Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

công tác trấn áp tội phạm ở tỉnh cà mau hiện nay – thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.99 KB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
***

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CÔNG TÁC TRẤN ÁP TỘI PHẠM Ở TỈNH CÀ MAU
HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Sư phạm giáo dục công dân
Mã ngành: 52140204

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Th.S_GVC PHAN VĂN THẠNG

NGUYỄN THỊ NHỎ
MSSV: 6106636
MSL: ML1068A1

Cần Thơ: 10/2013


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gởi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô giảng dạy
trong trường Đại học Cần Thơ nói chung và thầy cô thuộc Khoa khoa học Chính trị
nói riêng, những người đã truyền đạt kiến thức hữu ích, làm cơ sở cho tôi thực hiện
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Phan Văn Thạng. Người đã tận tình hướng


dẫn cho tôi. Mặc dù trong quá trình làm luận văn tôi còn nhiều bất cập và thiếu sót
nhưng với sự tận tâm thầy đã giúp tôi vượt qua được khó khăn.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến Trung tâm Học liệu trường Đại học Cần
Thơ, Thư viện Khoa khoa học Chính trị, Công an tỉnh Cà Mau… đã giúp đỡ tôi
trong quá trình thu thập dữ liệu và thông tin của luận văn.
Do vốn kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi sai sót, rất mong được
sự góp ý của quý thầy cô và các bạn.
Cuối cùng tôi xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý. Tôi xin chân thành cám ơn!

Cần Thơ, ngày 20, tháng 10, năm 2013

NGUYỄN THỊ NHỎ


MỤC LỤC

Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tà........................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 2
5. Kết cấu luận vă .................................................................................................... 3
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI PHẠM VÀ TRẤN ÁP TỘI
PHẠM .................................................................................................................... 4
1.1. Khái niệm tội phạm và các loại tội phạm .......................................................... 4
1.2. Quan điểm của Đảng, pháp luật về công tác trấn áp tội phạm .........................15
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TRẤN ÁP TỘI PHẠM Ở TỈNH

CÀ MAU THỜI GIAN QUA ..............................................................................22
2.1. Điều kiện tự nhiên, con người và tình hình kinh tế - xã hội liên quan đến công
tác trấn áp tội phạm ở tỉnh Cà Mau .......................................................................22
2.2. Những kết quả đạt được và tồn tại trong công tác trấn áp tội phạm ở tỉnh Cà
Mau thời gian qua..................................................................................................32
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG
TÁC TRẤN ÁP TỘI PHẠM Ở TỈNH CÀ MAU TRONG THỜI GIAN TỚI ..
..............................................................................................................................47
3.1. Xây dựng và phổ biến chiến lược trấn áp tội phạm trên địa bàn tỉnh Cà Mau ....
..............................................................................................................................47
3.2. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế cảnh sát và cơ chế pháp luật trong khu vực tỉnh
Cà Mau ..................................................................................................................51
3.3. Tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật rộng rãi cho người dân trên địa
bàn tỉnh Cà Mau ....................................................................................................55


3.4. Tăng cường công tác giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội về công tác
trấn áp tội phạm ở tỉnh Cà Mau .............................................................................59
3.5. Tăng cường lực lượng tinh nhuệ, các trang thiết bị hiện đại trong công tác trấn
áp tội phạm trên địa bàn tỉnh Cà Mau ....................................................................62
PHẦN KẾT LUẬN ..............................................................................................66
DANH MỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................68


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm qua, tình hình kinh tế, chính trị thế giới, khu vực có nhiều diễn
biến phức tạp, nhanh chóng và khó lường. Trong nước, diễn ra nhiều sự kiện chính
trị trọng đại quyết định sự phát triển của đất nước: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XI; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VIII; bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm

kỳ 2011 – 2016... Đảng, Chính phủ chỉ đạo quyết liệt các biện pháp nhằm ổn định
kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, bước đầu đạt được những kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định; sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó
khăn đã ảnh hưởng xấu đến kinh tế và đời sống của nhân dân.
Bên cạnh đó, là những hoạt động chống phá quyết liệt và thâm độc của các
thế lực thù địch; tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa và mặt trái cơ chế thị
trường đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp đối với nhu cầu, tâm lý và ảnh hưởng trực
tiếp đến công tác đảm bảo an ninh, trật tự của đất nước. Tình hình tội phạm và tệ
nạn xã hội diễn biến ngày càng phức tạp như: tội phạm cướp có vũ trang, cướp nhà
băng, bắt cóc, tội phạm lợi dụng công nghệ cao, gian lận thương mại và lừa đảo
trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em ra nước ngoài, tội
phạm rửa tiền, buôn bán ma túy…
Các loại tội phạm kể trên không những gây hại ở các trung tâm, các thành
phố lớn trong nước mà còn có ở tỉnh Cà Mau. Đây là vùng đất tận cùng của Tổ
quốc, dù sinh sau đẻ muộn nhưng với sự không ngường phấn đấu vươn lên trên tất
cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, trong những năm gần đây Cà Mau đã khoát
lên mình chiếc áo mới. Vì thế không thể tránh khỏi những u nhọt mà cả nước đang
mang. Tội phạm hiện đang là vấn đề nhức nhối luôn được Đảng và Nhà nước quan
tâm và tìm cách trấn áp, tiêu diệt không để nó thành đại dịch làm ảnh hưởng đến
toàn xã hội.
Mầm mống tội phạm luôn tiềm ẩn ở bất kỳ nơi đâu, bất kỳ thời gian nào
cũng có thể gây án, đôi khi chỉ trong tích tắc và nó luôn rình rập, đe dọa an nguy xã
hội, sự bình yên của người dân. Ai cũng biết rằng công tác trấn áp tội phạm không

1


thể nào chỉ thực hiện khi có chủ trương mở đợt tấn công tội phạm hay cao trào
chống tội phạm.
Rõ ràng, tội phạm nếu không trấn áp tiêu diệt hằng ngày, hằng tháng, hằng

năm thì chúng rất dễ trỗi dậy. Bởi lẽ, bất cứ đâu cũng có tội phạm. Tội phạm không
phân biệt địa bàn trọng điểm hay không trọng điểm. Do đó, giải quyết bài toán tội
phạm phải luôn là vấn đề trọng tâm, liên tục vì sự bình yên cuộc sống của người
dân.
Với những lý do nêu trên tác giả chọ đề tài : “ Công tác trấn áp tội phạm ở
tỉnh Cà Mau hiện nay - Thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu của mình,
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác trấn áp tội phạm ở tỉnh Cà Mau.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu công tác trấn áp tội phạm ở tỉnh Cà
Mau từ năm 2010 đến nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng hoạt động của công tác trấn áp
tội phạm ở Tỉnh Cà Mau, từ đó Tác giả đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
của công tác trấn áp tội phạm trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu
sau:
- Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận về công tác trấn áp tội phạm của Công an
tỉnh Cà Mau.
- Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động của công tác trấn áp
tội phạm trên địa bàn tỉnh Cà Mau, kết quả đạt được, tồn tại, và nguyên nhân.
- Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao tăng cường của công tác
trấn áp tội phạm tại tỉnh Cà Mau trong thời gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả sử dụng các phương pháp cụ thể
sau:
2



- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp tổng kết thực tiển, nghiên cứu điển hình.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương, 9 tiết.

3


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI PHẠM VÀ TRẤN ÁP TỘI PHẠM
1.1 . Khái niệm tội phạm và các loại tội phạm
1.1.1 Khái niệm tội phạm
Tội phạm là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội, xuất hiện cùng với sự ra
đời của Nhà nước và pháp luật. Cũng như khi xã hội phân chia thành giai cấp đối
kháng, cho nên để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, Nhà nước đã quy định
hành vi nào là tội phạm và áp dụng trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người
nào thực hiện các hành vi đó. Do đó, tội phạm lại mang bản chất là một hiện tượng
của pháp lý.
Là hiện tượng tiêu cực mang thuộc tính xã hội – pháp lý, tội phạm luôn chứa
đựng đặc tính chống đối lại Nhà nước, chống đối lại xã hội, đi ngược lại lợi ích
chung của cộng đồng, trật tự xã hội, xâm phạm đến quyền tự do và lợi ích hợp pháp
của công dân. Tội phạm cũng mang tính lịch sử, nó có nguồn gốc xã hội, tồn tại và
phát triển cùng với tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Vì vậy, đấu tranh trấn
áp tội phạm, đồng thời tìm ra nguyên nhân và điều kiện của nó phải xuất phát từ xã
hội. Cũng như việc đưa ra các biện pháp phải phù hợp và dựa trên những quy luật
kinh tế - xã hội khách quan và có tính tất yếu gắn liền với từng giai đoạn tương ứng
của xã hội.
Nói chung, tội phạm ở các quốc gia trên thế giới khác nhau tùy theo bản chất

giai cấp của mỗi nhà nước, cũng như phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, mỗi
quốc gia. Do đó, nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa pháp lý của việc xác
định rõ khái niệm tội phạm, Luật hình sự Việt Nam cũng như Luật hình sự các
nước xã hội chủ nghĩa đều có định nghĩa thống nhất khái niệm tội phạm về phương
diện nội dung và pháp lý, thể hiện rõ bản chất xã hội của tội phạm, qua đó phản ánh
quan điểm, đường lối đúng đắn chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong
từng giai đoạn của lịch sử và cách mạng, bảo vệ các lợi ích của toàn thể nhân dân.
Đặc biệt, nó phản bác quan điểm phản khoa học đã từng tồn tại trong Luật hình sự
một số Nhà nước tư sản trước đây như Luật Mỹ Tanhen Isum cho rằng: “Tội phạm
sẽ tồn tại vĩnh viễn cùng với xã hội, nó là một hiện tượng vĩnh viễn cũng giống như
4


bệnh hoạn, sự điên dại và chết chóc. Tội phạm sẽ mãi mãi nở ra như mùa xuân và
lập lại một cách không thay đổi như mùa đông” [21,tr25].
Trong khoa học Luật hình sự, trước đây và hiện nay còn tồn tại nhiều quan
điểm khác nhau về nội dung lẫn nội hàm khái niệm tội phạm. Tuy nhiên, hiện nay,
cùng với xu thế chung của tình hình thì việc mở rộng nội hàm và cách nhìn nhận
khái niệm tội phạm dưới góc độ hiện đại hơn qua nhiều góc độ kinh tế, xã hội, pháp
lý, văn hóa, địa lý, dư luận xã hội…Mặt dù vậy, điều cơ bản và quan trọng hơn cả,
tội phạm chính là cơ sở pháp lý để phân biệt nó với các vi phạm pháp luật khác và
với hành vi trái đạo đức, cũng như với các trường hợp không phải là tội phạm, qua
đó bảo vệ pháp chế, củng cố và duy trì trật tự pháp luật, góp phần đấu tranh phòng
và chống tội phạm, bảo vệ một cách hữu hiệu lợi ích của Nhà nước, của xã hội, các
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Còn dưới góc độ khoa học Luật Hình sự
Việt Nam, khái niệm tội phạm được nghiên cứu dưới phương diện tĩnh và có thể
được hiểu ngắn gọn như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy
định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện
một cách cố ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ
quốc, xâm phạm chế độ chính trị, kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự

an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của
công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”
[21, tr.33].
Khái niệm tội phạm được coi là khái niệm cơ bản nhất trong luật hình sự
Việt Nam. Khái niệm này một mặt là cơ sở thống nhất cho việc xác định những tội
phạm cụ thể trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, mặt khác cũng trực tiếp
thể hiện một cách rõ nét những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam. Nội
dung của khái niệm tội phạm là điều kiện cần thiết có tính nguyên tắc để giới hạn
giữa tội phạm và không phải tội phạm, giữa trách nhiệm hình sự và những trách
nhiệm pháp lí khác.
Khái niệm tội phạm là cơ sở để xây dựng phần quy định của những điều luật
thuộc phần các tội phạm và đồng thời qua đó cũng là cơ sở để quy định những
5


khung hình phạt tương ứng cho từng loại tội. Trong thực tiễn áp dụng luật hình sự,
các cơ quan có thẩm quyền tuy dựa vào các điều luật thuộc phần các tội phạm để
xác định tội phạm cụ thể nhưng chỉ trên cơ sở của sự nhận thức đúng đắn và đầy đủ
về bản chất cũng như những đặc điểm của tội phạm nói chung mới có thể áp dụng
được luật hình sự một cách nghiêm minh qua việc xác định đúng tội danh, đánh giá
đúng tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
Định nghĩa này không những là cơ sở khoa học thống nhất cho việc xác định
những loại tội phạm cụ thể trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự mà còn là
cơ sở cho việc nhận thức và áp dụng đúng đắn những điều luật quy định về từng tội
phạm cụ thể.
Từ định nghĩa đầy đủ trên, có thể định nghĩa tội phạm một cách khái quát
như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự
và phải chịu hình phạt”[26, tr.33].
Tội phạm theo quy định của luật hình sự Việt Nam, phải là hành vi của con

người. Những gì mới chỉ trong tư tưởng, chưa thể hiện ra bên ngoài bằng hành vi
của mình, con người mới có thể gây ra thiệt hại, gây ra sự nguy hiểm cho xã hội và
những gì trong ý nghĩ, trong tư tưởng của con người cũng chỉ có thể được xác định
qua chính những biểu hiện bên ngoài mà trước hết là qua chính hành vi của họ.
Trong luật hình sự Việt Nam, sự xác nhận tội phạm chỉ có thể là hành vi được coi là
một trong những nguyên tắc cơ bản. Đó là “ nguyên tắc hành vi”.
Trước khi có Bộ luật hình sự đầu tiên, tuy chưa có định nghĩa hoàn chỉnh về
khái niệm tội phạm trong luật nhưng cũng đã có nhiều định nghĩa tội phạm trong
các sách báo pháp lí. Những định nghĩa này đều đã thể hiện được “ nguyên tắc hành
vi”. Ví dụ: Trong cuốn Một số vấn đề pháp lí phổ thông Việt Nam ( xuất bản năm
1963), tội phạm đã được định nghĩa là hành vi nguy hiểm cho những quan hệ xã hội
chủ nghĩa, chống đối pháp luật, tội lỗi và phải chịu hình phạt.
Theo nguyên tắc hành vi, luật hình sự Việt Nam không những không đặt vấn
đề trách nhiệm hình sự đối với tư tưởng của con người mà còn không đặt vấn đề
trách nhiệm hình sự đối với cả những biểu hiện của con người ra thế giới khách
quan mà không phải là hành vi.
6


Theo luật hình sự Việt Nam, hành vi bị coi là tội phạm được phân biệt với
những hành vi không phải là tội phạm qua bốn dấu hiệu. Đó là: Tính nguy hiểm cho
xã hội, tính có lỗi, tính trái pháp luật hình sự và tính phải chịu hình phạt.
Tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất, quyết định
những dấu hiệu khác của tội phạm. Hành vi nào đó sở dĩ bị quy định trong luật hình
sự là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự vì nó có tính nguy hiểm cho xã hội.
Đây là điểm khác so với quan điểm trong luật hình sự của Việt Nam Cộng hòa trước
đây.
Bộ luật hình sự Việt Nam cộng hòa năm 1972 tuy không có định nghĩa riêng
về tội phạm nhưng những quy định của nó thể hiện rất rõ quan điểm cho rằng tính
trái pháp luật hình sự là dấu hiệu cơ bản của tội phạm. Năm điều đầu tiên của Bộ

luật này nói về tội phạm đều đề cập dấu hiệu hình thức pháp lí này của tội phạm.
Xuất phát từ khái niệm tội phạm trong luật như vậy, giáo trình của Đại học
Luật khoa Sài Gòn năm 1972 đã định nghĩa tội phạm là sự vi phạm một điều luật
của quốc gia do sự hành động bên ngoài của một người hành động tích cực hay tiêu
cực bị trừng trị bởi một hình phạt.
Điều 8 Bộ luật hình sự Việt Nam đã xác định những quan hệ xã hội đó là độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh
tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm, quyền sở hữu tài sản,
các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân... Những hành vi bị coi là tội
phạm, phải là những hành vi xâm phạm đến các quan hệ xã hội đã được luật xác
định. Việc thừa nhận tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu của tội phạm cho phép
làm sáng rõ tính giai cấp trong quan niệm về tội phạm và qua đó cũng cho phép
khẳng định thêm tính giai cấp của luật hình sự nói riêng cũng như của pháp luật nói
chung.
Bộ Luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trên cơ sở
thừa nhận tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu của tội phạm đã công khai khẳng
định một cách rõ ràng bản chất giai cấp của luật hình sự. Ngay lời nói đầu của Bộ
luật hình sự cũng đã ghi nhận: “Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc
7


bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và phòng chống tội phạm, góp phần đắc lực
vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, góp
phần duy trì trật tự an toàn xã hội, trật tự quản lý kinh tế, bảo đảm cho mọi người
được sống trong một môi trường xã hội và sinh thái an toàn, lành mạnh, mang tính
nhân văn cao. Đồng thời, pháp luật hình sự góp phần tích cực loại bỏ những yếu tố
gây cản trở cho tiến trình đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” [23, tr.56].

Nguy hiểm cho xã hội của tội phạm có tính khách quan, không phụ thuộc
vào ý muốn chủ quan của nhà làm luật. Với ý nghĩa là thuộc tính khách quan của tội
phạm, tội nguy hiểm cho xã hội hoàn toàn có thể được con người nhận thức và nhận
thức đúng. Do vậy, khi khẳng định hành vi nhất định là hành vi nguy hiểm cho xã
hội thì không có nghĩa đó là sự áp đặt theo ý muốn chủ quan của con người mà đó
chỉ là sự xác nhận thực tế khách quan đã được nhận thức qua việc đánh giá nhiều
tình tiết khác nhau của hành vi hoặc có liên quan đến hành vi.
Lỗi là thái độ chủ quan của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội
của mình và đối với hậu quả của hành vi có thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý.
Người bị coi là có lỗi khi người đó thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội nếu
hành vi ấy là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của chủ thể trong khi có đủ
điều kiện quyết định thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
Xử sự của người bình thường bao giờ cũng là sự thống nhất của các yếu tố
khách quan và chủ quan. Hai mặt khách quan và chủ quan của tội phạm có liên hệ
chặt chẽ với nhau. Không thể có hành vi nguy hiểm cho xã hội mà không có lỗi của
người phạm tội. Chính vì tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi đã bao gồm cả tính
có lỗi, cho nên có ý kiến cho rằng không thể coi tính có lỗi là dấu hiệu độc lập với
dấu hiệu tính nguy hiểm cho xã hội.
Trong Bộ luật hình sự Việt Nam, tính có lỗi được nêu trong định nghĩa về tội
phạm là dấu hiệu độc lập với tính nguy hiểm cho xã hội mà để nhấn mạnh tính chất
quan trọng có tính có lỗi. Luật hình sự Việt Nam không chấp nhận việc quy tội
khách quan, nghĩa là quy trách nhiệm hình sự cho người chỉ căn cứ vào việc người
8


đó đã thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội mà không căn cứ vào lỗi của họ.
Mục đích giáo dục, cải tạo này chỉ có thể đạt được nếu hình phạt được áp dụng cho
người có lỗi. Đối với người không có lỗi, hình phạt không thể phát huy được tác
dụng giáo dục, cải tạo.
Theo Điều 8 Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ có thể bị coi là tội phạm nếu ”… được quy định
trong Bộ luật hình sự…”. Như vậy, tính được quy định trong luật hình sự hay tính
trái pháp luật hình sự là dấu hiệu đòi hỏi phải có ở hành vi bị coi là tội phạm. Việc
quy định này là sự thừa nhận nguyên tắc đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn toàn
thế giới về nhân quyền của Liên hợp quốc: “ Không ai bị kết án vì một hành vi mà
lúc họ thực hiện luật pháp quốc gia hay quốc tế không coi là tội phạm” ( khoản 2
Điều 11) . Trong sự thống nhất với việc xóa bỏ nguyên tắc tương tự và cấm hồi tố,
việc khẳng định tính trái pháp luật hình sự của tội phạm là biểu hiện cụ thể của
nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Việc quy định tính trái pháp luật hình sự là dấu hiệu của tội phạm không
những là cơ sở đảm bảo cho đường lối đấu tranh phòng chống tội phạm được thống
nhất, bảo đảm cho quyền dân chủ của công dân khỏi bị xâm phạm bởi hành vi xử lí
tùy tiện mà còn là động lực thúc đẩy cơ quan lập pháp kịp thời bổ sung, sửa đổi luật
theo sát sự thay đổi của tình hình chính trị, xã hội của tội phạm nhưng vẫn có tính
độc lập tương đối và ý nghĩa quan trọng. Nếu bỏ qua tính trái pháp luật hình sự vì
chỉ coi trọng tính nguy hiểm cho xã hội sẽ dẫn đến tình trạng xác định tội phạm một
cách hình thức, máy móc. Nhằm tránh những trường hợp như vậy.
Luật hình sự Việt Nam coi tính trái pháp luật hình sự là dấu hiệu của tội
phạm nhưng không phải là dấu hiệu duy nhất mà chỉ là dấu hiệu biểu hiện mặt hình
thức pháp lí của dấu hiệu tính nguy hiểm cho xã hội - dấu hiệu cơ bản của tội phạm.
Hai dấu hiệu – tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự có quan hệ
biện chứng của mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Tính trái pháp luật hình sự
tuy có tính độc lập tương đối nhưng vẫn là dấu hiệu được xác định bởi dấu hiệu tính
nguy hiểm cho xã hội. Chỉ trên cơ sở thừa nhận tính nguy hiểm cho xã hội kết hợp

9


tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự mới có thể nhận thức được
tính trái pháp luật hình sự một cách đầy đủ.

Tính phải chịu hình phạt là dấu hiệu của tội phạm nhưng không phải thuộc
tính bên trong của tội phạm như hai dấu hiệu trên. Hành vi bị coi là tội phạm vì về
nội dung, có tính nguy hiểm cho xã hội về hình thức, có tính trái pháp luật hình sự
chứ không phải vì nó có tính chịu hình phạt là dấu hiệu kèm theo của tính nguy
hiểm cho xã hội vừa là cơ sở để cá thể hóa tính chịu hình phạt trong từng trường
hợp phạm tội cụ thể. Tính nguy hiểm cho xã hội vừa là cơ sở để cá thể hóa hình
phạt trong thực tiển áp dụng luật hình sự. Tính chịu hình phạt được coi là dấu hiệu
của tội phạm vì nó được xác định bởi chính những thuộc tính khách quan bên trong
của tội phạm. Chỉ có hành vi phạm tội mới phải chịu biện pháp trách nhiệm là hình
phạt; không có tội phạm thì cũng không có hình phạt.
Như vậy nói tội phạm có tính chịu hình phạt, nghĩa là bất cứ hành vi phạm
tội nào, di tính nguy hiểm cho xã hội cũng đều bị đe dọa phải chịu hình phạt là biện
pháp cưỡng chế nhà nước có tính nghiêm khắc nhất trong hệ thống những biện pháp
cưỡng chế nhà nước. Nhưng điều đó không có nghĩa là việc áp dụng và thi hành
trong thực tế hình phạt cụ thể là có tính chất bắt buộc tuyệt đối cho mọi trường hợp
phạm tội. Trong thực tế vẫn có trường hợp người phạm tội không phải chịu hình
phạt. Đó là những trường hợp có tội nhưng được miễn trách nhiệm hình sự, được
miễn hình phạt hoặc được miễn chấp hành hình phạt.
1.1.2 Các loại tội phạm
Tội phạm tuy có chung các dấu hiệu như đã trình bày nhưng những hành vi
phạm tội cụ thể có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất khác nhau. Tội
phạm bao gồm từ những hành vi có tính chất đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, xâm
phạm đến an ninh quốc gia, như hành vi phản bội Tổ quốc (Điều 78) đến những
hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội, không lớn như hành vi chiếm giữ trái phép tài
sản (Điều 114).
Những hành vi phạm tội cụ thể không những có sự khác nhau về nguyên
nhân và điều kiện phát sinh, về tính chất của các quan hệ xã hội bị xâm hại mà còn
có sự khác nhau ngay ở tính chất và mức độ nguy hiểm của hậu quả do hành vi
10



phạm tội gây ra hoặc đe dọa gây ra cũng như ở nhiều tình tiết khách quan và chủ
quan khác.
Chính do sự khác nhau như vậy mà vấn đề phân hóa và cá thể hóa hình phạt
đã được đặt ra và được coi là nguyên tắc của luật hình sự Việt Nam. Nguyên tắc này
không chỉ có ý nghĩa khi áp dụng luật hình sự mà trước hết nó đòi hỏi phải có sự
phân hóa trách nhiệm hình sự ngay trong luật và đó là cơ sở để có thể cá thể hóa
hình phạt trong thực tiễn áp dụng. Thể hiện nguyên tắc này, luật hình sự Việt Nam
phân loại tội phạm ra thành bốn nhóm tội phạm khác nhau:
- Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội
mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù.
- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức
cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 7 năm tù.
- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 15 năm tù.
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho
xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 15 năm tù, tù
chung thân hoặc tử hình.
Sự phân biệt bốn nhóm tội phạm như vậy vừa là biểu hiện cơ bản của sự
phân hóa trách nhiệm hình sự trong Bội luật hình sự. Sự phân biệt này là cơ sở
thống nhất cho việc xây dựng các khung hình phạt cho các tội phạm cụ thể cũng
như cho việc xây dựng trong luật hình sự và trong các ngành luật khác có liên quan
các quy định thể hiện sự phân hóa trong đường lối đấu tranh phòng chống các loại
tội khác nhau. Đó là những căn cứ pháp lý thống nhất, giúp các nhà hoạt động thực
hiện được nguyên tắc cá thể hóa hình phạt khi áp dụng luật hình sự.
Các nhóm tội phạm được phân biệt với nhau bởi cả dấu hiệu về mặt nội dung
chính trị, xã hội và cả dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lí. Nếu như tội phạm nói chung
có dấu hiệu về mặt nội dung chính trị, xã hội và tính nguy hiểm cho xã hội và có
dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lí là tính phải chịu hình phạt thì các nhóm tội phạm
cũng có những dấu hiệu đó, vì đều là tội phạm nhưng với những nội dung cụ thể

khác nhau.
11


Sự xác định dấu hiệu về mặt hậu quả quản lí biểu hiện ở mức cao nhất của
khung hình phạt chỉ là kết quả của quá trình đánh giá đầy đủ và toàn diện của các
nhà làm luật về sự cần thiết khách quan của các biện pháp trách nhiệm hình sự đối
với những hành vi phạm tội có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác
nhau. Nhưng khi đã được xác định, khung hình phạt cũng trở thành dấu hiệu có tính
độc lập tương đối để phân biệt các nhóm tội phạm với nhau, không phụ thuộc vào
mức hình phạt cụ thể đã được áp dụng.
Trong thực tiễn, việc phân biệt các nhóm tội phạm với nhau có ý nghĩa trước
hết đối với việc áp dụng nhiều quy định của Bộ luật hình sự. Ngoài ra, việc phân
biệt cũng còn có ý nghĩa đối với cả việc áp dụng một số quy định của các ngành luật
có liên quan đến vấn đề trách nhiệm hình sự như luật tố tụng hình sự…
Những điều luật của Bộ luật hình sự mà việc áp dụng đòi hỏi phải có sự xác
định ranh giới giữa các nhóm tội phạm với nhau (tội phạm ít nghiêm trọng, tội
phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặt biệt nghiêm trọng)
là những điều luật về nguyên tắc xử lí, về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, về thời
hiệu, về điều kiện áp dụng một số loại hình phạt hoặc biện pháp tư pháp.
Các tội xâm phạm An ninh quốc gia.
- Tội phản bội tổ quốc: Là hành vi của công dân Việt Nam cấu kết với nước
ngoài nhằm mục đích gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân: Là hành vi hoạt động
thành lập tổ chức hoặc tham gia tổ chức với mục đích lật đổ chính quyền
nhân dân.
- Tội gián điệp: Là hành vi hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để để
hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây

cơ sở hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám
báo, chỉ điểm, chứa chấp…

12


- Tội xâm phạm An ninh lãnh thổ: Là hành vi xâm phạm lãnh thổ, làm sai
lệch đường biên giới Quốc gia hoặc có hoạt động khác gây phương hại choan ninh
lãnh thổ của nước Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Tội bạo loạn: Là hành vi hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức
với mục đích chống chính quyền nhân dân.
- Tội hoạt động phỉ: Được biểu hiện là hành vi hoạt động vũ trang ở vùng
rừng núi, vùng biển, vùng hiểm yếu khác, giết người, cướp phá tài sản với mục đích
chống chính quyền nhân dân.
- Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân: Là hành vi xâm phạm
tính mạng, tự do thân thể, sức khỏe, đe dọa xâm phạm tính mạng hoặc có hành vi
khác uy hiếp tinh thần của cán bộ, công chức hoặc công dân với mục đích chống
chính quyền nhân dân.
- Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam: Được hiểu là hành vi làm hủy hoại hoặc gây hư hỏng tài sản, cơ sở hạ
tầng trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học – kỹ thuật,
văn hóa, xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với mục đích chống
lại chính quyền nhân dân.
- Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội: Phá hoại việc
thực hiện chính sách kinh tế - xã hội được hiểu là hành vi làm cho các chính sách
kinh tế - xã hội của Nhà nước bị cản trở hoặc không thực hiện đượcvới mục đích
chống lại chính quyền nhân dân.
- Tội phá hoại chính sách đoàn kết: Là hành vi gây chia rẽ giữa các tầng lớp
nhân dân, giữa nhân dân với lực lượng vũ trang, với chính quyền nhân dân, với các
tổ chức xã hội; gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng

trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; gây chia rẽ người theo tôn giáo với người
không theo tôn giáo.
- Tội tuyên truyền chống phá nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam: Là hành vi tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; tuyên
truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin, bịa đặt, gây hoang mang trong
nhân dân.
13


- Tội phá gối an ninh: Là hành vi kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá
rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức,
với mục đích chống chính quyền nhân dân.
- Tội chống phá trại giam: Chống phá trại giam được hiểu là hành vi phá trại
giam, tổ chức vượt trại giam, đánh tháo người bị giam, người bị dẫn giải hoặc trốn
trại giam với mục đích chống chính quyền nhân dân.
- Trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền
nhân dân: Được hiểu là hành vi của công dân Việt Nam lén lút ra nước ngoài mà
không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Ngoài ra còn có các tội phạm khác như:
Tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người ( Từ
Điều 93 đến Điều 122). Các tội xâm phạm sở hữu (Từ Điều 133 đến Điều 145).
Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình (Từ Điều 146 đến Điều 152). Các
tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (Từ Điều 153 đến Điều 181). Các tội
phạm về môi trường (Từ Điều 182 đến Điều 191). Các tội phạm về ma túy ( Từ
Điều 192 đến Điều 201). Các tội phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (Từ
Điều 202 đến Điều 256). Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính (Từ Điều
257 đến Điều 276). Các tội phạm về chức vụ (Từ Điều 278 đến Điều 291). Các tội
xâm phạm hoạt động tư pháp ( Từ Điều 293 đến Điều 314) . Các tội phạm xâm
phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân ( Từ Điều 316 đến Điều 340).
1.2. Quan điểm của Đảng, Pháp luật, Công trong công tác trấn áp tội phạm

Theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Động viên đoàn viên,
thanh niên lực lượng vũ trang nhân dân hăng hái rèn luyện, phấn đấu, gương mẫu đi
đầu và làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững an
ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; tích cực học tập về chính trị, pháp luật,
nghiệp vụ, làm chủ vũ khí, thiết bị kỹ thuật hiện đại, huấn luyện giỏi, sẵn sàng chiến
đấu cao; tuyển chọn, hướng nghiệp cho những tài năng trẻ gia nhập quân đội, công
an, tham gia trực tiếp vào các lĩnh vực mũi nhọn khoa học công nghệ phục vụ quốc

14


phòng, an ninh, góp phần xây dựng lực lượng vũ trang chính quy, tinh nhuệ, từng
bước hiện đại.
Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, của cả hệ thống chính
trị, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên
giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ
vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi
âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các
mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, không để bị động, bất ngờ
trong mọi tình huống. Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quốc
phòng, an ninh.
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, trách
nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia và kiến thức quốc phòng, an
ninh, làm cho mọi người hiểu rõ những thách thức lớn tác động trực tiếp đến nhiệm
vụ bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới, như: chiến tranh bằng vũ khí công nghệ
cao, tranh chấp chủ quyền biển đảo, vùng trời, “diễn biến hoà bình”, bạo loạn chính
trị, khủng bố, tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia...
Tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh cả về tiềm lực và thế trận; xây

dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố vững mạnh; xây dựng thế trận lòng dân
vững chắc trong thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với
quốc phòng, an ninh; quốc phòng, an ninh với kinh tế trong từng chiến lược quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới,
biển đảo.
Bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân
đội nhân dân và Công an nhân dân; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quốc
phòng, an ninh. Hoàn thiện các chiến lược quốc phòng, an ninh và hệ thống cơ chế,
chính sách về quốc phòng, an ninh trong điều kiện mới; tiếp tục bổ sung, hoàn thiện
hệ thống văn bản pháp luật, các quy chế phối hợp quân đội, công an và các tổ chức
chính trị - xã hội. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định phải “Xây dựng
Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng
15


bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân
dân....Xây dựng Quân đội nhân dân với quân số thường trực hợp lý, có sức chiến
đấu cao, lực lượng dự bị động viên hùng hậu, dân quân tự vệ rộng khắp”
[18,tr.82].
Phương hướng xây dựng Quân đội nhân dân trên đây thể hiện việc xử lý một
cách tài tình của Đảng ta về “bài toán” số lượng và chất lượng của lực lượng vũ
trang nhằm bảo đảm cho Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đủ sức làm nòng
cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, nhưng đồng thời bảo đảm sử
dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực của đất nước để tạo điều kiện tốt nhất cho kinh
tế phát triển nhanh và bền vững.
Mỗi cán bộ, đảng viên có trách nhiệm thực hiện và tuyên truyền, vận động
gia đình thực hiện pháp luật liên quan đến công tác trấn áp tội phạm. Kết quả thực
hiện công tác trấn áp tội phạm là một trong những tiêu chí để bình xét, phân loại đối
với mỗi tổ chức đảng và đảng viên. Chú trọng phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kiên
quyết những cán bộ, đảng viên bao che, dung túng tội phạm. Cán bộ, đảng viên có

vợ (hoặc chồng), con bị xử lý hình sự thì tùy theo mức độ liên đới phải xem xét khi
đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào các chức vụ lãnh đạo hoặc miễn nhiệm,
cách chức nếu cán bộ, đảng viên đó đang giữ chức vụ lãnh đạo. Nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt công tác
thống kê tội phạm và ban hành quy chế thẩm định về bảo đảm an ninh quốc gia, giữ
gìn trật tự an toàn xã hội đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng.
Huy động sự tham gia rộng rãi, tích cực của các tổ chức quần chúng và nhân
dân vào công tác trấn áp tội phạm. Nâng cao hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc; củng cố và tiếp tục xây dựng thế trận an ninh nhân dân, bảo đảm an
toàn về an ninh, trật tự. Xây dựng và nhân rộng các mô hình trấn áp tội phạm có
hiệu quả, các điển hình tiên tiến. Vận động nhân dân tích cực trong công tác trấn áp
tội phạm, truy bắt các đối tượng bị truy nã nhưng đang lẩn trốn. Kịp thời động viên,
khen thưởng những tập thể, cá nhân đã đóng góp tích cực trong việc phát hiện, điều
tra, trấn áp tội phạm. Có chính sách bảo vệ cá nhân và gia đình những người tham
gia làm công tác trấn áp tội phạm. Có chính sách hỗ trợ thỏa đáng đối với các tập
16


thể, cá nhân bị thương, hy sinh hoặc bị thiệt hại về tài sản khi tham gia công tác
này.
Củng cố, nâng cao năng lực của lực lượng trực tiếp trấn áp tội phạm từ
Trung ương đến cơ sở theo hướng tập trung, chuyên sâu, phân định rõ trách nhiệm,
có khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Tập trung đầu tư trang thiết bị, kỹ
thuật nghiệp vụ chuyên dùng cho công tác trấn áp tội phạm. Tăng cường năng lực
các cơ sở đào tạo cán bộ trấn áp tội phạm thuộc các bộ, ngành chuyên môn. Xây
dựng chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ trấn áp tội phạm vững vàng về chính trị, có
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng tốt yêu cầu của công tác này. Ban hành chế
độ phụ cấp đối với những cán bộ kiêm nhiệm, những người không hưởng lương từ
ngân sách nhà nước tham gia công tác trấn áp tội phạm. Xây dựng lực lượng Công
an nhân dân trong sạch, vũng mạnh để làm tốt hơn nữa vai trò nòng cốt trong công

tác trấn áp tội phạm.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự nhằm phát hiện kịp thời và xử lý
nghiêm minh mọi hành vi phạm tội, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người
vô tội. Để góp phần giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn
ngay sau khi có Chỉ thị số 48 – CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, từ năm 2011
đến nay, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã kịp thời ban hành Chương trình hành
động tập trung lãnh, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương tổ chức
tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu sắc nội dung Chỉ thị, quan điểm của Đảng,
pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực phòng chống tội phạm đến cán bộ, đảng viên
và quần chúng nhân dân.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện các
văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tội phạm; tăng cường giám sát công
tác trấn áp tội phạm. Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương triển khai thực
hiện các nhiệm vụ Chỉ thị đã đề ra, thuộc phạm vi trách nhiệm của mình. Bộ Công
an chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm
tra việc thực hiện Chỉ thị và báo cáo Bộ Chính trị.
17


Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, lực lượng
Công an đã phối hợp có hiệu quả với lực lượng quân đội, các ban, ngành, đoàn thể,
phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; phong trào toàn dân bảo vệ
an ninh Tổ quốc tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính
trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; không để đột xuất, bất ngờ; bảo vệ an toàn các sự
kiện chính trị, xã hội quan trọng của đất nước, của tỉnh cũng như của huyện; kiềm
chế sự gia tăng của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. Công tác quản lý Nhà nước về
an ninh trật tự được tăng cường; các mặt công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực
lượng Công an được tăng cường và có nhiều chuyển biến tích cực trong việc thực

hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "một số vấn đề cấp bách về xây dựng
Đảng hiện nay" gắn với triển khai có hiệu quả cuộc vận động "Công an nhân nhân
chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hoá vì nhân dân phục vụ" và
các phong trào thi đua khác. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Học tập
rà làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", kỷ cương, kỷ luật trong lực lượng
Công an được tăng cường góp phần nâng cao chất lượng công tác chuyên môn.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chỉ thị 21- CT/TW ngày 26/03/2008 của Bộ
Chính trị về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống ma
túy và kiểm soát ma túy trong tình hình mới", Chỉ thị số 48 - CT/TW ngày
22/10/2010 của Bộ Chính trị "về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
phòng, chống tội phạm trong tình hình mới" gắn với triển khai thực hiện có hiệu
quả các chương trình quốc gia về trấn áp tội phạm, phòng, chống ma túy, chương
trình hành động phòng, chống mua bán người giai đoạn 2011 - 2015 và chiến lược
quốc gia phòng chống tham nhũng đã được Chính phủ phê duyệt. Thực hiện có hiệu
quả các mặt công tác trấn áp tội phạm, kết hợp chặt chẽ phòng ngừa xã hội với
phòng ngừa nghiệp vụ; chủ động mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội
phạm, truy quét tệ nạn xã hội, tập trung đấu tranh mạnh đối với tội phạm hình sự
nguy hiểm gây án nghiêm trọng, tội phạm do nguyên nhân xã hội, tội phạm kinh tế
trên lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng cơ bản, tội phạm ma túy, vi phạm pháp
luật về môi trường... các tụ điểm phức tạp về ma túy và tệ nạn xã hội, kiên quyết
không để hình thành băng, ổ nhóm tội phạm.
18


Thực hiện có hiệu quả công tác cải cách tư pháp. Củng cố, kiện toàn cơ quan
điều tra các cấp đáp ứng yêu cầu công tác trấn áp tội phạm. Nâng cao chất lượng
công tác điều tra , khám phá án, công tác tiếp nhận, xử lý giải quyết tin báo tố giác
tội phạm, chấp hành đúng pháp luật trong điều tra, xử lý tội phạm của lực lượng
Công an. Tăng cường lãnh đạo công tác truy tố, xét xử của Viện kiểm sát nhân dân,
Tòa án nhân dân đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, góp phần đảm bảo

an ninh trật tự.
Thực hiện hiệu quả Nghị định số 80/201l/NĐ-CP, ngày 16/9/2011 của Chính
phủ về quy định các biện pháp tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành
xong án phạt tù. Thường xuyên thanh kiểm tra, chấn chỉnh toàn diện công tác tạm
giam, tạm giữ, thi hành án hình sự, hỗ trợ tư pháp và tái hòa nhập cộng đồng cho số
người đặc xá, chấp hành xong án phạt tù về cư trú. Tiếp tục xã hội hóa công tác
phòng chống tệ nạn xã hội; lồng ghép các chương trình trấn áp tội phạm, tệ nạn xã
hội với chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình kinh tế - xã hội
khác của địa phương.
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả các mặt công tác quản lý Nhà nước của chính
quyền các cấp trong lĩnh vực an ninh, trật tự. Chấn chỉnh công tác quản lý cư trú,
quản lý người nước ngoài, quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an
ninh trật tự. Triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/19/2012
của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội
địa và khắc phục ùn tắc giao thông" và Chương trình hành động số 38- CTr/TU
ngày 26/12/2012 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh nhằm đảm bảo trật. tự an toàn
giao thông trong năm 2013. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng Luật giao thông đường
bộ tới mọi tầng lớp nhân dân, đồng thời tăng cường tuần tra kiểm soát phát hiện xử
lý triệt để, nghiêm minh các hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ để đạt mục
tiêu 3 giảm.
Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể có
trách nhiệm chỉ đạo triển khai quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc nội dung của
Chỉ thị đến cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.
19


Đảng uỷ Công an Tỉnh chỉ đạo cụ thể hoá Chỉ thị bằng kế hoạch, chương
trình công tác với những chỉ tiêu, yêu cầu, biện pháp sát hợp với từng lĩnh vực, từng
địa bàn, từng lực lượng để thực hiện có hiệu quả nội dung yêu cầu công tác bảo vệ

an ninh trật tự trên địa bàn và có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình, kết quả
công tác bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn, tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chỉ
đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện.
Chỉ đạo mở các cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, triệt phá các băng nhóm
tội phạm nguy hiểm, xóa các tụ điểm phức tạp, tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng
cao hiệu quả công tác phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm. Nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh trật tự, triển khai có hiệu quả các giải pháp
đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, vũ khí vật liệu nổ, công cụ hỗ
trợ.
Tiếp tục thực hiện nghiêm túc có hiệu quả Chỉ thị 09 ngày 1/12/2011 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa 11 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới
gắn với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
Các cấp ủy đảng, chính quyền từ Trung ương đến cơ sở quan tâm lãnh đạo,
chỉ đạo công tác trấn áp tội phạm, xác định công tác này là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm, thường xuyên của mình; đề ra các nghị quyết, chương trình để thực
hiện có hiệu quả các chủ trương, kế hoạch phòng, chống tội phạm; định kỳ sơ kết,
tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện; tăng cường đôn đốc, kiểm tra, thanh
tra, kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình trấn áp
tội phạm. Người đứng đầu cấp ủy đảng và chính quyền các cấp phải chịu trách
nhiệm trước hết về tình hình tội phạm và tổ chức thực hiện công tác trấn áp tội
phạm ở ngành, địa phương mình.

20


Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TRẤN ÁP TỘI PHẠM Ở TỈNH CÀ
MAU THỜI GIAN QUA
2.1. Điều kiện tự nhiên, con người và tình hình kinh tế - xã hội liên quan đến

công tác trấn áp tội phạm ở tỉnh Cà Mau
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và con người của tỉnh Cà Mau
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Cà Mau là tỉnh nằm tận cùng phía Nam Việt Nam có tọa độ địa lý
khoảng 8º 33’ đến 9º 34’ vĩ độ Bắc và 104º 32’ đến 105º 24’ kinh độ Đông. Tỉnh Cà
Mau có ba mặt tiếp giáp với biển: phía đông giáp với biển Đông, phía Nam và phía
Tây giáp với Vịnh Thái Lan, phía Bắc của tỉnh Cà Mau giáp với hai tỉnh Bạc Liêu
và Kiên Giang.
Như đã nói, tỉnh Cà Mau là tỉnh mới được tái lập năm 1997, Cà Mau có tổng
diện tích tự nhiên 5201 km² chiếm 13,1 % diện tích đồng bằng sông Cửu Long và
bằng 1,58% diện tích cả nước. Tỉnh Cà Mau có 9 đơn vị hành chánh, bao gồm:
thành phố Cà Mau và 8 huyện: Thới Bình, Cái Nước, Phú Tân, Đầm Dơi, Trần Văn
Thời, Năm Căn, Ngọc Hiển, U Minh. Trong đó thành phố Cà Mau là trung tâm
hành chính, kinh tế và văn hóa của cả tỉnh.
Tỉnh Cà Mau nằm ở trung tâm trong mối quan hệ với các nước Đông Nam
Á. Tỉnh Cà Mau có điều kiện thuận lợi trong giao lưu hợp tác quốc tế với các nước
trong khu vực. Tỉnh Cà Mau cũng nằm trong hành lang kinh tế phía Nam của
chương trình hợp tác tiểu vùng sông Mê Công mở rộng, với trục giao thông từ Hà
Tiên (cửa khẩu Xà phía) quốc lộ 63 – Cà Mau – Năm Căn – Đất Mũi, trong đó khu
vực mũi Cà Mau là điểm đến của tuyến giao thông này. Từ đó mở ra những khả
năng mở rộng và kết nối phát triển các ngành kinh tế của tỉnh rất lớn.
Địa hình:
Có vị trí ở rìa giáp biển của Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Cà Mau là vùng
đất mới, bằng phẳng và thấp so với mặt nước biển ( trung bình chỉ từ 0,5 đến 1,5 so
với mặt nước biển. Phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh bị ngập nước vào mùa mưa,
21


×