Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.16 KB, 2 trang )
Anh(chị) hãy suy nghĩ về câu nói " Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng "
Bài làm:
Vận động viên thể thao phải luyện tập chăm chỉ mới có thể đạt huy chương trong cuộc thi đấu. Nhà khoa
học phải vùi đầu vào các thí nghiệm mới mong đưa ra những phát minh mới. Học sinh muốn đỗ đạt phải
dày công đèn sách, dùi mài kinh sử. Nhìn chung, thành công chỉ đến với những ai chịu khó lao động
chăm chỉ, miệt mài. Chân Phước Richard Rolle cho rằng: “Muốn lên thiên đàng, chúng ta phải vượt qua
một chặng đường đầy cố gắng, phải tập tành các nhân đức, cầu nguyện liên lĩ, những tư tưởng tốt lành,
những việc làm phúc đức…”. Cũng vậy, Lỗ Tấn có viết: “Trên đường thành công không có vết chân của
người lười biếng”. Chúng ta cùng xem xét điều Lỗ Tấn nói có đúng không?
Thành công là đạt được những điều mong ước. Mà để đạt được điều mong ước đó, người ta không có
cách nào khác là bỏ công sức ra lao động miệt mài. Thomas Alva Edison bỏ ra mỗi ngày hai mươi giờ để
làm việc, nên ông mới có hơn hai ngàn năm trăm bằng phát minh. Để đưa ra các định luật nổi tiếng đánh
đổ nhiều quan niệm lâu đời, Newton hiếm khi đi ngủ trước hai giờ khuya. Ngoài ra, ông còn nhiều lần
quên ăn quên ngủ. Còn ông bà Curie phải vất vả nấu hàng tấn quặng thô để tinh chiết ra chất radium trong
bốn mươi lăm tháng trời. Chính Franklin đã nói: “Siêng năng cày cấy đúng thời – Tới mùa lúa chín của
Trời đầy kho”. Do đó, thành công được đánh đổi bởi công lao khó nhọc làm việc vất vả, nên người lười
biếng sẽ không thể có được thành công đích thực trong cuộc sống.
Sống trên đời, con người ta phải lao động để có cái ăn cái mặc. Đó là một nghĩa vụ, như ca dao Việt Nam
có câu: “Có làm thì mới có ăn – Không dưng ai dễ đem phần đến cho”. Tục ngữ Việt Nam thì nói: “Tay
làm, hàm nhai”. Còn Franklin thì cho rằng: “cáo ngủ không bắt được gà”. Chính Thánh Phaolô cũng nói
rất cương quyết: “Ai không làm thì đừng có ăn”. Khi ở giữa các giáo đoàn, Thánh Phaolô không muốn
thành gánh nặng cho các tín hữu, ngài làm nghề dệt bao bố để sinh sống. Còn những kẻ lười biếng là
những kẻ chỉ thích ở không, sợ vất vả khó nhọc, sợ làm việc thì thật đáng chê trách, đáng bị lên án. Như
thế thì làm sao kẻ lười biếng có được thành công? Một anh nhân viên lười biếng, sợ công việc, nên đi
muộn, về sớm, trốn tránh công việc nếu không bị đuổi việc sớm thì cũng chỉ là một nhân viên quèn mà
thôi, chứ không mong chi được thăng chức, được tăng lương.
Để đạt được thành công, người ta không chỉ chịu khó làm việc, mà còn phải ham thích công việc, phải
làm việc một cách tích cực đến mức không muốn nghỉ ngơi. Thánh Tôma Aquinô cho rằng: “không làm
việc, không có niềm vui”. Còn Thánh Don Bosco thì trả lời khi các con cái ngài khuyên ngài nghỉ ngơi
rằng: “Thiên đàng mới là chốn nghỉ ngơi”. Một mẫu gương ham thích công việc là ông Heinrich
Schlieman. Ông say mê công việc khảo cổ đến nỗi đã bỏ ra bốn chục năm đào bới khắp các hòn đảo mới