Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất thải nguy hại tại các khu công nghiệp tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 77 trang )

-------------------------------------

LÊ NGỌC LÂM

NGHIÊN C U, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢ P ÁP Ă

NG

CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP TỈNH


LUẬ

Ă

D Ơ

ẠC SỸ KHOA HỌ

ăm 2014

NG


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
********************

LÊ NGỌC LÂM


NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT
THẢI NGUY HẠI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TỈNH BÌNH DƢƠNG
Chuyên ngành: Môi trƣờng trong phát triển bền vững
(Chƣơng trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS Đặng Kim Chi

Hà Nội, năm 2014
i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới GS.TS. Đặng
Kim Chi đã tận tình hướng dẫn giúp tôi hoàn thành luận văn đúng yêu cầu đề ra.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường,
khoa sau đại học của Đại học Quốc gia Hà Nội và cùng các thầy, cô giáo đã dạy dỗ
và truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo và cán bộ Cục Quản lý chất thải và
Cải thiện môi trường, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương, các bạn bè đồng
nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Do còn nhiều hạn chế về mặt thời gian khảo sát thực tế, kinh nghiệm cũng như
các điều kiện nghiên cứu nên chắc chắn luận văn sẽ có những thiếu sót nhất định. Tôi
mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ phía các thầy cô giáo, các nhà
khoa học và các đồng nghiệp để hoàn thiện luận văn của mình.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự động viên to lớn về thời gian, vật chất và tinh thần
mà gia đình và bạn bè đã dành cho tôi, trong quá trình thực hiện luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2014

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Ngọc Lâm

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong luận văn là trung thực, không sử dụng số liệu của tác giả khác khi chƣa đƣợc
công bố hoặc chƣa đƣợc sự đồng ý. Những kết quả nghiên cứu của tác giả chƣa từng
đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2014
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Ngọc Lâm

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................4

1.1. Tổng quan về CTNH............................................................................................................. 4
1.1.1. Các khái niệm về chất thải và CTNH ............................................................. 4
1.1.2. Các tính chất và thành phần nguy hại của CTNH ..........................................5
1.1.3. Phân loại CTNH ............................................................................................ 7
1.2 Tổng quan về quản lý CTNH tại Việt Nam ..................................................................... 9
1.2.1. Khung thể chế trong quản lý CTNH tại Việt Nam .........................................9
1.2.2. Tình hình quản lý CTNH tại Việt Nam ........................................................16
1.3. Tổng quan về quản lý CTNH công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng........... 18
CHƢƠNG II. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHẠM VI, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................................23
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................... 23
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................................... 23
2.3. Thời gian thực hiện nghiên cứu ....................................................................................... 25
2.4. Địa điểm nghiên cứu ……………………….………………………………………………………….…………..……25
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................28
3.1. Hiện trạng công tác quản lý CTNH tại Bình Dƣơng .................................................. 28
3.1.1. Hiện trạng phát sinh CTNH tại các khu công nghiệp của tỉnh .....................28
3.1.2. Hiện trạng năng lực thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH của tỉnh ................35
3.1.3. Về hoạt động quản lý nhà nƣớc về CTNH trên địa bàn ............................... 55
3.2. Đánh giá tình hình quản lý CTNH công nghiệp tại tỉnh Bình Dƣơng và đề xuất
các giải pháp tăng cƣờng quản lý ............................................................................................ 61
3.2.1. Đánh giá các thuận lợi, khó khăn, bất cập: ...................................................61
3.2.2. Đề xuất các giải pháp:...................................................................................63
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 68
iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bộ TN&MT


: Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

BVMT

: Bảo vệ môi trƣờng

CTNH

: Chất thải nguy hại

KCN

: Khu công nghiệp

CCN

: Cụm công nghiệp

CHN

: Chủ hành nghề quản lý chất thải nguy hại

CNT

: Chủ nguồn thải

QCVN

: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng.


Sở TN&MT

: Sở Tài nguyên và Môi trƣờng

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Thống kê công nghệ xử lý CTNH ở Việt Nam

17

Bảng 1.2 Các KCN của Bình Dƣơng đã đƣợc đƣa vào danh mục phát triển

19

Bảng 1.3 Các KCN bổ sung đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng

21

Bảng 1.4 Các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng

21

Bảng 1.5 Các cụm công nghiệp quy hoạch mới trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng

22


Bảng 1.6 Các loại CTNH theo nhóm ngành sản xuất

24

Bảng 1.7 Thông tin của một số CNT trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng

31

Bảng 1.8 Danh sách các CHN do tỉnh cấp phép

36

Bảng 1.9. Các CHN do Tổng cục Môi trƣờng cấp phép của tỉnh Bình Dƣơng

37

Bảng 1.10 Thống kê CHN đóng trên tỉnh thành khác có thu gom, vận chuyển

40

CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng
Bảng 1.11 Năng lực và công nghệ xử lý CTNH các CHN tại tỉnh Bình Dƣơng

vi

43


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Phân bố các KCN, CCN tập trung tại Bình Dương.


18

Hình 1.2: Vị trí Bình Dương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

25

ình 1.3: Hệ thống lò đốt CTNH tại Công ty TNHH Sản xuất-Thương mại-

45

Dịch vụ Môi trường Việt Xanh
Hình 1.4 Hầm chôn lấp CTNH

46

Hình 1.5. Máy trộn bê tông và máy ép gạch block để hoá rắn CTNH tại Công

48

ty TNHH Một thành viên Cấp thoát nước-Môi trường Bình Dương
Hình 1.6. Hệ thống chưng cất dầu đơn giản tại Công ty TNHH Sản xuất -

49

Thương mại-Dịch vụ Môi trường Việt Xanh
Hình 1.7. Thiết bị xử lý bóng đèn thải của Công ty TNHH Sản xuất Thương

50


mại Tiến Thi
Hình 1.8. Dây chuyền phá dỡ chất thải điện tử tại Công ty TN

Thương

52

Hình 1.9. Dây chuyền phá dỡ ắc quy chì thải cơ giới hoá tại Công ty TNHH

53

mại Dịch vụ Xử lý Môi trường Việt Khải

Thye Ming
Hình 1.10 Mô hình thu gom, vận chuyển và ử lý chất thải rắn công nghiệp

56

tỉnh Bình Dương
Hình 1.11 Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Bình Dương.

vii

56


MỞ ĐẦU
Thuật ngữ chất thải nguy hại (CTNH) đƣợc pháp quy hóa chính thức ở nƣớc
ta từ khi Nghị định 155/1999/NĐ-CP chính thức đƣợc ban hành năm 1999. Thuật

ngữ này dần trở nên quen thuộc sau khi một loạt các văn bản hƣớng dẫn và triển
khai đƣợc ban hành trong các năm tiếp theo, với các mốc quan trọng đánh dấu sự
phát triển và trƣởng thành là năm 2006 với Thông tƣ số 12/2006/TT-BTNMT
hƣớng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề,
mã số quản lý CTNH và Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT ban hành Danh mục
CTNH kèm theo. Tiếp đó là thời điểm năm 2011 với sự ra đời của Thông tƣ số
12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 quy định về quản lý CTNH trong
đó đã tích hợp hai văn bản nêu trên và đƣợc thiết kế theo hƣớng tinh giảm thủ tục
hành chính theo Đề án 30 của Thủ tƣớng chính phủ. Đây là văn bản chủ chốt hiện
đang đƣợc sử dụng để áp dụng rộng rãi trên cả nƣớc về quản lý CTNH. Cùng với sự
ra đời của Thông tƣ số 12/2006/TT-BTNMT và Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT
là một hệ thống các văn bản liên quan nhƣ QCVN 02:2008/BTNMT ban hành năm
2008 sửa đổi thành QCVN 02:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí
thải lò đốt chất thải rắn y tế; QCVN 07: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về ngƣỡng CTNH; QCVN 19: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; QCVN 24: 2009/BTNMT - Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải công nghiệp; QCVN 30: 2010/BTNMT ban
hành năm 2010 và sửa đổi thành QCVN 30:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về khí thải lò đốt chất thải công nghiệp... Chính từ sự phát triển của các
văn bản hƣớng dẫn và sự nỗ lực triển khai trong toàn ngành tài nguyên nên chỉ
trong vòng chính thức tám năm, công tác quản lý CTNH đã đạt đƣợc những kết quả
ban đầu rất đáng ghi nhận trên toàn quốc.
Tuy nhiên, trong thực tế quản lý, một vấn đề dễ nhận thấy là sự phát triển
không đồng đều giữa các vùng miền cũng nhƣ các địa phƣơng trong công tác quản
lý CTNH. Điều này phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội của từng địa
phƣơng. CTNH tập trung phát sinh chủ yếu tại các Vùng kinh tế trọng điểm trong
1


cả nƣớc và tƣơng ứng với nó là tại các tỉnh thành thuộc Vùng kinh tế trọng điểm.

Cùng với sự phát triển mạnh việc công nghiệp hóa tại các tỉnh thành nằm trong
Vùng kinh tế trọng điểm thì lƣợng phát sinh CTNH tại địa phƣơng đó càng tăng cao
và diễn biến phức tạp, đòi hỏi cơ sở vật chất để quản lý CTNH cũng nhƣ Cơ quan
quản lý nhà nƣớc về CTNH tại địa phƣơng phải đƣợc xây dựng và vận hành khoa
học, đáp ứng với nhu cầu phát triển nhanh và mạnh của lƣợng CTNH phát sinh.
Trong thực tiễn, dù cùng đƣợc xây dựng và vận hành theo các quy định về quản lý
CTNH tại Thông tƣ 12/2006/TT-BTNMT hay Thông tƣ 12/2011/TT-BTNMT, tuy
nhiên, việc quản lý và áp dụng ở các địa phƣơng cũng có những đặc điểm rất riêng
tùy theo mức độ phát triển và nhu cầu quản lý của từng địa phƣơng. Có thể đơn cử
ra các địa phƣơng phát triển mạnh về công nghiệp nhƣ Thành phố Hồ Chí Minh, các
tỉnh Long An, Đồng Nai, Bình Dƣơng (thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam…)
hay Hƣng Yên, Hải Dƣơng, Hà Nội, Hải Phòng….thuộc vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc. Tại các tỉnh này vai trò và mức độ yêu cầu về quản lý CTNH của các cơ
quan quản lý đã và đang đƣợc thể hiện rõ rệt. Có thể nói Cơ quan quản lý về môi
trƣờng ở các địa phƣơng này lớn mạnh hơn hẳn về quy mô tổ chức cũng nhƣ kinh
nghiệm quản lý và tiềm lực phát triển so với các địa phƣơng kém phát triển về kinh
tế và công nghiệp khác của cả nƣớc. Sự phát triển, kinh nghiệm xây dựng và quản
lý CTNH tại các địa phƣơng này sẽ là những bài học quý báu và là mô hình hay để
học tập và rút kinh nghiệm trong việc quản lý CTNH của các địa phƣơng khác
nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của các địa phƣơng cũng nhƣ cả
nƣớc trong tƣơng lai gần. Bình Dƣơng là một tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, với tốc độ phát triển công nghiệp hóa nằm trong nhóm dẫn đầu của
cả nƣớc, do đó, mô hình quản lý, những bài học kinh nghiệm và những yêu cầu,
thách thức trong công tác quản lý CTNH tại tỉnh Bình Dƣơng là rất đáng quan tâm.
Từ những nhu cầu thực tiễn nêu trên, cho thấy đề tài “Nghiên cứu, đề xuất
các giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý CTNH tại các KCN tỉnh Bình Dƣơng” là
nghiên cứu cần thiết, sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về công tác quản lý CTNH tại
tỉnh Bình Dƣơng để từ đó đƣa ra các đánh giá nhằm tăng cƣờng đƣợc năng lực quản
2



lý công nghiệp nguy hại trên địa bàn tỉnh hƣớng tới mô hình quản lý CTNH hiệu
quả có thể nhân rộng trong cả nƣớc.
Luận văn đƣợc trình bày theo các chƣơng, phần nhƣ sau:
- Chƣơng 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu;
- Chƣơng 2. Địa điểm, thời gian và phƣơng pháp nghiên cứu;
- Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu;
- Chƣơng 4. Kết luận và kiến nghị;
- Tài liệu tham khảo.

3


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về CTNH
1.1.1. Các khái niệm về chất thải và CTNH
Chất thải, CTNH, quản lý CTNH là gì?
Cơ quan Thống kê Liên hợp Quốc (United Nations Statistics Division –
UNSD, 1997) đƣa ra một định nghĩa đầy đủ và chi tiết về chất thải: “Chất thải là
những vật chất không phải là sản phẩm chính yếu (tức là không phải sản phẩm sản
xuất dành cho thị trường) mà người phát sinh ra chúng không có bất kỳ một mục
đích sử dụng nào khi sản xuất, chuyển hóa hoặc sử dụng chúng, và người đó muốn
thải bỏ/tiêu hủy chúng. Chất thải có thể phát sinh từ quá trình khai thác nguyên liệu
thô, chế biến nguyên liệu thô thành sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng, tiêu
thụ sản phẩm cuối cùng, và các hoạt động khác của con người. Những chất dư thừa
được tái chế hoặc tái sử dụng ngay tại nơi phát sinh thì không tính là chất thải”.
Cộng đồng châu Âu (EU), trong Chỉ thị Khung về Chất thải (75/442/EC, đã
sửa đổi), chất thải đƣợc định nghĩa là vật mà ngƣời nắm giữ chúng thải bỏ, có ý thải
bỏ hoặc đƣợc yêu cầu phải thải bỏ. Khi một chất hoặc một vật đã trở thành chất
thải, nó sẽ vẫn là chất thải cho đến khi đƣợc thu hồi hoàn toàn và không còn gây bất

cứ một mối nguy hại tiềm tàng nào đối với môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời.
Theo Luật Bảo vệ môi trƣờng (BVMT) năm 2005, “Chất thải là vật chất ở
thể rắn, lỏng, khí đƣợc thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt
động khác”.
Theo định nghĩa mới nhất tại Luật BVMT số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6
năm 2014 và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01.01.2015 thì chất thải là vật chất
đƣợc thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại,
thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải.
Nhƣ vậy ta có thể thấy đƣợc định nghĩa hay các khái niệm liên quan tới chất
thải, CTNH, quản lý chất thải hiện nay của nƣớc ta đã càng ngày càng chặt chẽ, cụ thể,
quy định rõ các đối tƣợng bị quản lý, các hoạt động đƣợc phép của từng khái niệm.
4


CTNH là gì?
Mỗi quốc gia có những khái niệm về CTNH cũng nhƣ danh mục và các quy
định liên quan khác nhau. Nhƣng nhìn chung việc định nghĩa và phân loại đều dựa
trên tính chất nguy hại và sử dụng bảng mã CTNH để phân loại và định tên CTNH.
Theo Liên hiệp Châu Âu, tại Chỉ thị Hội đồng số 91/689/EEC, định nghĩa
CTNH là chất thải đƣợc xác định thuộc danh sách tại Phụ lục I và II, và có ít nhất
một đặc tính nhƣ trong Phụ lục III của Chỉ thị. Đây là cách định nghĩa khá tƣơng
đồng với định nghĩa của Công ƣớc Basel về ngăn ngừa việc vận chuyển CTNH xuyên
biên giới và các hoạt động tiêu hủy chúng mà Việt Nam là thành viên từ năm 1995.
Cục BVMT Mỹ (US EPA, 2010), định nghĩa CTNH là “Chất thải có tính
chất nguy hiểm hoặc nguy hiểm tiềm tàng đối với môi trƣờng và sức khỏe con
ngƣời. CTNH có thể ở dạng rắn, lỏng, khí hoặc bùn. Chúng có thể là sản phẩm
thƣơng mại bị thải bỏ nhƣ dung dịch tẩy rửa hoặc thuốc bảo vệ thực vật (BVTV),
hoặc là phụ phẩm của quá trình sản xuất”.
Theo Luật BVMT 2005: “CTNH là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ,

dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác”.
Theo Luật BVMT 2014: “CTNH là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ,
lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác”.
Định nghĩa trong Luật BVMT 2014 và Luật BVMT 2005 không thay đổi về
khái niệm CTNH, nhƣ vậy nhìn chung, khái niệm CTNH hiện nay đã phản ánh, bao
hàm đầy đủ bản chất của CTNH và phù hợp trong điều hiện nay qua thời gian dài.
Vì vậy, ta thống nhất sử dụng định nghĩa của Luật BVMT làm định nghĩa chung
cho khái niệm CTNH trong luận án. Đồng thời, cũng trong phạm vi của luận án,
CTNH đƣợc đề cập là CTNH phát sinh từ hoạt động trong các khu công nghiệp ở
dạng rắn, bùn.
1.1.2. Các tính chất và thành phần nguy hại của CTNH
Định nghĩa của Luật BVMT 2005, Luật BVMT 2014 đã cụ thể các tính chất
của CTNH, đó là “độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây
ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác”. Tại Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT ngày
5


14 tháng 4 năm 2011 của Bộ TN&MT Quy định về Quản lý CTNH, các tính chất
nguy hại chính đƣợc cụ thể tại Phụ lục 8:
- Tính dễ nổ: Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do
kết quả của phản ứng hoá học (tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát), tạo ra
các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trƣờng xung quanh.
- Tính dễ cháy: Bao gồm:
 Chất thải lỏng dễ cháy: là các chất lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng
chứa chất rắn hoà tan hoặc lơ lửng có nhiệt độ chớp cháy không quá 550°C.
 Chất thải rắn dễ cháy: là các chất rắn có khả năng sẵn sàng bốc cháy hoặc
phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển.
 Chất thải có khả năng tự bốc cháy: là chất rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên
trong điều kiện vận chuyển bình thƣờng, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không
khí và có khả năng bắt lửa.

- Tính ăn mòn: Các chất thải, thông qua phản ứng hoá học, sẽ gây tổn thƣơng
nghiêm trọng các mô sống khi tiếp xúc, hoặc trong trƣờng hợp rò rỉ sẽ phá huỷ
các loại vật liệu, hàng hoá và phƣơng tiện vận chuyển. Thông thƣờng đó là các chất
hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh (pH nhỏ hơn hoặc bằng 2), hoặc kiềm
mạnh (pH lớn hơn hoặc bằng 12,5).
- Tính oxi hoá: Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng
oxy hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần
đốt cháy các chất đó.
- Khả năng nhiễm trùng: Các chất thải chứa các vi sinh vật hoặc độc tố đƣợc
cho là gây bệnh cho con ngƣời và động vật.
- Có độc tính: Bao gồm:
 Độc tính cấp: Các chất thải có thể gây tử vong, tổn thƣơng nghiêm trọng
hoặc có hại cho sức khoẻ qua đƣờng ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
 Độc tính từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có thể gây ra các ảnh hƣởng từ
từ hoặc mãn tính, kể cả gây ung thƣ, do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da.

6


- Có độc tính sinh thái: Các chất thải có thể gây ra các tác hại ngay lập tức hoặc từ
từ đối với môi trƣờng, thông qua tích luỹ sinh học và/ hoặc tác hại đến các hệ sinh vật.
Việc xác định tính nguy hại cũng nhƣ danh mục CTNH ở nƣớc ta dựa trên
những tham khảo tại Phụ lục của EU cũng nhƣ các quy định của Công ƣớc Basel về
CTNH phù hợp với tình hình và đặc điểm của Việt Nam. Do đó việc phân loại và
phân định hiện nay có những nét tƣơng đồng với những tính chất và danh mục
CTNH của thế giới.
1.1.3. Phân loại CTNH
CTNH có thể đƣợc phân loại theo hai cách cơ bản là theo đặc tính và theo
nguồn phát sinh. Tuy nhiên, việc phân loại theo đặc tính gặp nhiều khó khăn bởi
một CTNH có thể có nhiều hơn một đặc tính nguy hại. Do đó, cách thức phân loại

theo nguồn phát sinh (theo danh mục) là cách thức phổ biến hơn trên thế giới.
Tại Hoa Kỳ, CTNH đƣợc phân thành các loại sau :
- CTNH đã đƣợc đƣa vào danh mục: những chất thải đã đƣợc EPA xác định là
CTNH, đƣợc đƣa vào danh mục và công bố rộng rãi. Các danh mục bao gồm:
 Danh mục F (CTNH từ những nguồn không đặc thù): danh mục này nhằm
giúp xác định CTNH từ các quá trình công nghiệp và sản xuất thông thƣờng, ví dụ
nhƣ dung môi đã sử dụng để tẩy rửa hoặc khử dầu mỡ.
 Danh mục K (CTNH từ những nguồn đặc thù): danh mục này nhằm giúp
xác định CTNH từ các ngành công nghiệp đặc thù nhƣ lọc dầu hoặc sản xuất thuốc
BVTV. CTNH thuộc danh mục này có thể là một số loại bùn và nƣớc thải từ các
quá trình sản xuất và xử lý thuộc các ngành công nghiệp đặc thù này.
 Danh mục U (các sản phẩm hóa chất thƣơng mại bị thải bỏ): danh mục này
bao gồm các sản phẩm hóa chất thƣơng mại đặc thù khi đƣợc đƣa vào tình trạng
không sử dụng. Một số loại thuốc BVTV hoặc dƣợc phẩm có thể trở nên nguy hại khi
bị thải bỏ.
- CTNH theo đặc tính: các chất thải không nằm trong các danh sách nêu trên
nhƣng thể hiện một hoặc hơn một tính chất nguy hại nhƣ là dễ cháy, ăn mòn, phản
ứng hoặc độc.
7


- CTNH đã đƣợc công nhận: ắc quy, thuốc BVTV, thiết bị chứa thủy ngân
(nhƣ nhiệt kế) và các loại bóng đèn (nhƣ là đèn huỳnh quang).
- CTNH hỗn hợp: những chất thải vừa có tính phóng xạ vừa có các tính chất
nguy hại.
Đối với EU, Công ước Basel và nước ta, việc phân loại CTNH đƣợc chia
thành các nhóm ký hiệu dựa theo nguồn phát sinh. Cụ thể, tại Thông tƣ số
12/2011/TT-BTNMT, CTNH đƣợc phân loại thành các nhóm dựa trên nhóm nguồn,
dòng thải chính, cụ thể thành 19 dòng thải chính nhƣ sau:
01. Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than.

02. Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất vô cơ.
03. Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất hữu cơ.
04. Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác.
05. Chất thải từ quá trình luyện kim.
06. Chất thải từ quá trình sản xuất thuỷ tinh và vật liệu xây dựng.
07. Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật
liệu khác.
08. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng các sản
phẩm che phủ (sơn, véc ni, men thuỷ tinh), keo, chất bịt kín và mực in.
09. Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy.
10. Chất thải từ ngành da, lông và dệt nhuộm.
11. Chất thải xây dựng và phá dỡ (kể cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm).
12. Chất thải từ các cơ sở quản lý chất thải, xử lý nƣớc thải tập trung, xử lý
nƣớc cấp sinh hoạt và công nghiệp.
13. Chất thải từ ngành y tế và thú y.
14. Chất thải từ các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.
15. Chất thải từ hoạt động phá dỡ thiết bị, phƣơng tiện giao thông vận tải đã
hết hạn sử dụng.
16. Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác.

8


17. Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất
lạnh và chất đẩy.
18. Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ.
19. Các loại chất thải khác.
Theo các danh mục này, còn có thể tiếp tục phân CTNH ra thành các nhóm
phụ từ các nhóm CTNH chính nêu trên. CTNH hiện nay ở nƣớc ta có thể gọi theo
tên gọi hoặc theo mã CTNH tuy nhiên cách gọi theo mã CTNH phổ biến hơn và dễ

quản lý hơn. Một mã CTNH gồm 3 cặp số thể hiện theo cấp, cụ thể
a) Cấp 1 (tƣơng ứng với mã có 1 cặp chữ số): Tên gọi của nhóm chất thải
phân loại theo nhóm nguồn hoặc dòng thải chính;
b) Cấp 2 (tƣơng ứng mã có 2 cặp chữ số): Tên gọi của phân nhóm chất thải
phân loại theo phân nhóm nguồn hoặc dòng thải trong từng nhóm nguồn hoặc dòng
thải chính;
c) Cấp 3 (tƣơng ứng mã đầy đủ 3 cặp chữ số): Tên gọi của từng loại chất thải
trong từng phân nhóm nguồn hoặc dòng thải.
Ví dụ mã CTNH 01 04 02 là Bùn đáy bể: đây là tên gọi của chất thải có số
thứ tự 02 trong phân nhóm nguồn chất thải từ quá trình lọc dầu (có mã 04) của dòng
thải chính là Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và
than (có mã 01).
1.2 Tổng quan về quản lý CTNH tại Việt Nam
1.2.1. Khung thể chế trong quản lý CTNH tại Việt Nam
1.2.1.1. Khung thể chế trong việc quản lý CTNH tại Việt Nam.
Để thực hiện thống nhất quản lý chất thải trên cả nƣớc, trong đó có chất thải
rắn và CTNH, cần có một hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc tƣơng ứng từ trung
ƣơng tới địa phƣơng. Cần có sự phân công, phân cấp cụ thể giữa trung ƣơng và địa
phƣơng, giữa các bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan để tránh chồng chéo,
bỏ sót nhiệm vụ. Mặt khác, công việc này không chỉ có một cơ quan nào đó làm đƣợc
mà đòi hỏi có nhiều ngành, nhiều đơn vị cùng tham gia, phối hợp. Luật BVMT năm

9


2005 đã quy định trách nhiệm quản lý Nhà nƣớc về BVMT trong đó có trách nhiệm
quản lý chất thải rắn và CTNH thống nhất từ trung ƣơng tới địa phƣơng.
a) Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng
Theo Nghị định số 25/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT, Bộ TN&MT thực hiện

chức năng quản lý nhà nƣớc về BVMT trong đó có lĩnh vực quản lý chất thải rắn và
CTNH, gồm những nhiệm vụ cụ thể nhƣ sau: trình Chính phủ dự án luật, dự thảo
nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thƣờng
vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chƣơng trình, kế
hoạch xây dựng pháp luật hàng năm, các dự án, đề án theo phân công của Chính
phủ; trình Thủ tƣớng Chính phủ chiến lƣợc, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn,
năm năm và hàng năm, các chƣơng trình, dự án quốc gia, các dự thảo quyết định,
chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ; ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tƣ; xây
dựng, công bố các tiêu chuẩn cơ sở hoặc trình Bộ trƣởng Bộ Khoa học và Công
nghệ công bố các tiêu chuẩn quốc gia; xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia sau; chỉ đạo, hƣớng dẫn, thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch đã đƣợc cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật; hƣớng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; hƣớng dẫn,
kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải; hƣớng dẫn,
kiểm tra việc thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng; hƣớng
dẫn việc kiểm tra, đánh giá và thẩm định thiết bị, công trình xử lý chất thải trƣớc
khi đƣa vào hoạt động; cấp giấy phép về môi trƣờng.
Ngày 25 tháng 03 năm 2014, Thủ tƣớng Chính phủ ký ban hành Quyết định
số 25/2014/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Tổng cục Môi trƣờng trực thuộc Bộ TN&MT. Theo quy định tại Quyết định
này thì Tổng cục Môi trƣờng đƣợc giao các chức năng, nhiệm vụ thuộc thẩm quyền
quản lý nhà nƣớc của Bộ trong lĩnh vực quản lý ngành về BVMT, trong đó có quản
lý CTNH. Tổng cục Môi trƣờng có các đơn vị trực thuộc có chức năng quản lý nhà
10


nƣớc liên quan đến lĩnh vực CTNH là Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi
trƣờng, Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trƣờng, Cục kiểm soát hoạt động
BVMT.

Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trƣờng đƣợc giao nhiệm vụ điều tra,
thống kê, dự báo và thống nhất quản lý nhà nƣớc về chất thải, cấp, gia hạn, điều chỉnh
và thu hồi giấy phép hành nghề quản lý CTNH; chỉ đạo, kiểm tra việc quản lý
CTNH, điều kiện hành nghề, giấy phép hành nghề và mã số quản lý CTNH; việc
thu hồi, xử lý các sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ, kiểm toán chất thải đối
với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; lập, trình cấp có thẩm quyền ban hành
hoặc phê duyệt danh mục công nghệ xử lý chất thải đƣợc khuyến khích chuyển giao,
hạn chế chuyển giao hoặc cấm chuyển giao; là đầu mối quốc gia thực hiện Công ƣớc
Basel về kiểm soát việc vận chuyển xuyên biên giới các CTNH và việc loại bỏ
chúng. Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trƣờng phân công Phòng Quản lý
CTNH các nhiệm vụ về quản lý CTNH.
Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trƣờng tổ chức việc thẩm định và
trình Bộ trƣởng Bộ TN&MT phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng các
dự án đầu tƣ trong đó có dự án thuộc lĩnh vực xử lý CTNH cũng nhƣ các dự án khác
có phát sinh CTNH; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các nội dung, yêu cầu
về BVMT trong báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng; tổ chức thẩm định và đánh
giá công nghệ, thiết bị, công trình xử lý chất thải đối với các dự án đã đƣợc Bộ
trƣởng Bộ TN&MT phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng trƣớc khi đi
vào hoạt động.
Ngoài ra còn có Cục kiểm soát hoạt động BVMT có thực hiện chức năng
thanh tra, kiểm tra về BVMT đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong
đó có các CNT CTNH, các cơ sở dịch vụ xử lý chất thải rắn, các cơ sở hành nghề
vận chuyển và xử lý, tiêu huỷ CTNH thuộc thẩm quyền quản lý trên toàn quốc.
b) Các Bộ, ban ngành khác cũng đƣợc giao chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà
nƣớc về BVMT trong lĩnh vực ngành.

11


Bộ Công Thƣơng chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về

BVMT và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với lĩnh vực công
nghiệp, trong đó có hóa chất công nghiệp nguy hại, việc tạm nhập tái xuất, chuyển
khẩu chất thải.
Bộ Xây dựng chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về
BVMT và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với các hoạt động xây
dựng kết cấu hạ tầng xử lý chất thải rắn và CTNH phát sinh từ quá trình xây dựng.
Bộ Y tế chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra việc quản lý chất thải y tế trong đó có
chất thải y tế nguy hại.
Bộ Công an có trách nhiệm huy động lực lƣợng ứng phó, khắc phục sự cố
môi trƣờng; chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác BVMT, trong đó có
quản lý chất thải, trong lực lƣợng vũ trang thuộc thẩm quyền quản lý. Cục Cảnh sát
phòng chống tội phạm về môi trƣờng đƣợc thành lập để giúp Tổng Cục trƣởng
Tổng cục Cảnh sát thống nhất quản lý, tổ chức chỉ đạo, hƣớng dẫn lực lƣợng Cảnh
sát môi trƣờng trong cả nƣớc thực hiện các chủ trƣơng, kế hoạch, biện pháp BVMT;
phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về
môi trƣờng, trong đó có quản lý CTNH.
Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) có nhiệm vụ giám sát, phòng ngừa việc
vận chuyển xuyên biên giới bất hợp phát đối với phế liệu, chất thải.
c) Cấp địa phƣơng:
Tại các địa phƣơng, theo quy định tại Điều 122, chƣơng XIII, Luật BVMT
2005 quy định trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về BVMT của Uỷ ban nhân dân các
cấp, trong đó có nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn và CTNH, thì Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nƣớc về BVMT, trong đó
có quản lý chất thải trên địa bàn toàn tỉnh; Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện
chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về BVMT trên địa bàn huyện và Uỷ ban
nhân dân cấp xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về BVMT trên
địa bàn xã.

12



Nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc về BVMT của Uỷ ban nhân dân các cấp đƣợc
giao cho cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trƣờng. Theo quy định tại
Thông tƣ liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15 tháng 7 năm 2008
hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên
môn về tài nguyên và môi trƣờng thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp, thì Sở TN&MT
là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nƣớc
về BVMT trên địa bàn toàn tỉnh. Chi cục BVMT là đơn vị trực thuộc Sở đƣợc giao
chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về BVMT thuộc chức năng nhiệm vụ của Sở
và Thanh tra Sở thực hiện thanh tra, kiểm tra về BVMT đối với các cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ trong đó có các CNT CTNH, các cơ sở dịch vụ xử lý chất thải
rắn, các cơ sở hành nghề vận chuyển và xử lý, tiêu huỷ CTNH thuộc thẩm quyền
quản lý trên địa bàn tỉnh.
Sở TN&MT là cơ quan thực hiện việc cấp sổ đăng ký CNT CTNH, cấp giấy
phép hành nghề vận chuyển và xử lý, tiêu huỷ CTNH cho các cơ sở hoạt động trên
địa bàn tỉnh (theo quy định tại Thông tƣ số 12/2011/BTNMT ngày 14 tháng 4 năm
2011 quy định về quản lý CTNH. Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng là cơ quan
chuyên môn về tài nguyên và môi trƣờng thuộc Ủy ban nhân cấp huyện, giúp Uỷ
ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nƣớc về BVMT tại địa bàn huyện theo phân
công, phân cấp; Công chức địa chính - xây dựng là công chức chuyên môn về tài
nguyên và môi trƣờng cấp xã, tham mƣu giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện
quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn xã.
Tƣơng tự nhƣ các Bộ, ngành khác, các Sở Y tế, Sở Công Thƣơng, Sở Xây
dựng, Công an tỉnh (phòng PC 49), Sở Tài Chính trực thuộc Ủy ban nhân dân
tỉnh… thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về BVMT, trong đó có quản lý CTNH
thuộc lĩnh vực ngành tại địa phƣơng.
1.2.1.2. Các văn bản quy phạm liên quan đến quản lý CTNH ở Việt Nam
Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 1999 của Thủ tƣớng
chính phủ phê duyệt chiến lƣợc quốc gia về quản lý chất thải rắn tại các KCN và
khu đô thị đến năm 2020.

13


Luật BVMT số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005
Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Thủ tƣớng
chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng đến năm 2010.
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy
định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT.
Nghị định số 59/2007/ND-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của chính phủ ban
hành quy định về hoạt động quản lý chất thải rắn, quyền hạn và trách nhiệm của các
cá nhân, tổ chức liên quan đến quản lý chất thải rắn.
Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ
về phí BVMT đối với chất thải rắn.
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/ NĐ-CP.
Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ
ban hành quy định quy chế xử phạt vi phạm hành chính về BVMT.
Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ
quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực BVMT.
Quyết định số 2149/2009/QD-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ
tƣớng chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn
đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2050
Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy
định về đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng, cam kết
BVMT.
Quyết định số 170/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 2 năm 2012 của Thủ tƣớng
Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế
nguy hại đến năm 2025.
Luật BVMT số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014.
Thông tƣ liên bộ số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18 tháng 1 năm

2001 hƣớng dẫn các quy định về BVMT đối với việc chọn lựa địa điểm, xây dựng
và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn.
14


Thông tƣ số 39/2008/TT-BTC ngày 19 tháng 5 năm 2008 của Bộ Tài chính
hƣớng dẫn việc thi thành Nghị định số 174/2007/ND-CP ngày 29 tháng 11 năm
2008 của Chính phủ về phí BVMT đối với chất thải rắn.
Thông tƣ số 121/2008/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài
chính hƣớng dẫn cơ chế ƣu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tƣ cho
quản lý chất thải rắn.
Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trƣởng
Bộ TN&MT quy định về quản lý CTNH.
Thông tƣ số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ trƣởng
Bộ TN&MT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày
18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc,
đánh giá tác động môi trƣờng, cam kết BVMT.
Thông tƣ số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ trƣởng
Bộ TN&MT quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực
hiện đề án BVMT chi tiết; lập và đăng ký đề án BVMT đơn giản.
Quyết định 60/2002/QD-BKHCNMT ngày 7 tháng 8 năm 2002 của Bộ
trƣởng Bộ Khoa học, công nghệ và môi trƣờng về việc ban hành hƣớng dẫn kỹ thuật
chôn lấp CTNH.
Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế ban hành quy
chế quản lý chất thải y tế.
TCVN 6696-2000 quy định về BVMT cho các bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
TCVN 7380:2004: Lò đốt chất thải rắn y tế - Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 7381:2004: Lò đốt chất thải rắn y tế - Phƣơng pháp đánh giá và
thẩm định.
TCVN 6705:2009 quy định về phân loại chất thải rắn thông thƣờng.

TCVN 6706:2009 quy định về phân loại CTNH.
TCVN 6707:2009 dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa CTNH.
TCXDVN 261:2001 Bãi chôn lấp – Tiêu chuẩn thiết kế.
TCXDVN 320:2004 Bãi chôn lấp CTNH – Tiêu chuẩn thiết kế.
15


QCVN 07:2009 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngƣỡng CTNH.
QCVN 25:2009 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải của bãi chôn lấp
chất thải rắn đô thị.
QCVN 07:2010/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng
kỹ thuật đô thị, Chƣơng 9 Hệ thống thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải
rắn và nhà vệ sinh công cộng.
QCVN 41:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đồng xử lý CTNH
trong lò nung xi măng.
QCVN 40:2011/BTNTM Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải
công nghiệp.
QCVN 30:2012/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất
thải công nghiệp.
QCVN 02:2013/BTNMT về khí thải lò đốt chất thải y tế.
QCVN 56:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tái chế dầu thải.

1.2.2. Tình hình quản lý CTNH tại Việt Nam
Hiện nay, do công tác quản lý CTNH còn chồng chéo giữa các ngành và lĩnh
vực nên việc thống nhất số liệu quản lý CTNH trên toàn quốc còn gặp những khó
khăn nhất định. Giữa các Bộ, ngành đôi khi chƣa có sự chia sẻ, trao đổi thông tin về
quản lý CTNH nên trong nhiều trƣờng hợp dù Bộ TN&MT tuy là cơ quan đầu mối
quản lý CTNH toàn quốc nhƣng không có đƣợc các thông tin về tình hình quản lý
CTNH của các Bộ ngành khác nhƣ Bộ Xây dựng, Bộ Y tế...Theo báo cáo quản lý
CTNH của 55/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng gửi Tổng cục Môi trƣờng,

trong năm 2011 tổng số lƣợng CTNH phát sinh toàn quốc khoảng gần 530 ngàn tấn,
trong khi đó số lƣợng CTNH đƣợc thu gom bởi các doanh nghiệp do Tổng cục Môi
trƣờng cấp phép mới chỉ vào khoảng hơn 130 ngàn tấn (số liệu báo cáo quản lý
CTNH của doanh nghiệp gửi Tổng cục môi trƣờng). Số lƣợng CTNH đƣợc quản lý
hàng năm đều có xu hƣớng tăng lên.

16


Số lƣợng Sổ đăng ký CNT CTNH trên cả nƣớc đã cấp đƣợc là gần 15 ngàn
Sổ, trong đó các tỉnh có lƣợng Doanh nghiệp đăng ký Sổ CNT lớn là thành phố Hồ
Chí Minh, Bình Dƣơng, Đồng Nai, Hƣng Yên, Hải Dƣơng…Tính đến tháng 10 năm
2014, hiện toàn quốc có 78 Doanh nghiệp hoạt động quản lý CTNH liên tỉnh do
Tổng cục Môi trƣờng cấp phép, bao gồm 57 doanh nghiệp cấp phép theo Thông tƣ
số 12/2011/TT-BTNMT và 21 doanh nghiệp cấp phép theo Thông tƣ số
12/2006/TT-BTNMT. Trong các doanh nghiệp đang hoạt động nêu trên có 59
doanh nghiệp có cơ sở xử lý, các đơn vị này chính là các đơn vị giữ vai trò chủ đạo
trong công tác quản lý CTNH trên toàn quốc trong thời gian qua. Theo báo cáo tình
hình quản lý CTNH của 55/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng năm 2011, có
khoảng 130 Doanh nghiệp đã đƣợc địa phƣơng cấp phép, đa phần là các chủ vận
chuyển CTNH đƣợc cấp theo Thông tƣ số 12/2006/TT-BTNMT tham gia vào hoạt
động quản lý CTNH của các địa phƣơng. Kể từ năm 2011 tới nay, cũng chƣa có
một thống kê tin cậy nào về số lƣợng các đơn vị hành nghề quản lý CTNH do các
địa phƣơng cấp phép. Hiện tại, Luật BVMT năm 2014, sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01
tháng 01 năm 2015, trong đó quy định các đơn vị hành nghề quản lý CTNH trên cả
nƣớc sẽ do Bộ TN&MT cấp phép hoạt động. Quy định này sẽ góp phần chặt chẽ và
thống nhất trong việc quản lý hoạt động của các đơn vị hành nghề quản lý CTNH.
Về một số công nghệ xử lý CTNH điển hình đang đƣợc sử dụng ở nƣớc ta
hiện nay đƣợc cụ thể tại Bảng 1.1.
Bảng 1.1 Thống kê Công nghệ xử lý CTNH ở Việt Nam (tháng 7/2014)

TT

Tên công nghệ

Số cơ
sở áp
dụng
34

Số mô
đun hệ
thống
47

Công suất phổ
biến

1

Lò đốt tĩnh hai cấp

2

Lò đốt quay

01

01

21 tấn/ngày


3

Đồng xử lý trong lò nung xi măng

2

2

15 - 30 tấn /h

4

Chôn lấp

5

6

2.000 - 20.000 m3

5

Hóa rắn (bê tông hóa)

31

33

1 – 5 m3/h


6

Xử lý, tái chế dầu thải

23

24

3-20 tấn/ngày

7

Xử lý bóng đèn thải

23

24

0,2 -10 tấn/ngày

17

50 - 2000 kg/h


×