Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Phân tích Quan niệm nhân sinh trong cung oán ngâm khúc của nguyễn gia thiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.86 KB, 4 trang )

Cung Oán Ngâm Khúc là một bi khúc về nỗi lòng của Nguyễn Gia Thiều (1741-1798). Ôn Như Hầu
Nguyễn Gia Thiều đã mượn lời cung nữ để ví thân mình qua 356 câu thơ vừa thất ngôn vừa lục bát, dàn
trải một tâm lý thao thức,một nội tâm oằn oại như lời tự thán cho chính mình,giữa một xã hội mà tiên sinh
sống và gánh chịu, không nói nên lời. Đọc hai chữ cung oán ta thấy được nỗi ngậm ngùi của cung tần mỹ
nữ mà mỗi khi được tiến cử vào cung vua,có phải đó là ơn sủng hạnh phúc hay là một hiến dâng. Mà sự
hiến dâng đó có được trọng đãi dài lâu hay chỉ một cuộc giải quyết nhất thời của đấng quân vương và rồi
đây hóa thân kiếp đời chim lồng cá chậu ở cửu trùng ? Âu đó là thân phận ray rứt của Ôn Như Hầu tiên
sinh.Cho nên người cung nữ mang nặng tâm tư hờn oán vì bị chối bỏ tài sắc mà không được hưởng ơn
mưa móc,nhiều cung nhân ôm nỗi đau viết ra lời cung oán,hoặc các nhà thơ đặt ra lời cung oán,muợn lời
cung nữ mà tỷ nghĩ thân phận mình nhất là các công thần cùng một nỗi niềm tương tợ như cung tần,nói
lên sự oán hờn đối xử vua tôi,một tình đời chua cay tục vị nếm mùi tân khổ,nghĩ đến cái thân phận phù
thế mà đau đớn lòng:
Khóc vì nỗi đau sự thế
Ai bày trò bãi bể nương dâu*
Đó là vấn đề thuộc phạm trù triết học nhân sinh,thuộc vũ trụ quan,vũ trụ hiện hữu như thế nào, đó là
chuyện của con người và của mỗi một con người.Tâm trạng đau đớn và uất nghẹn chính là thảm kịch nội
tại. Ôn tiên sinh gắn bó tâm trạng mình trong tâm trạng cung phi là một tâm trạng phản kháng nội tại giữa
người với người,từ chỗ tự trách phận mình hẩm hiu bị lu mờ trước long nhan hay do sự sắp xếp của
những tay cận thần dùng thủ đọan trù dập hoặc đặt điều xấu tốt,rồi biến mình trong cái vũ trụ cô đơn,bản
thể đắm chìm trong thế giới biệt lập đó là tâm tư của cung nữ là tâm tư của Nguyễn tiên sinh.Người tự
cho mình như Khuất Nguyên nước Sở ngày xưa,có tài mà không trọng tài,ngược lại còn đem lòng dèm
pha,bôi bác,miệt thị đi tới lãng quên từ những thương mong đó đem lại sự phẩn uất nội tại và được cởi
trói tâm thức qua một vai trò tha nhân khác nói lên nỗi đắng cay thân phận làm người.Tuy nhiên sự oán ở
đây là sự oán của chính mình,oán để xoa dịu tâm thức vị tha,hợp lẽ tu thân xữ thế đạo luân thường.Cung
oán là niềm đau thầm kín,oán mà không giận(oán nhi bất nộ) oán mà vẫn giữ được lòng trung trinh với
đạo vua tôi, để hưng khởi cho chính mình.Cái “khả dỉ hưng”nói lên cái hưng-khởi-chí-khí của chính mình
mà hiện hữu với hữu thể đưa lại trạng thái tâm linh,dù có được bao che,phong gấm rũ là cũng như
Nguyễn Gia Thiều tiên sinh,tài sắc văn võ kiêm toàn mà quân vương có đoái hoài cho chăng? Hay vua đã
lãng quên mình? Đó là nghi vấn nội tại đối với tiên sinh:
Tài sắc đã vang lừng trong nước
Bướm ong càng xao xác ngoài hiên


Nhưng nghĩ cho cùng,cuộc đời là phong ba là đớn đau nhân thế,cái thân trôi nổi ở cõi đời này là phù
thế.”Phù thế giáo một vài câu thanh nghị”(Nguyễn Công Trứ)như bèo bọt trong bể khổ lênh đênh không
còn một tia sáng cho tương lai:
Gót danh lợi bùn pha sắc xám
Mặt phong trần nắng nám mùi dâu
Nghĩ thân phù thế mà đau
Bọt trong bể khổ bèo đầu bến mê
Suốt đời sống trong khiêm tốn,khép mình dưới trướng vẫn luôn luôn “mơ về” cõi sáng để chứng minh
lòng trung trinh cao cả, thế nhưng phải ôm gối chiếc chốn the phòng hay lạc lõng giữa cửa quan
trường;thì chính trong cái giấc mơ về với cuộc đời đã có ngay cái chết của cuộc đời.Tất nhiên đó là cái
nhìn chủ thể của cung nữ về cuộc đời mà mỗi khi đi vào đời với những dự phóng khác nhau nhưng đã
mang thân phận cung tần thì điều đó không thoát khỏi phủ phàng của đời cũng như sự tàn tạ, đìu hiu của
số phận mà Ôn tiên sinh phải cam tâm gánh chịu với đời…


Nếu qui định số phận giữa cuộc đời của Nguyễn tiên sinh thì tất cả cái nhìn biên giới của số phận được
thấy rõ: vào đời;không thấy đời mà thấy một lối khép đời và chỉ thấy ngõ cụt trước mắt mà thời gian âm
thầm trôi và tàn phá.Tất cả cái “thương mong” đó chính là tự thương cho số kiếp cũng là thương cho thân
phận làm người mà không bao giờ mình bằng lòng về số phận đó cả.Thành ra bao nhiêu thương mong là
“thương về sau” nghĩa là thương nhận như lỡ nhận mà điều ấy vốn đã là giấc mộng không có không gian
và thời gian thể hiện. Đó là nỗi đau hiện hữu của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều, đó là nỗi buồn tàn tạ,
đìu hiu của cung nữ.Hiện hữu như thế là không đáng sống mà đành phải sống trong cái vô-nghĩa-lýsống;sống để trả cho xong cái gọi là túc-trái-tiền-nhân.
Vì thế trong Cung Oán Ngâm Khúc có hai đối tượng của TA.Ta cuộc đời của cung nữ là hủy hoại,chôn
vùi.Ta của Ôn Như Hầu là tàn tạ,bôi bác.Tuy hai cõi sống khác nhau nhưng là một vì trong tương quan ấy
ta hằng hiến dâng tất cả tâm hồn đích thực nghĩa là của một tự thế còn nguyên hương, ý nghĩa của một
tấm lòng tuyệt đối, một ngọn lửa muốn soi sáng cho cuộc đời có tương quan giữa hai nỗi lòng cùng có
một tâm tư khắc khoải. Đó là thương mong nhưng thực thể của cuộc đời là gì? Là phù du là bả vinh hoa
mà vinh hoa là thuốc độc làm mồi lợi danh và hại cho kẻ công-khanh.Tất cả cái bả vinh hoa đó là mộng
đưa tới lãng quên là “bất tình” chỉ còn lại bàn tay rỗng !
Giấc Nam Kha khéo bất tình

Bừng con mắt dậy thấy mình tay không
Sân đào lý giâm hồng man mác
Nên đỉnh chung nguyệt gác mơ màng
Cánh buồm bể hoạn thênh thang
Cái phong ba khéo cợt phường lợi danh
Cuộc đời chỉ làm bằng những sự đã rồi,cung nữ cũng như sự đã rồi của an bài định mệnh và cái gì đã rồi
là hiện hữu u-buồn,hiện hữu cô-tịch;mất tương quan thì không còn gì để cứu vãng được nữa.Con người
có một ý thức về số mệnh về thân phận chung để thấy rằng không còn đợi gì được ở nơi cuộc đời,nơi
cung cấm,không còn mong đợi và tự thân trở nên vô ngôn giữa cuộc đời này.
Vì đâu nên nỗi dở dang
Nghĩ mình,mình lại thêm thương nỗi mình !
Câu thơ thứ nhất là tất cả tuyệt vọng đang được nói ra về tất cả giới hạn liên kết của hiện hữu nầy.Con
người sống trong một thế giới cách biệt cho nên không có cách gì mơ về trong cái thương mong,trong cái
thủy chung của mình đối với đời;con người sống trong cuộc đời có giới hạn,một cuộc đời toàn cả biên
giới “L’homme vis dans un monde de propriétés determines…un monde de limites”(J.Wahl).Tất cả thực
trạng ấy làm con người hết hy vọng ở cõi đời này.
Ôn Như Hầu đánh giá cuộc đời qua cung phi là một bản thể cá nhân “đóng kín” và luôn luôn được coi
như có giới hạn,đó là cảnh đời cách biệt.Chính mình; Ôn Như Hầu cũng đang cách biệt giữa chủ quan và
khách quan thì còn mong chi sự đoái hoài.Ta còn cách ta,còn ngậm hờn với cả chính ta thì làm sao gần
gủi với tha nhân! Giữa ta và ta có một ngăn cách vô hình,xa lạ giữa ta và tha nhân thì làm sao có được sự
tương thông.Cuộc đời đã hư nát hết thảy;vì con người như Rilke thấy:”cách biệt với tha nhân và cách biệt
với chính mình”(trong Élégie) cõi thế là vậy đó; là biệt thị là bôi bát là tha oán!
Câu thứ hai là nghĩ vế thân phận, đã bị trôi giạt đã bị lãng quên giữa cô phòng,một thế giới không còn chủ
đích thì tìm đâu cho ra chủ đích của tình yêu ? Liên kết bằng tình yêu thương trong cái nhìn hiện hữu của
Ôn Như Hầu nhưng không thể hiện hữu với cuộc đời;do đấy nỗi buồn biến thành nỗi buồn ai oán,thiếu sự
yêu thương sủng ái, đó cũng là lý do đưa cung nữ trở về với hoài niệm”thuở ấy” mà đứng trước với thực
tại,thương khóc vay mướn chi bằng nghĩ đến mình mà thương mình.”Tình” là những bản thể trong ấy,
ngay cả cuộc đời là sự biến đổi kinh hoàng mà tất cả đã mất hết để trở thành con số không mà chỉ còn
ngậm ngùi ”Ai bày trò bãi bể,nương dâu”(câu 58).
Đổi thay của cuộc đời là đổi thay luôn ý nghĩa hiện hữu, đấy là sự thật của cuộc đời không ai còn chối cải

được nữa.Vì thế,vũ trụ dự ước của Nguyễn Gia Thiều là những cảnh đời có thực trong Cung Oán Ngâm


Khúc,những gì mà Ôn Như Hầu gói ghém vào đó chính là những dự phóng của cuộc sống trên đối tượng
của những cảnh đời.Khi con người đã có những dự phóng để biến thành thơ là khi con người đã ý thức về
quan niệm nhân sinh của chính mình.Những vần thơ của Ôn Nhu Hầu là sự đứng dậy của mình trong nỗi
oán của cung nữ và đó chính là sự thức tĩnh nội tại của tiên sinh; ý thức thức tĩnh ấy là cái nhìn của thi
nhân.Cho nên thức tĩnh là một cái gì mơ về “dreamy-by”.Mơ ỏ đây không có nghĩa là buông xuôi mà mơ
về đây là động lực của ý thức , đánh động lời ta thán trong “Cung Oán”là nỗi lòng.
Đó là khám phá của con người đối diện với thực thể giữa vua quan,giữa công hầu khanh tướng,giữa xiêm
y lộng lẫy,giữa truy hoan với tình thương;mà chúng ta đón nhận như chính bản thân mình đón nhận cuộc
đời vậy.Nhờ cái đón nhận ấy,Nguyễn tiên sinh khám phá được nội tâm bằng cái nhìn ngoại giới(cung nữ)
khám phá ngoại giới bằng cái nhìn nội tâm(nhà thơ).Hai cái nhìn bổ sung cho nhau đều thoát ra từ hoài
niệm của Cung Oán Ngâm Khúc.
Thật ra, đi vào đời, đi vào vũ trụ nhân sinh không dể dàng như thế mà chính là sự khám phá không
ngừng,như chúng ta vừa nói;con người bắt gặp vừa mình,vừa vũ trụ, một khám phá tìm được hai hiện
tượng.Nhưng trong hai hiện tượng ấy,con người có thể phân biệt:bản ngã của mình và vô ngã của vũ
trụ.Cái vô ngã của vũ trụ được hữu ngã hóa nhờ chính bản thân của Nguyễn Gia Thiều cho nên cái vô
ngã,vô ngôn đưa tiên sinh vào cõi chân như “Bọt trong bể khổ bèo đầu bến mê” đó là tiếng nói của nhà
Phật đó là “bào ảnh” là bèo bọt là mộng,huyễn,bào, ảnh như lộ riệc,như điện,như thị quan. Ôn tiên sinh
biết điều đó vì sự hiện hữu trên đời đều là KHÔNG nhưng nỗi niềm vẫn là hiện hữu với tha nhân.
Mọi hiện tượng và tâm trạng hạ xuống trong tiếng nói cuối cùng,trong tiếng thở uất nghẹn như tạo nên
một cái nhìn sắc bén của con người và qui về ý nghĩa nội tâm, điều mình muốn đôi khi vẫn không hòa
mình được với vũ trụ nhân sinh.Do đấy giữa tiếng nói thông thường và ngôn ngữ thi tứ vẫn có những dị
biệt;giống nhau trong hình thức nhưng khác nhau trong ý nghĩa nội dung,sự khác biệt về giá trị hình ảnh
của cuộc đời cung nữ đó là cái nhìn tâm thức biến động chuyển hoá từ vô ngã sang bản ngã trong những
khung cảnh và hiện tượng của đời tạo nên,một cái nhìn cảm thông giữa con người qui lòng mình vào vũ
trụ. Đó là cuộc đời”dâng hiến” bị lãng quên và tâm thức con người trước vũ trụ.
Muốn đem ca tiếu giải phiền
Cười nên tiếng khóc hát nên giọng sầu

Đối tượng cũng như bản thể được qui về trong một cái nhìn tương quan sự vật,một cái nhìn so sánh sự vật
và từ cái nhìn đó làm sáng tỏ một tâm trạng của vũ trụ tâm hồn và đối tượng được hòa với sự vật biến cải
thành ngôn từ và qui về thành tâm trạng :
Hoàng hôn thôi lại hôn hoàng
Nguyệt hoa thôi lại thêm buồn nguyệt hoa
Buồn vì nỗi nguyệt tà ai trọng ?
Buồn vì điều hoa rụng ai nhìn ?
Tình buồn cảnh lại vô duyên
Tình trong cảnh ấy,cảnh bên tình nầy
Con người vượt thoát ra khỏi băn khoăn bi đát,không còn chua xót với nỗi đau đoạn trường,ai oán mà trở
về với thiên nhiên,lấy thiên nhiên làm nguồn an ủi cho chính mình,lấy sự nhàn hạ,phong lưu tiêu sái làm
chí thú,ngâm phong vịnh nguyệt làm thích. Đấy là con người mơ về vũ trụ để khám phá một vũ trụ phong
phú đầy tâm thức cho chính mình; đó là thế giới nội tâm mà mình hằng sống và tha thiết nhận sống để
thấy được nỗi lòng mình qua cung nữ. Đó là điều thương mong của Ôn Như Hầu.
Và đó cũng là chủ thể đối tượng mà chủ thể tìm thấy mình trong lòng đối tượng;một gắn bó giữa chủ thể
và khách quan một gắn bó tế nhị và sâu xa có thể nói là tha thiết hơn bao giờ.Nhờ đó mà con người thấy
được tâm trạng và hình ảnh qua Cung Oán Ngâm Khúc của Nguyễn Gia Thiều Ôn Như Hầu.
Lạnh lùng nào thấy ủ ê
Khi bi thương sực nức hè lạc hoa


“Nức hè lạc hoa” chính là hoa vũ trũ. Đó là vũ trụ giới mơ về,hướng về cái của mình,trong cái nhìn tương
giao hội ngộ giữa cung nữ với công hầu;giữa hai thể ấy gặp nhau cùng một tâm trạng được khám phá để
được gần nhau,hòa trong nhau trên một bình diện hiện hữu và con người trong cuộc đời của Ôn Như Hầu
tiên sinh như Descartes nói: ”Je pense,donc je suis” con người là tâm trạng tưởng nhớ mơ về,dù rằng
Nguyễn tiên sinh không nói “mơ về” nhưng trong tâm thức của tiên sinh đã mơ về đã hoài vọng, đó là vũ
trụ hiện hữu của mình trong cuộc đời.Tuy mượn nhân vật để thay thế mình nói lên nỗi oan mà thể hiện
được cả hai (un être-a-deux) chung sống với nhau trong cùng một thế giới. Đúng như Marleau Ponty nói:
“Trong tư tưởng của tôi và tư tưởng của người chỉ là một tế bào,tư tưởng và tình cảm vướng vít vào nhau
trong một biến trình” cho nên trong đau thương hay trong nỗi oan cũng có cái sung sướng của đau thương

và cái hạnh phúc trong nỗi oán,trong hạt lệ vẫn có vinh quang của hạt lệ.
Cuộc đời là như thế đó! Ôn Như Hầu thấy được nỗi niềm ấy chính là lời ta thán trong “ngâm khúc” trong
cái ta thán đó vẫn tiềm ẩn một cõi đi về trong tuyệt đối mà tuyệt đối ở trong những chiếm cứ tương đối
của ta.Những chiếm cứ ấy không thể có được trong chính cuộc đời;thì chỉ còn lại sự thương yêu cho
chính mình. Đó là bản thể và hiện tượng dung thông trong cõi trần nầy vậy.
Như đã nói Cung Oán Ngâm Khúc là lời thán oán, nhưng ở đây Ôn Như Hầu xử dụng chữ oán một cách
tài tình và sâu sắc bao hàm cả một ý nghĩa cao siêu thoát tục;oán nhưng không hận “Lấy ân báo oán,oán
ấy tiêu tan.Lấy oán báo oán,oán ấy chập chùng” (kinh nhà Phật) mà vẫn giữ được vẹn toàn phận cung
phi,phận trung thần,có chăng là lời oán trách cho chính mình(?).Có than thở,có oán hận Nguyễn Gia
Thiều vẫn giữ lại một điều gì đó cho mai sau :
Phòng khi động đến cửu trùng
Giữ sao cho được má hồng mai sau
Đó là chân tướng thực hữu của Nguyễn Gia Thiều một con người suốt đời phục vụ quân vương với hai
chữ trung thần dẫu có than thân trách phận thì đó là cái phận làm người giữa cõi đời này…tiên sinh đem
cái thi chỉ ở trong ba trăm thiên của Kinh thi nói về chữ oán “khả dỉ oán” và “oán nhi bất nộ” thì thiết
tưởng chữ oán ở đây chỉ là tiếng ca ngâm của nỗi lòng mà thôi. Đ ấy là quan niệm nhân sinh trong Cung
Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu.
Tóm lại,thời gian là động lực chính của cuộc đời, động lực làm cho đời sống trở nên sâu sắc và động lực
làm cho đời hủy diệt,vùi dập,miệt thị,lãng quên đó là sự biến dịch của thời gian,của đổi thay không
phương thế nào phân cách thời gian ra được,không một điều kiện nào đổi thay lòng người.Tất cả đã đến
như an bài và tất cả đã qua như thời gian;thế nhưng con người vẫn luôn luôn hoài nghi thân phận :
Cái đêm hôm đó đêm gì?
Bóng dương lồng bóng đồ mi trập trùng.
Cung Oán Ngâm Khúc trở nên lời tự thán của Nguyễn Gia Thiều,không oán hận mà chỉ là lời tỏ bày hay
đúng hơn là lời tâm sự cho chính mình;bởi “ngâm khúc” vốn đã chứa đựng một lời mật thể trong đó;oán
không trách, đúng với đạo lý, đúng với lẽ trời,dâng hiến vừa là nghĩa vụ”obligation”,vừa là hy
sinh“sacrifice” với đời đó là thế thái nhân tình mà tiên sinh chấp nhận như qui định của xã hội.
Cung Oán Ngâm Khúc không còn là cái oán của cung nữ hay cái oán của Ôn Như Hầu mà cái oán của
nhân thế.Oán trở nên có giới hạn,oán nằm trong tiềm thức của con người,nó sẽ oán những khi không thỏa
mãn nhu cầu. Đương nhiên là thế! Ôn tiên sinh vị uyên thâm đạo lý về kinh điển ắt phải thấu triệt được

chữ oán là gì mới sáng tác lên những giòng thơ tâm huyết như thế; với tác giả Cung Oán Ngâm Khúc ,oán
như để thấy mình còn cung nữ oán là cảm nhận được sự cô liêu,trống vắng xuất phát tự tiền thân; tất sẽ
không còn oán,có chăng chỉ là ca ngâm vang vọng với nội tâm mà thôi!
Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều hiểu điều đó hơn ai hết.Vì người thấm nhuần đạo lý làm người một cách
thấu đáo mới gắn mình vào cung oán ngâm khúc như nỗi lòng.”Người làm quan là để thi hành điều nghĩa
chứ đạo thì chẳng thi hành được “(Khổng Tử) thiết nghĩ đó là nhân sinh quan của Ôn tiên sinh ./.



×