Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Xóa đói giảm nghèo vùng tộc người thiểu số đan lai tại huyện con cuông, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------------------TRẦN THỊ KIM CHÂU

XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÙNG TỘC NGƢỜI THIỂU
SỐ “ĐAN LAI” TẠI HUYỆN CON CUÔNG,
TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------------------TRẦN THỊ KIM CHÂU

XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÙNG TỘC NGƢỜI THIỂU
SỐ“ĐAN LAI” TẠI HUYỆN CON CUÔNG,
TỈNH NGHỆ AN
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60 34 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.PHẠM VĂN DŨNG
XÁC NHẬN GVHD

XÁC NHẬN CHỦ TỊCH HĐ


HÀ NỘI - 2015


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIÉT TẮT ................................................................ i
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1....................................................................................................... 8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÙNG
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ ............................................................................. 8
1.1. Đặc điểm, vai trò của đói nghèo và xóa đói giảm nghèo ở vùng các dân
tộc thiểu số ........................................................................................................ 8
1.1.1. Quan niệm về đói nghèo ......................................................................... 8
1.1.2. Những cách tiếp cận về đói nghèo .......................................................... 9
1.1.3. Chuẩn đói nghèo ................................................................................... 12
1.1.4. Đặc điểm nghèo đói ở vùng các dân tộc thiểu số và vùng tộc ngƣời Đan
Lai, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An ............................................................ 16
1.1.5. Nguyên nhân nghèo đói ........................................................................ 19
1.1.6. Các giải pháp xóa đói giảm nghèo ........................................................ 22
1.2. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo vùng các dân tộc thiểu số ở một số tỉnh
và địa phƣơng .................................................................................................. 28
1.2.1. Tỉnh Thừa Thiên Huế ............................................................................ 28
1.2.2. Tỉnh Quảng Nam ................................................................................... 31
1.2.3. Tỉnh Thái Nguyên ................................................................................. 33
1.2.4. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo một số huyện miền núi trong tỉnh
Nghệ An .......................................................................................................... 35
CHƢƠNG 2..................................................................................................... 38
THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÙNG TỘC
NGƢỜI ĐAN LAI (HUYỆN CON CUÔNG – TỈNH NGHỆ AN) ............... 38
2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến xóa đói giảm nghèo vùng Đan Lai .............. 38
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội....................................................... 38

2.1.2. Đặc điểm của các dân tộc thiểu số ở miền núi Nghệ An ...................... 39


2.1.3. Đặc điểm, đặc thù đói nghèo của tộc ngƣời thiểu số Đan Lai .............. 41
2.2. Hoạt động xóa đói giảm nghèo vùng tộc ngƣời Đan Lai trong những năm
qua ................................................................................................................... 46
2.2.1. Các chính sách nhà nƣớc ....................................................................... 46
2.2.2. Các chủ thể tham gia xóa đói giảm nghèo và những hoạt động xóa đói
giảm nghèo ở địa phƣơng ................................................................................ 48
2.2.3. Quy hoạch tái định cƣ ........................................................................... 51
2.2.4. Phát triển nông nghiệp của Tộc ngƣời Đan Lai .................................... 54
2.2.5. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ............................................. 58
2.2.6. Bảo tồn và phát triển văn hoá................................................................ 60
2.3. Đánh giá chung ........................................................................................ 61
2.3.1. Những thành tựu.................................................................................... 61
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................ 63
CHƢƠNG 3..................................................................................................... 66
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÙNG
TỘC NGƢỜI ĐAN LAI TRONG THỜI GIAN TỚI ..................................... 66
3.1. Bối cảnh mới ảnh hƣởng đến xoá đói giảm nghèo ở địa phƣơng ............ 66
3.1.1. Tình hình thế giới .................................................................................. 66
3.1.2. Tình hình Việt Nam hiện nay ................................................................ 72
3.1.3. Tình hình địa phƣơng ............................................................................ 73
3.2. Những phƣơng hƣớng chủ yếu ................................................................ 77
3.2.1. Chính sách kinh tế xã hội ...................................................................... 77
3.2.2.Tạo lập môi trƣờng kinh tế - xã hội thuận lợi ........................................ 79
3.2.3. Toàn dân tham gia xóa đói giảm nghèo, trong đó nhà nƣớc là chủ đạo 79
3.3. Các giải pháp chủ yếu .............................................................................. 81
3.3.1. Các giải pháp kinh tế ............................................................................. 81
3.3.2. Các giải pháp về xã hội ......................................................................... 85

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 88


DANH MỤC CÁC CHỮ VIÉT TẮT

STT

KÍ HIỆU

NGUYÊN NGHĨA

1

BLĐ –TBXH

Bộ lao động – thƣơng binh xã hội

2

HV

Học Viện

3

ESCAP

Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình
Dƣơng Liên Hiệp Quốc


4

WB

Ngấn hàng Thế giới

5

ILO

Tổ chức lao động quốc tế

6

ODA

nguồn vốn hổ trợ chính thức từ bên ngoài

7

DMZ

Du lịch lịch sử

8

UBND

Ủy Ban Nhân Dân


i


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại ngày nay, sự bùng nổ của những thành tựu khoa học công
nghệ đƣợc ứng dụng vào sản xuất và đời sống đã làm tăng đáng kể của cải,
nâng cao chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời, song một bộ phận dân cƣ vẫn
bị nghèo đói. Đó là nghịch lý trên con đƣờng phát triển. Với khoảng 1/5 dân
số thế giới, tức khoảng 1.4 tỷ ngƣời đang sống trong tình trạng nghèo khổ thu
nhập dƣới 1.25 USD/ngày, 800 triệu ngƣời đói, 40 triệu ngƣời chết 1 năm do
đói đã và đang trở thành vấn đề nhức nhối.
Đói nghèo không chỉ làm cho ngƣời dân không có cơ hội hƣởng thụ
những thành quả văn minh, tiến bộ của loài ngƣời, gây ra nhiều đau khổ, hủy
hoại tiềm năng, nguồn nhân lực mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng
về kinh tế- xã hội, tàn phá môi trƣờng sinh thái trên trái đất. Nhƣ vậy, đói
nghèo đã và đang trở thành thách thức đối với sự phát triển và sự tụt hậu của
một quốc gia, thậm chí có thể dẫn tới sự diệt vong của một dân tộc. Rõ ràng,
nếu vấn đề đói nghèo không đƣợc giải quyết thì không một mục tiêu nào mà
cộng đồng quốc tế đặt ra nhƣ hòa bình, ổn định, đảm bảo quyền con ngƣời
đƣợc thực hiện.
Do đó, đây là vấn đề xã hội bức xúc với tất cả các quốc gia trên thế giới,
là vấn đề đƣợc chính phủ, các nhà lãnh đạo, các tổ chức quốc tế quan tâm để
tìm giải pháp xóa bỏ nạn đói giảm đến mức thấp nhất về tình trạng nghèo khó,
phát triển kinh tế bền vững trên phạm vi toàn cầu.
Ở nƣớc ta, qua 20 năm đổi mới, Đảng và Chính phủ Việt Nam luôn coi
trọng vấn đề xóa đói giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Điều này đƣợc thể hiện qua cam kết của
Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển quốc tế đã đƣợc nhất trí


1


tại hội nghị thƣợng đỉnh các quốc gia năm 2000 và thể hiện trong đƣờng lối
đổi mới của Đảng. Trong quá trình đổi mới, Việt Nam đã đạt đƣợc những
thành tựu đáng tự hào trên nhiều lĩnh vực, đời sống nhân dân không ngừng
đƣợc nâng cao và từng bƣớc cải thiện.
Thế nhƣng, bên cạnh khối dân giàu có và trung lƣu ngày một gia tăng
vẫn còn một bộ phận dân cƣ nghèo đói. Theo số liệu thống kê năm 2011, Căn
cứ chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015; cả
nƣớc có 2.580.885 hộ nghèo trên tổng số 21.938.260 hộ, chiếm tỷ lệ 11,76 %
và 1.530.295 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 6,98%. Điều đặc biệt đáng quan tâm
là trong những năm gần đây, khoảng cách thu nhập giữa ngƣời giàu và ngƣời
nghèo có xu hƣớng ngày càng tăng; tình trạng nghèo đói, lạc hậu chủ yếu tập
trung ở vùng sâu, vùng xa, vành đai biên giới, trong đó có Huyện Con Cuông
- miền Tây Nam tỉnh Nghệ An.
Nghệ An là một Tỉnh nghèo, theo thống kê năm 2013, số hộ dân toàn
tỉnh là 734.599 hộ trong đó có 138.002 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 18,79% và
117.286 hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 15,97%. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao
hơn mức bình quân chung cả nƣớc. Là Tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số sinh
sống nhƣ: Thái, Thổ, Khơ Mú, H’Mông... Đặc biệt, Nghệ An có tộc ngƣời
thiểu số Đan Lai khoảng hơn 3.000 ngƣời đang cƣ trú ở vùng sâu, vùng xa
của các xã Môn Sơn, Châu Khê, Lạng Khê huyện Con Cuông; nằm trong
vùng lõi thuộc khu bảo tồn thiên nhiên vƣờn Quốc gia Pù Mát. Ở thƣợng
nguồn Khe Khặng có 3 bản: Bản Khe Cồn, Bản Búng và Cò Phạt. Cuộc sống
của họ hết sức bếp bênh. Nghèo đói, bệnh tật ốm đau thƣờng xuyên.
Ngày 23 tháng 10 năm 2001, UBND tỉnh Nghệ An có quyết định số
3830/QĐ.UBND phê duyệt dự án đầu tƣ thực hiện tái định cƣ đồng bào tộc
ngƣời thiểu số Đan Lai tại 3 bản Cò Phạt, Khe Cồn, bản Búng xã Môn Sơn,

huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.

2


Ngày 19 tháng 12 năm 2006, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành quyết định
số 280/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án: ''Bảo tồn và phát triển bền vững tộc
ngƣời thiểu số Đan Lai tại vùng lõi Vƣờn Quốc gia Pù Mát huyện Con
Cuông, tỉnh Nghệ An''.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do quá trình triển khai thực hiện Đề án gặp nhiều
khó khăn nên hiệu quả đạt đƣợc còn hạn chế. Hiện tại, đã xoá đƣợc hộ đói
nhƣng tỷ lệ hộ nghèo của tộc ngƣời thiểu số Đan Lai vẫn cao, thiếu hiểu biết
về pháp luật; sống ở mức nghèo khổ, ảnh hƣởng rất lớn đến phát triển kinh tế
- VH- XH, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng vùng biên giới Tây Nam
tỉnh Nghệ An.
Do vậy, vấn đề tìm ra giải pháp “Xóa đói giảm nghèo vùng tộc người
thiểu số Đan Lai (Huyện Con Cuông - Tỉnh Nghệ An)” trở nên cấp thiết và
đƣợc tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu.
Câu hỏi nghiên cứu của luận văn: Nguyên nhân và đặc điểm nghèo đói
vùng tộc ngƣời thiểu số Đan Lai? Huyện Con Cuông - tỉnh Nghệ An cần phải
làm gì và làm nhƣ thế nào để xóa đói giảm nghèo cho tộc ngƣời thiểu số này?
2. Tình hình nghiên cứu
Nghèo đói là một hiện trạng rất phổ biến trong phạm vi cả thế giới, cho
nên vấn đề này đã đƣợc rất nhiều ngƣời quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía
cạnh khác nhau. Cho đến nay ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu,
nhiều luận văn tốt nghiệp đã đề cập đến vấn đề xoá đói giảm nghèo, trong đó
có các công trình nhƣ:
- Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội (1993), Đói nghèo ở Việt Nam,
Hà Nội.
- Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội (1996), Xoá đói giảm nghèo, Hà

Nội.

3


- Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội (1997), Xoá đói giảm nghèo với
tăng trưởng kinh tế, Hà Nội.
- Báo cáo Phát triển của Việt Nam (2000), Tấn công nghèo đói, Báo cáo
chung của nhóm Công tác chuyên gia Chính phủ - Nhà tài trợ - Tổ chức phi
Chính phủ, Hội nghị nhóm tƣ vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, 14 15/12/1999, Hà Nội.
- Nguyễn Văn Thƣờng (2004), Một số vấn đề kinh tế xã hội Việt Nam
thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Ngân hàng thế giới (2004), Đói nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam.
- Trần Thị Hằng (2001), Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường
ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội
- Bùi Thị Lý (2000), Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ hiện
nay, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội.
- Hoàng Thị Hiền (2005), Xóa đói, giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc
ít người tỉnh Hòa Bình – Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Nguyễn Hoàng Lý (2005), Xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai – Thực
trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội.
Các công trình nghiên cứu trên đề cập đến vấn đề đói nghèo dƣới các
góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn nhƣng chƣa có công trình nghiên
cứu nào đề cập đến đói nghèo ở tộc ngƣời thiểu số Đan Lai huyện Con
Cuông, tỉnh Nghệ An. Vì vậy, đề tài mà tác giả lựa chọn để nghiên cứu không
trùng với các công trình nghiên cứu đã công bố.


4


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng nghèo đói, đời sống bấp bênh,
không ổn định của tộc ngƣời Đan Lai, từ đó đƣa ra những giải pháp chủ yếu
để nâng cao đời sống, khắc phục tình trạng đói nghèo, phát triển kinh tế xã
hội nhằm bảo tồn và phát triển bền vững tộc ngƣời Đan Lai hiện đang sinh
sống tại vùng lõi vƣờn Quốc gia Pù Mát, bảo tồn thiên nhiên vƣờn Quốc gia
Pù Mát, bảo vệ an ninh biên giới, góp phần ổn định an ninh chính trị, phát
triển kinh tế - xã hội trong tỉnh nói chung và khu vực Biên giới miền Tây
Nam Tỉnh Nghệ An nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hoá các quan niệm, tiêu chí về đói nghèo của quốc tế và trong
nƣớc.
- Nghiên cứu kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số miền núi
ở một số tỉnh, rút ra những bài học kinh nghiệm đối với công tác xoá đói giảm
nghèo vùng dân tộc thiểu số miền núi ở Nghệ An nói chung và ở tộc ngƣời
thiểu số Đan Lai, huyện Con Cuông nói riêng.
- Tập trung phân tích thực trạng đói nghèo của tộc ngƣời thiểu số Đan
Lai, huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An hiện nay và chỉ ra những nguyên nhân
cơ bản gây nên đói nghèo.
- Đề xuất các quan điểm, phƣơng hƣớng và giải pháp chủ yếu nhằm từng
bƣớc khắc phục tình trạng đói nghèo, phát triển kinh tế - xã hội vùng tộc
ngƣời thiểu số Đan Lai trên địa bàn Huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng đói nghèo, cuộc sống bấp bênh

của 176 hộ tộc ngƣời thiểu số Đan Lai đang sinh sống tại vùng lõi Vƣờn Quốc

5


gia Pù Mát thuộc 3 bản: Cò Phạt, Khe Cồn, Bản Búng xã Môn Sơn - huyện
Con Cuông - tỉnh Nghệ An.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian, tri thức và các nguồn lực nên chúng tôi chỉ xác
định tiến hành nghiên cứu trong phạm vi hẹp:
Về không gian:
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng cuộc sống của 176 hộ tộc ngƣời
thiểu số Đan Lai đang sinh sống tại vùng lõi Vƣờn Quốc gia Pù Mát, trên
thƣợng nguồn Khe Khặng thuộc 3 bản: Cò Phạt, Khe Cồn, Bản Búng xã Môn
Sơn - huyện Con Cuông - tỉnh Nghệ An, cách trung tâm huyện 40 Km, cách
trung tâm tỉnh Nghệ An 190 Km.
Về thời gian:
Đề tài tập trung nghiên cứu về vấn đề nghèo đói ở địa bàn tộc ngƣời
thiểu số Đan Lai cƣ trú trong vùng lõi vƣờn Quốc gia Pù Mát từ năm 2000
cho đến nay. Về mục tiêu và giải pháp xoá đói giảm nghèo, dự báo đến năm
2020 để phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Nghệ An
nói riêng và cả nƣớc nói chung. Một số mục tiêu đƣợc lƣợng hoá cụ thể đến
năm 2015.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn dựa trên cơ sở lý luận kinh tế chính trị Mác-Lênin, tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách về xoá đói
giảm nghèo của Đảng, Nhà nƣớc để nghiên cứu.
- Luận văn vận dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử, khoa học kinh tế chính trị Mác-Lênin và kết hợp các
phƣơng pháp khác để nghiên cứu nhƣ điều tra, khảo sát, phân tích thống kê,

so sánh, tổng hợp, khái quát, hệ thống và nghiên cứu báo cáo tổng kết xoá đói
giảm nghèo của tỉnh Nghệ An.

6


6. Những đóng góp của luận văn
Đề tài đã đƣa ra những số liệu cụ thể làm rõ thực trạng nghèo đói ở tộc
ngƣời thiểu số Đan Lai (huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) hiện nay và biện
pháp, trách nhiệm của mỗi cơ quan, cá nhân trong sự nghiệp xóa đói giảm
nghèo của Đảng, Nhà nƣớc.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục,
nội dung đề tài bao gồm 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xoá đói giảm nghèo vùng các
dân tộc thiểu số
- Chƣơng 2: Thực trạng nghèo đói và xóa đói giảm nghèo vùng tộc
ngƣời Đan Lai (huyện Con Cuông - tỉnh Nghệ An)
- Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp xoá đói giảm nghèo vùng tộc
ngƣời Đan Lai trong thời gian tới

7


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
VÙNG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.1. Đặc điểm, vai trò của đói nghèo và xóa đói giảm nghèo ở vùng các
dân tộc thiểu số
1.1.1. Quan niệm về đói nghèo

Đói là tình trạng một bộ phận dân cƣ nghèo có mức sống nhỏ hơn mức
sống tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống.
Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cƣ có mức sống tối thiểu không
thỏa mãn nhu cầu về ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp…
Đói nghèo là một hiện tƣợng tồn tại ở tất cả các quốc gia dân tộc. Nó là
một khái niệm rộng, luôn thay đổi theo không gian và thời gian. Đến nay,
nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức quốc tế đã đƣa ra nhiều khái niệm khác
nhau, trong đó có khái niệm khái quát hơn cả đƣợc nêu ra tại Hội nghị bàn về
xóa đói giảm nghèo ở khu vực châu Á Thái Bình Dƣơng do ESCAP tổ chức
tại Thái Lan vào tháng 9/1993, các quốc gia đã thống nhất cho rằng: Đói
nghèo là tình trạng một bộ phận dân cƣ không đƣợc hƣởng và thỏa mãn
những nhu cầu cơ bản của con ngƣời đã đƣợc xã hội thừa nhận, tùy theo trình
độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của từng địa phƣơng. Đây
là khái niệm khá đầy đủ về đói nghèo, đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới nhất trí
sử dụng, trong đó có Việt Nam.
Để đánh giá đúng mức độ nghèo, ngƣời ta chia nghèo thành hai loại:
Nghèo tuyệt đối và nghèo tƣơng đối.
Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cƣ không đƣợc hƣởng và
thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, tối thiểu để duy trì cuộc sống nhƣ nhu cầu
về ăn, mặc, nhà ở, chăm sóc y tế…

8


Nghèo tƣơng đối: là tình trạng một bộ phận dân cƣ có mức sống dƣới
mức trung bình của địa phƣơng, ở một thời kì nhất định.
Chuẩn đói nghèo: Các quốc gia khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khác
nhau để đánh giá mức độ giàu nghèo. Việt Nam đƣa ra chuẩn đói từ 2-1997
đến 1-1-2000 hộ đói là hộ có thu nhập dƣới 13kg gạo/ngƣời/tháng, tƣơng
đƣơng với 45.000 đồng. Năm 2000, Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội đƣa

ra ngƣỡng nghèo mới làm căn cứ xác định mục tiêu xoá đói giảm nghèo cho
giai đoạn 2001 - 2005. Ngƣỡng nghèo đó đƣợc ấn định cho từng khu vực:
nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/ngƣời/tháng; nông thôn đồng bằng:
100.000 đồng/ngƣời/tháng; thành thị: 150.000 đồng/ngƣời/tháng. Theo quyết
định số 170/2005/QĐ-TTg ký ngày 08 Tháng 07 năm 2005 của Thủ tƣớng
Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010,
Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000
đồng/ngƣời/tháng (2.400.000 đồng/ngƣời/năm) trở xuống là hộ nghèo.Khu
vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000
đồng/ngƣời/tháng (dƣới 3.120.000 đồng/ngƣời/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Chuẩn nghèo mới đƣợc Chính phủ chính thức thông qua và có hiệu lực từ
năm 2011 đến năm 2015 cho khu vực nông thôn là 400.000 đồng/ngƣời/
tháng và 500.000 đồng/ngƣời/tháng cho khu vực thành thị.
1.1.2. Những cách tiếp cận về đói nghèo
*Theo cách tiếp cận hẹp: Nghèo đói là một phạm trù chỉ mức sống của
một cộng đồng hay một nhóm dân cƣ là thấp nhất so với mức sống của một
cộng đồng hay một nhóm dân cƣ khác. Theo cách tiếp cận này về vấn đề
nghèo đói chƣa bao quát đƣợc tính chất tuyệt đối của nghèo đói, nghĩa là mới
chỉ đánh giá theo tiêu chuẩn nghèo đói tƣơng đối, mà trên thực tế thì lúc nào
trong xã hội hiện đại cũng tồn tại nghèo đói kể cả ở những quốc gia giàu nhất.
Nếu đứng trên phƣơng diện so sánh mức sống, mức thu nhập của các nhóm

9


dân cƣ thì lúc nào cũng có một nhóm dân cƣ đứng thấp nhất, nhóm đứng cao
nhất và các nhóm trung bình. Đó là nghèo đói tƣơng đối. Nhƣng thực tế ở
nhiều quốc gia nghèo, ngay trong nhóm nghèo nhất cũng đã xuất hiện nhóm
nghèo đói tuyệt đối, nghĩa là họ sống một cuộc sống cùng cực, ở tạm bợ và lo
lắng về từng bữa ăn.

Cách tiếp cận này là cách tiếp cận phổ biến hiện nay. Những ngƣời theo
quan điểm này có xu hƣớng tìm kiếm một chuẩn nghèo chung để đánh giá
mức độ nghèo đói của từng nhóm dân cƣ, mà không đi sâu vào giải quyết
những nguyên nhân sâu xa, những căn nguyên sâu xa, bản chất bên trong của
vấn đề, tức là cơ chế nội tại của nền kinh tế đang hàng ngày hàng giờ đẩy một
nhóm dân cƣ đi vào tình trạng nghèo đói nhƣ một xu thế tất yếu xẩy ra. Do đó
các biện pháp tấn công nghèo đói đƣa ra trên theo quan điểm này thƣờng
thiếu triệt để, họ chỉ dừng lại ở các biện pháp hỗ trợ tài chính, kinh tế, và các
biện pháp kỹ thuật cho nhóm dân cƣ nghèo đói đó, nó sẽ không tạo đƣợc động
lực để bản thân những ngƣời nghèo tự mình vƣơn lên trong cuộc sống.
*Theo cách tiếp cận rộng: Vấn đề nghèo đói theo quan điểm này đƣợc
tiếp cận từ phƣơng pháp luận cho rằng căn nguyên sâu xa của nghèo đói là do
trong xã hội có sự phân hoá giầu nghèo, mà chính sự phân hoá đó là hệ quả
của chế độ kinh tế xã hội. Trong thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ, khi mà năng
suất lao động còn thấp, chƣa có tích luỹ thì giữa con ngƣời chƣa có sự phân
hoá giầu nghèo. Nhƣng khi xã hội càng phát triển, có sự phân công lao động
trong lực lƣợng sản suất, xã hội đã bắt đầu có tích luỹ thì cấu trúc xã hội trên
quan hệ thị tộc cũng đã bắt đầu biến đổi, xuất hiện chiếm hữu tƣ nhân và trao
đổi hàng hoá. Xã hội đã phân chia thành nhiều giai cấp nhất định sẽ có ngƣời
giầu ngƣời nghèo. Đây là mầm mống của những xung đột giữa các giai cấp.
Cách tiếp cận rộng cho phép nhìn nhận nghèo đói một cách toàn diện, đặt hiện

10


tƣợng nghèo đói trong sự so sánh với giầu có và các quan hệ kinh tế - xã hội
khác.
*Cách tiếp cận của ESCAP: Đến nay, nhiều nhà nghiên cứu và các tổ
chức quốc tế đã đƣa ra nhiều khái niệm khác nhau, trong đó có khái niệm khái
quát hơn cả đƣợc nêu ra tại Hội nghị bàn về xóa đói giảm nghèo ở khu vực

châu Á Thái Bình Dƣơng do ESCAP tổ chức tại Thái Lan vào tháng 9/1993,
các quốc gia đã thống nhất cho rằng: Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân
cƣ không đƣợc hƣởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con ngƣời đã
đƣợc xã hội thừa nhận, tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục
tập quán của từng địa phƣơng. Đây là khái niệm khá đầy đủ về đói nghèo,
đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới nhất trí sử dụng, trong đó có Việt Nam.
Nghèo thành đƣợc phân chia thành hai loại: Nghèo tuyệt đối và nghèo
tƣơng đối. Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cƣ không đƣợc
hƣởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, tối thiểu để duy trì cuộc sống nhƣ
nhu cầu về ăn, mặc, nhà ở, chăm sóc y tế… Nghèo tƣơng đối: là tình trạng
một bộ phận dân cƣ có mức sống dƣới mức trung bình của địa phƣơng, ở một
thời kì nhất định.
Từ những cách tiếp cận vấn đề nghèo đói chúng ta có thể rút ra đƣợc
những kết luận sau:
- Phân hoá giàu nghèo không những là hệ quả của các xã hội có giai cấp
và phân chia giai cấp, mà còn thể hiện bản chất sâu xa của các xung đột xã
hội giữa lớp ngƣời giàu lớp ngƣời nghèo. Giải quyết căn bản vấn đề này chỉ
có thể trên cơ sở giải quyết căn bản vấn đề bất bình đẳng trong xã hội.
- Phân hoá giàu nghèo là hiện tƣợng phát sinh trong quá trình thúc đẩy
tăng trƣởng kinh tế. Bởi vậy nếu không xử lý kịp thời, huặc không có cơ chế
duy trì sự công bằng nhất định hay hạn chế quá trình làm trầm trọng thêm hố

11


ngăn cách giữa lớp ngƣời giầu và lớp ngƣời nghèo, thì nguy cơ phân tầng xã
hội, phân hoá giai cấp cũng sẽ diễn ra.
- Chủ thể có đầy đủ khả năng điều hòa thu nhập giữa các nhóm dân cƣ là
Nhà nƣớc, tuy nhiên do bản chất nhà nƣớc ở các chế độ, cũng nhƣ định hƣớng
chính trị khác nhau là rất khác nhau nên năng lực cũng nhƣ tính triệt để của

các giải pháp xủ lý hố ngăn cách giầu nghèo có thể dựa trên cách tiếp cận
rộng hay hẹp tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng quốc gia, trong từng thời
điểm lịch sử nhất định.
Hiện nay, đói nghèo không còn là vấn đề riêng của từng quốc gia, mà là
vấn đề mang tính toàn cầu, bởi vì tất cả các quốc gia trên thế giới ngay cả
những giàu mạnh thì ngƣời nghèo vẫn còn và có lẽ khó có thể hết ngƣời
nghèo khi trong các xã hội chƣa thể chấm dứt những rủi ro về kinh tế, xã hội,
môi trƣờng và sự bất bình đẳng trong phân phối của cải làm ra. Rủi ro quá
nhiều trong sản xuất và đời sống làm cho một bộ phận dân cƣ rơi vào tình
trạng nghèo. Tháng 3/1995, tại Hội nghị thƣợng đỉnh thế giới về phát triển xã
hội ở Copenhagen Đan Mạch, những ngƣời đứng đầu các quốc gia đã trịnh
trong tuyên bố: Chúng tôi cam kết thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo
trên thế giới, thông qua các hành động quốc gia kiên quyết và sự hợp tác quốc
tế, coi đây nhƣ một đòi hỏi bắt buộc về mặt đạo đức xã hội, chính trị, kinh tế
của nhân loại.
1.1.3. Chuẩn đói nghèo
Các quốc gia khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá
mức độ giàu nghèo. Việt Nam đƣa ra chuẩn đói từ 2-1997 đến 1-1-2000 hộ
đói là hộ có thu nhập dƣới 13kg gạo/ngƣời/tháng, tƣơng đƣơng với 45.000
đồng. Năm 2000, Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội đƣa ra ngƣỡng nghèo
mới làm căn cứ xác định mục tiêu xoá đói giảm nghèo cho giai đoạn 2001 2005. Ngƣỡng nghèo đó đƣợc ấn định cho từng khu vực: nông thôn miền núi,

12


hải đảo: 80.000 đồng/ngƣời/tháng; nông thôn đồng bằng: 100.000
đồng/ngƣời/tháng; thành thị: 150.000 đồng/ngƣời/tháng. Theo quyết định số
170/2005/QĐ-TTg ký ngày 08 Tháng 07 năm 2005 của Thủ tƣớng Chính phủ
về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010, Khu vực
nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000

đồng/ngƣời/tháng (2.400.000 đồng/ngƣời/năm) trở xuống là hộ nghèo. Khu
vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000
đồng/ngƣời/tháng (dƣới 3.120.000 đồng/ngƣời/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Chuẩn nghèo mới đƣợc Chính phủ chính thức thông qua và có hiệu lực từ
năm 2011 đến năm 2015 cho khu vực nông thôn là 400.000 đồng/ngƣời/
tháng và 500.000 đồng/ngƣời/tháng cho khu vực thành thị.
Cho đến nay dƣờng nhƣ đã đi đến một cách tiếp cận tƣơng đối thống
nhất về đánh giá mức độ nghèo đói, đó là định ra một tiêu chuẩn hay một điều
kiện chung nào đó, mà hễ ai có thu nhập hay chi tiêu dƣới mức thu nhập
chuẩn thì sẽ không thể có một cuộc sống tối thiểu hay đạt đƣợc những nhu
cầu thiết yếu cho sự tồn tại trong xã hội. Trên cơ sở mức chung đó để xác
định ngƣời nghèo hay không nghèo. Tuy nhiên khi đi sâu vào kỹ thuật tính
chuẩn nghèo thì có nhiều cách xác định khác nhau theo cả thời gian và không
gian. Ở đây cần phân biệt rõ mức sống tối thiểu và mức thu nhập tối thiểu.
Mức thu nhập tối thiểu hoàn toàn không có nghĩa là có khả năng nhận
đƣợc những thứ cần thiết tối thiểu cho cuộc sống. Trong khi đó mức sống tối
thiểu lại bao hàm tất cả những chi phí để tái sản xuất sức lao động gồm năng
lƣợng cần thiết cho cơ thể, giáo dục, nghỉ ngơi giải trí và các hoạt động văn
hoá khác. Do vậy khái niệm về mức sống tối thiểu không phải là một khái
niệm tĩnh mà là động, một khái niệm tƣơng đối và rất phong phú về nội dung
và hình thức, không chỉ tuỳ theo sự khác nhau về môi trƣờng văn hoá, mà còn

13


phụ thuộc vào sự thay đổi về đời sống vật chất cùng với quá trình tăng trƣởng
kinh tế.
*Quan điểm của ngân hàng thế giới (WB)
Trong việc lựa chọn tiêu thức đánh giá WB đã lựa chọn tiêu thức phúc
lợi với những chỉ tiêu về bình quân đầu ngƣời bao gồm cả ăn uống, học hành,

mặc, thuốc men, dịch vụ y tế, nhà ở, giá trị hàng hoá lâu bền. Tuy nhiên báo
cáo về những số liệu này về thu nhập ở Việt Nam sẽ thiếu chính xác bởi phần
lớn ngƣời lao động tự hành nghề.
WB đƣa ra hai ngƣỡng nghèo: Ngƣỡng nghèo thứ nhất là số tiền cần
thiết để mua một số lƣơng thực gọi là ngƣỡng nghèo lƣơng thực. Ngƣỡng
nghèo thứ hai là bao gồm cả chi tiêu cho sản phẩm phi lƣơng thực, gọi là
ngƣỡng nghèo chung.
Ngƣỡng nghèo lƣơng thực, thực phẩm mà WB đƣa ra theo cuộc điều tra
mức sống 1998 là lƣợng lƣơng thực, thực phẩm tiêu thụ phải đáp ứng nhu cầu
dinh dƣỡng với năng lƣợng 2000-2200 kcal mỗi ngƣời mỗi ngày. Ngƣời dƣới
ngƣỡng đó thì là nghèo về lƣơng thực. Dựa trên giá cả thị trƣờng để tính chi
phí cho rổ lƣơng thực đó. Và theo tính toán của WB chi phí để mua rổ lƣơng
thực là 1.286.833 đồng/ngƣời/năm.
Cách xác định ngƣỡng nghèo chung:
Ngƣỡng nghèo chung = (ngƣỡng nghèo lƣơng thực)+(ngƣỡng nghèo phi
lƣơng thực).
*Quan điểm của tổ chức lao động quốc tế (ILO)
Về chuẩn nghèo đói ILO cho rằng để xây dựng rổ hàng hoá cho ngƣời
nghèo cơ sở xác định là lƣơng thực thực phẩm. Rổ lƣơng thực phải phù hợp
với chế độ ăn uống sở tại và cơ cấu bữa ăn thích hợp nhất cho những nhóm
ngƣời nghèo. Theo ILO thì có thể thu đƣợc nhiều kcalo từ bất kỳ một sự kết

14


hợp thực phẩm mà xét về chi phí thì có sự khác nhau rất lớn. Với ngƣời nghèo
thì phải thoả mãn nhu cầu thực phẩm từ các nguồn kcalo rẻ nhất. .
ILO cũng thống nhất với ngân hàng thế giới về mức ngƣỡng nghèo
lƣơng thực thục phẩm 2100 kcalo, tuy nhiên ở đây ILO tính toán tỷ lƣơng
thực trong rổ lƣơng thực cho ngƣời nghèo với 75% kcalo từ gạo và 25% kcalo

có đƣợc từ các hàng hoá khác đƣợc gọi là các gia vị. Từ đó mức chuẩn nghèo
hợp lý là 511000 đồng/ngƣời/năm.
*/ Quan điểm của tổng cục thống kê Việt nam
Tiêu chuẩn nghèo theo tổng cục thống kê Việt nam đƣợc xác định bằng
mức thu nhập tính theo thời giá vừa đủ để mua một rổ hàng hoá lƣơng
thực thực
phẩm cần thiết duy trì với nhiệt lƣợng 2100 kcalo/ngày/ngƣời. Những
ngƣời có
mức mức thu nhập bình quân dƣới ngƣỡng trên đƣợc xếp vào diện
nghèo.
*/ Quan điểm của bộ lao động thương binh và xã hội
Theo quan điểm của bộ lao động thƣơng binh và xã hội cho rằng nghèo
là bộ tình trạng của một bộ phận dân cƣ không đƣợc hƣởng và thoả mãn nhu
cầu cơ bản của con ngƣời mà những nhu cầu này đã đƣợc xã hội thừa nhận
tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của từng khu
vực.
Bộ lao động thƣơng binh và xã hội đã đƣa ra chuẩn nghèo đói dựa những
số liệu thu thập về hộ gia đình nhƣ sau:
- Hộ đói là hộ có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời trong một tháng
quy ra gạo đƣợc 13 kg.

15


- Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập tuỳ theo vùng: Vùng nông thôn, miền
núi hải đảo là những hộ có thu nhập dƣới 15 kg gạo; vùng nông thôn đồng
bằng trung du dƣới 20 kg gạo; vùng thành thị dƣới 25 kg gạo.
*/ Các phương pháp đánh giá các chính sách của chính phủ về giải
quyết vấn đề phúc lợi xã hội.
Phƣơng pháp đƣờng cong Lorenz: Đƣờng cong Lorenz thể hiện mối

quan hệ giữa tỷ lệ % dân số đƣợc cộng dồn với tỷ lệ thu nhập đƣợc cộng dồn
tƣơng ứng.
Chỉ số nghèo khó: Một chỉ số khác thƣờng đƣợc dùng trong phân tích
đánh giá chính sách là chỉ số nghèo khó.
Chỉ số nghèo khó đƣợc xác định bằng tỷ lệ % giữa số dân nằm dƣới giới
hạn của sự nghèo khó với toàn bộ dân số .
Ip = ( Số dân ở dƣới mức tối thiểu)/(Tổng dân số). Chỉ số này cho ta biết
những thay đổi trong phân phối thu nhập giữa những ngƣời thật sự nghèo với
những sự thay đổi trong phân phối thu nhập giữa những ngƣời khá giả không
quan trọng bằng những thay đổi có khả năng chuyển các cá nhân nằm dƣới
đƣờng nghèo khổ lên trên đƣờng này.
Chỉ số này có thể dánh giá mức độ nghèo khổ của một huyện một tỉnh,
hay cả nƣớc.
Những quan điểm trên về đói nghèo phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của
ngƣời nghèo là: không đƣợc thụ hƣởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu
dành cho con ngƣời, có mức sống thấp hơn mức sống cộng đồng, thiếu cơ hội
lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng.
1.1.4. Đặc điểm nghèo đói ở vùng các dân tộc thiểu số và vùng tộc người
Đan Lai, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An
Chúng ta đã có những tiêu chuẩn để xác định đƣợc nhóm ngƣời nghèo
đói nói chung, ở vùng các dân tộc thiểu số nói riêng là những ngƣời có mức

16


thu nhập hay mức chi tiêu dƣới mức tối thiểu. Từ phân tích trên, ta thấy đặc
điểm chung của nhóm tộc ngƣời thiểu số nghèo đói là:
- Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, sinh sống ở địa bàn không thuận lợi, đi
lại khó khăn, phân bố dân cƣ không đều, chủ yếu sống ở vùng triền núi cao,
ven sông suối.

- Cộng đồng các dân tộc thiểu số có những nét sinh hoạt văn hoá riêng,
mỗi dân tộc thƣờng có phong tục tập quán riêng, hủ tục cúng bái, ma chay,
cƣới xin lạc hậu, tốn kém, nặng nề.
- Các gia đình thuộc dân tộc thiểu số đông con, tỷ lệ con em đƣợc đi học
thấp hơn so với con em các gia đình không phải là ngƣời dân tộc.
- Đời sống sinh hoạt của họ thƣờng không ổn định, nhà ở tạm, quen với
lối sống du canh du cƣ. Sản xuất hàng hoá chậm phát triển, vẫn sản xuất theo
kiểu làm rãy, làm nƣơng, chủ yếu là tự cung tự cấp.
- Trình độ giáo dục thấp, tuổi thọ thấp, tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong cao.
- Riêng vùng tộc ngƣời thiểu số Đan Lai: Cách trung tâm huyện Con
Cuông 40 km, chƣa có đƣờng xe máy ô tô đi lại, đi bộ bằng lối mòn ven triền
núi hoặc xuồng lá dọc theo khe suối. Điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, cách
biệt về địa lí, tập tục lạc hậu, nghèo đói quanh năm.Tộc ngƣời Đan Lai có
chiều hƣớng suy thoái giống nòi, trẻ em và ngƣời lớn suy dinh dƣỡng, trình
độ dân trí thấp, bệnh tật, ốm đau thƣờng xuyên.
Những đặc điểm trên cho thấy, đời sống cộng đồng các dân tộc thiểu
số, nhất là tộc ngƣời Đan Lai gặp rất nhiều khó khăn, chƣa ổn định, do đó tỷ
lệ hộ đói nghèo còn rất cao.
Văn kiện Đại hội X của Đảng ta khẳng định: "Vấn đề dân tộc và đoàn
kết dân tộc là vấn đề chiến lƣợc, cơ bản, lâu dài của sự nghiệp cách mạng
nƣớc ta"; "Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn
trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ" [10,tr.105].

17


Công tác xóa đói giảm nghèo hiện nay là chủ trƣơng lớn của Đảng và
Nhà nƣớc ta, tại Chƣơng trình Nghị sự 21 của Việt Nam ban hành kèm theo
Quyết định số 153/2004 của Thủ tƣớng Chính phủ, Mục tiêu tổng quát là:
"Cải thiện đáng kể đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần cho nhân dân, tạo

nền tảng cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân giàu nƣớc mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, hình thành thể chế kinh tế thị trƣờng
định hƣớng XHCN, bảo vệ và duy trì nguồn tài nguyên và văn hóa các dân
tộc cho thế hệ mai sau" [4,tr.22]. Tại văn kiện Đại hội X của Đảng cũng chỉ rõ
thực trạng nghèo đói ở nƣớc ta: “Thành tựu xóa đói, giảm nghèo chƣa thật sự
vững chắc. Số hộ nghèo và tái nghèo ở một số vùng còn lớn, tỷ lệ hộ nghèo
theo chuẩn mới còn cao. Đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng thƣờng
bị thiên tai còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều vùng dân tộc thiểu số có tỷ lệ hộ
nghèo cao hơn so với bình quân cả nƣớc” [10, tr.173]. Thực trạng đó đòi hỏi
nƣớc ta cần nỗ lực hơn nữa trong tìm tòi giải pháp hiệu quả để tiếp tục tổ
chức thực hiện chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo ở tầm cao hơn.
Phát triển bền vững phải kết hợp hài hòa đƣợc 3 mặt cùng phát triển, đó
là: Kinh tế - Xã hội - Môi trƣờng. Phát triển bền vững về kinh tế là đạt đƣợc
sự tăng trƣởng kinh tế nhanh và ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng
đƣợc yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân hiện tại, đồng thời tránh đƣợc
sự suy thoái hoặc đình trệ sự phát triển trong tƣơng lai, tránh để lại gánh nặng
nợ lớn cho các thế hệ mai sau. Phát triển bền vững về xã hội là đạt đƣợc kết
quả cao trong việc thực hiện dân chủ, tiến bộ, công bằng xã hội. Sức khỏe
nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao, mọi ngƣời đều đƣợc học hành và có việc
làm, giảm tình trạng đói nghèo và hạn chế khoảng cách giàu nghèo giữa các
tầng lớp xã hội, duy trì và phát huy đƣợc tính đa dạng và bản sắc văn hóa các
dân tộc. Phát triển bền vững về Tài nguyên - Môi trƣờng là khai thác hợp lý,
sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn

18


chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trƣờng, bảo vệ tốt môi
trƣờng sống; khắc phục suy thoái và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng sinh thái.
1.1.5. Nguyên nhân nghèo đói

*Nguyên nhân nghèo ở Việt Nam
Có nhiều quan điểm về nguyên nhân gây ra nghèo đói ở Việt Nam nhƣng
nói chung nghèo đói ở Việt Nam có những nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân khách quan
Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp lạc hậu vừa trải qua một cuộc chiến
tranh lâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ hoang,
bom mìn, nguồn nhân lực chính của các hộ gia đình bị sút giảm do mất mát
trong chiến tranh, thƣơng tật, hoặc phải xa gia đình để tham gia chiến tranh,
học tập cải tạo trong một thời gian dàì.
Chính sách nhà nƣớc thất bại: sau khi thống nhất đất nƣớc việc áp dụng
chính sách tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo công thƣơng nghiệp và chính sách
giá lƣơng tiền đã đem lại kết quả xấu cho nền kinh tế vốn đã ốm yếu của Việt
Nam làm suy kiệt toàn bộ nguồn lực của đất nƣớc và hộ gia đình ở nông thôn
cũng nhƣ thành thị, lạm phát tăng cao có lúc lên đến 774% năm.
Hình thức sở hữu: việc áp dụng chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nƣớc
và tập thể của các tƣ liệu sản xuất chủ yếu trong một thời gian dài đã làm thui
chột động lực sản xuất.
Việc huy động nguồn lực nông dân quá mức, ngăn sông cấm chợ đã làm
cắt rời sản xuất với thị trƣờng, sản xuất nông nghiệp đơn điệu, công nghiệp
thiếu hiệu quả, thƣơng nghiệp tƣ nhân lụi tàn, thƣơng nghiệp quốc doanh
thiếu hàng hàng hóa làm thu nhập đa số bộ phận giảm sút trong khi dân số
tăng cao.
Lao động dƣ thừa ở nông thôn không đƣợc khuyến khích ra thành thị lao
động, không đƣợc đào tạo để chuyển sang khu vực công nghiệp, chính sách

19


quản lý bằng hộ khẩu đã dùng biện pháp hành chính để ngăn cản nông dân di
cƣ, nhập cƣ vào thành phố.

Thất nghiệp tăng cao trong một thời gian dài trƣớc thời kỳ đổi mới do
nguồn vốn đầu tƣ thấp và thiếu hệu quả vào các công trình thâm dụng vốn của
Nhà nƣớc.
- Nguyên nhân chủ quan
Sai lệch thống kê: do điều chỉnh chuẩn nghèo của Chính phủ lên cho gần
với chuẩn nghèo của thế giới (1USD/ngày) cho các nƣớc đang phát triển làm
tỷ lệ nghèo tăng lên.
Việt Nam là nƣớc nông nghiệp đến năm 2010 vẫn còn 70,4% dân sống ở
nông thôn trong khi tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong tổng sản phẩm
quốc gia thấp. Hệ số Gini là 0,42 và hệ số chênh lệch là 8,1 nên bất bình đẳng
cao trong khi thu nhập bình quân trên đầu ngƣời còn thấp.
Ngƣời dân còn chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất mà chƣa có
các thiết chế phòng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại nhƣ: thiên tai, dịch
bệnh, sâu hại, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, thất nghiệp, rủi ro về giá
sản phẩm đầu vào và đầu ra do biến động của thị trƣờng thế giới và khu vực
nhƣ khủng hoảng về dầu mỏ làm tăng giá đầu vào, rủi ro về chính sách thay
đổi không lƣờng trƣớc đƣợc, rủi ro do hệ thống hành chính kém minh bạch,
quan liêu, tham nhũng.
Nền kinh tế phát triển không bền vững, tăng trƣởng tuy khá nhƣng chủ
yếu là do nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp, vốn ODA, kiều hối, thu nhập từ dầu mỏ
trong khi nguồn vốn đầu tƣ trong nƣớc còn thấp. Tín dụng chƣa thay đổi kịp
thời, vẫn còn ƣu tiên cho vay các doanh nghiệp nhà nƣớc có hiệu quả thấp,
không thế chấp, môi trƣờng sớm bị hủy hoại, đầu tƣ vào con ngƣời ở mức cao
nhƣng hiệu quả còn hạn chế, số lƣợng lao động đƣợc đào tạo đáp ứng nhu cầu
thị trƣờng còn thấp, nông dân khó tiếp cận tín dụng ngân hàng nhà nƣớc.

20



×