Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

đặc điểm hình thái và dinh dưỡng của cá sặc bướm (trichogaster trichopterus) ở các thủy vực tại thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.82 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

TRƯƠNG THIÊN TRINH

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ DINH DƯỠNG CỦA CÁ SẶC
BƯỚM (Trichogaster trichopterus) Ở CÁC THỦY VỰC TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

TRƯƠNG THIÊN TRINH

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ DINH DƯỠNG CỦA CÁ SẶC
BƯỚM (Trichogaster trichopterus) Ở CÁC THỦY VỰC TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. NGUYỄN BẠCH LOAN

2014




ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ DINH DƯỠNG
CỦA CÁ SẶC BƯỚM (Trichogaster trichopterus)
Ở CÁC THỦY VỰC TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Trương Thiên Trinh
Lớp Nuôi trồng Thủy sản K37, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ
ABSTRACT
Three spot gourami (Trichogaster trichopterus) belongs to family Osphronemidae, order
Perciformes. Trichogaster trichopterus is high valuable native species that is one of the new
species for aquaculture. Research was conducted from February, 2014 to June, 2014. Fish
samples were directly collected and bought from fisherman who fisheries by gill net and traps
in natural bodies in Phong Dien District, Can Tho City. The samples were kept in cool
condition and transported to the Ichthyology lab of College of Aquaculture and Fisheries, Can
Tho University for anaslysis. The results showed that Trichogaster trichopterus is omnivorous
species although phytoplankton predominates, relative length of gut (RLG) is 4, 81 ± 0, 91.
Three spot gourami’s feed spestrum includes phytoplankton, zooplankton, crustaceans and
detritus. Percentage phytoplankton is the highest (93, 04%) in fish intestines.
Keywords: Three spot gourami, feed spectrum.
Title: The study on morphological and nutritional characteristics of three spot gourami
(Trichogaster trichopterus) in bodies in Can Tho City.

TÓM TẮT
Cá Sặc bướm (Trichogaster trichopterus) thuộc họ cá tai tượng (Osphronemidae), bộ cá vược
(Perciformes). Trichogaster trichopterus là loài cá bản địa có tiềm năng trở thành đối tượng
nuôi mới. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 2/2014 đến tháng 6/2014. Mẫu cá được thu trực
tiếp và mua từ ngư dân bằng lưới rê và lợp ở các thủy vực tự nhiên thuộc huyện Phong Điền,
thành phố Cần Thơ. Mẫu được bảo quản lạnh và vận chuyển về phòng thí nghiệm Ngư loại,
Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ để phân tích. Kết quả cho thấy Trichogaster
trichopterus là loài ăn tạp thiên về thực vật phiêu sinh, hệ số tương quan giữa chiều dài ruột và

chiều dài thân cá (RLG) là 4,81 ± 0,91. Phổ dinh dưỡng của cá Sặc bướm gồm có thực vật
phiêu sinh, động vật phiêu sinh, giáp xác và mùn bã hữu cơ. Thực vật phiêu sinh chiếm tỉ lệ cao
nhất (93,04%) trong ống tiêu hóa cá.
Từ khóa: Cá Sặc bướm, phổ dinh dưỡng của cá.

1. GIỚI THIỆU
Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng phát triển thủy sản nhưng
cũng còn nhiều khó khăn, thách thức mà nước ta đang phải đối mặt như: sự khai
thác quá mức, đa dạng sinh học ngày càng suy giảm, việc sử dụng nguồn tài
nguyên chưa hiệu quả, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh,… Để ngành thủy sản có
1


thể phát triển bền vững, Việt Nam phải áp dụng nhiều biện pháp như phát huy tốt
những ưu thế sẵn có và khắc phục khó khăn, thách thức. Đa dạng hóa đối tượng
nuôi nhất là các loài cá bản địa cũng là một trong những biện pháp góp phần
bảo vệ nguồn cá tự nhiên.
Cá Sặc bướm (Trichogaster trichopterus) là loài cá đồng có thịt ngon, sức sống
cao. Tuy nhiên những nghiên cứu về loài cá này chưa nhiều mà phần lớn tài liệu
đã công bố chỉ tập trung vào hình thái phân loại, mô tả. Vì vậy, đề tài đã được
thực hiện nhằm thu thập thêm thông tin về loài cá bản địa có khả năng thích ứng
tốt với những bất lợi của môi trường nhằm phục vụ cho việc đưa đối tượng này
trở thành loài nuôi mới và làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu cá Sặc bướm dùng cho nghiên cứu được thu trực tiếp và mua từ các ngư dân
đánh bắt bằng lưới rê và lợp ở các thủy vực tự nhiên (nhánh sông Hậu cấp 2,
mương vườn và ruộng lúa) thuộc huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Việc
thu mẫu được tiến hành từ tháng 02/2014 đến tháng 04/2014 vào mùa khô và từ
tháng 05/2014 đến tháng 06/2014 vào mùa mưa, định kỳ mỗi tháng một lần, mỗi
lần thu ít nhất 30 mẫu với kích thước dao động từ 4,7 – 10,9 cm ứng với khối

lượng từ 1,8 – 15,44 g. Sau khi rửa sạch, mẫu được bảo quản lạnh và chuyển về
phòng Ngư loại, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Các mẫu cá được
cân, đo và đếm các chỉ tiêu hình thái (theo Pradvin , 1973). Sau đó, tiến hành giải
phẫu để quan sát hình thái cấu tạo các cơ quan tiêu hóa của cá (Miệng, răng, lược
mang, thực quản, dạ dày, ruột). Hệ số tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài
thân cá (RLG) được tính toán theo Al – Hussainy (1949, trích bởi Trần Đắc Định
và Phạm Thanh Liêm, 2004). Thức ăn trong ống tiêu hóa cá được cố định trong
dung dịch formol 2% và phân tích theo phương pháp tần suất xuất hiện (TSXH),
phương pháp đếm-điểm của Biswas (1993, trích bởi Trần Đắc Định và Phạm
Thanh Liêm, 2004) và kết hợp giữa hai phương pháp nêu trên. Thành phần thức
ăn là phiêu sinh thực vật và phiêu sinh động vật được xác định đến giống theo
Shirota (1966).
Phân tích
mẫu

Hình 2. Sơ đồ thu mẫu

2


3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đặc điểm hình thái của cá Sặc bướm (Trichogaster trichopterus)
Kết quả khảo sát các chỉ tiêu hình thái của 208 mẫu cá Sặc bướm (Lt= 4,7 – 10,9
cm; Wt= 1,8 – 15,44 g) được trình bày ở Bảng 3.1.
Bảng 3.1 Các chỉ tiêu hình thái của cá Sặc bướm (Trichogaster trichopterus)
Chỉ tiêu
Dao động
D (vi lưng)
VI – VIII,7 – 10
P (vi ngực)

8 – 10
V (vi bụng)
3
A (vi hậu môn)
X – XII,30 – 38
C (vi đuôi)
14 – 18
Số lược mang (Gr)
65 – 78
Dài chuẩn/dài đầu (Ls/Lh)
3,36 ± 0,31
Dài chuẩn/cao thân (Ls/Hb)
2,31 ± 0,2
Dài chuẩn/ cao cuống đuôi (Ls/Hpc)
6,98 ± 1,97
Cao thân/ cao cuống đuôi (Hb/Hpc)
3,05 ± 0,68
Dài đầu/ khoảng cách 2 mắt (Lh/Dis2e)
3,15 ± 0,65
Dài đầu/đường kính mắt (Lh/Diae)
4,29 ± 0,86

Cơ thể cá Sặc bướm thuộc dạng dẹp bên với đầu nhỏ, mõm ngắn, nhọn. Vi lưng
nhỏ, con đực có vi lưng kéo dài qua gốc vi đuôi, con cái có vi lưng ngắn hơn và
chưa chạm đến gốc vi đuôi. Trên cơ thể có hai chấm đen tròn, một ở giữa thân và
một ở gốc vi đuôi. Trên vi hậu môn, vi lưng và vi đuôi có các chấm nhỏ li ti màu
đỏ cam.
Kết quả so sánh các chỉ tiêu hình thái đã khảo sát (Bảng 3.1) với khóa phân loại
của Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) cho thấy những mẫu cá đề
tài thu được thuộc loài Sặc bướm (T. trichopterus) (Hình 3.1).


Hình 3.1. Cá Sặc bướm (Trichogaster trichopterus)

3.2 Hình thái giải phẫu các cơ quan tiêu hóa của cá Sặc bướm
Miệng: Miệng cá Sặc bướm thuộc dạng miệng trên (chiều dài xương hàm trên
ngắn hơn chiều dài xương hàm dưới), nhỏ và co duỗi được (Hình 3.2. A).

3


B

A

C

Hình 3.2. Miệng và răng cá Sặc bướm (Trichogaster trichopterus)

Theo Nguyễn Bạch Loan (2004) dạng miệng này thích hợp cho cá ăn những loại
thức ăn thuộc nhóm phiêu sinh vật.
Răng: cá Sặc bướm có 2 loại răng là răng hàm và răng hầu. Răng hàm nhỏ, mịn,
xếp theo hàng và phân bố ở cả hàm trên và dưới của cá (hình 3.2 B). Răng hầu
cũng nhỏ, mịn và xếp thành 4 đám: hai đám ở bên trên và hai đám ở bên dưới của
hầu cá.
Mang: Cá sặc bướm có 4 đôi cung mang nằm trong xoang mang ở hai bên phần
sau của đầu cá. Mỗi cung mang có hai hàng lược mang mảnh, dài, xếp khít nhau.
Số lược mang trên cung mang dao động từ 65 – 78 (Hình 3.2 C).
Phần trên của các mang cá Sặc bướm phát triển thành cơ quan hô hấp khí trời có
cấu trúc hình quạt và có tên là mê lộ (Hình 3.2 C). Cơ quan này giúp cá có thể
sống trong môi trường nước có hàm lượng Oxy hòa tan thấp. Theo Morioka

(2011) mê lộ của loài T. trichopterus sẽ xuất hiện sau khi cá nở 18 – 20 ngày.
Thực quản: có dạng hình ống dài, nhỏ, vách mỏng nằm tiếp sau xoang miệng
hầu.
Dạ dày: Dạ dày của cá Sặc bướm có dạng hình ống, nhỏ, hẹp và có vách mỏng,
nằm nối tiếp sau thực quản (Hình 3.3). Dạng dạ dày này thường gặp ở những loài
cá có tập tính ăn thực vật hay ăn tạp nghiên về thực vật (Nguyễn Bạch Loan,
2004).
Thực quản
Dạ dày
Mật
Gan
Ruột
Hình 3.3. Các cơ quan tiêu hóa của cá Sặc bướm (Trichogaster trichopterus)

4


Ruột: cá Sặc bướm rất dài, nhỏ, vách ruột mỏng và cuộn thành nhiều vòng (RLG
= 4,81 ± 0,91) nên loài T. trichopterus được xếp vào nhóm cá ruột cuộn. Đây là
dạng ruột đặc trưng của các loài cá ăn thực vật. Kết quả quan sát hình thái, cấu
tạo của các cơ quan tiêu hóa cho thấy cá Sặc bướm là loài cá ăn tạp thiên về thực
vật.
3.3 Đặc điểm dinh dưỡng của cá sặc bướm
3.3.1. Tương quan giữa chiều dài ruột (Li) và chiều dài thân (Lt)
Tính ăn của cá được dự đoán dựa vào chỉ số tương quan chiều dài ruột và chiều
dài thân (RLG Relative Length of Gut) của 204 mẫu cá. Theo Alikunhi và Rao
(1951), chiều dài ruột của các loài động vật thì phụ thuộc vào loại thức ăn tự
nhiên mà chúng tiêu thụ, chiều dài ruột tăng theo sự gia tăng tỉ lệ các loại thức ăn
thực vật trong khẩu phần ăn của cá (Bảng 3.2).
Bảng 3.3 Biến động của hệ số RLG theo giới tính của Cá Sặc bướm

Các chỉ tiêu đo
Trung bình (cm)
Lt (chiều dài tổng cộng)
7,72 ± 1,01
Li (chiều dài ruột)
36,82 ± 7,11
RLG (Li/Lt)
4,81 ± 0,91

Từ Bảng 3.2 cho thấy tỉ lệ giữa chiều dài ruột và chiều dài tổng cộng Li/Lt của
Trichogaster trichopterus là 4,81 ± 0,9. Theo Nikolsky (1963, trích dẫn bởi
Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004) những loài cá ăn thiên về thực vật sẽ
có giá trị RLG > 3. Như vậy, với giá trị RLG trung bình > 3 (4,81), cho thấy cá
Sặc bướm thuộc nhóm cá ăn thiên về thực vật.
3.4 Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá
3.4.1 Tần suất xuất hiện của cá loại thức ăn
* Tần suất xuất hiện các loại thức ăn trong ống tiêu hóa của cá Sặc bướm ở mùa
khô và mùa mưa.
Thức ăn trong ống tiêu hóa của cá Sặc bướm có: thực vật phiêu sinh (TVPS),
động vật phiêu sinh (ĐVPS), giáp xác và mùn bã hữu cơ (MBHC). Thành phần
này không có sự khác biệt giữa 2 mùa mưa và mùa khô nhưng tần suất xuất hiện
(TSXH) của phần lớn các loại thức ăn lại có sự thay đổi (Hình 3.4).

5


Hình 3.4. TSXH các loại thức ăn của cá
Sặc bướm ở mùa khô và mùa mưa

Hình 3.5. TSXH các loại thức ăn của cá Sặc

bướm ở thủy vực nước tĩnh và nước chảy

TVPS có TSXH cao nhất ở cả hai mùa (100%). Tuy nhiên, TSXH của nhóm
ĐVPS (79,17-90,48%) và giáp xác kích thước nhỏ (8,33-35,71%) tăng lên rất rõ
từ mùa khô sang mùa mưa. Ngược lại, TSXH của MBHC giảm xuống (38,5416,67%) rất nhiều từ mùa khô sang mùa mưa.
* Tần suất xuất hiện các loại thức ăn của cá Sặc bướm ở thủy vực nước tĩnh và
nước chảy
Thành phần thức ăn của cá Sặc bướm ở thủy vực nước tĩnh và nước chảy được
tìm thấy cũng gồm có: TVPS, ĐVPS, giáp xác và MBHC. TVPS vẫn có TSXH
cao nhất là 100% ở cả hai thủy vực (Hình 3.5).
Nhìn chung, không có sự biến đổi nhiều về TSXH của các loại thức ăn giữa hai
thủy vực. Riêng MBHC có sự thay đổi nhiều, TSXH là 38,46% ở thủy vực nước
tĩnh và ở thủy vực nước chảy TSXH của loại thức ăn này chỉ 19,15%. TSXH của
giáp xác là thấp nhất ở cả hai thủy vực.
* Tần suất xuất hiện các loại thức ăn của cá Sặc bướm ở các kích cỡ khác nhau.
Thành phần thức ăn tìm thấy trong ruột cá Sặc bướm ở cá nhóm 1 (1,8- <5 g), cá
nhóm 2 (5- <10 g) và cá nhóm 3 (10- 15,44 g) cũng bao gồm 4 loại: TVPS,
ĐVPS, giáp xác và MBHC (Hình 3.6)

6


Hình 3.6. TSXH các loại thức ăn của cá Sặc bướm ở các kích cỡ khác nhau.

TVPS vẫn có TSXH cao nhất là 100% ở cả ba nhóm cá. Kế đến là ĐVPS có
TSXH ở nhóm 1 là 87,50%, nhóm 2 là 80,23% và nhóm 3 là 85,00%. Ở cá nhóm
1 và nhóm 2 thì TSXH của các loại thức ăn không có sự biến động lớn. Riêng cá
nhóm 3 thì TSXH của giáp xác và MBHC cao hơn 2 nhóm còn lại. Ở cả ba nhóm
thì TSXH của giáp xác vẫn là thấp nhất.
Thành phần thức ăn được tìm thấy trong ống tiêu hóa của cá Sặc bướm ở nghiên

cứu này gồm 4 loại là TVPS, ĐVPS, giáp xác và MBHC có phần phong phú hơn
so với kết quả của Rainboth (1966). Khi khảo sát thành phần thức ăn của
Trichogaster trichopterus từ khu vực Thái Lan đến Indonesia Rainboth (1966)
nhận thấy có 3 loại thức ăn là ĐVPS, giáp xác và ấu trùng côn trùng.
3.4.2 Phương pháp đếm điểm
Điểm số của các loại thức ăn sẽ tùy thuộc vào số lần bắt gặp và kích cỡ của mỗi
loại thức ăn mà cá ăn vào. Kết quả phân tích thức ăn trong ống tiêu hóa của cá
Sặc bướm (Trichogaster trichopterus) ở mùa khô và mùa mưa bằng phương pháp
đếm điểm được thể hiện ở Hình 3.7.
TVPS chiếm 90,68% vào mùa khô và 91,14% vào mùa mưa, tỉ lệ này cao nhất
trong các loại thức ăn của cá Sặc bướm. Các loại thức ăn còn lại chiếm tỉ lệ
tương đối thấp. Trong khi giáp xác (1,34-4,32%) tăng lên thì ĐVPS (5,86-4,16%)
và MBHC (2,13%-0,39%) giảm từ mùa khô sang mùa mưa. Tuy nhiên, không có
sự thay đổi nhiều về tỉ lệ thành phần thức ăn của cá Sặc bướm giữa hai mùa.

7


Hình 3.7. Điểm số các loại thức ăn của cá Hình 3.8. Điểm số các loại thức ăn của cá
Sặc bướm ở mùa khô và mùa mưa
Sặc bướm ở thủy vực nước tĩnh và nước
chảy

Tỉ lệ của TVPS (85,09%-96,54%) tăng lên rõ ở thủy vực nước tĩnh so với thủy
vực nước chảy. Ngược lại, ĐVPS (9,04%-1,38%), giáp xác (3,65%-1,43%) và
MBHC (3,65%-0,65%) có tỉ lệ giảm ở thủy vực nước tĩnh sang thủy vực nước
chảy. Ở cả hai thủy vực TVPS luôn chiếm tỉ lệ cao nhất và thấp nhất là MBHC.
(Hình 3.8.).
Kết quả phân tích thức ăn trong ống tiêu hóa của cá Sặc bướm bằng phương pháp
điếm điểm ở các kích cỡ cá khác nhau có sự khác biệt so với phương pháp TSXH

(Hình 3.9)

Hình 3.9. Điểm số của các loại thức ăn của cá Sặc bướm ở các kích cỡ khác nhau.

Ở ba nhóm cá thì TVPS vẫn giữ vị trí cao nhất trong tỉ lệ các thành phần thức ăn
của cá Sặc bướm. Tuy nhiên không có sự khác nhau nhiều giữa cá nhóm 1 và cá
nhóm 3, tỉ lệ TVPS (88,54%-88,87% ) biến động không lớn ở cá nhóm 1 so với
cá nhóm 3. Nhưng cá nhóm 2 TVPS chỉ chiếm 61,05%. Thay vào đó tỉ lệ giáp
xác ở cá nhóm 2 (35,62%) cao hơn nhiều so với cá nhóm 1 (5,29%) và cá nhóm 3
8


(3,74%). TSXH của giáp xác cá nhóm 2 thấp nhất trong ba nhóm. Nguyên nhân
là do số lần bắt gặp giáp xác trong ruột cá nhóm 2 cao hơn hai nhóm còn lại.
3.4.3 Phổ dinh dưỡng của cá Sặc bướm
Thành phần thức ăn trong ruột cá Sặc bướm gồm 4 loại: TVPS, ĐVPS, giáp xác
và MBHC. Trong đó TVPS (93,04%) luôn chiếm tỉ lệ cao trong các loại thức ăn
dù là vào mùa khô hay mùa mưa, thủy vực nước tĩnh hay thủy vực nước chảy và
ngay cả các nhóm cá khác nhau tỉ lệ này cũng là cao nhất. Tuy nhiên kết quả
phân tích ruột sau của cá Sặc bướm cho thấy có một số giống tảo mà cá khó tiêu
hóa được như: Osillatoria, Anabaena và Microcystis thì hoàn toàn không tiêu
hóa được thuộc ngành tảo lam. Cá khó có thể tiêu hóa giống Stauroneis và
Coscinodiscus thuộc ngành tảo khuê. Tảo lục có giống Pediastrum được tìm thấy
ở ruột sau bị dập nát cho thấy tỉ lệ tiêu hóa giống này kém.

Hình 3.10. Phổ dinh dưỡng cá Sặc bướm

Trong khi đó, Euglena và Phacus thuộc tảo mắt hầu như còn nguyên hình,
nguyên dạng ở ruột sau. Đứng thứ hai sau TVPS là ĐVPS (5,33%) chiếm tỉ lệ
cao trong thành phần thức ăn của cá Sặc bướm. ĐVPS được tìm thấy ở ruột cá

Sặc bướm bao gồm: Protozoa, Rotifera, Cladocera và Copepoda. Phần lớn giáp
xác được tìm thấy thuộc lớp Ostracoda. Giáp xác (0,62%) và MBHC (1,02%) là
hai loại thức ăn chiếm tỉ lệ rất thấp trong thành phần các loại thức ăn của cá Sặc
bướm.
Như vậy, cá Sặc bướm có phổ dinh dưỡng bao gồm 4 loại thức ăn: TVPS, ĐVPS,
giáp xác MBHC.
Từ các kết quả trên có thể kết luận cá Sặc bướm là loài cá ăn tạp thiên về thực vật
phiêu sinh. Thức ăn ưa thích là thực vật phiêu sinh.

9


4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
Cá Sặc bướm có thân thuộc dạng dẹp bên với đầu nhỏ, mõm ngắn, nhọn. Trên cơ
thể có hai chấm đen tròn, một ở giữa thân và một ở gốc vi đuôi.
Cá Sặc bướm có miệng trên, nhỏ. Răng hàm và răng hầu nhỏ, mịn. Số lược mang
dao động từ 65 – 78. Thực quản hình ống dài, nhỏ, vách mỏng. Dạ dày dạng ống,
nhỏ, hẹp, vách mỏng. Ruột rất dài, nhỏ và cuộn thành nhiều vòng.
Chỉ số tương quan chiều dài ruột trên chiều dài thân (RLG) trung bình của cá Sặc
bướm là 4,81 ± 0,91.
Cá Sặc bướm là loài cá ăn tạp thiên về thực vật phiêu sinh. Thành phần thức ăn
trong ống tiêu hóa của cá Sặc bướm gồm 4 loại thức ăn như sau: TVPS (93,04%),
ĐVPS (5,33%), giáp xác (0,62%) và MBHC (1,02%).
4.2 Đề xuất
Tiếp tục nghiên cứu đặc điểm hình thái và dinh dưỡng của cá Sặc bướm
(Trichogaster trichopterus) ở giai đoạn cá con.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Brown, C, 1999. A Manual for Commercial Production of the Gourami,
Trichogaster Trichopterus, A Temporary Paired Spawner. Center for Tropical

and Subtropical Aquaculture Publication No. 35, 135p.
2. Morioka, S, 2011. Growth and morphological development of laboratoryreared larval and juvenile three-spot gourami (Trichogaster trichopterus).
Ichthyol Res (2012) 59: p. 53-62.
3. Nguyễn Bạch Loan, 2004. Giáo trình Ngư loại I. Trường Đại học Cần Thơ,
91 trang.
4. Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004. Giáo trình Phương pháp nghiên
cứu sinh học cá. Đại học Cần thơ, 81 trang.
5. Pranvdin I. F, 1973. Hướng dẫn nghiên cứu cá (Phạm Thị Minh Giang dịch).
Nhà xuất bản Khoa học – Kỹ thuật, Hà Nội, p. 7- 234.
6. Rainboth, W. J, 1966. Fish of the Cambodian Mekong. Food and
Organization of the United Nations. Rome. 216 p.
7. Shirota, A, 1996. The plankton south Viet Nam. Fresh water and Marine
Plankton. Overseas Technical Cooperation Agency. 416 p.

10


8. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt
Đồng bằng sông Cửu Long. Khoa Thủy sản. Đại học Cần Thơ, 361 trang.
9. Vũ Ngọc Út và Dương Thị Hoàng Oanh, 2013. Giáo trình Thực vật và động
vật thủy sinh. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, 342 trang.

11



×