Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

kế toán chi phí và phân tích biến động chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng và thương mại nhân lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (876.83 KB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH



NGUYỄN ĐÌNH PHAN THẾ

KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ PHÂN TÍCH
BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG VÀ
THƯƠNG MẠI NHÂN LỰC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Kế Toán
Mã số ngành: 52340301

Tháng 4 - Năm 2014
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH



NGUYỄN ĐÌNH PHAN THẾ
MSSV: B110295

KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ PHÂN TÍCH
BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG VÀ


THƯƠNG MẠI NHÂN LỰC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Kế Toán
Mã số ngành: 52340301

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
HUỲNH TRƯỜNG HUY

Tháng 4 - Năm 2014
2


LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Kinh Tế- QTKD và các thầy
cô trường Đại Học Cần Thơ đã nhiệt tình giảng dạy cho tôi trong những năm vừa
qua. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Huỳnh Trường Huy, thầy đã luôn tận
tình hướng dẫn để tôi hoàn thành bài luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc Công ty TNHH XD & TM Nhân Lực
đã cho phép và tạo điều kiện để tôi thực tập tại công ty. Xin chân thành cảm ơn
ông Nguyễn Đình Thái và chị Trần Thị Mỹ Khanh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong
quá trình thu thập số liệu, tìm hiểu hoạt động tại công ty.
Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khách quan và kiến thức chuyên môn
còn hạn chế nên bài luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Mong nhận được
sự thông cảm và góp ý của thầy, cô để bài luận được hoàn thiện hơn.
Sau cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô, anh chi trong công ty luôn dồi dào
sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống, công việc. Chúc Công ty
TNHH XD & TM Nhân Lực ngày càng phát triển bền vững.
Cần Thơ, ngày 18 tháng 04 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Đình Phan Thế

3


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 18 tháng 04 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Đình Phan Thế

4


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

Ngày.......tháng........năm 2014
GIÁM ĐỐC ĐƠN VỊ

5


MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.3.1 Không gian .................................................................................................... 2
1.3.2 Thời gian ....................................................................................................... 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 3
2.1 Cơ sở lý luận .................................................................................................... 3
2.1.1 Kế toán chi phí tại doanh nghiệp xây lắp ..................................................... 3
2.1.1.1 Khái niệm chi phí....................................................................................... 3
2.1.1.2 Đặc điểm của sản phẩm xây lắp ................................................................ 3
2.1.1.3 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ................................................... 4
2.1.1.4 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ........................................................... 5
2.1.1.5 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công ....................................................... 7
2.1.1.6 Kế toán chi phí sản xuất chung .................................................................. 9
2.1.2 Phân tích các khoản mục chi phí ................................................................ 11
2.1.2.1 Biến độngc hi phí nguyên vật liệu trực tiếp ............................................. 12
2.1.2.2 Biến động chi phí nhân công trực tiếp ..................................................... 12
2.1.2.3 Biến động chi phí sử dụng máy thi công ................................................. 13

2.1.2.4 Biến động chi phí sản xuất chung ............................................................ 13
2.2 Lược khảo tài liệu .......................................................................................... 13
2.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 14
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu...................................................................... 14
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu .................................................................... 14
Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ
THƯƠNG MẠI NHÂN LỰC .............................................................................. 17
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................... 17
3.2 Cơ cấu tổ chức ............................................................................................... 18
3.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty ................................................................. 18
3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban .................................................. 19
3.3 Ngành nghề kinh doanh ................................................................................. 19
3.4 Tổ chức bộ máy kế toán ................................................................................. 20
3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ..................................................................... 20
3.4.2 Chức năng nhiệm vụ của từng cá nhân ....................................................... 20
3.4.3 Chế độ kế toán và hình thức ghi sổ kế toán ................................................ 21
3.4.4 Phương pháp kế toán .................................................................................. 23

6


3.5 Sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2011 đến năm
2013 ..................................................................................................................... 23
3.6 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển ......................................... 26
3.6.1 Thuận lợi ..................................................................................................... 26
3.6.2 Khó khăn ..................................................................................................... 26
3.6.3 Phương hướng phát triển ............................................................................ 27
Chương 4: KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ TẠI
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI NHÂN LỰC.................. 28
4.1 Đặc điểm tổ chức quy trình thi công sản phẩm xây lắp của công ty ............. 28

4.1.1 Khi nhận được thông báo trúng thầu .......................................................... 28
4.1.2 Thực hiện tổ chức thi công ......................................................................... 28
4.2 Kế toán chi phí sản xuất................................................................................. 29
4.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .................................................... 29
4.2.1.1 Nội dung .................................................................................................. 29
4.2.1.2 Công tác kế toán ...................................................................................... 31
4.2.2 Kế toán nhân công trực tiếp ........................................................................ 31
4.2.2.1 Nội dung .................................................................................................. 31
4.2.2.2 Công tác kế toán ...................................................................................... 32
4.2.3 Kế toán máy thi công .................................................................................. 33
4.2.3.1 Nội dung .................................................................................................. 33
4.2.3.2 Công tác kế toán ...................................................................................... 33
4.2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung ................................................................... 34
4.2.4.1 Nội dung .................................................................................................. 34
4.2.4.2 Công tác kế toán ...................................................................................... 35
4.3 Giá thành sản xuất công trình CH VLXD 5A................................................ 35
4.4 Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ................................... 38
4.4.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ................................................................ 38
4.4.2 Biến động giá .............................................................................................. 41
4.4.3 Biến động lượng ......................................................................................... 42
4.5 Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp ........................................... 43
4.5.1 Chi phí nhân công trực tiếp......................................................................... 43
4.5.2 Biến động giá .............................................................................................. 45
4.5.3 Biến động lượng ......................................................................................... 45
4.6 Phân tích biến động chi phí máy thi công...................................................... 46
4.7 Phân tích biến động chi phí sản xuất chung .................................................. 47
4.8 Tóm lược biến động chi phí sản xuất công trình ........................................... 48
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TỪ VIỆC QUẢN LÝ CHI PHÍ................................ 49
5.1 Đối với chi phí nguyên vật liệ trực tiếp ......................................................... 49

5.2 Đối với chi phí nhân công trực tiếp ............................................................... 49
5.3 Đối với chi phí máy thi công ......................................................................... 49
5.4 Đối với chi phí sản xuất chung ...................................................................... 50
5.5 Một số giải pháp khác đối với bộ máy kế toán .............................................. 50
7


Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 51
6.1 Kết luận .......................................................................................................... 51
6.2 Kiến nghị........................................................................................................ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 52
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 53

8


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Tóm tắt tình hình hoạt động của công ty qua 3 năm 2011-2013 ........ 23
Bảng 3.2: Tổng doanh thu của công ty từ năm 2011-2013 ................................. 24
Bảng 3.3: Tóm tắt các khoản chi phí cảu công ty từ năm 2011-2013 ................. 25
Bảng 4.1: Tổng hợp vật tư theo dự toán công trình CH VLXD 5A .................... 30
Bảng 4.2: Hệ số phụ cấp theo chức vụ, công việc ............................................... 31
Bảng 4.3: Tổng hợp nhân công theo dự toán ....................................................... 32
Bảng 4.4: Chi phí nhiên liệu theo dự toán công trình .......................................... 33
Bảng 4.5: Tính chi phí thuê máy theo dự toán .................................................... 33
Bảng 4.6: Tổng hợp chi phí sản xuất chung trực tiếp .......................................... 34
Bảng 4.7: Chi phí sản xuất chung phân bổ cho công trình .................................. 34
Bảng 4.8: Dự toán tổng họp kinh phí xây dựng .................................................. 36
Bảng 4.9: So sánh giá thành thực tế và dự toán của công trình ........................... 37

Bảng 4.10: So sánh chi phí dự toán và chi phí thực tế một số vật tư .................. 38
Bảng 4.11: Phân tích biến động vật tư ................................................................. 39
Bảng 4.12: Tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp dự toán và thực tế ................. 43
Bảng 4.13: Phân tích biến động chi phí nhân công thực tế và dự toán ............... 44
Bảng 4.14: Chi phí nhiên vật liệu sử dụng .......................................................... 46
Bảng 4.15: Tổng hợp chi phí máy thi công theo dự toán và thực tế.................... 46
Bảng 4.16: Phân tích chi phí sản xuất chung ....................................................... 47
Bảng 4.17: Tóm lược chi phí sản xuất công trình ............................................... 48

9


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ................................. 5
Hình 2.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp ......................................... 7
Hình 2.3: Sơ đồ hạch toán chi phí máy thi công.................................................... 9
Hình 2.4: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung .............................................. 11
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ........................................................... 18
Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ............................................................. 20
Hình 3.3: Sơ đồ kế toán trên máy tính ................................................................. 22

10


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp

KPCĐ: Kinh phí công đoàn
TT: Thực tế
KH: Kế hoạch
CH VLXD: Cửa hàng vật liệu xây dựng

11


CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đặc thù của ngành xây dựng là sản phẩm có giá trị lớn, thời gian thi công
kéo dài và trải qua nhiều công đoạn. Bên cạnh đó, ngành xây dựng có sự nhạy
cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền Kinh tế tăng trưởng,
doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng sẽ tăng cao do nhu cầu xây
dựng mở rộng. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, công trình xây dựng sẽ bị
đình trệ, người dân không chi tiền để xây dựng nhà ở, nhà nước không mở rộng
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,... dẫn đến doanh thu của doanh nghiệp sẽ bị sụt
giảm một cách nhanh chóng.
Chính vì vậy, khi nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây phải đối mặt
với nhiều bất ổn và áp lực thì thị trường bất động sản cũng gặp nhiều khó khăn,
lượng tồn kho bất động sản lớn gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xây
dựng. Các doanh nghiệp xây dựng gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm công trình
mới cũng như trong thực hiện các công trình dở dang, công nợ tại các công trình
rất lớn. Nhiều doanh nghiệp xây dựng rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng,
phá sản. Theo Báo Cáo tình hình năm 2013 của Bộ Xây dựng công bố sáng ngày
7 tháng 1 năm 2014, cả nước có hơn 10.000 doanh nghiệp xây dựng phá sản.
Trước tình hình đó, để có thể tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp xây dựng
cần tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn, kết hợp với việc kiểm soát chi phí chặt

chẽ. Để có được điều này thì công tác kế toán chi phí phải tính đúng và chính xác,
tạo nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp tạo được uy tín trên thị trường. Trong
thời gian thực tập tại Công ty TNHH Xây Dựng Và Thương Mại Nhân Lực, tôi
có cơ hội va chạm thực tế và tìm hiểu công tác kế toán chi phí tại công ty. Công
ty tiến hành xây dựng nhiều công trình trong cùng khoảng thời gian, tại nhiều nơi
khác nhau dẫn đến công tác kế toán chi phí gặp nhiều khó khăn. Chi phí nhân
công, chi phí nguyên vật liệu cũng như chi phí máy thi công đối với những công
trình ở những khu vực khác nhau có sự biến động không giống nhau, nhất là
những công trình ở tỉnh khác. Do đó, việc quản lý chi phí cũng như kiểm soát
được sự biến động chi phí ở mức hợp lý là rất cần thiết.
Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài luận văn tốt nghiệp của tôi là
“Kế Toán Chi Phí Và Phân Tích Biến Động Chi Phí Tại Công Ty TNHH Xây
Dựng-Thương Mại Nhân Lực” làm đề tài nghiên cứu.

12


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Thông qua công tác kế toán chi phí tại một công trình để tiến hành phân tích
biến động chi phí sản xuất theo từng khoản mục. Từ đó, đề ra các giải pháp nhằm
quản lý chi phí hiệu quả và nâng cao hiệu quả sản xuất liên quan đến các khoản
mục chi phí tại công ty TNHH Xây Dựng Và Thương Mại Nhân Lực.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Kế toán chi phí và công tác kế toán chi phí tại công ty.
Phân tích biến động chi phí sản xuất theo từng khoản mục.
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất liên quan đến các khoản
mục chi phí tại Công ty.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian

Đề tài tập trung nghiên cứu những chi phí sản xuất của công trình Cửa Hàng
Vật Liệu Xây Dựng 5A.
1.3.2 Thời gian
Đề tài được thực hiện trong khoản thời gian thực tập từ tháng 01/2013
đến tháng 04/2013.
Số liệu sử dụng để nghiên cứu từ năm 2011 đến hết năm 2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Kế toán chi phí và sự chênh lệch của chi phí giữa thực tế so với dự toán
trong kỳ.

13


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Kế toán chi phí tại doanh nghiệp xây lắp
2.1.1.1 Khái niệm chi phí
Chi phí có thể hiểu một cách trừu tượng là biểu hiện bằng tiền những hao
phí lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh; hoặc chi phí là những phí tổn về nguồn lực, tài sản cụ thể sử
dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chi phí bao gồm các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình
hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và các chi phí khác.
- Chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh
doanh thông thường của doanh nghiệp, như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng,
chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi tiền vay, và những chi phí liên quan đến
hoạt động cho các bên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền,...
Những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền, hàng

tồn kho, khấu hao máy móc, thiết bị.
- Chi phí khác bao gồm các chi phí ngoài các chi phí sản xuất, kinh doanh
phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp,
như: chi phí về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản tiền bị khách
hàng phạt do vi phạm hợp đồng,...
(Chuẩn mực kế toán số 01, Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam)
2.1.1.2 Đặc điểm của sản phẩm xây lắp
- Sản phẩm xây lắp mang tính chất riêng lẻ: mỗi sản phẩm xây lắp có những
kết cấu kỹ, mỹ thuật, vật tư, địa điểm, nhân lực và phương pháp thi công khác
nhau. Chính đặc điểm này hình thành nên sự khác nhau về dự toán chi phí thi
công xây lắp, về vật tư, lao động, máy móc thiết bị thi công mà trong quản lý
cũng như kế toán cần phải am hiểu mới có thể quản lý và hạch toán được chi phí
thi công xây lắp.
- Sản phẩm xây lắp có giá trị lớn và thời gian thi công kéo dài: mỗi sản
phẩm xây lắp thường có giá trị lớn vì vậy phải huy động vốn từ nhiều nguồn, tài
trợ. Quá trình thi công sản phẩm xây lắp thường kéo dài, có khi phải tiến hành
14


nhiều năm, chịu sự chi phối rất lớn bởi thời tiết trong quá trình thi công. Đặc
điểm này làm cho quá trình bàn giao sản phẩm, khối lượng xây lắp tiến hành
nhiều lần; chi phí xây lắp phát sinh rất phức tạp. Đòi hỏi kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành phải phân tích, theo dõi được chi phí ở từng thời kỳ, từng lần
bàn giao, theo từng nguồn vốn tài trợ.
- Thời gian sử dụng của sản phẩm xây lắp tương đối dài: mỗi sản phẩm xây
lắp thường có thời gian hữu dụng khá dài. Đặc điểm này bắt buộc quá trình chuẩn
bị, thi công, bàn giao sản phẩm xây lắp phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy
trình, quy phạm trong xây dựng cơ bản do nhà nước ban hành và là nguyên nhân
phát sinh những chi phí thiệt hại phá đi làm lại đôi khi rất lớn mà kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp cần phải xác định rõ phạm vi chi phí

liên quan và những chi phí nào được tính vào chi phí thi công xây lắp công trình,
chi phí nào không được tính vào chi phí thi công xây lắp công trình và những chi
phí này được tài trợ từ những nguồn nào.
- Sản phẩm xây lắp gắn liền với những địa điểm cố định: đặc điểm này làm
cho quá trình thi công xây lắp gắn liền với từng địa bàn nhất định làm phát sinh
sự di chuyển lao động, vật tư, máy móc thi công... Đây là nguyên nhân phát sinh
tính khác biệt về chi phí laao động, vật tư, chi phí sử dụng máy móc thiết bị trong
từng quá trình thi công. (Phạm Văn Dược và cộng sự, 2002, trang 91)
2.1.1.3 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
a) Khái niệm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí về nguyên
vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu,vật kết cấu sử dụng trực tiếp thi công và
cấu thành nên thực thể của công trình như sắt, thép, bê tông... (Phạm Văn Dược
và cộng sự, 2002, trang 92)
b) Chứng từ, sổ sách
Hóa đơn bán hàng, hóa đơn giá trị gia tăng.
Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.
Giấy đề nghị tạm ứng, phiếu chi...
c) Tài khoản sử dụng
Tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” dùng để phản ánh chi phí
nguyên vật liệu phát sinh liên quan trực tiếp đến việc xây lắp hay lắp đặt công
trình. Tài khoản 621 được mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí tùy
thuộc vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, chẳng hạn công trình, hạng mục
15


công trình, các giai đoạn thi công, nhóm hạng mục công trình, nhóm công trình...
(Phan Đức Dũng, 2006, trang 252).
TK 152

TK 621


TK 154

Xuất NVL dùng cho sản

Cuối kỳ, kết chuyển chi
phí NVL trực tiếp

xuất, thực hiện dịch vụ

sang TK 154

TK 111, 112, 331

TK 152

Mua NVL dùng ngay cho
sản xuất, thực hiện dịch vụ

NVL thừa nhập lại kho

TK 133

TK 632

Thuế

Phần chi phí NVL trực

GTGT


tiếp vượt định mức

Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.1.1.4 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
a) Khái niệm
Bao gồm tiền lương của công nhân trực tiếp thực hiện thi công (công nhân
trong và ngoài định biên lao động của doanh nghiệp) nhưng không bao gồm các
khoản trích theo lương như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và
cả trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân thi công xây lắp, tiền lương của
công nhân khuân vác, vận chuyển,...vật tư ngoài phạm vi quy định. (Phạm Văn
Dược và cộng sự, 2002, trang 92)
Theo quy định của Nhà nước, giai đoạn 2012-2013, doanh nghiệp được tính
vào chi phí các khoản trích theo lương với tỷ lệ là: BHXH 17%, BHYT 3%,
BHTN 1%.
Từ tháng 01 năm 2014, tỷ lệ trích nộp là: BHXH 18%, BHYT 3%, BHTN
1%.

16


b) Chứng từ, sổ sách
Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương
Phiếu xác nhận sản phẩm hay công việc hoàn thành
Hợp đồng giao khoán
Biên bản nghiệm thu (thanh lý) hợp đồng giao khoán
Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
Sổ kế toán chi tiết liên quan khác, Sổ tổng hợp...
c) Tài khoản sử dụng
Tài khoản 622 “chi phí nhân công trực tiếp” phản ánh tiền lương phải trả

như tiền lương, tiền công, tiền thưởng, phụ cấp... cho công nhân trực tiếp tham
gia vào quá trình xây lắp gồm cả công nhân do doanh nghiệp quản lý và cả lao
động thuê ngoài. Đối với hoạt động xây lắp, tài khoản này không phản ánh các
khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ. Tài khoản 622 cũng được mở
chi tiết theo đối tượng hạch toán chi phí giống như tài khoản 621. (Phan Đức
Dũng, 2006, trang 253)

17


TK 334

TK 622

TK 154

Tiền lương phải trả

Cuối kỳ, kết chuyển chi phí

công nhân trực tiếp

nhân công trực tiếp sang TK 154

TK 335

Tiền lương

Trích trước


nghỉ phép

tiền lương

phải trả
công nhân

nghỉ phép
của công nhân

TK 338

TK 632

Khoản trích theo lương

Phần chi phí nhân công
vượt định mức

của công nhân

Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
2.1.1.5 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
a) Khái niệm
Bao gồm toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình vận hành máy móc thi công
ngoài công trường, nhưng không bao gồm khoản trích kinh phí công đoàn, bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của công nhân vận hành máy thi công. (Phạm Văn
Dược và cộng sự, 2002, trang 93)
b) Chứng từ, sổ sách
Phiếu xuất kho nguyên liệu, vật tư

Phiếu theo dõi hoạt động của máy thi công
Hóa đơn dịch vụ
Sổ chi tiết vật tư
Sổ tiền lương...
c) Tài khoản sử dụng
18


Tài khoản 623 “chi phí sử dụng máy thi công” dùng để tập hợp và phân bổ chi phí
sử dụng máy thi công như máy đào đất, xúc đất... phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây
lắp công trình trong trường hợp doanh nghiệp xây lắp thực hiện xây lắp công trình theo
phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công, vừa kết hợp bằng máy.
Trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình hoàn toàn bằng máy thì
không sử dụng Tài khoản 623 “chi phí sử dụng máy thi công” mà hạch toán toàn bộ chi
phí xây lắp trực tiếp vào các TK 621, 622, 627.
Người ta chia chi phí sử dụng máy thi công ra thành hai loại:
- Chi phí thường xuyên: chi phí hằng ngày cần thiết cho việc sử dụng máy thi
công. Các chi phí này khi phát sinh được tính hết một lần vào chi phí sử dụng máy.
- Chi phí tạm thời: chi phí phát sinh một lần tương đối lớn, không định mức hay
tính trước được. Các chi phí này khi phát sinh không tính hết một lần vào chi phí sử
dụng máy mà được phân bổ theo thời gian sử dụng ở công trường. (Phan Đức Dũng,

2006, trang 253)
Nếu chi phí sử dụng máy thi công liên quan đến nhiều khối lượng công việc, hạng
mục, công trình thì phải chọn tiêu thức phân bổ. Thông thường tiêu thức phân bổ được
chọn là: số ca máy, định mức chi phí máy thi công...
Công thức phân bổ chi phí sử dụng máy thi công

Chi phí sử dụng máy thi
công phân bổ cho từng đối =

tượng

Tổng chi phí sử dụng
máy thi công của các
đối tượng
x
Tổng tiêu thức phân
bổ của các đối tượng
cần phân bổ

19

Tiêu thức phân bổ chi
phí cho từng đối tượng


TK 152,153,142,242

TK 623

Chi phí NVL, dụng cụ

TK 154

Cuối kỳ, kết chuyển chi phí

sản xuất

sử dụng máy thi công và tính


TK 334,338

giá thành sản phẩm, dịch vụ

Chi phí nhân công

TK 214
Chi phí khấu hao máy thi công

TK 111,112,331

TK 632

Chi phí dịch vụ mua ngoài

Khoản chi phí sử dụng
máy thi công phân bổ vào

Thuế

giá thành được ghi nhận

TK 133

GTGT

vào giá vốn

Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán chi phí máy thi công
2.1.1.6 Kế toán chi phí sản xuất chung

a) Khái niệm
Chi phí sản xuất chung là những chi phí phục vụ sản xuất xây lắp, những chi
phí có tính chất dùng chung cho hoạt động xây lắp gắn liền với từng công trường
cụ thể:
- Chi phí nhân viên phân xưởng: tiền lương của công nhân phục vụ trên
công trường và các khoản trích theo lương.
- Chi phí vật liệu: vật liệu xuất dùng chung cho hoạt động xây lắp như vật
liệu dùng để bảo dưỡng, bảo trì công cụ dụng cụ trên công trường.
- Chi phí dụng cụ sản xuất xây lắp: ván khuôn, đà giáo...
- Chi phí khấu hao TSCĐ.

20


- Chi phí dịch vụ mua ngoài: chi phí điện, nước, điện thoại, chi phí sửa chữa
TSCĐ thuê ngoài...
- Chi phí bằng tiền khác: những chi phí bằng tiền nhằm phục vụ hay liên
quan đến hoạt động xây lắp trên công trường nhưng không thuộc những khoản
trên. (Phan Đức Dũng, 2006, trang 250)
b) Chứng từ, sổ sách
Phiếu xuất kho
Bảng phân bổ nguyên vật liệu
Bảng phân bổ tiền lương
Bảng phân bổ khấu hao
Hóa đơn dịch vụ
Sổ chi tiết, Sổ cái tài khoản...
c) Tài khoản sử dụng
Tài khoản 627 “chi phí sản xuất chung” dùng phản ánh chi phí phục vụ công
trình thi công xây lắp phát sinh ở các bộ phận, đội sản xuất thi công xây lắp. Tài
khoản 627 được mở chi tiết cho từng bộ phận xây lắp (xí nghiệp, đội xây lắp...)

(Phan Đức Dũng, 2006, trang 254)

21


TK 152,153,142,242

TK 627

Chi phí NVL, dụng cụ

TK 154

Cuối kỳ, kết chuyển chi phí

sản xuất

sản xuất chung và tính

TK 334,338

giá thành sản phẩm, dịch vụ

Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 632
TK 214

Khoản chi phí sản xuất chung
Chi phí khấu hao TSCĐ


không phân bổ vào giá thành
được ghi nhận vào giá vốn

TK 111,112,312
Chi phí dịch vụ mua ngoài

Thuế

TK 111,112

TK 133

Các khoản thu giảm chi

GTGT

Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung
2.1.2 Phân tích các khoản mục chi phí
Chi phí thực tế
Lượng TT x Giá TT

Chi phí điều chỉnh
Lượng TT x Giá KH

Chênh lệch giá

Chi phí kế hoạch
Lượng KH x Giá KH

Chênh lệch hiệu quả


Tổng biến động
(Phạm Văn Dược và cộng sự, 2002, trang 165)

22


Chênh lệch giá = Số lượng thực tế sử dụng x (giá thực tế - giá kế hoạch)
Chênh lệch hiệu quả = Giá kế hoạch x (SL thực tế sử dụng – SL kế hoạch)
(Lê Phước Hương, 2011)
2.1.2.1 Biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Là sự thay đổi giá và lượng nguyên vật liệu trực tiếp so với dự toán ban đầu.
Việc phân tích được tiến hành cho một công trình cụ thể của công ty.
Nếu chênh lệch giá về chi phí nguyên vật liệu là một chênh lệch âm. Ta
đánh giá chênh lệch này là tốt vì giá thực tế thấp hơn giá kế hoạch và ngược lại.
Nếu chênh lệch hiệu quả về chi phí nguyên vật liệu là một chênh lệch âm, ta
đánh giá chênh lệch này là tốt vì lượng thực tế sử dụng thấp hơn lượng kế hoạch
và ngược lại.
Nguyên nhân biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp do:
- Mua từ nhà cung cấp khác
- Thay đổi thiết kế, quy trình
- Giá cả biến động bất ngờ...
- Tay nghề của công nhân trực tiếp sản xuất.
- Quản lý nguyên vật liệu.
- Tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị...
2.1.2.2 Biến động chi phí nhân công trực tiếp
Là do sự thay đổi bắt nguồn từ giá nhân công, năng suất lao động của thực
tế so với dự toán.
Việc phân tích biến động tương tự như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Nguyên nhân biến động chi phí nhân công tăng do

- Chế độ và chính sách lương
- Kinh nghiệm của công nhân
- Thay đổi bậc lao động
- Sự thay đổi cơ cấu lao động...

23


2.1.2.3 Biến động chi phí sử dụng máy thi công
Đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công có đặc điểm
là cụ thể, chiếm tỷ trọng cao trong giá thành, có thể tính trực tiếp cho từng đối
tượng sản xuất và là chi phí biến đổi. Nên doanh nghiệp có thê dự toán và kiểm
soát được.
Khác với hai chi phí trên, chi phí sử dụng máy thi công là khoản mục chi
phí phát sinh khi sử dụng máy thi công. Vì vậy, trước khi phân tích biến động chi
phí này cần phải phân ra thành biến phí và định phí.
2.1.2.4 Biến động chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là một loại chi phí khá phức tạp trong lập dự toán và
phân tích.
Thứ nhất, nó là một chi phí gián tiếp, nên được tính vào giá thành thông qua
sự phân bổ theo một tiêu thức hợp lý nào đó.
Thứ hai, nó bao gồm nhiều loại chi phí khác nhau về tính chất và cũng khác
nhau giữa các doanh nghiệp, vì vậy sẽ không thể có một mô hình duy nhất về
phương pháp để phân tích chúng.
Thứ ba, nó bao gồm cả những chi phí có tính khả biến như nguyên liệu phụ,
năng lượng, nhiên liệu và những chi phí có tính bất biến như khấu hao máy móc,
nhà xưởng, tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng,...những loại chi phí này
phải có phương pháp phân tích khác nhau. Nếu áp dụng sai phương pháp thì sẽ có
những nhận xét sai lệch, thậm chí trái ngược với tình hình thực tế. (Phạm Văn
Dược và công sự, 2002, trang 170)

2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Dương Tống Thơi (2013), luận văn tốt nghiệp “Kế Toán Chi Phí Và Phân
Tích Biến Động Chi Phí Tại Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Đồng Lợi”. Đề
tài tập trung phân tích sự biến động các khoản mục chi phí phát sinh tại một công
trình xây dựng cụ thể của công ty. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm quản lý chi phí
hiệu quả.
Nguyễn Trương Minh Trung (2013), luận văn tốt nghiệp “Phân Tích Biến
Động Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Cá Tra Phi Lê Tại Công Ty Trách Nhiệm
Hữu Hạn Thủy Sản Quang Minh”. Đề tài tập trung phân tích sự biến động và mức
độ ảnh hưởng của từng khoản mục chi phí sản xuất đối với giá thành sản phẩm.

24


2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Lý thuyết: dựa vào cơ sở lý thuyết kế toán quản trị, kế toán chi phí, kế toán
tài chính.
Thực tế: quan sát quy trình, thu thập số liệu từ phòng kế toán, phỏng vấn
cán bộ nhân viên công ty.
+ Thu thập số liệu về tình hình hoạt động của công ty (Báo Cáo Tài Chính).
+ Chỉ tiêu chi phí dự toán và thực tế của công trình CH VLXD 5A.
Tìm hiểu đặc thù ngành xây dựng, các yếu tố ảnh hưởng bên trong và bên
ngoài doanh nghiệp.
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
a) Phương pháp thống kê
Dựa vào các tài liệu, báo cáo đã được tổng hợp để tính các chỉ tiêu cần
thiết, so sánh và thể hiện các chỉ tiêu đó thông qua bảng số liệu từ đó rút ra những
kết luận.
b) Phương pháp so sánh

Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so
sánh với chỉ tiêu năm trước hay chỉ tiêu dự toán. Đây là phương pháp đơn giản,
được sử dụng nhiều trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong các dự
báo chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Nguyên tắc so sánh
- Số liệu kinh doanh kỳ này và kỳ trước
- Số liệu thực tế và dự toán của công trình
Có 2 phương pháp so sánh
- Phương pháp so sánh tuyệt đối: là hiệu số giữa hai chỉ tiêu, chỉ tiêu dự toán
và chỉ tiêu thực tế hoặc chỉ tiêu năm nay so với chỉ tiêu năm trước.
∆ = Chỉ tiêu thực tế – Chỉ tiêu dự toán
Hoặc: ∆ = Chỉ tiêu năm nay – Chỉ tiêu năm trước
Với ∆: mức chênh lệch giữa 2 chỉ tiêu.
25


×