Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Miễn trách nhiệm trong vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo qui định của CISG và Pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.25 KB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
****
NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
(Lớp: 3413, MSSV: 341352)
ĐỀ TÀI: VẤN ĐỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM TRONG
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO
QUY ĐỊNH CỦA CISG VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Quỳnh Trang.
Hà Nội - 2013
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
khoa h
ọc độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng
phân tích trong lu
ận án có nguồn gốc rõ ràng, đã
công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu
trong lu
ận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách
trung th
ực, khách quan.
Sinh viên
Nguy
ễn Thị Thanh Huyền
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn:
2
Lời cảm ơn!
Hoàn thành khoá luận này em xin chân thành gửi lời
cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong trường, đặc


biệt là cô giáo ThS. Nguyễn Quỳnh Trang người đã
tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình
làm khoá luận cho tới khi hoàn thành và những người
đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi có thể hoàn
thành khoá luận này!
3
MỤC LỤC
TRANG
L
ỜI MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về miễn trách nhiệm trong
h
ợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
8
1.1 H
ợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. 8
1.1.1. Khái ni
ệm. 8
1.1.2. Đặc điểm. 9
1.2. Ch
ế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
t
ế.
10
1.2.1. Khái ni
ệm trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
qu
ốc tế.
10
1.2.2. Các y

ếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán
hàng hóa qu
ốc tế.
11
1.2.3. Các hình th
ức chế tài áp dụng do vi phạm hợp đồng mua bán
hàng hóa qu
ốc tế.
12
1.3. V
ấn đề miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
qu
ốc tế.
14
1.3.1. Khái ni
ệm. 14
1.3.2. Các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua
bán hàng hóa qu
ốc tế.
14
1.3.3. H
ệ quả pháp lý khi xảy ra các trường hợp miễn trách nhiệm
trong h
ợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
15
1.3.4. Ý nghĩa của các quy định về vấn đề miễn trách nhiệm trong hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
16
1.4. Ngu
ồn luật áp dụng đối với vấn đề miễn trách nhiệm trong hợp

đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
18
1.4.1. Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán 18
4
hàng hóa quốc tế (CISG).
1.4.2. Pháp lu
ật Việt Nam điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa
qu
ốc tế.
21
K
ết luận chương 1 21
CHƯƠNG 2: Các vấn đề pháp lý về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của CISG và pháp luật
Vi
ệt Nam.
22
2.1. Các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán
hàng hóa qu
ốc tế.
22
2.1.1. Mi
ễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng. 22
2.1.1.1. Các d
ấu hiệu của sự kiện bất khả kháng. 24
2.1.1.2. Nghĩa vụ của các bên khi gặp sự kiện bất khả kháng. 25
2.1.2. Mi
ễn trách nhiệm trong hợp đồng do lỗi của bên bị vi phạm. 27
2.1.2.1. Căn cứ miễn trách nhiệm. 27
2.1.2.2

. Nghĩa vụ của bên vi phạm khi yêu cầu miễn trách nhiệm. 28
2.1.3. Mi
ễn trách nhiệm khi người thứ ba có quan hệ với một bên
trong h
ợp đồng gặp sự kiện bất khả kháng.
29
2.1.3.1. Căn cứ miễn trách nhiệm. 29
2.1.3.2. Nghĩa vụ của bên vi phạm. 31
2.1.4. Th
ỏa thuận miễn trách nhiệm trong hợp đồng. 32
2.1.4.1. Căn cứ miễn trách nhiệm. 32
2.1.4.2. Nghĩa vụ của bên vi phạm. 33
2.1.5. Mi
ễn trách nhiệm do một bên do thực hiện quyết định của cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
34
2.2. H
ệ quả pháp lý khi xảy ra các trường hợp miễn trách nhiệm do vi
ph
ạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
35
K
ết luận chương 2 37
CHƯƠNG 3: Thực trạng tranh chấp về vấn đề miễn trách nhiệm do vi
ph
ạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ở Việt Nam hiện nay và
38
5
một số kiến nghị.
3.1. Tranh ch

ấp liên quan đến Việt Nam về vấn đề miễn trách nhiệm
do vi ph
ạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
38
3.2. M
ột số đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề miễn
trách nhi
ệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
41
K
ết luận chương 3 44
K
ẾT LUẬN. 45
DANH M
ỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
BẢNG TỪ VIẾT TẮT
CISG Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
t
ế.
UNCITRAL
Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế.
L/C
Thư tín dụng.
UNIDROIT Vi
ện thống nhất tư pháp quốc tế.
EU Liên minh châu Âu.
6
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Mua bán hàng hóa quốc tế là hoạt động ngoại thương quan trọng được tiến

hành chủ yếu thông qua các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các thương nhân
trong và ngoài nước. Trong quá trình các chủ thể thực hiện hợp đồng này, nếu bên
nào có hành vi vi phạm sẽ phải chịu các chế tài trước bên bị vi phạm. Tuy nhiên,
điều này không phải đúng trong mọi trường hợp đó là khi bên vi phạm rơi vào
trường hợp được miễn trách nhiệm. Miễn trách nhiệm do vi phạm HĐMBHHQT là
trường hợp bên vi phạm hợp đồng được giải thoát khỏi các hình thức chế tài thông
thường được áp dụng khi có vi phạm hợp đồng. Đây là một nội dung quan trọng
trong HĐMBHHQT bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của các
bên,
góp phần đảm bảo sự cân bằng quyền lợi, chia sẻ rủi ro, ngăn ngừa sự trốn tránh
trách nhiệm giữa các bên. Tuy nhiên, trong thực tiễn, nhiều doanh nghiệp Viêt Nam
vẫn chưa chú ý đến các điều khoản cũng như các quy định về miễn trách nhiệm
trong giao kết và thực hiện HĐMBHHQT dẫn đến việc các chủ thể này thường gặp
phải nhiều bất lợi khi có tranh chấp liên quan xảy ra. Nguyên nhân cơ bản là các
doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm vững đầy đủ các tập quán, quy định pháp lý quốc
tế, trong khi đó, hiện nay, pháp luật về HĐMBHHQT nước ta tuy đã có nhiều tiến
bộ nhưng còn chưa hoàn thiện cũng như còn nhiều điểm chưa phù hợp với quy định
chung của pháp luật quốc tế.
Công ước Viên 1980 về HĐMBHHQT (CISG) là một công ước quốc tế quan
trọng hàng đầu trong việc điều chỉnh trực tiếp các HĐMBHHQT giữa các thương
nhân. Hiện nay, đây là công ước được sử dụng phổ biến nhất trong hoạt động
thương mại hàng hóa, điều chỉnh hai phần ba hoạt động thương mại hàng hóa trên
thế giới. Những nội dung trong công ước trong đó có vấn đề miễn trách nhiệm do vi
phạm HĐMBHHQT được coi là luật mẫu cho các thương nhân cũng như pháp luật
nhiều quốc gia trong việc điều chỉnh các HĐMBHHQT kể cả các quốc gia chưa
phải là thành viên công ước trong đó có Việt Nam.
Từ những nội dung trên cho thấy, việc nghiên cứu về vấn đề miễn trách
nhiệm do vi phạm HĐMBHHQT theo CISG và pháp luật Việt Nam là việc làm thiết
7
thực và có nhiều ý nghĩa. Xuất phát từ lý do đó, em đã chọn đề tài: “Vấn đề miễn

trách nhiệm trong HĐMBHHQT theo quy định của CISG và pháp luật Việt Nam
”.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài.
Nghiên cứu toàn diện, có hệ thống về vấn đề miễn trách nhiệm do vi phạm
hợp đồng mua bán hàng háo quốc tế theo quy định của CISG và pháp luật Việt
Nam. Bao gồm các quy định về các trường hợp miễn trách, nghĩa vụ của các bên
khi xảy ra các trường hợp miễn trách, hệ quả pháp lý của các trường hợp miễn
trách. Đồng thời đưa ra những nhận xét về các quy định này của CISG và pháp luật
Việt Nam cũng như thực trạng, những phương hướng hoàn thiện pháp luật.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn bằng việc làm rõ và phân tích
các quy định của Công ước Viên 1980 về HĐMBHHQT và pháp luật Việt Nam về
vấn đề miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênnin
và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, đề tài được viết dựa trên cá phương pháp:
- Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp diễn giải, quy nạp.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
5. Kết cấu của khóa luận.
Khóa luận có kết cấu gồm ba chương:
CHƯƠNG 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về miễn trách nhiệm trong
HĐMBHHQT.
CHƯƠNG 2: Các vấn đề pháp lý về miễn trách nhiệm do vi phạm
HĐMBHHQT theo quy định của CISG và pháp luật Việt Nam.
CHƯƠNG 3: Thực trạng tranh chấp về vấn đề miễn trách nhiệm do vi phạm
HĐMBHHQT ở Việt Nam hiện nay và một số kiến nghị.
8

CHƯƠNG 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về miễn trách nhiệm trong hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
1.1 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
1.1.1. Khái niệm.
HĐMBHHQT là loại hợp đồng phổ biến trong thương mại quốc tế hiện nay
và được quy định không chỉ trong các văn kiện quốc tế mà cả những văn bản pháp
luật quốc gia. Về cơ bản, HĐMBHHQT có thể được hiểu là một dạng cụ thể của
hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung hay nó chính là sự thỏa thuận giữa các bên,
theo đó bên có nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có
nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán với đặc trưng riêng biệt là ma
ng tính
chất quốc tế (có yếu tố nước ngoài). Để xác định được loại hợp đồng này, các văn
kiện quốc tế cũng như pháp luật các quốc gia dựa đều vào việc xác định yếu tố đặc
trưng này. Tuy nhiên, việc xác định thế nào là yếu tố nước ngoài là không giống
nhau tuỳ theo quan điểm của luật pháp từng quốc gia và các văn kiện quốc tế khác
nhau cũng có các quy định khác nhau.
Theo Công ước Lahay 1964 về mua bán quốc tế các động sản hữu hình, tính
chất quốc tế được xác định trên cơ sở các tiêu chí là các bên giao kết có trụ sở
thương mại ở các nước khác nhau và hàng hoá, đối tượng của hợp đồng, được
chuyển qua biên giới một nước, hoặc là việc trao đổi ý chí giao kết hợp đồng giữa
các bên được lập ở những nước khác nhau [9, Điều 1].
Công ước Viên 1980 về HĐM
BHHQT (CISG) không đưa ra một khái niệm
cụ thể, chính thức về HĐMBHHQT nhưng thông qua các quy định trong công ước,
chúng ta có thể hiểu HĐMBHHQT là hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có
“trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau” [10, Điều 1]. Như vậy, công ước chỉ
đưa ra tiêu chí duy nhất để xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa là
tiêu chí về trụ sở thương mại. Cụ thể hơn, Điều 10 Công ước quy định, nếu một bên
có hơn một trụ sở thương mại trở lên thì trụ sở thương mại của họ sẽ là trụ sở nào
có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng và đối với việc thực hiện hợp đồng

đó, có tính tới những tình huống mà các bên đều biết hoặc đều dự đoán được vào
bất kỳ lúc nào trước hoặc vào thời điểm hợp đồng. Trong trường hợp các bên không
có trụ sở thương mại thì sẽ lấy nơi cư trú thường xuyên của họ làm căn cứ xác định.
9
Theo pháp luật Việt Nam, cụ thể trong Luật thương mại Việt Nam 2005, các
nhà làm luật không đưa ra tiêu chí rõ ràng để xác định thế nào là HĐMBHHQT mà
chỉ liệt kê các trường hợp được coi là mua bán hàng hóa quốc tế: “Mua bán hàng
hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái
xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu” [11, Khoản 1 Điều 27]. Trên cơ sở quy
định này, có thể hiểu tiêu chí mà pháp luật Việt Nam đưa ra đó là sự chuyển dịch
của hàng hóa là đối tượng của hợp đồng. Tuy nhiên, các hoạt động này được xác
định với cả các khu vực có hải quan riêng trong lãnh thổ Việt Nam như khu chế
xuất, có nghĩa là hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các thương nhân Việt Na
m trong
và ngoài các khu vực này cũng được coi là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thì
quy định này không thực sự phù hợp [14,
trang 6].
Như vậy, trên phương diện pháp lý, các văn kiện khác nhau có cách quy định
khá khác nhau về loại hợp đồng này. Tuy nhiên, về phương diện lý luận,
HĐMBHHQT được xác định một cách chung nhất đó là sự thỏa thuận giữa các bên
chủ thể theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua và nhận tiền, còn bên
mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán đồng thời hợp đồn
g này
mang yếu tố nước ngoài được xác định trên cơ sở các yếu tố liên quan đến chủ thể
(quốc tịch, nơi cư trú hoặc trụ sở thương mại), sự kiện pháp lý (nơi xác lập hoặc
thực hiện hợp đồng), tài sản là đối tượng của hợp đồng.
1.1.2. Đặc điểm.
HĐMBHHQT là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản nên nó cũng
mang những đặc điểm chung của hợp đồng mua bán tài sản như là sự thỏa thuận
giữa các bên, là hợp đồng song vụ có đền bù, đối tượng là hàng hóa được phép lưu

thông theo quy định của pháp luật và chủ thể là bên mua và bên bán. Ngoài ra, với
tính chất là hợp đồng mua bán hàng hóa có tính chất quốc tế, loại hợp đồng này có
những đặc trưng cơ bản là:
- Hàng hóa là đối tượng của HĐMBHHQT phải thỏa mãn các quy chế hàng
hóa được phép mua bán, trao đổi theo pháp luật của bên mua và bên bán [3, trang
209].
-
Chủ thể của HĐMBHHQT là các thương nhân trong một số trường hợp đặc
biệt là nhà nước, có quốc tịch khác nhau hoặc/và có trụ sở thương mại, nơi cư trú tại
các quốc gia khác nhau.
10
- Nội dung của HĐMBHHQT thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong
quan hệ mua bán, theo đó, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và nhận thanh toán còn
bên mua có nghĩa vụ thanh toán và nhận hàng. Các nội dung này được hình thành
thông qua sự thỏa thuận tự nguyện giữa các bên và phải phù hợp với các quy định
của pháp luật liên quan. Các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung
đã được thỏa thuận.
1.2. Chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
1.2.1. Khái niệm trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Hợp đồng là sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các chủ thể liên quan mà các
bên trong hợp đồng có nghĩa vụ phải thực hiện. Khi một bên trong hợp đồng có
hành vi vi phạm các nghĩa vụ theo hợp đồng thì bên vi phạm sẽ phải chịu trách
nhiệm về hành vi của mình.
“Vi phạm hợp đồng được hiểu là hành vi của một bên đã xử sự trái với
những quy định của pháp luật hoặc trái với các nội dung đã cam kết”
[1, trang 53].
Hành vi vi phạm hợp đồng trên thực tế có thể là việc một bên trong quan hệ hợp
đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ đã
thỏa thuận trong hợp đồng hay các quy định trong pháp luật liên quan. Hành vi vi
phạm hợp đồng của một bên sẽ gây ra thiệt hại cho bên bị vi phạm và các bên liên

quan, do đó, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là một dạng của trách nhiệm pháp lý nói
chung, theo đó, chủ thể vi phạm sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi về
mình nhằm bảo vệ quyền lợi của mình nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên bị vi phạm
cũng như trật tự pháp lý trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Trên cơ sở
hành vi vi phạm và những hậu quả xảy ra cũng như mức độ lỗi của mình, bên vi
pham sẽ gánh chịu những trách nhiệm tương ứng do các bên thỏa thuận hoặc được
pháp luật quy định. Như vậy, có thể đưa ra khái niệm về trách nhiệm do vi phạm
HĐMBHHQT như sau:
“Trách nhiệm do vi phạm HĐMBHHQT là trách nhiệm tài sản, mang t
ính
chất quốc tế, được thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế do pháp luật quy định,
nhằm phục hồi lại quyền lợi của bên bị vi phạm và mang lại hậu quả bất lợi cho bên
vi phạm”
[13, trang 47].
11
1.2.2. Các yếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế.
Căn cứ để xác định trách nhiệm đối với bên có hành vi vi phạm hợp đồng
bao gồm bốn yếu tố: có sự vi phạm hợp đồng, có thiệt hại tài sản của bên bị vi
phạm, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại tài sản
xảy ra, có lỗi của bên vi phạm.
* Có sự vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Vi phạm HĐMBHHQT là xử sự của các bên chủ thể hợp đồng không phù
hợp với các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật hoặc trái với các nội dung trong
hợp đồng. Biểu hiện của vi phạm hợp đồng có thể là một bên trong hợp đồng không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng.
Cơ sở để đánh giá hành vi này chính là các nội dung đã được các bên thỏa thuận
trong hợp đồng cũng như quy định của pháp luật có liên quan. Trên thực tế, để xác
định có hay không sự vi phạm hợp đồng, các bên cần chứng minh được có quan hệ

hợp đồng hợp pháp giữa các bên và có hành vi không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng. Nếu vấn đề không được
thỏa thuận trong hợp đồng cũng không được pháp luật quy định thì không có cơ sở
pháp lý để buộc bên có hành vi không phù hợp phải chịu trách nhiệm. Bên nào có
hành vi vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi đó trước bên bị vi phạm.
* Có thiệt hại vật chất thực tế xảy ra.
Do có hành vi vi phạm hợp đồng của một bên chủ thể đã gây ra sự mất mát
hay giảm sút một lợi ích được pháp luật bảo vệ cho bên bị vi phạm. Đây là những
thiệt hại có thể được xác định được bằng vật chất, có thể dự đoán được vào lúc kí
kết hợp đồng và là hệ quả do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra. Theo từ điển giải
thích từ ngữ luật học, thiệt hại về vật chất bao gồm: “tài sản bị mất, bị hủy hoại, bị
hư hỏng, chi phí phải bỏ ra để khắc phục, ngăn chặn thiệt hại cũng như những hoa
lợi, lợi tức không thu được mà đáng ra thu được”. Những thiệt hại này do bên bị v
i
phạm có nghĩa vụ chứng minh để yêu cầu bên vi phạm chịu trách nhiệm và bên vi
phạm sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với mức độ thiệt hại thực tế xảy ra.
* Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế
xảy ra.
12
Trong khoa học pháp lý, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp
luật và thiệt hại xảy ra được hiểu là giữa chúng có mối quan hệ nội tại, tất yếu. Như
vậy, hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu
quả là thiệt hại thực tế xảy ra cho bên bị vi phạm, không có hành vi vi phạm thì
không phát sinh thiệt hại. Chỉ khi nào tồn tại mối quan hệ này tồn tại thì bên vi
phạm mới phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình và những thiệt hại không do
hành vi vi phạm hợp đồng của một bên gây ra mà do những nguyên nhân khác sẽ
không là căn cứ để bên vi phạm đó phải chịu trách nhiệm.
* Có lỗi của bên vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Lỗi là một yếu tố chủ quan thể hiện tâm lý, thái độ nhận thức của một người
đối với hành vi của mình và hậu quả của hành vi ấy. Việc xác định có lỗi hay không

có lỗi phải được giải quyết qua việc phân tích thái độ, sự tận tâm của người có
nghĩa vụ đối với công việc và những nghĩa vụ mà họ phải thực hiện [19, trang 38].
Bên có hành vi vi phạm hợp đồng chỉ phải chịu trách nhiệm nếu họ có lỗi. Lỗi trong
trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là lỗi suy đoán, theo đó, khi xuất hiện ba yếu tố
trên (có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại vật chất xảy ra, có mối quan hệ nhân
quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại vật chất), bên vi phạm sẽ được suy
đoán là mặc nhiên cố lỗi và phải chịu trách nhiệm, bên bị thiệt hại hay các cơ quan
tài phán không có trách nhiệm phải chứng minh yếu tố này; và lỗi của người đại
diện hợp pháp của pháp nhân khi ký kết hợp đồng được suy đoán là lỗi của pháp
nhân đó [1, trang 69]. Vì vậy, bên vi phạm muốn không phải chịu trách nhiệm thì
phải chủ động chứng minh mình không có lỗi.
1.2.3. Các hình thức chế tài áp dụng do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế.
Khi một bên vi phạm HĐMBHHQT, bên vi phạm sẽ phải chịu những chế tài
nhất định nhằm đảm bảo được quyền lợi của bên bị vi phạm cũng như trật tự, giá trị
pháp lý của hợp đồng.
* Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng.
Chế tài này được hiểu là bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng
hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi
phạm phải chịu các chi phí phát sinh [11, Khoản 1 Điều 297]. Cơ sở cho chế tài này
chính là mục đích của các bên khi giao kết hợp đồng đó là các quyền và nghĩa vụ đã
13
thỏa thuận trong hợp đồng được thực hiện đúng và đầy đủ, mang lại lợi ích cho các
bên. Biện pháp này nhằm bảo vệ quan hệ hợp đồng và giúp các bên đạt được các lợi
ích mà họ hướng đến khi giao kết hợp đồng. Căn cứ để bên bị vi phạm áp dụng chế
tài này chính là có hành vi vi phạm hợp đồng và có lỗi của bên vi phạm mà không
cần phải chứng minh có thiệt hại xảy ra.
* Chế tài phạt vi phạm.
Phạt vi phạm hợp đồng có thể được hiểu là việc bên vi phạm hợp đồng phải
trả cho bên bị vi phạm một lợi ích vật chất nhất định th

eo thỏa thuận hợp đồng hay
các quy định của pháp luật liên quan. Quy định này nhằm trừng phạt hành vi vi
phạm và răn đe, buộc các bên phải có trách nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ hợp
đồng, phòng ngừa vi phạm, nâng cao ý thức tôn trọng hợp đồng và pháp luật. Cơ sở
để áp dụng chế tài này đó là có hành vi vi phạm và lỗi của bên vi phạm mà không
cần quan tâm hành vi vi phạm đó đã gây ra hậu quả chưa. Theo quy định của pháp
luật Việt Nam, chế tài này chỉ được áp dụng khi có thỏa thuận của các bên trong
hợp đồng về việc áp dụng chế tài này.
* Chế tài bồi thường thiệt hại.
Đây là hình thức chế tài theo đó bên vi phạm có trách nhiệm đền bù những
tổn thất mà bên bị vi phạm đã phải chịu do hành vi vi phạm của mình gây ra. Trách
nhiệm này được áp dụng nhằm bồi hoàn, bù đắp, khôi phục lợi ích vật chất đã bị
thiệt hại cho bên bị vi phạm hợp đồng, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho họ. Do
chế tài này nhằm bù đắp thiệt hại nên căn cứ để áp dụng không chỉ là hành vi vi
phạm hợp đồng và lỗi của bên vi phạm mà còn phải có thiệt hại thực tế xảy ra cũng
như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra trên thực tế
(hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại). Nghĩa vụ chứng minh
các thiệt hại thuộc về bên bị vi phạm. Về nguyên tắc, việc bồi thường phải thực hiện
đầy đủ và tương ứng với mức độ thiệt hại xảy ra.
* Tạm ngừng, đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng.
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện
nghĩa vụ trong hợp đồng. Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn có
hiệu lực.
Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện các nghĩa
vụ hợp đồng, theo đó, hiệu lực hợp đồng sẽ bị chấm dứt từ thời điểm một bên nhận
14
được thông báo đình chỉ, các bên không phải thực hiện hợp đồng nữa. Bên nào đã
thực hiện nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ đối ứng.
Hủy bỏ hợp đồng là việc một bên chấm dứt các quyền và nghĩa vụ hợp đồng
và hợp đồng sẽ không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Các bên có trách nhiệm

hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên nào đã thực hiện nghĩa vụ thì sẽ được yêu
cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ tương ứng.
1.3. Vấn đề miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Khi một bên trong HĐMBHHQT vi phạm hợp đồng, bên vi phạm đó có
trách nhiệm phải chịu các chế tài tương ứng với hành vi vi phạm của mình theo thỏa
thuận trong hợp đồng và các quy định pháp luật liên quan. Tuy nhiên, không phải
mọi trường hợp bên vi phạm đều phải chịu chế tài, đó là khi việc vi phạm hợp đồng
thuộc vào những trường hợp miễn trách nhiệm.
1.3.1. Khái niệm.
Miễn trách nhiệm do vi phạm HĐMBHHQT được hiểu là trường hợp bên vi
phạm hợp đồng được giải thoát khỏi các hình thức chế tài thông thường được áp
dụng khi có vi phạm hợp đồng. Về bản chất, các trường hợp này có thể được hiểu là
những trường hợp loại trừ yếu tố lỗi của bên vi phạm. Cơ sở để miễn trách nhiệm
cho bên vi phạm hợp đồng chính là ở chỗ họ không có lỗi khi không thực hiện, thực
hiện không đúng hợp đồng [1, trang 107]. Các trường hợp này có thể là các trường
hợp được các bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc quy định trong pháp luật. Khi
bên vi phạm chứng minh được mình thuộc vào những trường hợp miễn trách nhiệm,
họ sẽ được giải thóa khỏi các biện pháp chế tài do vi phạm hợp đồng.
1.3.2. Các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm HĐMBHHQT.
Để có thể xác định được khi nào bên vi phạm hợp đồng được giải thoát khỏi
các chế tài, pháp luật quốc tế và pháp luật các quốc gia đã quy định các trường hợp
miễn trách nhiệm. Các trường hợp này rất đa dạng, phụ thuộc vào từng hệ thống
pháp luật khác nhau, nhưng về cơ bản, các trường hợp miễn trách nhiệm thường
được đề cập đến đó là:
Miễn trách nhiệm do gặp sự kiện bất khả kháng: sự kiện bất khả kháng được
hiểu cơ bản là các sự kiện tự nhiên hoặc xã hội, xảy ra một cách khách quan, nằm
ngoài ý chí của các bên, các bên không thể biết trước hay dự đoán trước vào thời
điểm giao kết hợp đồng và khi sự kiện đó xảy ra, bên vi phạm không thể tránh được
15
hay khắc phục được hậu quả của nó. Khi rơi vào trường hợp này, bên vi phạm

không phải chịu các chế tài trước bên bị vi phạm.
Miễn trách nhiệm do lỗi của bên vi phạm: khi hành vi không thực hiện, thực
hiện không đúng không đầy đủ nghĩa vụ của một bên là do lỗi của bên có quyền thì
bên vi phạm không phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm đó.
Miễn trách nhiệm do người thứ ba có quan hệ với một bên trong hợp đồng
gặp phải sự kiện bất khả kháng: trường hợp này cũng được quy định trên cơ sở sự
tồn tại của sự kiện bất khả kháng nhưng sự kiện đó không xảy ra với bên nào trong
hợp đồng mà bên thứ ba có quan hệ hợp đồng với một bên đương sự gặp phải sự
kiện bất khả kháng đó. Trong trường hợp này, bên không vi phạm nghĩa vụ hợp
đồng cũng được miễn trách nhiệm dù họ vi phạm hợp đồng.
Miễn trách nhiệm theo thỏa thuận trong hợp đồng: các bên trong hợp đồng
có thể tự mình dự liệu và thỏa thuận các trường hợp miễn trách nhiệm. Khi một bên
gặp phải trường hợp đã thỏa thuận, họ cũng được miễn trách nhiệm.
Các trường hợp miễn trách nhiệm khác: ngoài các trường hợp phổ biến trên,
pháp luật các quốc gia khác nhau còn quy định thêm các trường hợp miễn trách
nhiệm khác như: miễn trách nhiệm do tình trạng phá sản của các bên, miễn trách
nhiệm do một bên phải thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1.3.3. Hệ quả pháp lý khi xảy ra các trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế.
Khi một bên rơi vào các trường hợp được miễn trách nhiệm do vi phạm
HĐMBHHQT, bên vi phạm sẽ được miễn trách nhiệm quyền lợi và nghĩa vụ của
các bên có sự thay đổi cơ bản, có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại của hợp đồng. Tuy
nhiên, vấn đề đặt ra là bên vi phạm được miễn những trách nhiệm nào? Về vấn đề
này, pháp luật quốc tế cũng như pháp luật các quốc gia khác nhau có những quy
định riêng mang ít nhiều điểm khác biệt.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Điều 294 Luật Thương mại 2005
và Khoản 2, Khoản 3 Điều 302 Bộ luật dân sự 2005, khi xảy ra các trường hợp
miễn trách nhiệm do vi phạm HĐMBHHQT, bên vi phạm sẽ được miễn khỏi toàn
bộ các hình thức thế tài khác nhau như: bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm, buộc
thực hiện đúng hợp đồng,… Đối với trường hợp miễn trách nhiệm do bất khả

kháng, tùy loại hợp đồng (hợp đồng có thời hạn cố định về giao hàng hay hợp đồng
16
giao hàng trong một thời hạn), các bên có thể chấm dứt hợp đồng hoặc gia hạn thời
gian thực hiện nghĩa vụ hợp đồng theo quy định tại Điều 296 Luật thương mại
2005.
Theo quy định của CISG, khi một bên rơi vào trường hợp miễn trách nhiệm,
các bên có thể được miễn một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Cụ thể, theo Khoản 5 Điều 79, khi xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm do bất khả
kháng, bên vi phạm chỉ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà không
đương nhiên được giải thoát khỏi các chế tài khác như: hủy hợp đồng, phạt hợp
đồng, buộc thực hiện đúng hợp đồng,… Tuy nhiên, việc miễn trách nhiệm này chỉ
có hiệu lực trong thời kì tồn tại của nó (Khoản 3 Điều 79), do vậy nếu sau khi sự
kiện bất khả kháng chấm dứt thì bên vi phạm vẫn phải đảm bảo thực hiện hợp đồng.
Trong khi đó, Điều 80 CISG quy định bên bị vi phạm mất quyền dựa vào sự thất bại
của bên vi phạm có nghĩa là bên bị vi phạm không được áp dụng bất cứ trách nhiệm
nào đối với bên vi phạm hay bên vi phạm sẽ được giải thoát khỏi toàn bộ trách
nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Điều 7.1.7 Bộ nguyên tắc UNIDROIT năm 2004 quy định: “Điều khoản này
không ngăn cấm các bên thực hiện quyền chấm dứt hoặc dừng thực hiện hợp đồng
hoặc yêu cầu thanh toán tiền lãi vay cho các khoản tiền đến hạn thanh toán” [12].
Như vậy, quy định này cũng có điểm tương tự Điều 79 CISG khi bên không thực
hiện do bất khả kháng không phải bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, quy định này
không giới hạn quyền chấm dứt hợp đồng của bên bị vi phạm nếu hành vi vi phạm
hợp đồng của bên kia gây hậu quả nghiêm trọng. Quy định này cũng cho phép các
bên có thể thỏa thuận kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng khi gặp sự kiện bất khả
kháng.
Ngoài ra, trong các trường hợp các bên tự thỏa thuận thì hậu quả pháp lý đối
với các trường hợp đó được áp dụng theo thỏa thuận trong hợp đồng.
1.3.4. Ý nghĩa của các quy định về vấn đề miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế.

Vấn đề miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa là một nội
dung pháp lý quan trọng bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ
của các bên trong hợp đồng cùng như có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động tố tụng
sau này.
17
Những thỏa thuận, quy định về miễn trách nhiệm do vi phạm HĐMBHHQT
chính là những công cụ cần thiết để loại trừ các trường hợp trốn tránh thực hiện
nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Trong nhiều trường hợp, một bên trong hợp
đồng vì lợi ích của mình cố tình vi phạm hợp đồng sau đó viện dẫn các lý do, các
trường hợp miễn trách để cho rằng mình không có lỗi nhằm giải thoát mình trách
nhiệm đối với bên bị thiệt hại. Khi đó, các thỏa thuận đã có giữa các bên về miễn
trách nhiệm chính là căn cứ để đánh giá hành vi của các bên, xác định trách nhiệm
thuộc về bên nào, ngăn ngừa trường hợp cố tình trốn tránh các nghĩa vụ. Việc thỏa
thuận trước các điều khoản về nội dung này cũng như có các quy định pháp luật sẽ
khiến các bên không thể tùy tiện sử dụng các trường hợp miễn trách nhiệm để vi
phạm hợp đồng. Không chỉ các bên trong hợp đồng mà với bên thứ ba như công ty
bảo hiểm, các nội dung về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng cũng giúp họ
ngăn ngừa được các trường hợp các bên trong hợp đồng cố tình viện cớ cho hành vi
vi phạm của mình, không chịu trách nhiệm và khiến cho bên bảo hiểm phải thực
hiện nghĩa vụ thay.
Các thỏa thuận này cũng là căn cứ để các bên thực hiện được quyền và nghĩa
vụ cần thiết khác của mình. Việc quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm có
vai trò quan trọng đối với bên vi phạm, giúp họ có cơ sở để được giải thoát khỏi các
hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm mà họ không có lỗi trong các trường hợp đó.
Hơn nữa, dựa trên các quy định pháp lý cơ sở này, bên vi phạm trong hợp đồng

thể biết được các nghĩa vụ cần thiết (như nghĩa vụ chứng minh, thông báo) để chủ
động thực hiện nhằm giải thoát mình khỏi những chế tài đó. Đối với bên bị vi phạm,
khi bên vi phạm rơi vào các trường hợp miễn trách nhiệm và không phải chịu các
biện pháp chế tài, bên bị vi phạm sẽ phải tự minh chịu các thiệt hại. Do đó, để tránh

tình trạng bên vi phạm viện cớ về các trường hợp miễn trách để trốn tránh trách
nhiệm, bên bị vi phạm cũng cần nắm rõ các trường hợp này để bảo vệ quyền lợi của
mình cũng như tìm ra được phương án tối ưu để hạn chế tối đa các thiệt hại họ phải
gánh chịu. Không chỉ có ý nghĩa quan trọng với các bên trong hợp đồng, các trường
hợp miễn trách nhiệm do vi phạm HĐMBHHQT còn liên quan mật thiết đến các
chủ thể khác. Đó là căn cứ để các cơ quan, chủ thể giải quyết tranh chấp có thể đưa
ra được các quyết định giải quyết một cách nhanh chóng, hợp lý, công bằng, khách
quan và chính xác; cơ sở để các chủ thể liên quan đồng thời cũng là cơ sở để các
18
chủ thể như luật sư, người bảo vệ lợi ích của các bên trong hợp đồng,… biết và đưa
ra được các góp ý, hỗ trợ chính xác để giúp đỡ các chủ thể.
1.4. Nguồn luật áp dụng đối với vấn đề miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế.
Nhiều nguồn luật khác nhau có thể được áp dụng để điều chỉnh vấn đề miễn
trách nhiệm do vi phạm HĐMBHHQT, trong đó có hai nguồn luật quan trọng đó là
pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế. Trong phạm vi các quan hệ mua bán hàng
hóa quốc tế nói chung và vấn đề miễn trách nhiệm do vi phạm HĐMBHHQT nói
riêng của các thương nhân Việt Nam, điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia điều
chỉnh chủ yếu, trực tiếp các quan hệ này đó là Công ước Viên 1980 về
HĐMBHHQT và pháp luật Việt Nam.
1.4.1. Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế
* Khái quát chung.
CISG được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại
quốc tế (UNCITRAL). Năm 1968, UNCITRAL đã khởi xướng việc soạn thảo một
Công ước thống nhất về pháp luật nội dung áp dụng cho HĐMBHHQT nhằm thay
thế cho hai Công ước La Haye năm 1964. Công ước này được thông qua tại Viên
(Áo) ngày 11/04/1980 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1988. Công ước ra đời với mục
đích là nhằm cung cấp một khung pháp lý thống nhất, hiện đại về mua bán hàng hóa
quốc tế, có thể được áp dụng tại mọi quốc gia. Hiện nay, với 78 quốc gia thành viên

[26; 1980 - United Nations Convention on Contracts for the International Sale of
Goods, Status; 24/01/2013], CISG ngày càng chứng tỏ được ý nghĩa quan trọng
trong việc điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa giữa các thương nhân trên khắp
thế giới.
* Vai trò, ý nghĩa của CISG trong việc điều chỉnh HĐMBHHQT.
Cho đến nay, CISG đã trở thành một trong các công ước về thương mại được
phê chuẩn và áp dụng rộng rãi nhất trong thương mại quốc tế với các quốc gia thành
viên từ đầy đủ các hệ thống pháp luật lớn như: Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc,
nhiều nước EU, Không chỉ được sự thừa nhận của các quốc gia thành viên, CISG
còn được các thương nhân và các cơ quan giải quyết tranh chấp từ các quốc gia
khác áp dụng rộng rãi bởi các quy định ưu việt trong công ước. Công ước đã tham
19
gia điều chỉnh phần lớn các giao dich thương mại trên toàn thế giới, với sự thành
công được khẳng định trong thực tiễn với hơn 2500 vụ tranh chấp đã được Tòa án
và trọng tài các nước cũng như quốc tế giải quyết có liên quan đến việc áp dụng và
diễn giải Công ước Viên 1980 được báo cáo [25; Thành công của Công ước Viên
1980, 24/01/2013]. CISG đạt được sự tin tưởng từ các quốc gia và các doanh nghiệp
khi nó được soạn thảo và thực thi dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. Hơn nữa, nội
dung của công ước đã được xây dựng với sự tham gia của các nước từ các hệ thống
pháp luật khác nhau đã thực sự tạo nên được những quy phạm thực chất thống nhất
để điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. CISG là luật mẫu cho các
thương nhân khi giao kết và thực hiện HĐMBHHQT, giúp cho các doanh nghiệp
quốc gia thành viên tiết kiệm được chi phí, thời gian đàm phán luật và giải quyết
tranh chấp, tránh cho họ việc phải chọn và áp dụng pháp luật nước ngoài, tăng khả
năng hòa nhập và cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp trên sân chơi chung
của thương mại thế giới [26; 1980-United Nations Convention on Contracts for the
International Sale of Goods, Text-Explanatory note; 24/01/2013].
* Mối quan hệ giữa CISG và các HĐMBHHQT liên quan đến doanh nghiệp
Việt Nam.
Theo quy định của CISG tại Điểm b Khoản 1 Điều 1, dù Việt Nam chưa là

thành viên, tuy nhiên, công ước vẫn có thể được áp dụng đối với Việt Nam khi các
hợp đồng mua bán quốc tế được ký kết giữa một bên có trụ sở thương mại tại một
quốc gia là thành viên CISG và một bên có trụ sở thương mại tại Việt Nam. Ngoài
ra, CISG còn áp dụng đối với HĐMBHHQT của doanh nghiệp Việt Nam khi các
bên trong hợp đồng lựa chọn Công ước này là luật áp dụng cho hợp đồng của mình
hoặc khi trong hợp đồng, các bên không lựa chọn luật áp dụng và cơ quan giải
quyết tranh chấp lựa chọn Công ước này để giải quyết tranh chấp. Hiện nay, Nhật
Bản, Mỹ, Trung Quốc và nhiều nước Liên minh châu Âu là các đối tác thương mại
chính của các doanh nghiệp Việt Nam đều đã gia nhập CISG, các doanh nghiệp từ
các quốc gia này cũng đã áp dụng và quen với việc áp dụng CISG trong các giao
dịch thương mại quốc tế. Do đó, trong các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa doanh
nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp các quốc gia này, luật chủ yếu được lựa chọn
hoặc là CISG hoặc là luật của các quốc gia đó (vì các doanh nghiệp Việt Nam có ít
thế và lực trong đàm phán lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng trong khi đó pháp
20
luật Việt Nam còn nhiều hạn chế cũng như những điểm chưa phù hợp với điều kiện
và các tập quán thương mại quốc tế), vậy nên việc áp dụng CISG trong các
HĐMBHHQT của doanh nghiệp Việt Nam là khá phổ biến. Trên thực tế, đã có
những tranh chấp liên quan đến các doanh nghiệp Việt Nam và luật được áp dụng
để giải quyết là CISG như tranh chấp giữa Công ty thương mại Tây Ninh
– Tanico
(Việt Nam) và doanh nghiệp Ng Nam Bee (Singapore) hay tranh chấp giữa Công ty
trách nhiệm hữu hạn thương mại Blue Hat (Việt Nam) và một công ty Singapore
cung cấp các thiết bị và phần mềm của hãng Panda Security. Do đó, việc nắm vững
những nội dung và cách áp dụng các quy định trong CISG có ý nghĩa quan trọng
cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia kí kết và thực hiện các HĐMBHHQT.
Việc pháp luật thương mại Việt Nam có những quy định thống nhất với
CISG có ý nghĩa rất quan trọng. Cụ thể, đối với hệ thống pháp luật thương mại Việt
Nam, việc gia nhập CISG
- luật mẫu trong mua bán hàng hóa quốc tế, sẽ giúp thống

nhất pháp luật về mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam với nhiều quốc gia trên
thế giới, làm giảm bớt xung đột pháp luật trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế
giữa pháp luật Việt Nam và các nước khác; tạo khung pháp luật thống nhất, tăng
tính dự báo và minh bạch cho pháp luật về lĩnh vực mua bán hàng hóa, góp phần
hoàn thiện các quy định trong nước liên quan; là điều kiện để việc giải quyết tranh
chấp, nếu có, từ các HĐMBHHQT thuận lợi hơn. Gia nhập CISG cũng góp phần
tăng cường khả năng hội nhập của Việt Nam vào sân chơi chung của thương mại
thế giới bởi CISG là một trong những công ước quốc tế đa phương có ảnh hưởng
mạnh mẽ đối với nền thương mại toàn cầu.
Hơn nữa, nếu có thể áp dụng tốt các quy định trong CISG, các doanh nghiệp
Việt Nam còn có thể chủ động lựa chọn văn bản này làm cơ sở pháp lý cho hợp
đồng để có thể tiết kiệm được các nguồn lực trong quá trình chọn luật áp dụng,
tránh được những chi phí và khó khăn từ việc áp dụng pháp luật nước ngoài (vì việc
tham dự một phiên tòa tại nước ngoài, sử dụng nguồn luật nước ngoài là bất lợi lớn
cho các doanh nghiệp Việt Nam) cũng như giảm thiểu những tranh chấp trong việc
chọn luật. Bên cạnh đó, các điều khoản của CISG tạo ra sự bình đẳng về nội dung
giữa người mua và người bán trong quan hệ hợp đồng, giúp các bên bảo vệ được
quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi giao kết và thực hiện HĐMBHH
QT [22,
Những lợi ích của việc Việt Nam gia nhập CISG, 27/01/2013]. Đây chính là cơ hội
21
cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể bảo vệ mình và cạnh tranh công bằng với
các doanh nghiệp nước ngoài, tránh sự bị động trong quá trình thực hiện hợp đồng
và khi có tranh chấp liên qua
n.
1.4.2. Pháp luật Việt Nam điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Ở Việt Nam, pháp luật về HĐMBHHQT được quy định như một phần của
luật thương mại nói chung [6, trang 867]. Do đó, về vấn đề này, hai văn bản pháp
luật Việt Nam được áp dụng chủ
yếu để điều chỉnh các nội dung liên quan trong đó

có vấn đề miễn trách nhệm do vi phạm HĐMBHHQT đó là: Bộ luật Dân sự Việt
Nam năm 2005 và Luật Thương mại Việt Nam năm 2005; bên cạnh đó là những
văn bản dưới luật như: Nghị định 12/2006/NĐ
-CP của Chính phủ về việc quy định
chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các
hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài,… và các
văn bản khác liên quan.
Kết luận chương 1:
Qua những tìm hiểu trên, tác giả đã đưa ra khái niệm HĐMBHHQT với
những đặc điểm đặc trưng. Cùng với đó, chúng ta biết rằng trong quá trình giao kết
và thực hiện hợp đồng này, nếu các bên thực hiện không đúng, không đầy đủ hợp
đồng, các bên có lỗi trong việc vi phạm của mình và nó có thể gây ra thiệt hại vật
chất cho bên bị vi phạm các bên sẽ phải gánh chịu những chế tài theo thỏa thuận
hay theo các quy định pháp luật. Tuy nhiên không phải trong trường hợp nào bên vi
phạm cũng phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình đó chính là các trường hợp
miễn trách nhiệm do vi phạm HĐMBHHQT. Đây chính là những trường hợp loại
trừ yếu tố lỗi của bên vi phạm. Vấn đề này đã được ghi nhận trong pháp luật thương
mại Việt Nam cũng như các điều ước quốc tế liên quan. Trong các điều ước đó,
CISG là văn kiện được áp dụng phổ biến nhất hiện nay nên Việt Nam tuy chưa phải
là thành viên của CISG nhưng cũng đã chịu nhiều sự điều chỉnh của công ước.
Do
đó tìm hiểu các quy định về vấn đề này trong CISG cũng mang ý nghĩa thực tiễn vô
quan trọng đối với các hợp đồng MBHHQT Việt Nam tương tự như việc nắm rõ các
quy định này của pháp luật thương mại trong nước.
22
CHƯƠNG 2: Các vấn đề pháp lý về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của CISG và pháp luật Việt Nam.
2.1. Các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế.
Để tạo thuận lợi cho các bên trong hợp đồng trong việc xác định có hay

không việc miễn trách nhiệm do vi phạm HĐMBHHQT, Công ước Viên 1980 về
HĐMBHHQT và pháp luật Việt Nam đã đưa ra các trường hợp miễn trách nhiệm,
tuy nhiên, các quy định này không hoàn toàn tương đồng.
2.1.1. Miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng.
Đây là trường hợp xảy ra khá phổ biến trong thực tiễn và được cả pháp luật
Việt Nam và CISG ghi nhận. Tuy nhiên, cả hai văn bản này đều không đưa ra một
khái niệm hay liệt kê ra các trường hợp cụ thể được coi là bất khả kháng mà chỉ ghi
nhận đây là trường hợp mà bên vi phạm được miễn trách nhiệm. Chính điều này đã
tạo ra những khó khăn trên thực tế trong việc thừa nhận một sự kiện xảy ra có phải
là bất khả kháng hay không, và trường hợp này càng trở nên quan trọng đối với các
sự kiện mang tính chất xã hội như chiến tranh, đình công,… Sự thiếu sót này có thể
tạo ra kẽ hở để các bên trốn tránh trách nhiệm của mình.
Khoản 1 Điều 79 CISG quy định: “Một bên không chịu trách nhiệm về việc
không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc
không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta
không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết
hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu qủa của nó”. Theo quy định
này, căn cứ để các bên giải thoát khỏi các chế tài do vi phạm hợp đồng chính là sự
xuất hiện của một “trở ngại”, một rào cản từ bên ngoài, tuy nhiên, CISG lại không
đưa ra giải thích cụ thể trường hợp nào được xác định là một “trở ngại”. Một bên
thất bại trong việc thực hiện bất kì nghĩa vụ nào của mình là do một trở ngại nằm
ngoài khả năng kiểm soát của bên đó và họ không thể dự đoán trước một cách hợp
lý để đưa vào trong hợp đồng vào thời điểm hợp đồng được kí kết cũng như không
thể tránh khỏi hay vượt qua trở ngại đó, bên không thực hiện nghĩa vụ sẽ được miễn
khỏi hậu quả của việc không thực hiện đó, bao gồm cả việc thanh toán thiệt hại
[26,
V1056997-CISG-e-book. pdf, trang
40]. Ở đây, tuy CISG không sử dụng thuật ngữ
“bất khả kháng” nhưng dựa vào quy định pháp luật quốc gia cũng như thực tiễn tư
23

pháp về bất khả kháng thì “trở ngại” theo quy định tại điều này cũng mang những
dấu hiệu của bất khả kháng. Sự kiện bất khả kháng được mô tả là không lường
trước được, không thể vượt qua, không thể cưỡng lại được. Cụ thể, theo quy định
này, một trường hợp được coi là bất khả kháng khi nó thỏa mãn đầy đủ cả ba dấu
hiệu là: đó là sự kiện khách quan nằm ngoài sự kiểm soát của các bên; không thể
được chờ đợi một cách hợp lý rằng các bên để có thể tính toán được trở ngại đó vào
lúc kí kết hợp đồng; không thể chờ đợi một cách hợp lý để các bên tránh hay khắc
phục được hậu quả của nó. Tuy nhiên, CISG lại cũng không có giải thích rõ ràng
thế nào là “chờ đợi một cách hợp lý”.
Điểm b Khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 cũng quy
định bất khả kháng là căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng nhưng lại
không có quy định cụ thể thế nào là bất khả kháng hay căn cứ áp dụng. Theo đó,
khái niệm bất khả kháng được xem xét trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 161 Bộ
luật dân sự 2005: sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan
không lường trước được hay không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi khả
năng và biện pháp cho phép [8]. Từ quy định này cho thấy một sự kiện được coi là
bất khả kháng (với tính chất là một căn cứ để miễn trách nhiệm hợp đồng) theo
pháp luật Việt Nam cũng phải thỏa mãn các dấu hiệu tương tự như trong quy định
tại Điều 79 CISG.
Dựa trên quy định của CISG và pháp luật Việt Nam, bất khả kháng được
hiểu là sự kiện xảy ra một cách khách quan, nằm ngoài ý chí của các chủ thể trong
hợp đồng, các bên không thể biết trước hay dự đoán trước vào thời điểm giao kết
hợp đồng và khi sự kiện đó xảy ra, bên vi phạm không thể tránh được hay khắc
phục được hậu quả của nó.
Một vấn đề đặt ra đó là, trên thực tế có một trường hợp thường hay bị nhầm
lẫn với sự kiện bất khả kháng đó là hoàn cảnh khó khăn (hardship). Hoàn cảnh khó
khăn là một nội dung quan trọng cần được đề cập bởi nó có nhiều điểm tương đồng
với sư kiện bất khả kháng nhưng lại không được coi là một căn cứ để miễn trách
nhiệm khi có vi phạm hợp đồng do đó việc phân biệt hai trường hợp này là vô cùng
cần thiết. Tuy nhiên, CISG và pháp luật Việt Nam không đề cập hay phân biệt sự

kiện bất khả kháng và hoàn cảnh khó khăn. Trên thực tế, vấn đề này đã được ghi
nhận trong hai văn kiện quốc tế đó là Bộ nguyên tắc PICC của UNIDROIT 2004 và
24
Bộ nguyên tắc Luật Hợp đồng chung châu Âu (PECL phiên bản 1999-2002) nhưng
cả CISG và pháp luật Việt Nam đều không có bất cứ quy định nào.
2.1.1.1. Các dấu hiệu của sự kiện bất khả kháng.
Nhìn chung, cách hiểu và quy định về trường hợp bất khả kháng của CISG
và pháp luật Việt Nam là tương đối phù hợp với nhau. Đó có thể là các sự kiện tự
nhiên như: thiên tai, hỏa hoạn,… hay cũng có thể là các sự kiện xã hội như: chiến
tranh, đình công, sự thay đổi chính sách pháp luật của nhà nước,… nhưng đều phải
thỏa mãn ba dấu hiệu cụ thể:
* Trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của các bên:
Sự kiện xảy ra là khách quan, hoàn toàn do các yếu tố bên ngoài tác động và
quyết định, độc lập với ý chí của con người mà không bên nào trong hợp đồng có
thể điều khiển hay kiểm soát được bằng ý chí của mình. Điều này có nghĩa dù các
bên có muốn hay không thì sự kiện đó vẫn xảy ra và việc sự kiện đó phát sinh, tồn
tại hay chấm dứt đều độc lập với ý chí của các bên, không bên nào có thể áp đặt ý
chí của mình đối với các hiện tượng, sự kiện khách quan đó [16, trang 27]. Ví dụ
các thảm họa thiên nhiên như bão, lũ lụt, động đất,… hay một số sự kiện xã hội
như: đảo chính, chiến tranh,…
* Các bên không thể tính toán được trở ngại đó vào thời điểm giao kết hợp
đồng:
Hiện tượng bất khả kháng xảy ra sau khi các bên kí kết và trong quá trình
thực hiện hợp đồng nhưng các bên không thể dự kiến trước được những sự kiện đó
sẽ xảy ra với mình vào lúc kí kết đồng hay mức độ và thời điểm xảy ra các sự kiện
đó và cũng không có một căn cứ hợp lý nào để buộc họ phải dự kiến trước được các
sự kiện này. Nếu một hoặc các bên có thể lường trước các sự kiện đó vào thời điểm
giao kết hợp đồng thì đó không được coi là sự kiện bất khả kháng.
Có thể lấy ví dụ như trường hợp của vụ tranh chấp giữa một công ty Trung
Quốc và một công ty Hà

Lan vào ngày 02/03/2005, theo đó hai bên kí kết hợp đồng
mua bán L-Lysin. Tuy nhiên, bên bán là công ty Trung Quốc đã không giao hàng
đúng hạn và lấy lí do gặp phải sự kiện bất khả kháng là dịch bệnh SARS. Tuy
nhiên, theo phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp, dịch bệnh này xảy ra
SARS xảy ra hai tháng trước khi các bên ký kết hợp đồng, do đó, SARS không bất
ngờ. Tại thời điểm ký kết hợp đồng, người bán đã có cơ hội đủ để xem xét ảnh

×