Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.12 KB, 75 trang )

CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Khu vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam chiếm hơn 70% dân số nhưng chỉ
chiếm 17% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của hệ thống tổ chức tín dụng. Kinh tế
thị trường phát triển thì làm cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là người nông
dân càng khó có cơ hội tiếp cận với các nguồn tài chính, tín dụng. Việc phân bổ vốn
đầu tư còn mất cân đối và chưa hợp lý, thiếu trọng điểm, trọng tâm còn biểu hiện tình
trạng ban phát, nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp - nông thôn có nhiều
kênh đáp ứng cho nhiều đối tượng, nhưng chưa được phối hợp đồng bộ để đầu tư, sử
dụng có hiệu quả mà còn trong tình trạng dàn trải, chồng chéo do thiếu nguồn vốn giá
rẻ nên lãi suất các khoản cho vay thương mại đối với nông nghiệp - nông thôn ở mức
rất cao (Ngọc Lan 2008, Nông nghiệp thiếu vốn để phát triển)... Đây là một trong
những lý do tại sao tình hình khu vực nông nghiệp Việt Nam chưa có những cải
thiện mạnh mẽ cả về mức sống và trình độ kinh tế.
Có nhiều nguyên nhân làm cho khu vực nông thôn khó tiếp cận các nguồn tài
chính. Trước hết, do tích lũy của khu vực nông nghiệp rất thấp. Đặc biệt, từ năm
2007 đến nay, tỷ lệ lạm phát càng cao, mức tích lũy của người dân càng thấp trong
khi vốn cần để đầu tư sản xuất ngày càng nhiều. Trong khi đó, không có vốn huy
động thành thị chuyển về cho vay nông thôn mà lại có tình trạng vốn huy động từ địa
bàn nông thôn lại chuyển ra cho vay tại đô thị (Sơn 2009, Kinh tế nông thôn và sứ
mệnh giải cứu).
Giải bài toán về vốn cho thị trường tài chính nông thôn trong bối cảnh Việt Nam
gia nhập WTO là một vấn đề hết sức khó khăn. Việt Nam, cũng như các nước đang
phát triển trên thế giới, phải đối phó với vấn đề thiếu vốn nói chung, đặc biệt thiếu
vốn cho lĩnh vực phát triển nông nghiệp và nông thôn. Nông nghiệp giữ vai trò quan
trọng trong nước ta nhưng trong thời gian qua nông hộ vẫn còn phải đối mặt với vòng
luẩn quẩn nghèo khổ bởi vì thu nhập thấp, nông hộ cần vốn để có thể trang bị kỹ
thuật mới nhưng phần lớn vẫn còn phải áp dụng các phương thức canh tác truyền
thống dẫn đến kết quả là năng suất thấp và thu nhập cũng thấp (Ngọc Lan 2008,
Nông nghiệp thiếu vốn để phát triển)… vì thế cần có biện pháp nhằm cung cấp vốn
1


và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay trên cơ sở phân tích nhu cầu vay vốn và xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay.
Vì vậy, việc nghiên cứu vai trò của nguồn vốn cho người nông dân có ý nghĩa
cấp thiết và quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Giải quyết vấn đề vốn cho nông hộ
và xem vốn là một trong những thành phần chủ yếu trong tiến trình đưa nông dân,
nông thôn đi lên với sự phát triển kinh tế bền vững mà nước ta đang hướng đến.
Việc cho vay hộ sản xuất nông nghiệp trong những năm qua của các tổ chức tài
chính trong và ngoài quốc doanh tuy đã đạt được những kết quả nhất định song vẫn
còn gặp rất nhiều khó khăn. Vấn đề tín dụng nông thôn là vấn đề phức tạp đối với các
nước đang phát triển đặc biệt là đối với Việt Nam, một nước xuất phát điểm là thuần
nông, đi lên chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Để góp phần giải quyết được đòi hỏi
trên phải có những nghiên cứu về nhu cầu vốn, khả năng tiếp cận vốn vay cũng như
đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ.
Từ thực tế đó, đề tài “Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay
của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ” là đề tài thiết thực. Đề tài tập
trung nghiên cứu về nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu qủa sử dụng vốn vay của hộ
sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là hộ sản xuất lúa và đồng thời đưa ra một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nông dân. Đề tài nghiên cứu là luận
cứ khoa học để các nhà quản lý địa phương và trung ương, ngân hàng và những
người liên quan đưa ra những chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.
Đồng thời là cơ sở để hỗ trợ người nông dân sử dụng vốn vay hiệu quả hơn nhằm
tăng thu nhập, ổn định đời sống.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích và đánh giá nhu cầu vay vốn trong hoạt động sản xuất hộ nông
nghiệp, cụ thể là hộ trồng lúa và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng
vốn vay của nông hộ nhằm đưa ra các giải pháp nhằm góp phần giải quyết vấn
đề về vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay cho hộ sản xuất.
2 Mục tiêu cụ thể
(1) Phân tích và đánh giá mục đích, nhu cầu vay vốn và sử dụng vốn vay của

nông hộ.
2
(2) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng vốn vay trong
hoạt động sản xuất nông nghiệp.
(3) Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ.
(4) Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nguồn vốn và những
biện pháp sử dụng hiệu quả vốn vay cho hoạt động sản xuất của nông hộ.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
• Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn vay của người nông dân?
• Vốn vay đã có tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất nông nghiệp?
• Nông hộ vay vốn có sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả không?
• Các giải pháp nào có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho hoạt động sản
xuất của nông hộ?
1.4 Nội dung nghiên cứu
1.4.1 Phân tích và đánh giá mục đích, nhu cầu vay vốn và sử dụng vốn vay của
nông hộ
• Điều tra một số đặc điểm về các thành viên trong hộ bao gồm: tuổi, giới tính,
trình độ học vấn…
• Bằng cách phỏng vấn trực tiếp chủ hộ để tìm hiểu về hoạt động vay vốn của
hộ, xác định nhu cầu vay vốn và mục đích sử dụng các nguồn vốn vay.
• Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá thực trạng hoạt động tiếp
cận vốn cũng như việc sử dụng vốn vay của hộ sản xuất lúa.
• Xác định các vấn đề thuận lợi, khó khăn về tình hình vay vốn của hộ .
1.4.2 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng vốn vay
trong hoạt động sản xuất nông nghiệp
• Tiến hành thu thập thông tin về hoạt động sử dụng vốn vay của hộ thông qua
việc phỏng vấn trực tiếp từng nông hộ.
• Phân tích cụ thể bằng các phương pháp Logit, Thống kê mô tả để đánh giá
hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ trong hoạt động sản xuất đồng thời xác định
các yếu tố liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn vay.

1.4.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ
3
• Từ các số liệu thu thập được tiến hành xử lý bằng các phương pháp Tobit và
phương pháp hồi quy đa biến để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông
hộ
1.4.4 Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nguồn vốn và
những biện pháp sử dụng hiệu quả vốn vay cho hoạt động sản xuất của nông
hộ
• Phỏng vấn, thu thập những nguyện vọng, kiến nghị của hộ sản xuất lúa về
nguồn vốn vay cho hoạt động sản xuất.
• Tham vấn từ cơ quan, chính quyền cụ thể là Hội Nông dân, HTX, … về các
chính sách hỗ trợ cho nông dân, đồng thời sử dụng thông tin từ các tổ chức tài
chính trên địa bàn để có cách thức hỗ trợ và giải quyết cho hộ nông nghiệp. Từ
đó tổng hợp và đề xuất kiến nghị phù hợp.
1.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
 Giới hạn thời gian nghiên cứu
• Đối với số liệu thứ cấp: sử dụng số liệu từ năm 2007 về sau.
• Đối với số liệu sơ cấp: tiến hành phỏng vấn trực tiếp nông hộ vay vốn
trong năm 2008 cho đến tháng 11/2009.
 Giới hạn không gian nghiên cứu: thu thập số liệu đối với 200 hộ sản xuất
lúa đại diện ở 04 xã thuộc Huyện Cờ Đỏ, Thành phố Cần Thơ.
 Giới hạn nội dung nghiên cứu
• Nghiên cứu về nhu cầu vay vốn cho sản xuất lúa của nông dân.
• Nghiên cứu chỉ tập trung phân tích hiệu quả việc sử dụng vốn vay của
hộ sản xuất lúa trong tổng thể hộ sản xuất nông nghiệp.
4
GANTT CHART
S
T
Hoạt động

Năm 2009
Năm
2010
T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 T1 T2
1 Hoàn chỉnh đề
cương
2 Thu thập số liệu
thứ cấp
3 Thiết kế bản câu
hỏi
4 Thu thập số liệu sơ
cấp
5 Mã hoá, nhập và
phân tích dữ liệu
6 Các phân tích khác
7 Viết bản nháp đầu
tiên
8 Viết bản nháp lần 2
9 Hoàn chỉnh và nộp
báo cáo
1.6 Kết quả mong đợi
• Xác định được nhu cầu vay vốn của nông hộ.
• Đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn vay sản xuất lúa.
• Báo cáo kết quả nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin cho các tổ chức tài
chính trong việc đáp ứng vốn vay và đánh giá hiệu quả cho vay sản xuất
nông nghiệp.
1.7 Đối tượng thụ hưởng
Đối tượng thụ hưởng của nghiên cứu gồm:
• Hộ sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng.
• Các tổ chức tài chính, ngân hàng.

• Các đoàn thể, chính quyền (HTX, Hội nông dân): giúp người dân tiếp
cận và sử dụng vốn vay Ngân hàng tốt hơn.
• Làm tài liệu tham khảo cho các đối tượng nghiên cứu khác có liên
quan.
1.8 Lược khảo tài liệu
 Các nghiên cứu trong nước
5
Vi Đức (2008) đã nghiên cứu đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ
nghèo tại tỉnh Hậu Giang. Luận văn Thạc sỹ. Đại học Cần Thơ. Đề tài nghiên cứu
các yếu tố tác động đến tín dụng nông thôn và quy mô vay vốn. Các mô hình phân
tích Logit và Tobit được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa các đặc tính của hộ
và khả năng tiếp cận vốn của nông hộ. Kết quả đạt được trong đề tài chứng minh
đồng vốn vay làm tăng thu nhập, chi tiêu của hộ.
Thanh Hà (2001) đã nghiên cứu Những nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn vay
của nông hộ ở Đồng bằng Sông Hồng, Việt Nam. Mô hình Probit và mô hình OLS đã
được sử dụng để phân tích và chỉ ra rằng giá trị tài sản của nông hộ tỉ lệ thuận với
nhau.
Một nghiên cứu của Ngân (2003) về ảnh hưởng của tổng tài sản nông hộ đến
khả năng tiếp cận vốn tại Châu Thành, Cần Thơ. Đề tài đã sử dụng phương pháp
phân tích Probit để phân tích khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và phi chính thức
đồng thời sử dụng mô hình Tobit để xác định nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay
ở cả hai nguồn vay. Kết quả phân tích của đề tài chỉ ra rằng biến tổng tài sản chỉ có ý
nghĩa trong cả hai mô hình Logit và Tobit cho nguồn vay phi chính thức, còn nguồn
vay chính thức thì ngược lại.
Ngân & Ninh (2005) nghiên cứu về Những nhân tố quyết định đến việc tiếp cận
tín dụng chính thức của hộ nông dân ở ĐBSCL. Đề tài nghiên cứu nguyên nhân tại
sao một số hộ nông dân sử dụng tín dụng chính thức, còn một số khác thì không sử
dụng. Đề tài sử dụng mô hình hai bước Heckman, kết quả chỉ ra những nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân và phát hiện ra
một số trở ngại trong việc quyết định mức vay mà các hộ nông dân vay từ các tổ

chức tín dụng chính thức
 Các nghiên cứu ngoài nước
Thanh Hương (2002) nghiên cứu về đề tài Phân tích các hoạt động tài chính
doanh nghiệp chính thức và không chính thức của vùng nông thôn nghèo ở Việt Nam.
Luận văn Thạc sĩ, Dự án Việt Nam – Hà Lan,TP HCM.
Dương và Izumida (2002) nghiên cứu về Những yếu tố quyết định đến sự vay
mượn của hộ trong khu vực chính thức ở nông thôn Việt Nam. Bằng cách sử dụng mô
6
hình Tobit và phương pháp Maximum Likelihood, họ đã khảo sát khối lượng vốn vay
ở nguồn chính thức sẽ bị tác động bởi những biến số độc lập như tổng diện tích, tuổi
của chủ hộ, trình độ học vấn,…Và kết quả là họ tìm thấy rằng có mối quan hệ rất
quan trọng giữa những biến số phụ thuộc.
Bài nghiên cứu của Quách, Mulineux và Murinde (2005) ở trường Đại học
Birmingham. Họ đã áp dụng mô hình hai bước để phân tích ảnh hưởng tín dụng nông
thôn đến hộ nghèo ở Việt Nam. Họ đã tìm hiểu khả năng của quỹ chính thức và phi
chính thức ở xóm làng, tiết kiệm tài chính và phi tài chính, số người trong hộ, diện
tích đất và nếu hộ là hộ nông dân sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thứ.
7
CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp luận
2.1.1 Một số khái niệm
Danh từ “Tín dụng” xuất phát từ gốc La tinh “Creditium”, có nghĩa là một sự
tin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau, hay nói cách khác là lòng tin.
Theo K. Mác, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ
người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định lại quay về với một
lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Theo quan điểm này phạm trù tín dụng có
ba nội dung chủ yếu đó là: tính chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị, tính thời
hạn và tính hoàn trả.
Như vậy, tín dụng là mối quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay
thông qua sự vận động của giá trị, vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ

hoặc hàng hóa. Quá trình đó được thể hiện qua 3 giai đoạn sau:
- Thứ nhất: Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay. Ở giai đoạn này giá
trị vốn tín dụng được chuyển sang người đi vay, ở đây chỉ có một bên nhận được giá
trị và cũng chỉ một bên nhượng đi giá trị.
- Thứ hai: Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất. Người đi vay
sau khi nhận được giá trị vốn tín dụng, họ được quyền sử dụng giá trị đó để thỏa mãn
nhu cầu sản xuất hoặc tiêu dùng của mình. Tuy nhiên người đi vay chỉ được quyền sử
dụng trong một khoảng thời gian nhất định mà không được quyền sở hữu về giá trị
đó.
- Thứ ba: Đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng. Sau khi
vốn tín dụng đã hoàn thành một chu kỳ sản xuất để trở về hình thái tiền tệ thì vốn tín
dụng được người đi vay hoàn trả cho người cho vay. Sự hoàn trả này luôn được bảo
toàn về mặt giá trị và phải hoàn trả cả phần giá trị tăng thêm dưới hình thức lợi tức.
Những hành vi tín dụng có thể được diễn ra trực tiếp giữa người thừa vốn
cần đầu tư với người cần vốn để sử dụng. Nhưng thực tế hai người này khó có thể
8
phù hợp được với nhau về quy mô, về thời gian nhàn rỗi và thời gian sử dụng vốn;
hoặc cũng có thể phù hợp được thì phải tốn kém chi phí tìm kiếm, nên để thỏa mãn
được nhu cầu cả hai người thì cần thiết phải có một người thứ ba đứng ra tập trung
được tất cả số vốn của những người tạm thời thừa, cần đầu tư kiếm lãi. Trên cơ sở số
vốn tập trung được phân phối cho những người cần vốn để sử dụng với hình thức cho
vay. Người đó không ai khác là các tổ chức tín dụng, trong đó chủ yếu là các ngân
hàng - người môi giới tài chính trên thị trường tài chính. Việc các ngân hàng tập trung
vốn dưới hình thức huy động và phân phối vốn dưới hình thức cho vay được gọi là tín
dụng ngân hàng.
2.1.2 Một số đặc điểm của tín dụng nông thôn
Tín dụng không là thu nhập: Cũng như tiền không phải là sự thịnh vượng, tín
dụng không phải là thu nhập. Điều gì là quan trọng trong “năng lực nợ” của người đi
vay, đó là khả năng hoàn trả lại khoản vay của mình sau khi sử dụng nó vào sản xuất.
Khi người cho vay và người đi vay không nhìn tín dụng dưới góc độ này sẽ dẫn đến

những trở ngại cho cả hai bên.
Tín dụng có thể chuyển hoá được: Điều này thể hiện rằng các đơn vị hàng hoá
khác nhau có thể chuyển hoá lẫn nhau một cách hoàn hảo. Khi tín dụng được nhận
dưới hình thức tiền tệ thì nó có thuộc tính giống nhau như tiền tệ. Sự tiêu chuẩn hoá
có thể làm cho tiền phục vụ như là một trung gian của sự trao đổi và làm cho những
giao dịch bằng tiền trở nên hiệu quả hơn sự mua bán, đổi chác. Sự chuyển hoá chỉ ra
khó khăn để đánh giá hiệu quả của các chương trình tín dụng.
Tín dụng đổ dồn về phía những hoạt động ưu tiên của người đi vay: Những
nguồn vay nhận được thông qua tín dụng có khuynh hướng chảy về phía các hoạt
động mà người đi vay dành nhiều ưu tiên nhất. Những vấn đề cần thiết của người đi
vay, mà họ đã hình dung ra, vượt qua những điều khoản qui định của các tổ chức cho
vay. Điều này khiến cho sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ vào thị trường tín dụng
thông qua sắc lệnh quản lý trở nên hiệu quả. Đó cũng là một lý do tương tự làm cho
các tổ chức tài chính chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu tín dụng của nông dân và
không gây được sự ảnh hưởng nào cả.
9
Đòi hỏi sự tin tưởng lẫn nhau: Sự tin tưởng là nhân tố chính yếu cho tài trợ tín
dụng. Nếu không có sự tin tưởng lẫn nhau giữa người vay và người cho vay sẽ làm
gia tăng chi phí giao dịch. Sự tác động càng hữu hiệu giữa người vay cho vay làm gia
tăng niềm tin lẫn nhau hơn, và kết quả sẽ làm giảm tỷ lệ nợ không trả được, giảm chi
phí giao dịch.
Giá giảm đẩy nhu cầu tăng: Giá là lãi suất phải trả. Cũng như những hàng hoá
khác, khi giá giảm thì nhu cầu tín dụng sẽ tăng lên, nhưng nhiều hơn những hàng hoá
khác. Bởi vì tiền có thể chuyển đổi được và có nhiều công dụng hơn những hàng hoá
khác, hậu quả là giá cả tín dụng đã ảnh hưởng rộng hơn trong nền kinh tế.
Tín dụng được các nhà kinh tế công nhận là có vai trò quan trọng trong phát
triển nông nghiệp và nông thôn. Lịch sử phát triển nông nghiệp nông thôn nhiều nước
trên thế giới đã chứng minh vai trò không thể thiếu của yếu tố đầu vào quan trọng
này. Tín dụng là điều kiện cần thiết và là trung gian phân bổ nguồn lực cho phát triển
nông nghiệp và giảm nghèo ở nông thôn. Vai trò của tín dụng có thể tập trung vào

những điểm chính sau:
- Giảm chi phí trao đổi và giao dịch, mở rộng thị trường hàng hoá dịch vụ và
phạm vi phân công lao động. Tín dụng tạo ra cơ hội cho việc sử dụng hiệu quả các
nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp và tạo nguồn thu nhập cho người dân nông thôn
đặc biệt là người nông dân nghèo không có tích luỹ để tái đầu tư.
- Đẩy mạnh quá trình thương mại hoá sản xuất nông nghiệp cũng như thay đổi
cơ cấu nông nghiệp. Tín dụng tạo cơ hội cho người nông dân hướng đến sản xuất
hàng hoá nhờ đó đóng góp đáng kể vào phát triển nông nghiệp. Nguồn tín dụng lớn
hơn với thời hạn dài hơn sẽ giúp người nông dân mua đủ lượng đầu vào cần thiết để
nâng cao sản lượng, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao và có
điều kiện sử dụng kỹ thuật tiên tiến hơn. Tiếp cận hơn nữa đến tín dụng sẽ thúc đẩy
được ngành công nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm và một số các ngành công
nghiệp và dịch vụ khác có liên quan đến nông thôn, như vậy tín dụng có thể góp phần
thúc đẩy việc đa dạng hoá các hoạt động phi nông nghiệp, đa dạng sinh kế và đa dạng
nguồn thu nhập cho nông dân.
10
- Cung cấp tín dụng được coi là công cụ chủ chốt nhằm phá vỡ vòng luẩn
quẩn: thu nhập thấp – tiết kiệm ít - sản lượng thấp, đặc biệt là vùng nông thôn nơi mà
phần lớn là những người nông dân có thu nhập thấp. Cung cấp tín dụng thường được
thực hiện qua các chương trình đặc biệt với mục đích tạo việc làm và tăng mức thu
nhập của người nghèo ở khu vực nông thôn.
- Tín dụng, phát triển nông thôn và giảm đói nghèo có một mối quan hệ rất
chặt chẽ. Tín dụng thúc đẩy phát triển nông thôn, giảm nghèo đói và đồng thời thu
nhập người nghèo tăng lên sẽ làm cho hệ thống tài chính nông thôn phát triển hơn nhờ
quá trình huy động tiết kiệm và cho vay trong hệ thống tín dụng nông thôn tăng lên.
2.1.3 Quy trình cho vay
Khách hàng lập đề nghị và hồ sơ vay vốn:
- Giấy đề nghị vay vốn.
- Hồ sơ pháp lý: Giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập, các hồ sơ pháp
lý có liên quan khác.

- Các báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, kế
hoạch kinh doanh… Những báo cáo tài chính này phải là của các kỳ gần nhất.
- Phương án sản xuất kinh doanh.
- Các tài liệu liên quan đến tài sản đảm bảo nợ vay.
Phân tích và thẩm định khách hàng để ra quyết định cho vay:
Việc thẩm định hồ sơ trên các mặt sau:
- Kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ pháp lý
- Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Tính khả thi và hiệu quả của dự án
- Thẩm định tài sản đảm bảo
Ngân hàng thỏa thuận và ký hợp đồng tín dụng với khách hàng
Khi quyết định cho vay, Ngân hàng cho vay vốn phải ký hợp đồng tín dụng sau
đó ký hợp đồng thế chấp, cầm cố dựa trên các nội dung được thỏa thuận bao gồm:
- Hạn mức tín dụng là số tiền tối đa mà NH có thể cho khách hàng sử dụng
trong một khoảng thời gian nhất định.
11
- Thời hạn tín dụng chu kỳ sản xuất kinh doanh của đơn vị vay vốn là cơ sở để
Ngân hàng xác định thời hạn tín dụng cho khách hàng.
- Lãi suất tín dụng được NH thỏa thuận với khách hàng phù hợp quan hệ cung
cầu vốn trên thị trường và phù hợp với quy định của pháp luật.
Giải ngân
Cách giải ngân có thể thực hiện như sau:
- Phát vay bằng tiền mặt
- Tiền vay được chuyển trả trực tiếp cho đối tác bán hàng cho người đi vay
- Chuyển vào tài khoản tiền gửi của khách hàng
Kiểm tra và xử lý nợ vay
Trong quá trình phát tiền vay CBTD phải kiểm tra giám sát chặt chẽ việc sử
dụng vốn của khách hàng, nếu phát hiện những sai lệch trong quá trình sử dụng vốn,
sử dụng vốn sai mục đích, ngưng ngay việc phát tiền vay và thu hồi nợ trước hạn.
Thu nợ gốc và lãi

Ngân hàng tiến hành tính lãi theo lãi suất đã thỏa thuận tại thời điểm ký hợp
đồng. Khi sắp đến ngày đáo hạn NH phải thông báo cho khách hàng biết chuẩn bị tiền
để trả nợ cho NH. Trường hợp đáo hạn mà khách hàng không trả được nợ thì NH
buộc phải chuyển nợ quá hạn.
Trong trường hợp khách hàng vì lý do bất khả kháng không thể trả nợ đúng hạn
thì khách hàng xin được gia hạn nợ, thời gian gia hạn nợ không vượt quá thời hạn tài
trợ vốn, khi được gia hạn nợ thì khách hàng không phải trả lãi theo lãi suất nợ quá
hạn.
Thanh lý hợp đồng tín dụng
Sau khi khách hàng đã trả xong nợ gốc và lãi, cán bộ tín dụng đối chiếu xác
nhận với kế toán và đóng hồ sơ tài trợ lại, chuyển vào hồ sơ lưu của khách hàng.
12
Vay vốn
Kiểm tra sau
Khi cho vay
Kiểm tra sau
Khi cho vay
SƠ ĐỒ 1: QUY TRÌNH TÍN DỤNG
Nguyên tắc:
- Hoàn trả gốc + lãi
- Sử dụng vốn hợp pháp
Thẩm định
- 05 ngày (ngắn hạn)
- 15 ngày (trung hạn)
Không đủ ĐK Tương lượng
Đủ ĐK - HĐTD
- HĐ bảm đảm tiền vay
- HĐ
- Hồ sơ pháp lý
- HĐTD

- HD đảm bảo tiền vay
- Chữ ký
KHÁCH HÀNG
- Hồ sơ pháp lý
- Hồ sơ kinh tế
- Tài sản thế cháp
- Giấy đề nghị vay vốn
- Phương án vay vốn
NGÂN HÀNG
TỪ CHỐI
NGÂN HÀNG + KHÁCH HÀNG
TRÍCH RỦI RO
RỦI RO
BÁN TÀI SẢN
CƠ CẤU
DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG
QUẢN LÝ DANH MỤC HỒ SƠ
GIẢI NGÂN
THU NỢ
Kiểm tra trước
05 ĐK vay
vốn
Kiểm tra
trong khi cho
vay
XỬ LÝ
13
2.1.4 Một số học thuyết về tiếp cận tín dụng
a) Phương pháp tiếp cận thị trường vốn cổ điển ở các nước đang phát
triển

Những giả định cho các chính sách cổ điển
Các chính sách tài chính nông thôn cổ điển dựa trên các giả định sau:
• Những hộ nghèo bị giới hạn về khả năng tài chính.
• Khi thiếu nguồn vốn nông hộ phải trả lãi suất cao hơn bình thường cho
những người cho vay phi chính thức. Điều này dẫn đến việc người cho
vay tiền độc quyền bóc lột và dần dần làm cho người nông dân bần
cùng.
• Việc thừa nhận các khoản vay của các tổ chức tài chính được xem là
một sự trợ giúp để chống lại những thế lực xấu xa.
• Lãi suất là nhân tố quyết định trong việc đi vay và nó góp phần tạo ra
chi phí đi vay. Thông thường, nhu cầu vay vốn của nông hộ được coi là
có lãi suất co giãn.
• Các tổ chức tài chính chính thức có những nguồn quỹ có hạn mức và
trực tiếp để thực hiện các mục tiêu hoạt động và các nhóm khách hàng
bằng cách giám sát cho vay chặt chẽ, bằng tài trợ các khoản vay và
bằng những công cụ khác.
• Vì tín dụng tiêu dùng hầu như không có nên những nhà cho vay chính
thức không cung cấp những khoản vay ngoài sản xuất. (Ngân & Ninh,
2005).
b) Phương pháp tiếp cận nền kinh tế có tổ chức mới
Nguồn vốn cho vay thị trường tài chính nông thôn phải được hình thành chủ
yếu từ nguồn tiết kiệm. Do đó, tích cực huy động tiết kiệm để tạo nguồn cho vay rất
quan trọng, hơn nữa chính sách tạo ra những cơ hội tiết kiệm tốt giúp đỡ người nghèo
hiệu quả hơn chính sách lãi suất thấp. Vốn tiết kiệm giúp người dân nghèo thoát khỏi
vùng luẩn quẩn của sự nghèo đói: thu nhập thấp – không dư thừa cho tiết kiệm –
14
không đầu tư – năng suất thấp. Ngoài ra, huy động tốt có nghĩa nguồn vốn trong xã
hội được sử dụng hiệu quả hơn, đảm bảo tính phát triển bền vững của các tổ chức tài
chính vì giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài và đáp ứng được nhu cầu tín
dụng của khách hàng, thu nhập thông tin về khách hàng tốt hơn, đánh giá tốt hơn về

khả năng tín dụng của khách hàng đồng thời giảm chi phí, khả năng đổ vỡ tín dụng
thấp hơn.
Trường phái kinh tế có tổ chức mới chỉ ra rằng: thị trường tài chính nông thôn
thường bị phân đoạn và hoạt động không hoàn hảo. Sự cố gắng của chính phủ trong
mở rộng mạng lưới của tổ chức tài chính, tín dụng nông thôn trong nhiều trường hợp
vẫn không thể bao phủ và đáp ứng hết nhu cầu dịch vụ tài chính, tín dụng đa dạng của
dân chúng ở nông thôn. Họ còn cho rằng hạn chế tín dụng tồn tại ngay cả thị trường
cạnh tranh tự do, chỉ tính riêng cơ chế lãi suất đã không đủ khả năng cân bằng giữa
cung và cầu tín dụng. (Ngân & Ninh, 2005)
c) Phương pháp tiếp cận kìm hãm tài chính
Trường phái này chống lại những luận điểm của trường phái truyền thống.
Trong khi cả hai trường phái đều cho rằng thị trường tín dụng bị “phân đoạn” và
không hoàn hảo, nhưng trường phái này lại cho rằng chính các chính sách của Chính
phủ đã kìm chế sự phát triển của thị trường nhiều hơn là do những thuộc tính cố hữu
của nó gây ra. Những sự bóp méo đặc thù, mà đã hình thành nên những đặc điểm của
thị trường tài chính ở những quốc gia đang phát triển, phần lớn là do sự lôi kéo giá cả
thị trường của Chính phủ. Lãi suất thấp, mà phổ biến là cho vay chính thức, đã phá vỡ
phía cung quỹ cho vay của hệ thống tài chính và xuyên tạc nhu cầu đi vay, hướng
dòng chảy nguồn vốn tín dụng vào những người đi vay lớn và những người có thế lực
chính trị.
Lý thuyết trường phái này đề cập đến cả hai phía: phía cung quỹ tiết kiệm và
phía cầu quỹ tín dụng của thị trường. Về phía cung, sở dĩ các cá nhân tiết kiệm và cho
vay là do những “phần thưởng” nhận được từ việc nắm giữ những tài sản tài chính
này, những điều kiện rủi ro là tỷ lệ lạm phát..., do đó lãi suất thực cao và giá cả ổn
định được xem như là phương tiện kêu gọi tiết kiệm. Tín dụng rẻ, ngược lại, làm cản
trở sự phát triển của những tổ chức tài chính chính thức bởi vì lãi suất trần khiến cho
15
các ngân hàng không thể tham gia tăng nguồn vốn của họ thông qua huy động các
nguồn vốn tiết kiệm. Họ phụ thuộc khá nhiều vào nguồn quỹ có thể cho vay thông
qua cửa sổ tái chiết khấu của ngân hàng trung ương. Như thế, họ gần giống nhau như

các “ống truyền dẫn” các nguồn vốn Chính phủ, và không có vai trò huy động các
nguồn tiết kiệm ở nông thôn.
Trong bất kỳ tình huống nào, mức lãi suất thấp không cân bằng thể hiện rõ
ràng việc định hướng cho vay vốn sai lầm vào các khu vực kinh tế. Gonzales – Vega,
Adams và một số người khác đã tranh luận rằng một chính sách lãi suất thấp tạo nên
một sự thừa thải về nhu cầu cho vay, điều này làm cho tín dụng rẻ mà ngân hàng cung
cấp trở nên không hề rẻ như tất cả các chi phí của quá trình cho vay được xem xét.
Mặc dù lãi suất danh nghĩa thấp, chi phí phải trả bằng tiền mặt và chi phí cơ hội do
thời gian mà người đi vay phải trả khi thực hiện những thủ tục đi vay có thể rất cao.
Tín dụng rẻ cũng dẫn đến tình trạng mà trong đó những người vay lớn có khả năng
vay nhiều, những người vay nhỏ dần dần bị giới hạn. Vì thế những nguồn vốn ưu đãi
này bị đầu cơ bởi những nhóm người có thế lực hơn, giàu có hơn. Gonzales – Vega
kết luận rằng với một tỷ lệ lãi suất bắt buộc, các tổ chức tài chính phân phối lại
những danh mục đầu tư tín dụng của họ theo hướng thiên vị cho những người đi vay
lớn, mà an toàn hơn là những người đi vay nhỏ. Tín dụng rẻ cũng đã mở ra những cơ
hội thách thức cho những người cho vay độc quyền. Chính phủ chặn lãi suất dưới
mức lãi suất thị trường dẫn đến việc bóp méo cấu trúc và làm cho thị trường hoạt
động không hiệu quả, mà còn là sự phân biệt chống lại những người nghèo, làm tăng
cơ hội cho sự tham nhũng và sự thiên vị.
Trường phái này kết luận rằng, theo sau lý thuyết kìm hãm tài chính là sự tự do
hoá tài chính, sự giảm bớt những qui định và gỡ bỏ những can thiệp của chính phủ từ
mọi mặt của thị trường tài chính, như: sự kiềm giữ giá, lãi suất trần, hạn mức tín
dụng, mục đích vay, bảo hộ lãi suất,... Sự giám sát nguồn vốn cho vay cũng là một tác
động làm hạn chế việc áp dụng những kỹ thuật mới và mức độ đầu tư. Cụ thể hơn,
trường phái này đã nghiên cứu những nỗ lực của chính phủ khi sử dụng những công
cụ can thiệp “phi thị trường” đã phá huỷ những thuộc tín của tín dụng, đó là sự
chuyển giao. Ví dụ, một chương trình tín dụng đặc biệt có mục đích là phát triển đầu
16
tư sản xuất. Nhưng người vay có thể làm lệch hướng tín dụng sang mục đích tiêu
dùng hay mục đích đầu tư ở lĩnh vực không ưu tiên nhưng có nhiều lợi nhuận hơn.

2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp tiếp cận
- Tham khảo các số liệu thứ cấp
- Phỏng vấn trực tiếp các hộ trồng lúa ở huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
- Mô tả, phân tích, so sánh
2.2.2 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu của đề tài là 4 xã thuộc huyện Cờ Đỏ - Thành phố Cần
Thơ. Lý do chọn các khu vực này vì nơi đây tập trung tương đối nhiều nông hộ sản
xuất lúa, mang tính đại diện cao nhằm tiết kiệm thời gian trong quá trình khảo sát và
thu thập dữ liệu.
2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu
• Thu thập số liệu thứ cấp từ: Cục thống kê, Sở (Phòng) Nông nghiệp, các Ngân
hàng trong huyện và các bài báo, tạp chí.
• Thu thập số liệu sơ cấp: tiến hành phỏng vấn trực tiếp 200 hộ sản xuất nông
nghiệp trong đó 100 hộ có vay vốn và 100 hộ không có vay vốn.
2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu:
a. Phương pháp thống kê mô tả (mục tiêu 1)
Để mô tả và thống kê các số liệu về mục đích vay vốn, nhu cầu vay vốn và
việc sử dụng vốn vay của nông hộ như thế nào từ đó lập bảng phân phối tần số. Kết
quả được trình bày trên biểu bảng hay biểu đồ.
b. Phương pháp phân tích Logit và Tobit (mục tiêu 2)
Để đánh giá khả năng tiếp cận vốn của nông hộ đề tài sử dụng mô hình kinh tế
lượng phân tích có dạng hàm Logarit với biến phụ thuộc trong mô hình là tình trạng
vay vốn của nông hộ.

Thể hiện như sau:
Y = 1 khi nông hộ có vay vốn.
17
= 0 nếu hộ không có vay vốn.
Mô hình lý thuyết tổng quát có dạng


iio
XCLn
ββ
+=
)(
Trong đó C là tình trạng vay vốn của hộ

io
ββ
,
là hệ số hồi quy của mô hình
X
i
là các biến độc lập hay các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn
của nông hộ, bao gồm các biến như: giới tính, tỷ lệ phụ thuộc, trình độ học vấn, tuổi
của chủ hộ, diện tích đất, bằng khoán, tổng giá trị tài sản, thu nhập hộ và chi tiêu hộ.
Mô hình Logit như sau:
kk
kko
XXX
XXX
ii
e
e
PZF
ββββ
ββββ
++++
++++

+
==
...
...
22110
2211
1
)(
Mô hình Logit tổng quát trong đề tài nghiên cứu như sau:
( )
)
9876543210
(
1
98
7
6
5
4321
ocTylephuthuChitieuThunhapTSanBKoanDTichTuoiHVanGtinh
e
ocTylephuthuChtieuThunhapTaisanBkhoanDientichTuoiHvanGtinh
o
e
P
ββββββββββ
ββββββββββ
+++++++++
+
+++++++++

=

Mô hình phân tích Tobit
Mô hình Tobit nghiên cứu mối tương quan giữa mức độ (số lượng) biến động
của biến phụ thuộc (ví dụ như số tiền vay) với các biến độc lập (như các yếu tố kinh
tế - xã hội). Mô hình Topit được trình bày như sau:






>++=
=
0Y khi 0
0Y khi UXY
*
*
i
*
βα
Y
Áp dụng cụ thể trong đề tài:
Y: Lượng tín dụng mà nông hộ có thể được vay
X
i
: Các yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ.
Mô hình Tobit được sử dụng để phân tích trong lý thuyết kinh tế lượng lần đầu
tiên bởi nhà kinh tế học James Tobin năm 1958. Nó còn được gọi là mô hình hồi qui
chuẩn được kiểm duyệt hoặc mô hình hồi qui có biến phụ thuộc bị chặn.

18
Diễn giải các biến sử dụng trong mô hình
Mục tiêu là xác định tình hình tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn vay hiệu
quả, các yếu tố ảnh hưởng như giới tính chủ hộ, tuổi chủ hộ, trình độ học vấn, diện
tích đất, thu nhập hộ và chi tiêu hộ, tổng giá trị tài sản, hộ có bằng khoán đất hay
không, tỷ lệ phụ thuộc…mỗi biến độc lập trên có mức độ ảnh hưởng đến biến phụ
thuộc ở những mức độ khác nhau.
Những biến độc lập được diễn giải như sau:
Giới tính là giới tính của chủ hộ. Đây là biến giả, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ là
nữ, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là nam.
Trình độ học vấn thể hiện trình độ học vấn hay số năm đi học của chủ hộ. Kỳ
vọng mang dấu dương. Chủ hộ có trình độ học vấn càng cao thì càng dễ tiếp cận với
nguồn vốn vay từ ngân hàng, ngược lại nếu trình độ học vấn thấp làm cho chủ hộ khó
nhận biết được thủ tục vay nên việc tiếp cận Ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Tuổi số tuổi tính từ năm sinh của chủ hộ. Các chủ hộ lớn tuổi thường quản lý
nhiều tài nguyên, có nhiều kinh nghiệm, có uy tín nên thường dễ dàng tiếp cận được
với Ngân hàng so với chủ hộ trẻ tuổi, những người theo đánh giá của Ngân hàng là
thiếu kinh nghiệm và uy tín.
Bằng khoán hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, là biến giả. Nó nhận giá
trị 0 nếu chủ hộ không có bằng khoán và nhận giá trị 1 nếu chủ hộ có bằng khoán.
Các Ngân hàng thường đòi hỏi hộ vay vốn phải có vật thế chấp để làm vật đảm bảo
vốn vay. Nếu chủ hộ có bằng khoán thì sẽ dễ dàng tiếp xúc với Ngân hàng hơn là
không có bằng khoán hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Diện tích tổng diện tích đất mà chủ hộ đang sở hữu, bao gồm đất vườn, đất
ruộng, đất hoa màu, đất ở và một số đất khác…Các hộ có diện tích đất nhiều thì sẽ
hoạt động sản xuất nhiều nên khả năng chi trả vốn vay sẽ cao hơn. Ngân hàng sẽ cho
các hộ có diện tích nhiều hơn vay nhiều tiền hơn vì họ cho rằng các hộ có độ rủi ro
thấp và có sự đảm bảo tốt. Đơn vị tính là mét vuông.
Tỷ lệ phụ thuộc, biến này được tính theo tỷ lệ giữa số người không có hoạt
động tạo thu nhập, hay sống phụ thuộc vào các thành viên lao động khác chia cho

19
tổng số thành viên trong gia đình. Nếu hộ có tỷ lệ phụ thuộc cao thì khó tiếp cận với
việc vay vốn vì Ngân hàng cho rằng họ có khả năng sản xuất và lao động thấp.
Thu nhập tổng mức thu nhập trung bình của hộ trong một năm. Biến độc lập
này bao gồm tất cả các khoản thu nhập từ hoa màu, chăn nuôi, trồng trọt, làm thuê...
Đơn vị tính là ngàn đồng
Chi tiêu tổng mức chi tiêu trung bình của hộ trong một năm, bao gồm tất cả
các khoản chi phí cho hoa màu, chăn nuôi, trồng trọt, sinh hoạt hằng ngày... Chi tiêu
càng cao sẽ có nhu cầu cao về tín dụng. Vì thế, chi tiêu được kỳ vọng sẽ có ảnh
hưởng tích cực đến khả năng tiếp cận vốn của hộ. Đơn vị tính là ngàn đồng.
Tài sản tổng giá trị tài sản của hộ, bao gồm đất đai, nhà cửa, máy móc, vật tư
nông nghiệp, trang thiết bị trong gia đình...Với giá trị tài sản càng lớn, hộ càng biểu
hiện rõ sự khá giả trong xã hội. Họ thường có nhiều cơ hội đầu tư cho hoạt động sản
xuất nông nghiệp nên có nhu cầu cao về tín dụng và dễ dàng tiếp cận cũng như được
chấp nhận cho vay vốn từ các tổ chức tài chính. Đơn vị tính ngàn đồng.
2.1 Bảng tổng hợp các biến xem xét trong mô hình
Biến độc lập Ký hiệu Đơn vị
Giới tính Gt Nam = 1
Tuổi Tuoi Số năm
Trình độ học vấn Hv Số lớp
Diện tích Dti Mét vuông
Bằng khoán Bk Có = 1
Tỷ lệ phụ thuộc Dr Thập phân
Tổng giá trị tài sản Tongtsan Ngàn đồng
Thu nhập tn Ngàn đồng
Chi tiêu Ct Ngàn đống
c. Phương pháp hồi quy đa biến (mục tiêu 3)
Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ đề tài sử dụng phương pháp
phân tích thống kê mô tả nhằm đánh giá những tác động của đồng vốn vay đến nông
hộ bao gồm các tác động về kinh tế cũng như xã hội.

20
Bên cạnh đó còn sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để đánh giá những
yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn vay của nông hộ.
Phương pháp hồi quy đa biến
Mục tiêu của mô hình là giải thích biến phụ thuộc Y bị ảnh hưởng bởi nhiều biến
độc lập X
i
. Phương trình tổng quát như sau:
Y = a + b
1
X
1
+

b
2
X
2
+.......+ b
k
X
k
Các tham số a, b được ước lượng bằng phần mềm xử lý.
Y là thu nhập từ lượng vốn vay.
Hệ số xác định R
2
: được định nghĩa là tỷ lệ biến động của biến phụ thuộc Y giải
thích bởi các biến độc lập X
i
(0≤ R

2
≤ 1).
Hệ số tương quan bội R: nói lên tính chất chặt chẽ của mối liên hệ giữa biến phụ
thuộc Y và các biến độc lập X
i
.

2
RR
=
Hệ số xác định điều chỉnh R
2
: là chỉ số giúp biết được có nên thêm một biến độc
lập mới vào phương trình hồi quy hay không.
Tỷ số F trong bảng kết quả: dùng để so sánh với F trong bảng phân phối F với
mức ý nghĩa α. Tuy nhiên cũng trong bảng kết quả ta có giá trị Significance F, giá trị
này cho biết ngay mô hình hồi quy có ý nghĩa khi nó nhỏ hơn mức ý nghĩa α nào đó,
đây cũng là cơ sở để quyết định bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết của kiểm định:
H
o
: Tất cả các tham số hồi quy đều bằng 0.
H
1
: Có ít nhất 1 tham số hồi quy khác 0.
Sau khi thực hiện kiểm định ta đưa vào phương trình hồi quy, đối với phương
trình hồi quy đa biến ta phải thực hiện kiểm định trên tất cả các tham số của mô hình
hồi quy.
Và các nhân tố được xem xét có khả năng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn
vay được sử dụng cho mô hình hồi quy là:
X

1
: Tổng lượng vốn vay (ngàn đồng)
X
2
: Kỳ hạn vay vốn (tháng)
X
3
: Lãi suất (%)
21
X
4
: hộ được hướng dẫn sau khi vay vốn, biến giả nhận giá trị 1 khi hộ nhận được
sự giúp đỡ, hướng dẫn của các tổ chức khuyến nông, HTX và nhận giá trị 0 khi hộ
không được hướng dẫn.
X
5
: trình độ học vấn của chủ hộ, thể hiện số năm đi học của chủ hộ (lớp).
X
6
: Diện tích đất (m
2
).
X
7
: Tỷ lệ vốn sử dụng cho sản xuất, biến thể hiện tỷ lệ % số vốn vay hộ sử dụng
cho mục đích chính là sản xuất nhằm tạo ra thu nhập cho gia đình, đơn vị tính %.
X
8
: Số lượng lao động (người).
X

9
: Giới tính chủ hộ hay người đi vay, biến giả nhận giá trị 1 khi chủ hộ là nam
và nhận giá trị 0 khi chủ hộ là nữ.
X
10
: Tuổi chủ hộ.
d. Đối với mục tiêu 4
Dựa trên các kết quả đạt được ở các phần phân tích trên, đề tài đưa ra một số
giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn vay
của nông hộ nói chung, hộ trồng lúa nói riêng.
CHƯƠNG 3 : TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Tổng quan về Thành phố Cần Thơ
3.1.1.1 Về điều kiện tự nhiên
Vị trí thành phố Cần Thơ trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và quan hệ với
các tỉnh thành trong cả nước, thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung - hạ lưu và ở
22
vị trí trung tâm châu thổ sông Cửu Long, trải dài trên 55 km dọc bờ Tây sông Hậu,
tổng diện tích tự nhiên 1.400,96 km
2
, chiếm 3,49% diện tích toàn vùng.
- Ranh giới hành chính: Phía Bắc giáp tỉnh An Giang, phía Đông giáp tỉnh Đồng
Tháp, Vĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang.
- Tọa độ địa lý, thành phố Cần Thơ nằm trong giới hạn 105
o
13'38"-105
o
50'35"
kinh độ Đông và 9
o

55'08"- 10
o
19'38" vĩ độ Bắc.
Với vị trí địa lý trung tâm và quá trình phát triển thành đô thị lớn của vùng, thành
phố Cần Thơ là cửa ngõ giao lưu chính của vùng Tây Nam sông Hậu với vùng Tứ
giác Long Xuyên, vùng Bắc sông Tiền và vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, là giao
điểm của nhiều tuyến giao thông thủy bộ quan trọng. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện
tại, cầu Cần Thơ qua sông Hậu đang triển khai xây dựng, sân bay quốc tế đang được
nâng cấp, tình trạng bồi lắng cửa Định An là những hạn chế trong phát huy tiềm năng
vị trí của Cần Thơ.
Tổ chức hành chính, thành phố Cần Thơ gồm 5 quận (Ninh Kiều, Cái Răng,
Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt) và 4 huyện ( Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh
Thạnh) với 67 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (4 thị trấn, 33 xã, 30
phường).
3.1.1.2 Về tài nguyên thiên nhiên
Khí hậu - thời tiết, thành phố Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu của đồng bằng
sông Cửu Long với các đặc điểm chung: nền nhiệt dồi dào, biên độ nhiệt ngày - đêm
nhỏ, các chỉ tiêu khí hậu (ánh sáng, lượng mưa, gió, bốc hơi, ẩm độ không khí...) phân
hóa thành hai mùa tương phản mùa mưa và mùa khô. Địa mạo, địa hình, địa chất, bao
gồm 3 dạng địa mạo: đê tự nhiên ven sông Hậu, đồng lũ nửa mở và đồng bằng châu
thổ. Cao trình phổ biến từ + 0,8 - 1,0 m, thấp dần từ Đông Bắc sang Tây Nam. Địa
bàn được hình thành chủ yếu từ quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông
Cửu Long. Thổ nhưỡng, có hai nhóm đất chính là nhóm đất phù sa (chiếm 84% diện
tích tự nhiên, bao gồm 5 loại đất) và nhóm đất phèn (chiếm 16% diện tích tự nhiên,
bao gồm 3 loại đất).
23
Tóm lại, tài nguyên đất đai khá đa dạng, phần lớn là nhóm đất phù sa có độ phì
từ khá đến cao, phổ thích nghi khá rộng, nguồn nước mặt ngọt quanh năm và chịu ảnh
hưởng triều cường với trên 40% diện tích có thể tưới tiêu tự chảy, địa hình thuận lợi
cho bố trí các hệ thống canh tác nông nghiệp, mạng lưới sông rạch thuận lợi cho giao

thông thủy và hình thành các đô thị sinh thái.
3.1.1.3 Về nguồn nhân lực
Dân số tăng từ 1.026.078 người năm 1995 lên 1.141.653người năm 2005, tăng
bình quân 1,02%/năm giai đoạn 1996-2000 và 1,13%/năm giai đoạn 2001-2005. Năm
2008 ước tính dân số đạt 1.171.069 người, trong đó dân thành thị chiếm tỷ lệ 52,12%
dân nông thôn chiếm 48,88%. Dân số đô thị tăng nhanh là do địa bàn một số huyện
được nâng thành quận.
Dân số có cơ cấu trẻ, độ tuổi 15 đến 29 chiếm 30,6% năm 1995 lên 32,9%
tổng dân số năm 2005. Tuổi thọ trung bình tăng từ 62 tuổi năm 1999 lên 70 tuổi năm
2005. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi tăng từ 53,2% lên 59,8% và 64,8% dân số vào các
năm 1995, 2000 và 2005.
Cơ cấu dân số đô thị - nông thôn trong năm 2005 là 51,2% - 48,8% và đến
năm 2008 là 52,12% - 47,88% do chuyển đổi nhanh dân cư nông thôn thành dân cư
đô thị; dân số trung bình phi nông nghiệp - nông nghiệp năm 2005 là 36% - 64%
(403.078 người – 732.133 người, đến năm 2008 là 38
% - 62% (443.899 người – 727.170 người), từ những số liệu trên cho thấy khi nông
thôn được đô thị hóa nhất định sẽ có tác động đến việc chuyển hoạt động nông
nghiệp sang công - thương nghiệp. Tuy nhiên nông nghiệp và nông thôn vẫn còn giữ
vị trí đáng kể trong nền kinh tế.
3.1.1.4 Về kinh tế - xã hội
Tăng trưởng kinh tế tuy có giảm 1,06% so năm 2007 và chưa đạt kế hoạch
(16,5%) đề ra nhưng vẫn giữ được mức tăng trưởng chung là 15,21%. GDP ước đạt
13.300 tỷ đồng (giá so sánh 1994) , trong đó Khu vực I tăng 4,84%, Khu vực II tăng
20,53%, Khu vực III tăng 14,49%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 1.444 USD,
tăng 19% so năm 2007 (1.444 / 1.212).
24
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, từng bước hình thành cơ cấu
kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp công nghệ cao nhưng còn chậm so kế
hoạch: tỷ trọng khu vực I tăng 1,59%, khu vực II giảm 2,85%, khu vực III tăng
1,27% so năm trước.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp ước đạt 15.160 tỷ đồng, tăng 17,1% 2007.
Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản ước đạt 4.354 tỷ đồng, tăng 6,5% so năm
2007. Diện tích lúa cả năm là 218.589 ha, sản lượng 1.199 ngàn tấn (tăng 67.498 tấn).
Diện tích cây ăn trái 17.650 ha sản lượng 130.500 tấn. Diện tích nuôi thủy sản 12.870
ha (giảm 1.155ha), sản lượng 183.236 tấn trong đó chủ yếu là sản lượng cá tra nuôi
177 ngàn tấn.
Tăng mức hàng hoá bán ra và doanh thu dịch vụ ước đạt 42.113 tỷ đồng, tăng
33,23% so năm 2007. Các hoạt động của năm du lịch quốc gia “Mekong - Cần Thơ
2008” đã mang lại hiệu quả thiết thực, thành phố đã đón tiếp và phục vụ 848 ngàn
lượt du khách lưu trú, tăng 22,45%, doanh thu ước đạt 451 tỷ đồng.
Tỷ lệ hộ nghèo ước thực hiện 7,00%( khoảng 17.262 hộ), giảm 1,46% so năm
2007, tỷ lệ hộ sử dụng điện 99,2% (tăng 0,2%), tỷ lệ hộ dân dùng nước sạch tại thành
thị 94,5% (tăng 2,5%), nông thôn là 79% (tăng 1%).
3.1.2 Tổng quan về Huyện Cờ Đỏ
3.1.2.1 Vị trí địa lý
Huyện Cờ Đỏ có vị trí tiếp giáp như sau: Đông giáp huyện Phong Điền, quận
Ô Môn, Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh và tỉnh Kiên Giang, Nam giáp huyện Phong
Điền, tỉnh Hậu Giang, Bắc giáp huyện Vĩnh Thạnh.
Tổng diện tích đất tự nhiên là: 40.187,90 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp: 36.222,30 ha.
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 35.906,3 ha.
+ Đất lâm nghiệp: 227,1 ha.
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: 88,82 ha.
- Đất phi nông nghiệp: 3.812,00 ha
+ Đất ở: 1.038,81 ha.
+ Đất chuyên dùng: 2.270,51 ha
+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 14,98 ha
25

×