Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

sự tác động của các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên việt nam – thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1006.36 KB, 59 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC LOẠI HÌNH GIẢI TRÍ ĐẾN ĐỜI
SỐNG THANH NIÊN VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Sƣ phạm giáo dục công dân
Mã ngành: 52140204

Giáo viên hƣớng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS.GVC - Lê Duy Sơn

Nguyễn Cẩm Tuyên
MSSV: 6106657

Cần Thơ, 11/2013
1


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................ 4


5. Kết cấu luận văn .............................................................................................................. 4
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CÁC LOẠI HÌNH GIẢI TRÍ VÀ NHU CẦU GIẢI TRÍ CỦA THANH
NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY .......................................................................................... 5
1.1. Khái niệm giải trí và các loại hình giải trí ...................................................................... 5
1.2. Nhu cầu giải trí của Thanh niên Việt Nam hiện nay .................................................... 12
CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC LOẠI HÌNH GIẢI TRÍ
ĐẾN ĐỜI SỐNG THANH NIÊN VIỆT NAM ................................................................ 19
2.1. Những tác động tích cực từ các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên Việt Nam 19
2.2. Những tác động tiêu cực từ các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên Việt Nam .. 29
CHƢƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẦM PHÁT HUY NHỮNG TÁC
ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ SỰ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TỪ CÁC LOẠI
HÌNH GIẢI TRÍ ĐẾN ĐỜI SỐNG THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN
TỚI ...................................................................................................................................... 47
3.1 Năng cao hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp về các hoạt động......................... 48
giải trí ................................................................................................................................... 48
3.2. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục

các loại

hình giải trí lành mạnh cho thanh niên ................................................................................ 49
3.3. Thường xuyên tổ chức các hoạt động giải trí lành mạnh cho thanh niên. .................... 52
3.4. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên ..................... 53
KẾT LUẬN......................................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 59

2


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay xã hội ngày một phát triển, khoa học công nghệ ngày càng cao,
máy móc đã thay con người giải quyết nhiều công việc. Con người đã có nhiều thời
gian rỗi hơn để dành cho những nhu cầu khác. Một trong những nhu cầu đó là được
giải trí. Giải trí là nhu cầu cao của con người, đặc biệt là tâng lớp thanh niên. Thông
qua hoạt động giải trí, con người tái sản xuất sức lao động, hoà nhập vào cộng đồng,
tạo mối liên hệ với cộng đồng. Xã hội ngày nay phát triển làm xuất hiện rất nhiều
các loại hình giải trí, mỗi loại hình giải trí mang những đặc điểm và sự bổ ích khác
nhau, lượng người tham gia vào mỗi loại hình giải trí cũng không bằng nhau. Với
lứa tuổi thanh niên, đây là giai đoạn hoàn thiện nhân cách, trưởng thành của các cá
nhân. Giải trí được tầng lớp thanh niên rất quan tâm vì qua giải trí, họ có điều kiện
để thể hiện mình, để học hỏi và trau dồi những kinh nghiệm sống từ bạn bè, cộng
đồng xã hội… Do vậy mà giải trí đóng một vai trò không thể thiếu trong cuộc sống
của tầng lớp thanh niên. Chính vì tầm quan trọng của giải trí như vậy, nên thanh
niên Việt Nam trong thời điểm hiện nay rất quan tâm đến hoạt động giải trí. Họ
tham gia vào rất nhiều hoạt động giải trí, dành nhiều thời gian rỗi cho giải trí. Từ
tháng 10 năm 1999, khi Chính phủ áp dụng hai ngày nghỉ cuối tuần thì nhu cầu giải
trí lại càng cao.
Tuy nhiên, có những ảnh hưởng tiêu cực xuất hiện từ các loại hình giải trí
đến đời sống thanh niên Việt Nam. Ta có thể thấy điều này qua cách suy nghĩ, lối
sống, cách ứng sử của thanh niên trong xã hội hiện nay, khá đông bạn trẻ khác có
những suy nghĩ và hành vi lệch chuẩn đáng lo ngại, có lối sống thực dụng, buông
thả, dễ dãi, hành động thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Nhiều bạn
có biểu hiện tiêu cực không được quan tâm uốn nắn kịp thời đã trượt ngã thành hư
hỏng, tội phạm. Một số thanh niên có những hành động đi ngược lại với những giá
trị truyền thống của dân tộc, làm suy tàn những phẩm chất đạo đức.
Để góp phần tìm hiểu sự tác động từ các loại hình giải trí đến đời sống thanh

3



niên Việt Nam hiện nay nên tôi chọn đề tài: " Sự tác động của các loại hình giải
trí đến đời sống thanh niên Việt Nam – Thực trạng và giải pháp.” làm luận văn
tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Tiềm hiểu về thực trạng sự ảnh hưởng của các loại hình giải trí đến đời sống
thanh niên Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm góp phần phát huy
những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của các loại hình giải
trí đến đời sống thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
-

Làm rõ những tiêu chí, nội dung các loại hình giải trí và nhu cầu giả trí của

thanh niên Việt Nam hiện nay.
-

Phân tích thực trạng sự tác động của các loại hình giải trí đến đời sống thanh

niên Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế sự
tác động tiêu cực từ các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên việt nam trong
thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là: Sự tác động của các loại hình giải trí đến đời sống
thanh niên.
Phạm vi nghiên cứu là: Sự tác động của các loại hình giải trí đến đời sống thanh
niên Việt Nam giai đoạn hiện nay.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đạt được mục đích và nhiệm vụ đặc ra, luận văn sử dụng phương pháp
nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, logic và lịch sử, lý luận liên hệ với thực tiễn,...
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu nội dung
luận văn gôm 3 chương 8 tiết.

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CÁC LOẠI HÌNH GIẢI TRÍ VÀ NHU CẦU GIẢI TRÍ CỦA THANH NIÊN
VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1. Khái niệm giải trí và các loại hình giải trí
1.1.1. Khái niệm giải trí
Theo Từ điển xã hội học (do Nguyễn Khắc Viện chủ biên): “Giải trí là một
dạng hoạt động của con người, đáp ứng những nhu cầu phát triển của con người về
các mặt thể chất, trí tuệ và mỹ học. Giải trí không chỉ là nhu cầu của từng cá nhân,
mà còn là nhu cầu của đời sống cộng đồng.”
Theo cuốn Nhu cầu giải trí của thanh niên của tác giả Đinh Thị Vân Chi,
NXB chính trị quốc gia, Việt Nam, 2003: “Giải trí là hoạt động trong thời gian rỗi,
nhằm giải tỏa căng thẳng trí não, tạo sự hứng thú cho con người và là điều kiện
phát triển con người một cách toàn diện về trí tuệ, thể lực và thẩm mỹ.”
Tiêu chí đánh giá các loại hình giải trí
Những nghiên cứu đầu tiên về giải trí xuất hiện rất lâu trong lịch sử loài người,
những tác phẩm của Aristote, Platon và các tác giả khác bàn về bản chất, chức năng
của giải trí trong đời sống của con người. Nhưng phải đến cuối thế kỉ 19 giải trí và
những vấn đề liên quan (thời gian nhàn rỗi…) mới được thực sự quan tâm. Hiện nay

đã hình thành khoa học về nhàn rỗi với tư cách là khoa học liên ngành, trong số các
khoa học về giải trí có mặt của xã hội học về giải trí, một chuyên ngành có đối
tượng nghiên cứu là thời gian rỗi trong mối tương tác với quỹ thời gian, đặc biệt là
thời gian lao động và trong mối quan hệ với các thiết chế xã hội, cơ cấu văn hoá,
văn hoá và các quá trình xã hội. Sự biến đổi về khoa học kỹ thuật, kinh tế kéo theo
hàng loạt những biến đổi về xã hội, văn hóa …Chúng ta thấy có rất nhiều tác giả
trong ngành khoa học xã hội nói chung và xã hội học, văn hóa học nói riêng đã có
những công trình nghiên cứu, những bài viết, bình luận, nhận xét về vấn đề giải trí.

5


Các tác giả nổi tiếng của “Lý thuyết hành động xã hội” [14] này như Pareto,
Weber, Parson, … đều coi hành động xã hội là cốt lõi của mối quan hệ con người –
xã hội, là cơ sở của đời sống xã hội của con người. Theo Weber, hành động xã hội
là hành vi được chủ thể gắn cho một ý nghĩa chủ quan nhất định. Và cái mà Weber
gọi là “ý nghĩa chủ quan” chính là ý thức, là hành động có ý thức, chủ thể hiểu được
mình định thực hiện hành động gì?, và sẽ thực hiện nó như thế nào?, khác hẳn với
những hành động bản năng sinh học. Đối chiếu với hành động lựa chọn những hình
thức giải trí của các hộ gia đình là hành động có sự tham gia của ý thức, thể hiện sự
lựa chọn của chủ thể về nhiều khía cạnh như chơi cái gì?, đi đâu?, vào lúc nào?, có
phù hợp với điều kiện của mình không?. Như vậy, hành động lựa chọn hình thức
giải trí của các hộ gia đình cũng chính là một dạng hành động xã hội.
Hành động xã hội có tính chuẩn mực, luôn phụ thuộc vào hệ giá trị chuẩn mực
của xã hội. Nhận thức của các cá nhân trong gia đình trong hoạt động giải trí đều
được điều chỉnh bởi quan niệm của xã hội về giá trị chuẩn mực đã được các thành
viên trong xã hội chấp nhận vì vậy khi tham gia vào hoạt động giải trí không thể
không tính đến hệ giá trị – chuẩn mực của xã hội.
Hành động có tính duy lý, nghĩa là phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của chủ
thể. Các cá nhân một mặt tuân theo hệ giá trị chuẩn mực của xã hội, mặt khác vẫn

hành động rất khác nhau, chứ không nhất thiết theo khuôn mẫu cứng nhắc. Vì vậy
các cá nhân tuỳ thuộc vào nhu cầu, sở thích và mục đích có thể lựa chọn cho mình
những hình thức giải trí phù hợp.
Giải trí là nhu cầu thực tế của con người. Ở các nước phương Tây, xã hội càng
phát triển, thời gian lao động càng rút ngắn lại do sự phát triển của khoa học kỹ
thuật, máy móc hiện đại, áp dụng tự động hóa vào sản xuất vì vậy thời gian rỗi
nhiều hơn và cơ hội để con người tham gia các hoạt động giải trí càng cao hơn.
Theo Marx thời gian rỗi là thuộc về sự phát triển của xã hội. Khi con người có
những nhu cầu sinh tồn toàn diện, thì nhu cầu giải trí là một trong những nhu cầu
thiết yếu. Thực chất giải trí là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu hoạt động sống
của cá nhân, là một hình thức thay đổi tính chất lao động của con người nhằm giải
toả những mệt mỏi ức chế và phục hồi sức khoẻ đưa cơ thể trở lại trạng thái khoẻ

6


mạnh toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Giải trí là một hình thức nghỉ ngơi tích
cực tác động chủ yếu vào tinh thần của con người, giúp con người xoá đi những
căng thẳng, khắc phục những ức chế tâm lý do công việc gây ra. Hoạt động giải trí
cũng là một dạng hoạt động để tái sản xuất sức lao động, gắn kết các cá nhân lại với
nhau, tăng cường mối quan hệ xã hội, cố kết cộng đồng. Giải trí cũng là yêu cầu
điều kiện để con người hiện đại sử dụng thời gian rỗi một cách có lợi, góp phần tạo
diện mạo văn hoá cá nhân và là một trong những thước đo lối sống của con người.
Theo: “Lý thuyết nhu cầu của Maslow” [13] - nhu cầu vừa mang tính sinh
học (đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển sinh học của con người), vừa mang tính xã
hội (được đáp ứng nhờ nền sản xuất xã hội) bị quy định bởi văn hóa cộng đồng.
Theo thang nhu cầu của Maslow, ông đã phân cấp nhu cầu con người thành 5 bậc:
Nhu cầu tự hoàn thiện
Nhu cầu uy tín
Nhu cầu xã hội

Nhu cầu an toàn

Nhu cầu sinh học

Nhu cầu giải trí thuộc nấc cao của thang nhu cầu. Nhu cầu giải trí thuộc phạm vi
nhu cầu văn hóa, nhu cầu tinh thần gồm nhu cầu được giao tiếp, thưởng thức, vui
chơi, giải trí. Trong nấc thang nhu cầu của Maslow, nhu cầu giải trí nằm ở nấc
thang thứ ba, đó là nhu cầu xã hội. Qua thang trên, chúng ta có thể thấy nhu cầu
thấp nhất là nhu cầu sinh học như ăn, mặc, mua sắm..., nhu cầu cao nhất là nhu cầu
tự hoàn thiện như nhu cầu tự thể hiện và tự khẳng định. Nhu cầu của con người cần
được đáp ứng lần lượt từ thấp đến cao. Do đó, khi nhu cầu sinh học được đáp ứng
thì con người có mong muốn được thỏa mãn nhu cầu về mặt tinh thần.

7


Còn “Lý thuyết lựa chọn hợp lý” (hay còn gọi là thuyết lựa chọn duy lý) trong xã
hội học có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân học vào thế kỷ VIII, XIX.
Một số nhà triết học đã cho rằng bản chất con người là vị kỷ, luôn tìm đến sự hài
lòng, sự thoả mãn và lảng tránh nỗi khổ đau. Một số nhà kinh tế học cổ điển thì
từng nhấn mạnh vai trò động lực cơ bản của động cơ kinh tế, lợi nhuận khi con
người phải đưa ra quyết định lựa chọn hành động. Đặc trưng thứ nhất có tính chất
xuất phát điểm của sự lựa chọn duy lý chính là các cá nhân lựa chọn hành động[14].
Ngày nay, xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người cũng phát triển
theo. Khi những nhu cầu thiết yếu để cho sự sinh tồn được đảm bảo, khi những đòi
hỏi về ăn, mặc, ở được đáp ứng, con người tiếp tục hướng đến nấc thang cao hơn
của nhu cầu: tự thể hiện, tự khẳng định, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần. Các
hoạt động giải trí trong thời gian rỗi của người dân cũng rất đa dạng, phong phú. Họ
ngày càng có nhiều lựa chọn cho phù hợp với sở thích, mức sống, quỹ thời gian và
luôn hướng các hoạt động đó đến việc tự hoàn thiện bản thân, nâng cao hiểu biết

cho mình.
Chính vì thế ngày nay giải trí được xã hội nhìn nhận theo những góc độ sau:
- Giải trí là một dạng hoạt động của con người đáp ứng nhu cầu phát triển của
con người về thể chất, trí tuệ và thẩm mỹ. Giải trí không chỉ là nhu cầu của mỗi cá
nhân mà là nhu cầu của đời sống cộng đồng.
- Hoạt động giải trí nằm trong hệ thống các loại hoạt động của con người, thuộc
đời sống tinh thần của mỗi cá nhân như thưởng thức nghệ thuật, chơi các trò chơi,
sinh hoạt tôn giáo… Đó là hoạt động thỏa mãn nhu cầu tinh thần của mỗi người.
Giải trí là dạng hoạt động mang tính tự nguyện nhằm mục đích giải tỏa sự căng
thẳng tinh thần để đạt tới sự thư giãn, thanh thản trong tâm hồn và cao hơn, đó là sự
rung cảm về thẩm mỹ.
- Thời gian dành cho hoạt động giải trí thường gắn liền với thời gian rỗi, là
những khoảng thời gian mà cá nhân không bị bức bách bởi những nhu cầu sinh tồn,
không bị chi phối bởi những nghĩa vụ cá nhân hoặc sự đòi hỏi bởi nhu cầu vật chất.
Con người hồn tồn tự do, thốt khỏi những băn khoăn, lo lắng thường nhật. Khi đó,

8


với sự thanh thản về trí óc, sự bay bổng về tâm hồn, họ tìm đến những hoạt động
giải trí.
- Giải trí là nhu cầu của con người vì nó đáp ứng những đòi hỏi bức thiết từ phía
cá nhân. Nhu cầu giải trí là động cơ của hoạt động giải trí. Khi xuất hiện nhu cầu
giải trí, con người bị thôi thúc hành động để thỏa mãn nhu cầu đó. Nhu cầu giải trí
là một trong những nhu cầu không gắn liền với sự tồn tại sinh học mà là sự đòi hỏi
ngày càng cao, nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, tự hồn thiện và tự khẳng định
mình của con người. Nhu cầu giải trí cũng là một bộ phận quan trọng cấu thành các
nhu cầu tinh thần.
- Giải trí là một bộ phận nằm trong đời sống tinh thần của mỗi cá nhân và cả
cộng đồng theo hướng có lợi là chính và cũng không tránh khỏi có những giải trí

mang tính bất lợi. Giải trí có lợi là hướng tới những chuẩn mực được cả cộng đồng
thừa nhận, mang giá trị thẩm mỹ cao, và ngược lại giải trí mang tính bất lợi chỉ
được duy trì ở một nhóm người, một bộ phận trong cộng đồng dân cư và sớm
muộn không còn tồn tại, tuy nhiên có những trường hợp cá biệt nó vẫn còn dai
dẳng.
- Giải trí với chuẩn mực nhằm đạt tới giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Giải trí theo
hướng tích cực trở thành một trong những động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Ở
Thanh Hố hiện nay, nhu cầu giải trí đã và đang là bài tốn khó đòi hỏi các cấp uỷ
Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và cả cộng đồng cùng có trách
nhiệm và nghĩa vụ phải duy trì, làm giàu thêm những giá trị mới, đồng thời phải loại
trừ, đưa ra khỏi cuộc sống những gì có hại, cản trở sự phát triển.
Phân loại các loại hình giải trí
Xã hội ngày nay phát triển làm xuất hiện rất nhiều các loại hình giải trí, mỗi
loại hình giải trí mang những đặc điểm và sự bổ ích khác nhau, mức độ sử dụng các
loại hình giải trí khác nhau. Trong các số các loại hình giải trí: Thụ động (Xem ti vi;
nghe đài; lướt web; chat trên mạng; chơi game, điện tử), vận động (Đi chơi/đi dạo
phố với bạn bè; đi mua sắm; đi uống nước, cà phê, hoặc bia hơi sau giờ làm; đi hát
karaoke; đi dã ngoại, du lịch; đi xem biểu diễn ca nhạc nhẹ; đi xem thi đấu trực tiếp
các môn thể thao; đi xem phim tại rạp; đi xem các loại hình nghệ thuật truyền

9


thống; đi tập thể dục, thể thao) thì hình thức xem tivi, đi dạo phố với bạn, nghe đài
là những hoạt động thường xuyên được các nhóm thanh niên thực hiện. Có sự
chênh lệch khá rõ rệt trong việc lựa chọn hai loại hình giải trí mang tính thụ động và
vận động của thanh niên. Nhóm giải trí thụ động được thanh niên lựa chọn nhiều
hơn, còn giải trí mang tính vận động thì ít hơn. Điều này cho thấy các loại hình giải
trí thụ động vẫn chiếm ưu thế trong lĩnh vực giải trí của thanh niên .
Giải trí là những hoạt động trong thời gian rỗi nhưng không phải bất kể hoạt

động nào trong thời gian rỗi cũng là giải trí. Các hoạt động như la cà hàng quán, hút
ma tuý... tuy diễn ra trong thời gian rỗi nhưng là những hành vi lệch chuẩn, không
phải là để giải trí.
Như vậy, giải trí là muốn nói đến các hoạt động vui chơi nói chung, đem lại cho
con người cảm giác thư thái, thoải mái về mặt thể chất cũng như tinh thần. Tuy
nhiên, chúng ta cũng cần phân biệt giải trí lành mạnh và giải trí không lành mạnh.
Vì ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, thì những hình thức giải trí đáp ứng
nhu cầu của người dân ngày càng phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, không tránh khỏi
những hình thức giải trí mang mục đích xấu, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
con người.
Giải trí lành mạnh là hoạt động giải trí trong thời gian rỗi nhằm mục đích thư
giãn, nghỉ ngơi, lấy lại trạng thái cân bằng sau những giờ làm việc mệt mỏi. Các
hoạt động được cho là lành mạnh có thể kể đến như nghe nhạc, xem phim, đọc sách
báo, truy cập internet, tập thể dục thể thao, tham gia các câu lạc bộ…Đây là những
hoạt động lành mạnh, đem lại hiệu quả cao, có vai trò rất lớn đối với mỗi cá nhân,
giúp cá nhân phát diện toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
Tuy nhiên, cũng là những hoạt động diễn ra trong thời gian rỗi như xem phim đồ
trụy, truy cập các trang web đen, chơi cờ bạc, cá độ bóng đá… nhưng động cơ, mục
đích không lành mạnh, không trong sáng, không những làm tiêu tốn thời gian tiền
bạc, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của con người. Việc tham gia
các hoạt động giải trí không lành mạnh còn dẫn họ đến con đường phạm tội, hủy
hoại bản thân, ảnh hưởng đến gia đình và xã hội.

10


Như vậy, khoảng cách giữa giải trí lành mạnh và không lành mạnh là rất gần
nhau. Do đó, mỗi cá nhân cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, tránh sa
ngã vào những hình thức giải trí không lành mạnh.


1.1.2. Các loại hình giải trí
Hiện nay ở nước ta, thời gian rỗi được sử dụng như thế nào? Vào những hoạt
động gì? Đó là một câu hỏi lớn. Từ tháng 10/1999, Việt Nam đã chuyển sang chế
độ làm việc 40 giờ/tuần, các công chức có 2 ngày nghỉ. Nhưng việc sử dụng số thời
gian rỗi trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa hiện
nay một cách hiệu quả, tích cực và lành mạnh không phải là vấn đề đơn giản. Thực
tế cho thấy trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang trong quá trình diễn ra công cuộc
công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn đang diễn ra mạnh mẽ. Bên
cạnh đó đã xuất hiện những biểu hiện của sự phát triển các hoạt động giải trí tinh
thần một cách tự phát, thậm chí còn có cả những hoạt động không phù hợp với điều
kiện thực tế và văn hoá của địa phương, nhiều người gần như không có hoạt động
giải trí, hoặc không có nhu cầu tham gia vào các hoạt động giải trí. Điều này là hệ
quả tất yếu của của sự phát triển. Ở các vùng nông thôn Việt Nam hiện nay do ảnh
hưởng của nền kinh tế thị trường nên đã cuốn hút người dân, đặc biệt là thanh niên
nơi đây vào hoạt động lao động sản xuất vật chất, vào những công việc sản xuất
kinh doanh tăng thu nhập để ổn định cuộc sống, vì vậy thời gian rỗi giành cho hoạt
động giải trí của họ không nhiều. Điều đó là dễ lý giải khi với những biến đôi mạnh
mẽ kinh tế- xã hội trong thời gian qua, nhất là xu hướng phân tầng xã hội, làm
khoảng cách giàu nghèo nới rộng ở nông thôn nên người nông dân càng tìm mọi
cách để tăng thu nhập, làm giàu và thăng tiến xã hội. Mặt khác, trong thời kì hội
nhập, có rất nhiều loại hình giải trí được du nhập vào Việt Nam. Do đó, người dân
có thể đa dạng hoá được sự lựa chọn hoạt động giải trí tinh thần trong thời gian
nhàn rỗi. Bên cạnh đó cũng xuất hiện những loại hình giải trí không phù hợp với
thuần phong mỹ tục, với điều kiện sống của người dân tại các vùng quê nước ta.
Hoạt động giải trí đã, đang và tiếp tục là nhu cầu tất yếu của con người. Đặc biệt

11


hoạt động giải trí còn là yếu tố quan trọng xây dựng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng

nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

1.2. Nhu cầu giải trí của Thanh niên Việt Nam hiện nay
Khái niệm nhu cầu
Theo nghĩa từ, nhu là cần thiết, cầu là đòi hỏi, mong muốn. Nhu cầu có cơ sở
sinh vật nhưng không thể cho đó là biểu hiện của bản tính người tồn tại nguyên
dạng của con người từ thời đại này sang thời đại khác .
Ngoài sự thoả mãn những nhu cầu cơ bản của sự sinh tồn, con người còn có những
nhu cầu xã hội khác. Do vậy nhu cầu của con người có tính sinh học và tính xã
hội. Có thể đưa ra mét ý niệm về nhu cầu như sau. Nhu cầu là những đòi hỏi không
ngừng phát triển về đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân, với tư cách là thành
viên của một xã hội, được thể hiện và đáp ứng thông qua trình độ hoạt động sản
xuất và trình độ hoạt động tiêu thụ các sản phẩm vật chất và tinh thần của xã hội.
Khái niệm nhu cầu giải trí
Giải trí là nhu cầu của con người vì nó đáp ứng những đòi hỏi bức thiết cá nhân, mà
nếu thiếu nó thì sự phát triển của họ không thể đầy đủ và toàn diện.
Có 6 nhu cầu xã hội cơ bản của con người trong đó có nhu cầu giải trí-tái sáng tạo.
Đó là nhu cầu nghỉ ngơi và tinh thần bằng chuyển trạng thái hoạt động: từ các hoạt
động sinh tồn sinh vật sang các hoạt động thẩm mỹ. Nhu cầu chính yếu là tái nhận
thức hiện thực theo phương thức thẩm mỹ. Các nhu cầu phụ thuộc là sự sản xuất và
tiêu thụ tác phẩm biểu tượng tính, sự phát triển các năng lực cảm thô thẩm mỹ, chế
độ thời gian rỗi, thiết chế thời gian rỗi và phương tiện giải trí. Dưới góc độ văn hoá,
nhu cầu giải trí được xác định là nhu cầu sản xuất và tiêu thụ các tác phẩm văn hoá.
Khái niệm thời gian rỗi
Trong bất kỳ thời đại nào con người cũng tiêu dung thời gian rỗi cho bốn
loại hoạt động:
- Hoạt động lao động xã hội

12



- Hoạt động thuộc các quan hệ cá nhân trong đời sống xã hội
- Hoạt động duy trì, bảo vệ đời sống vật chất nhằm thoả mãn các nhu cầu cá nhân.
- Hoạt động thuộc đời sống tinh thần của cá nhân.
Loại hoạt động thứ tư diễn ra không nhiều trong đời sống con người. Đó là số
thời gian còn lại của mỗi người sau khi đã làm xong ba loại bổn phận trên. Người ta
gọi đó là thời gian rỗi, đặc điểm của nó là con người có thể tự do làm những gì
mình thích, và đó là sự chuyển từ hoạt động tất yếu, cưỡng bức sang tù do, tự giác,
tự nguyện.
Những nhân tố quyết định đến nhu cầu giải trí:
Điều kiện chủ quan: Nhân khẩu xã hội của chủ thể, nhu cầu tinh thần, thời
gian rỗi, kinh phí, năng khiếu cá nhân, nghề nghiệp, thu nhập.
Điều kiện khách quan: Số lượng, vị trí của các địa điểm giải trí, sự tổ chức
và quản lý các hoạt động giải trí.
Định hướng của xã hội: Chính sách giải trí, quan niệm xã hội, đầu tư của xã
hội cho giải trí.
Nhu cầu giải trí của Thanh niên Việt Nam hiện nay
Mỗi lứa tuổi đều có sở thích riêng, phong cách sống riêng và nhu cầu giải trí
riêng. Cách nhìn nhận đánh giá một vấn đề xã hội ở mỗi nhóm tuổi cũng khác nhau.
Việc lựa chọn loại hình giải trí ở mỗi nhóm tuổi cũng khác nhau. Quan niệm, chuẩn
mực, tiêu chí để lựa chọn loại hình giải trí ở mỗi nhóm tuổi cũng không giống nhau.
Như nhận xét của một thanh niên: “Bây giờ xã hội phát triển, giao lưu- hợp tác nó
làm thay đổi nhiều thứ, bộ mặt đất nước, thế rồi văn hóa cũng thay đổi theo. Nhu
cầu giải trí cũng khác trước, trẻ có sở thích riêng, già có kiểu của già, mỗi thế hệ
lại có lựa chọn khác nhau” [9].
Đặc biệt hoạt động giải trí của thanh niên hiện nay khá đa dạng. Những hoạt
động đó bao gồm cả những hoạt động mang tính vận động và những hoạt động
mang tính thụ động. Hoạt động giải trí của thanh niên hiện nay không chỉ là giải trí
đơn thuần mà còn là sự giải trí có định hướng, có chọn lọc. Do điều kiện đời sống
vật chất được cải thiện và do nhu cầu giải trí ngày càng cao vì thế mà người dân nói

chung và đặc biệt là thanh niên nói riêng đã đầu tư khá nhiều thời gian rỗi của mình

13


vào việc sử dụng các loại hình giải trí. Có sự khác biệt về mức độ giải trí giữa thanh
niên đi học và thanh niên đi làm, bên cạnh đó có sự khác biệt giữa các lứa tuổi, khu
vực sống của thanh niên đi học và đi làm. Hiện nay các thành phố lớn hay ở các đô
thị có nhiều điểm vui chơi giải trí cho thanh niên hơn ở các vùng nông thôn, vùng
sâu vùng xa. Điều đó đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của toàn xã hội đối với nhu cầu
giải trí của thanh niên.
Trong quá trình so sánh giữa hai nhóm thanh niên đi học và đi làm về mức độ các
hoạt động giải trí cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm thanh niên. Thanh niên đi
làm có xu hướng có mức độ sử dụng các hình thức giải trí vận động cao hơn nhóm
thanh niên đi học. Và ngược lại nhóm thanh niên đi học lại có xu hướng có mức độ
giải trí theo hình thức thụ động cao hơn nhóm đi làm. Đồng thời cũng có sự khác
biệt giữa hai nhóm thanh niên ở các độ tuổi khác nhau, cũng như ở các thành phố
khác nhau về mức độ giải trí. Càng ở độ tuổi cao thì nhóm thanh niên đi học càng ít
sử dụng hình thức giải trí vận động .
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn và mức độ thực hiện các hoạt động giải trí
của 2 nhóm thanh niên đi học và đi làm cho thấy “yếu tố về kinh tế” (phương tiên
vật chất như điện thoại, tivi, máy tính, xe máy,…và mức chi tiêu trong tháng) có sự
ảnh hưởng mạnh nhất trong tất cả các yếu tố và chỉ đúng với hình thức giải trí thụ
động mà không đúng với hình thức giải trí vận động của cả 2 nhóm đi học và đi
làm. Trong hình thức giải trí vận động đối với thanh niên đi làm yếu tố mạnh nhất
ảnh hưởng đến mức độ thực hiện các hoạt động giải trí đó là “có sống ở ngoài gia
đình hơn 3 tháng”; đối với thanh niên đang đi học thì lại là yếu tố “ Là cán bộ câu
lạc bộ”. Như vậy giả thuyết ban đầu đặt là “Yếu tố kinh tế có ảnh hưởng mạnh nhất
đến mức độ sử dụng các hoạt động giải trí của thanh niên” chỉ đúng trong trường
hợp hình thức giải trí thụ động mà chưa đúng với hình thức giải trí vận động.

Hiện nay không ít thanh niên có những hành vi mang tính chất tiêu cực để giải
toả những căng thẳng của bản thân. Trong đó hình thức mà thanh niên thường
xuyên làm nhất đó là hút thuốc, uống rượu bia, tiếp đó là đánh bạc, đua xe máy,
đánh nhau.

14


Bên cạnh đó nếu xét về khía cạnh thời gian ta có thể thấy được nhu cầu giải trí
của thanh niên Việt Nam rất đa dạng.
Giải trí cấp ngày:
Giải trí cấp ngày được diễn ra trong thời gian rỗi cấp ngày. Nghĩa là khoảng thời
gian còn lại sau khi đã trừ đi các hao phí thời gian cho việc lao động (học tập), việc
gia đình, việc riêng, ngủ, ăn uống, nghỉ ngơi. Trong thời gian rỗi cấp ngày của thanh
niên Việt Nam có các hình thức giải trí phổ biến như xem tivi, đọc sách báo, nghe
nhạc, chơi thể thao, đi chơi. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy xem tivi là hoạt động
giải trí được thanh niên Việt Nam ưa thích nhất. Loại hình này "tiêu tốn" thời gian
rỗi của thanh niên nhất. Bên cạnh đó các chương trình tivi ngày càng phong phú,
mới mẻ và hấp dẫn là nguyên nhân tạo nên tỷ lệ người xem cao. Một hoạt động giải
trí cũng rất phổ biến trong giới thanh niên Việt Nam là nghe nhạc, bộ phận này
chiếm khá nhiều. Thời điểm này nghe nhạc nói chung có xu hướng ngày càng phát
triển, nó được coi là loại hình giải trí mang tính thưởng thức nghệ thuật. Thoạt nhìn
nghe nhạc không phải là hoạt động (con người như bị thụ động khi nghe nhạc)
nhưng xét về bản chất, nghe nhạc là sự chuyển đổi của não từ hoạt động lao động
sang hoạt động thẩm mỹ. Và vì vậy, nó mang tính giải trí cao. Chơi các môn thể
thao cũng là hoạt động giải trí có tỷ lệ thanh niên tham gia cao. Ở đây ta không đề
cập đến việc luyện tập thể thao tăng cường sức khoẻ mà chỉ quan tâm tới sự tham
gia các hình thức thể thao trong thời gian rỗi nhằm mục đích giải trí. Xét từ góc độ
đó các môn thể thao mà thanh niên thường tham gia có thể kể tới bóng đá, cầu lông,
bơi lội… Bóng đá là môn thể thao rất phổ biến, nó được xem là môn thể thao vua.

Do đó nó lôi cuốn thanh niên tham gia rất đông đảo. Có thể đá bóng sau giờ làm
việc tại các sân bóng cơ quan hoặc tại các sân chơi ở địa bàn cư trú. Thậm chí thanh
niên có thể đá bóng ở các vỉa hè, lòng đường. Cầu lông là hoạt động thể thao khá
đơn giản, không đòi hỏi và yêu cầu cao đối với người chơi. Do vậy mà hình thức
này rất phổ biến ở mọi khu dân cư. Bơi lội từ năm 1990 trờ lại đây với sự phong
phú của các bể bơi hiện đại và tiện nghi đã thoả mãn được nhu cầu của tầng lớp
thanh niên Việt Nam. Một hoạt động giải trí mà chúng ta phải đề cập tới trong các
loại hình giải trí của thanh niên Việt Nam thời điểm này là "hội chứng" chat-

15


Internet. Với sự phát triển chóng mặt của các trung tâm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu
cầu của thanh niên ngày càng cao. Đây là loại hình giải trí mà thanh niên Việt Nam
rất ưa chuộng hiên nay. Với giá cả rất phù hợp, các khách hàng có thể được thoải
mái khi"dạo chơi" trên Internet, gửi một lá thư, nghe một bản nhạc, truy cập thông
tin mà mình muốn. Ở đây, chúng ta cũng chỉ đề cập đến lĩnh vực giải trí trong chatInternet chứ không xét đến khía cạnh công việc. Với sự phát triển nhu cầu ngày
càng cao đối với chat-Internet cần có một nghiên cứu cụ thể và quy mô để có thể
hiểu được nguyên nhân, thực trạng và xu hướng của loại hình giải trí này.
Tóm lại với thời gian rỗi trung bình 2h6'/ngày, khuôn mẫu giải trí cấp ngày của
thanh niên Việt Nam có thể được nhận xét như sau: Đó là những hình thức giải trí
tương đối phổ biến và phù hợp với quảng đại quần chúng, về cơ bản chúng không
đòi hỏi chi phí cao hay những chuẩn bị phức tạp về mặt kĩ thuật.
Giải trí cấp tuần:
Giải trí cấp ngày đã giúp con người có những giê phót thoải mái và thư giãn sau
mỗi ngày làm việc. Nhưng do hạn chế về thời gian và sự lặp lại như thói quen (ngày
nào cũng vậy) đã tạo ra sự nhàm chán và làm giảm hiệu quả giải trí. Do vậy cần
phải có sự thay đổi để tạo ra sự mới mẻ gây hưng phấn cho não tạo tâm lý thoải mái
cho cá nhân khi bắt tay vào công việc.
Phân tích tài liệu cho thấy trong 2 ngày nghỉ cuối tuần, thanh niên Việt Nam

thường giải trí ngoài trời như đi chơi với bạn bè, dã ngoại, làm những việc ưa thích
và chơi thể thao.
Thứ nhất, đi chơi với bạn bè, đây là hình thức phổ biến trong giới thanh niên. Ở
lứa tuổi này thanh niên có nhu cầu giao tiếp cá nhân cao. Qua đi chơi với bạn bè
các cá nhân thể hiện mình cũng như học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm sống của
bạn bè. Hình thức "đi chơi với bạn bè" gồm những hoạt động:
- Đi xem phim, ca nhạc, sân khấu: Do sự phát triển của các loại hình giải trí khác
như xem tivi, vi tính nối mạng dẫn đến nhu cầu đến các rạp chiếu phim,
nhà hát trong thời kỳ khủng hoảng. Một số điều tra gần đây cho thấy thanh niên
đang có xu hướng quay trở lại với rạp chiếu bóng, nhà hát. Đây là một tín hiệu đáng
mừng cho ngành sân khấu và điện ảnh nước nhà. Thanh niên đến rạp (nhà hát)

16


không đơn thuần để thưởng thức nghệ thuật mà đồng thời để thoả mãn những nhu
cầu khác (giao tiếp với bạn bè, tâm sự với người yêu, trình diễn các trang phục
mới..). Do vậy nếu các rạp không thoả mãn cùng lúc những nhu cầu đó thì họ sẽ
chọn các địa điểm khác (hình thức giải trí khác) để thưởng thức nghệ thuật.
- Đi uống cà phê. Hình thức này rất phổ biến trong giới thanh niên. Qua quan sát
chúng ta có thể thấy được lượng thanh niên đến các quán cà phê là rất đông. Không
chỉ cuối tuần mà hầu như các buổi tối các quán cà phê thu hót hang trăm lượt thanh
niên lui tới. Có những thanh niên tới quán 4-5 tối/tuần (đi uống cà phê gần như là
giải trí cấp ngày của bộ phận thanh niên này). Chúng ta có thể thấy ngoài mục đích
đi uống cà phê các thanh niên đến đây còn thoả mãn các nhu cầu như giao tiếp bạn
bè, làm quen... Còn có người đến đây chỉ vì muốn hưởng không khí và khung cảnh
ở các quán cà phê (náo nhiệt hoặc yên tĩnh).
- Đi hát karaoke. Thanh niên Việt Nam thường đi hát Karaoke trong những dịp vui,
ngày nghỉ và lúc rỗi rãi ngày thường. Qua hình thức karaoke các cá nhân một mặt
được giải toả tinh thần, mặt khác là phương tiện thử nghiệm khả năng âm nhạc của

mình. Từ góc độ văn hoá, karaoke là phương thức thưởng thức nghệ thuật và sáng
tạo nghệ thuật. Karaoke có thể trở thành một phương tiên để phổ biến một lối sống
văn hoá và phổ biến âm nhạc truyền thống của dân tộc với tầng lớp thanh niên.
- Đi câu cá: Đây là loại hình tương đối mới và nó có xu hướng phát triển trong
một vài năm gần đây. Thực chất của việc đi câu cá là một cuộc dã ngoại, muốn tìm
hiểu thiên nhiên, muốn tận hưởng thiên nhiên. Trong các buổi đi câu cá có thể tổ
chức ăn uống, hát hò tạo môi trường giao tiếp giữa các cá nhân.
Như vậy đi chơi với bạn bè rất phổ biến và nó được biểu hiện dưới những hình thức
rất đa dạng. Nó trở thành khuôn mẫu giao tiếp và tương tác của thanh niên hiện nay.
Thứ hai, với điều kiện thực tế sống trong môi trường quanh năm ồn ào náo nhiệt,
một bộ phận thanh niên Việt Nam thường có nhu cầu đi dã ngoại. Trong những
ngày nghỉ cuối tuần hoặc những ngày lễ, họ thường tổ chức đi thăm quan các danh
lam thắng cảnh, di tích lịch sử, đền thờ, miếu mạo ngoại thành hoặc các tỉnh khác.
Các hình thức tổ chức cũng khác nhau, nhóm bạn tự tổ chức, khu phố tổ chức hay
Đoàn thể của trường...

17


Trong các cuộc dã ngoại, thanh niên được thoát khỏi các thiết chế xã hội như gia
đình, cơ quan, trường học...Họ có các hành vi ứng xử theo khuôn mẫu và chuẩn
mực của nhóm. Những chuẩn mực này nhiều khi là do ngẫu hứng, đôi khi đối lập
với các chuẩn mực xã hội. Thời gian này cũng là lúc cá nhân thể hiện sự tự lập của
mình, các hành động được thực hiện theo nhu cầu của cả nhóm, tạo ra tâm lý thoải
mái cho cá nhân, giúp cá nhân có những giây phút thư giãn tinh thần. Do vậy mà
loại hình dã ngoại ngày càng được tầng lớp thanh niên ưa thích.
Hoạt động giải trí mà thanh niên Việt Nam thường tham gia trong thời gian rỗi
cuối tuần là làm những việc ưa thích, tuỳ vào sở thích và khả năng của mỗi người
mà có một loạt hoạt động: vẽ, đi siêu thị, nội trợ...Một số bộ phận thanh niên sử
dụng thời gian rỗi để giải trí bằng cách thực hiện những khả năng của mình và qua

đó họ muốn thể hiện mình, muốn thỏa mãn nhu cầu được làm việc mà mình
thích(vẽ, nội trợ). Ở Việt Nam đang có một hình thức, nhất là nữ giới, dù không
được mua hàng cũng thích vào siêu thị ngắm hàng và thư giãn nhờ không khí mát
mẻ và cách mua bán văn minh.
Tóm lại có thể nhận xét về các loại hình giải trí cấp tuần của thanh niên Việt Nam
như sau:
- Những hoạt động giải trí được ưa chuộng trong dịp nghỉ cuối tuần thường là
những hoạt động giải trí vừa thoả mãn nhu cầu giao tiếp đến với thiên nhiên.
- Đây thường là những hoạt động tập thể vừa thoả mãn nhu cầu giải trí vừa thoả
mãn nhu cầu giao tiếp, ít có hoạt động cá nhân.
- Có những hoạt động mang tính tự do cao, có phần ngẫu hứng, ít bị ràng buộc bởi
những khuôn mẫu cố định nên có tính giải trí cao.

18


CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC LOẠI HÌNH GIẢI TRÍ ĐẾN
ĐỜI SỐNG THANH NIÊN VIỆT NAM
Xã hội ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật đã thay thế con người để trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thời gian lao động của con người ngày càng rút
ngắn lại và thời gian rỗi càng nhiều hơn. Khi con người có được một thời gian rỗi
đáng kể, họ muốn sử dụng nó một cách hợp lý và đem lại hiệu quả cho bản thân họ.
Đặc biệt là tầng lớp thanh niên - lứa tuổi mà theo các nhà khoa học đánh giá là có
xu hướng cá nhân cao, luôn muốn thoả mãn những nhu cầu bản thân. Một trong
những nhu cầu lớn mà tầng lớp thanh niên đặt ra đó là nhu cầu giải trí.
Giải trí đem lại cho con người sự thoải mái và giải toả tinh thần sau những giờ
làm việc căng thẳng và mệt mỏi. Đặc biệt theo một nghiên cứu mang tên "Khẳng
định sự nhận diện thông qua các hoạt động giải trí”đã chỉ rõ vai trò của giải trí
trong việc khẳng định cái tôi của chủ thể. Chính giải trí là môi trường để cá nhân

thể hiện mình. Thông qua giải trí, mỗi người tạo cơ hội thể hiện mình là ai và
cho phép mọi người hiểu rõ về họ hơn. Vì vậy mà giải trí đã trở thành hoạt động
thường nhật trong tầng lớp thanh niên. Sự phát triển của công nghệ đồng thời
với sự phát triển dân trí tạo ra rất nhiều các hình thức giải trí, mỗi loại hình có
một đặc trưng riêng, những ảnh hưởng riêng.

2.1. Những tác động tích cực từ các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên
Việt Nam
Hoạt động giải trí ngày càng có vai trò quan trọng và đóng góp vào sự phát
triển của xã hội. Đối tượng của các loại hình giải trí rất đặc biệt, bao gồm các giai
tầng, các thành viên trong xã hội. Một lực lượng xã hội chịu sự tác động lớn của các
loại hình giải là thanh niên, là những người chủ tương lai của đất nước. Các loại
hình giải trong xu thế toàn cầu đang có ảnh hưởng, tác động rất lớn đến lối sống của
thanh niên hiện nay. Các thông tin của các loại hình giải tác động vào trí thức thanh

19


niên, hình thành tri thức, thái độ mới hay nhận thức, thái độ cũ. Sự thay đổi về ý
thức tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về hành vi.
Sự tác động của các loại hình giải đến lối sống của thanh niên hiện nay có những
mặt tích cực sau:

2.1.1. Các loại hình giải trí tạo môi trường sống lành mạnh cho Thanh niên
Việc xây dựng phong cách sống, lối sống giải trí lành mạnh hiện đang là vấn
đề được quan tâm trong trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa
của nước ta hiện nay. Thanh niên là tầng lớp trí thức đại diện và quyết định tương
lai đất nước, chính vì thế việc tạo ra lối sống lành mạnh cho thanh niên là một điều
quan trọng và hết sức cần thiết.
Nói đến thanh niên Việt Nam tức là nói đến một thế hệ trẻ đầy sức sống và sức

sáng tạo. Họ nắm trong tay tri thức của thời đại, chìa khóa mở ra cánh cửa cho tiến
bộ xã hội nói chung và sự phá triển đất nước nói riêng. Về mặt số lượng, thanh niên
là một lực lượng không nhỏ. Về mặt chất lượng, thanh niên là lớp người trẻ được
đào tạo toàn diện và đấy đủ nhất, tiếp thu những tri thức tiên tiến của thế giới và là
tầng lớp dễ dàng hòa nhập với môi trường mới đặc biệt là môi trường giải trí.
Lối sống của thanh niên Việt Nam nhìn chung cực kỳ đa dạng và phong phú. Đặc
biệt là lối sống giải trí lành mạnh, phù hợp với sự phát triển xã hội, có tác dụng thúc
đẩy sự hoàn thiện cá nhân nói riêng và thúc đẩy tiến bộ xã hội nói chung.
Điểm nổi bật đầu tiên khi ta nghĩ về thanh niên, đó là những con người năng
động và sáng tạo. Chính thanh niên là những người tiên phong trong mọi công
cuộc cải cách, đổi mới về kinh tế, giáo dục…Trong đầu họ luôn đầy ắp các ý tưởng
độc đáo và thú vị; và họ tận dụng mọi cơ hội để biến các ý tưởng ấy thành hiện
thực. Không chỉ chờ đợi cơ hội đến, họ còn tự mình tạo ra cơ hội. Đã có nhiều thanh
niên nhận được bằng phát minh, sáng chế; và không ít trong số những phát minh ấy
được áp dụng, được biến thành những sản phẩm hữu ích trong thực tiễn. Với thế
mạnh là được đào tạo vừa toàn diện vừa chuyên sâu, thanh niên có mặt trong mọi
lĩnh,vực của đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Trong học tập, thanh niên không

20


ngừng tự đổi mới phương phấp học sao cho lượng kiến thức họ thu được là tối đa.
Không chờ đợi, thụ động dựa vào thầy cô, họ tự mình đọc sách, nghiên cứu, lấy
thông tin, tài liệu từ mọi nguồn. Phần lớn thanh niên đều có khả năng thích nghi cao
với mọi môi trường sinh sống và học tập. Họ không chỉ học tập trong một phạm vi
hẹp ở trường, lớp; thanh niên ngày nay luôn phát huy tinh thần học tập ở mọi nơi,
mọi lúc. Không chỉ lĩnh hội tri thức của nhân loại, thanh niên Việt Nam còn tiếp
thu những cái hay, cái đẹp trong mọi lĩnh vực khác như giải trí, nghệ thuật… Sự
năng động của thanh niên còn được thể hiện ở việc tích cực tham gia các hoạt động
xã hội như y tế, từ thiện…Ngoài giờ học, những thanh niên còn tham gia các hoạt

động như: tuyên truyền viên hiến máu nhân đạo lại ngược xuôi đi lại mang kiến
thức về hiến máu đến mọi người, mọi nhà… Bằng sự năng động, thanh niên luôn tự
cập nhật thông tin, kiến thức, làm mới mình phù hợp với sự thay đỏi và phát triển
của xã hội. Rõ ràng, năng động và sáng tạo là những ưu điểm nổi bật của thanh niên
Việt Nam thời đại mới.
Chính vì năng động và sáng tạo nên thanh niên Việt Nam luôn thể hiện mình là
những con người táo bạo và tự tin. Thanh niên dám nghĩ, dám làm, dám chịu thử
thách. Các ý tưởng độc đáo không chỉ nằm trong suy nghĩ mà luôn được thử nghiệm
trong thực tế. Có thể thành công hoặc thất bại, song họ không hề chùn bước. Với
họ, mỗi lần thất bại lại làm họ tự tin hơn với nhiều kinh nghiệm hơn. Đứng trước
cha anh, họ luôn tự tin vào chính mình. Họ tin rằng với những tri thức mình có
trong tay, với những gì họ đã, đang và sẽ làm, các bậc cha anh sẽ tự hào về họ.Tự
tin nhưng không kiêu- đó chính là thanh niên Việt Nam. Phần lớn thanh niên đều
rất khiêm tốn, họ không bao giờ nghĩ rằng như thế là mình đã hơn các bậc tiền bối.
Trong suy nghĩ của họ, họ còn thiếu nhiều lắm, nhất là kinh nghiệm và sự từng trải.
Chính vì thế, khi quyết định một điều gì, thanh niên không bao giờ quên tham khảo
ý kiến của những người xung quanh, đặc biệt là bậc cha chú của mình. Và khi đã
nhận được sự ủng hộ của lớp người đi trước, họ thêm tự tin thực hiện ý định của
mình. Táo bạo song thanh niên không hề liều lĩnh. Trước khi thực hiện một việc gì,
họ luôn tính toán, xem xét vấn đề một cách thận trọng. Nói rằng táo bạo, nghĩa là
trước đó chưa có ai dám làm, dám thử nghiệm, họ là người đầu tiên thực hiện, chứ

21


không phải họ đâm đầu thực hiện một việc mà họ không biết tỉ lệ thành công của
mình. Khi cảm thấy mình đã có đủ mọi điều kiện cần thiết, họ mới bắt tay vào thực
hiện. Một điều quan trọng đáng nói ở đây, đó là nếu gặp rủi ro thất bại thì họ sẵn
sàng chấp nhận như một chuyện đương nhiên tất yếu sẽ xảy ra, tức là có thất bại thì
thất bại ấy cũng nằm trong kế hoạch. Họ dám nhìn thẳng vào thất bại và vượt qua

nó. Tóm lại, táo bạo và tự tin cũng là điểm rất đáng quý trong lối sống của thanh
niên Việt Nam.
Phong cách độc lập trong cuộc sống cũng như trong học tập cũng góp phần xây
dựng một hình tượng đẹp về thanh niên Việt Nam. Không giống như thanh niên các
thế hệ trước chỉ biết sống phụ thuộc vào gia đình, thanh niên ngày nay đã biết thân
tự lập thân. Không chỉ riêng việc học tập, mà mọi vấn đề khác trong cuộc sống đều
được thanh niên giải quyết trong sự chủ động. Nếu như trong quá khứ, thanh niên
còn chờ đợi tiền chu cấp của gia đình mỗi đầu tháng thì ngày nay mọi chuyện
dường như đã khác đi rất nhiều. Ngoài giờ học, họ tìm việc làm kiếm thêm tiền
mua sách vở hay phục vụ cho những chi tiêu thường ngày khác. Nhiều người không
chỉ lo được cho bản thân mà còn có thể giúp đỡ những người bạn khác thiệt thòi
hơn mình, hay giúp đỡ gia đình ngay cả khi họ vẫn còn ngồi trong giảng đường đại
học. Những con người ấy thật đáng khâm phục, xứng đáng trở thành những gương
mặt tiêu biểu đại diện cho thanh niên Việt Nam thời đại mới.
Ngày nay ta có thể thấy một lối sống lành mạnh và tích cực của thanh niên Việt
Nam là phong cách tự khẳng định mình. Không chỉ thanh niên mà giới trẻ ngày nay
nói chung đều thích tự khẳng định mình. Đó là một thế mạnh không phải mọi tầng
lớp đều có được. Phải thực sự có tri thức và đủ tự tin thì mới dám tự khẳng định
mình. Sánh ngang vai cùng các tầng giới khác, thanh niên Việt Nam luôn tạo ra
được thế đứng cho mình. Dù trong bất cứ lĩnh vực nào thanh niên cũng tự tin vào
tiếng nói của mình. Họ đã chứng minh cho chóng ta thấy được sức mạnh của họ, vai
trò to lớn của họ trong công cuộc xây dựng đất nước và phát triển xã hội. Chúng ta
không thể coi thường hay hạ thấp vai trò quan trọng của thanh niên.
Lối sống lành mạnh, hiện đại, mới mẻ của thanh niên Việt Nam ngày nay cũng là
một điều tốt. Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường cộng với sự tiến bộ nhanh

22


chóng của khoa học kỹ thuật, cơ chế thoáng, mở trong lối sống giúp cho thanh niên

Việt Nam dễ dàng hơn trong việc tiếp thu kiến thức cũng như tinh hoa giải trí lành
mạnh nhân loại. Cuộc sống hướng ngoại tạo thuận lợi cho việc theo kịp với sự phát
triển của nước ngoài nói riêng và tiến bộ của toàn xã hội nói chung. Chúng ta không
còn lo sợ sẽ bị tụt hậu hay chậm tiến so với các nước khác. Đặc biệt là trong xu thế
hội nhập kinh tế, toàn cầu hóa hiện nay thì lối sống hiện đại là một điều không thể
thiếu trong việc xây dựng cơ sở vật chất cho sự phát triển sự phát triển của đất
nước.

2.1.2. Các loại hình giải trí tạo ra các mối quan hệ mới cho thanh niên
Trong một thế giới toàn cầu hoá như hiện nay, hội nhập không chỉ là tất yếu
mà còn đang trở thành yếu tố quyết định sự sống còn của một dân tộc, một quốc gia.
Hội nhập có thể thông qua nhiều con đường: giao lưu kinh tế, giao lưu chính trị,
giao lưu văn hóa, đặc biệt là văn hóa giải trí...
Theo quan niệm thông thường, giao lưu kinh tế, giao lưu chính trị thường được
coi là quan trọng hơn, còn giao lưu văn hoá giải trí giống như một sự hỗ trợ, bổ
sung, làm tươi mát thêm cho mối quan hệ giữa các bên. Trên thực tế, giao lưu văn
hoá giải trí ngày càng chứng tỏ vai trò của mình và ngày càng thực hiện được nhiều
chức năng hơn người ta vẫn từng nghĩ.
Điều dễ nhận thấy nhất là giao lưu văn hoá giải trí giúp các dân tộc hiểu biết hơn
về văn hoá giải trí của nhau. Nếu như khi nói tới Nhật Bản ta nghĩ ngay tới trà đạo,
kịch Nô, tinh thần võ sỹ đạo Samurai, nghệ thuật cắm hoa Ikebbana, thế giới truyện
tranh...; nói tới Hàn quốc ta hình dung tới áo Hanbok, món kim chi, tập quán sinh
hoạt trên nền nhà, nền điện ảnh, thời trang, âm nhạc... thì những điều đó chính là
nhờ giao lưu văn hoá giải trí.
Giao lưu văn hoá giải trí mang những tinh hoa của trí tuệ nhân loại tới các vùng,
miền, các lãnh thổ khác nhau, không phân biệt biên giới. Những tác phẩm nổi tiếng
của nước này được lan toả và lưu hành rộng rãi ở nước khác đã không còn là
chuyện xa lạ nữa. Nếu như Lev Tonstoi, Puskin, Mark Twain... được đọc ở hầu
khắp các nước trên thế giới, thì Việt Nam cũng tự hào là Truyện Kiều của Nguyễn


23


Du được dịch ra rất nhiều thứ tiếng, trong đó những bản dịch tiếng Pháp có tới 10
phiên bản, chữ Hán có 7 phiên bản khác nhau.
Hay như vào giờ phút chuyển giao năm mới, ở rất nhiều nước trên thế giới, mọi
người cùng hát ca khúc Happy New Year bất hủ của ban nhạc ABBA, thì người
Việt Nam cũng rất tự hào khi biết rằng vào giây phút giao thừa thiêng liêng như thế,
ở đất nước mặt trời mọc, có tới khoảng một nửa dân số Nhật cùng hồi hộp chờ đợi
để nghe ca khúc Diễm xưa của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn (được dịch sang tiếng
Nhật với tên gọi "Nét đẹp xưa") do một ca sỹ Nhật trình bày.
Nghĩa là, nhờ giao lưu văn hoá giải trí, một tác phẩm của dân tộc này có thể trở
nên thân thiết, thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của một hoặc nhiều dân
tộc khác.
Nhưng đó mới chỉ là những điều rất nhỏ mà giao lưu văn hoá giải trí mang lại
cho loài người. Những lợi ích mà nó có thế thực hiện được ngày nay lớn hơn thế rất
nhiều. Có thể nói, văn hoá giải trí đang giúp cả thế giới xích lại gần nhau. Đến mức,
người ta đang nói tới, không phải "giao lưu văn hoá giải trí " mà là "ngoại giao văn
hoá giải trí " với ý so sánh nó với ngoại giao chính trị truyền thống. Và ngoại giao
văn hoá trong đó có các loại hình văn hoá giải trí đang ngày càng tỏ rõ ưu thế của
mình.
Nếu ngoại giao chính trị mang tính chính thống, xã giao, công thức, khó thiết lập,
thì ngoại giao văn hoá giải trí giống như một hoạt động "bên lề" các sự kiện, mang
tính giao lưu và không công thức. Hơn thế, là những sản phẩm mang tính thẩm mỹ,
văn hoá giải trí như một tiếng nói chung giữa các dân tộc có ngôn ngữ khác nhau
nên dễ nhận được sự đồng cảm, dễ đi vào lòng người, dễ để lại ấn tượng cho người
thưởng thức. Bởi vậy, ngoại giao văn hoá giải trí thường dễ dàng được tiếp nhận và
đạt hiệu quả hơn ngoại giao chính trị. Rất nhiều khi, ngoại giao văn hoá giải trí đã
làm được những điều mà ngoại giao chính trị không thể làm được (do một nguyên
nhân nào đó).

Ví dụ điển hình trong lĩnh vực này là một sự kiện nổi tiếng đã từng xảy ra trong
quan hệ Việt- Mỹ sau chiến tranh. Những năm sau 1975 có thể coi là khoảng thời
gian thù địch giữa hai bên, bởi Chính phủ Mỹ lại tiến hành một cuộc chiến tranh

24


khác chống lại Việt Nam– Cuộc chiến tranh lạnh. Khi đó, các nhà chính trị, ngoại
giao và doanh nghiệp của mỗi bên chưa thể tiếp cận được với dân chúng của "phía
bên kia", và chính các nhà văn hoá, các văn nghệ sỹ và các trí thức Việt Nam- nhất
là những người may mắn được tới Mỹ- đã là những người tiên phong mang văn hoá
giải trí Việt Nam đến với người dân Mỹ. Chính những nhà tiên phong này đã hé lộ
cho người Mỹ thấy những nét đẹp của một văn hoá giải trí mà trước đây họ chưa
bao giờ được tiếp cận, khiến cái nhìn của họ mất dần đi những ngờ vực và nghi
ngại. Rồi tập "Thơ từ những tài liệu thu được", bao gồm những bài thơ chép trong
sổ tay của các chiến sỹ Việt Nam bị quân đội Mỹ thu giữ, được xuất bản tại Mỹ và
lập tức gây tiếng vang. Bởi lẽ trong những bài thơ không phải là nỗi sợ hãi hay lòng
hận thù, mà là khát vọng tự do, khát vọng sống và khát vọng yêu cháy bỏng. Mối
thiện cảm và mong muốn khám phá văn hoá giải trí Việt Nam được nhen nhóm và
cháy dần lên trong lòng người dân Mỹ. Kết quả là, trong vòng 20 năm sau cuộc
chiến, đến năm 1995, đã có khoảng 3000 đầu sách viết về Việt Nam được xuất bản
tại Mỹ. Những cuốn sách này góp phần không nhỏ giúp người Mỹ hiểu và thay đổi
cái nhìn đối với Việt Nam. Nó cũng tác động không nhỏ đến làn sóng ủng hộ bình
thường hoá quan hệ giữa hai nước, để rồi, cùng với bao nỗ lực lớn lao khác, cuối
cùng Tổng thống Bush đã thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn
(PNTR) với Việt Nam vào năm 2006, mở ra một chương mới trong quan hệ ViệtMỹ.
Rõ ràng là văn hoá giải trí - thứ ngôn ngữ toàn cầu, ai cũng hiểu- có thể làm nên
rất nhiều việc kỳ diệu. Chính văn hoá đang góp phần làm cho cả thế giới xích lại
gần nhau.
Các loại hình giải trí tác động rất tích cực đến lối sống của thanh niên, trong đó

đã xây dựng cho sinh viên một lối sống tích cực, có tinh thần trách nhiệm cao. Tuy
vậy, không phải là các loại hình giải trí không có những ảnh hưởng tiêu cực.
2.1.3 Các loại hình giải trí hình thành nên đời sống mới cho thanh niên
Chúng ta đều biết rằng, giải trí luôn là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh
thần của xã hội, thể hiện trình độ phát triển chung của một đất nước, một thời đại.

25


×