƣ làm tăng các khoản đầu tƣ cần
thiết.
Barclay và Smith (1995) khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa kỳ hạn nợ và
hiệu quả đầu tƣ đã sử dụng mẫu gồm tất cả các công ty niêm yết trên Center for
Research in Securities Prices và COMPUSTAT trong giai đoạn từ 1974 đến 1991

với mã SIC từ 2,000 – 5,999 (gồm 39,949 quan sát). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng


8

các công ty có số lƣợng lớn các cơ hội đầu tƣ tiềm năng trong tƣơng lai sẽ có xu
hƣớng sử dụng nhiều nợ ngắn hạn hơn để tránh khỏi tình trạng đầu tƣ dƣới mức và
chi phí vay vốn cao hơn có liên quan đến việc sử dụng các khoản vay dài hạn.
Minton và Schrand (1999) khi nghiên cứu 1,287 công ty ở Mỹ trong giai đoạn
từ 1989 đến 1995 đã tìm thấy mối quan hệ giữa độ biến động của dòng tiền và chi
tiêu đầu tƣ, cụ thể các doanh nghiệp có độ biến động dòng tiền cao sẽ có xu hƣớng
đầu tƣ ít hơn cũng nhƣ giảm các khoản đầu tƣ tiềm năng trong tƣơng lai (mối tƣơng
quan nghịch). Kết quả nghiên cứu còn cho thấy rằng các công ty nếu không có sử
dụng thêm nguồn vốn bên ngoài để bù đắp cho sự thiếu hụt của dòng tiền sẽ phải từ
bỏ dự án đầu tƣ đó, từ đó dẫn đến đầu tƣ dƣới mức. Hai ông lập luận rằng các công
ty sẽ có chi phí huy động vốn từ bên ngoài cao hơn nếu có độ biến động dòng tiền
cao, nhƣng họ lại nói rất ít về tác động của biến động này đối với dòng vốn đầu tƣ
bằng tiền cũng nhƣ chính sách tài chính.
Fazzari và các cộng sự (2000) đã tìm thấy bằng chứng các công ty có mức độ
tiền mặt ít hay mức độ thanh khoản kém có nhiều khả năng sẽ bị hạn chế đầu tƣ, từ
đó dẫn đến tình trạng đầu tƣ dƣới mức. Trong khi đó, các công ty có lƣợng tiền mặt
dƣ thừa lớn có nhiều khả năng phải đối mặt với tình trạng đầu tƣ quá mức và do đó
FRQ cao hơn sẽ giúp cho các công ty đầu tƣ dƣới mức có thể thực hiện đƣợc dự án
đầu tƣ của mình và các công ty đầu tƣ quá mức sẽ loại bỏ các dự án đầu tƣ không
cần thiết nếu các văn bản hợp đồng đƣợc ký kết tốt hơn hoặc gia tăng nhiều hơn khả
năng giám sát của các cổ đông.
Islam (2002) sử dụng bộ dữ liệu quốc tế gồm 31 quốc gia trong khoảng thời
gian từ 1987 đến 1997, đã tìm thấy bằng chứng rằng sau khi kiểm soát các cơ hội
tăng trƣởng thì đầu tƣ sẽ nhạy cảm hơn đối với dòng tiền ở những nƣớc có nền tài
chính kém phát triển. Ngoài ra, ông cũng tìm thấy một mối quan hệ tiêu cực giữa độ

nhạy cảm của dòng vốn đầu tƣ và quy mô (đƣợc đo bằng logarit của tổng tài sản).
Nhìn chung phát hiện này phù hợp với quan điểm rằng các công ty nhỏ phải đối mặt


9

với thông tin bất cân xứng cũng nhƣ chi phí huy động vốn lớn và do đó phụ thuộc
nhiều vào nguồn vốn nội bộ để tài trợ cho các dự án đầu tƣ.
Jun và Chen (2003) khi nghiên cứu 5,134 công ty công nghiệp (39,874 quan
sát) với mã SCI từ 1,000 đến 5,999 trong giai đoạn 1979 đến 1996 đã nhấn mạnh
vai trò của kỳ hạn nợ theo mức độ bất cân xứng thông tin và cho thấy rằng việc sử
dụng các khoản nợ ngắn hạn có thể làm giảm bất cân xứng thông tin cũng nhƣ chi
phí đại diện giữa các cổ đông, các chủ nợ và nhà quản lý. Các công ty có tình hình
tài chính vững mạnh có thể sử dụng nhiều nợ ngắn hạn hơn để trang bị tốt hơn khả
năng đối mặt với nguy cơ tái cấp vốn và rủi ro lãi suất cho vay ngắn hạn.
Childs và các cộng sự (2005) khi nghiên cứu ở Mỹ đã xem xét sự tƣơng tác
giữa quyết định đầu tƣ và quyết định tài trợ trong trƣờng hợp các cổ đông tự đƣa ra
các quyết định đầu tƣ dựa trên việc tối đa lợi ích cho bản thân họ thay vì tối đa hóa
giá trị công ty. Quyết định tài chính bao gồm các lựa chọn về mức độ nợ và kỳ hạn
nợ cũng nhƣ các tùy chọn để điều chỉnh. Các cổ đông có động cơ hoặc đầu tƣ dƣới
mức hoặc đầu tƣ quá mức tùy thuộc vào việc lựa chọn mở rộng hay thay thế tài sản
hiện có. Họ đã tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng nợ ngắn hạn có thể làm giảm cả
đầu tƣ dƣới mức và đầu tƣ quá mức bằng cách làm cho các khoản nợ ít nhạy cảm
hơn với sự thay đổi của giá trị doanh nghiệp. Nợ ngắn hạn hoàn toàn có thể giải
quyết những xung đột này nhƣng các công ty sẽ chỉ chọn nợ ngắn hạn khi nó cũng
có sự linh hoạt để điều chỉnh mức nợ trong tƣơng lai. Rút ngắn kỳ hạn nợ sẽ làm
giảm đầu tƣ sai lệch nhƣng đồng thời sẽ làm gia tăng rủi ro thanh khoản cho công
ty. Việc đầu tƣ không hiệu quả đƣợc thúc đẩy bởi mong muốn của các cổ đông hoặc
là chuyển đổi tài sản từ các chủ nợ (đầu tƣ quá mức) hoặc ngăn chặn lợi ích cho các
chủ nợ (đầu tƣ dƣới mức). Ngoài ra tác giả còn dự báo rằng các công ty sẽ rút ngắn

kỳ hạn nợ khi dự kiến chi phí phá sản hay mức thuế suất của công ty tăng lên, và sẽ
tối ƣu khi kéo dài kỳ hạn trong trƣờng hợp không chắc chắn về giá trị tài sản hiện
tại tăng lên.


10

Aivazian và các cộng sự (2005) đã tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa cơ hội
tăng trƣởng và kỳ hạn nợ của một công ty. Điều kiện tài chính ảnh hƣởng đến quyết
định đầu tƣ và quyết định đầu tƣ cũng ảnh hƣởng đến điều kiện tài chính. Sự phụ
thuộc lẫn nhau này tạo ra một mối liên kết mật thiết giữa tài sản và trách nhiệm
pháp lý trong công ty. Đặc biệt khi các dự án dài hạn yêu cầu nhiều chi phí hơn thì
các công ty có thể điều chỉnh hành vi bằng cách đầu tƣ vào các dự án ngắn hạn ngay
cả khi nó kém hiệu quả hơn. Tuy nhiên việc sử dụng các nguồn tài chính ngắn hạn
có thể làm giảm chi phí đại diện nhƣng đồng thời nó cũng làm tăng chi phí vay nợ
trong trƣờng hợp hình thức tái cấp vốn tăng cao hơn hay tăng chi phí giao dịch.
Booth (2006) khi nghiên cứu 1,133 công ty ở Mỹ trong giai đoạn từ 1981 đến
1988 về mối quan hệ giữa độ biến động của dòng tiền và đầu tƣ đã tìm thấy bằng
chứng chứng minh rằng đầu tƣ của các doanh nghiệp có dòng tiền biến động cao sẽ
ít nhạy cảm hơn với dòng tiền nội bộ trong một khoảng thời gian trƣớc đó. Đồng
thời các công ty có xu hƣớng xây dựng một nguồn tài chính tốt hơn để tài trợ cho
các dự án đầu tƣ trong tƣơng lai mà không cần huy động vốn từ bên ngoài.
Biddle và Hilary (2006) đã xem xét ảnh hƣởng của FRQ đến hiệu quả đầu tƣ ở
hai quốc gia đƣợc xem là phát triển nhất thế giới Mỹ và Nhật Bản trong giai đoạn từ
1993 đến 2004. Bài nghiên cứu đƣa ra kết luận rằng FRQ cao hơn sẽ tăng cƣờng
hiệu quả đầu tƣ bằng cách giảm bất cân xứng thông tin giữa nhà quản lý và các nhà
cung cấp bên ngoài. Bên cạnh đó ảnh hƣởng này sẽ cao hơn trong nền kinh tế mà
nguồn tài chính chủ yếu đƣợc cung cấp thông qua thị trƣờng chứng khoán (Mỹ) so
với quốc gia có nguồn tài chính đƣợc cung cấp chủ yếu từ đi vay, chẳng hạn nhƣ
các ngân hàng có thể thay thế trong việc kiểm soát vấn đề đầu tƣ (Nhật Bản). Vì vậy

tác giả rút ra kết luận rằng trong ảnh hƣởng của FRQ đến hiệu quả đầu tƣ trong các
nƣớc có nguồn vốn vay ngân hàng chiếm chủ yếu sẽ thấp hơn.
Almeida và Campello (2007) khi nghiên cứu ở các công ty sản xuất trong giai
đoạn từ 1985 đến 2000 lại tìm thấy bằng chứng chứng minh rằng tài sản hữu hình
không ảnh hƣởng đến độ nhạy cảm của dòng vốn đầu tƣ trong các doanh nghiệp


11

không có giới hạn về tài chính. Điều quan trọng là tài sản hữu hình ảnh hƣởng quan
trọng đến tình hình tín dụng của công ty, nhƣ một công ty có nhiều tài sản cố định
hữu hình trong cơ cấu tổng tài sản sẽ duy trì đƣợc một tỷ lệ nợ cao hơn do tạo đƣợc
nhiều sự tin cậy từ các chủ nợ. Điều này đƣa ra một hiệu ứng không đơn điệu là ảnh
hƣởng của tài sản hữu hình đến độ nhạy cảm của dòng vốn đầu tƣ. Ở mức độ thấp
của tài sản hữu hình, độ nhạy của dòng vốn sẽ tăng cùng với tốc độ tăng của tài sản
hữu hình, nhƣng tác động này lại biến mất khi tài sản hữu hình ở mức cao.
Beatty và các cộng sự (2007) khảo sát mẫu nghiên cứu gồm 2,251 công ty ở
Mỹ trong giai đoạn từ 2000 đến 2005 để tìm hiểu ảnh hƣởng của FRQ trong việc
làm gia tăng hiệu quả đầu tƣ. Mẫu nghiên cứu của họ chia làm ba nhóm chính: các
công ty có sử dụng nợ công, các công ty có sử dụng nợ tƣ và thứ 3 là nhóm các
công ty sử dụng cả hai trong giai đoạn nghiên cứu của mình. Kết quả nghiên cứu
thực nghiệm cho thấy rằng việc tiếp cận các nguồn vốn vay ngân hàng sẽ làm giảm
độ nhạy cảm của dòng tiền đầu tƣ đồng thời làm giảm FRQ khi các công ty có khả
năng đối mặt với các khó khăn tài chính. Họ tìm thấy rằng các giao ƣớc trực tiếp sẽ
hạn chế chi phí sử dụng vốn cũng nhƣ giảm thiểu tác động tiêu cực của bất cân
xứng thông tin đến hiệu quả đầu tƣ. Các doanh nghiệp khi phải đối mặt với các khó
khăn tài chính và các vấn đề bất cân xứng thông tin lớn thì ảnh hƣởng của FRQ là
quan trọng nhất. Tuy nhiên nếu các nhà cung cấp vốn bên ngoài đƣa ra các hạn chế
đầu tƣ theo hợp đồng hoặc truy cập thông tin cá nhân thì ảnh hƣởng của FRQ sẽ ít
quan trọng hơn. Đồng thời các tác giả cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng các

công ty có hạn chế đầu tƣ trong các hợp đồng nợ sẽ chi tiêu đầu tƣ ít hơn sau khi
hợp đồng đƣợc giao kết. Và đầu tƣ sẽ có mối tƣơng quan dƣơng đối với dòng tiền
hoạt động.
Biddle và các cộng sự (2009) đã nghiên cứu ảnh hƣởng của FRQ đến hiệu quả
đầu tƣ dựa trên mẫu gồm 34,791 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán ở Mỹ trong
giai đoạn từ 1993 đến 2005. Kết quả cho thấy rằng FRQ cao hơn sẽ giúp cho quyết
định đầu tƣ ít có khả năng đi chệch khỏi mức tối ƣu và ít nhạy cảm với những điều
kiện kinh tế vĩ mô. Khi các lựa chọn bất lợi xảy ra, việc quản lý thông tin không


12

hiệu quả có thể dẫn đến đầu tƣ quá mức nếu các nhà quản lý bán các chứng khoán
đƣợc định giá cao và từ đó làm gia tăng vốn đầu tƣ của chủ sở hữu. Để tránh xảy ra
tình trạng này, các nhà cung cấp vốn có thể hạn chế việc cho vay hoặc gia tăng chi
phí vay nợ, điều này có thể dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp phải loại bỏ các dự
án đầu tƣ hiệu quả do hạn chế về nguồn vốn và tình trạng đầu tƣ dƣới mức sẽ xảy
ra. Họ cũng đã đƣa ra một số đặc tính riêng biệt của một công ty có thể ảnh hƣởng
đến đầu tƣ quá mức và đầu tƣ dƣới mức chẳng hạn nhƣ mức độ dòng tiền, liên quan
đến nhu cầu huy động vốn của doanh nghiệp để tài trợ cho các dự án đầu tƣ. Đối với
các biến kiểm soát, họ cũng tìm thấy bằng chứng thực nghiệm chứng minh rằng độ
lệch chuẩn của dòng tiền, độ lệch chuẩn của doanh thu, tuổi công ty, Tobin’Q có
mối tƣơng quan âm với hiệu quả đầu tƣ. Trong khi đó sức mạnh tài chính và chu kỳ
hoạt động có mối tƣơng quan dƣơng.
García – Lara và các cộng sự (2010) khi nghiên cứu các công ty ở Mỹ trong
giai đoạn từ 1990 đến 2007 đã đƣa ra kết luận rằng sự bảo thủ có thể làm giảm cả
đầu tƣ dƣới mức và đầu tƣ quá mức bởi vì nó làm giảm độ nhạy cảm của dòng tiền
đầu tƣ trong các công ty quá mức và tạo điều kiện tiếp cận nguồn tài chính bên
ngoài cho các công ty đầu tƣ dƣới mức. Sự bảo thủ thể hiện thông qua việc công
nhận kịp thời các khoản lỗ trong báo cáo thu nhập dự kiến sẽ nâng cao hiệu quả đầu

tƣ thông qua ba kênh chính: (1) giảm ảnh hƣởng do bất cân xứng thông tin giữa các
nhà quản lý và các cổ đông bên ngoài mang lại, tạo điều kiện giám sát tốt hơn quyết
định đầu tƣ của nhà quản lý; (2) gia tăng khuyến khích để các nhà quản lý từ bỏ các
dự án đầu tƣ kém hiệu quả trƣớc đó và thực hiện ít các khoản đầu tƣ có giá trị ròng
âm; (3) tạo điều kiện tiếp cận nguồn tài chính bên ngoài với chi phí thấp. Kết quả
nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng các công ty có sự bảo thủ sẽ có xu hƣớng đầu tƣ
ít hơn cũng nhƣ làm tốt hơn các công ty khác về hiệu quả đầu tƣ trong tƣơng lai.
D’Mello và Miranda (2010) sử dụng mẫu gồm các công ty ở Mỹ trong giai
đoạn từ 1965 đến 2004 để nghiên cứu ảnh hƣởng của các khoản nợ đến vấn đề đầu
tƣ bằng cách phân tích mô hình đầu tƣ bất thƣờng xung quanh lời đề nghị các khoản
nợ mới thông qua các công ty không vay nợ. Trƣớc khi sử dụng đòn bẩy, vai trò của


13

nợ là không có và công ty giữ lại quá nhiều tiền mặt. Sự ra đời của các khoản nợ
dẫn đến một sự suy giảm đáng kể trong tỷ lệ tiền mặt dự trữ và có một mối quan hệ
mạnh mẽ với các công ty có cơ hội đầu tƣ kém. Bài nghiên cứu đƣa ra 3 kết luận
chính liên quan đến vấn đề đầu tƣ. Đầu tiên, các nhà quản lý trong các công ty
không vay nợ giữ lại quá nhiều tiền mặt. Thứ hai, việc phát hành nợ dẫn đến việc
giảm đáng kể vấn đề đầu tƣ quá mức và trong vòng 3 năm thì hệ số tiền mặt của
công ty sẽ tƣơng tự nhƣ tiêu chuẩn của ngành. Thứ ba, mối quan hệ này sẽ mạnh mẽ
hơn trong các công ty có cơ hội đầu tƣ kém, ngụ ý rằng các khoản nợ ngắn hạn có
vai trò đặc biệt quan trọng trong việc làm giảm đầu tƣ quá mức ở các công ty có
mối mâu thuẫn đại diện là cao nhất. Tóm lại, bài nghiên cứu của tác giả chỉ ra rằng
nợ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc làm giảm các khoản đầu tƣ bất
thƣờng, hỗ trợ mạnh mẽ trong việc kiểm soát vấn đề đầu tƣ quá mức.
Chen và các cộng sự (2011) đã sử dụng mẫu gồm các công ty tƣ nhân ở 79
quốc gia đang phát triển trong giai đoạn từ 2002 đến 2005 để nghiên cứu ảnh hƣởng
của FRQ đến hiệu quả đầu tƣ. Tác giả đã xem xét vai trò của FRQ trong một tập

hợp các công ty mà các nghiên cứu trƣớc đó chƣa quan tâm đến: các doanh nghiệp
tƣ nhân từ các nƣớc thị trƣờng mới nổi. Mặc dù các công ty tƣ nhân tạo nên phần
lớn các hoạt động kinh tế trên toàn cầu, nhƣng nó lại bị hạn chế trong các nghiên
cứu học thuật, và đặc biệt nó chƣa đƣợc một nghiên cứu nào trƣớc đó nghiên cứu về
vấn đề này. Tác giả tìm thấy bằng chứng rằng FRQ có ảnh hƣởng tích cực đến hiệu
quả đầu tƣ mặc dù FRQ có thể thấp hơn so với các công ty niêm yết và ở các quốc
gia đang phát triển. Tuy nhiên nó có lợi thế hơn là ít phải đối mặt với các ràng buộc
về kế toán từ đó có sự linh hoạt hơn trong việc lựa chọn FRQ và góp phần quan
trọng trong việc cải thiện hiệu quả đầu tƣ. Đồng thời việc sử dụng nhiều nợ vay
ngân hàng sẽ làm tăng vai trò của FRQ. Bên cạnh đó tác giả cũng đã tìm thấy rằng
quy mô công ty có ảnh hƣởng tiêu cực đến cả đầu tƣ dƣới mức và đầu tƣ quá mức;
tài sản hữu hình tỷ lệ thuận với đầu tƣ dự kiến nhƣng chỉ có ý nghĩa trong trƣờng
hợp đầu tƣ quá mức.


14

Soumaya (2012) khi phân tích ảnh hƣởng của các khoản nợ, tính thanh khoản
và quy mô của doanh nghiệp đến độ nhạy cảm của dòng vốn đầu tƣ dựa trên mẫu 82
công ty ở Pháp trong giai đoạn từ 1999 đến 2005 đã kết luận rằng các khoản nợ có
ảnh hƣởng tiêu cực đến độ nhạy cảm dòng vốn đầu tƣ bằng tiền mặt và quy mô
doanh nghiệp có ảnh hƣởng tích cực đối với mối quan hệ này.
Geng (2013) khi nghiên cứu ở Trung Quốc với bộ dữ liệu gồm 765 công ty
niêm yết trên hai sàn chứng khoán Shenzhen và Shanghai trong giai đoạn từ 2006
đến 2011 đã chứng minh đƣợc rằng hệ số Tobin’Q, quy mô, tuổi công ty có ảnh
hƣởng quan trọng đến đầu tƣ. Giá trị Tobin’Q cao hơn sẽ khuyến khích các doanh
nghiệp đầu tƣ nhiều hơn vì giá trị nhận đƣợc cao hơn giá trị họ phải trả từ đó có thể
dẫn đến đầu tƣ quá mức. Quy mô công ty cũng cho thấy một mối quan hệ tiêu cực
với đầu tƣ và nhƣ mong đợi của tác giả khi cho rằng các công ty nhỏ sẽ có xu
hƣớng đầu tƣ nhiều hơn. Tuổi công ty có mối tƣơng quan âm đến đầu tƣ bởi vì các

công ty mới thành lập thƣờng gia tăng đầu tƣ trong giai đoạn khởi sự và tăng
trƣởng. Khi đã bƣớc vào giai đoạn suy thoái hay bão hòa, các công ty thƣờng có xu
hƣớng đầu tƣ ít hơn và gia tăng chi trả cổ tức.
Gomariz và Ballesta (2014) đã nghiên cứu ảnh hƣởng của chất lƣợng báo cáo
tài chính và kỳ hạn nợ đến hiệu quả đầu tƣ trong giai đoạn từ 1998 đến 2008 với dữ
liệu bảng bất cân xứng gồm 576 quan sát ở các công ty niêm yết Tây Ban Nha. Kết
quả nghiên cứu chỉ ra rằng chất lƣợng báo cáo tài chính có thể hạn chế một phần
vấn đề đầu tƣ quá mức. Tƣơng tự, kỳ hạn nợ ngắn có thể cải thiện hiệu quả đầu tƣ,
hạn chế vấn đề đầu tƣ quá mức lẫn đầu tƣ dƣới mức. Họ còn phát hiện ra mức độ
thay thế giữa chất lƣợng báo cáo tài chính và kỳ hạn nợ trong việc nâng cao hiệu
quả đầu tƣ: các công ty ít sử dụng các khoản nợ ngắn hạn thì chất lƣợng báo cáo tài
chính ảnh hƣởng đến hiệu quả đầu tƣ cao hơn, và ngƣợc lại. Đối với các biến kiểm
soát, tài sản hữu hình có ý nghĩa thống kê và có hệ số âm, chỉ ra rằng một khối
lƣợng tài sản hữu hình cao hơn sẽ làm cho hiệu quả đầu tƣ thấp hơn. Hơn nữa, sức
mạnh tài chính cao hơn, đƣợc đo lƣờng bằng hệ số Z, có liên quan đến hiệu quả đầu


15

tƣ cao hơn, trong khi biến động của doanh số bán hàng và Tobin’Q có mối tƣơng
quan âm với hiệu quả đầu tƣ.
Nhìn chung, các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây đã chỉ ra rằng chất lƣợng báo
cáo tài chính, kỳ hạn nợ cũng nhƣ các biến kiểm soát đều có ảnh hƣởng đến hiệu
quả đầu tƣ.
Bảng sau tóm tắt lại các kết quả nghiên cứu trên đây:
Figur\e 1Bảng 2. Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Biến
Chất lƣợng
BCTC

(FRQ)
Kỳ hạn nợ
(STDebt)
Quy mô
(LnSales)
Tuổi công ty
(LnAge)
Hữu hình
(Tang)
Độ lệch chuẩn
của dòng tiền
(StdCFO)
Độ lệch chuẩn
của doanh thu
(StdSales)
Cơ hội tăng
trƣởng
(Tobin’Q)

Các nghiên cứu thực nghiệm
trên thế giới
Biddle và Hilary (2006), Beatty
(2007), Biddle (2009), García – Lara
(2010), Chen (2011), Gomariz và
Ballesta (2014)
Jun và Chen (2003), Child (2005),
D’Mello và Miranda (2010),
Gomariz và Ballesta (2014)
Islam (2002), Chen (2011), Soumaya
(2012), Geng (2013)


Kết quả nghiên cứu

Tƣơng
quan

Chất lƣợng báo cáo tài
chính càng cao thì hiệu
quả đầu tƣ càng cao

+

Kỳ hạn nợ ngắn có thể
làm tăng hiệu quả đầu tƣ

+

Quy mô có thể làm tăng
hoặc giảm hiệu quả đầu tƣ

+/-

Biddle (2009), Geng (2013), Rahman Tuổi công ty có thể làm
(2013)
tăng hiệu quả đầu tƣ
Tài sản hữu hình có thể
Almeida và Campello (2007), Chen
làm tăng hoặc giảm hiệu
(2011), Gomariz và Ballesta (2014)
quả đầu tƣ

Độ lệch chuẩn của dòng
Minton và Schrand (1999), Booth
tiền có thể làm giảm hiệu
(2006), Biddle (2009)
quả đầu tƣ
Độ lệch chuẩn của doanh
Biddle (2009), Gomariz và Ballesta
thu có thể làm giảm hiệu
(2014)
quả đầu tƣ
Cơ hội tăng trƣởng trong
Aivazian (2005), Geng (2013),
tƣơng lai có thể làm giảm
Gomariz và Ballesta (2014)
hiệu quả đầu tƣ

+

+/-

-

-

-


×