Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

phân tích thực trạng tín dụng phi chính thức trên địa bàn huyện cờ đỏ – thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 96 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM THỊ LÝ

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG
PHI CHÍNH THỨC TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CỜ ĐỎ – THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201

Cần Thơ – 5/2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM THỊ LÝ
MSSV: C1200179

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG
PHI CHÍNH THỨC TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CỜ ĐỎ – THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


LÊ KHƯƠNG NINH

Cần Thơ – 5/2014


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên cho em được gửi lời chúc sức khỏe, lời cảm ơn chân thành nhất
đến tất cả quý thầy, cô Trường Đại học Cần Thơ nói chung và tất cả quý thầy,
cô thuộc Khoa Kinh tế – Quản trị Kinh doanh nói riêng đã hết lòng hướng dẫn
và truyền đạt cho em những kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức thực tế
vô cùng quý giá, thật sự cần thiết cho em và ngày qua ngày đã giúp em từng
bước tiến bộ, trưởng thành và yêu thích ngành học của mình hơn. Bên cạnh
đó, thầy cô cũng đã giúp em tích lũy được nhiều kiến thức để hoàn thành tốt
đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
Đặc biệt cho em kính gửi lời cảm ơn đến thầy Lê Khương Ninh đã giúp
em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này với tất cả tinh thần, trách nhiệm và
lòng nhiệt tình. Em kính chúc thầy được nhiều sức khỏe, luôn vui vẻ, đạt được
nhiều thành công trên con đường giảng dạy và trong cuộc sống.
Tiếp theo là em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các cô, chú nông dân
đã nhiệt tình giúp em trong quá trình thu thập số liệu, giúp em có thêm nhiều
kinh nghiệm thực tế quý báo trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Nhân
dịp này em kính chúc quý cô, chú nông dân có mùa màng bội thu và dồi dào
sức khỏe.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2014
Người thực hiện

Phạm Thị Lý

i



TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cung cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2014
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Lý

ii


MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................3
1.3.1 Phạm vi không gian ................................................................................3
1.3.2 Phạm vi thời gian....................................................................................3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....4
2.1 Phương pháp luận ......................................................................................4
2.1.1 Các vấn đề cơ bản về tín dụng ................................................................4

2.1.2 Khái niệm về nông hô .............................................................................7
2.1.3 Lý giải sự hiện diện của tín dụng phi chính thức .....................................7
2.1.4 Các hình thức tín dụng phi chính thức ....................................................8
2.1.5 Vai trò của tín dụng phi chính thức đối với nền kinh tế nông hộ ........... 10
2.1.6 Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vay tín dụng
phi chính thức của nông hộ............................................................................ 15
2.1.7 Mô hình nghiên cứu .............................................................................. 13
2.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 15
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ..................................................... 15
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 15
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 15
Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ CÁC
NGUỒN VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ HUYỆN CỜ ĐỎ - TP.CẦN THƠ .... 17
3.1 Giới thiệu tổng quan TP. Cần Thơ ........................................................... 17
3.1.1 Lịch sử hình thành ................................................................................ 17
3.1.2 Vị trí địa lý ........................................................................................... 18
3.1.3 Đơn vị hành chính ................................................................................ 18
3.1.4 Tình hình dân cư................................................................................... 18
3.2 Giới thiệu tổng quan về huyện Cờ Đỏ - TP. Cần Thơ .............................. 18
3.2.1 Lịch sử hình thành ................................................................................ 18
3.2.2 Vị trí địa lý, diện tích và dân số ............................................................ 19
3.2.3 Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện năm 2012 và năm 2013... 19
3.2.4 Khái quát về kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2013 trên
địa bàn huyện Cờ Đỏ ..................................................................................... 22
3.3 Các nguồn vốn vay của nông hộ trên địa bàn huyện Cờ Đỏ .................... 25
3.3.1 Hệ thống tín dụng chính thức................................................................ 25
3.3.2 Hệ thống tín dụng bán chính thức ......................................................... 26
3.3.3 Hệ thống tín dụng phi chính thức .......................................................... 26

iii



Chương 4: THỰC TRẠNG VAY TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN CỜ ĐỎ - TP. CẦN THƠ ...................................................27
4.1 Mô tả mẫu khảo sát. ................................................................................ 27
4.1.1 Thông tin chung về nông hộ ................................................................. 27
4.1.2 Thực trạng sản xuất năm 2013 của nông hộ huyện Cờ Đỏ .................... 32
4.2 Thực trạng tín dụng phi chính thức của nông hộ trên địa bàn
huyện Cờ Đỏ - TP. Cần Thơ .......................................................................... 36
4.2.1 Thực trạng vay vốn của nông hộ huyện Cờ Đỏ từ nguồn phi chính thức
năm 2013 ...................................................................................................... 36
4.2.2 Thị phần vay vốn của nông hộ đối với các nguồn vốn vay .................... 37
4.2.3 Những nguyên nhân hộ không vay vốn, muốn vay mà không vay được
tại ngân hàng – quỹ tín dụng nhân dân .......................................................... 38
4.2.4 Cơ cấu các hình thức vay phi chính thức của nông hộ
huyện Cờ Đỏ - TP. Cần Thơ .......................................................................... 40
4.2.5 Mục đích vay vốn từ nguồn phi chính thức của nông hộ
huyện Cờ Đỏ ................................................................................................. 43
4.2.6 Lãi suất vay từ người cho vay phi chính thức, người thân bạn bè trong
nguồn vay phi chính thức .............................................................................. 45
4.2.7 Những thông tin tín dụng của nông hộ huyện Cờ Đỏ ............................ 48
4.2.8 Thông tin về số lần vay vốn của nông hộ đến cuối năm 2013 ............... 49
4.2.9 Những ưu nhược điểm nhận được khi lựa chọn vay tại ngân hàng – quỹ
tín dụng và tín dụng phi chính thức ............................................................... 50
4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay phi chính thức của
nông hộ trên địa bàn huyện Cờ Đỏ - TP. Cần Thơ ......................................... 54
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ VAY TÍN DỤNG PHI
CHÍNH THỨC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỜ ĐỎ - TP. CẦN THƠ .............59
5.1 Những yếu tố tích cực và không lành mạnh của thị trường tín dụng phi
chính thức ..................................................................................................... 59

5.1.1 Những yếu tố tích cực của thị trường tín dụng phi chính thức ............... 59
5.1.2 Những yếu tố tiêu cực của thị trường tín dụng phi chính thức ............... 60
5.2 Một số giải pháp nhằm hạn chế vay tín dụng phi chính thức ................... 61
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................65
6.1 Kết luận ................................................................................................... 65
6.2 Kiến nghị................................................................................................. 67
6.2.1 Đối với chính phủ ................................................................................. 67
6.2.2 Đối với chính quyền địa phương ........................................................... 67
6.2.3 Đối với ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng......................... 68
6.2.4 Đối với nông hộ .................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................71
PHỤ LỤC .............................................................................................................72
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG HỘ ...................................................79

iv


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Tổng hợp các biến và dấu kỳ vọng mô hình .......................................14
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện Cờ Đỏ năm 2013 ....... 20
Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu phát triển văn hóa - xã hội của huyện Cờ Đỏ
năm 2013.............................................................................................................. 22
Bảng 4.1 Phân bổ tỷ trọng hộ trong các mẫu khảo sát .......................................27
Bảng 4.2 Thông tin về giới tính của chủ hộ........................................................28
Bảng 4.3 Độ tuổi và thâm niên nghề nghiệp chính của chủ hộ ........................ 29
Bảng 4.4 Thống kê một số đặc điểm chung về nông hộ trong mẫu khảo sát .. 30
Bảng 4.5 Bảng thống kê về mối quan hệ trong xã hội của nông hộ................. 31
Bảng 4.6 Thông tin nông hộ được hỗ trợ trong sản xuất ...................................33
Bảng 4.7 Thống kê ảnh hưởng của những thông tin đến kết quả sản xuất ...... 34

Bảng 4.8 Những rủi ro nông hộ thường gặp ...................................................... 35
Bảng 4.9 Thị phần vay vốn của nông hộ đối với các nguồn vốn vay ...............37
Bảng 4.10 Những nguyên nhân cụ thể nông hộ không muốn vay tại ngân hàng
và quỹ tín dụng nhân dân .....................................................................................39
Bảng 4.11 Những nguyên nhân cụ thể nông hộ muốn vay nhưng không vay
được tại ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân ....................................................40
Bảng 4.12 Cơ cấu các hình thức vay phi chính thức của nông hộ
huyện Cờ Đỏ - TP. Cần Thơ ...............................................................................41
Bảng 4.13 Tổng số chân hụi và tiền chơi hụi .....................................................43
Bảng 4.14 Mục đích sử dụng vốn vay từ nguồn vay phi chính thức ................44
Bảng 4.15 Đại diện lãi suất cho vay trong nguồn vay phi chính thức ..............46
Bảng 4.16 Nguồn thông tin vay vốn được cung cấp cho nông hộ ....................48
Bảng 4.17 Số lần vay vốn của nông hộ tính đến cuối năm 2013 ......................50
Bảng 4.18 Những ưu nhược điểm của nông hộ nhận được khi lựa chọn nguồn
vay .........................................................................................................................51
Bảng 4.19 Kết quả phân tích mô hình TOBIT về các nhân tố ảnh hưởng đến
lượng vốn vay phi chính thức của nông hộ huyện Cờ Đỏ - TP. Cần Thơ ........55

v


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1 Cơ cấu nghề nghiệp của nông hộ huyện Cờ Đỏ ............................... 28
Hình 4.2 Cơ cấu học vấn của chủ hộ nông hộ huyện Cờ Đỏ .......................... 29
Hình 4.3 Thực trạng vay tín dụng phi chính thức của nông hộ năm 2013 ...... 37
Hình 4.4 Cơ cấu các hình thức vay phi chính thức của nông hộ
huyện Cờ Đỏ ................................................................................................. 41
Hình 4.5 Cơ cấu mục đích vay phi chính thức của nông hộ huyện Cờ Đỏ ...... 44


vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL
CP


TTg
NN
HTX
XH
XDCB
TD
TCTD
PGD
PCT
TDND
TPCT
NHNN
NH
NHTM
NHNNo
KH
THT
CLB
SX-NN
CN
TM-DV
KHHGĐ

BVTV
SD
TB

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

:
:
:

Đồng bằng sông Cửu Long
Chính phủ
Nghị định
Quyết định
Thủ tướng
Nhà nước
Hợp tác xã
Xã hội
Xây dựng cơ bản
Tín dụng
Tổ chức tín dụng
Phòng giao dịch
Phi chính thức
Tín dụng nhân dân
Thành phố Cần Thơ
Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng Nông nghiệp
Kế hoạch
Tổ hợp tác
Câu lạc bộ
Sản xuất nông nghiệp
Công nghiệp
Thương mại – dịch vụ
Kế hoạch hóa gia đình

Bảo vệ thực vật
Sử dụng
Trung bình

vii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang ảnh
hưởng hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển
như Việt Nam. Điều này được thể hiện bằng những dòng đầu tư tài chính di
chuyển mạnh đến các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam nhằm mục
đích khai thác nguồn lực tự nhiên cũng như tận dụng được lực lượng lao động
với chi phí thấp. Tuy nhiên, để hội nhập vào kinh tế quốc tế nước ta phải trải
qua nhiều thách thức trong đó có việc đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư và phát
triển. Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay, kinh tế nông hộ ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nước nhà. Vì bản chất của sản
xuất nông nghiệp là tự túc, tự cấp nên lượng vốn mà người dân bỏ ra phải sau
một thời gian mới có thể thu hồi lại được. Trong những trường hợp gặp phải
rủi ro trong sản xuất như: thiên tai, mất mùa, mất giá, thiếu nguồn cầu, v.v. thì
thu nhập của người dân không đủ để tái đầu tư cho sản xuất hoặc để mở rộng
thêm quy mô sản xuất thì vấn đề đặt ra là tìm đâu ra nguồn vốn để bù đấp sự
thiếu hụt này?
Lĩnh vực nông nghiệp rất được chú trọng với những chính sách khuyến
khích đã được áp dụng trong nông thôn, ưu đãi thuế nông nghiệp, các chính
sách tín dụng ưu đãi cho các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh đối với các mặt
hàng nông sản, từng bước ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ vào sản xuất
nông nghiệp. Chính điều này đã làm tăng giá trị sản xuất, cũng như các hoạt

động khác trong nông nghiệp, nguồn tín dụng nông thôn đóng vai trò chủ yếu,
cấp thiết trong sản xuất và mở rộng sản xuất nông nghiệp của nông hộ. Do đó,
Nhà nước cần cung cấp tín dụng nông thôn với lãi suất thấp là một trong
những công cụ góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn.
Huyện Cờ Đỏ là vùng đất có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển sản
xuất nông nghiệp với 26.491,22 ha đất sản xuất cây hàng năm, trong đó tập
trung nhiều nhất là trồng lúa. Huyện gồm có 10 đơn vị hành chính trực thuộc
với diện tích đất tự nhiên là 31.047,67 ha và có 122.464 người. Từ khi có sự
phân chia giữa huyện Cờ Đỏ và huyện Thới Lai đến nay cùng với xu hướng
phát triển của xã hội, tình hình kinh tế của huyện có nhiều chuyển biến tích
cực theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Cùng với các chính sách của
Chính phủ nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ như Nghị
1


định số 12/1993/NĐ – CP ngày 2/3/1993 về cho vay đến hộ nông dân để phát
triển sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp và kinh tế nông thôn, Nghị định số
41/2010/NĐ – CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển
nông nghiệp, nông thôn, v.v. đã có những thành công nhất định đó là nông hộ
đã dần tiếp cận được với nguồn vốn chính thức từ các ngân hàng như Ngân
hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội, các
Quỹ tín dụng nhân dân, v.v. song còn tồn tại những khó khăn cho người dân
khi tiếp cận và sử dụng nguồn vốn, bên cạnh đó nguồn vốn từ các tổ chức trên
không thể đáp ứng kịp thời và đầy đủ đến các nông hộ. Để có được nguồn vốn
cấp bách và cần thiết cho nông hộ trong quá trình sản xuất cũng như đời sống
một cách nhanh chống, các nông hộ hầu hết đã chọn các hình thức vay phi
chính thức từ các cá nhân, tổ chức. Mặc dù Chính phủ đã đề ra rất nhiều chính
sách nhằm tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức tuy nhiên nhiều người
dân nông thôn, đặc biệt là những người dân ở vùng sâu vùng xa vẫn bị từ chối

cho vay do không đủ điều kiện vay vốn của các tổ chức tín dụng chính thức
cho nên những hộ này vẫn tiếp tục lệ thuộc vào tín dụng phi chính thức. Vì thế
làm sao để tín dụng nông thôn đến đúng đối tượng và phát huy hiệu quả của
nó vẫn còn là vấn đề nan giải. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tín dụng nông
thôn đến đúng đối tượng, phát huy hiệu quả và không lệ thuộc vào tín dụng
phi chính thức? Từ thực tiễn này em chọn đề tài: “Phân tích thực trạng tín
dụng phi chính thức trên địa bàn huyện Cờ Đỏ – Thành phố Cần Thơ” để
làm đề tài tốt nghiệp nhằm hiểu rõ nhu cầu sử dụng vốn tín dụng, nắm bắt
được tình hình vay vốn tín dụng phi chính thức của nông hộ ở huyện Cờ Đỏ –
Cần Thơ và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng
chính thức cho hộ nông dân để sử dụng và mở rộng sản xuất một cách có hiệu
quả.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của bài nghiên cứu là phân tích thực trạng tín dụng phi
chính thức của nông hộ và đề xuất giải pháp nhằm phát huy những mặt tích
cực và hạn chế những mặt tiêu cực của tín dụng phi chính thức trên địa bàn
huyện Cờ Đỏ – Cần Thơ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng vay tín dụng phi chính thức của nông hộ
trên địa bàn huyện Cờ Đỏ – Cần Thơ.
 Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay phi
chính thức của nông hộ trên địa bàn huyện Cờ Đỏ – Cần Thơ.
2


 Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế sự lệ thuộc của nông hộ
vào tín dụng phi chính thức.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian

Đề tài nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn một số xã thuộc huyện Cờ
Đỏ – Cần Thơ. Cụ thể là xã Đông Thắng, thị trấn Cờ Đỏ, xã Thạnh Phú và xã
Trung Hưng.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Đề tài sử dụng thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập trong 2 năm 2012
và 2013. Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ bảng câu hỏi phỏng vấn
nông hộ trong thời gian từ 1/1/2012 đến 31/12/2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là từ 100 nông hộ thuộc xã Đông Thắng, thị trấn
Cờ Đỏ, xã Thạnh Phú và xã Trung Hưng trên địa bàn huyện Cờ Đỏ – Cần
Thơ.

3


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các vấn đề cơ bản về tín dụng
2.1.1.1 Khái niệm tín dụng
Tín dụng là một hoạt động ra đời và phát triển gắng liền với sự tồn tại và
phát triển của sản xuất hàng hóa. Tín dụng là một quan hệ kinh tế thể hiện
dưới hình thức vay mượn và có hoàn trả. Ngày nay tín dụng được hiểu theo
những định nghĩa sau:
 Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình
thái tiền tệ hoặc hiện vật, trong đó người đi vay phải hoàn trả cho người cho
vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định.
 Định nghĩa 2: Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng
vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa.
 Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một

bên (trái chủ – người cho vay) cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán, v.v.
dựa vào lời hứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia (thụ trái – người
vay).
Như vậy, “tín dụng” được diễn đạt bằng nhiều lời lẽ khác nhau, nhưng
chúng cùng chỉ những hành động thống nhất: Hoạt động cho vay, đi vay và
quan hệ này được ràng buộc trên cơ sở pháp luật hiện hành.
Tóm lại, một hoạt động được gọi là tín dụng thì phải có các điều kiện
sau:
- Thứ nhất: Có sự chuyển giao tạm thời (có thời hạn)
- Thứ hai: Một lượng giá trị dưới dạng hàng hóa hoặc tiền tệ.
- Thứ ba: Có sự hoàn trả và giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị ban đầu.
2.1.1.2 Phân loại tín dụng
 Phân loại theo hình thức
 Tín dụng chính thức là hình thức tín dụng hợp pháp, được sự cho phép
của Nhà nước. Các tổ chức tín dụng chính thức hoạt động dưới sự chi phối và
giám sát của NHNN. Các nghiệp vụ hoạt động phải chịu sự quy định của luật
Ngân hàng như sự quy định khung lãi suất, huy động vốn, cho vay, v.v. và
4


những dịch vụ mà chỉ có các tổ chức tín dụng chính thức mới cung cấp được.
Các tổ chức tín dụng chính thức bao gồm các NHTM, Ngân hàng người
nghèo, quỹ tín dụng nhân dân và các chương trình trợ giúp của chính phủ.
 Tín dụng phi chính thức là các hình thức tín dụng nằm ngoài sự quản
lý của nhà nước. Các hình thức này tồn tại khắp nơi và bao gồm nhiều hình
thức cung vốn như cho vay chuyên nghiệp, thương lái cho vay, bạn bè, người
thân, họ hàng, cửa hàng vật tư nông nghiệp, hụi, v.v. Lãi suất cho vay và
những quy định trên thị trường này do người vay và người cho vay quyết định,
trong đó cho vay chuyên nghiệp là hình thức cho vay nặng lãi bị NN nghiêm
cấm.

 Phân loại theo kỳ hạn
Thời hạn tín dụng là khoảng thời gian mà người vay được quyền sử dụng
vốn vay. Thời hạn tín dụng là khoảng thời gian được tính khi người vay rút
khoản tiền vay đầu tiên đến khi trả hết nợ.
 Tín dụng ngắn hạn
Là loại tín dụng có thời hạn cho vay đến 12 tháng và thường được sử
dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu
cầu sinh hoạt của cá nhân. Đây là loại tín dụng phổ biến trong cho vay nông
hộ ở nông thôn, các tổ chức tín dụng chính thức cũng thường cho vay loại này
tương ứng với nguồn vốn và các khoản tiền gửi ngắn hạn. Trong thị trường tín
dụng nông thôn, các nông hộ vay nguồn này chủ yếu là sử dụng cho sản xuất
như mua phân bón, thuốc trừ sâu, cải tạo đất đai, v.v. lãi suất của khoản vay
này tương đối thấp.
 Tín dụng trung hạn
Là loại tín dụng có thời hạn vay từ trên 12 tháng cho đến 60 tháng, được
cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và
xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh. Đối với nông hộ
thường vay vốn loại này để sử dụng cho việc mở rộng sản xuất, đầu tư phát
triển nông nghiệp như mua giống vật nuôi cây trồng cho sản xuất nông nghiệp.
Loại tín dụng này ít phổ biến trong thị trường tín dụng nông thôn so với tín
dụng ngắn hạn.
 Tín dụng dài hạn
Thời hạn tín dụng dài trên 60 tháng, loại tín dụng này được sử dụng để
cung cấp vốn cho XDCB, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. Hình
thức tín dụng này chủ yếu dành cho các đối tượng nông hộ đầu tư sản xuất có

5


quy mô lớn và kế hoạch sản xuất khả thi. Hình thức cho vay này ít xảy ra ở thị

trường tín dụng nông thôn vì rủi ro cao.
 Phân loại theo đối tượng tín dụng
 Tín dụng vốn lưu động: là loại vốn vay để hình thành vốn lưu động
của các tổ chức kinh tế, như cho vay để giữ trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu
cho sản xuất.
 Tín dụng vốn cố định: là loại cho vay để hình thành tài sản cố định
cho các tổ chức kinh tế.
 Phân loại chủ thể tham gia tín dụng
 Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp
được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa.
 Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức
tín dụng khác với các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân.
 Tín dụng Nhà nước: là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà nước là
người đi vay.
 Phân loại theo đối tượng trả nợ
 Tín dụng trực tiếp là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay
cũng chính là người trực tiếp trả nợ.
 Tín dụng gián tiếp là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay và
người trả nợ là hai đối tượng khác nhau.
 Phân loại theo mức độ tín nhiệm khách hàng
 Tín dụng có đảm bảo là tín dụng có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có
sự bảo lãnh của người thứ ba. Hình thức tín dụng này áp dụng đối với những
khách hàng không đủ uy tín, những người lần đầu vay vốn khi vay vốn phải có
tài sản đảm bảo hoặc có người bảo lãnh. Tài sản đảm bảo hay sự bảo lãnh của
người thứ ba là căn cứ pháp lý để ngân hàng có được nguồn thu nợ thứ hai khi
nguồn thu nợ thứ nhất không có để hoàn trả hay hoàn trả không đủ, tạo áp lực
buộc người vay phải trả nợ, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
 Tín dụng không có đảm bảo là tín dụng không có tài sản cầm cố, thế
chấp hay không có sự bảo lãnh của người thứ ba. Loại tín dụng này áp dụng
cho những khách hàng có hệ số tín nhiệm cao, thường xuyên giao dịch với

ngân hàng. Đây được gọi là tín dụng tín chấp.

6


2.1.2 Khái niệm về nông hộ
Hộ là tập hợp những người có quan hệ vợ chồng, họ hàng huyết thống,
cùng chung nơi ở và một số sinh hoạt cần thiết khác nhau như: ăn, uống, nghỉ
ngơi, v.v. Tuy nhiên, cũng có thể có một vài trường hợp một số thành viên của
hộ không có họ hàng huyết thống, nhưng những trường hợp này ít khi xảy ra.
Nông hộ (hộ nông dân) là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, v.v. hoặc kết hợp làm nhiều
nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh
doanh. Nông hộ là những gia đình sống bằng nghề nông, được kể là một đơn
vị về mặt chính quyền. Nông hộ có những đặc trưng riêng, có một cơ chế vận
hành khá đặc biệt không giống như những đơn vị kinh tế khác ở nông hộ có sự
thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có
sự thống nhất giữa quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng.
Nông hộ là đơn vị tái sản xuất chứa đựng các yếu tố hay nguồn lực của
quá trình tái sản xuất (lao động, đất đai, vốn, kỹ thuật, v.v.) là đơn vị sản xuất
tự thực hiện tái sản xuất dựa trên sự phân bổ các nguồn lực vào quá trình sản
xuất để thực hiện tốt các chức năng của nó. Trong quá trình đó, nó có mối
quan hệ chặt chẽ với các đơn vị khác và với hệ thống kinh tế quốc dân. Khai
thác đầy đủ những khả năng và tiềm lực của nông hộ sẽ góp phần tăng trưởng
kinh tế nền kinh tế quốc dân.
2.1.3 Lý giải sự hiện diện của tín dụng phi chính thức
Có một vài lý do giải thích tại sao khu vực phi chính thức vẫn còn là
nguồn tín dụng quan trọng đối với các nông hộ:
 Thứ nhất là do cầu vượt cung tín dụng chính thức: Các ngân hàng
quốc doanh và tư nhân cũng như là các chương trình tín dụng chính thức chưa

đủ khả năng đáp ứng hết các nhu cầu vay vốn rất cụ thể của các nông hộ.
 Thứ hai là do các cơ chế cho vay của các tổ chức chính thức vẫn còn
nhiều ràng buộc khiến cho những đối tượng nghèo không thể tiếp cận được
với nguồn tín dụng chính thức. Một phần nữa có thể là do tính thuận tiện mà
tín dụng phi chính thức mang lại. Do vậy, có thể một phần của tín dụng chính
thức đến với người đi vay cuối cùng cũng thông qua con đường phi chính
thức. Những người có thể vay được từ các tổ chức tín dụng chính thức sẽ đem
số tiền đó cho những người không vay được trên thị trường chính thức vay lại
với mức lãi suất cao hơn.
 Thứ ba là do trình độ dân trí ở nông thôn còn thấp nhất là ở những
vùng sâu, vùng xa nên người dân còn có tâm lý e ngại trong việc giao dịch với
7


ngân hàng. Trong khi đó một số tổ chức tín dụng chính thức vẫn chưa tìm ra
cách thích hợp để đem nguồn vốn đến cho nông hộ.
2.1.4 Các hình thức tín dụng phi chính thức
Tín dụng nông thôn của khu vực phi chính thức có thể xuất phát từ
những nguồn sau:
 Vay mượn từ gia đình, bạn bè, bà con và láng giềng: Đây là hình thức
phổ biến, hình thức này người mượn thường không cần phải trả lãi hoặc lãi
suất tương đối vừa phải và kỳ hạn cũng linh hoạt, khi không có khả năng trang
trải những chi phí cho hoạt động sản xuất, tiêu dùng hàng ngày và những nhu
cầu cần thiết khác, mượn người thân thường được nghĩ đến đầu tiên khi túng
thiếu. Số tiền cho mượn ít hay nhiều tùy thuộc vào mối quan hệ giữa người
mượn và người cho mượn, năng lực tài chính của bên cho mượn, uy tín, khả
năng và thiện chí trả nợ của bên mượn, v.v. ở hình thức này cho ta thấy được
tính tương thân, tương ái, tinh thần giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
 Người cho vay lãi: Những người cho vay lãi có hoạt động rất đa dạng
và linh hoạt. Họ thường cho vay những món tiền nhỏ và ngắn hạn (theo thời

vụ hay theo ngày). Lãi suất cho vay dựa vào thị trường, thường xê dịch từ 3%
đến 10%/tháng. Có thể chia người cho vay lãi thành 3 loại chính. Một là loại
cho vay lãi truyền thống, chủ yếu là do tin tưởng lẫn nhau, với các bước giao
dịch rất gọn nhẹ, không cần thỏa thuận hợp đồng thành văn, kiểu cho vay
truyền thống này gọi là cho vay “nóng”, đôi khi chỉ cho vay trong vài ngày.
Thứ hai là kiểu cho vay đòi hỏi phải có cầm cố, thế chấp, tương tự như loại
một nhưng người vay phải thế chấp tài sản hay đất đai. Thứ ba là cho vay lãi
thông qua những nhà buôn nhỏ, bạn hàng, đầu mối cung cấp nguyên vật liệu.
Hình thức này ngày càng phổ biến có thể cho vay bằng tiền hay hiện vật ví dụ
như vay vàng 24 đóng lãi theo tháng, vay tiền đóng lãi theo tháng, vay tiền
đóng lãi theo ngày (vay tiền góp), v.v. Đối tượng này thường là những người
khá giả ở nông thôn, có nhiều tiền hoặc có tài sản dư ở trong nhà nên trở thành
địa chỉ cho vay quen thuộc ở nông thôn.
Mặt khác, ngoài những trường hợp trên thì hình thức cho vay này đối với
người vay nghèo, ít hoặc không có tài sản thường phải trả lãi suất cao hơn
những người khá giả có nhu cầu vay vốn. Những người cho vay này thường ấn
định mức lãi suất rất cao, đặc biệt trong trường hợp họ nắm bắt được nhu cầu
cần thiết của người đi vay (ốm đau, ma chay hay bệnh tật), những nhu cầu cấp
thiết không thể không vay để trang trải. Do đó những người cho vay thường ấn
định mức lãi suất rất cao so với bình thường. Nếu mức lãi suất cho vay vượt
ngưỡng 30% thì trở thành người cho vay nặng lãi. Như vậy gia đình nông thôn
8


mắc nợ có thể dễ dàng trở nên nghèo đói và lâm vào vòng lẩn quẩn của nợ
nần.
 Hụi/ họ: Hình thức này đã có truyền thống từ lâu ở Việt Nam. Miền
Bắc gọi là họ, miền Nam gọi là hụi, còn miền Trung thường hay gọi là biêu,
phường. Mỗi hội hụi/họ thông thường có từ 5 đến 20 hội viên hoặc nhiều hơn
nữa có chung một ấp/thôn hay xã và mỗi hội như vậy hoạt động độc lập. Mỗi

hội huy động tiết kiệm từ các hội viên và chỉ cho vay trong hội với nhau. Các
vấn đề như lãi suất, mức cho vay sẽ do các hội viên quyết định thông qua bỏ
phiếu kín hoặc do hội trưởng định đoạt trong những cuộc họp định kỳ. Chu kỳ
của một hội kết thúc khi tất cả các hội viên đã một lần nhận được tổng số tiền
huy động tại mỗi lượt. Các hội viên thường là những người phụ nữ trong gia
đình, họ chơi hụi nhằm mục đích để tiết kiệm có sinh lời hoặc nhằm đáp ứng
kịp thời nhu cầu tài chính khi gặp túng thiếu. Hụi bao gồm hụi có lãi và hụi
không lãi, hụi có lãi bao gồm hụi hưởng hoa hồng và hụi đầu thảo. Nhìn chung
các hộ gia đình tham gia họ/hụi để nhằm giải quyết những nhu cầu tài chính
ngắn hạn, nhưng cũng có những hội được lập ra để đáp ứng nhu cầu đầu tư dài
hạn, ví dụ như có những hội kéo dài được mấy vụ mùa.
Theo các nhà nghiên cứu (như Calomiris và Rajaraman, 1998; Tanaka và
Nguyen, 2008; Andersen, Baland và Moene, 2009; Ninh và Dương, 2011;
Ninh và Hơn, 2012), hụi là loại hình tín dụng dân gian rất phổ biến ở nước ta
cũng như trên thế giới. Để giải thích cho tính phổ biến đó, Besley, Coate và
Loury (1993, 1994) đã xây dựng các mô hình lý thuyết kinh điển để chứng
minh lợi ích của loại hình tín dụng này so với tự tiết kiệm và gửi ngân hàng.
Các nghiên cứu thực nghiệm cũng đã kiểm chứng lợi ích của hụi bằng cách sử
dụng số liệu thực tế ở cả nông thôn lẫn thành thị từ nhiều nước trên thế giới.
Trên nguyên tắc, hụi giúp tập hợp tiền nhàn rỗi không được sử dụng của nhiều
cá nhân riêng lẻ để chuyển sang cho người cần sử dụng nó ngay, qua đó làm
tăng lợi ích cho các cá nhân đó.
 Vay lúa non: Hộ sử dụng hình thức này thường là những hộ nghèo
hay rất nghèo do không vay được các loại hình khác. Khi lúa đang còn non
(chưa đến lúc thu hoạch), hộ cần tiền tìm đến người cho vay để xin bán lúa với
giá khoảng 50% giá ở thời điểm hiện tại, đến mùa thu hoạch lúa người đi vay
trả cho người cho vay với giá thị trường tại thời điểm thu hoạch.
 Mua chịu từ cửa hàng vật tư: Là hình thức mua chịu từ cửa hàng vật
tư mà không chịu tiền ngay. Người mua có thể mua các vật tư như phân bón,
thuốc trừ sâu, v.v. để phục vụ cho sản xuất mà sau đó mới trả lại khoản tiền


9


vay, khi mà vụ mùa đã kết thúc, hoặc khi nào họ có đủ số tiền để trả cho chủ
cửa hàng.
 Mượn thương lái: Các thương lái cũng là địa chỉ tìm đến của nông dân
khi có nhu cầu về tài chính. Khi mượn tiền từ thương lái thì người mượn cam
kết là sẽ bán nông sản khi thu hoạch cho thương lái nên các thương lái thường
không tính lãi. Vì vậy giá bán nông sản do thương lái định đoạt, khi kết thúc
vụ mùa các thương lái tiến hành thu mua các sản phẩm từ các nông hộ và trừ
đi phần tiền mà các nông hộ này đã vay nếu còn thừa thì hoàn trả lại cho nông
hộ, hơn nữa thời gian mượn cũng chỉ từ 1 đến 2 tháng, giao dịch này chỉ diễn
ra giữa người mượn và thương lái có mối quan hệ thân quen.
2.1.5 Vai trò của tín dụng phi chính thức đối với kinh tế nông hộ
Tín dụng phi chính thức như một phương tiện sẵn sàng và kịp thời mà
người nông dân sử dụng bất cứ khi nào họ cần đến vốn cho sản xuất cũng như
trang trải cho đời sống. Tín dụng phi chính thức còn được ví von gọi là lấp đầy
khoảng trống, những mặt thiếu sót và những mặt chưa đáp ứng kịp thời của
hình thức tín dụng chính thức.
Tín dụng phi chính thức mang lại nguồn vốn cho các nông hộ phục vụ
sản xuất khi mà họ chưa tiếp cận được một cách hiệu quả tín dụng chính thức.
Thủ tục đơn giản, ít mất thời gian, sự quen biết làm giảm bất đối xứng trong
thông tin giữa các chủ thể.
Kinh tế nông hộ phát triển được là nhờ sự nhanh nhẹn của hoạt động vay
tín dụng phi chính thức. Nông hộ sử dụng nguồn tín dụng phi chính thức cho
việc mua các vật tư, giống, phân bón, thuốc trừ sâu và trang trải cho các hoạt
động tiêu dùng hàng ngày như cưới hỏi, ma chay, việc học hành cho con cái,
v.v.
2.1.6 Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vay tín dụng

phi chính thức của nông hộ
Trong đề tài này mô hình hồi quy dùng để phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến lượng vốn vay tín dụng phi chính thức của nông hộ. Biến phụ
thuộc trong mô hình hồi quy là lượng vốn vay tín dụng phi chính thức của
nông hộ.
Khả năng tiếp cận tín dụng có thể bị ảnh hưởng bởi một số biến giải
thích như là giá trị tài sản của chủ hộ, diện tích đất, độ tuổi của chủ hộ, thu
nhập hộ, trình độ văn hoá, giới tính của chủ hộ, v.v. Mỗi biến có thể ảnh
hưởng đến mức độ tiếp cận tín dụng khác nhau. Mức độ ảnh hưởng của những
biến này đối với những hộ có vay vốn ở các hình thức tín dụng thì khác nhau.
10


Chẳng hạn nghiên cứu của Lê Thị Hồng Gấm (2012) về thực trạng vay tín
dụng phi chính thức của nông hộ ở huyện Mỏ Cày Nam – tỉnh Bến Tre,
Nguyễn Trung Tính (2011) về phân tích thực trạng tín dụng phi chính thức ở
Phụng Hiệp và thị xã Ngã Bảy – tỉnh Hậu Giang và nghiên cứu của Huỳnh Hải
Vân (2011) về phân tích thực trạng tín dụng phi chính thức ở Châu Thành và
Châu Thành A - tỉnh Hậu Giang, v.v. Thông qua tìm hiểu về những đề tài
nghiên cứu trước bài nghiên cứu đã tổng hợp được một vài nhân tố ảnh hưởng
đến lượng vay tín dụng phi chính thức của nông hộ như sau:
Giới tính của chủ hộ: phải nói một điều rằng người dân Việt Nam còn
mang đậm chất xã hội truyền thống về vấn đề “trọng nam” vì thế địa vị của
người phụ nữ trong gia đình không được đề cao cho mấy. Một số quan điểm
cho rằng, nam giới sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng hơn và có
được khoản tiền vay lớn hơn nhiều so với nữ giới. Tuy nhiên, chúng ta không
thể phủ nhận một điều rằng trách nhiệm của người phụ nữ trong gia đình có
thể nói là cao hơn nam giới rất nhiều, họ luôn tìm cách cải thiện đời sống kinh
tế gia đình bằng những khoản vay nhỏ, những món vay dựa vào sự quen biết,
gần gũi và nhanh chóng nhằm tạo cho gia đình có điều kiện sống tốt hơn cũng

như là cho con cái của họ có điều kiện học tập tốt hơn.
Học vấn của chủ hộ: thể hiện nông hộ có khả năng tiếp cận hay lượng
tiền vay được từ các tổ chức tín dụng chính thức là cao hay thấp. Bên cạnh đó
đây cũng là một yếu tố cho thấy được nông hộ vay được lượng tiền nhiều hay
ít từ các tổ chức tín dụng phi chính thức. Có thể nói, học vấn của chủ hộ càng
cao càng thể hiện được chủ hộ học cao, hiểu rộng, có khả năng tiếp cận và ứng
dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh một cách dễ dàng và có
hiệu quả. Chủ hộ có học vấn cao càng dễ dàng trong việc lập các phương án
sản xuất kinh doanh có hiệu quả, dễ dàng trong việc tiếp cận với mọi thủ tục
vay vốn của các tổ chức tín dụng chính thức và họ càng nhận thức được những
rủi ro có thể gặp phải khi tiếp cận với tín dụng phi chính thức. Chính vì những
lý do đó giúp ta có thể khẳng định một điều trái ngược lại rằng, những chủ hộ
có học vấn thấp thì khả năng tiếp cận được vốn và lượng vốn vay được từ các
tổ chức tín dụng chính thức sẽ thấp hơn và nguy cơ họ tìm đến tín dụng phi
chính thức cao hơn và làm lượng vốn vay từ nguồn này cũng tăng lên.
Diện tích đất: bao gồm tất cả những loại đất thuộc sở hữu của nông hộ
như đất ruộng, đất vườn, đất thổ cư, diện tích ao nuôi và các loại đất khác.
Đây được xem là tài sản có giá trị nhất của nông hộ và được xem là điều kiện
quan trọng nhất để nông hộ có thể vay được vốn từ các tổ chức tín dụng chính
thức vì nó liên quan đến tài sản thế chấp cho ngân hàng. Vì thế những hộ có
diện tích đất ít hay không có đất thì khả năng vay được vốn từ các tổ chức tín
11


dụng chính thức là rất thấp chính vì thế mà những nông hộ này có khả năng
chuyển qua tín dụng phi chính thức và làm cho lượng vốn vay từ loại hình tín
dụng này tăng lên.
Quen biết: nhìn chung những hộ có quen biết với cán bộ tín dụng, cơ
quan nhà nước cấp xã, huyện, tỉnh hay các tổ chức kinh tế – xã hội, đoàn thể
thì việc tiếp cận được với thông tin tín dụng từ nguồn tín dụng chính thức càng

cao và như thế khi cần vốn thì họ sẽ dễ dàng vay được vốn từ nguồn nay hơn
là những hộ không quen biết. Do đó những hộ không quen biết hay không
được giới thiệu cho vay từ nguồn tín dụng chính thức và bán chính thức thì họ
sẽ chọn phương án là tìm đến nguồn tín dụng phi chính thức.
Thu nhập của nông hộ: là thu nhập mỗi năm của nông hộ, bao gồm thu
nhập từ sản xuất nông nghiệp (sau khi trừ đi chi phí sản xuất) và các khoản thu
nhập hàng năm từ hoạt động khác của nông hộ. Những hộ có thu nhập thấp có
thể dẫn đến nguy cơ vay tín dụng phi chính thức rất cao. Do tính kịp thời,
nhanh chống giúp nông hộ trang trải những khoảng chi tiêu cho gia đình mà
loại tín dụng này mang lại.
Khoảng cách từ nông hộ đến ngân hàng hay các TCTD: đây được
xem là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận
vốn tín dụng chính thức cũng như là ảnh hưởng đến lượng vốn vay nhiều hay
ít của nông hộ từ nguồn tín dụng chính thức. Những nông hộ có vị trí càng
không thuận lợi hay có khoảng cách xa so với các tổ chức tín dụng chính thức
thì khả năng tiếp cận vốn từ nguồn này càng thấp. Nguyên nhân có thể là do
khoảng cách càng xa thì nông hộ phải mất nhiều thời gian cũng như là chi phí
cho việc đi lại vì mỗi lần giải ngân cho nông hộ vay không phải chỉ đến các tổ
chức tín dụng chính thức một lần là có được lượng vốn cần vay ngay. Trong
khi đó đối với lĩnh vực phi chính thức thì nông hộ có thể vay ngay và vay bất
kỳ lúc nào họ cần mà không cần phải mất nhiều thời gian cho mỗi lần vay.
Chính vì thế những hộ có khoảng cách từ nhà đến NH hay các TCTD càng xa
thì càng khó tiếp cận được với nguồn tín dụng chính thức mà có xu hướng tìm
đến nguồn tín dụng phi chính thức và đây cũng là nguyên nhân làm cho lượng
vốn vay từ nguồn tín dụng phi chính thức tăng lên.
Nghề nghiệp: những nông hộ nông thôn có nhiều ngành nghề hoạt động
đa dạng, tuy nhiên ta có thể gộp lại thành 2 nghề chính đó là nông nghiệp và
phi nông nghiệp. Mỗi ngành nghề có ảnh hưởng đến lượng vốn vay từ nguồn
vay phi chính thức khác nhau. Đối với những hộ hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp, do đa số nông hộ điều mua chịu từ các cửa hàng vật tư, thức ăn,


12


v.v. nên ở những hộ này sẽ có ảnh hưởng lớn đến lượng vay vốn từ nguồn vay
phi chính thức có nghĩa là sẽ có sự biến động cùng chiều với nhau.
Nhân khẩu: là những người cùng chung sống trong một gia đình, là số
thành viên trong nông hộ. Đối với những hộ có nhiều nhân khẩu thông thường
là những hộ dễ dàng rơi vào tình trạng túng thiếu, do thu nhập có được không
đủ bù đắp chi tiêu cho cả gia đình. Chính vì thế để bù đắp cho những thiếu hụt
mang tính chất tạm thời thì đa số nông hộ thường tìm đến nguồn vay phi chính
thức. Vì thế đây cũng được xem là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến
lượng vốn vay phi chính thức của nông hộ.
Tóm lại, với các yếu tố được liệt kê trên đều có ảnh hưởng ít nhiều đến
lượng vốn mà nông hộ vay được đối với loại hình tín dụng phi chính thức. Do
đó, đề tài sử dụng mô hình hồi quy để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
lượng vốn mà nông hộ có thể vay được đối với loại hình tín dụng này.
2.1.7 Mô hình nghiên cứu
Thông qua những lập luận trong phần 2.1.6 về các nhân tố ảnh hưởng
đến lượng vốn vay phi chính thức như giới tính, trình độ học vấn, diện tích
đất, tổng thu nhập, mức độ quen biết xã hội, khoảng cách từ nhà đến ngân
hàng hay các tổ chức tín dụng gần nhất, nghề nghiệp của nông hộ và số nhân
khẩu trong nông hộ, tác giả có thể xây dựng mô hình nghiên cứu có dạng như
sau:
 0  1GIOITINH   2 HOCVAN   3 DTDAT   4THUNHAP
Yi*QUENBIET
Nếu Yi* > 0
  6 KHOANGCACH   7 NGHENGHIEP   8 NHANKHAU
5



Yi  
Nếu Yi*  0
0




Với Yi* là LUONGVAY

13


Bảng 2.1: Tổng hợp các biến và dấu kỳ vọng mô hình
Biến độc lập

Ký hiệu

Đơn vị tính

Dấu kỳ
vọng

Giới tính chủ hộ

GIOITINH

Nam = 1;Nữ = 0

-


Trình độ học vấn chủ hộ

HOCVAN

Lớp

-

Diện tích đất

DTDAT

m2

+/-

Tổng thu nhập trong năm THUNHAP

Triệu VNĐ

Mức độ quen biết trong
xã hội

Có quen = 1;
QUENBIET

Khoảng cách từ nhà đến
NH


KHOANGCACH

Nghề nghiệp chủ hộ

NGHENGHIEP

-

Không quen = 0
Km

+

Nông nghiệp = 1
+
Phi nông nghiệp = 0
Số nhân khẩu trong gia
đình

NHANKHAU

Người

+

Dấu (+) thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc
Dấu (-) thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc
(Nguồn: tự tổng hợp theo dấu kỳ vọng của tác giả)

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Huyện Cờ Đỏ có 1 thị trấn và 9 xã với đa số người dân làm nông nghiệp.
Vốn được coi là một trong những khó khăn lớn nhất đối với nông hộ ở địa bàn
này. Việc tiếp cận được với lượng vốn tín dụng chính thức là một vấn đề rất
cần thiết để nông hộ gia tăng sản xuất, mở rộng quy mô và tiêu dùng hàng
ngày. Tuy nhiên không phải lúc nào tín dụng chính thức cũng đáp ứng kịp thời
và đầy đủ, vì thế song song với tín dụng chính thức thì hình thức tín dụng phi
chính thức vẫn tồn tại.
Để tìm hiểu về thực trạng tín dụng phi chính thức trên địa bàn huyện, bài
nghiên cứu đã chọn xã Đông Thắng, thị trấn Cờ Đỏ, xã Thạnh Phú và xã
Trung Hưng làm đại diện cho việc thu thập số liệu. Số liệu được tiến hành thu
thập một cách rải rác để có được mức độ chính xác cao.
Để tìm hiểu và biết được lượng vốn vay từ nguồn phi chính thức của
nông hộ trên địa bàn huyện như thế nào thì bài nghiên cứu có thể lý giải dựa

14


vào một số yếu tố tác động như giới tính, học vấn, thu nhập của nông hộ, diện
tích đất, mức độ quen biết, khoảng cách từ hộ gia đình đến nguồn vay chính
thức, v.v. để thấy được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến lượng tiền
vay phi chính thức của nông hộ.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Số liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được thu thập, xử lý và phân tích tổng hợp từ các văn
kiện báo cáo của địa phương, số liệu của sở và các cơ quan ban ngành, trang
web của thành phố, huyện, các bài báo, báo tạp chí, v.v. có liên quan đến đề
tài.
2.2.2.2 Số liệu sơ cấp
Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên. Số liệu sơ cấp được thu thập

trên cơ sở hệ thống bảng câu hỏi soạn trước để phỏng vấn đại diện của các
nông hộ trên địa bàn tại xã Đông Thắng, thị trấn Cờ Đỏ, xã Thạnh Phú và xã
Trung Hưng với phạm vi là 100 hộ. Số liệu phỏng vấn nông hộ được thu thập
gồm số liệu của cả năm 2012 và 2013.
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Các phương pháp để phân tích số liệu gồm có:
- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng nhằm mô
tả lại bức tranh tổng quát về tình hình cơ bản tại địa bàn nghiên cứu, thực
trạng sản xuất, cũng như nhu cầu vốn sản xuất của nông hộ và một số yếu tố
xoay quanh thực trạng vay tín dụng phi chính thức của nông hộ. Bằng phương
pháp này, chúng ta có thể mô tả được những nhân tố thuận lợi và bất lợi đối
với những yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ.
- Phương pháp hồi quy tuyến tính: Mục đích của việc thiết lập phương
trình hồi quy để phân tích mối quan hệ giữa biến phụ thuộc là lượng vốn vay
được của các nông hộ trên địa bàn đối với tín dụng phi chính thức với các biến
độc lập là các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay tín dụng phi chính thức.
Cụ thể, trong bài viết sử dụng mô hình tuyến tính bậc 1, các tham số trong mô
hình được ước lượng từ các dữ liệu thu thập được. Từ đó, chọn những yếu tố
ảnh hưởng có ý nghĩa, phát huy yếu tố có ảnh hưởng tốt, khắc phục các yếu tố
có ảnh hưởng xấu. Cụ thể mô hình được sử dụng là Tobit sẽ được dùng để xác
định các yếu tố có ảnh hưởng đến lượng vốn vay tín dụng phi chính thức của
nông hộ.

15


* Mô hình Tobit
Mô hình Tobit là một dạng mở rộng của mô hình Probit. Trong mô hình
Probit, chúng ta xem xét biến giả phụ thuộc chỉ nhận hai giá trị là 0 hoặc 1.
Tuy nhiên chúng ta có thể mở rộng như sau:


Y

i


 


Y

i*

  X
0

i

 u

i

Nếu Yi* > 0
Nếu Yi*  0

Với ui ~ IN(0,  2 )
Trong đó Yi* chưa biết. Nó được gọi là biến ẩn hay biến phụ thuộc.
Mô hình chúng ta thấy như trên được gọi là mô hình Tobit và được sử
dụng phân tích lý thuyết kinh tế lượng lần đầu tiên bởi nhà kinh tế học James
Tobin năm 1985. Nó còn có tên gọi khác là mô hình hồi quy chuẩn được kiểm

duyệt hay mô hình hồi quy có biến phụ thuộc bị chặn bởi vì có một số quan sát
của biến phụ thuộc Y* bị chặn hay được giới hạn.
Mô hình Tobit dùng để nghiên cứu mối quan hệ tương quan giữa mức độ
(số lượng) biến động của biến phụ thuộc (ví dụ số tiền chi tiêu cho nhà ở) với
các biến độc lập (như các yếu tố kinh tế – xã hội).

16


×