Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

cơ chế phát triển sạch trong nghị định thư kyoto và pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.79 KB, 57 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA K37 – VĂN BẰNG 2

CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH TRONG NGHỊ ĐỊNH
THƢ KYOTO VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
DƢƠNG VĂN HỌC

SINH VIÊN THỰC HIỆN:
NGUYỄN NGỌC THI
Mã số sinh viên: B110078
Lớp: Luật Hành chính K37 VB2

CẦN THƠ, THÁNG 4 NĂM 2014


Ý KIẾN CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
___________________
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1.
2.
3.
4.

Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1
Mục đích nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu ..................................................2
Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................2
Bố cục luận văn .................................................................................................2

CHƢƠNG 1. CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH TRONG NGHỊ ĐỊNH THƢ
KYOTO...................................................................................................................4
1.1. Khái quát chung về vấn đề Biến đổi khí hậu ......................................................4
1.2. Tổng quan pháp luật quốc tế về Biến đổi khí hậu ...............................................6
1.2.1. Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu năm 1992
(UNFCCC) ...........................................................................................................6
1.2.2. Nghị định thư Kyoto ...................................................................................7
1.3. Cơ chế phát triển sạch quy định trong Nghị định thư Kyoto .............................10
1.3.1. Sơ lược về Cơ chế phát triển sạch (CDM) .................................................10
1.3.2. Nguyên tắc cơ bản của Cơ chế phát triển sạch ...........................................11
1.3.3. Mục đích của Cơ chế phát triển sạch ........................................................12
1.3.4. Nội dung của Cơ chế phát triển sạch .........................................................13
1.3.5. Các điều kiện để tham gia vào Cơ chế phát triển sạch ...............................13

1.3.6. Các lĩnh vực thuộc dự án Cơ chế phát triển sạch .......................................14
1.3.7. Các giảm phát thải được chứng nhận (CERs) ............................................15
1.3.8. Ban chấp hành của Cơ chế phát triển sạch .................................................17
1.3.9. Vấn đề tài chính của các dự án Cơ chế phát triển sạch ...............................18
1.3.10. Chu trình thực hiện dự án Cơ chế phát triển sạch.....................................19
1.3.10.1. Xác định và xây dựng dự án ..............................................................20
1.3.10.2. Phê duyệt quốc gia ...........................................................................20
1.3.10.3. Phê duyệt và đăng ký .......................................................................21
1.3.10.4. Giám sát, thẩm tra và cấp chứng nhận ..............................................21
CHƢƠNG 2. CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH TRONG PHÁP LUẬT VIỆT
NAM ......................................................................................................................23
2.1. Cơ chế phát triển sạch trong pháp luật Việt Nam .............................................23
2.1.1. Cơ sở pháp lý về Cơ chế phát triển sạch ....................................................23
2.1.2. Cơ quan đầu mối của Cơ chế phát triển sạch tại Việt Nam ........................25


2.1.3. Ban chỉ đạo và tư vấn quốc gia về Cơ chế phát triển sạch (CNECB) .........26
2.1.4. Điều kiện để một dự án CDM được phép đầu tư tại Việt Nam ..................27
2.1.5. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư xây dựng và thực hiện dự án CDM .....28
2.1.6. Trình tự thủ tục phê duyệt dự án Cơ chế phát triển sạch tại Việt Nam .......29
2.1.7 Vấn đề tài chính liên quan đến Cơ chế phát triển sạch ...............................34
2.1.7.1. Lệ phí bán CERs .................................................................................34
2.1.7.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với dự án CDM .................36
2.2. Thực tiễn các dự án Cơ chế phát triển sạch tại Việt Nam .................................37
2.2.1. Tiềm năng các dự án Cơ chế phát triển sạch tại Việt Nam .........................37
2.2.2. Các dự án Cơ chế phát triển sạch tại Việt Nam đã được Ban chấp hành quốc
tế chứng nhận......................................................................................................38
2.2.3. Tình hình các dự án Cơ chế phát triển sạch đang chờ Cơ quan quốc gia về
Cơ chế phát triển sạch (DNA) phê duyệt .............................................................39
2.2.4. Những bất cập của pháp luật Việt Nam về Cơ chế phát triển sạch .............40

2.2.4.1. Thủ tục hành chính .............................................................................40
2.2.4.2. Chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp CDM .........................................43
2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc xây dựng khung pháp lý về Cơ chế
phát triển sạch ........................................................................................................44
2.4. Kiến nghị .........................................................................................................45
KẾT LUẬN ...........................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................50


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CDM

Cơ chế phát triển sạch

KNK

Khí nhà kính

UNFCCC

Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu

KP

Nghị định thư Kyoto

EB

Ban chấp hành quốc tế về Cơ chế phát triển sạch


COP

Hội nghị các Bên tham gia Công ước

CMP

Hội nghị các Bên tham gia Nghị định thư Kyoto

DNA

Cơ quan đầu mối quốc gia về Cơ chế phát triển sạch

CNECB

Ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế phát triển sạch

CERs

Các giảm phát thải chứng nhận

ODA

Quỹ Hổ trợ phát triển chính thức

EVN

Tập đoàn điện lực Việt Nam

PIN


Tài liệu ý tưởng dự án

PDD

Văn kiện thiết kế dự án


Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình sinh sống trên Trái Đất, con người luôn tác động vào tự nhiên
nhằm phục vụ cho những lợi ích của mình. Những tác động ấy bên cạnh những mặt
tích cực, còn nhiều tác động tiêu cực gây nên những tổn hại nghiêm trọng cho môi
trường. Trong những năm qua, Trái Đất ngày một nóng lên, cùng với đó là những
hiện tượng thời tiết bất thường đã và đang đe dọa đến cuộc sống của hàng tỷ con
người, được chúng ta gọi là hiện tượng biến đổi khí hậu. Trước những nguy cơ to
lớn của biến đổi khí hậu với con người, Công ước khung của Liên Hợp quốc về Biến
đổi khí hậu (UNFCCC) đã được thông qua ngày 09 tháng 5 năm 1992 tại trụ sở của
Liên hợp quốc ở New York và đã có 155 lãnh đạo các nước trên thế giới ký Công
ước này tại Hội nghị Môi trường và Phát triển ở Rio de Janeiro, Brazil vào tháng 6
năm 1992. Tại hội nghị các bên tham gia UNFCCC lần thứ 3 được tổ chức tại Kyoto
(Nhật Bản) tháng 12 năm 1997, Nghị định thư của Công ước đã được thông qua (gọi
là Nghị định thư Kyoto (KP)). Điểm nhấn quan trọng của công ước nhìn nhận trên
góc độ kinh tế chính là sự hình thành thị trường mua bán chứng nhận giảm phát thải
khí nhà kính (Certified Emission Reductions (CERs)).
Là một trong những nước đang phát triển và ý thức được tầm quan trọng của
vấn đề Biến đổi khí hậu , Việt Nam đã ký kết Công ước khung, Nghị định Kyoto và
chỉ định cơ quan đầu mối quốc gia về CDM. Việt Nam đủ điều kiện theo quy định
của Nghị định thư Kyoto để xây dựng và thực hiện các dự án CDM. Có thể nói,

việc xây dựng và thực hiện các dự án CDM sẽ mang lại các giá trị kinh tế và ý
nghĩa bảo vệ môi trường to lớn. Dù vậy, do thị trường mua bán chứng nhận giảm
phát thải khí nhà kính còn quá mới mẻ, nhiều cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là
các nhà doanh nghiệp của Việt Nam còn ít thông tin về thị trường này, nên chưa có
nhiều doanh nghiệp xây dựng và đăng ký dự án CDM cho đơn vị mình. Việt Nam đã
có những văn bản pháp quy để hỗ trợ các dự án CDM và cũng từng bước khắc phục
các nhược điểm về các qui định pháp lý nhưng những thủ tục còn phức tạp và một
số bất cập.
Việc nghiên cứu và hệ thống hóa các văn bản pháp lý quốc tế và Việt Nam về
CDM, cũng như thực tiễn tại Việt Nam là việc làm rất có ý nghĩa. Bên cạnh đó,
nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án
Giảng viên HD: Dương Văn Học

-1-

SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi


Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật
CDM sẽ giúp chúng ta hoàn thiện các quy định pháp luật về Cơ chế phát triển sạch
và xây dựng thị trường mua, bán CERs hoàn chỉnh.
Vì những lý do trên, vấn đề “Cơ chế phát triển sạch trong Nghị định thư Kyoto
và pháp luật Việt Nam” được bản thân lựa chọn làm đề tài của luận văn cử nhân
luật của mình.
2. Mục đích nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích tình hình thực hiện Cơ chế phát triển sạch trên phạm vi
toàn cầu, những vấn đề pháp lý và thực tiễn thực thi cam kết quốc tế về CDM của
Việt Nam, luận văn cũng nêu và phân tích những kinh nghiệm quốc tế về việc thực
hiện CDM, qua đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về Cơ
chế phát triển sạch ở Việt Nam.

Về đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tổng quan về tình hình thực
hiện CDM trên phạm vi toàn cầu và Việt Nam; nghiên cứu hệ thống các văn bản
pháp lý quốc tế về CDM; nghiên cứu pháp luật của Trung Quốc và Ấn Độ, Brazil là
các quốc gia có pháp luật phát triển về CDM và có năng lực trong xuất khẩu CERs
hàng đầu thế giới; nghiên cứu hệ thống pháp luật của Việt Nam về CDM.
Về thời gian nghiên cứu: từ năm 1992 đến nay.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận trên tài liệu, sách vở
Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp phân tích luật viết
Phương pháp so sánh
Phương pháp sưu tầm số liệu thực tế
4. Bố cục luận văn
Luận văn được thực hiện trong 2 chương:
Chương 1. Cơ chế phát triển sạch trong Nghị định thư Kyoto
Sơ lược về sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp lý quốc tế về chống
biến đổi khí hậu toàn cầu và CDM. Nêu và phân tích các vấn đề pháp lý của CDM
trong Nghị định thư Kyoto và các Nghị quyết của COP/CMP.
Chương 2. Cơ chế phát triển sạch trong pháp luật Việt Nam
Sơ lược về sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam về việc
thực hiện CDM tại Việt Nam. Nêu và phân tích các vấn đề pháp lý của CDM trong
pháp luật Việt Nam. Tìm hiểu kinh nghiệm lập pháp liên quan đến CDM của các
Giảng viên HD: Dương Văn Học

-2-

SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi


Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật

quốc gia trên thế giới. Đưa ra các vấn đề thực tiễn và giải pháp hoàn thiện pháp luật
Việt Nam về CDM.
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tác giả xin chân thành cảm ơn:
Quý thầy cô Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ.
Thầy Dương Văn Học đã hướng dẫn tận tình, cung cấp kiến thức, tài liệu và tạo
điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.
PGS.Ts Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Dragon - Mekong đã nhiệt tình
cung cấp các tài liệu chuyên ngành.
Ths Nguyễn Minh Thế, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố
Cần Thơ đã nhiệt tình hướng dẫn và cung cấp các kiến thức chuyên ngành.
Ths Trần Ngọc Phi Long, Phó trưởng Phòng Hợp tác Quốc tế - Sở Ngoại vụ
thành phố Cần Thơ đã tận tình giúp tác giả dịch các tài liệu có liên quan sang tiếng
Việt.
Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện, hỗ trợ, chia sẻ thông tin
trong quá trình nghiên cứu và học tập.

Giảng viên HD: Dương Văn Học

-3-

SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi


Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật

CHƢƠNG 1. CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH TRONG
NGHỊ ĐỊNH THƢ KYOTO
Dẫn nhập chƣơng
Ở chương đầu tiên này, tác giả sẽ tìm hiểu quá trình hình thành các vấn đề pháp
lý quốc tế có liên quan đến Cơ chế phát triển sạch. Tiếp đó sẽ phân tích các nội dụng

pháp lý của Cơ chế phát triển sạch trong Nghị định thư Kyoto và các Nghị quyết của
những cuộc họp COP/CMP như: các nguyên tắc cơ bản của CDM, các điều kiện
tham gia, phân loại các ngành lĩnh vực thuộc dự án CDM, tìm hiểu về CERs, hoạt
động quản lý và điều hành của CDM ở góc độ quốc tế, các vấn đề tài chính liên
quan và chu trình thực hiện dự án CDM.
1.1. Khái quát chung về vấn đề Biến đổi khí hậu
Theo Khoản 2 Điều 1 Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu
thì: “Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu mà trực tiếp hoặc gián tiếp do tác
động của hoạt động con người dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và
ngoài ra là những biến thiên tự nhiên của khí hậu được quan sát trên một chu kỳ
thời gian dài”.
Kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đến nay, các hoạt động của con người đã
phát thải ra nhiều loại khí nhà kính (KNK), trong đó có bảy loại KNK 1 như: Carbon
dioxide (CO2), Methane (CH4), Nitrous oxide (N2O), Hydrofluorocarbon (HFCs),
Per-fluorocarbon (PFCs), Sulphur hexafluoride (SF6) và Nitrogen trifluoride (NF3)
đã và đang ảnh hưởng xấu đến khí hậu toàn cầu. Việc tăng nồng độ khí nhà kính đẫn
đến tăng nhiệt độ trung bình trên trái đất, hiện tượng này được gọi là sự ấm lên toàn
cầu và nhiều biến đổi khác của hệ thống khí hậu. Trong thế kỷ trước, nhiệt độ trung
bình toàn cầu đã tăng 0,7 0C. Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng đến nhiều vấn đề, bao
gồm kinh tế quốc dân, phát triển xã hội cũng như bảo vệ sinh thái và môi trường,
năng lượng và tài nguyên nước, an ninh lương thực và sức khỏe con người. Biến đổi
khí hậu cũng liên quan chặt chẽ đến sự phát triển xã hội loài người. Biến đổi khí hậu
do con người gây ra sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như mực nước biển
dâng, bão xuất hiện thường xuyên hơn cùng với lốc xoáy, lũ lụt, hạn hán gây nhiều
thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

1

Phụ lục A của Nghị định thư Kyoto sửa đổi Doha


Giảng viên HD: Dương Văn Học

-4-

SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi


Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật
Biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của nó là mối quan tâm chung của
nhân loại và là một trong những vấn đề gây nhiều tranh luận nhất trong đàm phán
quốc tế. Biến đổi khí hậu có những ảnh hưởng tiêu cực như sau:
Trƣớc tiên, biến đổi khí hậu ảnh hƣởng đến nguồn nƣớc2
Các nhà khoa học đã dự báo rằng: sự nóng lên toàn cầu sẽ gây nên những biến
đổi đáng kể đến đặc trưng nhiệt độ và dạng mưa. Thông qua cân bằng nước trong
mỗi khu vực sẽ có những tác động tới dòng chảy sông ngòi và tài nguyên nước.
Sự nóng lên toàn cầu làm giảm tài nguyên nước ở Châu Á, khu vực Địa Trung
Hải và Nam Phi trong khi đó tài nguyên nước có xu thế tăng lên ở vùng vĩ độ cao và
Đông Nam Á.
Nhu cầu về nước đang tăng lên do phát triển kinh tế và sự tăng dân số. Khoảng
1,7 tỉ người hiện tại đang sống trong tình trạng khan hiếm nước. Dự báo, đến năm
2025 con số này sẽ tăng lên 5 tỉ người. Biến đổi khí hậu làm suy giảm lưu lượng
dòng chảy và nước ngầm ở nhiều nước vốn đã khan hiếm nước sinh hoạt như Trung
Á, Nam Phi và các nước ven biển Địa Trung Hải.
Tiếp theo, biến đổi khí hậu còn ảnh hƣởng đến nông nghiệp và an ninh
lƣơng thực3
Khi nhiệt độ tăng lên, ở vùng nhiệt đới, sản lượng sẽ giảm ngay khi nhiệt độ
thay đổi không đáng kể. Trong khi đó ở vùng ôn đới, sản lượng của một số cây trồng
sẽ tăng lên. Nhìn chung nhiệt độ tăng lên sẽ có hại đối với số lượng lớn các loài cây
trồng do chưa thích nghi với điều kiện thay đổi.
Suy thoái đất và tài nguyên nước là một trong những thách thức của ngành

nông nghiệp toàn cầu.
Ngoài ra, sự tăng lên của các hiện tượng khí hậu cực đoan sẽ làm tăng số lượng
gia súc chết.
Biến đổi khí hậu dẫn đến sự thay đổi nhỏ trong thu nhập toàn cầu với những
thay đổi có lợi cho các nước phát triển và thay đổi tiêu cực đối với các nước đang
Nguyễn Thị Phương Anh (2009), Luận văn Đánh giá hiệu quả cơ chế phát triển sạch (CDM) của

2

dự án Nhà Máy Điện Khí Chu Trình Hỗn Hợp Nhơn Trạch I, trường đại học Kinh tế Quốc dân, Hà
Nội, trang 16.
3

Nguyễn Thị Phương Anh (2009), Luận văn Đánh giá hiệu quả cơ chế phát triển sạch (CDM) của

dự án Nhà Máy Điện Khí Chu Trình Hỗn Hợp Nhơn Trạch I, trường đại học Kinh tế Quốc dân, Hà
Nội, trang 17.

Giảng viên HD: Dương Văn Học

-5-

SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi


Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật
phát triển. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nhiệt độ trung bình năm tăng 2,50C sẽ đẩy
giá lương thực thực phẩm tăng lên do hạn chế việc mở rộng khả năng cung cấp thực
phẩm toàn cầu trong khi nhu cầu thực phẩm tăng lên. Do vậy, biến đổi khí hậu sẽ
làm giảm thu nhập và tăng số lượng thiếu ăn của người dân.

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu còn ảnh hƣởng đến các hệ sinh thái4
Các hệ sinh thái phải gánh chịu nhiều sức ép như thay đổi sử dụng đất, chất ô
nhiễm, thay đổi khí hậu tự nhiên … Biến đổi khí hậu là một sức ép làm thay đổi
hoặc gây nguy hại cho các hệ sinh thái.
Nhiều loại cây bị đe dọa do biến đổi khí hậu. Nếu không có các biện pháp thích
ứng, nhiều loài cây sẽ có nguy cơ biến mất trong thế kỷ 21. Điều này sẽ tác động
đáng kể đến cộng đồng thu nhập thấp, sống phụ thuộc vào cuộc sống tự nhiên. Bên
cạnh đó, do vai trò của các loài thực vật trong hệ sinh thái, suy giảm của các loài
thực vật sẽ tác động đến các hiện tượng tự nhiên, các tập quán văn hóa của người
bản địa.
Biến đổi khí hậu cũng làm giảm số lượng hồ, vùng đầm lầy và các dòng sông
băng, đồng thời làm tăng sự xâm lấn của các động thực vật ngoại lai, làm trầm trọng
thêm vấn đề ô nhiễm hiện tại như nhiễm độc, mưa acid và bức xạ tia tử ngoại.
Cuối cùng, biến đổi khí hậu ảnh hƣởng đến vùng ven bờ5
Biến đổi khí hậu làm tăng nhiệt độ mặt biển và mực nước biển, làm suy giảm
lớp băng phủ và độ mặn, dòng chảy của nước biển. Những thay đổi trong đại dượng
sẽ có tác động ngược trở lại đối với khí hậu toàn cầu cũng như đối với khí hậu của
khu vực ven bờ.
Nhiều vùng ven bờ phải chịu lũ lụt do nước biển dâng, sự xói mòn và sự nhiễm
mặn nguồn nước ngọt. Nhiều đồng bằng và vùng ven bờ sẽ bị nhấn chìm do mực
nước biển dâng.
1.2. Tổng quan pháp luật quốc tế về Biến đổi khí hậu
1.2.1. Công ƣớc khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu năm 1992
(UNFCCC)
Công ước khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu (United Nations
Framework Convention on Climate Change, UNFCCC hoặc FCCC) là một hiệp
ước quốc tế về môi trường được đàm phán tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi
4
5


Nguyễn Thị Phương Anh, tài liệu đã dẫn.
Nguyễn Thị Phương Anh, tài liệu đã dẫn.

Giảng viên HD: Dương Văn Học

-6-

SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi


Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật
trường và Phát triển (UNCED), thường được gọi là Hội nghị thượng đỉnh Trái
Đất diễn ra tại Rio de Janeiro từ ngày 3 đến 14 tháng 6 năm 1992.UNFCCC được
mở ra để ký kết từ 9 tháng 5 năm 1992, sau khi một Ủy ban Đàm phán Liên chính
phủ xây dựng văn bản của Công ước khung như một báo cáo theo sau cuộc họp tại
New York từ ngày 30 tháng 4 đến 9 tháng 5 năm 1992. UNFCCC có hiệu lực vào
ngày 21 tháng 3 năm 1994. Tính đến nay đã có 1956 bên tham gia Công ước.
Theo Điều 2 UNFCCC thì mục tiêu cuối cùng của Công ước là “… sự ổn định
nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp
nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu. Mức đó phải được đạt tới trong
một khung thời gian đủ để cho phép các hệ sinh thái thích nghi một cách tự nhiên
với biến đổi khí hậu, đảm bảo rằng việc sản xuất lương thực không bị đe dọa và tạo
khả năng cho sự phát triển kinh tế tiến triển một cách bền vững”.
Bản thân Công ước này không ràng buộc giới hạn phát thải khí nhà kính cho
các quốc gia đơn lẻ và không bao gồm cơ chế thực thi. Thay vào đó công ước cung
cấp một bộ khung cho việc đàm phán các hiệp ước quốc tế cụ thể (gọi là "Nghị định
thư") có khả năng đặt ra những giới hạn ràng buộc về khí nhà kính.
Công ước phân chia các nước thành 2 nhóm: Các Bên thuộc Phụ lục I – Các
nước công nghiệp hóa (ANNEX) là các nước chủ yếu gây ra biến đổi khí hậu – và
các Bên không thuộc Phụ lục I (NON – ANNEX) – gồm phần lớn là các nước đang

phát triển. Nguyên tắc công bằng và “trách nhiệm chung nhưng có phân biệt” của
Công ước đòi hỏi các Bên thuộc Phụ lục I phải đi đầu trong tiến trình nhằm giảm
mức phát thải khí nhà kính của mình vào năm 2000 bằng phát thải năm 1990. Các
nước này cũng phải đệ trình các báo cáo định kỳ, còn gọi là Thông báo Quốc gia,
nhằm nêu rõ các chính sách, chương trình về Biến đổi khí hậu và kiểm kê khí nhà
kính hàng năm.
1.2.2. Nghị định thƣ Kyoto
Nghị định thư Kyoto là một nghị định liên quan đến Chương trình khung về
biến đổi khí hậu mang tầm quốc tế của Liên hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm
lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Bản dự thảo được thông qua vào ngày 11
tháng 12 năm 1997 tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ ba (COP-3) khi các bên
tham gia nhóm họp tại Kyoto, Nhật Bản. Sự thông qua Nghị định thư này phù hợp
6

UNFCCC, Introducing The United Nations Framework Convention on Climate Change,
[truy cập ngày 25 tháng 4 năm
2014].

Giảng viên HD: Dương Văn Học

-7-

SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi


Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật
với Điều 24 là “Nghị định thư này sẽ được mở ký và được phê chuẩn, phê duyệt
hoặc chấp nhận bởi các Quốc gia và các tổ chức liên kết kinh tế khu vực là các Bên
vủa Công ước. Nghị định thư sẽ được mở để ký tại trụ sở của Liên Hợp Quốc, New
York, Hoa Kỳ từ ngày 16 tháng 3 năm 1998 đến 15 tháng 3 năm 1999”. Ngày đó

Nghị định thư đã nhận được 84 chữ ký. Bên cạnh đó Bên tham gia Công ước nhưng
không ký Nghị định thư có thể gia nhập bất cứ lúc nào. Nghị định thư Kyoto đã có
hiệu lực vào ngày 16 Tháng 2 năm 2005 phù hợp với Điều 25, đó là “ngày thứ chín
mươi, kể từ ngày mà không dưới 55 Bên tham gia Công ước, trong đó gồm các Bên
thuộc Phụ lục I có tổng số phát thải chiếm ít nhất 55% tổng lượng khí thải carbon
dioxide năm 1990 của các Bên thuộc Phụ lục I, đã gửi văn kiện phê chuẩn, chấp
thuận hoặc gia nhập”.
Cho đến nay đã có 192 Bên7 (191 nước và 1 tổ chức hội nhập kinh tế khu vực)
đã ký kết tham gia Nghị định thư Kyoto. Trong đó có khoảng 36 nước phát triển
(với liên minh Châu Âu được tính là một) được yêu cầu phải có hành động giảm
thiểu khí thải nhà kính mà họ đã cam kết cụ thể trong nghị trình (lượng khí này
chiếm hơn 61.6% của lượng khí của nhóm nước Annex I cần cắt giảm). Nghị định
thư cũng được 137 nước đang phát triển tham gia kí kết trong đó gồm Brasil, Trung
Quốc và Ấn Độ nhưng không chịu ràng buộc xa hơn các vấn đề theo dõi diễn biến
và báo cáo thường niên về vấn đề khí thải.
Nhìn lại lịch sử, Nghị định thư Kyoto là văn bản pháp lý quốc tế quan trọng
đầu tiên ghi nhận nỗ lực chung của các quốc gia trong việc hạn chế phát thải khí nhà
kính toàn cầu bằng các cam kết ràng buộc cụ thể của từng quốc gia thành viên. Do
đó, CDM ra đời trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm đến mục tiêu
giảm phát thải khí nhà kính với chi phí thấp nhất nhưng vẫn tăng cường hiệu quả cải
thiện môi trường.
Nghị định thư Kyoto (sửa đổi Doha 2012) cũng cho phép các nước này lựa
chọn loại KNK thuộc 7 loại khí đó là cơ sở của chiến lược giảm phát thải khí nhà
kính quốc gia. Một số hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất,
phá rừng gây phát thải hoặc trồng rừng để hấp thụ carbon dioxide cũng được nêu
trong Nghị định thư Kyoto.

7

UNFCCC, Status of Ratification of the Kyoto Protocol,

[truy cập ngày 25 tháng 4
năm 2014].

Giảng viên HD: Dương Văn Học

-8-

SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi


Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật
Sau khi Nghị định thư Kyoto được ký, các cuộc đàm phán vẫn diễn ra nhằm cụ
thể hóa các hoạt động của Nghị định thư. Nghị định thư xác định các phương thức
hổ trợ giữa các Bên để đạt được chỉ tiêu của mình nhưng lại không đi sâu vào chi
tiết. Năm 2001, sau 4 năm tranh cãi, cuối cùng chính phủ các nước đã thống nhất
nguyên tắc toàn diện – Thỏa thuận Marrakeck – về phương thức thực hiện Nghị định
thư Kyoto. Thỏa thuận cung cấp đầy đủ các thông tin cho chính phủ các nước khi
xem xét phê chuẩn Nghị định thư Kyoto.
Nghị định thư Kyoto đã xây dựng ra ba “Cơ chế mềm dẻo” để giúp các nước
phát triển giảm chi phí thực hiện mục tiêu giảm phát thải, bằng cách giảm phát thải
ở các nước khác với chi phí thấp hơn so với thực hiện giảm phát thải trong nước
mình. Ba cơ chế mềm dẻo đó là:






Cơ chế đồng thực hiện (Joint Implementation (JI)) là cơ chế phối hợp thực hiện
các dự án hợp tác về khí hậu giữa các nước phát triển với nhau. Cơ chế này

được quy định trong Điều 6 Nghị định thư Kyoto.
Buôn bán phát thải (Emission Trading (ET)) là cơ chế cho phép các nước phát
triển "mua" lại chứng chỉ giảm phát thải từ các nước đang phát triển - những nơi
có mức phát thải thấp, hoặc chưa đến ngưỡng yêu cầu giảm phát thải. Cơ chế
này được quy định trong Điều 17 Nghị định thư Kyoto.
Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism (CDM)) là cơ chế
được quy định trong Điều 12 Nghị định thư Kyoto.

Tại Hội nghị lần thứ 18 Công ước khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí
hậu (COP-18) được tổ chức vào tháng 12 năm 2012 tại Doha, Quatar thì tại Hội nghị
này được diễn ra trong hoàn cảnh khủng hoảng kinh tế kéo dài, tỷ lệ khí thải nhà
kính vẫn gia tăng đến mức kỷ lục mới vào năm 2011 và sẽ gây bão tố nhiều hơn,
thiên tai mỗi năm sẽ thảm khốc hơn (hậu quả là ta có thể nhìn thấy ở trận bão
Haiyan tại Philippines vào năm 2013). Mục tiêu đầu tiên của hội nghị Doha là soạn
thảo nền tảng cho một hiệp định mang tính ràng buộc đối với tất cả quốc gia trên
toàn cầu sẽ phải ký vào năm 2015 để áp dụng từ năm 2020. Đến ngày cuối cùng của
hội nghị (08 ngày 12 tháng 2012) thì các đại diện của 27 quốc gia thành viên Liên
minh châu Âu (EU), Australia và Thụy Sỹ cùng 8 nước công nghiệp khác trên thế
giới đã ký thỏa thuận sửa đổi và gia hạn Nghị định thư Kyoto từ ngày 1-1-2013 đến
năm 2020, trong khi chờ một thỏa thuận quốc tế mới vào năm 2015 về cắt giảm khí
thải nhà kính, còn được gọi là Nghị định thư "hậu Kyoto" để giải quyết vấn đề biến
đổi khí hậu trong thời kỳ mới. Trong giai đoạn cam kết thứ hai này, các bên cam kết
Giảng viên HD: Dương Văn Học

-9-

SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi


Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật

giảm phát thải KNK ít nhất 18 % so với mức năm 1990 trong thời gian tám năm
(2013-2020). Việc sửa đổi này được quy định trong Nghị quyết 1/CMP.8, phù hợp
với Điều 20 và Điều 21 của Nghị định thư Kyoto. Việc gia hạn Nghị định thư Kyoto
đến năm 2020 cũng có nghĩa là giai đoạn thứ 2 của Cơ chế phát triển sạch là giai
đoạn 2013 đến 2020.
1.3. Cơ chế phát triển sạch quy định trong Nghị định thƣ Kyoto
1.3.1. Sơ lƣợc về Cơ chế phát triển sạch (CDM)
Trong ba cơ chế mềm dẻo của Nghị định thư Kyoto, Cơ chế phát triển sạch
(Clean Development Mechanism – CDM) được quy định trong Điều 12 Nghị định
thư Kyoto. Cơ chế phát triển sạch là một phương thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
môi trường nhằm làm giảm sự phát thải khí nhà kính trên phạm vi toàn cầu. Phương
thức hợp tác này là sự thông qua cơ chế đầu tư giữa các nước công nghiệp phát triển
với các nước đang phát triển, tăng cường khuyến khích các cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp của các nước công nghiệp phát triển thực hiện các dự án giảm phát thải khí
nhà kính.
Theo Khoản 3 Điều 12 Nghị định thư Kyoto thì Dự án CDM mang về nhiều lợi
ích cho cả phía đầu tư và phía chủ nhà.
Nƣớc chủ nhà
Các dự án CDM là nguồn đầu tư nước ngoài mới đầy tiềm năng. Các nước
đang phát triển có thể nhận được đầu tư nước ngoài để đạt các mục tiêu phát triển
của mình, đổng thời giảm nhẹ biến đổi khí hậu toàn cầu. Các dự án CDM cũng làm
tăng thêm các dự án phát triển hiện nay. Ngoài ra, CDM còn mang lại lợi ích về đa
dạng sinh học, bảo vệ môi trường, nguồn nước và không khí sạch hơn, tạo việc làm
và góp phần xóa giảm đói nghèo.
Đối tác chủ nhà
Các đối tác chủ nhà sẽ có thêm các nguồn đầu tư bổ sung cho doanh nghiệp của
mình. Trong từng trường hợp cụ thể, các lợi ích đó sẽ khác nhau nhưng nhìn chung
các đối tác chủ nhà sẽ tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới hiệu quả hơn, nâng cao
tính khả thi của dự án và tăng thêm vốn đầu tư. Những khoản đầu tư này có thể đem
lại nhưng lợi ích cạnh tranh quyết định.


Giảng viên HD: Dương Văn Học

-10-

SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi


Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật
Nƣớc đầu tƣ
Các dự án CDM là một phương án để các nước phát triển thu được CERs với
mức chi phí thấp hơn, vì chi phí biên giảm phát thải KNK ở các nước phát triển
thường cao hơn ở các nước đang phát triển.
Đối tác đầu tƣ
Các dự án CDM cho phép các đối tác tư nhân hoặc thành phần khác tuân theo
các quy định giảm KNK trong nước và là một cơ chế nhằm giúp các nước phát triển
thực hiện cam kết của mình theo Nghị định thư Kyoto với chi phí thấp hơn. Các đối
tác đầu tư có thể xây dựng và đầu tư vào các dự án CDM tùy thuộc lợi nhuận thu
được. Phần lợi nhuận cho khoản đầu tư sẽ là tín dụng CERs có thể dùng để thực hiện
cam kết giảm Khí thải nhà kính, có thể để dành hoặc bán đi. Đầu tư ở đây có thể
đóng góp về tài chính; giá trị tài sản toàn phần hoặc một phần; cho vay hoặc cho
thuê tài chính; hoặc hợp đồng mua CERs.
1.3.2. Nguyên tắc cơ bản của Cơ chế phát triển sạch
Về mặt lý thuyết những công việc liên quan đến CDM như sau: Một nhà đầu tư
hoặc chính phủ của một nước công nghiệp (các Bên thuộc phụ lục I) có thể đầu tư
hoặc cung cấp tài chính cho một dự án tại một nước đang phát triển (các Bên không
thuộc phụ lục I) nhằm giảm phát thải KNK, như vậy lượng phát thải sẽ nhỏ hơn so
với trường hợp không có đầu tư phụ trội “C” (trường hợp sẽ có thể xảy ra nếu không
có sự tham gia của CDM hay còn gọi là phương án “kinh doanh bình thường”).
Người đầu tư sau đó nhận được “chứng nhận giảm thải Carbon” (CERs) và có thể sử

dụng chứng nhận này đáp ứng mục tiêu Kyoto của mình. Nếu cơ chế CDM vận hành
đúng nó sẽ làm thay đổi “giảm” tổng lượng KNK tại quốc gia thuộc phụ lục I bằng
việc đơn giản là thay đổi địa điểm giảm phát thải tại quốc gia không thuộc phụ lục I.
Xem một ví dụ8 sau: Một công ty Pháp cần phải giảm lượng phát thải của mình
được phân bổ trong tổng mục tiêu giảm phát thải của Pháp theo Nghị định thư
Kyoto. Thay vì giảm phát thải từ các hoạt động của chính các công ty ở Pháp, công
ty sẽ cung cấp tài chính để xây dựng một nhà máy điện Biomass9 ở Ấn Độ (mà nếu
không có khoản tài chính này, dự án sẽ không được xét đến). Điều này sẽ tránh được
việc phải xây dựng nhà máy điện sử dụng năng lượng hoá thạch hoặc sử dụng điện
từ những nhà máy khác đang hoạt động, do đó giảm được phát thải khí nhà kính ở
TUV Rheinland Hong Kong Ltd. and RCEE (2004), Sách hướng dẫn về CDM, Trung tâm Nghiên
cứu Năng lượng và Môi trường, Hà Nội, trang 17
9
Nhiên liệu sinh khối hay còn gọi là nhiên liệu từ vật liệu hữu cơ
8

Giảng viên HD: Dương Văn Học

-11-

SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi


Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật
Ấn Độ. Nhà đầu tư Pháp này nhận được chứng nhận giảm phát thải góp phần thực
hiện mục tiêu giảm phát thải của Pháp.
Bên cạnh đó, sẽ có các Bên liên quan như Ngân hàng thế giới (WB) hoặc các
đại lý mua bán quyền phát thải Carbon sẽ đầu tư vốn cho các dự án đại diện cho
chính phủ và tập đoàn của các nước công nghiệp. Trong nhiều trường hợp khác, các
nhà phát triển dự án có thể tự cấp vốn cho các dự án CDM và sau đó tìm kiếm bên

mua quyền phát thải. Vấn đề này xét cho cùng dựa trên cơ sở sau: Chính phủ hoặc
công ty của nước công nghiệp cấp vốn cho các dự án giảm thiểu phát thải (so với
mức phát thải khi không có dự án này) và chứng nhận cho việc giảm thải này sẽ
được sử dụng để đạt được mục tiêu giảm phát thải của mình.
1.3.3. Mục đích của Cơ chế phát triển sạch
Khoản 2 Điều 12 Nghị định thư Kyoto có quy định: “Mục đích của cơ chế phát
triển sạch sẽ là nhằm giúp các Bên không thuộc Phụ lục I đạt được sự phát triển bền
vững và đóng góp vào mục tiêu cuối cùng của Công ước và giúp các Bên thuộc Phụ
lục I đạt được sự tuân thủ các cam kết của mình về giảm và hạn chế phát thải định
lượng theo Điều 3”.
Cơ chế phát triển sạch (CDM) là một trong những công cụ linh hoạt của nghị
định thư Kyoto. CDM bao gồm các nguyên tắc cốt lõi của phát triển bền vững: Phát
triển kinh tế, cải thiện môi trường và tiến bộ xã hội và có tiềm năng ứng dụng lớn ở
các nước đang phát triển.
Chẳng hạn với các nước công nghiệp phát triển như Đức, Pháp và các nước
khác ở Châu Âu, theo Nghị định thư Kyoto (KP) họ sẽ phải cắt giảm thấp nhất 5%
lượng thải carbon của mình. Thay vì phải cắt giảm sản xuất họ có thể tiến hành đầu
tư tiền cho các nước ở Châu Á hoặc Châu Phi, tiến hành trồng rừng để hấp thụ khí
carbon, sao cho lượng khí hấp thụ được bằng với mức carbon họ buộc phải cắt giảm.
Như vậy, những nước này sẽ nhận được chứng nhận giảm phát thải theo đúng KP.
Như vậy, CDM trong KP cho phép nhận dạng được những cách bảo vệ khí hậu
một cách linh hoạt và có hiệu quả cả về mặt chi phí bằng cách tạo ra một thị trường
toàn cầu cho buôn bán chứng chỉ về việc giảm thải khí nhà kính và khuyến khích
việc sử dụng tiềm năng, sử dụng hiệu quả năng lượng và những phương pháp bảo
toàn năng lượng ở các quốc gia. CDM là một cơ hội để khẳng định rằng việc giảm
thiểu phát thải khí CO2 không chỉ có ý nghĩa lớn cho việc bảo vệ môi trường mà còn
có ý nghĩa về mặt kinh tế.
Giảng viên HD: Dương Văn Học

-12-


SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi


Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật
1.3.4. Nội dung của Cơ chế phát triển sạch
Khoản 3 Điều 12 Nghị định thư Kyoto có quy định:
“Theo cơ chế phát triển sạch:
a) Các Bên không thuộc Phụ lục I sẽ được lợi nhờ các hoạt động dự án đưa đến
những sự giảm phát thải được chứng nhận; và
b) Các Bên thuộc Phụ lục I có thể sử dụng sự giảm phát thải được chứng nhận
đạt được nhờ các hoạt động dự án như vậy để đóng góp vào việc tuân thủ một
phần các cam kết của mình về giảm và hạn chế phát thải định lượng theo Điều 3,
như đã xác định bởi Hội nghị các Bên tức là cuộc họp các Bên của Nghị định
thư này”.

Vậy, nội dung cơ bản của CDM được hiểu như sau:
Các công ty quốc doanh, tư nhân ở các nước phát triển đầu tư vào các dự án ở
các nước đang phát triển để góp phần giảm phát thải khí nhà kính;
Thông qua đầu tư vào các nước đang phát triển, các nước phát triển có thể nhận
được “Giảm phát thải được chứng nhận” (Certified Emission Reductions (CERs)) để
thực hiện cam kết giảm KNK theo KP.
Các nước đang phát triển cũng có thể tự mình đầu tư vào các dự án giảm phát
thải trong nước;
Các nước đang phát triển có thể bán tín dụng phát thải thu được của mình cho
các nước phát triển dưới dạng CERs;
Các dự án này sẽ làm hiện đại hóa một số lĩnh vực ở các nước đang phát triển,
đồng thời góp phần tích cực vào bảo vệ khí hậu toàn cầu;
Như vậy, các dự án CDM thúc đẩy phát triển bền vững tại các nước đang phát
triển đồng thời cho phép các nước phát triển góp phần vào mục tiêu giảm nồng độ

khí nhà kính trong khí quyển.
1.3.5. Các điều kiện để tham gia vào Cơ chế phát triển sạch
Trong Phần F Phụ lục về Phương thức và thủ tục cho Cơ chế phát triển sạch
được ghi nhận trong Nghị quyết 3/CMP.1 (tháng 12 năm 2005 tại Montreal Canada
(COP 11)) thì các nước đang phát triển phải đáp ứng được 3 điều kiện sau:
(1) Tự nguyện tham gia;
(2) Thành lập cơ quan thẩm quyền quốc gia về CDM;
(3) Phê chuẩn Nghị định thư Kyoto (có ít nhất một bên phê chuẩn).

Giảng viên HD: Dương Văn Học

-13-

SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi


Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật
Ngoài ra, cũng tại Mục F Nghị quyết 3/CMP.1 thì ở Khoản 31 có bổ sung một
số yêu cầu sau: Đặt ra lượng chỉ định theo quy định tại Điều 3 Nghị định thư Kyoto;
Cơ quan quốc gia tính toán KNK; Đăng ký quốc gia; Kiểm kê hàng năm.
1.3.6. Các lĩnh vực thuộc dự án Cơ chế phát triển sạch
Dựa theo Danh sách các lĩnh vực và các nguồn nêu trong Phụ lục A của Nghị
định thư Kyoto thì các lĩnh vực CDM10 cơ bản gồm các lĩnh vực sau:
1. Các ngành công nghiệp năng lượng (năng lượng tái tạo/không tái tạo)
2.
3.
4.
5.

Phân phối năng lượng

Nhu cầu năng lượng
Ngành công nghiệp chế tạo
Công nghiệp hóa chất

6. Xây dựng
7. Vận tải
8. Khai thác khoáng sản
9. Sản xuất kim loại
10. Các phát thải từ các nhiên liệu (nhiên liệu rắn, dầu và khí tự nhiên)
11. Sản xuất và tiêu thụ các halocarbons và sulphur hexafluoride
12. Sử dụng dung môi
13. Quản lý và xử lý rác thải
14. Trồng rừng và tái trồng rừng
15. Nông nghiê ̣p

Phạm vi từ 1 đến 9 là ngành công nghiệp và 10 đến 13 là những ngành dựa trên
các nguồn phát thải khí nhà kính. Danh sách này có thể được tiếp tục sửa đổi nhằm
phù hợp với hướng dẫn thủ tục và tình hình Chống biến đổi khí hậu trong tương lai.
Ta có thể hiểu theo một cách khác, CDM gồm các dự án thuộc các lĩnh vực
sau:
 Nâng cao hiệu quả năng lượng sử dụng cuối.
 Nâng cao hiệu quả cung cấp năng lượng
 Năng lượng tái tạo
 Chuyển đổi nhiên liệu
 Nông nghiệp (giảm phát thải CH4 và N2O)

Ban chỉ đạo thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu và Nghị định thư
Kyoto tại Việt Nam (2012), Thông tin tóm tắt về Cơ chế phát triển sạch và thị trường Các-bon
Quốc tế, Hà Nội, trang 1.
10


Giảng viên HD: Dương Văn Học

-14-

SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi


Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật
 Các quá trình công nghiệp (CO2 từ sản xuất xi măng, HFCs, PFCs,
SF6)
 Các dự án bể hấp thụ (chỉ áp dụng với lĩnh vực trồng rừng và tái trồng
rừng)
1.3.7. Các giảm phát thải đƣợc chứng nhận (CERs)
Theo Điểm b Khoản 1 Phần A Phụ lục Phương thức và thủ tục cho một cơ chế
phát triển sạch của Nghị quyết 3/CMP.1 có định nghĩa như sau: “Một "giảm phát
thải được chứng nhận" hoặc "CER" là một đơn vị ban hành theo Điều 12 và các yêu
cầu kèm theo đó, cũng như các quy định liên quan đến các phương thức, thủ
tục, và nó được tính dựa trên số tấn carbon dioxide có thể gây ra hiện tượng nóng
lên toàn cầu và cách tính này được áp dụng theo quyết định 2/CP.3 hoặc các sửa
đổi phù hợp với Điều 5”.
Vậy theo qui định trên thì CERs là chứng nhận mà chủ đầu tư của mỗi dự án
CDM có thể thu được trên cơ sở lượng giảm phát thải KNK hoặc tăng bồn chứa
KNK.
Mỗi 1 CER tương đương 1 tấn khí CO211. CERs được coi là một loại hàng hóa
đặc biệt có thể dùng để bán cho các quốc gia, các tổ chức nước ngoài có nhu cầu
giảm phát thải KNK.
Về phần người bán CERs thì các công ty tư nhân hoặc quốc doanh của tất cả
các nước đang phát triển đều có thể là người bán CERs thu được từ dự án CDM thực
hiện tại nước mình. Khi được bán cho một nước phát triển, CERs đó có thể được

tính trực tiếp vào phần thực hiện nghĩa vụ giảm phát thải KNK của nước phát triển
đó, có thể được bán cho một bên thứ ba cần có CERs để thực hiện cam kết theo
Nghị định thư Kyoto hoặc giữ lại để sử dụng về sau. Vì thế, bất cứ cơ quan nào sở
hữu CERs chưa sử dụng, được để dành hoặc đem mua bán và tìm kiếm cơ hội bán
phần phát thải định lượng này đều có thể trở thành người bán CERs.
Riêng về, người mua CERs có thể là Tổ chức trực tiếp sử dụng hoặc là Tổ chức
có nhu cầu sử dụng đồng thời có kế hoạch kinh doanh hoặc là Nhà đầu tư CERs.
Thông thường Người mua phải thỏa mãn điều kiện là có đăng ký hoạt động tại một
quốc gia thuộc Phụ lục I, hoặc ít nhất là có tài khoản CERs mở tại các nước này. Sự
trao đổi CERs giữa Chủ dự án với Người mua và giữa các Bên mua với nhau tạo ra
tương ứng là thị trường CERs sơ cấp và thứ cấp.
11

Căn cứ Khoản 22 Phần D Nghị quyết 3/CMP.1

Giảng viên HD: Dương Văn Học

-15-

SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi


Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật
Bên cạnh đó, theo tài liệu Thông tin tóm tắt về Cơ chế phát triển sạch và thị
trường Các-bon Quốc tế năm 2012 của Ban chỉ đạo thực hiện Công ước khung của
Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto tại Việt Nam (CNECB)
thì Người mua lớn nhất là các Doanh nghiệp Tài chính Carbon (CFB, đại diện cho
nhiều chính phủ và một số công ty ở Châu Âu) của Ngân hàng Thế giới (World
Bank) thông qua một số quỹ như Quỹ Carbon ban đầu (PCF), Quỹ Carbon phát triển
cộng đồng (CDC), Quỹ Carbon sinh học và các quỹ riêng của các chính phủ, như

quỹ carbon của Tây Ban Nha và của Ý. Chính phủ Hà Lan là khách hàng mua lớn
nhất với số vốn khoảng 800 triệu € và sử dụng một số công cụ để mua. Các cơ quan,
tổ chức của Nhật Bản là khách hàng tư nhân lớn nhất muốn mua các giảm phát thải
CDM. Theo cơ chế mua bán phát thải của Châu Âu, các công ty có thể sử dụng
CERs để thực hiện nghĩa vụ của mình, vì thế nhu cầu của các công ty Châu Âu rất
có thể sẽ tăng lên.
Tóm lại, việc bán và mua CERs phải tuân thủ theo mọi hướng dẫn do Ban chấp
hành của Cơ chế phát triển sạch (EB), việc này được qui định trong Khoản 9 Điều
12 Nghị định thư Kyoto: “Sự tham gia theo cơ chế phát triển sạch, kể cả các hoạt
động nêu trong Điểm a Khoản 3 trên và việc tiếp nhận các giảm phát thải được
chứng nhận, có thể thu hút các thực thể tư nhân và/hoặc nhà nước, và phải tuân
theo mọi hướng dẫn do Ban chấp hành của Cơ chế phát triển sạch đưa ra”.
Các yếu tố ảnh hƣởng đến Ngƣời mua CERs và giá mua CERs
Là một loại hàng hóa, CERs có giá cả và hình thức mua bán vận hành theo
nguyên tắc của thị trường - cụ thể là thị trường Tín dụng Carbon. Thị trường CERs
liên quan chặt chẽ, thường là tỷ lệ thuận với thị trường dầu thô, thị trường tài chính
và hiện trạng của nền kinh tế toàn cầu.
Điều khác biệt là giá cả CERs bị ảnh hưởng rất nhiều từ các quyết định chính
trị của các quốc gia thuộc Phụ lục I và các nước phát thải nhiều; thứ hai là sự thay
đổi các tiêu chí ưu tiên, đôi khi rất khác nhau của các Bên mua CERs (ví dụ như loại
hình hoạt động cụ thể và sự đánh giá độ tin cậy của dự án CDM, nhu cầu tuân thủ
cam kết cắt giảm khí thải, nhu cầu đầu tư, nhu cầu mở rộng quan hệ hợp tác với bên
bán….); và thứ ba là hạn ngạch được phép chuyển đổi CERs tại các quốc gia thuộc
Phụ lục I để dùng thay thế cho nỗ lực cắt giảm phát thải nội tại.

Giảng viên HD: Dương Văn Học

-16-

SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi



Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật
Khi tham gia dự án CDM, Bên mua CERs sẽ phải phòng ngừa các rủi ro và sẽ
khấu trừ vào giá mua, ngoài các chi phí phát triển dự án và tạm ứng tiền nếu Bên
mua yêu cầu, về cơ bản là:
 Dự án có điều chỉnh và không chứng minh được đầy đủ các tiêu chí bổ
sung để được đăng ký thành công là dự án CDM, chủ yếu do Chủ dự án
không nhận thức và xác định rõ các mục tiêu, trong đó mục tiêu tự
nguyện giảm phát thải phải được ưu tiên hàng đầu;
 Dự án vận hành không thể đúng theo công suất thiết kế (do kế hoạch sản
xuất hoặc do điều kiện khách quan) nên không thể nhận được một số
lượng CERs như kỳ vọng;
 Dự án vận hành không tuân thủ các qui tắc CDM (do chủ quan của Chủ
dự án) nên có nhiều khó khăn khi thẩm tra định kỳ hoặc tổn thất khi ban
hành CERs;
 CERs không được ban hành vào đúng thời điểm mà Bên mua cần có để
sử dụng chuyển đổi, tuân thủ cam kết giảm phát thải buộc Bên mua phải
chịu thêm chi phí mua CERs dự phòng hoặc mua CERs từ thị trường thứ
cấp;
 Loại hình hoạt động dự án trong tương lai có thể không còn được các
quốc gia thuộc Phụ lục I hoặc quốc gia có dự án khuyến khích hoặc thừa
nhận là hoạt động đóng góp vào giảm phát thải và vì vậy CERs từ các
dự án đó sẽ không được chấp nhận chuyển đổi;
 Như vậy có thể thấy giá mua CERs sẽ thay đổi theo thời điểm của tiến
trình, hiện trạng dự án khi Thỏa thuận mua bán CERs được đàm phán,
ký kết.
1.3.8. Ban chấp hành của Cơ chế phát triển sạch
Khoản 4 Điều 12 Nghị định thư Kyoto có quy định:“Cơ chế phát triển sạch sẽ
chịu sự điều hành và hướng dẫn của Hội nghị các Bên tức là cuộc họp các Bên của

Nghị định thư này và sẽ được giám sát bởi một ban chấp hành về cơ chế phát triển
sạch”.
Bên cạnh đó dựa theo Khoản 5 Phần C Nghị quyết 3/CMP.1 thì:
Ban chấp hành CDM (The CDM Executive Board - EB) là cơ quan giám sát
Cơ chế phát triển sạch của Nghị định thư Kyoto dưới thẩm quyền và hướng dẫn chỉ
đạo của Hội nghị các Bên (COP) phục vụ như là cuộc họp của các Bên tham gia
Giảng viên HD: Dương Văn Học

-17-

SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi


Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật
Nghị định thư Kyoto (CMP). CDM EB là chịu trách nhiệm hoàn toàn trước CMP.
Báo cáo hoạt động của mình cho mỗi phiên họp của COP/CMP. Phê duyệt các
phương pháp mới liên quan đến đường cơ sở, kế hoạch giám sát. Quy định các loại
phí đối với các thủ tục xin cấp CERs. Chịu trách nhiệm với những quyết định chứng
nhận CERs cho các dự án CDM mà mình phê duyệt. Quyết định tái chứng nhận,
đình chỉ và thu hồi chứng nhận CERs. Ban hành các thủ tục và tiêu chuẩn công
nhận. Công bố công khai các thông tin về các hoạt động của những dự án CDM.
Xác nhận đăng ký hoạt động dự án là dự án CDM CDM EB sẽ là điểm liên hệ cuối
cùng của người tham gia đăng ký dự án CDM và sẽ cấp CERs.
Ban chấp hành được sự ủy quyền của các Bên để giám sát các dự án CDM.
Dựa theo Khoản 7 Phần C của Nghị quyết 3/CMP.1 thì Ban chấp hành gồm 10
thành viên trong đó mỗi khu vực (Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ La tinh và Caribean,
Trung và Đông Âu, và OECD) cử 01 đại diện, 01 đại diện của các quốc gia đảo nhỏ,
02 đại diện của các Bên thuộc Phụ lục I và 02 đại diện của các Bên không thuộc Phụ
lục I. Ban Chấp hành đã tổ chức cuộc họp mở rộng tại Marrakech vào tháng 11 năm
2011 đánh dấu sự khởi đầu của CDM.

1.3.9. Vấn đề tài chính của các dự án Cơ chế phát triển sạch
Khoản 8 Điều 12 Nghị định thư Kyoto có qui định: “Hội nghị các Bên tức là
cuộc họp các Bên của Nghị định thư này sẽ bảo đảm rằng một phần của thu nhập từ
các hoạt động dự án được xác nhận được sử dụng để chi trả cho công tác hành
chính cũng như giúp các nước phát triển đặc biệt dể bị ảnh hưởng do tác động có
hại của biến đổi khí hậu, nhằm đáp ứng các chi phí ứng phó”.
Và tại Điểm a Điều 15 Nghị quyết 17/CP.7 có qui định:“Phần tài chính để
giúp các nước phát triển dể bị ảnh hưởng do tác động có hại của biến đổi khí hậu,
như quy định tại Khoản 8 Điều 12 Nghị định thư Kyoto, sẽ được trích ra 2% từ các
thu nhập từ CERs cấp cho mỗi hoạt động của dự án CDM”.
Vậy, CERs từ dự án CDM phải chịu mức phí 2% – khoản thu nhập này sẽ được
đưa vào Quỹ thích ứng mới để giúp các nước đang phát triển dễ nhạy cảm đối với
các tác động tiêu cực của Biến đổi khí hậu.
Các khoản thu về CERs sẽ góp phần thành toán các chi phí quản lý CDM. Để
thúc đẩy phân bổ công bằng dự án giữa các nước đang phát triển, dự án CDM tại các
nước kém phát triển không phải chịu khoản thu về thích ứng và chi phí quản lý 12.
12

Điểm b Điều 15 Nghị quyết 17/CP.7

Giảng viên HD: Dương Văn Học

-18-

SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi


Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật
1.3.10. Chu trình thực hiện dự án Cơ chế phát triển sạch
Nhằm thúc đẩy các hoạt động CDM, việc xây dựng chu trình dự án CDM thích

hợp cũng là yêu cầu chủ yếu tại các nước. Chu trình dự án CDM gồm 7 giai đoạn cơ
bản được xây dựng dựa vào Phụ lục Phương thức và thủ tục cho một cơ chế phát
triển sạch của Nghị quyết 3/CMP.1:

Chú thích:
Hình 1. Chu trình dự án CDM13 minh họa theo Nghị quyết 3/CMP.1
Finn Hagen Madsen (2003), Cơ chế phát triển sạch (CDM) (bản dịch), Trung tâm Hợp tác về
Năng lượng và Môi trường của UNEP, Đan Mạch, trang 12.
13

Giảng viên HD: Dương Văn Học

-19-

SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi


Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật
Chu trình dự án CDM trên đây gồm 7 giai đoạn cơ bản: thiết kế và xây dựng
dự án, phê duyệt quốc gia, thẩm định và đăng ký, tài chính của dự án, giám sát, thẩm
tra/chứng nhận và ban hành CERs. Bốn giai đoạn đầu được tiến hành trước khi
chuẩn bị dự án , ba giai đoạn sau được thực hiện trong suốt thời gian thực hiện dự
án.
1.3.10.1. Xác định và xây dựng dự án
Bước đầu tiên của chu trình dự án CDM là xác định và xây dựng dự án CDM
tiềm năng. Dự án CDM phải xác thực, có thể đo đếm được. Để tạo ra sự bổ sung,
các phát thải của dự án phải được so sánh với các phát thải của trường hợp tham
chiếu hợp lý, được coi là đường cơ sở. Các Bên tham gia dự án xây dựng đường cơ
sở theo phương pháp đã được thông qua trên cơ sở dự án cụ thể. Các phương pháp
luận đường cơ sở được tiếp cận dựa trên 3 hướng trong Khoản 48 của Phần G Nghị

quyết 3/CMP.1:
(A) Các phát thải hiện nay hoặc quá khứ phù hợp;
(B) Các phát thải từ công nghiệp do đầu tư thiện hữu với môi trường;
(C) Các phát thải trung bình của hoạt động dự án tương tự được tiến hành
trong năm năm trước đó, trong cùng hoàn cảnh xã hội, kinh tế, môi trường và công
nghệ tượng tự, và các hoạt động đó thuộc mức cao của 20% tổng các loại dự án.
Các dự án CDM phải có kế hoạch giám sát để thu thập số liệu phát thải chính
xác. Kế hoạch giám sát là cơ sở của thẩm tra trong tương lai, nó đảm bảo rằng các
giảm phát thải và mục tiêu của dự án sẽ đạt được trong tương lai và đồng thời có thể
kiểm soát những rủi ro gắn liền với đường cơ sở và phát thải của dự án. Kế hoạch
giám sát có thể do bên thực hiện dự án hoặc đội chuyên gia xây dựng. Đường cơ sở
và kế hoạch giám sát phải phù hợp với phương pháp luận đã được thông qua. Nếu
các Bên tham gia dự án sử dụng phương pháp luận mới thì phương pháp này phải
được Ban chấp hành chấp thuận và cho phép.
Bên cạnh đó, tại Khoản 49 của Phần G Nghị quyết 3/CMP.1 thì các Bên tham
gia dự án chọn thời kỳ tín dụng là 7 năm thì khả năng có thể được gia hạn 2 lần
(trong khoảng thời gian tối đa là 21 năm) và mỗi lần gia hạn phải thông báo cho EB.
Với dự án chọn thời kỳ tín dụng là 10 năm thì không được gia hạn.
1.3.10.2. Phê duyệt quốc gia
Theo Khoản 29 Phần F Phụ lục Phương thức và thủ tục cho một cơ chế phát
triển sạch của Nghị quyết 3/CMP.1 thì tất cả các nước tham gia CDM phải thành lập
Giảng viên HD: Dương Văn Học

-20-

SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi


×