Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Kín của Nguyễn Đình Tú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.25 KB, 74 trang )

1

Báo cáo tốt nghiệp – Năm IV

A. MỞ ĐẦU
1. Mục đích và ý nghĩa đề tài
So với các cây bút thuộc thế hệ 7X, Nguyễn Đình Tú là nhà văn có ý thức đi theo
con đường chuyên nghiệp từ rất sớm. Trong khi Đặng Thiều Quang, cây bút nổi đình
nổi đám cùng thời đã nửa đường đứt gánh tương tư… rẽ ngang tạm biệt văn đàn chinh
phục lĩnh vực khác rồi trở lại ồn ào thì Nguyễn Đình Tú vẫn lặng lẽ kiên trì với con
đường mình đã chọn.
Năm 26 tuổi anh trình làng cuốn tiểu thuyết đầu tay Hồ sơ một tử tù, từ đó cho
đến nay với tài năng văn chương và sự am tường về cuộc sống, về những gì mắt thấy
tai nghe hay về những vấn đề nhức nhối của xã hội, Nguyễn Đình Tú đã kịp thời cho
ra đời 4 cuốn tiểu thuyết tiếp theo: Bên dòng Sầu Diện, Nháp, Phiên bản và gần đây
nhất là Kín. Trừ cuốn tiểu thuyết Bên dòng Sầu Diện viết về chiến tranh, thì các cuốn
tiểu thuyết còn lại chính là những góc nhìn riêng của anh về cuộc đời.
Ortega Ygasset nhà tiểu thuyết Tây Ban Nha đã nói : “Chiếc rìu của một tiểu phu
giỏi chẳng có nghĩa lý gì trên một sa mạc không cây cối.” Quả thật muốn viết được
một cái gì đó có ý nghĩa thì nhà văn phải có chất liệu và đừng tưởng chất liệu là cái
vốn tự có, là nước ở các giếng sâu không đáy, là vỉa quặng vô tận thả sức đào bới. Kín
ra đời từ cái giếng cuộc sống, đã thể hiện một tài năng đang độ chín muồi. Con người
là đối tượng của cuộc sống và là đối tượng nhận thức, phản ánh của văn học. Sáng tạo
văn học nghệ thuật dù dưới hình thức hoặc hình thái ý thức nào đều không thể không
có bóng dáng con người. Với văn học, con người thật sự được thể hiện đầy đủ và
phong phú.
Một nền văn học mới bao giờ cũng bắt đầu bằng việc đổi mới quan niệm nghệ
thuật về con người. Vì vậy, quan niệm nghệ thuật về con người sẽ là một trong những
vấn đề cơ bản của văn học. Con người trong văn học dù là sản phẩm sáng tạo của nhà
văn, bao giờ cũng là con đẻ của thời đại. Đặc điểm chung của thời đại có vai trò chi
phối đến diện mạo văn học một thời.


Đất nước chuyển mình sang một giai đoạn văn học mới, tâm lí và cuộc sống thời
đại thay đổi. Trong văn học đương đại, tiểu thuyết không chỉ phản ánh bức tranh đời
sống xã hội mà còn đi sâu khám phá số phận con người. Mỗi một nghệ sĩ có cách
chiêm nghiệm cuộc sống khác nhau ở đó thế giới con người trong những tác phẩm của
SVTH: Trương Hoàng Thảo Trang – Văn BK5


Báo cáo tốt nghiệp – Năm IV

2

Nguyễn Đình Tú mang mọi sắc thái kích cỡ khác nhau. Và 31 chương của Kín tựa như
31 khúc của một bản nhạc được diễn tấu bởi hai bè trầm- nổi, trong- đục. Các bè đối
ứng từng cặp như hai chủ lưu trong cùng một dòng chảy, mênh mang, bập bềnh rồi đi
theo hồi ức. Đó là một cuốn phim quay chậm với nhiều scen cận cảnh, “nội soi” đến
từng chi tiết ở đáy cùng của cuộc sống. Mặt khác sự mã hóa tên gọi của nhân vật trung
tâm trong tác phẩm góp phần không nhỏ đến sự bứt phá của Nguyễn Đình Tú. Dường
như đó cũng là cách miêu tả nhân vật khôn khéo của Nguyễn Đình Tú để qua đó độc
giả tìm thấy nhiều con người vốn vẫn tồn tại trong một con người mà xưa nay ta không
hề hay biết hay vô tình không nghĩ đến.
Quan niệm nghệ thuật về con người là phạm trù then chốt cơ bản của lý thuyết thi
pháp học. Nghiên cứu về nó nghĩa là chúng ta đang khám phá hệ thi pháp mà tác giả
sử dụng trong sáng tác của mình. Đến với đề tài này với mục đích và ý nghĩa sâu sắc
nhằm tìm hiểu về “Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Kín của
Nguyễn Đình Tú” để chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong quan niệm về con người của
nhà văn qua đó khẳng định phong cách, cá tính sáng tạo và tài năng của nhà văn trong
dòng chảy văn học nước nhà. Ngoài ra, việc tìm hiểu đề tài này có ý nghĩa quan trọng
trong việc nghiên cứu, cảm thụ văn học và lí giải các kiểu con người trong văn học
theo lối hiện đại mà người đọc khó nắm bắt, để họ có cái nhìn tương đối đầy đủ và
hoàn thiện hơn. Mặt khác, qua đề tài này nhằm trang bị cho bản thân một lượng nhỏ

kiến thức về văn học nói chung, về những vẫn đề nhức nhối của xã hội mà qua trang
văn của Nguyễn Đình Tú ta được biết ít nhiều và đặc biệt hơn nữa là về phong cách
của anh.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Kín là cuốn tiểu thuyết mới xuất bản tháng 9/ 2010, có thể thấy đây là một tác
phẩm mới nên việc đi sâu nghiên cứu như chúng tôi được biết là chưa có nhiều, mà có
lẽ nhiều nhất là các bài nhận xét của những người quan tâm đến nó.
Nguyễn Đình Tú đã chia sẻ về cuốn sách Kín: “Một lớp trẻ kế thừa những giá trị
văn hóa lịch sử cả ngàn năm của ông cha ta đang loay hoay với hiện tại ra sao? Đó là
câu hỏi đầu tiên thôi thúc tôi cầm bút lên viết Kín. Kín phải được viết như thế nào để
không giống ai và không giống tôi trước đó? Câu hỏi này khiến tôi phải lập cho Kín
một cách triển khai ba tuyến truyện song song với điệp trùng khít với những chi tiết
độc đáo. Đã từng có một lượng bạn đọc bỏ tiền ra mua sách của mình, bây giờ đáp lại
SVTH: Trương Hoàng Thảo Trang – Văn BK5


Báo cáo tốt nghiệp – Năm IV

3

tấm lòng đó như thế nào? Điều này kiến tôi phải viết Kín sao cho hấp dẫn và chạm vào
cái mà bạn đọc đương đại quan tâm. Tất cả những điều trên, thiết nghĩ đã hé lộ phần
nào câu chuyện về sự chuẩn bị và kiến tạo nên Kín”
Các bài nhận xét về cuốn tiểu thuyết này hầu hết là của các tác giả trang mạng,
chúng tôi chưa tìm thấy các bài nghiên cứu về tác phẩm được viết thành sách vì như đã
nói đây là một tác phẩm mới, chúng tôi xin trích dẫn vài nhận xét tiêu biểu có từ các
trang mạng nói về cuốn tiểu thuyết này:
Trước hết là nhận xét của nhà văn Nguyễn Bình Phương (in trên bìa 4 của Kín) :
“ Một câu chuyện được kể lại theo nhiều góc và mỗi góc khai thác đến tối đa cá
tính của mình. Điều ấy khiến cho câu chuyên được kể trở nên hấp dẫn bởi sự đa dạng

và tính lắt léo của nó. Kĩ thuật viết trong Kín được chú trọng, đó gần như là một thể
trận, một sự sắp đặt, một bày vẽ công phu. Mà xét cho cùng thì nghệ thuật tiểu thuyết
là sắp đặt bày vẽ.
Kín phần nào mang hơi hướng của một ma trận bởi cả những gì nó đề cập tới,
chính xác hơn là sự trộn lẫn linh dị, thiêng liêng và phàm tục, bát nháo. Giữa bầu
không khí chờn vờn này, con người bỗng trở nên hết sức khó hiểu, nó trôi giữa ham
muốn và chán nản, giữa lưu manh và lưỡng thiện, giữa tín điều mù quáng và ráo hoảnh
không tin gì nữa cả. Gấp cuốn sách lại nhận thấy chỉ có tình thương là không bị chối từ
bởi tình thương là rất hiếm hoi trong thời này” [43]
Trong bài viết “Kín” - một dòng tiểu thuyết miên man in trên tiểu thuyết Kín của
Nguyễn Thị Minh Thái, nhà văn đã có những nhận xét không nhỏ đối với tiểu thuyết
này: “ Kín ư? Cuộc sống nhân vật tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú, phải chăng như
đóa sen đầu mùa hạ còn phong kín nhụy hương? Hay là cuộc viết tiểu thuyết của Tú,
phải chăng, đến cuốn thứ ba, vẫn là một dòng mải miết miên man nhằm xâm nhấp
thám hiểm vào tận ngóc ngách thế giới bên trong đầy hoang vu rợn ngợp, đầy khắc
khoải đan cài vô số chuyển động ngược chiều: các nhân vật trẻ tuổi của Tú vừa tự đập
tan nát mình vỡ vụn, vừa ráng chịu đau đớn, tự tay “khâu vá” lại những mảnh vụn nát
ấy cho lành lặn?” [43;441- 442]
Độc giả Quang Hưng có đóng góp ý kiến về cuốn tiểu thuyết: “Với những phản
ánh hành trình của một bộ phận giới trẻ trong vòng quay chóng mặt của kinh tế và sự
lung lay, va đập của các quan niệm sống. Có lắc, có ăn chơi thác loạn, quần hôn, lang

SVTH: Trương Hoàng Thảo Trang – Văn BK5


Báo cáo tốt nghiệp – Năm IV

4

bạt, bụi đời, có cả giết người…nhà văn còn đưa vào những yếu tố văn hóa tâm linh của

đạo Mẫu.
Nhưng không dừng lại ở phản ánh, tác giả đi vào lí giải những hiện tượng đời
sống đương đại đặt bên cạnh chiều sâu văn hóa truyền thống để thấy rõ hơn sự khủng
hoảng lạc hướng trong tâm thế và hành động của một bộ phận giới trẻ, cũng là một
phần xã hội. Những đứt gãy văn hóa cũng được tác giả ngầm thể hiện như một tồn tại
trái khoáy của thời cuộc” (Quang Hưng- www.danviet.vn)
Nhà văn Thủy Anna đã có bài đăng trên trang Pháp luật xã hội về cuốn tiểu
thuyết Kín:“ Kín hấp dẫn nhưng không phải là cuốn sách dễ đọc, lại càng không phải
là câu chuyện đọc xong sẽ có một cảm giác nhẹ nhõm thơ thới. Lần đầu tiên một cây
bút 7x đã đề cập đạo Mẫu như một đại diện kết tinh của văn hóa dân gian trong tác
phẩm nhưng lại là một đạo Mẫu mang tính phản biện cho văn hóa sống của lớp trẻ
hôm nay. Tính phiêu lưu kinh dị cũng được dụng công để người đọc dễ dàng thoát ra
khỏi những ám ảnh rợn ngợp của chi tiết, những trang nhật kí như một ám hiện của
nam phóng viên chết trẻ là những cảm xúc tinh khôi, thuần khiết, nhân văn nhưng
thấm đẫm, xa xót và phản tỉnh” ( Thủy Anna- www.phapluatxahoi.vn)
Nguyễn Hữu Quý là người theo dõi sát sao các cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Đình
Tú từ Phiên bản cho tới Kín với những nhận xét: “Nguyễn Đình Tú bám vào cuộc
sống của lớp trẻ hiện nay qua những hờ hững , hoài nghi, chán nản của họ trong một
xã hội đang bị báo động về sự xuống cấp đạo đức, nhân cách với không ít tội phạm,
dối lừa, tráo trở đang có mặt mọi nơi mọi lúc… với những nhân vật như Quỳnh, Kiên,
Bình cáy, Hoàn, Phương để nói lên một điều gì đó lớn hơn về con người như là tổng
hòa các mối quan hệ xã hội, kể từ tác động của lịch sử, tín ngưỡng dân gian, tâm
linh… đến nhận thức, hành vi cụ thể của cuộc sống quanh ta hôm nay” (Nguyễn Hữu
Quý- www.vnweblogs.com)
Những bài phê bình, nhận xét này đã giúp chúng tôi phần nào hình dung được nội
dung và những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm. Đó cũng là những gợi mở ban đầu
nhưng rất cần thiết để chúng tôi đi sâu tìm tòi, nghiên cứu tác phẩm để tìm ra giá trị tác
phẩm dưới góc độ thi pháp. Tuy nhiên, việc chưa có tiền lệ nghiên cứu về tác phẩm sẽ
là khó khăn cho việc tìm tư liệu để nghiên cứu, tham khảo, kế thừa để tiếp xúc sâu
rộng hơn về tác phẩm. Bởi lẽ, những nhận xét trên chỉ mang tính nhỏ lẻ, quảng bá tác


SVTH: Trương Hoàng Thảo Trang – Văn BK5


Báo cáo tốt nghiệp – Năm IV

5

phẩm, không phải là những bài nghiên cứu sâu rộng về tác phẩm, đặc biệt đối với đề
tài mà chúng tôi nghiên cứu.
Mặc dù vậy, những nhận xét phê bình ít ỏi trên các trang mạng mà chúng tôi có
thể tiếp cận được là những tài liệu tham khảo cơ bản quý giá, tạo tiền đề cho chúng tôi
hiểu về tác phẩm và nghiên cứu đề tài này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là tiểu thuyết “Kín” của Nguyễn Đình Tú,
các vấn đề liên quan đến thi pháp, một số khía cạnh của tự sự học. Bên cạnh đó, trong
quá trình triển khai chúng tôi luôn mở rộng phạm vi liên hệ so sánh, đối chiếu với một
số tác phẩm khác.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Kín của Nguyễn Đình Tú.
Tuy nhiên khi triển khai đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu những nét đặc sắc
nhất về thi pháp như: Quan niệm nghệ thuật về con người, ngôn ngữ, giọng điệu…
4. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này chúng tôi vận dụng lí thuyết thi pháp học, lí thuyết thể loại tiểu
thuyết và lí thuyết tự sự học để khảo sát và nghiên cứu, mổ xẻ, phân tích nhằm tìm ra
được đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm.
Để đi sâu vào mổ xẻ tác phẩm, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Vận dụng lí thuyết thi pháp học, tự sự học để nghiên cứu tác phẩm
- Phương pháp phân tích, bình luận

- Phương pháp đối chiếu – so sánh
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài của chúng tôi gồm có 3 chương:
Chương 1: Ý thức đổi mới Văn học Việt Nam đương đại nhìn từ quan niệm nghệ
thuật về con người
Chương 2: Những kiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Kín
của Nguyễn Đình Tú
Chương 3: Phương thức nghệ thuật thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người
trong tiểu thuyết Kín của Nguyễn Đình Tú

SVTH: Trương Hoàng Thảo Trang – Văn BK5


Báo cáo tốt nghiệp – Năm IV

6

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Ý THỨC ĐỔI MỚI VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
NHÌN TỪ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
1.1. Một vài nét về quan niệm nghệ thuật về con người
Con người là trung tâm điểm của xã hội, bởi vì con người có vai trò to lớn trong
xã hội. Trên tất cả các lĩnh vực: Văn học, xã hội học, mĩ học… đều lấy con người làm
mục đích để hướng đến. Nhắc đến việc phản ánh con người, chắc hẳn chúng ta không
quên nhà thơ, nhà văn Gorky đã từng nói: Con người không phải nhỏ nhen xã hội như
một kẻ nhỏ nhen. Con người là sự kì diệu duy nhất trên trái đất, là kẻ sáng tạo của ý
chí, trí tuệ và tưởng tượng của con người. Như vậy, con người là kết tinh tinh túy của
vũ trụ.
Quan niệm nghệ thuật là một khái niệm rộng, với nhiều nội dung như: Quan niệm
về mục đích nghệ thuật, quan niệm về tác phẩm, về tác giả và hư cấu, quan niệm nghệ

thuật về thiên nhiên. Trong đó quan niệm nghệ thuật về con người là then chốt, hạt
nhân. Là vấn đề then chốt hạt nhân vì nó bao giờ cũng là trọng tâm của một nền, một
giai đoạn văn học.
Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù rất quan trọng trong thi pháp
học. Nó chịu chi phối của tôn giáo, triết học, văn học… và xây dựng nhân vật mang
tính thời đại. Quan niệm nghệ thuật về con người là tiêu chuẩn quan trọng nhất để
đánh giá giá trị nhân văn của một hiện tượng văn học, nó thể hiện trước hết là ở nhân
vật. Đây là sự cảm hóa con người bằng nghệ thuật, là sự cảm thấy con người đã hóa
thân thành các nguyên tắc, phương tiện và hình thức trong tác phẩm. Mỗi nhà nghệ sĩ
có cách chiêm nghiệm con người dưới một góc nhìn riêng, nghiên cứu quan niệm nghệ
thuật về con người là nghiên cứu cá tính sáng tạo, thế giới quan của nhà văn. Chính vì
quan niệm nghệ thuật của các nhà văn này, ta có thể thấy được sự tiến bộ nghệ thuật
ấy là ở sự đào sâu, mở rộng, lý giải cảm thụ thế giới con người một cách nghệ thuật.
Việc khai thác những “miền hoang dã” trong tâm khảm con người qua từng thời kì
khác nhau đánh giá được từng nấc thang ngời lên của sự tiến bộ ấy. Tất nhiên với bản
thể vô cùng đa dạng và phong phú của con người, mỗi nhà văn thực chất lại là những

SVTH: Trương Hoàng Thảo Trang – Văn BK5


Báo cáo tốt nghiệp – Năm IV

7

con người đeo đuổi hoài vết hằn của đồng loại mình hướng tới vô cùng vô tận của
cuộc sống nghệ thuật.
Quan niệm nghệ thuật là nguyên tắt cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của
hình thức nghệ thuật, nghĩa là mỗi nhà văn cắt nghĩa thế giới theo một hình thức
nguyên tắc nghệ thuật riêng. Giáo sư Trần Đình Sử trong cuốn Dẫn luận thi pháp học
cho rằng: “quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con

người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp, hình thức biểu
hiện con người trong văn học tạo nên giá trị thẩm mĩ cho các hình tượng nghệ thuật
trong đó” [35;41]
Sự ra đời của khái niệm “Quan niệm nghệ thuật về con người” đã giúp việc
nghiên cứu văn học thoát ra khỏi xu hướng chỉ chú ý đến phương diện khách thể của
nhân vật được miêu tả bao gồm ngoại hình, tính cách, phẩm chất, tâm lí, ngôn ngữ…
Quan niệm nghệ thuật về con người hướng ta khám phá cách cảm thụ và biểu hiện chủ
quan sáng tạo của nhà văn, của chủ thể.
Quan niệm nghệ thuật về con người giúp chúng ta hình dung đầy đủ về tư tưởng
nghệ thuật của nhà văn trong một giai đoạn, một thời kì nhất định. Quan niệm nghệ
thuật về con người một điểm xuất phát để tìm hiểu một nội dung của tác phẩm văn học
cụ thể, đồng thời cung cấp một cơ sở để nghiên cứu sự phát triển, tiến bộ của văn học.
Bởi lẽ, điều chủ yếu trong sự tiến hóa của nghệ thuật và của xã hội nói chung là đổi
mới cách tiếp cận và chiếm lĩnh thế giới và con người. Chính Đôxtôiepxki nhà nghệ sĩ
thiên tài, nhà tư tưởng vĩ đại từng nói: “con người là một điều bí ẩn cần phải khám phá
con người. Tôi tìm hiểu điều bí ẩn ấy vì tôi muốn trở thành con người”.
Con người vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là đối tượng nhận thức phản ánh văn học
nghệ thuật. Khi Macxim Gorky nói rằng “Văn học là khoa học về con người” . Tức
ông quan niệm văn học không là gì khác hơn ngoài phản ánh, thể hiện con người và vì
con người. Bởi vậy không một trường phái văn học nào lại không có bóng dáng con
người. Với tư cách là chủ thể sáng tạo nếu không phản ánh những vấn đề của chính
mình, thì con người vẫn để lại dấu ấn của bàn tay chủ thể. Có thể nói rằng vấn đề con
người trong văn học là một vấn đề vĩnh cữu là mảnh đất mà dấu chân con người đi qua
vẫn không một lần lặp lại. Đi tìm con người trong văn học cũng là một cách đi ngược
lại chính mình, hiểu tâm hồn mình để hiểu tâm hồn người, để người gần người hơn

SVTH: Trương Hoàng Thảo Trang – Văn BK5


Báo cáo tốt nghiệp – Năm IV


8

Chính những quan niệm nghệ thuật riêng sẽ chi phối quá trình sáng tác và cũng là
cơ sở để tạo nên tư duy nghệ thuật. Nó là khởi nguyên của hoạt động sáng tạo là nền
tảng của một chỉnh thể nghệ thuật mà thiếu nó nhà văn không thể xây dựng thành một
tác phẩm hoàn chỉnh.
1.2 . Sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học Việt Nam
đương đại
Sau 1975, đất nước chuyển đổi trên nhiều phương diện trong đó có đời sống văn
hóa, tư tưởng. Chiến tranh kết thúc, văn học cựa mình thay đổi, đặc biệt sau những
năm 80, do nhu cầu thẩm mĩ mới của bạn đọc và được sự khuyến khích động viên của
Đảng, văn học chúng ta đã có nhiều cách tân đổi mới, đặc biệt là quan niệm nghệ thuật
về con người, đây là một bước chuyển quan trọng cho tiểu thuyết.
Trong thực tế những năm qua, tiểu thuyết đã gây nhiều chú ý trong dư luận và đã
bộc lộ nhiều khám phá, sáng tạo đáng trân trọng. Với những gương mặt tiêu biểu như
Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Bình Phương, Phan Hồn Nhiên, Nguyễn Đình Tú…
ứng với mỗi giai đoạn văn học có một cách quan niệm nghệ thuật về con người khác
nhau. Văn học chống Pháp và chống Mĩ gắn với cảm hứng ngợi ca, con người xả thân
vì quê hương đất nước. Ý nghĩa cuộc đời gắn bó với cộng đồng, con người sống với
cái ta to lớn, không hoặc ít đại diện với cái tôi nhỏ bé của chính mình, không gian
cộng đồng chiếm ưu thế hơn hết cả. Chính vì thế, sau 86 con người bắt đầu có ý thức
nhìn ngắm lại chính mình. Văn học không hô hào, nói về cái lớn lao mà đào sâu vào
cái “tôi”, cái lẩn khuất bên trong được khui mở. Bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau,
các nhà văn đã hướng vào thế giới nội cảm khám phá chiều sâu tâm linh, thấy được ở
mỗi cá nhân những cung bậc tình cảm. Chính vì vậy, tiểu thuyết đã nhanh nhạy trong
cách tiếp cận và phản ánh cuộc sống con người trên cái nhìn đa chiều kích. M.Bakhtin
đã nói “con người không bao giờ trùng khích với chính nó”, vì thế nhà văn phải thể
hiện quan niệm nghệ thuật về con người sao cho phù hợp.
Con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 được phân chia thành con người

đa trị với những mấp mé bên làn ranh thiện ác. Trong tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh
(Bảo Ninh) con người hiện lên ở sự chiến đấu trả lời cho đồng đội “đánh trận trả thù”
và có lúc quá say mê với khói lửa chiến trận đến nỗi trở thành công cụ của chiến tranh,
bị cuốn vào vòng quay vô hình của chiến tranh và tất nhiên không còn khả năng tự chủ
với mình nữa, chỉ còn bạo lực tàn khốc, với chết chóc đau thương.
SVTH: Trương Hoàng Thảo Trang – Văn BK5


Báo cáo tốt nghiệp – Năm IV

9

Đó là những con người tâm linh, khám phá con người không chỉ là tính cách mà
còn quan tâm đến con người ở cõi tâm linh vi diệu biến ảo. Khám phá những dòng ý
thức và những mạch tiềm thức đan vào nhau như một ma trận cục kì phức tạp trong thế
giới bên trong con người.
Quan niệm nghệ thuật về con người, một phương diện quan trọng của thi pháp
học. Nó là sản phẩm của văn hóa tư tưởng. Quan niệm con người là hình thức đặc thù
nhất cho sự phản ánh nghệ thuật với các hình thái xã hội khác. Cho nên dù quan niệm
con người trong mỗi thời đại có thể khác nhau nhưng vẫn mang dấu ấn thống trị.
Nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người tức là tìm hiểu cách nhìn, sự khám phá
lí giải, trình độ chiếm lĩnh con người của nhà văn. Điều này thể hiện trình độ tư duy
nghệ thuật của nhà văn, trong đó ý thức nhân đạo, nhân văn là linh hồn cốt lõi. Tìm
hiểu, nghiên cứu sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Việt
Nam sau 75 để thấy được sự tiếp nối của truyền thống tư duy văn học dân tộc trong
thời kì mới. Đồng thời, góp phần lí giải về con người của nhà văn trong thời kì sau 75.
Tất nhiên, quan niệm về con người không phải là toàn bộ sự sáng tạo của nhà
văn, cũng không xác định toàn bộ giá trị và ý nghĩa của tác phẩm, nhưng vì con người
là đối tượng trung tâm của văn học, M.Gorki đã nói “ văn học là nhân học” văn học
phải hướng đến con người và vì con người, cho nên quan niệm về con người chi phối

mạnh mẽ việc xây dựng một tác phẩm, và qua sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con
người đó cũng thể hiện được tài năng của từng nhà văn, để lại dấu ấn đậm nét của từng
trào lưu, của từng thời kì văn học. Nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người
trong văn học Việt Nam thời kì sau 75 là để xác định sự đóng góp của nhà văn cho văn
học, cho đời sống tinh thần con người Việt Nam trong thời kì mới.
Mảng văn học viết về đời tư thế sự trở thành trung tâm, biểu hiện đời sống tâm
linh của con người Việt Nam. Văn học viết về đời tư thế sự, mà nhất là mảng viết về
thế giới vô thức của con người, chủ yếu khám phá con người từ phương diện cá nhân,
thể hiện con người cá nhân của họ. Trong thời kì này, mối quan hệ thế sự - đời tư
đang trở thành tâm điểm chú ý của nhà văn. Bởi thời đại càng thay đổi thì mối quan hệ
thế sự - đời tư càng rối ren phức tạp hơn. Nhà văn với thiên chức của mình, muốn
vươn tới sự khám phá lí giải, khái quát trong nội tâm của con người. Và với ưu điểm
về dung lương của thể loại, tiểu thuyết đã cho phép nhà văn đi sâu vào ngóc ngách,
những uẩn khúc trong tâm hồn con người để khám phá lí giải họ.
SVTH: Trương Hoàng Thảo Trang – Văn BK5


Báo cáo tốt nghiệp – Năm IV

10

Nhìn lại chặng đường đã qua, có thể thấy tiểu thuyết giai đoạn sau 75 đã có nhiều
đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của nền văn học nước nhà. Sự phát triển đó
đánh dấu khả năng nhanh nhạy kịp thời chuyển hướng của nhà văn. Sau 1975, cùng
với hiện thực đa chiều, con người được nhìn nhận trong hoàn cảnh xã hội cụ thể với
muôn mặt tốt- xấu, thiện- ác đan xen. Nói như nhà văn Nguyễn Minh Châu
“ trong con người tôi sống lẫn lộn cả rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và quỷ
sứ” . Đó là sự đối lập giữa con người chân chính với phần con người tầm thường giả
dối ích kỉ trong chính mình để vượt lên, hướng tới cái thiện. Đó là cuộc đấu tranh nội
tâm để tự thú với chính mình. Đặc biệt với sự thức tỉnh và trỗi dậy của cái tôi, quan

niệm nghệ thuật về con người cá nhân trở lại trong văn học nhưng phát triển ở một tầm
cao mới so với văn học giai đoạn 30-45.
Có thể nói, văn học thời kì này đã đưa con người về đúng vị trí và bản chất vốn
có của nó. Bởi con người là tổng hòa các mối quan hệ, con người vừa là điểm xuất
phát, vừa là đối tượng khám phá, vừa là cái mốc cuối cùng của văn học. Nếu trước đây
với cảm hứng sử thi, văn học chủ yếu quan tâm đến con người trong vai trò xã hội thì
cảm hứng chủ đạo của các tác giả trong thời kì này là cảm hứng nhân bản. Văn học
hôm nay lấy con người làm trung tâm, làm chất liệu, làm tiêu chuẩn để soi ngắm mọi
giá trị đời sống “ văn học và đời sống là hai vòng đồng tâm và tâm điểm của nó là con
người” (Nguyễn Minh Châu)
Con người mới được phát hiện ra như một tiểu vũ trụ với những bí ẩn phức tạp,
đòi hỏi những người cầm bút phải có khả năng tìm tòi, phân tích, nhận định. Chính vì
lẽ đó con người được đưa vào văn học để khám phá soi chiếu ở nhiều tầng bậc, nhiều
bình diện, ý thức và vô thức, đời sống tư tưởng tình cảm và đời sống tự nhiên, bản
năng, khát vọng cao cả và cả những dục vọng tầm thường, con người cụ thể cá biệt và
con người trong tính nhân loại phổ quát. Với cái nhìn mới của nhà văn, con người hiện
ra không còn thuần nhất mà hiện ra trong tính lưỡng diện, đa diện và biến động không
ngừng. Dù vậy, nhà văn vẫn đặt niềm tin vào con người, muốn dùng ngòi bút tham gia
trợ lực cho con người trong cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, thức tỉnh con
người ý thức, tự vấn để hướng tới hoàn thiện. “Các nhà văn khao khát kiếm tìm câu trả
lời về sự tồn tại của con người không phải như một nhà đạo đức hay một cán bộ tuyên
huấn mà như một nhà triết học, nhà tư tưởng, nhà văn hóa mong muốn nắm bắt lấy
những chân lí phổ quát về con người. Trên hướng này, văn xuôi sau 1975 đã thật sự có
SVTH: Trương Hoàng Thảo Trang – Văn BK5


Báo cáo tốt nghiệp – Năm IV

11


phát hiện phong phú về con người, khẳng định bước trưởng thành của tư duy nghệ
thuật bằng quan niệm mới về con người” [6;71-72]
Văn xuôi sau 1975 có vẻ như đã đi đúng quỹ đạo tư tưởng của những nhà khoa
học nhân văn nổi tiếng trên thế giới khi phát hiện ra con người phức tạp, con người
lưỡng diện, con người không nhất quán với mình. L. Tonxtoi từng ví con người như
dòng sông: “ Nước trong mọi con sông như nhau và ở đâu cũng thế cả nhưng mỗi con
sông thì khi hẹp, khi chảy xiết, khi thì rộng, khi thì êm, khi thì lạnh, khi thì trong veo,
khi thì đục, khi thì ấm. Con người cũng vậy, mỗi con người mang trong mình những
mầm mống của mọi tính chất con người và khi thì thể hiện tính chất này, khi thì thể
hiện những tính chất khác và thường là hoàn toàn không giống bản thân mình tuy vẫn
cứ là chính mình”. Văn xuôi sau 75 ít có những nhân vật đẹp đẽ hoàn hảo, nói đúng ra
nó bị lấn át lu mờ bởi thế giới nhân vật của đời thường phàm tục. Những nhân vật
“ngoại biên” : những con người khát thèm quyền lực và danh vọng, sẵn sàng chà đạp
lên đạo lí trong Bi kịch nhỏ (Lê Minh Khuê), Bến không chồng (Dương Hướng), Mảnh
đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường)…; những con người tầm thường tẻ
nhạt, tham lam, xấu tính, không tự ý thức được về nghĩa lí của kiếp người trong Đứa ăn
cắp (Nguyễn Minh Châu), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Một chuyến đi chơi (Phan thị Vàng
Anh), Trung du chiều mưa buồn (Ma Văn Kháng)…, cũng có những nhân vật nửa người
nửa quỷ trong Không có vua, Chảy đi sông ơi (Nguyễn Huy Thiệp), Giấc ngủ nơi trần
thế (Nguyễn Thị Ấm)…, rõ ràng nhân vật sau 75 ít tính lí tưởng, không hoàn hảo, “sạch
sẽ”, không được bao bọc trong bầu không khí vô trùng như trước đây thường thấy. Vẫn có
nhân vật đẹp nhưng là cái đẹp trong bụi bặm của cuộc đời thường nhật.
Tiểu thuyết đã không ngần ngại miêu tả chất sắc dục, tình yêu nhục thể là một
lĩnh vực rất riêng của mỗi cá nhân. Miêu tả những con người tự nhiên, khai thác yếu tố
tích cực của con người tự nhiên cũng là một khía cạnh nhân bản của văn học: Ngược
dòng nước lũ (Ma Văn Kháng), Người đi vắng ( Nguyễn Bình Phương), Nỗi buồn
chiến tranh (Bảo Ninh)…. Các cây bút tiểu thuyết những năm đổi mới đã có ý thức đi
sâu vào thế giới nội tâm để khám phá chiều sâu tâm linh nhằm nhận diện hình ảnh con
người đích thực. Sự xuất hiện con người tâm linh biểu hiện sự đổi mới trong quan
niệm nghệ thuật về con người trong văn học. Ngòi bút nhà văn đã khơi sâu vào cõi tâm

linh, vô thức của con người, khai thác “con người bên trong con người”( Ăn mày dĩ

SVTH: Trương Hoàng Thảo Trang – Văn BK5


Báo cáo tốt nghiệp – Năm IV

12

vãng của Chu Lai, Ngược dòng nước lũ của Ma Văn Kháng, Cõi người rung chuông
tận thế của Hồ Anh Thái…)” [30;231].
Văn học nghệ thuật chính là nơi phơi bày cái nhìn về con người. Nhà văn có thể
viết một tác phẩm không có hình bóng của con người nhưng thực ra đằng sau ấy lại
phản ánh con người. Mỗi nhà văn có một cách cắt nghĩa về con người khác nhau. Thế
nhưng tựu trung tất cả các nhà văn đều muốn đi tìm bản chất của con người và đặt ra
những câu hỏi: Con người là gì? Con người đến từ đâu? Con người sống như thế nào?
Con người chết về đâu?...Cho nên khi nghiên cứu tác giả, tác phẩm, nhân vật… cần
bắt đầu quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn đó. Qua quá trình phát triển
của văn học Việt Nam chúng ta có thể nhận thấy rằng: văn học trung đại xoay quanh
con người vô ngã, văn học 1930-1945 có con người bản ngã, văn học 1945- 1975 do
tình hình đặc biệt nên trong văn học nổi bật con người quần chúng. Văn học đương đại
lại bước tiếp văn học 1930-1945 khai thác con người bản ngã, con người đời tư thế sự
với vô số bi kịch.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã nói: “cuộc đời vốn đa sự mà con người thì đa
đoan”, mỗi một tác phẩm là sự khám phá quy luật của đời sống, với nhận thức ấy
nhiều tác phẩm của nhiều nhà văn sau 1975 là những cuộc đối chứng với những quan
niệm, nhận thức hạn hẹp chủ quan của một thời trong cách nhìn cuộc đời và con
người. Như đã nói, con người trong thời kì này không đơn chiều mà đa chiều, nhà văn
không ngại khi khai thác những yếu tố nhạy cảm nhất của con người. Cho nên con
người hôm nay được soi chiếu khám phá ở nhiều khía cạnh, mục đích khác nhau, thể

hiện tích chất “đa tạp muôn màu muôn vẻ của cái thế giới bao quanh con người và
ngay trong nội tâm của con người” (Nguyễn Minh Châu).
Đổi mới văn học Việt Nam sau 1975 đặc biệt là đổi mới về thể loại tiểu thuyết
với nhận thức mới quan niệm nghệ thuật về con người vì vậy là nền móng cơ sở cho
mọi sự thay đổi hình thức biểu đạt thể hiện qua nhiều kiểu kết cấu (phức hợp, bỏ ngỏ,
tính đa thanh trong giọng điệu, tính biến hóa trong cấu trúc). Tác giả tiểu thuyết không
tuân theo lối chương hồi hay trình tự thời gian niên biểu mà mọi cảm xúc nhân vật,
biến thái của vô thức, tiềm thức, ý thức.
Con người được nhìn ở nhiều vị thế và trong tính đa chiều của mọi mối quan hệ:
con người xã hội, con người tự nhiên và với chính mình. Con người hôm nay không
phải là con người của lí tưởng mà mang trong mình những đặc điểm của con người đời
SVTH: Trương Hoàng Thảo Trang – Văn BK5


Báo cáo tốt nghiệp – Năm IV

13

thường, họ cũng có những sai lầm, và hơn hết họ thường xuyên phải chiến đấu với
bóng tối, với những phiên bản của chính mình. Đây là nét nổi bật hình thành nên quan
niệm nghệ thuật về con người trong văn học Việt Nam đương đại.
1.3. Tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú nhìn từ những cách tân thi pháp tiểu
thuyết
Nhà văn Nguyễn Đình Tú sinh ngày 07/07/1974 tại Kiến An- Hải Phòng. Tốt
nghiệp Khoa tư pháp Đại học Luật Hà Nội năm 1996, Tốt nghiệp sĩ quan năm 1997.
hiện nay công tác tại Tạp chí quân đội, Tổng cục chính trị, Biên tập viên văn xuôi. Là
hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Cách đây 15 năm Nguyễn Đình Tú nổi lên như là một hiện tượng văn chương đầy
triển vọng. Truyện ngắn của anh được đăng liên tục trên các tờ báo uy tín như Văn
nghệ quân đội, Thanh niên, Tuổi trẻ, Tiền phong… các phóng viên báo đài đã tốn

không ít giấy mực viết về một nhà văn trẻ vốn xuất thân từ trường luật. Cùng với
những truyện ngắn hay là kết quả của những giải thưởng văn học liên tục đến với anh.
Sau 10 năm làm việc tại Tạp chí Văn nghệ quân đội, hiện anh là trưởng ban văn
xuôi, một trong những hội viên trẻ tuổi nhất của Hội Nhà văn Việt Nam, là tác giả của gần
chục tập truyện ngắn: Bờ những dòng chảy, Bến không thể nào khác được, Nỗi ám ảnh
khôn nguôi, Những bước nhảy trong đêm, Điệu mambo hư ảo, Đoản khúc mùa thu,
Chuyện lính… anh cũng là tác giả của 5 tiểu thuyết đình đám suốt mấy năm qua, từ tiểu
thuyết Hồ sơ của mộ tử tù, Bên dòng Sầu Diện, Nháp, Phiên bản và gần đây nhất là Kín,
kèm theo đó không chỉ những giải thưởng mà còn đạt kỉ lục về số lần tái bản lại đủ để
khẳng định ngôi vị quán quân số lượng sách trong số các nhà văn 7X hiện nay.
Năn 2002, khi tiểu thuyết Hồ sơ của một tử tù ra đời trở thành tâm điểm văn
chương của năm, sách được xuất bản tới ba lần và sau đó được chuyển thành 11 tập
phim Lời sám hối muộn màng phát sóng trên đài truyền hình Việt Nam.
Năm 2006, anh cho ra mắt cuốn tiểu thuyết Bên dòng Sầu Diện, in tại Nhà xuất
bản Quân đội, được vào chung khảo giải thưởng Bộ Quốc phòng (2004- 2009).
Năm 2008, Nguyễn Đình Tú cho ra mắt cuốn tiểu thuyết Nháp và lập tức tạo
được một luồng dư luận sôi nổi xoay quanh nội dung của cuốn sách. Sách được in một
tháng đã bán hết, nhà xuất bản lại tiếp tục xuất bản lại lần hai, lần ba, lần bốn trước sự
ngỡ ngàng của chính tác giả. Và mới đây, tháng 10 năm 2009 Nguyễn Đình Tú lại cho
ra mắt cuốn tiểu thuyết thứ ba với tên gọi Phiên bản. Cuốn sách có 31 khúc được sử
SVTH: Trương Hoàng Thảo Trang – Văn BK5


Báo cáo tốt nghiệp – Năm IV

14

dụng với ba ngôi kể khác nhau về cuộc sống của cô nữ sinh ngây thơ trong sáng bị
môi trường và hoàn cảnh đưa đẩy nên rơi vào cuộc đời gió bụi giang hồ. Tác giả đã
xây dựng những mâu thuẫn đầy kịch tính với tình yêu và thù hận, thiện và ác, chất

chứa bạo lực, chém giết, tù tội, sex… một cách sắc lạnh và trực diện.
Và gần đây nhất là cuốn tiểu thuyết Kín được xuất bản năm 2010, Tiểu thuyết
Kín vừa ra mắt của Nguyễn Đình Tú tiếp tục gây chú ý với những phản ánh hành trình
của một bộ phận giới trẻ trong vòng quay chóng mặt của kinh tế và sự lung lay, va đập
của các quan niệm sống. Kín của Nguyễn Đình Tú chào đời khá bình lặng với những
phản ứng “dè dặt” từ giới nghiên cứu phê bình, nhưng theo Phương Đông books (đơn
vị phát hành) 3000 ấn bản trong loạt in đầu đã được bán gần hết. Đặt một cái tựa thật
đơn giản, nhưng trong Kín, tác giả lại đưa người đọc đi dài qua những thế hệ với
những giá trị văn hóa trầm luân theo dòng thời gian, tạc vào suy nghĩ của con người ở
thời đại trước và nhạt nhòa bung vỡ với những khao khát kiếm tìm trong lối sống của
giới trẻ hiện tại.
Nguyễn Đình Tú ngay từ khi còn rất trẻ đã có một phong cách cho riêng mình,
viết khỏe, chắc chắn và độc đáo. Với những trải nghiệm của bản thân, anh đã có cách
nhìn mới hơn về con người. Anh nói: “ Đừng nhìn tư cách công dân để đánh giá sức
cảm, sức nghĩ của một con người”. Với một tài năng mang trong mình đầy trải
nghiệm, Nguyễn Đình Tú đã có cái nhìn đa diện hơn về quan niệm nghệ thuật về con
người, anh miêu tả con người không như vốn có mà con người ở đây mang trong mình
những dạng thức đối lập. Như nhà triết gia người Đức I.Kante đã nói: “Con người ta
vùa là thiên thần lại vừa là con vật”, luận theo triết lí âm dương thì thiện –ác, sáng- tối,
lành- dữ là những cặp phạm trù song sinh, theo cách nói của nhà Phật thì đó chính là
một phần của cuộc sống “sai biệt đa thù này”.
Trong cuốn Hồ sơ của một tử tù, câu chuyên xoay quanh một tên tội phạm bị
khép án tử hình với một quá trình diễn biến tâm lí khá phức tạp để biến một thanh niên
nhà quê hiền lành thành một tên giết người nguy hiểm, đọc xong cuốn tiểu thuyết của
anh ta không có được cảm giác kiểu như “ thế là đã rõ”, “thế là xong việc”, và rồi
chúng ta có thể yên tâm bỏ cuốn sách xuống để chìm vào giấc ngủ, nhưng đọc đến đây
không hiểu sao chúng ta vẫn có cảm giác rằng cái chết chưa phải trả giá cuối cùng cho
những tội ác mà kẻ tử tù và những kẻ tòng phạm của hắn ta đã gây ra với đời. Vụ án
chưa phải đã khép lại, vì còn có những câu hỏi chưa được trả lời, trong đó có cả câu
SVTH: Trương Hoàng Thảo Trang – Văn BK5



Báo cáo tốt nghiệp – Năm IV

15

hỏi: những ai, cái gì, hoàn cảnh nào đã xô đẩy một con người vốn có “tính bản thiện”
trở thành một kẻ giết người?
Đến tiểu thuyết Nháp, bạn đọc cứ ngỡ như đây là một cuốn tiểu thuyết viết thuần
nhất về sex, bởi lẽ trong hơn 300 trang sách thì có đến gần một phần ba là trường đoạn
nóng bỏng và phập phồng những cảnh huống ái ân. Ngay cả đén những chi tiết tưởng
chừng như đến nôn ọe trong sự lạc thú đồng tính thì ngọn bút của tác giả cũng vẽ rất
khéo, tưởng như dữ dội mà chừng mực, tưởng như sa đà mà biết dừng lại đúng lúc.
Tác giả dẫn người đọc đến những cung bậc sex thật tự nhiên, không nhàm chán nên
thấy dễ chịu và đồng cảm theo diễn biến tâm lí của nhân vật khi vào “cuộc mây mưa”
đầy tâm trạng chứ không bị các hành vi tình dục dẫn dắt một cách thiếu kiểm soát. Với
Nháp, Nguyễn Đình Tú đã chọn cho mình một lối viết xuôi nhưng lại để tạo ra những
nhân vật ngược, ngược ở cách xây dựng nhân vật, ngược ở cách thể hiện tính cách và
ngược cả với việc chuyển tải những thông điệp bằng lối phản biện tâm lí ám ảnh lạc
loài đầy bi kịch. Nguyễn Đình Tú giỏi khắc họa hình ảnh mỗi nhân vật để ta không bị
lẫn lộn giữa nhân vật này với nhận vật kia. Chùm bộ ba nhân vật tên Thảo mà Đại tìm
kiếm có ba nét tính cách khác nhau. Cả ba cô đều có cái tên là Thảo nhưng Nguyễn
Đình Tú đã chọn cho họ những hướng đi riêng nên các nhân vật có sự phát triển tâm lí
đặc thù. Với Phiên bản thì đó là câu chuyện về cuộc sống của những người vượt biển tha
hương cầu thực và những khốn cùng mà họ phải chịu đựng. Nhân vật chính là Diệu và
câu chuyện về quá trình tha hóa trở thành một nữ tặc của chị được kể bằng nhiều góc nhìn
qua các đại từ nhân xưng: thị, ta, em. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng ánh trăng như một
nhân vật đặc biệt để soi chiếu, góp phần làm rõ chủ đề tác phẩm. Nguyễn Đình Tú đã sử
dụng một số kĩ thuật viết của văn học hậu hiện đại để khám phá về một tiểu tự sự độc đáo:
thân phận người phụ nữ trong hành trình sống đã mất đi tính nữ, anh đã xây dựng được

kiểu con người đa ngã, điều này phù hợp với mĩ học hậu hiện đại.
Nháp, Phiên bản và Kín đều viết về giới trẻ. Nếu Nháp quá sex, Phiên bản quá
bạo lực thì ở Kín là một giới trẻ hoang hoải lạc loài, hoài nghi và vỡ mộng.
Nguyễn Đình Tú rất ý thức trong việc đặc điểm nhìn không gian, thời gian nhưng
có thể nói điểm nhìn tác giả và nhân vật mới là điểm nhấn đáng chú ý nhất trong nghệ
thuật kể chuyện của anh. Đọc tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú, ta nhận thấy bên cạnh việc
xây dựng một cốt truyện hoàn chỉnh, sử dụng ngôn từ phù hợp, nhà văn đã dụng công
trong việc tổ chức kết cấu tác phẩm một cách sinh động và hấp dẫn. Về điểm nhìn
SVTH: Trương Hoàng Thảo Trang – Văn BK5


Báo cáo tốt nghiệp – Năm IV

16

không gian trong 5 cuốn tiểu thuyết, tác giả đều cố gắng khu biệt hóa vùng không gian
để nhìn ngắm nhân vật mình dịch chuyển giữa các vùng không gian khác nhau. Ở
trong Kín tam giác không gian đô thị Hà Thành, Hải Thành, Dương Thành, càng
chuyển động về cuối càng trở nên chật chội với Quỳnh, hệt như ngày nào khi còn là
thai nhi, Quỳnh đã muốn gấp rút chui ra khỏi lòng mẹ, giờ đây cô cồn cào muốn ra
biển khi phát hiện mình đã lâm tình huống cùng đường cụt ngõ. Và với Kín, là một nỗ
lực thoát hiểm đối với Nguyễn Đình Tú khi người viết cố không sa vào cách kể
chuyện tuyến tính, mà để mặc lòng cho các tuyến nhân vật luôn di chuyển đan bện vào
nhau, các sự kiện đẩy đưa quá khứ- hiện tại- quá khứ, các nhân vật chan chát va chạm
và xung đột, biến chuyển thay hình đổi dạng để trưởng thành ngay trong các chiều
kích thời gian, không gian đảo ngược. Con người trong Kín là con người lạc loài thân
phận, con người vô thức tâm linh, con người đánh mất bản thể.
Chỉ khi nào nhà văn đi vào miêu tả nội tâm, miêu tả nỗi đau tinh thần và dục
vọng thân thể, khi nào vượt qua con người đạo lí để miêu tả con người tâm lí với
những rung động về chữ “thân phận” con người thì nhà văn đó mới có quan niệm con

người vượt thời đại.
Nhìn chung, Nguyễn Đình Tú đã nhập cuộc được với con đường mà hiện nay các
nhà văn đang đi theo về sự đổi mới đề tài, cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu,
không gian, thời gian… Về phương diện đề tài, tiểu thuyết đã tiếp cận và khai thác sâu
hơn vào các hiện thực hằng ngày, cái đời thường của cuộc sống cá nhân. Nguyễn Đình
Tú đã nhìn thẳng vào những mảnh vỡ, những bi kịch nhân sinh, mổ xẻ phơi bày nó
bàng cái nhìn trung thực táo bạo. Các đề tài truyền thống hay hiện đại đều được đưa
vào trường nhìn mới, hướng tới những gấp khúc trong đường đời và thân phận. Bước
sang thời kì đổi mới, văn học nghiêng về thể tài thế sự đời tư bởi vậy tiểu thuyết lúc
này đa dạng hơn về nội dung phản ánh, phong phú hơn trong hình thức diễn đạt, tự do
hơn trong cách thức dựng truyện.
Bên cạnh những tiểu thuyết tuân thủ cốt truyện truyền thống là những cốt truyện
dựa trên thi pháp hiện đại. Cốt truyện đã vận động thay đổi trong sự phát triển của thể
loại. Về đọan kết của tiểu thuyết có cả mô hình kết thúc có hậu, kết thúc bỏ ngỏ,
không hoàn kết. Song đều nhằm phân tích lí giải những vấn đề phức tạp và bí ẩn của
con người, cuộc sống đương đại . Cốt truyện từ những năm đổi mới đến nay một mặt
vẫn kế thừa và phát triển đặc trưng của cốt truyện truyền thống, mặt khác tiếp cận với
SVTH: Trương Hoàng Thảo Trang – Văn BK5


Báo cáo tốt nghiệp – Năm IV

17

tiểu thuyết hiện đại ở những nét tinh tế. Trên nền cốt truyện không có sự tổ chức sắp
xếp theo một trình tự nhất định nên có phần lỏng lẻo thậm chí có khi không thành cốt
truyện, không cần cốt truyện, đời sống nội tâm nhân vật được tập trung khai thác với
nhiều biến thái, suy nghĩ, cảm xúc, tiềm thức, vô thức, mộng mị, hồi ức… đặc biệt là
những đoạn nhân vật độc thoại.
Cấu trúc không gian vì thế cũng có sự đảo lộn, hiện tại xen kẽ vào quá khứ, thủ pháp

đồng hiện, thủ pháp tạo ra những đoạn gãy khúc, những mảnh vỡ không gian và sau đó
liên kết lại theo phương pháp lắp ghép của nghệ thuật điện ảnh trở nên phổ biến. Trong
Hồ sơ của một tử tù là sự dịch chuyển từ nông thôn ra thành thị theo bước chân của nhân
vật chính, còn Nháp là từ Phố núi đầy huyền thoại trẻ thơ ra đô thị phồn tạp cám dỗ, trong
Phiên bản tác giả đặt nhân vật vào vùng đấtt nghịch – ngã ba sông nơi có truyền thống
sinh ra những nữ tặc để kể về sự tha hóa của Diệu- Hương ga.
Giọng điệu kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú có phần hấp dẫn, khách
quan và đa thanh. Thay vì lối kể chuyện truyền thống của một nhân vật trung tâm.
Tiểu thuyết thời kì đổi mới thường có hai nhân vật kể chuyện trở lên. Điểm nhìn nghệ
thuật không chỉ được gia tăng mà còn thường xuyên xê dịch đổi ngôi. Nhờ đó, nó phá
được lối kể lể đơn điệu, nhuốm màu sắc chủ quan của truyền thống.
Mỗi người khi sinh ra không phải ai cũng được trời phú cho khả năng trở thành
nhà văn, thành người biết “bịa chuyện” cho người đọc người nghe phải thích thú, thán
phục. Nguyễn Đình Tú thật may mắn là một trong số đó.
Tóm lại từ việc đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi Việt
Nam đương đại đến sự cách tân về mặt thi pháp trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú,
chúng ta thấy được một thành tựu đáng ghi nhận trong nền văn học Việt Nam đương
đại cả về mặt nội dung lẫn nghệ thuật. Nguyễn Đình Tú đã biết chọn cho mình một
hướng đi trong vô vàn những con đường hướng đến nghệ thuật. Lí thuyết quan niệm
nghệ thuật về con người là nền tảng cơ sở cho chúng tôi đi vào chiều sâu khám phá các
kiểu con người trong tiểu thuyết của anh để nhận ra sự hỗn độn của hiện thực đời sống
dẫn đến bản thân con người có những thay đổi trong tâm hồn.

SVTH: Trương Hoàng Thảo Trang – Văn BK5


Báo cáo tốt nghiệp – Năm IV

18


Chương 2. NHỮNG KIỂU QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON
NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT “KÍN” CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ
2.1. Kiểu con người lạc loài thân phận
Trong thời đại hiện nay có một quan niệm nghệ thuật nói về con người. Mỗi nhà
văn lại có mỗi quan niệm riêng. Trong tiểu thuyết Việt nam sau 1975, chúng ta đã bắt
gặp nhiều quan niệm về con người khác nhau. Không chỉ thể hiện con người đời
thường, con người tha hóa, con người tự nhiên mà đi vào thế giới tâm linh của con
người thì các nhà văn còn khắc họa con người lạc loài thân phận, kiểu con người lạc
loài thân phận nó như là một dạng thức của kiểu con người cô đơn. Trong mối quan hệ
giữa cá nhân và cộng đồng thì vấn đề con người lạc loài đã trở thành nổi trội. hơn lúc
nào hết, tiểu thuyết là thể loại tập trung và bộc lộ rõ nhất, có hệ thống về các kiểu nhân
vật lạc loài thân phận. Bằng nhiều cách, các nhà văn đã đi vào khám phá những
phương diện khác nhau của sự cô đơn nơi con người.
Nếu như con người trong văn chương giai đoạn 1945 – 1975 là con người tập thể,
xung quanh họ là bạn bè, đồng đội, dân tộc, cộng đồng, nhân loại. Cá nhân con người
nhỏ bé không đáng kể. Con người không có điều kiện để ngắm nhìn tâm hồn mình. Thì
đến giai đoạn văn học sau 1975 đặc biệt là văn học trong thời hiện đại này với quan
niệm con người cá thể, với sự thức tỉnh cá nhân, với nhu cầu tự ý thức, con người có
lúc cảm thấy cô đơn lạc loài và có nhu cầu nói lên trạng thái tâm lý này. Cô đơn lạc
loài vì thế trở thành điểm xoáy thu hút sự chú ý của đại đa số các nhà văn hôm nay. Và
để khắc họa con người cô đơn dẫu có khác nhau đến bao nhiêu nhưng các nhà văn
thường gặp nhau ở một số thi pháp chung. Dĩ nhiên các thi pháp này được đổi mới ở
từng tác giả và bổ sung nhau tạo nên sự phong phú của thể loại. Trong đó độc thoại nội
tâm là biện pháp hữu hiệu nhất để thể hiện con người lạc loài cô đơn. Độc thoại nội
tâm với nhiều dạng (tự bộc bạch, đối thoại với người vắng mặt, độc thoại, dạng nhật
kí, dòng ý thức… ) có khả năng khơi sâu vào nỗi đau câm lặng của con người. Trong
Kín Nguyễn Đình Tú đã xây dựng thành công kiểu con người cô đơn lạc loài với sự
đối thoại với người vắng mặt của nhân vật. Với kiểu con người cô đơn lạc loài chúng
tôi đi vào tìm hiểu các khía cạnh cô đơn lạc loài của nhân vật: lạc loài trong gia đình,
lạc loài cô đơn trong tình yêu tình dục, lạc loài kí ức.

SVTH: Trương Hoàng Thảo Trang – Văn BK5


Báo cáo tốt nghiệp – Năm IV

19

2.1.1. Lạc loài trong gia đình
Chính sự cô đơn luôn là nỗi ám ảnh sợ hãi của con người mọi thời đại. Văn học
thế giới đã để lại những tác phẩm bất tử mặc dù chỉ viết về nỗi cô đơn riêng lẻ của con
người. G.Macket đã từng nói: “Cuốn sách mà ông dành cả đời để sáng tác là cuốn sách
viết về sự cô đơn”. Tiểu thuyết G.Grin và cả mảng trời cô đơn mà các nhà nghiên cứu
gọi là “nghệ thuật của cái cô đơn’ vì nó mang những nét đặc thù của G.Grin. Gia đình
là tế bào của xã hội, một khi mất sự giáo dục từ phía gia đình thì con người ta sẽ chán
nản vì thiếu thốn tình cảm dẫn tới những ẩn ức trong tâm hồn.
Nhân vật Quỳnh được Nguyễn Đình Tú xây dựng để nói lên sự cô đơn của một
cô gái tròn 20 tuổi, Quỳnh đã sống những tháng ngày mà nhiều cô gái hằng ao ước,
được sống trong nhung lụa, có người bố hết mực thương yêu con gái, có tiền để xài
hàng hiệu. Nhưng không hiểu vì sao khi Quỳnh đã có mọi thứ nhưng Quỳnh không thể
nào hòa nhập cuộc được với xã hội. Và, trong lần sinh nhật thứ 20 của Quỳnh thì cô
đã ra đi: “đi đâu? Cô cũng không biết là mình sẽ đi đâu. Chỉ biết là dứt khoát là phải
đi. Đi khỏi ngôi nhà của mình, đi khỏi đám bạn và những công việc quen thuộc. Ý
nghĩ phải ra đi xuất hiện thật đột ngột. Đã từng có lúc Quỳnh muốn đi đâu đó, xa căn
nhà có hoa lam tường, xa người bố đáng kính, xa thành phố ven sông, xa những khuôn
mặt quen thuộc vẫn hiển hiện hằng ngày. Nhưng đó là đi để rồi trở về. Còn lần này là
ra đi mãi mãi. Đi cho đến khi tìm được cái Quỳnh cần tìm thì thôi” [43;5].
Cuộc sống đã ban cho Quỳnh mọi thứ nhưng dường như Quỳnh không thể hòa nhập
với cái xã hội ấy, Quỳnh luôn mang trong mình một nỗi cô đơn, với Quỳnh cái đất Hà
Thành “là sự hội nhập đầy khó khăn, vừa hứng khởi, vừa nhọc nhằn, vừa như một sự
cộng sinh tự nhiên lại vừa như một phản ứng hóa học có thể tạo ra những chất độc chết

người. Hà Thành không bù đắp thêm phù sa cho tâm hồn Quỳnh mà ngược lại, sa mạc
hóa truy sát bức tử nó. Hải Thành có thể là nơi cứu rỗi tâm hồn Quỳnh chăng? Điều đó
đang nằm ở phía trước trong sự kiếm tìm đầy ẩn ức của Quỳnh.” [43;11]
Chính cuộc sống của mấy năm bụi đời đã để lại những ám ảnh khủng khiếp trong
cô. Có lẽ, chính trạng thái của Quỳnh lúc này đưa Quỳnh đến những ý nghĩ khác nhau
về những người bạn của mình và về chính Quỳnh: “Họ đều đang chết chìm trong cái
hố lầy đen tối và hoang rợ ấy, họ thèm khác có được một đôi cánh tiên để bay lên
không trung và sa xuống một ngôi biệt thự nào đó có những bụi hoa Lam tường để

SVTH: Trương Hoàng Thảo Trang – Văn BK5


Báo cáo tốt nghiệp – Năm IV

20

khoát lốt khác. Quỳnh đã hóa lốt khác rồi, nhưng bây giờ lại bay về bên miệng hố và
đang muốn tháo bỏ đôi cánh tiên ra”. [43;337]
Nhưng, hình như bước chân đưa Quỳnh quay về nơi cũ với cảm giác bơ vơ, lạc
lõng. Quỳnh quay lại: “nhưng chốn cũ có vẻ không chữa lành được con tim đang trúng
thương và mỗi lúc trở nên tàn tệ trong Quỳnh. Cánh tiên xếp lại rồi, bây giờ Quỳnh
biết bay đi đâu, về đâu? Liệu còn lốt khác nào nữa không, hay để những mạch máu kia
đứt tung ra và con tim sẽ xám đen lại rồi ngừng đập?” [43;337]
Không chỉ đối với Quỳnh là sự cô đơn lạc loài trong một xã hội ô trọc với phần
khuất tối của nó. Mà đó là cả với bọn trẻ toa tàu năm xưa, là Kiên, Hoàn, Phương…,
những kí ức của quá khứ kéo dần cuộc đời của mỗi nhân vật đến với hiện tại để rồi
mỗi đứa trẻ sống trong nhà ga Hải Thành năm xưa có những ngã rẽ cuộc đời khác
nhau. Đối với Kiên thì cuộc đời đã không ban phát cho Kiên những người cha người
mẹ đúng nghĩa. Kiên là một đứa trẻ mồ côi được người ta vứt trên ghế đá tại ga Hải
Thành, Cô Lan nhặt Kiên về nuôi để rồi cô cũng ra đi để lại Kiên bơ vơ trơ trọi, cuộc

sống của một đứa trẻ mồ côi lúc này sẽ như thế nào đây: “Không cha, không mẹ, đói
cơn, rách áo, thất học, lạc loài. Từ đây sẽ là một thân phận côi cút giữa cõi đời rộng
lớn mênh mông này”. [43;37]. Kiên bơ vơ, cô đơn trước cuộc sống và quyết định nghỉ
học: “Từ giờ tở đi Kiên chính thức bước vào đời bằng đôi chân của một đứa trẻ 12 tuổi
chưa học hết lớp 6” [43;74]. Để rồi những ngày mưu sinh hằng lên khuôn mặt của
Kiên là một vết sẹo to tướng. Cuộc sống của Hoàn tại ga Hải Thành cũng không khác
gì với những người bạn bụi đời của mình, chính sự xuất hiện của Hoàn khiến Bình
“bàng hoàng trước một câu hỏi lớn về cái gọi là kiếp người”. [43;110]
Hoàn sống tại một vùng quê thuần biển, ba mẹ của Hoàn đã chết trong một
chuyến ra khơi, Hoàn ở với bà nội trong một ngôi nhà nghèo nàn, “quanh năm suốt
tháng đứa trẻ không mặt quần. Một manh áo khoác lên người, cứ thế đứa trẻ lớn lên
cùng sóng gào và cát xoáy”. Nhưng chính cuộc sống lam lũ đã đẩy Hoàn ra đi tới
những nẻo đường khác mà ở đó: “Đứa trẻ tự kiếm được chiếc quần rồi thì cũng sẽ
kiếm được miếng ăn, tự biết chỗ nào ngả lưng, tự biết tấm thân còm cõi của nó có thể
bán được bán bao nhiêu tiền cho những công việc rẻ mạc”. Hoàn đã bước lên thành
phố làm nghề đánh giày và bị bọn Lộc mũ bông đánh nhừ tử “Linh hồn cậu nhiều lần
ngọ nguậy trong thể xác bầm dập, muốn thoát về nơi cuối trời, muốn bỏ lại xác thân

SVTH: Trương Hoàng Thảo Trang – Văn BK5


Báo cáo tốt nghiệp – Năm IV

21

nhọc nhằn bên thềm đá dương gian” [43;115]. Cuộc sống mà Hoàn bương chải được
đã cho Hoàn hiểu thêm được đủ vị của cuộc đời.
Đối với những đứa trẻ ở ga Hải Thành trong con mắt của Bình (Cáy): “Đó chỉ là một
nhóm trẻ mà mình được biết, được quen, được chơi, còn bao nhiêu đám trẻ khác nữa mà
mình không biết, không quen, không chơi và tất nhiên không bị ám ảnh bởi những số

phận chẳng ra gì ấy. Ví như nhóm của thằng Lộc mũ bông chẳng hạn. Chúng là những
đứa trẻ đến từ đâu? Cũng lại từ những vùng quê nào đó, có thể là một vùng biển như
Hoàn, nhưng cũng có thể là vùng chiêm khê mùa thối hay bến tàu, bến xe, bất cứ đâu
cũng có thể có một sinh linh ra đời và bị bỏ quên bên góc đời này” [43;149].
Có lẽ trong những đứa trẻ bụi đời ở ga Hải Thành thì Phương là đứa con gái
phổng phao nhất, nhưng chính cái sự phổng phao ấy làm cho ông bố dượng của
Phương mất hết nhân tính đã hiếp Phương, “lão bố dượng liên tục phải đẩy Phương
vào thế phải sinh hoạt với lão, Phương đã trở nên trầm uất và chỉ có một người bạn
duy nhất để than thở là cậu bé đánh giày nằm ngay trước cửa nhà”. [43;118], trong
Phương hình ảnh gia đình êm ấm đã không còn chỗ nữa rồi thay vào đó là sự cô đơn,
Phương cô đơn trong chính gia đình của mình khi người mẹ cứ theo công việc phải đi
làm xa, để cô gái bé bỏng của mình ở trong ngôi nhà ba tầng cùng với người bố
dượng. Phương bị thiếu thốn tình cảm từ lúc còn bé, bị bố dượng cưỡng hiếp nên dẫn
tới hoàn cảnh hiện nay, cô không còn tin vào tình yêu thương từ phía gia đình nữa mà
thay vào đó là một tâm hồn tổn thương với những khúc gãy trong cuộc đời, cô bé
Phương năm nào phải tự mình bươn chải trước cuộc sống để rồi dấn thân vào con
đường làm phò.
2.1.2. Lạc loài cô đơn trong tình yêu, tình dục
Con người sống trong xã hội nhiều lúc cảm thấy bị lạc loài với mọi thứ xung
quanh mình. Sự cô đơn ấy xảy ra bởi: hoặc là cuộc sống đào thải, chối từ con người
hoặc vì con người không đủ khả năng đáp ứng kịp thời với yêu cầu của cuộc sống,
hoặc chính con người nhận ra được rằng có nhiều điều trong cuộc sống con người
không thể nhập cuộc với nó, không thể chấp nhận để rồi trở nên đối trọng. Chính sự
lạc loài làm cho con người trở nên cô đơn.
Nguyễn Đình Tú đã xây dựng một thế hệ trẻ hiện đại khắc khoải lạc loài trong vô
vọng, để rồi từ đó, từ những vết thương của cuộc đời đứng lên bước tới phía trước dù
không biết ở phía trước là ánh sáng hay bóng tối. Đối với Quỳnh thì cuộc sống mấy
SVTH: Trương Hoàng Thảo Trang – Văn BK5



Báo cáo tốt nghiệp – Năm IV

22

năm bụi đời đã để lại những ám ảnh khủng khiếp trong cô, khiến cô luôn phải đối mặt
với kí ức bằng khả năng phân loại đàn ông qua những thứ mùi khác nhau. Quỳnh cô
đơn – trong trái tim cô bao giờ cũng là một khối hỗn độn không biết sẽ ra sao. Quỳnh
muốn tìm về cái mùi nồng đượm xưa kia với Kiên. “Hai cơ thể mới lớn mò mẫm,
trưởng thành dần lên trong khoái cảm giao hợp diệu kì. Mùi đơn côi trần thế, mùi của
lạc loài thân phận hòa quyện vào nhau nồng nã trong hơi ấm tối tăm ẩm ướt” [43;241].
Chính những con người cô đơn gặp nhau mới có được sự sẻ chia đồng cảm, đối với
Quỳnh và Kiên đó là sự cô đơn được giải tỏa qua thân xác. Quỳnh muốn tìm kiếm lại
ngày xưa, cái bản thể cũ tìm về cái kí ức mà Quỳnh lần đầu tiên chung đụng với Kiên,
cậu bé hơn cô hai tuổi trong toa tàu hoang, đó là thứ mùi tinh khôi của tuổi dậy thì bụi
bặm mà trong trẻo, khi mà sự dâng hiến vượt lên nhục cảm đầu đời. Cô đã tìm lại cảm
giác đó bằng nhiều chàng trai khác nhau để rồi lần lượt thất vọng bởi trái tim Quỳnh
đã bị tổn thương đến mức không còn khả năng rung lên những nhịp đập của tình yêu.
Đối với thầy giáo dạy Anh văn tại nhà thì: “Quỳnh có cảm giác thèm anh ta như đôi
lúc thèm một thỏi sôcôla khi ở nhà một mình thôi. Thỏi sôcôla ấy chỉ khiến người ta
nhớ đến khi cái miệng nhạt nhẽo chứ không đủ sức làm con tim phập phồng hay héo
úa vì thiếu vắng chút ngọt ngào xen lẫn vị đắng của nó” [43;338]. Còn đối với Tráng
thì: “có lúc xem Tráng như một cây đá lạnh chỉ dùng cho việc ướp xác… Quỳnh tưởng
có thể hà hơi ấm vào cây đá ấy nhưng ngược lại nó làm Quỳnh lạnh giá, thoát tục và
khô kiệt” [43;339]. Còn khi đến với Phong thì có lẽ Phong là người đem đến nhiều
khoái cảm nhất cho Quỳnh, nhưng dù sao Phong cũng không phải là người đàn ông
làm ấm cho trái tim Quỳnh được, với Quỳnh thì Phong không giống như thỏi sôcôla
mà như một thứ ma túy tổng hợp: “Phong là điếu thuốc lá mà người trót nghiện là
Quỳnh rất muốn bỏ mặc dù bỏ được cả năm rồi, nghĩ đến vẫn thèm và có thể nghiện
lại” [43;340].
Quỳnh đã tìm lại cảm giác của lần đầu tiên đó bằng nhiều chàng trai khác nhau để

rồi lần lược thất vọng. Quỳnh tìm kiếm đến hoang hoải, mùi mẫm cái mùi của kí ức
nhưng thứ cô nhận được chỉ là sự rỗng rễnh về tinh thần và phờ phạc về thể xác.
2.1.3. Lạc loài kí ức
Sử dụng thời gian, không gian một cách nghệ thuật để khắc sâu trạng thái cô đơn
của nhân vật là thủ pháp quen thuộc của các nhà văn đương đại vẫn làm. Xây dựng
thời gian để thể hiện tâm trạng cô đơn của con người, nhiều tác phẩm đôi khi có quan
SVTH: Trương Hoàng Thảo Trang – Văn BK5


Báo cáo tốt nghiệp – Năm IV

23

hệ đối lập về thời gian: bây giờ (hiện tại) đối lập với ngày xưa (quá khứ) . Chính con
người cô đơn lạc loài trong con người Quỳnh được nhà văn khắc họa trong một nỗi
đau quá khứ và sự trống rỗng hiện tại luôn giằng xé các nhân vật cô đơn. Quỳnh tìm
tới mộ để gặp mẹ, để tâm sự cùng người mẹ đã chết của mình. Quỳnh nhận ra rằng
chính người mẹ của Quỳnh cũng cảm thấy cô đơn ngay dưới nấm mồ này: “Bố đã xây
cho mẹ ngôi mộ nhỏ nhắn này. Nó nằm thẳng hàng thẳng lối trong sự lãng quên của
người đời và trong sự lãng quên của chính những người thân yêu nhất của mẹ. Bố hầu
như không còn nhớ đến mẹ dù bàn thờ mẹ vẫn đặt trang trọng sát ngay phòng ngủ của
bố trong ngôi nhà có rất nhiều bụi hoa lam tường” [43;12].
Có lẽ nỗi buồn trong Quỳnh theo suốt quãng đời Quỳnh từ những kí ức tuổi thơ,
thuở Quỳnh bị thất lạc mẹ của mình và mang một cái tên được mã hóa “cô bé Lửa
Cháy”, cô bé Lửa Cháy đã được Kiên cứu từ trong miệng cống ngầm “ khi lửa đi xa
rồi, mệt mỏi rồi, lụi tàn rồi, cô bé mới ngóc đầu dậy và đi tìm mẹ. Kiên đã phải lột
trần cô bé ra, dội tới cả chục xô nước lên người mới rửa trôi hết những vết tích hãi
hùng của cơn hỏa hoạn. Nhưng nước chỉ rửa sạch những vết tích bên ngoài thôi. Còn
những vết tích bên trong thì phải rất lâu sau mới nguôi ngoai đi được” [43;107]. Chính
những chấn thương đầu đời xảy ra với Quỳnh, chính từ cái ngày Quỳnh bị lạc mẹ ấy

bắt đầu là một ngã rẽ khác đối với cuộc đời của Quỳnh, để rồi giờ nhìn lại Quỳnh vẫn
chỉ là thân phận một cô bé cô đơn lạc loài. Quỳnh cùng ở với nhóm bạn trai ga Hải
Thành khi trong trí nhớ Quỳnh không còn nhớ được mình đến từ đâu: “Lửa cháy cũng
đã quen với cuộc sống bụi đời ở nhà ga Hải Thành rồi… Chốn ấy, Kiên và đám bạn
của Kiên đang từng ngày vùng vẫy, bươn chải, tụ tập bầy đàn, sẵn sàng đổ máu để sinh
tồn. Chốn ấy, cô bé Lửa cháy đã tự nguyện gia nhập” [43;108].
Chính từ biến cố cháy chợ đã đưa cuộc đời Quỳnh rẽ sang một biến cố khác, sống
một cuộc đời khác. Bị lạc mẹ năm lên 10 tuổi Quỳnh đã sống như thế cùng đám trẻ bụi
đời: Hoàng, Phương, Kiên trong một toa tàu cũ bỏ không tại nhà ga Hải Thành. Kể từ
đó Quỳnh đã tiếp thu những văn hóa ở xó chợ, sân ga, sống trong không gian “tà đạo”
thay vì một không gian “chính đạo” hiền hậu, bao dung và an lành nơi làng quê mẹ với
ông nội. Nhưng, sau khi tìm lại gia đình, Quỳnh đã không thể trở lại sống một cuộc
sống bình thường. Sự hụt hẫng khiến Quỳnh khao khát tìm về ngày xưa “Điều Quỳnh
cần tìm thấy ở chuyến trở về Hải Thành lần này là gì? Những người bạn năm xưa giờ
đây đều đã định hình những số phận khác nhau. Họ coi quá khứ là một hố lầy khủng
SVTH: Trương Hoàng Thảo Trang – Văn BK5


Báo cáo tốt nghiệp – Năm IV

24

khiếp và Quỳnh có lẽ là người duy nhất thoát ra được. Quỳnh quay lại để chia tay kéo
họ lên hay để họ kéo Quỳnh trở về với cái hố lầy ấy”[43;336].
Có một nguyên lí là xã hội càng phát triển, cơ hội giao tiếp với thế giới bên ngoài
càng rộng thì con người càng cảm thấy cô đơn. Nhân vật cô đơn là hình tượng nổi bật
trong văn chương thế giới thế kỉ 21. Chính sự cô đơn là nỗi ám ảnh nhức nhối trên mọi
trang viết của nhà văn Việt Nam họ Nguyễn này… và “cô đơn là bi kịch tất yếu của
con đường sáng tạo”.
Quỳnh không chỉ một lần tìm đến cái chết. Lần thứ nhất, nằm trong căn phòng

của mình, Quỳnh thấy “kiếp người chỉ mang thứ màu lễnh loãng phù vân” và “nghĩ
đến sự vô nghĩa của việc có mặt trên cõi đời này”, cô đã “tiêu hết những thứ cuộc đời
ký gửi” và đã đi đến hành động uống 2 viên thuốc ngủ rồi lấy dao lam cắt mạch máu
cổ tay. Buổi sinh nhật lần thứ 20 chính là hành vi Quỳnh tìm đến sự chết lần thứ hai.
Nếu như tìm đến sự chết lần thứ nhất Quỳnh đã hủy hoại mình bằng thể xác thì khi tìm
đến sự chết lần thứ hai cô đã huỷ hoại mình về tinh thần. Màn trình diễn thác loạn và
bệnh hoạn của 12 con giáp chính là nút phóng quả tên lửa huỷ diệt vào chính tâm hồn
cô. Ở biến cố thứ nhất sau lần cháy chợ, khi chui từ dưới cống lên, Quỳnh không biết
mình là ma hay là người, còn ở biến cố thứ hai sau buổi sinh nhật, cô đã thực sự không
còn là người. Khi một người đã vượt qua cái chết thường nhận thức được giá trị của sự
sống, nhưng với Quỳnh, cái sự không chết của cô chỉ càng đẩy cô vào ngõ cụt. Cô đã
thoát xác lần thứ hai để rồi giờ đây cô không còn biết phải sống ra sao trong một ngõ
tối với những bức tường có màu sắc hủy diệt. Không chết. “Vậy con phải sống như thế
nào?”. Quỳnh đã hỏi mẹ như vậy. Phải sống như thế nào? Đó là một câu hỏi không chỉ
của Quỳnh mà còn là của Phong, của Tráng, của những người bạn trong nhóm 12 con
giáp; của Hoàn, của Kiên, của Phương trong nhóm toa tàu ngày nào. Đó cũng là những
trăn trở len lỏi trong những dòng nhật ký tự vấn của cậu phóng viên trẻ Bình cáy như
một nhân chứng của thế hệ.
Có thể nhận thấy, hình ảnh con người cô đơn lạc loài thân phận trong Tiểu thuyết
Nguyễn Đình Tú nói chung và “Kín” nói riêng là những nhân vật thánh thiện lạc loài
giữa một xã hội ô trọc. Con người trong kín luôn sợ hãi hoài nghi, Quỳnh có nỗi sợ hãi
với đám cháy, Phương bị làm nhục thân xác đến nỗi sau này Phương không thể nào rũ
bỏ được nên đã làm gái điếm.

SVTH: Trương Hoàng Thảo Trang – Văn BK5


Báo cáo tốt nghiệp – Năm IV

25


Chính trong cái xã hội hiện đại đầy thù hận và bi kịch con người luôn luôn cảm thấy
cô đơn trước đồng loại và trước bản thân mình. Xuất phát từ bi kịch cá nhân trên hành
trình kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc sống, con người luôn bị ám ảnh bởi nỗi cô đơn,
hoài nghi trước cuộc sống. Con người cảm thấy lạc loài, họ sống khép kín, khác thường,
mất khả năng giao tiếp, không thể hòa hợp với thế giới xung quanh, họ hoài nghi về bản
thân, hoài nghi về những gì đang diễn ra, khủng hoảng niềm tin và cả đức tín.
Con người lạc loài thân phận không phải là mới nhưng ở Nguyễn Đình Tú, hình
ảnh con người cô đơn lạc loài mang hơi thở của con người xã hội hiện đại, một xã hội
thiếu tính liên kết, rã đám, xô bồ, bất trắc.
2.2. Kiểu con người vô thức, tâm linh
2.2.1. Con người của giấc mơ và dục tính
“Người ta là người với tất cả sự cao quý hèn hạ của con người”. Đã có một thời
không xa lắm quan niệm ấu trĩ cho rằng phần vô thức phần bản năng chỉ có ở loài vật
chứ không thuộc trong con người. Vì vậy, người ta phê phán những tác phẩm văn học
có xu hướng hiện đại chủ nghĩa đi vào thể hiện phần vô thức, phần bản năng trong con
người, quy nó vào chủ nghĩa Freud. Thực ra phân tâm học của Freud là một học thuyết
thể hiện cách nhìn nhận con người đầy đủ nhưng chỉ có điều do tuyệt đối hóa cái vô
thức mà ông đi đến chỗ phủ định vai trò chủ đạo của ý thức đối với hành động của con
người trong đời sống hiện thực. Hơn nữa ông chỉ thừa nhận trong vô thực cái bản năng
tính dục như là hạt nhân cơ bản mà không thấy những thuộc tính xã hội và văn hóa
lịch sử của vô thức.
Hoạt động tâm lý của con người có ba tầng: tầng đầu là hệ thống vô thức – kho
tàng của dục vọng và bản năng sinh vật. Nhưng bản năng và dục vọng này chất chứa
những năng lượng tâm lý mạnh mẽ, phục tùng theo nguyên tắc khoái lạc và ra sức xâm
tràn vào cõi ý thức để được thỏa mãn. Như vậy trong con người có ý thức và vô thức,
có phần con bên cạnh phần người. Và cuộc sống của con người chỉ bình thường khi có
đủ những phần ấy, vấn đề là ở chỗ con người phải biết điều chỉnh như thế nào để có sự
tương hợp vừa phải giữa cái cá nhân và cái xã hội, giữa con người tự nhiên và con
người xã hội.

Trong Tiểu thuyết Kín, có những lúc nhà văn đã nghiêng ngòi bút của mình về
phần vô thức của nhân vật, thế nhưng nhà văn chỉ nghiêng những lúc cần nghiêng mà
thôi. Chẳng hạn như có lúc Quỳnh dự định là sẽ tổ chức sinh nhật vào buổi sáng còn
SVTH: Trương Hoàng Thảo Trang – Văn BK5


×