Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

phân tích rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện trà ôn giai đoạn 20112013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.7 KB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

SINH VIÊN THỰC HIỆN
NGUYỄN THỊ QUỲNH NHƯ

PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH HUYỆN TRÀ ÔN
GIAI ĐOẠN 2011-2013

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Tài chính Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201

04-2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

SINH VIÊN THỰC HIỆN
NGUYỄN THỊ QUỲNH NHƯ
MSSV: C1200028

PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH HUYỆN TRÀ ÔN
GIAI ĐOẠN 2011-2013



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Tài chính Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NGUYỂN PHÚ SON

04-2014


LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành biết ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của các thầy, cô Khoa
Kinh tế - Quản trị kinh doanh - Trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt em xin gởi
lời biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Phú Son đã trực tiếp hướng dẫn em trong
suốt thời gian làm đề tài luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng, các cô chú, anh chị
đã tạo mọi điều kiện cho em trong suốt thời gian thực tập tại Ngân hàng, đặc
biệt là các cô chú và anh chị phòng Tín dụng đã nhiệt tình chỉ dẫn, cũng như sự
hỗ trợ và cung cấp những kiến thức quý báu để em hoàn thành đề tài luận văn
tốt nghiệp của mình.
Tuy nhiên, do còn hạn hẹp về kiến thức và kinh nghiệm nên đề tài luận
văn khó tránh được những sai sót, khuyết điểm. Em rất mong sự góp ý kiến của
các thầy, cô và ban lãnh đạo và các anh chị, cô chú trong Ngân hàng.
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh, Ban lãnh đạo cùng các cô chú, anh chị trong Ngân hàng Nông Nghiệp
và Phát Triển Nông Thôn huyện Trà Ôn dồi dào sức khoẻ và luôn thành công
trong công việc. Chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Thị Quỳnh Như

i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của chính tôi. Các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận
văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày …..tháng.....năm 2014
Người thực hiện
Nguyễn Thị Quỳnh Như

ii


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..............................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................1
1.2.1 Mục tiêu chung..................................................................................1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................1
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .........................................................................2
1.3.1 Phạm vi không gian...........................................................................2
1.3.2 Phạm vi thời gian...............................................................................2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu........................................................................2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................................3
2.1.1 Những vấn đề về tín dụng Ngân hàng...........................................3

2.1.1.1 Khái niệm về tín dụng và tín dụng ngân hàng ...............................3
2.1.1.2 Dư nợ .............................................................................................3
2.1.1.3 Nợ xấu ............................................................................................3
2.1.1.4 Nợ quá hạn.....................................................................................3
2.1.1.5 Doanh số cho vay...........................................................................3
2.1.1.6 Doanh số thu nợ ...........................................................................3
2.1.2 Những vấn đề rủi ro tín dụng ........................................................4
2.1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng ..........................................................4
2.1.2.2 Căn cứ xác định mức độ rủi ro tín dụng........................................4
2.1.2.3 Hậu quả của rủi ro ro tín dụng......................................................6
2.1.2.4 Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ................................................7
2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá và phân tích hoạt động kinh doanh, hiệu quả
hoạt động tín dụng và đo lường rủi ro tín dụng ..........................................7
2.1.3.1 Hệ số rủi ro tín dụng......................................................................7
2.1.3.2 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ...........................................................8
2.1.3.3 Vòng quay vốn tín dụng .................................................................8
2.1.3.4 Dự phòng rủi ro tín dụng trên Nợ xấu ...........................................8
2.1.3.5 Thời gian thu nợ bình quân............................................................8

iii


2.1.3.6 Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động...............................................9
2.1.3.7 Hệ số thu nợ ...................................................................................9
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................9
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................9
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ......................................................9
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỀN NÔNG THÔN HUYỆN TRÀ ÔN ..................11
3.1. MÔ TẢ VÙNG NGHIÊN CỨU ...............................................................11

3.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN CỦA NHNo & PTNT
HUYỆN TRÀ ÔN .............................................................................................11
3.3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NHNo & PTNT HUYỆN
TRÀ ÔN .............................................................................................................12
3.3.1. Thuận lợi.........................................................................................12
3.3.2. Khó khăn.........................................................................................12
3.3.3 Định hướng phát triển của Ngân hàng NNo & PTNT
Huyện Trà Ôn năm 2014.........................................................................13
3.3.3.1 Mục tiêu phát triển.........................................................................13
3.3.3.2. Phương hướng hoạt động .............................................................13
3.4 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHNo & PTNT
HUYỆN TRÀ ÔN QUA 3 NĂM ......................................................................15
3.4.1 Thu nhập..........................................................................................15
3.4.2 Chi phí..............................................................................................16
3.4.3 Lợi nhuận.........................................................................................16
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TRÀ ÔN .....17
4.1 KHÁI QUÁT VỀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG .........17
4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn............................................................................17
4.1.2 Tình hình huy động vốn .................................................................20
4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG & ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG...............................................................................20
4.2.1 Phân tích hoạt động tín dụng.........................................................20
4.2.1.1 Tình hình doanh số cho vay theo thời hạn.....................................22
4.2.1.2 Tình hình thu nợ theo thời hạn.......................................................23
4.2.1.3 Tình hình dư nợ theo thời hạn .......................................................25
4.2.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng..........................................27

iv



4.3 PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT HUYỆN
TRÀ ÔN giai đoạn (2011-2013) .......................................................................28
4.3.1 Phân tích tình hình dư nợ theo phân loại nợ................................28
4.3.2 Phân tích nợ xấu theo thời hạn......................................................32
4.3.3 Phân tích nợ xấu theo ngành kinh tế.............................................35
4.3.4 Thực trạng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ............................39
4.4 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG & RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT HUYỆN TRÀ ÔN QUA
3 NĂM (2011-2013)...........................................................................................40
4.4.1. Hệ số rủi ro tín dụng......................................................................41
4.4.2. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ..........................................................41
4.4.3. Vòng quay vốn tín dụng ................................................................42
2.1.3.4 Dự phòng rủi ro tín dụng trên Nợ xấu.......................................42
4.4.5. Thời gian thu nợ.............................................................................42
4.4.6. Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động..........................................43
4.4.7. Hệ số thu nợ ....................................................................................43
4.5. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT
HUYỆN TRÀ ÔN .............................................................................................43
4.5.1. Từ phía ngân hàng .........................................................................44
4.5.2. Từ phía khách hàng .......................................................................44
4.5.3. Từ đảm bảo tín dụng......................................................................45
4.5.4. Nguyên nhân khác ..........................................................................45
4.6. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT
HUYỆN TRÀ ÔN .............................................................................................46

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN
TRÀ ÔN ....................................................................................................48
5.1. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG ........................................48

5.1.1 Nâng cao chất lượng công việc và trình độ cho CBTD ....................48
5.1.2 Xây dựng quy trình quản lý rủi ro tín dụng phù hợp với chiến lược và
thực trạng nền kinh tế.................................................................................49
5.1.3 Tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ............................................49
5.1.4 Thường xuyên theo dõi biến động trong và ngoài nước và tăng cường
công tác kiểm tra nội bộ .............................................................................49
5.2. BIỆN PHÁP XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG..............................................50

v


CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ............................................51
6.1. KẾT LUẬN.................................................................................................51
6.2. KIẾN NGHỊ ...............................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................54
PHỤ LỤC .........................................................................................................55

vi


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh...................................................15
Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn .................................................................17
Bảng 4.2: Tình hình Huy động vốn ...........................................................18
Bảng 4.3: Tình hình hoạt động tín dụng ....................................................21
Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo thời hạn ................................................23
Bảng 4.5: Doanh số thu nợ theo thời hạn ..................................................24
Bảng 4.6: Tình hình dư nợ theo thời hạn ...................................................26
Bảng 4.7: Tình hình dư nợ theo phân loại nợ ...........................................29

Bảng 4.8: Tình hình nợ xấu theo thời hạn .................................................33
Bảng 4.9: Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế.........................................36
Bảng 4.10: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng...........................39
Bảng 4.11: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và rủi ro trong hoạt động tín
dụng ...........................................................................................40
Bảng số liệu ................................................................................................55

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NH NNo & PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
NHNN: Ngân hàng Nhà Nước
NHTM: Ngân hàng Thương mại
NH: Ngân hàng
TD: Tín dụng
TCTD: Tổ chức tín dụng
CBTD: Cán bộ tín dụng
KH: Khách hàng

viii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong gần 3 năm qua tình hình thế giới có nhiều diễn biến rất phức tạp,
xung đột chính trị và thiên tai xảy ra nhiều nơi. Kinh tế thế giới phục hồi
chậm hơn dự báo. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới
toàn cầu năm 2008 được đánh giá là trầm trọng nhất kể từ đại suy thoái kinh

tế thế giới 1929-1933. Nhiều nước công nghiệp phát triển đã điều chỉnh mạnh
chính sách để bảo hộ sản xuất trong nước. Cạnh tranh quyết liệt giữa các nước
lớn tại khu vực và diễn biến phức tạp trên Biển Đông, Biển Hoa Đông…Thực
trạng trên tác động bất lợi đến triển kinh tế xã hội nước ta.
Nền kinh tế Việt Nam trong 3 năm gần đây phải đối mặt với nhiều khó
khăn. Thị trường Bất động sản giảm giá liên tiếp, cứ mỗi năm giá Bất động
sản giảm khoảng 10% so với năm liền trước (Từ Nguyên, 2013). Thị trường
chứng khoán có phục hồi mạnh, tuy nhiên vẫn có hàng loạt doanh nghiệp phải
rút khỏi thị trường này, do không đảm bảo diều kiện niêm yết, hoặc vi phạm
chế độ công bố thông tin, hoặc rút khỏi để thực hiện tái cấu trúc công ty…
Sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản bị ảnh hưởng lớn của thời tiết và
tình trạng ngập mặn ở nhiều địa phương phía Nam làm hàng trăm nghìn ha
lúa, hoa màu và cây công nghiệp bị ngập úng, dẫn đến năng suất nhiều loại
cây trồng giảm. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm cả trong nước bị
thu hẹp. Giá bán sản phẩm nhất là sản phẩm chăn nuôi, thủy sản ở mức thấp
trong khi giá vật tư, nguyên liệu đầu vào tiếp tục tăng cao gây khó khăn cho
phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Dịch bệnh trên gia súc gia cầm
vẫn xảy ra rải rác ở khắp các địa phương ảnh hưởng lớn đến năng suất.
Trong khi đó Ngân hàng thương mại thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng
cho các chủ thể thiếu vốn trong nền kinh tế. Nay Ngân hàng phải đối mặt với
những khó khăn trước mắt, khả năng gánh chịu rủi ro là rất lớn. Vì vậy em
chọn đề tài “Phân tích rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn huyện Trà Ôn” để phân tích thực trạng rủi ro mà Ngân hàng
đang gánh chịu. Đồng thời tìm hiểu biện pháp hạn chế và xử lý rủi ro trong
nghiệp vụ cấp tín dụng của Ngân hàng.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn huyện Trà Ôn và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro
tín dụng cho Ngân hàng.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích thực trạng tín dụng của Ngân hàng, cụ thể: tình hình cho vay,
thu nợ và dư nợ của Ngân hàng NNo & PTNT Huyện Trà Ôn trong 3 năm
2011, 2012, 2013.

1


Phân tích tình hình nợ xấu của Ngân hàng NNo & PTNT Huyện Trà Ôn
qua 3 năm 2011, 2012, 2013. Từ đó tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của
Ngân hàng.
Từ thực trạng phân tích đề ra giải pháp hạn chế rủi ro cho Ngân hàng
NNo & PTNT Huyện Trà Ôn.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn huyện Trà Ôn.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện trong khoản thời gian thực tập tìm hiểu thực tế tại
Ngân hàng từ ngày 06.01.2014 đến 28.04.2014. Số liệu thu thập là số liệu
trong 3 năm 2011 đến năm 2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn huyện Trà Ôn tập trung vào các vấn đề về nợ xấu.

2


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Những vấn đề về tín dụng Ngân hàng
2.1.1.1 Khái niệm về tín dụng và tín dụng ngân hàng
Theo Luật Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam năm 2010 và Luật các Tổ
chức tín dụng năm 2010 thì hoạt động ngân hàng được xác định là việc kinh
doanh cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: Nhận
tiền gửi, Cấp tín dụng và Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Trong các hoạt động trên thì hoạt động cấp tín dụng là quan trọng nhất,
nó chiếm 70-90% thu nhập của các ngân hàng hiện nay.
Tín dụng là một giao dịch về tài sản dưới dạng hàng hóa hoặc tiền tệ giữ
bên đi vay và bên cho vay, trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên
đi vay sử dụng một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, đồng thời bên đi vay có
trách nhiệm hoàn trả khi đến hạn bao gồm vốn gốc và lãi.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ
ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí
nhất định.
2.1.1.2 Dư nợ
Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu
được vào một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, NH sẽ so sánh
giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
2.1.1.3 Nợ xấu
Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng
dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.
2.1.1.4 Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn, khách hàng không
có khả năng trả nợ cho NH mà không có lý do chính đáng. Khi đó NH chuyển
từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ quá hạn.
2.1.1.5 Doanh số cho vay
Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà
ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay

chưa trong một thời gian nhất định.
2.1.1.6 Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân
hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.

3


2.1.2 Những vấn đề rủi ro tín dụng
2.1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của
ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc
trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Nói cách khác rủi ro tín dụng là rủi ro
xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do nguyên nhân
chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho Ngân hàng
khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động và có thể làm cho Ngân hàng
bị phá sản.
Đây là loại rủi ro lớn nhất thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nghiêm
trọng do tín dụng là nghiệp vụ quan trọng nhất của các NHTM nước ta.
2.1.2.2 Căn cứ xác định mức độ rủi ro tín dụng
Thông thường để đánh giá chất lượng TD của Ngân hàng người ta
thường dùng chỉ tiêu nợ quá hạn và kết quả phân loại nợ.
a) Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là những khoản TD không hoàn trả đúng hạn, không được
phép và không đủ tiêu chuẩn để được gia hạn nợ.
b) Phân loại nợ
Theo quy định của NHNN theo nội dung quyết định số 493/2005/QĐNHNN ngày 22/04/2005 và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày
25/04/2007 của thống đốc NHNN thì tổ chức TD thực hiện phân loại nợ thành
5 nhóm sau:
- Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

+ Các khoản nợ trong hạn và tổ chức TD đánh giá có khả năng thu hồi
đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.
+ Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức TD đánh giá là có khả
năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng
thời hạn còn lại.
+ Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 1 theo quy định (khoản 2 điều
6 QĐ18/2007/QĐ-NHNN).
- Nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày.
+ Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.
+ Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 2 theo quy định (khoản 2 và 3
điều 6 QĐ18/2007/QĐ-NHNN).
- Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.

4


+ Các khoản nợ gia hạn thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10 ngày, trừ
các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên phân loại vào nhóm 2 theo
quy định.
+ Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả
năng thanh toán lãi đầy đủ theo hợp đồng TD.
+ Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 3 theo quy định (khoản 2 và 3
điều 6 QĐ18/2007/QĐ-NHNN).
- Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
+ Các khoản nợ cơ cấu thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo
thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai.

+ Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 4 theo quy định (khoản 2 và 3
điều 6 QĐ18/2007/QĐ-NHNN).
- Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở
lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
+ Các khoản nợ cơ cấu lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ
cấu lần thứ hai.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa
bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
+ Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
+ Các khoản nợ khác được phân vào nhóm năm theo quy định (khoản 3
điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN).
Bên cạnh đó, quy định này cũng nêu rõ, thời gian để thăng hạng nợ (ví
dụ từ nhóm 2 lên nhóm 1,…) là 6 tháng đối với khoản nợ trung dài hạn và 03
tháng đối với khoản nợ ngắn hạn kể từ ngày khách hàng trả đầy đủ gốc và lãi
của khoản vay bị quá hạn hoặc khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Và
toàn bộ dư nợ của khách hàng tại các tổ chức TD được phân vào cùng một
nhóm nợ. Ví dụ: Khách hàng có hai khoản nợ trở lên tại các tổ chức TD mà có
bất cứ một khoản nợ nào được phân vào nhóm có rủi ro cao hơn các khoản nợ
còn lại thì toàn bộ các khoản nợ còn lại của khách hàng phải được tổ chức TD
phân vào nhóm nợ có độ rủi ro cao nhất đó.
Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Chúng có những đặc
trưng cơ bản sau:
+ Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với Ngân hàng khi các
cam kết này đã đến hạn.

5



+ Tình hình tài chính của khách hàng đang có chiếu hướng xấu, có thể
dẫn đến khả năng Ngân hàng không thu được đầy đủ gốc và lãi.
+ Tài sản đảm bảo được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trải
nợ gốc và lãi.
+ Thông thường là những khoản nợ đã được gia hạn nợ, hoặc những
khoản nợ quá hạn trên 90 ngày.
Tóm lại, một khoản nợ nếu có đủ cơ sở để đánh giá khả năng trả nợ của
khách hàng bị suy giảm thì phải tính một cách chính xác, minh bạch để phân
loại nợ phù hợp với mức độ rủi ro. Một Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu dưới 5%
được coi là nằm trong giới hạn cho phép, khi tỷ lệ nợ xấu vượt quá tỷ lệ 5%
cần phải xem xét, rà soát lại danh mục đầu tư của mình một cách đầy đủ, chi
tiết và thận trọng hơn.
2.1.2.3 Hậu quả của rủi ro ro tín dụng
Rủi ro TD luôn tiềm ẩn trong kinh doanh Ngân hàng và đã gây ra những
hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống kinh tế - xã hội của
mỗi quốc gia, thậm chí có thể lan rộng trên phạm vi toàn cầu.
- Đối với Ngân hàng bị rủi ro: Do không thu hồi được nợ (gốc, lãi và
các loại phí) làm cho nguồn vốn Ngân hàng bị thất thoát, trong khi Ngân hàng
vẫn phải chi trả tiền lãi cho nguồn vốn hoạt động, làm cho lợi nhuận bị giảm
sút, thậm chí nếu trầm trọng hơn thì có thể bị phá sản.
- Đối với hệ thống Ngân hàng: Hoạt động của một Ngân hàng trong
một quốc gia có liên quan đến hệ thống Ngân hàng, các tổ chức kinh tế, xã hội
và cá nhân trong nền kinh tế. Do vậy, nếu một Ngân hàng có kết quả hoạt
động xấu, thậm chí dẫn đến mất khả năng thanh toán và phá sản thì sẽ có
những tác động dây chuyền ảnh hưởng xấu các Ngân hàng và các bộ phận
kinh tế khác. Nếu không có sự can thiệp kịp thời của NHNN và Chính phủ thì
tâm lý sợ mất tiền sẽ lây lan đến toàn bộ người gửi tiền và họ sẽ đồng loạt rút
tiền tại các NHTM làm cho các Ngân hàng khác cũng rơi vào tình trạng mất
khả năng thanh toán.
- Đối với nền kinh tế: Ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh

tế, là kênh thu hút và bơm tiền cho nền kinh tế, vì vậy rủi ro TD gây nên sự
phá sản một Ngân hàng sẽ làm cho nền kinh tế bị rối loạn, hoạt động kinh tế bị
mất ổn định và ngưng trệ, mất bình ổn về quan hệ cung cầu, lạm phát, thất
nghiệp, tệ nạn xã hội gia tăng, tình hình an ninh chính trị bất ổn,…
- Trong quan hệ kinh tế đối ngoại: Làm ảnh hưởng đến vị thế và hình
ảnh của hệ thống tài chính - Ngân hàng quốc gia, cũng như toàn bộ nền kinh tế
của quốc gia đó trên trường quốc tế. Khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài
vào nước ta bị giảm xuống.
Tóm lại, rủi ro TD của một Ngân hàng xảy ra sẽ gây ảnh hưởng ở các
mức độ khác nhau. Nhẹ nhất là Ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi phải trích
lập quỹ dự phòng, không thu hồi được lãi cho vay. Nặng nhất Ngân hàng
không thu được vốn gốc, lãi vay. Nếu nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến Ngân

6


hàng bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được
Ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung
và hệ thống Ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy, khi phân tích rủi ro đòi hỏi
các nhà quản trị Ngân hàng phải hết sức thận trọng để có những biện pháp
thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay.
2.1.2.4 Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là biện pháp phòng ngừa rủi ro tín
dụng bằng cách lập một khoản tiền để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy
ra do khách hàng của TCTD không thực hiện được nghĩa vụ theo cam kết.
Dự phòng ở đây là khoản tiền dự phòng được trích cho các khoản tín dụng nội
bảng và cam kết ngoại bảng. Khoản dự phòng này được hoạch toán vào chi
phí hoạt động của TCTD.
Dự phòng bao gồm hai loại:
Dự phòng cụ thể: là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể

các khoản nợ quy định tại điều 6 hoặc điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ –
NHNN.
Dự phòng chung: là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những
tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng
cụ thể và các trường hợp khó khăn về tài chính của TCTD khi chất lượng các
khoản nợ vay giảm.
Trong điều kiện hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ
các hoạt động của NHTM thì rủi ro tín dụng là rủi ro chủ yếu mà các ngân
hàng phải đối mặt. Rủi ro tín dụng xảy ra không những gây ra tổn thất về mặt
tài chính mà còn gây ra những tổn thất về uy tín, vị thế, hình ảnh của ngân
hàng. Đây là những tổn thất không thể lượng hóa được và ảnh hưởng lớn đến
hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng luôn có nhiều biện
pháp có thể sử dụng để phòng ngừa rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, trong các
khoản tín dụng vẫn luôn tồn tại một phần rủi ro mà các ngân hàng không thể
xác định và đo lường được để có biện pháp phòng tránh. Để đảm bảo cho hoạt
động kinh doanh của các ngân hàng cần thiết phải thành lập và duy trì dự trữ
cho các khoản tổn thất. Nói cách khác, các NHTM cần thiết phải trích lập dự
phòng rủi ro tín dụng cho mình.
2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng và đo lường
rủi ro tín dụng
2.1.3.1 Hệ số rủi ro tín dụng
Nợ xấu
x 100%

Hệ số rủi ro tín dụng =

(2.1)

Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng, tỷ lệ này càng thấp càng tốt.

Thực tế, rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi, nên Ngân hàng thường
chấp nhận một tỷ lệ nhất định được coi là giới hạn an toàn. Mức giới hạn này
ở mỗi nước là khác nhau, riêng ở Việt Nam hiện nay chấp nhận tỷ lệ là 5%.
7


Rủi ro theo phân loại nợ = Nợ quá hạn theo nhóm / Tổng dư nợ.
Rủi ro theo ngành = Nợ quá hạn theo ngành / Tổng dư nợ.
Rủi ro theo thời hạn nợ = Nợ quá hạn theo thời hạn/ Tổng dư nợ.
2.1.3.2 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Nợ quá hạn

Nợ quá hạn/Tổng dư nợ =

x 100%

Tổng dư nợ

(2.2)

Chỉ tiêu này cho ta biết nợ quá hạn chiếm bao nhiêu phần trăm trong
tổng dư nợ mà NH có.
2.1.3.3 Vòng quay vốn tín dụng
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn TD =

(2.3)
Dư nợ bình quân

Đây là chỉ tiêu phản ánh số vòng luân chuyển của vốn vay (thường là 1

năm). Chỉ tiêu này càng tăng thì tính tổ chức, quản lý TD càng tốt, chất lượng
cho vay càng cao. Nó còn đo lường tốc độ luân chuyển vốn TD của NH, phản
ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn
TD càng cao thì đồng vốn của NH quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt
hiệu quả cao. Thời gian thu hồi nợ của NH là nhanh hay chậm thì được chỉ
tiêu vòng quay vốn TD vận dụng một cách hữu hiệu. Vòng quay vốn TD càng
lớn, càng nhanh chóng chứng tỏ hoạt động kinh doanh của NH tốt.
2.1.3.4 Dự phòng rủi ro tín dụng trên Nợ xấu
Dự phòng rủi ro TD
x 100%

Dự phòng rủi ro TD/Nợ xấu =
Nợ xấu

(2.4)

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng bù đắp tổn thất của NH khi rủi ro TD xảy
ra.
2.1.3.5 Thời gian thu nợ bình quân
Dư nợ bình quân
x 360 ngày

Thời gian thu nợ bình quân =

(2.5)

Doanh số thu nợ
Đây là chỉ tiêu phản ánh tốc độ thu hồi nợ nhanh hay chậm về mặt thời
gian, chỉ tiêu này càng nhỏ thì khả năng thu hồi nợ của NH càng cao, tốc độ
luân chuyển vốn của NH càng nhanh.


8


2.1.3.6 Tổng dư nợ trên Nguồn vốn huy động
Tổng dư nợ
Dư nợ trên vốn huy động =

Nguồn vốn huy động

X 100%

(2.6)

Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư 1 dồng vốn huy động, nó giúp nhà
quản trị phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn huy động của Ngân hàng.
2.1.3.7 Hệ số thu nợ
Doanh số thu nợ
x 100%

Hệ số thu nợ =
Doanh số cho vay

(2.7)

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu hồi nợ của NH khi cho khách hàng
vay, NH sẽ thu lại được bao nhiêu phần trăm khi sử dụng chính số tiền cho
vay của mình. Nếu tỷ lệ này càng cao cho thấy khả năng thu hồi nợ của NH là
rất tốt, NH hoạt động có hiệu quả.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Các số liệu thứ cấp được thu thập từ những báo cáo tổng kết hàng năm
do phòng tín dụng của Ngân hàng NNo & PTNT Huyện Trà Ôn cung cấp, số
liệu từ năm 2011 đến năm 2013.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp phân tích tổng quát: Đưa ra nhận xét chung về vấn đề
phân tích để đánh giá một cách tổng quát vấn đề.
- Phương pháp phân tích chi tiết: Đánh giá cụ thể từng phần riêng biệt
trong tổng thể để đưa ra nguyên nhân và giải pháp cho từng phần.
- Phương pháp số tương đối kết cấu: Phương pháp này xác định phần
trăm của từng yếu tố chiếm được trong tổng thể các yếu tố đang xem xét,
phân tích.
- Phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối giữa các năm 2011,
2012, 2013.


Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối:
∆y = y1 - yo

(2.8)

Trong đó:
yo : Chỉ tiêu năm trước
y1 : Chỉ tiêu năm sau
∆y : Là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

9


Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm

trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến
động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.


Phương pháp so sánh bằng số tương đối:
∆y =

y1
yo

x 100 - 100%

(2.9)

Trong đó:
yo : Chỉ tiêu năm trước
y1 : Chỉ tiêu năm sau
∆y : Là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu
kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa
các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên
nhân và biện pháp khắc phục.
- Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kết
hợp với biểu bảng và đồ thị để phân tích những số liệu cần thiết làm cơ sở
phân tích các chỉ tiêu.

10


CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỀN NÔNG THÔN HUYỆN TRÀ ÔN
3.1. MÔ TẢ VÙNG NGHIÊN CỨU
- Trà Ôn là một trong bảy huyện thị của tỉnh Vĩnh Long, thuộc khu vực
đồng bằng sông Cửu Long.Với hệ thống sông ngòi chằng chịt, nằm ở vị trí
rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội:
 Phía đông giáp tỉnh Trà Vinh.
 Phía tây giáp thành phố Cần Thơ.
 Phía nam giáp huyện Vũng Liêm – Tam Bình.
 Phía bắc giáp huyện Cầu Kè.
- Trà Ôn là đầu mối giao thông thuận lợi cho cả đường bộ lẩn đường
thủy (nằm trên quốc lộ 54). Đường giao thông từ huyện đến trung tâm các xã
trong huyện tương đối hoàn chỉnh. Tổng diện tích đất tự nhiên là 25.837 km2
bao gồm 13 xã và 01 thị trấn với tổng số dân là 164.598 người. Trong đó dân
số sống ở nông thôn chiếm trên 80%, với mật độ trung bình 620 người/km2.
Là vùng đồng bằng bằng phẳng sông ngòi chằn chịt, khí hậu thuận lợi chia
làm hai mùa mưa nắng rõ rệt, rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.
Với ưu thế nằm ở ven sông hậu nên được phù sa bồi đắp thường xuyên đó là
điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp.
- Với vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên trên nên ngành trồng trọt và
chăn nuôi là ngành sản xuất chính của nhân dân trong huyện. Với nguồn
nước ngọt quanh năm thích hợp cho nhiều loại cây trồng nhiệt đới sinh sống
và phát triển, bên cạnh đó ngành nghề thủ công truyền thống của nhân dân
Trà Ôn cũng ngày càng phát triển.
- Đời sống văn hóa xã hội của nhân dân ngày được hoàn thiện và nâng
cao, điện, đường, trường, trạm ngày càng được hoàn thiện và hoàn chỉnh từ
trong huyện đến các xã vùng sâu.
3.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN CỦA NHNo & PTNT
HUYỆN TRÀ ÔN
NHNo & PTNT Huyện Trà Ôn là một trong những Ngân Hàng chi nhánh

trực thuộc sự quản lý của NHNo & PTNT Tỉnh Vĩnh Long, được thành lập
vào ngày 26/03/1988. Ngân Hàng đặt tại Số 30B, Khu 1 Đường Gia Long Thị
Trấn Trà Ôn, bao gồm 3 Chi Nhánh Ngân Hàng cấp 3 được đặt tại trung tâm
các xã: Vĩnh Xuân, Hựu Thành, Hòa Bình để tạo điều kiện thuận tiện cho việc
giao dịch của khách hàng ngay tại địa phương.
Từ khi thành lập cho đến nay, NHNo & PTNT Huyện Trà Ôn luôn bám
sát theo định hướng phát triển của ngành, mục tiêu phát triển của nền kinh tế
địa phương và đã từng bước đi vào phát triển một cách có hiệu quả và luôn
chiếm được lòng tin của toàn thể người dân trong địa phương. Ngân Hàng

11


không ngừng mở rộng lĩnh vực hoạt động Nông Nghiệp và phát triển kinh tế
xã hội.
Hiện nay, Ngân Hàng không ngừng mở rộng và nâng cao lĩnh vực hoạt
động với nhiều hình thức đa dạng khác nhau. Thông qua Ngân Hàng các
nguồn vốn đã được sử dụng một cách có hiệu quả và từng bước được lưu
chuyển vào các hoạt động đầu tư sản xuất trên dòng chảy của nền kinh tế thị
trường đầy năng động và chuyển biến mạnh mẽ. Ngân Hàng luôn đồng hành
cùng người nông dân và các doanh nghiệp trên suốt chặng đường xây dựng
nền kinh tế của địa phương cùng với phương châm “Lấy nông thôn làm thành
thị, lấy nông nghiệp làm đối tượng cho vay, khách hàng chính là nông dân”.
3.3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NHNo & PTNT HUYỆN TRÀ
ÔN
3.3.1. Thuận lợi
- Ngân hàng đặt tại trung tâm Huyện Trà Ôn nên việc giao dịch giữa
ngân hàng và khách hàng rất thuận lợi.
- Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao, gắn bó
nhiều năm với địa bàn hoạt động, vui vẻ nhiệt tình với khách hàng.

- Hoạt động của Ngân hàng luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt
tình của chính quyền địa phương, các ban ngành đã tạo điều kiện cho ngân
hàng chuyển tải vốn một cách đúng hướng và kịp thời.
- Vì là Ngân hàng quốc doanh và thời gian hoạt động lâu năm nên uy
tín của Ngân hàng đối với khách hàng ngày càng được nâng cao, được thể hiện
qua việc vốn huy động của ngân hàng tăng qua các năm.
- Người dân trên địa bàn sống chủ yếu bằng nghề nông nên đây là thị
trường có nhiều triển vọng của Ngân hàng.
- Hệ thống công nghệ hoàn chỉnh trong nghiệp vụ kế toán, tài chính
phù hợp với các hoạt động của Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.
- Công tác kiểm tra kiểm soát được tăng cường chặt chẽ vì thế những
sai soát được phát hiện và xử lý kịp thời.
3.3.2. Khó khăn
- Do ảnh hưởng của hiện tượng trái đất nóng dần lên, làm cho khí hậu ở
Việt Nam thay đổi thất thường ảnh hưởng lớn đến sản xuất. Trong sản xuất nông
nghiệp gặp nhiều bất lợi như mưa trái vụ, sương mù, rầy nâu, dịch bệnh,…giá cả
các mặt hàng thiết yếu tăng cao nhưng giá hàng hoá nông sản thì không ổn định.
Từ đó ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, tác động đến sức mua trong việc
tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong các lĩnh vực thương nghiệp, dịch vụ,
công - nông - nghiệp, xây dựng,...
- Trên địa bàn có sự cạnh tranh gay gắt giữa các chi nhánh của các ngân
hàng khác như: Ngân hàng TMCP Công thương, Ngân hàng cổ phần Sài Gòn
Thương Tín, làm cho khả năng mở rộng thị trường và huy động vốn của Ngân
hàng bị hạn chế.

12


- Thị trường nông sản còn nhiều bấp bênh, không ổn định và không kích
thích được đầu tư sản xuất, kinh doanh phát triển, kéo theo đầu tư mở rộng tín

dụng của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
- Tình trạng quá tải công việc đối với cán bộ tín dụng nói riêng và cán bộ
công nhân viên trong ngân hàng nói chung, nhất là cán bộ phụ trách địa bàn xã,
làm hạn chế hiệu quả tín dụng.
- Trình độ dân trí không cao nên gây trở ngại trong quan hệ tín dụng, ý thức
chấp hành pháp luật của người dân chưa cao, dẫn đến việc xử lý các món nợ quá
hạn của ngân hàng bị hạn chế, kém hiệu quả.
- Địa bàn hoạt động quản lý của ngân hàng lớn nhưng bình quân số tiền trên
món vay nhỏ làm phát sinh nhiều món vay. Quản lý hết món vay là rất khó khăn,
làm tăng chi phí kiểm tra, thẩm định, lợi nhuận hoạt động giảm.
- Dịch bệnh thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởng đến chăn nuôi, mùa vụ.
Bên cạnh đó một số hộ nghèo hạn chế trong tính toán làm ăn, giá cả nông sản sụt
giảm gây bất lợi cho người sản xuất ảnh hưởng đến công tác thu nợ vay.
- Một số khách hàng sau khi được ngân hàng giải ngân vốn không
thực hiện đúng theo theo phương án sản xuất kinh doanh mà sử dụng vào mục
đích khác, sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả gây khó khăn cho ngân
hàng trong quá trình kiểm tra, thu hồi vốn và xử lý nợ vay.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực của ngân hàng cùng với
kinh nghiệm tích luỹ qua nhiều năm hoạt động, NHNo&PTNT Việt Nam chi
nhánh huyện Trà Ôn luôn tìm được chổ đứng cho mình trong lĩnh vực tiền tệ,
tín dụng nông thôn.
3.3.3 Định hướng phát triển của Ngân hàng NNo & PTNT Huyện
Trà Ôn năm 2014
3.3.3.1 Mục tiêu phát triển
Trên cơ sở chiến lược kinh doanh của NHNo & PTNTVN, NHNo &
PTNT chi nhánh tỉnh Vĩnh Long và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh Vĩnh Long, huyện Trà Ôn, chi nhánh NHNo & PTNT huyện Trà
Ôn đã đưa ra mục tiêu hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo an toàn và hiệu
quả. Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động từ 10% đến 20%, tổng dư nợ
năm 2014 phải đạt trên 500.000 triệu đồng, giảm nợ xấu dưới mức 2% tổng dư

nợ và nâng cao công tác quản trị rủi ro TD. Giữ vững được vị trí là NH số một
trên địa bàn nông thôn huyện.
Nhìn chung, các mục tiêu mà NH hướng đến trong năm 2014 là tiếp tục
hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn của cán
bộ NH mà đặc biệt là cán bộ TD. Song song với đó là đa dạng hóa các dịch vụ
tài chính, nâng cấp cơ sở hạ tầng, giúp người dân có thể tiếp cận đến nguồn
vốn vay và các dịch vụ của NH một cách tiện lợi, nhanh chóng và hiệu quả.
3.3.3.2. Phương hướng hoạt động
- Với lợi thế tiềm năng của huyện về huy động vốn, khai thác triệt để tối
đa huy động vốn nhàn rỗi đối với những khách hàng truyền thống lâu nay, đối
13


với những hộ kinh doanh mua bán, hộ có thu nhập thường xuyên và nhất là
những hộ có nhân thân Việt kiều vận động chuyển và gửi tiền vào ngân hàng.
- Vận động tuyên truyền quảng cáo bằng nhiều hình thức thích hợp như
đọc trên đài truyền thanh, treo pano áp phích kể cả tuyên truyền bằng miệng
nhằm giải thích thêm về các thể thức và lãi suất gởi tiền.
- Giao chỉ tiêu huy động vốn cụ thể đến từng cán bộ nhân viên hàng
tháng và quý có bình xét cụ thể để làm cơ sở xét thi đua.
- Tiếp tục giữ vững thị trường, thị phần nông thôn, qua việc đầu tư
chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ sở hạ tầng nông thôn, theo mục tiêu
định hướng của Hội đồng nhân dân huyện năm 2014.
- Trên cơ sở chọn lọc khách hàng, phát huy tối đa khách hàng truyền
thống có quan hệ tín dụng lâu năm và trả nợ sòng phẳng đối với ngân hàng
nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh mua bán, hộ có nhu
cầu mở rộng phương án sản xuất kinh doanh nhưng có hiệu quả và hạn chế và
loại bỏ dần khách hàng có quan hệ xấu, tăng trưởng dư nợ trên cơ sở đảm bảo
an toàn vốn và mang lại hiệu quả kinh tế.
- Tiếp cận doanh nghiệp vừa và nhỏ, những hộ kinh doanh dịch vụ tại

các khu chợ và kinh doanh khác nhằm từng bước cơ cấu lại theo từng nhóm
nợ, từng nhóm khách hàng để đầu tư đúng hướng.
- Củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, thẩm định đúng qui trình,
thực hiện đúng thể lệ văn bản qui định, không cơ cấu nợ tràn lan làm ảnh
hưởng đến chất lượng nợ, cương quyết xử lý nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 nếu
không trả thì chuyển sang cơ quan pháp luật xử lý, đồng thời cương quyết xử
lý nợ đến hạn không để chuyển nhóm nợ tương ứng cao hơn.
- Hàng tháng, quý trên cơ sở phân tích chất lượng nợ của từng địa bàn có
giao chỉ tiêu cụ thể về việc giảm dần nợ xấu, nợ kém tiêu chuẩn, nợ quá hạn.
CBTD phải bám sát và phân theo từng loại dạng hộ, nắm từng thời điểm có
nguồn thu hồi đảm bảo theo kế hoạch giao. Từ đó làm cơ sở đánh giá mức độ
hoàn thành công việc, năng lực công tác của từng cán bộ tín dụng từng địa bàn
được phân công để luân chuyển địa bàn hợp lý.
- CBTD phải cập nhật vào sổ theo dõi từng loại nợ: nhất là nợ đã xử lý
rủi ro, nợ kém tiêu chuẩn, nợ quá hạn và nợ tồn động thường xuyên phân tích
nợ, từng nguyên nhân phát sinh để đưa ra từng giải pháp xử lý phù hợp.
- Thường xuyên giáo dục tư tưởng CBTD để tạo sự giác ngộ ý thức lòng
yêu nghề, ý thức về thái độ phục vụ khách hàng tận tụy với công việc được
giao, nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm và hoàn thành nhiệm vụ được giao
trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
- Thực hiện tốt việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay nhằm phát
hiện kịp thời những thiếu sót và tiêu cực có thể xảy ra, từ đó có biện pháp
chỉnh sửa và uốn nắn để đưa ra các giải pháp xử lý thích hợp.
- Về công tác tài chính: tiếp tục củng cố và nâng cao năng lực tài chính
vì đây là yếu tố đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, huy động tối đa nguồn

14


vốn hoạt động nhất là tiền gửi dân cư cố gắng chiếm từ 89%, và tiền gửi có kỳ

hạn từ 12 tháng trở lên chiếm 33% trở lên trong tổng nguồn vốn nhằm giảm lãi
suất đầu vào nâng tỷ lệ đầu ra hợp lý. Tích cực tăng thu ngoài tín dụng, tiết
kiệm chi phí, chi đúng tính chất các khoản chi phí, hạn chế chi phí tối đa theo
công văn Tỉnh về việc chống lãng phí, thực hành tiết kiệm.
3.4 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHNo & PTNT
HUYỆN TRÀ ÔN QUA 3 NĂM (2011-2013)
Ngân hàng hoạt động dựa trên mục tiêu là lợi nhuận, lợi nhuận là chỉ tiêu
tổng hợp để đánh giá hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Trong kinh doanh
tiền tệ, các Ngân hàng một mặt phải thỏa mãn những yêu cầu đặt ra về lợi
nhuận, một mặt phải đối mặt với những quy định, chính sách của NHNN về
tiền tệ ngân hàng và phải đảm bảo mức độ rủi ro an toàn trong hoạt động...
Các Ngân hàng luôn đặt ra vấn đề làm thế nào để đạt lợi nhuận cao nhất nhưng
mức độ rủi ro thấp nhất mà vẫn đảm bảo chấp hành đúng những quy định của
NHNN và thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng mình. Doanh thu
của Ngân hàng được quyết định dựa trên lãi suất khoản cho vay, đầu tư, và
mức lệ phí tiền vay, các khoản thù lao khác từ các dịch vụ mà ngân hàng cung
cấp. Bằng những hoạt động và nổ lực của mình Ngân hàng NNo & PTNT chi
nhánh huyện Trà Ôn đã đem lại kết quả kinh doanh tương đối tốt trong thời
gian qua như sau:
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NH Nno & PTNT Trà Ôn qua 3
năm 2011, 2012, 2013

Chỉ tiêu
Thu nhập
Chi phí
Lợi nhuận

2011
92.816
69.632

23.184

ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
2012
2013
2012/2011
2013/2012
Số tiền
%
Số tiền
%
95.078 130.518
2.262
2,44 35.440 37,27
76.829 105.037
7.197 10,34 28.208 36,72
18.249 25.481 -4.935 -21,29
7.232 39,63

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Ngân hàng qua 3 năm 2011, 2012, 2013

3.4.1 Thu nhập
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình thu nhập của NH ngày càng tăng trong
3 năm (2011-2013). Nguyên nhân tăng mạnh thu nhập trong giai đoạn này của
NH là do các khoản nợ và lãi quá hạn được thu hồi trong năm này. Đạt được
những kết quả đáng khích lệ như vậy là do NH ngày càng nâng cao các hoạt
động dịch vụ cho khách hàng và thu hút ngày càng nhiều khách hàng có uy tín
đã làm cho hoạt động TD thu từ lãi cho vay của NH ngày càng tăng làm cho
tổng thu nhập của NH cũng tăng theo. Ngoài ra trong năm 2013 thì tình hình

phát triển kinh tế của đất nước đang trong thời kỳ phục hồi và phát triển, nhu
cầu vốn của cá nhân và doanh nghiệp ngày càng cao do đó làm cho thu nhập
của NH ngày càng tăng lên. Trong tình hình biến động của nền kinh tế và xã
hội, NHNo & PTNT huyện Trà Ôn đã không ngừng nâng cao năng lực tái cơ
cấu và hoàn thiện bộ máy hoạt động, sửa đổi quy chế và quy trình nghiệp vụ

15


×