Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

nghi thức lễ tân trong công sở hành chínhlý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2011 – 2014
Đề tài:
NGHI THỨC LỄ TÂN TRONG CÔNG SỞ
HÀNH CHÍNH-LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Võ Duy Nam
Bộ môn Luật hành chính

Nguyễn Thị Dương
MSSV: B110043
Lớp : LK1163B1

Cần Thơ, 04/2014


Lời cảm ơn!
Nhờ sự tâm huyết, tận tình của quý thầy cô là giảng viên, cán bộ, nhân viên
Trường Đại học Cần Thơ, cùng với sự phấn đấu không ngừng của bản thân, đến nay em
đã hoàn thành tốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Qua gần ba năm, bản thân đã
được trau dồi và trưởng thành rất nhiều cả về tri thức lẫn nhân cách đủ để làm hành trang
cho cuộc sống tương lai. Qua đây, em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Khoa Luật
Trường Đại Học Cần Thơ đã yêu thương, chỉ bảo tận tình, đã truyền đạt cho em những
kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Võ


Duy Nam đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn này .
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng, song, với trình độ hiểu biết còn
hạn chế, trải nghiệm thực tế chưa nhiều nên tất yếu sẽ còn nhiều thiếu sót nhất định. Do
đó, rất mong nhận được sự thông cảm, đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô cũng như các
bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
SVTH:Nguyễn Thị Dương


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 2
2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................
3. Đối tượng và khách thể của đề tài ..................................................................................
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ..............................................................
5. Kết cấu đề tài .................................................................................................................
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHI THỨC LỄ TÂN TRONG CÔNG SỞ
HÀNH CHÍNH ................................................................................................................
1.1 Lý luận luận chung về Nghi thức Lễ tân trong công sở hành chính ..............................
1.1.1 Khái niệm chung về công sở và công sở hành chính .......................................
1.1.2 Khái niệm chung về Nghi thức nhà nước và Nghi thức Lễ tân ........................
1.2 Lược sử về Nghi thức Lễ tân trong công sở hành chính ...............................................
1.3 Vai trò và ý nghĩa của Nghi thức Lễ tân trong công sở hành chính...............................
1.3.1 Vai trò và ý nghĩa của Nghi thức Lễ tân nhà nước ..........................................
1.3.2 Vai trò và ý nghĩa của Nghi thức Lễ tân ngoại giao ........................................
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NGHI THỨC LỄ TÂN
TRONG CÔNG SỞ HÀNH CHÍNH...............................................................................
2.1 Chức năng nhiệm vụ của Lễ tân nhà nước....................................................................
2.2 Yêu cầu của việc thực hiện các Nghi thức lễ tân nhà nước ...........................................
2.3 Nghi thức lễ tân trong đối nội ......................................................................................

2.3.1 Nghi thức lễ tân khi tiếp đãi khách đến công sở ...............................................
2.3.2 Nghi thức lễ tân trong tổ chức ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận
hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua ..........................................................................
2.4 Nghi thức lễ tân nhà nước trong đối ngoại ...................................................................
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN CÁC NGHI
THỨC LỄ TÂN TRONG CÔNG SỞ HÀNH CHÍNH ...................................................
3.1 Thực trạng ...................................................................................................................


3.1.1 Thuận lợi ..................................................................................................................
3.1.2 Hạn chế.....................................................................................................................
3.2 Giải pháp, đề xuất ........................................................................................................
KẾT LUẬN ......................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................


Đề tài: Nghi thức lễ tân trong công sở hành chính-lý luận và thực tiễn

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự sống của con người là tổng hòa các mối giao tiếp. Đó là mối giao tiếp
giữa con người với con người, giữa con người với xã hội và giữa con người với
thiên nhiên. Giao tiếp là hoạt động bản chất của vạn vật nhằm sinh tồn. Trong xã
hội loài người hoạt động giao tiếp lại càng không thể thiếu nhằm trao đổi thông tin,
nhận thức, tư tưởng, tình cảm để bày tỏ mối quan hệ, cách ứng xử, thái độ giữa các
thành viên của xã hội loài người với nhau và với thế giới xung quanh. Trong hoạt
động quản lý nhà nước, một bối cảnh đặc biệt của giao tiếp xã hội, khi các chủ thể
giao tiếp có những thuộc tính giao ước xã hội khác nhau, việc áp dụng một cách hợp
lý và thuần thục những cơ cấu nghi thức tương thích là tiền đề quan trọng để đạt
được hiệu quả giao tiếp tốt nhất.

Nhà nước là một thiết chế tổ chức có cơ cấu phức tạp với chức năng quản lý
đời sống cộng đồng của các tầng lớp dân cư trên địa bàn lãnh thổ nhất định. Để thực
hiện các quyết định quản lý của mình, nhà nước áp dụng các biện pháp mang tính
quyền lực nhà nước như thuyết phục, kỷ luật, cưỡng chế… tính quyền lực này được
thể hiện bằng những phương tiện mang tính hình thức thuộc phạm trù nghi lễ như
cách bày trí công sở, trang phục, nghi thức lễ tân… Những nghi thức, thủ tục mang
tính lễ nghi là một bộ phận quan trọng không kém gì những quy định nêu trong
những đạo luật. Nội dung của các nghi thức và thủ tục đó tạo nên khái niệm các
nghi thức nhà nước.
Nghi thức nhà nước nói chung được quy định tại các văn bản pháp luật của
nhà nước, theo tập quán truyền thống dân tộc hoặc quốc tế mà các bên tham gia
quan hệ thủ tục quản lý nhà nước phải tuân thủ hoặc thực hiện nghiêm chỉnh.
Để đảm bảo một nền hành chính thực sự hiện đại, hoạt động hiệu quả và
phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn, chúng ta không thể không nhắc đến vai trò của
nghi thức nhà nước trong công sở hành chính. Nói cách khác, cán bộ công chức cần
nắm rõ các nghi thức lễ tân trong công sở hành chính để có những kiến thức cần
thiết trong công việc và đón tiếp khách… Đây không chỉ là xu hướng mà đã trở
thành yêu cầu bức thiết đối với một nền hành chính hiện đại – nền hành chính ngày
càng mang đậm tính chất phục vụ.
Hơn nữa, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ
hợp tác quốc tế giữa nước ta và các nước trên thế giới ngày càng mở rộng và phát
triển. Các mối quan hệ hợp tác này đã góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế,
chính trị và xã hội của đất nước, góp phần giữ vững ổn định an ninh, hòa bình trong
khu vực và trên thế giới. Hàng năm, chính phủ và các đơn vị địa phương đã đón tiếp
GVHD: Võ Duy Nam

1

SVTH : Nguyễn Thị Dương



Đề tài: Nghi thức lễ tân trong công sở hành chính-lý luận và thực tiễn

hàng trăm ngàn đoàn khách quốc tế vào làm việc tại Việt Nam, cũng như cử hàng
trăm ngàn lượt cán bộ, chiến sỹ đi thăm, làm việc và học tập tại các nước; tổ chức
hàng trăm hội thảo, hội nghị và các khóa tập huấn quốc tế nhằm tăng cường sự hợp
tác quốc tế và nâng cao năng lực công tác trong các lĩnh vực liên quan cho cán bộ,
công chức…Để đạt hiệu quả tối đa trong mọi hoạt động hợp tác như chia sẻ thông
tin, kinh nghiệm, đào tạo, tập huấn thống nhất kế hoạch hợp tác và chương trình
hoạt động chung, giao lưu văn hóa, thể thao… đòi hỏi các cán bộ, công chức phải
hiểu rõ công tác lễ tân nhà nước. Công tác lễ tân được thực hiện trên cơ sở tổng hợp
các quy định, tập quán quốc gia và quốc tế. Công tác lễ tân không những thể hiện
chủ trương, chính sách đối nội, đối ngoại của Nhà nước mà còn thể hiện những nét
văn minh và bản sắc văn hóa của một dân tộc. Thực hiện tốt công tác lễ tân là góp
phần quan trọng vào sự thành công của công tác đối ngoại và ngược lại, nếu xảy ra
sai sót sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của công tác đối ngoại, thậm chí có thể
gây căng thẳng cho quan hệ ngoại giao.
Từ lý luận và thực tiễn đều cho thấy vai trò to lớn, mang tính quyết định của
Nghi thức lễ tân nhà nước trong công sở hành chính, trong nền kinh tế-xã hội đang
hội nhập và phát triển từng giờ. Tuy vậy, ta cũng phải nhìn nhận một cách khách
quan những hạn chế các nghi thức nhà nước cho cán bộ, công chức làm công tác lễ
tân nhà nước đang hằng ngày thực thi công vụ tại các cơ quan công quyền.
Tất cả những điều nêu trên là lý do để chúng tôi chọn đề tài “Nghi thức lễ
tân nhà nước trong công sở hành chính-lý luận và thực tiễn ” làm vấn đề nghiên
cứu cho Khóa luận kết thúc khóa học tại trường Đại học Cần Thơ.
2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng việc thực hiện Nghi thức lễ tân
trong công sở hành chính; đồng thời đánh giá được những ưu và nhược điểm việc
vận dụng Nghi thức lễ tân trong công sở hành chính.
Trên cơ sở đó, chỉ ra những nguyên nhân cơ bản của những thực trạng và đưa

ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả việc vận dụng Nghi thức lễ
tân trong công sở hành chính trong quá trình thực thi công vụ.
* Phạm vi nghiên cứu: đề tài không nghiên cứu tất cả các nội dung của công
tác lễ tân mà chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến Nghi
thức nhà nước trong việc tổ chức, điều điều hành công việc tại cơ quan, công sở.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: đề tài tiến hành nghiên cứu Nghi thức lễ tân trong
công sở hành chính : Nghi thức nhà nước và công việc lễ tân trong công sở hành
chính
GVHD: Võ Duy Nam

2

SVTH : Nguyễn Thị Dương


Đề tài: Nghi thức lễ tân trong công sở hành chính-lý luận và thực tiễn

* Khách thể nghiên cứu: những cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác Lễ
tân nhà nước và những người dân đến liên hệ, giải quyết công việc tại các cơ quan,
tổ chức.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, lịch sử của Chủ nghĩa
Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và
vì nhân dân…. Và bốn phương pháp nghiên cứu cụ thể là: phương pháp lịch sử;
phương pháp duy vật biện chứng; phương pháp so sánh; phương pháp tổng hợp.
Thông qua các phương pháp lịch sử; phương pháp duy vật biện chứng;
phương pháp so sánh; phương pháp tổng hợp nhằm tổng hợp và so sánh làm nổi bật
tầm quan trọng của Nghi thức lễ tân trong công sở hành chính.
5. Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và lời kết. Đề tài gồm có 3
chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về Nghi thức lễ tân trong công sở hành chính
Chương 2. Quy định của pháp luật về Nghi thức lễ tân trong công sở
hành chính
Chương 3. Thực tiễn và kiến nghị để hoàn thiện các Nghi thức lễ tân
trong công sở hành chính

GVHD: Võ Duy Nam

3

SVTH : Nguyễn Thị Dương


Đề tài: Nghi thức lễ tân trong công sở hành chính-lý luận và thực tiễn

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHI THỨC LỄ TÂN
TRONG CÔNG SỞ HÀNH CHÍNH
1.1 Lý luận chung về nghi thức lễ tân trong công sở hành chính
1.1.1 Khái niệm chung về công sở
Theo nghĩa cổ điển, công sở là một tổ chức đặt dưới sự quản lý trực tiếp của
nhà nước, để tiến hành một công việc chuyên ngành của Nhà nước. Ví dụ như các
cơ quan hành chính Nhà nước, các Viện nghiên cứu, bệnh viện, trường học... Đây là
một loại công sở nói chung có tư cách pháp nhân, phụ trách quản lý một loại công
việc hay một loại hoạt động có tính chuyên ngành. Các tổ chức mang tính công ích,
được Nhà nước công nhận thành lập, chịu sự điều chỉnh của Luật hành chính và các
Bộ luật khác đều có nghĩa là công sở. Như vậy, công sở thực chất là một loại tổ
chức và do đó có đặc trưng của một tổ chức.

Xét về mặt nội dung công việc, hoạt động công sở nhằm thỏa mãn các lợi ích
chung của cộng đồng, do vậy cần được sự bảo vệ và kiểm tra Nhà nước mới đảm
thỏa mãn nhu cầu này.
Xét về hình thức tổ chức, công sở là tập hợp các cơ cấu tổ chức, có phương
tiện vật chất và con người được Nhà nước bảo trợ để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Hình thức có tổ chức của công sở do Nhà nước quy định và lệ thuộc vào phương
thức điều hành của bộ máy Nhà nước. Hiện nay, nước ta có các loại công sở như
công sở sự nghiệp, công sở hành chính...
Xét trên ý nghĩa tổ chức Nhà nước, khái niệm công sở gần nghĩa với cơ quan
trong hệ thống Nhà nước. Từ đó có thể coi công sở là trụ sở làm việc của cơ quan
nhà nước, do Nhà nước lập ra. Tương tự, công sở là trụ sở làm việc của cơ quan của
Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị sự nghiệp
công lập, có tên gọi riêng, có địa chỉ cụ thể, bao gồm công trình xây dựng, các tài
sản khác thuộc khuôn viên trụ sở làm việc.
Từ phân tích trên, có thể hiểu: công sở là các tổ chức mang tính chất công
ích được nhà nước công nhận thành lập, chịu sự điều chỉnh của Luật hành chính và
các luật khác. Công sở là các tổ chức thực hiện cơ chế điều hành, liểm soát công
việc hành chính, là nơi soạn thảo và xử lý các văn bản để thực hiện công vụ, đảm
bảo thông tin cho bộ máy quản lý nhà nước, là nơi phối hợp hoạt động và thực hiện
nhiệm vụ được nhà nước giao cho đồng thời là nơi khiếu nại của dân.
Công sở thực hiện nhiệm vụ (thường gọi là công việc) của khối gián tiếp,
nhằm thực hiện chức năng của tổ chức, cơ quan. Ở đây, cán bộ công chức của bộ
máy hành chính tham gia vào các hoạt động chung như xây dựng văn bản, xử lý hồ
GVHD: Võ Duy Nam

4

SVTH : Nguyễn Thị Dương



Đề tài: Nghi thức lễ tân trong công sở hành chính-lý luận và thực tiễn

sơ, thông tin, tổ chức thực hiện các quyết định hành chính...theo chức trách của
mình và theo một quy chế nhất định.
Công sở hành chính có những nhiệm vụ chủ yếu: quản lý công vụ theo pháp
luật; tổ chức phối hợp công việc giữa các bộ phận của cơ quan; tổ chức công tác
thông tin trong cơ quan và giữa cơ quan với các cơ quan khác; thực hiện việc kiểm
tra, theo dõi công việc của cán bộ, công chức thuộc cơ quan theo cơ chế chung và
các quy chế khác do cơ quan, đơn vị ban hành dựa trên các quy định chung của nhà
nước; tổ chức việc giao tiếp với dân, với các cơ quan trong bộ máy Nhà nước và các
tổ chức xã hội, làm đại diện cho nhà nước để thực thi công vụ; tham mưu trong hoạt
động chính sách, xây dựng pháp luật, các quy chế, quyết định cho cơ quan, tổ chức
Nhà nước có thẩm quyền... công sở là nơi phục vụ công dân thông qua việc giao
tiếp, giải quyết các công việc của dân,là hình ảnh nhìn thấy được của chính quyền,
của các cơ quan nhà nước trong quy trình hoạt động của mình.
1.1.2 Lý luận chung về Nghi thức nhà nước và Nghi thức lễ tân
Trong bất kỳ xã hội nào cũng luôn tồn tại các sự vật và các hiện tượng xã
hội. Các sự vật, hiện tượng ấy nằm trong quá trình tác động của các hoạt động chính
trị, văn hóa xã hội, kinh tế, khoa học, kỹ thuật, tôn giáo… Các hoạt động này diễn
ra hết sức đa dạng và phong phú, phản ánh quá trình nhận thức và chinh phục thế
giới tự nhiên, phản ánh quá trình nhận thức xã hội của loài người. Các hoạt động
này dù có hướng tới thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
Thế giới vật chất tồn tại và vô hạn trong sự vận động và biến đổi không
ngừng, nó không phải là sự chuyển vị trí trong không gian mà theo nghĩa chung
nhất, vận động là sự biến đổi nói chung.
Ph.Ănggen viết: “vận động hiểu theo nghĩa chung nhất – tức được hiểu là
một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, thì bao
gồm tất cả mọi sự thay đổi mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể cả sự thay đổi vị
trí đơn giản cho đến tư duy” .
Như vậy, bất cứ sự vật hiện tượng nào dù trong tự nhiên hay trong xã hội đều

tồn tại trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng. Và trong trạng thái vận
động, biến đổi không ngừng của xã hội, giao tiếp là hoạt động quan trọng trong đời
sống xã hội, là nền tảng quan trọng để xây dựng nên xã hội. Nền văn minh nhân
loại, nền văn hóa của mỗi dân tộc, quốc gia được kiến tạo thông qua hoạt động giao
tiếp.
Hoạt động giao tiếp có thể được thực hiện bằng các phương tiện ngôn ngữ
và phi ngôn ngữ, mà trong đó theo các nhà nghiên cứu thì vai trò cơ bản thuộc về
phương tiện phi ngôn ngữ như điệu bộ, cử chỉ, trang phục… Nhưng dù được thực
GVHD: Võ Duy Nam

5

SVTH : Nguyễn Thị Dương


Đề tài: Nghi thức lễ tân trong công sở hành chính-lý luận và thực tiễn

hiện như thế nào đi nữa hoạt động giao tiếp luôn luôn phải đặt trong những bối cảnh
nhất định, được thực hiện bởi những cơ cấu nghi thức nhất định trong việc sử dụng
các phương tiện giao tiếp tương ứng nhằm đạt tới mục tiêu đặt ra.
Trong hoạt động quản lý nhà nước, một bối cảnh đặc biệt của giao tiếp xã
hội, khi các chủ thể giao tiếp có những thuộc tính giao ước xã hội khác nhau, việc
áp dụng một cách hợp lý và thuần thục những cơ cấu nghi thức tương thích là tiền
đề quan trọng để đạt được hiệu quả giao tiếp tốt nhất.
Nhà nước là một thiết chế tổ chức có cơ cấu phức tạp với chức năng quản lý
đời sống cộng đồng của các tầng lớp dân cư trên địa bàn lãnh thổ nhất định. Để thực
hiện các quyết định quản lý của mình, nhà nước áp dụng các biện pháp mang tính
quyền lực nhà nước như thuyết phục, kỷ luật, cưỡng chế… tính quyền lực này được
thể hiện bằng những phương tiện mang tính hình thức thuộc phạm trù nghi lễ như
cách bày trí công sở, trang phục, nghi thức lễ tân… Những nghi thức, thủ tục mang

tính lễ nghi là một bộ phận quan trọng không kém gì những quy định nêu trong
những đạo luật.
Như vậy, những nghi thức, thủ tục mang tính nghi lễ được thực hiện trong
hoạt động giao tiếp quản lý nhà nước là một bộ phận quan trọng của các phương
thức tiến hành hoạt động đó. Nội dung của những nghi thức và thủ tục đó kiến tạo
cơ bản khái niệm nghi thức nhà nước.
Nghi thức nhà nước là phương thức giao tiếp trong hoạt động quản lý nhà
nước nói chung được quy định trong văn bản pháp luật của nhà nước và tập quán
truyền thống của dân tộc và quốc tế mà các bên quan hệ phải tham gia và thực hiện.
Nghi thức nhà nước bao gồm nhiều nội dung:
- Các vấn đề liên quan đến hình thức công sở;
- Các vấn đề liên quan đến giao tiếp của công chức trong thực hiện nhiệm vụ;
- Các vấn đề liên quan đến cách thức thể hiện và sử dụng các biểu tượng
quốc gia và thể thức văn bản nhà nước;
- Các vấn đề liên quan đến công tác lễ tân như: việc đón, tiếp khách và các
vấn đề liên quan đến tổ chức các hoạt động như hội họp, lễ hội, lễ kỷ niệm, lễ tấn
phong…
Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chủ yếu quan tâm
đến mối quan hệ thứ tư, đó là các vấn đề liên quan đến công tác lễ tân.
Từ nội dung trên ta thấy khái niệm lễ tân là một nội dung của lễ nghi nhà
nước.

GVHD: Võ Duy Nam

6

SVTH : Nguyễn Thị Dương


Đề tài: Nghi thức lễ tân trong công sở hành chính-lý luận và thực tiễn


Lễ tân nhà nước là tổng hợp các nghi thức, thủ tục trong việc đón, tiễn, giao
tiếp với khách nhằm giải quyết những công việc có liên quan đến quan hệ nội bộ
nhà nước, giữa các nhà nước, cũng như giữa nhà nước với công dân.
Hoạt động nghi thức lễ tân trong công sở hành chính diễn ra qua hai mối
quan hệ cơ bản:
Thứ nhất, nghi thức lễ tân trong mối quan hệ nội bộ nhà nước cũng như giữa
nhà nước với công dân (đối nội).
Thứ hai, nghi thức lễ tân trong mối quan hệ quốc tế, giữa các nhà nước - Lễ
tân ngoại giao là nghi lễ, nghi thức, phép cư xử lịch thiệp, bình đẳng trong quan hệ
đối ngoại. Lễ tân ngoại giao được thể hiện trong nghi lễ tổ chức các hoạt động đối
ngoại, cách đón tiếp khách, cách sử dụng các biểu trưng quốc gia ( Quốc kỳ, Quốc
huy, Quốc gia, Quốc thiều…), sự đối xử lịch thiệp với các đại diện các quốc gia (
các vị lãnh đạo, nhà ngoại giao…), việc sắp xếp ngôi thứ, các liên hệ mang danh
nghĩa nhà nước (điện, thư, thiếp chúc mừng, thể thức văn bản ngoại giao…) và các
thủ tục ngoại giao. Hay nói cách khác, lễ tân ngoại giao là cách ứng xử trong giao
tiếp với người nước ngoài, khi cần thể hiện được chủ quyền và lợi ích quốc gia, uy
tín và quyền lợi dân tộc.
1.2
Lược sử về về Nghi thức lễ tân trong công sở hành chính
“Trong đạo trị nước, lễ là cần hơn cả. Lễ để nhận rõ việc hiềm nghi, soi sáng
chỗ vi ẩn, chia ra người trên kẻ dưới, tỏ rõ vật nọ phẩm kia. Lễ nghi 300 điều, uy
nghi 3000 điều, chỗ nào cũng ngụ tinh thần của cổ nhân ở đó. Điển lễ thời cổ sâu
kín tinh vi không thể nói hết được.
Nước Việt ta dựng nước văn minh, thấm nhuần phong hóa Trung Hoa, mỗi
đời nổi lên đều có lễ nghi, chất(phác) văn(hoa) bớt hay thêm, trước sau cùng so
sánh, trong đó độ nghi tiết hoặc có khác nhau, xa cách hàng nghìn năm, biên chép
thiết sót, nên phải tra cứu rõ ràng mà đính chính lại. Đây hãy nói đến những điều
lớn như: quy chế mũ áo, nghi vệ xe kiệu, là để phân biệt người trên kẻ dưới; lễ tế
trời ở đàn Nam Giao, tế tổ ở nhà Tôn Miếu, là để kính quỷ thần; việc vui mừng thì

có lễ khánh hạ của triều đình; việc đau thương thì có lễ tuất tang của nhà nước; cũng
là những lễ tiến tôn sách phong thì làm ở nơi cung phủ, những lễ tế cáo cầu đảo thì
để tiếp với bách thần. Các lễ đều có quan hệ với đạo trời lẽ vật, với điển nước phép
triều, các đời diên cách, kỹ, dối khác nhau, cần phải chia ra từng mối, từng ngành
mà không thể thiếu sót được.
Từ đời Đinh đời Lý trở về trước, nghi tiết còn đơn giản, đến đời Trần, đời Lê
về sau, lễ chế mới nhiều, hoặc trước sơ lược mà sau tường tận hơn, hoặc trước

GVHD: Võ Duy Nam

7

SVTH : Nguyễn Thị Dương


Đề tài: Nghi thức lễ tân trong công sở hành chính-lý luận và thực tiễn

không mà sau có, đều là do lễ nghĩa mà đặt, văn mỗi thời mỗi khác, nghi thức đã
đặt, đều phải chép cả…”1[22].
Lễ vốn đã có từ trong xã hội nguyên thủy, dùng để chỉ những tập tục mang
tính quy phạm ( tục lệ) mà các thành viên trong thị tộc, bộ lạc phải tuân thủ. Cùng
với sự ra đời của nhà nước và phân hóa giai cấp, giai tầng các tục lệ được cải biên,
chỉnh sửa phù hợp với điều kiện phát triển mới cơ cấu tổ chức quyền lực, tương
quan chính trị và đời sống kinh tế - xã hội.
Lễ là yếu tố được thể hiện và thể hiện rất rõ và mạnh mẽ trong đạo Khổng.
Theo Kinh Lễ thì có đạo đức, nhân nghĩa mới thành. Chỉ có Lễ thì mọi quan hệ giữa
người với người, giữa người với đất trời mới được thông suốt. Đã là người thì phải
biết đến Lễ, học Lễ thông suốt. Cử chỉ, lời nói nhất thiết phải theo những khuôn
phép nhất định, khuôn phép ấy là hợp với đạo của trời, của đất. “Trời cao đất thấp,
muôn vật tản mát khác nhau, bởi thế phải đặt ra lễ để giữ gìn cho có trật tự. Lễ là

định phận kẻ trên người dưới. Vương giả đời xưa dựng đặt ra mọi việc, việc gì cũng
có lễ cả, như chế độ về áo xiêm, xe, kiệu; tế lễ có ở giao miếu; lễ cát hung thì độ số
bao nhiêu, nghi chương thế nào, đều có phẩm trật. Đó là việc lớn của điển lễ phép
tắc, không thể sai lầm rối lẫn được. Cho nên lễ để trị nước trước hết phải cẩn thận
về những điều ấy” 2[22].
Các nhà nước phong kiến Trung Hoa, Việt Nam và một số nước Đông Á
khác trước đây rất coi trọng lễ nghi, chế độ. Dưới thời phong kiến Lễ là một trong
ngũ thường, là gốc của kẻ quân tử. Mọi hoạt động đều thấy hình ảnh của Lễ:
+ Quân lễ là những nghi thức dùng trong việc nhà binh như xuất quân, diễn
tập, khải hoàn…
+ Tân lễ là những nghi thức được triều đình dùng trong tiếp đãi các tân khách
như trong lễ triều kiến, sai sứ, triều hội, yến tiệc…
+ Gia lễ là những nghi thức mừng nhà vua và hoàng tộc như các lễ sinh nhật,
lập thái tử, lập hoàng hậu,…
+ Cát lễ là những nghi lễ liên quan đến các đối tượng như thiên thần (mặt
trời, mặt trăng, các tinh tú), thổ địa, nhân thần(tổ tiên, tiên thánh, tiên sư).
+ Hung lễ là những nghi thức về tống táng, thăm viếng gia đình có tang sự
với các nghi lễ về trang phục, thời gian để tang của những người trong gia đình.
Lễ tân ra đời từ rất sớm cùng với sự phát triển của xã hội. Ban đầu không ai
đặt ra quy tắc, chỉ là thói quen giao tiếp. Các thói quen giống nhau được lặp đi lặp
lại và hình thành những hình thức đơn giản của Lễ tân. Đó là những Nghi lễ biểu thị
1
2

[22] Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2 - Phan Huy Chú.
[22] Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2 - Phan Huy Chú.

GVHD: Võ Duy Nam

8


SVTH : Nguyễn Thị Dương


Đề tài: Nghi thức lễ tân trong công sở hành chính-lý luận và thực tiễn

sự tôn trọng của thị tộc- thị tộc, quốc gia- quốc gia để không làm tổn hại danh dự
nước mình và uy tín quốc gia khác.
Trước kia, nghi thức được áp dụng trong nghi thức đón tiếp các nước và phái
đoàn ngoại giao được gọi là nghi thức triều đình, để chủ yếu phô trương sức mạnh,
sự giàu có với nhau. Lễ tân tạo ra khoảng cách giữa vua chúa với thần dân, giữa
nước lớn với nước nhỏ. Sau này được chia thành nghi lễ nhà nước và nghi lễ ngoại
giao.
Nghi lễ nhà nước là lễ tiết rất quan trọng của nhà nước, mang nặng tính quốc
gia. Đối tượng là người trong nước, do lễ tân trong nước chuẩn bị, được tổ chức
theo nghi thức quốc gia truyền thống. Áp dụng cho quốc khánh, quốc tang, lễ đăng
quang nhậm chức hoặc tuyên dương công trạng thành tích.
Nghi lễ ngoại giao là lễ tiết liên quan đến các quốc gia khác. Đối tượng chính
là người nước ngoài, mang tính quốc gia và quốc tế. Được tổ chức theo tập quán
quốc gia và quốc tế, do Lễ tân bộ ngoại giao chịu trách nhiệm. Được áp dụng cho
đón tiếp đoàn người nước ngoài, tổ chức để trình thư uỷ nhiệm, trao huân huy
chương cho người nước ngoài.
Ngày nay, nghi thức nhà nước cần phải được hiểu là những phương thức giao
tiếp trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung, được quy định tại các văn bản
pháp luật của nhà nước, theo tập quán truyền thống dân tộc, hoặc quốc tế mà các
bên tham gia quan hệ thủ tục quản lý nhà nước phải tuân thủ và thực hiện nghiêm
chỉnh.
Ngay từ những ngày đầu của nền cộng hòa(1945), Đảng và nhà nước ta đã
quan tâm đến công tác xây dựng lễ nghi nhà nước của chính quyền mới. Các văn
bản pháp luật đã kịp thời được ban hành để điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực

này. Ngay sau khi tuyên ngôn độc lập, ngày 05/09/1945, Chính phủ của nước Việt
Nam mới đã có sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam dân chủ cộng
hòa số 5 về bãi bỏ Cờ quẻ ly của chế độ cũ và ấn định Quốc kỳ mới của Việt Nam
có “ nền mầu đỏ tươi, ở giữa có sao năm cánh màu vàng tươi”.
Vào cuối những năm 50, sau khi hòa bình lặp lại, ngày 21/07/1956 Chính
phủ đã ban hành ba văn bản quan trọng là Điều lệ số 973/TTg về việc dùng Quốc
huy, Điều lệ số 974/TTg về việc dùng Quốc kỳ, Điều lệ số 975/TTg về việc dùng
Quốc ca nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Năm 1976, quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có nghị
quyết ngày 02/07 về tên nước, Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc Ca và thủ đô.
Về vấn đề giao tiếp xã hội và lễ tân nhà nước, Hội đồng chính phủ ra quyết
định số 56/CP ngày 18 tháng 03 năm 1975 về việc ban hành bản “thể lệ về tổ chức
GVHD: Võ Duy Nam

9

SVTH : Nguyễn Thị Dương


Đề tài: Nghi thức lễ tân trong công sở hành chính-lý luận và thực tiễn

việc cưới, việc tang, ngày giỗ, ngày hội”; ngày 02 tháng 06 năm 1992 chính phủ ban
hành nghị định số 182/HĐBT và kèm theo nó là “quy định một số nghi lễ nhà nước
và tiếp khách nước ngoài”; Nghị định 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2011 thay thế
Nghị định 182/HĐBT ngày 02 tháng 06 năm 1992 Về nghi lễ Nhà nước và đón tiếp
khách nước ngoài.
Nghị định 145/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành chính thức có hiệu lực
thi hành từ ngày 16/12/2013 với một số điểm mới nhằm thay thế Nghị định
82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2011 Về nghi lễ Nhà nước và đón tiếp khách nước
ngoài và Nghị định 154/2004/NĐ-CP ngày 09/8/2004 của Chính phủ về nghi thức

Nhà nước trong tổ chức mittinh, lễ kỷ niệm, trao tặng và đón nhận Danh hiệu vinh
dự Nhà nước, Huân chương, Huy chương, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen
của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra còn nhiều văn bản khác quy định về tổ chức việc cưới, việc tang,
hội họp, về lễ phục, trang phục công chức, quy định một số nghi lễ nhà nước và tiếp
khách nước ngoài…
Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng nhiều vấn đề trong lĩnh vực này vẫn còn bị
pháp luật bỏ ngỏ, mặc dầu vẫn biết đây là phạm vi điều chỉnh không thể chỉ hoàn
toàn bằng pháp luật được. Những vấn đề liên quan đến nghi lễ nhà nước đã được
pháp luật quy định cần phải được thực hiện nghiêm chỉnh.
1.3 Vai trò và ý nghĩa của nghi thức lễ tân trong công sở hành chính
1.3.1 Vai trò và ý nghĩa của nghi thức lễ tân trong vấn đề đối nội
Lễ tân nhà nước là một biểu hiện quan trọng của văn hóa quản lý ( văn hóa
hay nói cách khác là văn trị = cai trị + giáo hóa). Trong tuyên bố về những chính
sách văn hóa, UNESCO Mêhicô 1982: “trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa hôm nay
có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt, tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc
quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa
bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con
người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng. Văn hóa đem lại
cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở
thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý trí, có óc phê phán và dấn thân một
cách đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà chúng ta xét đoán được những giá trị và thực thi
những sự lựa chọn. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được
bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những
thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt mỏi những ý nghĩa mới mẻ và sáng
tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”

GVHD: Võ Duy Nam

10


SVTH : Nguyễn Thị Dương


Đề tài: Nghi thức lễ tân trong công sở hành chính-lý luận và thực tiễn

Cán bộ công chức thực hiện tốt nghiệp vụ lễ tân nhà nước, góp phần nâng
cao khả năng và kỹ năng nhận biết cái đẹp, sự tổng hòa những phẩm chất bên trong
và bên ngoài, những khả năng thể chất và tinh thần – một hình thức lý tưởng giáo
dục con người. Đó là sự tổng hòa mỹ-trí-dũng.
Lễ tân hành chính là một nội dung tác nghiệp rất quan trọng, giúp cho việc
mở rộng, củng cố, thúc đẩy việc giải quyết các mối quan hệ có liên quan đến chức
năng quản lý của mỗi cơ quan, tổ chức, Nhà nước. Nghi thức lễ tân hành chính
trong hoạt động của các cơ quan nhà nước xuất phát từ nhu cầu của Nhà nước, thể
hiện và phục vụ chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cho dù Nghi thức lễ tân hành
chính không phải là nội dung chủ yếu của hoạt động hành chính nhưng lại là công
việc cần thiết để tạo điều kiện cho hoạt động hành chính được tiến hành thuận lợi.
Nghi thức lễ tân hành chính là bộ phận cấu thành của hoạt động hành chính để thực
hiện các chức năng của hoạt động hành chính nhà nước. Nghi thức lễ tân vừa là
công cụ chính trị của hoạt động hành chính của Nhà nước, vừa là phương tiện thực
hiện và cụ thể hoá các nguyên tắc cơ bản của hoạt động hành chính. Lễ tân giao tiếp
vừa thể hiện trọng thị đối với các đối tượng vừa đảm bảo thực hiện đúng đường lối,
chính sách của nhà nước và nghi thức lễ tân nhà nước
1.3.2 Vai trò và ý nghĩa của nghi thức lễ tân ngoại giao
Lễ tân ngoại giao thể hiện và phục vụ đường lối, chính sách đối ngoại của
Nhà nước. Lễ tân ngoại giao không phải là nội dung chủ yếu của hoạt động ngoại
giao nhưng lại là những công việc cần thiết để tạo điều kiện cho hoạt động ngoại
giao tiến hành được thuận lợi. Nó là bộ phận cấu thành của hoạt động đối ngoại,
không chỉ thực hiện chính sách đối ngoại của một Nhà nước mà còn thể hiện những
nét văn minh và bản sắc văn hóa của một dân tộc. Do vậy, lễ tân thể hiện thái độ,

quan điểm chính trị trong từng lễ tiết, như thái độ, hình thức đón tiếp thể hiện nội
dung và mức độ quan hệ.
Bất kỳ hoạt động ngoại giao nào giữa hai hoặc nhiều quốc gia đều cần tới các
Nghi lễ tân ngoại giao: từ việc đón tiếp các phái đoàn chính thức, triệu tập các hội
nghị quốc tế, đàm phán ký kết các hiệp định, đến việc bổ nhiệm, triệu hồi người
đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, trình thư ủy nhiệm các vấn đề cụ thể như treo
cờ, cử quốc thiều, trang phục trong các lễ tiết… Mọi hoạt động Nghi Thức lễ tân
diễn ra tốt hay xấu đều có ảnh hưởng tốt hoặc xấu tới quan hệ của các nước.
Nghi thức lễ tân ngoại giao vừa là công cụ chính trị của hoạt động đối ngoại
của một Nhà nước, vừa là phương tiện thực hiện và cụ thể hóa các nguyên tắc cơ
bản của luật pháp quốc tế.

GVHD: Võ Duy Nam

11

SVTH : Nguyễn Thị Dương


Đề tài: Nghi thức lễ tân trong công sở hành chính-lý luận và thực tiễn

Nghi thức lễ tân ngoại giao tạo khung cảnh và bầu không khí cho mối quan
hệ giữa các quốc gia được tiến hành thuận lợi; đề ra quy tắc cho các cuộc giao thiệp
quốc tế; vận dụng các hình thức thích hợp trong các cuộc đàm phán ký kết các văn
kiện quốc tế nhằm làm tăng giá trị và sự tôn trọng những điều đã ký kết.
Nghi thức lễ tân ngoại giao cố gắng đảm bảo quyền bình đẳng cho các quốc
gia, tạo điều kiện để mỗi quốc gia, ngay cả trong trường hợp thù địch với nhau, có
sự tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng phẩm giá và quyền độc lập giữa các dân tộc, kể dân
tộc nhỏ yếu nhất.


GVHD: Võ Duy Nam

12

SVTH : Nguyễn Thị Dương


Đề tài: Nghi thức lễ tân trong công sở hành chính-lý luận và thực tiễn

CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NGHI THỨC LỄ TÂN
TRONG CÔNG SỞ HÀNH CHÍNH
2.1 Chức năng, nhiệm vụ của lễ tân nhà nước
Lễ tân là một nội dung quan trọng của nghi thức nhà nước. Nghị định
109/2008/QĐ-TTg ngày 08/08/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Cục Lễ tân nhà nước trực thuộc bộ ngoại giao:
Cục Lễ tân Nhà nước là tổ chức trực thuộc Bộ Ngoại giao, giúp Bộ trưởng
Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác lễ tân đối ngoại.
Cục Lễ tân Nhà nước là Cục loại I, có tư cách pháp nhân, có con dấu hình
Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật,
trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
Cơ cấu tổ chức và biên chế:
1. Ban Nghi lễ đối ngoại.
2. Ban Ưu đãi, miễn trừ.
3. Ban Tổng hợp – Nghiên cứu.
4. Văn phòng.
Các tổ chức trên là các tổ chức hành chính giúp Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà
nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Cục Lễ tân Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn :
Thứ nhất, tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong việc nghiên cứu,

đề xuất, xây dựng để Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành hoặc trình các cấp có thẩm
quyền ban hành các quy định về công tác lễ tân đối ngoại:
- Nghiên cứu quy định, tập quán lễ tân Việt Nam và lễ tân quốc tế;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng các văn bản quy
phạm pháp luật về công tác lễ tân đối ngoại.
- Chủ trì xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về nghi
lễ đối ngoại trong công tác đón tiếp khách nước ngoài;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, hướng dẫn và kiểm
tra việc thực hiện các quy định, chế độ ưu đãi, miễn trừ dành cho các Cơ quan đại
diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự, Cơ quan đại diện thuộc Liên hiệp quốc, Tổ chức
quốc tế liên Chính phủ tại Việt Nam và thành viên của các Cơ quan đại diện này;
- Chủ trì xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định về thư tín
trong giao dịch đối ngoại.

GVHD: Võ Duy Nam

13

SVTH : Nguyễn Thị Dương


Đề tài: Nghi thức lễ tân trong công sở hành chính-lý luận và thực tiễn

Thứ hai, tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm
tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác lễ tân đối ngoại.
Thứ ba, đề xuất để Bộ trưởng Bộ Ngoại giao tham mưu cho Lãnh đạo Đảng,
Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ trong công tác lễ tân đối ngoại:
- Chủ trương, kế hoạch, biện pháp nâng cao và cải tiến công tác lễ tân đối
ngoại phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước
và tập quán quốc tế;

- Nghi lễ trong công tác đón tiếp khách nước ngoài và tổ chức các sự kiện
quan trọng tại Việt Nam hoặc do Việt Nam tổ chức ở nước ngoài.
Thứ tư, tổ chức thực hiện công tác lễ tân đối ngoại:
- Chủ trì về lễ tân, hậu cần đón tiếp các đoàn khách cấp cao nước ngoài, tổ
chức quốc tế thăm, làm việc tại Việt Nam theo lời mời của Lãnh đạo Nhà nước,
Chính phủ và khách mời của Lãnh đạo Đảng và Quốc hội khi có yêu cầu;
- Chủ trì về lễ tân, hậu cần cho các đoàn Lãnh đạo cấp cao của Nhà nước,
Chính phủ đi thăm, làm việc hoặc tham dự hội nghị quốc tế ở nước ngoài và các
đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Quốc hội đi thăm, làm việc hoặc tham dự hội nghị
quốc tế ở nước ngoài khi có yêu cầu;
- Chủ trì về lễ tân trong việc tổ chức các hội nghị cấp cao quốc tế do Nhà
nước Việt Nam đăng cai tổ chức tại Việt Nam;
- Chủ trì về lễ tân cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội dự
các hoạt động lễ tân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự, Cơ quan đại
diện thuộc Liên hợp quốc và Tổ chức quốc tế liên chính phủ tại Việt Nam mời;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức cho Người đứng đầu
các Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự, Cơ quan đại diện thuộc Liên hợp
quốc và Tổ chức quốc tế liên chính phủ tại Việt Nam tham dự các hoạt động do Nhà
nước, Chính phủ Việt Nam mời;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện quy trình
chấp thuận, trả lời chấp thuận, đón tiếp, tổ chức lễ trình Quốc thư và tổ chức cho
các Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước ngoài chào lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà
nước, Chính phủ và Quốc hội, tổ chức cho tập thể Đoàn Ngoại giao đi thăm các địa
phương của Việt Nam;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý và thực hiện chế độ ưu
đãi, miễn trừ dành cho các Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự, Cơ quan
đại diện thuộc Liên hợp quốc và Tổ chức quốc tế liên chính phủ tại Việt Nam theo
quy định của pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia và
thông lệ quốc tế;
GVHD: Võ Duy Nam


14

SVTH : Nguyễn Thị Dương


Đề tài: Nghi thức lễ tân trong công sở hành chính-lý luận và thực tiễn

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Ngoại giao thực hiện các
thủ tục lễ tân đối ngoại đối với việc bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Đại
diện, Đại diện thường trực nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài
tại Liên hợp quốc và các Tổ chức quốc tế liên chính phủ;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng thông báo các quyết định của
lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ và quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến
công tác lễ tân đối ngoại cho các Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự, Cơ
quan đại diện thuộc Liên hợp quốc và Tổ chức quốc tế liên chính phủ tại Việt Nam;
- Hướng dẫn, quản lý và phối hợp với các cơ quan chức năng bảo đảm chế
độ ưu đãi, miễn trừ các nước dành cho các Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài và tại các Tổ chức quốc tế liên chính phủ phù hợp
với các quy định của luật pháp quốc tế;
- Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các sự kiện quan trọng của
Việt Nam có mời khách cấp cao quốc tế, Đoàn Ngoại giao tham dự.
Thứ năm, chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức bồi dưỡng
nghiệp vụ lễ tân cho cán bộ, công chức, viên chức ngành Ngoại giao, cán bộ, nhân
viên Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài và
các cơ quan, tổ chức khác khi có yêu cầu.
Thứ sáu, quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính và tài sản được giao
theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Ngoại giao.
Thứ bảy, thực hiện các nhiệm vụ khác theo ủy quyền hoặc phân công của Bộ
trưởng Bộ Ngoại giao.

2.2 Yêu cầu của việc thực hiện các Nghi thức lễ tân nhà nước
2.2.1 Yêu cầu của các bộ, công chức thực hiện công tác lễ tân nhà nước
Ngoài các tiêu chuẩn chung cần có của cán bộ, công chức thì cán bộ, công
chức trực tiếp làm công tác lễ tân cần: có kiến thức tốt về công tác lễ tân quốc tế và
quốc gia; am hiểu phong tục tập quán nước mình và nước bạn; phải có các đức tính:
cẩn thận, tỷ mỉ, thận trọng, nhanh nhẹn, hoạt bát,chín chắn, không hấp tấp, vội
vàng, nói năng lưu loát, biết tiếng địa phương và ngôn ngữ quốc tế thông dụng. Khi
làm công tác lễ cần chú ý:
+ Mỗi lễ tiết phải có chương trình cụ thể, khoa học, chính xác, đầy đủ, phải
có kế hoạch dự phòng;
+ Theo dõi chặt chẽ việc thực hiện;
+ Phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, linh hoạt, nhạy bén với các bộ phận khác để
thực hiện cho tốt.

GVHD: Võ Duy Nam

15

SVTH : Nguyễn Thị Dương


Đề tài: Nghi thức lễ tân trong công sở hành chính-lý luận và thực tiễn

Việc tổ chức mít tinh, lễ kỷ niệm, trao tặng, đón nhận danh hiệu vinh dự nhà
nước, đón tiếp khách nước ngoài đều cần phải tuân thủ theo các quy định về nghi
thức nhà nước, và phải có biểu tượng quốc gia. Những biểu tượng quốc gia là một
bộ phận cấu thành nên hệ thống các thủ tục nhằm thực hiện quyền lực nhà nước( thủ
tục lập pháp, hành pháp và tư pháp) đồng thời là một bộ phận hình thức mang tính
hỗ trợ quan trọng của chính những thủ tục đó. Bất kỳ một tổ chức, đơn vị nào cũng
phải nắm được những nghi lễ này để hành xử cho đúng, cho tốt và có hiệu quả.

Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, lễ tân trong nước phải nắm rõ các quy định
của nhà nước khi sử dụng các biểu tượng quốc gia. Biểu tượng quốc gia là khái
niệm dùng để chỉ các yếu tố cấu thành mang tính chất tượng trưng cho một quốc gia
bao gồm: Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc hiệu, Quốc huy.
Từ xa xưa, hầu như mỗi dân tộc, quốc gia trên thế giới đã lựa chọn cho mình
những biểu tượng nhất định. Những biểu tượng đó là Quốc hiệu, Quốc kỳ, Quốc Ca,
Quốc ngữ, Quốc thiều…tức là những gì phần lớn tạo nên quốc thể.
+ Quy định về việc sử dụng Quốc hiệu
Quốc hiệu là tên gọi của đất nước. Trong lịch sử, đất nước ta đã có nhiều tên
gọi khác nhau như : Văn Lang, Âu Lạc, Giao Chỉ, Cửu Chân, Vạn Xuân, Đại Cồ
Việt, Đại Việt, An Nam…
Ngày 02/09/1945 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Theo Sắc lệnh
của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa số 49/SL ngày
12/10/1945, tiêu đề các văn bản nhà nước được ghi là : “ Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa”.
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, tên nước là : “ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam”. Quốc hiệu cùng với tiêu ngữ: “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” cùng tạo
thành tiêu đề văn bản, được in trên đầu trang nhất.
+ Quy định về việc sử dụng Quốc huy
Quốc huy là huy hiệu của một nước hoặc hình tượng đặc trưng cho một
nước. “Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở
giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe
răng và dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” 3[1]. Quốc huy của bất cứ
một quốc gia nào đều mang một thông điệp, một ý nghĩa nhất định, Quốc huy Việt
Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh tượng trưng cho Đảng
Cộng Sản Việt Nam, cho lịch sử cách mạng của dân tộc Việt và tiền đồ xán lạn của

3

[1] Khoản 2 điều 13 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013


GVHD: Võ Duy Nam

16

SVTH : Nguyễn Thị Dương


Đề tài: Nghi thức lễ tân trong công sở hành chính-lý luận và thực tiễn

quốc gia; bông lúa vàng bao quanh tượng trưng cho nông nghiệp; bánh xe tượng
trưng cho công nghiệp và chính giữa, phía dưới là dòng chữ tên nước .
Cũng do tính chất biểu trưng đó mà khi sử dụng quốc huy phải hết sức chú ý
sao cho hợp quy cách để tránh những rắc rối không đáng có. Việc sử dụng Quốc
huy tùy theo sự cần thiết được có thể làm to nhỏ;Các màu vàng ở mẫu quốc huy có
thể thay bằng màu vàng kim nhũ, Quốc huy có thể dùng không tô màu. “Quốc huy
được treo ở các nơi, và in trên các giấy tờ theo thể lệ quy định dưới đây:
A. Những nơi treo quốc huy - Rước quốc huy:
1) Quốc huy được treo ở cơ quan sau đây:
- Nhà họp của Hội Đồng Chính Phủ,
- Nhà họp của Quốc Hội khi họp,
- Trụ sở Uỷ ban hành chính khu, tỉnh, huyện, xã, thành phố và thị xã,
- Bộ Ngoại giao, các Đại sứ quán và Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài
Quốc huy được treo ở cửa chính cơ quan, về phía trên, ở chỗ trông rõ nhất.
2) Quốc huy có thể treo ở lễ đài các ngày lễ lớn: 1 tháng 5 và 2 tháng 9, do
Chính Phủ trung ương hoặc các cấp chính quyền địa phương tổ chức.
3) Rước quốc huy: trong các cuộc mít tinh, biểu tình, tổ chức ngày 1 tháng 5
và 2 tháng 9, các đoàn thể có thể rước quốc huy.
B. Dùng quốc huy trên các giấy tờ
Hình quốc huy được in hoặc đóng bằng dấu nổi trên các thứ giấy sau đây:

- Bằng huân chương, bằng khen của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà, Thủ Tướng Chính Phủ,
- Các văn bản ngoại giao như quốc thư, uỷ nhiệm thư, thư giới thiệu của Chủ
tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Thủ Tướng Chính Phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại
giao,
- Hộ chiếu,
- Các công hàm, thiếp mời, phong bì của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà, Thủ Tướng Chính Phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,
- Các thư từ, thiếp mời, phong bì của Trưởng ban Thường trực Quốc Hội
trong việc giao thiệp với các cơ quan nước ngoài,
- Công văn, thiếp mời, phong bì của các Đại sứ quán và Lãnh sự quán ở nước
ngoài.” 4[17]
Điều 12 Mục 1 Chương III Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành
chính nhà nước - Ban hành kèm theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02

4

[17] Điều lệ số 973/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/07/1956

GVHD: Võ Duy Nam

17

SVTH : Nguyễn Thị Dương


Đề tài: Nghi thức lễ tân trong công sở hành chính-lý luận và thực tiễn

tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định treo Quốc huy: “Quốc huy
được treo trang trọng tại phía trên cổng chính hoặc toà nhà chính. Kích cỡ Quốc huy

phải phù hợp với không gian treo. Không treo Quốc huy quá cũ hoặc bị hư hỏng.”
Quốc huy cũng còn có thể được in trên tiền, một số loại tem tài chính… và
còn được khắc trên con dấu của một số cơ quan nhà nước nhất định như: Chủ tịch
nước, văn phòng Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch quốc hội…
+ Quy định về việc sử dụng Quốc kỳ
Quốc kỳ là cờ tượng trưng cho một quốc gia, cũng chính là cờ tổ quốc. Đồng
thời đó cũng là biểu trưng một cách rõ ràng quyền lực của nhân dân ta, chủ quyền
của mình đối với lãnh thổ, cương vực đã được phân định. “Quốc kỳ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài,
nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh” 5[1]. Lá cờ có nền đỏ và ngôi sao vàng
năm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết
các tầng lớp nhân dân bao gồm sỹ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các
dân tộc Việt Nam.
Điều 12 Mục 1 Chương III Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành
chính nhà nước - Ban hành kèm theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02
tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định treo Quốc kỳ:
1) Quốc kỳ được treo nơi trang trọng trước công sở hoặc toà nhà chính. Quốc
kỳ phải đúng tiêu chuẩn về kích thước, màu sắc đã được Hiến pháp quy định.
2) Việc treo Quốc kỳ trong các buổi lễ, đón tiếp khách nước ngoài và lễ tang
tuân theo quy định về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài, tổ chức lễ
tang.
Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều
rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Điểm
giữa ngôi sao vàng đặt đúng điểm giữa (điểm giao nhau của hai đường chéo) Quốc
kỳ. Khoảng cách từ điểm giữa ngôi sao đến đầu cánh sao bằng một phần năm chiều
dài của Quốc kỳ. Một cánh sao có trục vuông góc với cạnh dài Quốc kỳ và hướng
thẳng lên phía trên theo đầu cột treo Quốc kỳ. Tạo hình ngôi sao: từ đầu cánh sao
này đến đầu cánh sao đối diện là đường thẳng, không phình ở giữa, cánh sao không
bầu. Hai mặt của Quốc kỳ đều có ngôi sao vàng trùng khít nhau. Nền Quốc kỳ màu
đỏ tươi, ngôi sao màu vàng tươi. “Cách treo Quốc kỳ:

- Khi treo quốc kỳ thì phải chú ý đừng để ngược ngôi sao;

5

[1] Khoản 1 điều 13 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

GVHD: Võ Duy Nam

18

SVTH : Nguyễn Thị Dương


Đề tài: Nghi thức lễ tân trong công sở hành chính-lý luận và thực tiễn

-Treo quốc kỳ ta với quốc kỳ một nước khác: người đứng đằng trước nhìn
vào thì cờ của ta ở bên tay phải, cờ nước ngoài ở bên tay trái.
-Khi cần treo quốc kỳ của ta và quốc kỳ nhiều nước khác thì sẽ có chỉ thị
riêng của Chính Phủ định rõ thứ tự xếp đặt các cờ.
-Khi treo cờ của ta và cờ các nước khác, thì các cờ phải làm đúng biểu mẫu,
làm bằng nhau và treo đều nhau, không treo lá to lá nhỏ, lá cao lá thấp.
-Treo cờ và ảnh: Treo ảnh Chủ Tịch Nước cùng với quốc kỳ thì để ảnh thấp
hơn quốc kỳ, hoặc để ảnh trên nền quốc kỳ dưới ngôi sao. Ở các cơ quan, chỉ treo
thường xuyên ảnh Chủ Tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.”
Quốc kỳ là cờ tượng trưng cho một quốc gia , việc treo cờ cũng phải được
quy định rõ ràng: “Thời gian treo:
- Quốc kỳ được treo trong các phòng họp, hội trường của các cấp chính
quyền, cơ quan nhà nước và các đoàn thể khi họp những buổi họp long trọng.
- Quốc kỳ được treo ngoài trời vào dịp các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị, tết
cổ truyền của dân tộc và theo thông báo của trung ương và chính quyền địa phương.

- Quốc kỳ được treo hoặc mang đi ở những nơi tổ chức míttinh, diễu hành,
động viên quần chúng, phát động thi đua sản xuất, thực hiện các phong trào cách
mạng.
- Các cơ quan Nhà nước, các nhà trường (kể cả học viện), các đơn vị vũ
trang, các cửa khẩu biên giới, các cảng quốc tế phải có cột cờ và treo Quốc kỳ trước
công sở, hoặc nơi trang trọng trước cửa cơ quan, Quốc kỳ phải đúng tiêu chuẩn về
kích thước, màu sắc đã được Hiến pháp quy định.
- Trụ sở Phủ Chủ tịch, trụ sở Quốc hội, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trụ sở
Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm soát nhân dân tối cao, Bộ Ngoại
giao, Đại sứ quán Việt Nam tại các nước, Cột cờ Hà Nội, trụ sở Ủy ban nhân dân
các cấp (trừ Ủy ban nhân dân phường ở thành phố, thị xã), các cửa khẩu và cảng
quốc tế treo Quốc kỳ 24/24 giờ hàng ngày.
- Trụ sở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các đơn vị vũ trang, nhà trường treo
Quốc kỳ từ 6 giờ đến 18 giờ hàng ngày.
- Tất cả các cơ quan và đơn vị nói trên, đặc biệt là các cơ quan đối ngoại, khi
có khách nước ngoài từ cấp Bộ trưởng trở lên đến thăm chính thức phải treo cờ
quốc gia của khách cùng với Quốc kỳ.” 6[16]
Dùng Quốc kỳ về việc tang:

6

[16] Hướng dẫn số: 3420/HD-BVHTTDL , Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn việc sử dụng Quốc
kỳ, Quốc huy, Quốc ca

GVHD: Võ Duy Nam

19

SVTH : Nguyễn Thị Dương



Đề tài: Nghi thức lễ tân trong công sở hành chính-lý luận và thực tiễn

“Khi có quốc tang thì đính vào phía trên Quốc kỳ một dải vải đen, dài bằng
chiều dài Quốc kỳ, rộng bằng 1 phần 10 chiều rộng Quốc kỳ”. 7[16] Theo hướng
dẫn của Bộ Ngoại giao Việt Nam từ năm 2010, cờ tang được treo cao trên đỉnh cột
cờ. Tuy nhiên, theo Nghị định 105/NĐ-CP/2012 thì “treo cờ rủ, có dải băng tang (có
kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài theo chiều dài của lá cờ và chỉ treo
cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay)”
+ Quy định về việc sử dụng Quốc ca
Quốc ca là bài hát được thừa nhận là chính thức của một quốc gia. “Quốc ca
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca.” 8[1]
Việc sử dụng Quốc ca theo các quy định tại Điều lệ số 975/TTg của Thủ
tướng Chính phủ ngày 21/07/1956 và theo thông báo của Chính phủ số 31/TB-CP
ngày 15/02/1993 với nội dung chính sau:
1) Quốc ca có thể hát bằng lời hoặc cử bằng nhạc:
- Khi làm lễ chào cờ;
- Khi khai mạc và bế mạc những cuộc mít tinh, những buổi họp long trọng do
chính quyền hoặc đoàn thể tổ chức;
- Hàng ngày khi bắt đầu buổi phát thanh thứ nhất và khi kết thúc buổi phát
thanh cuối cùng của Đài tiếng nói Việt Nam.
Nếu hát thì khi khai mạc hát đoạn 1, khi bế mục hát đoạn 2.
Trong những cuộc duyệt binh hoặc mít tinh lớn có cử quốc ca bằng nhạc,
đồng thời có bắn đại bác thì có thể cử quốc ca một lần hay nhiều lần.
2) Khi cử quốc ca, mọi người phải bỏ mũ, đừng nghiêm (ở trong phòng họp,
có treo quốc kỳ sau Chủ tịch Đoàn, thì khi chào cờ, Chủ tịch Đoàn đứng nhìn về
phía trước mình, không phải quay mặt vào quốc kỳ. Còn những người khác thì đứng
nhìn về phía quốc kỳ),
3) Cử quốc ca của ta và quốc ca một nước bạn: Trong những buổi lễ (ví dụ
như lễ kỷ niệm ngày Quốc Khánh một nước bạn hoặc đặc biệt trong những buổi

biểu diễn long trọng của những đoàn nghệ thuật nước bạn), có cử quốc ca của ta và
quốc ca của bạn thì khi khai mạc cũng như khi bế mạc, cử quốc ca của bạn trước và
quốc ca ta sau.
4) Cử quốc ca và Quốc tế ca: khi kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 01 tháng 05
- Khi khai mạc: cử quốc ca,
- Khi bế mạc: cử quốc tế ca.
7

[16] Hướng dẫn số: 3420/HD-BVHTTDL , Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn việc sử dụng Quốc
kỳ, Quốc huy, Quốc ca
8
[1] Khoản 3 điều 13 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

GVHD: Võ Duy Nam

20

SVTH : Nguyễn Thị Dương


Đề tài: Nghi thức lễ tân trong công sở hành chính-lý luận và thực tiễn

5) Không dùng băng ghi âm và hệ thống phóng thanh thay cho việc hát Quốc
ca khi chào cờ được tổ chức vào sáng thứ hai hang tuần, trước buổi học đầu tiên tại
các đơn vị vũ trang, trường phổ thông, trường dạy nghề và trung học chuyên nghiệp,
các học viện, các trường đại học. Lễ chào cờ tại các buổi lễ lớn của Nhà nước hoặc
các buổi tiếp đón mang tính nghi lễ nhà nước, những buổi lễ kỷ niệm của ngành, địa
phương có thể sử dụng băng ghi âm hoặc quân nhạc thay cho hát Quốc ca.
2.2.2 Yêu cầu của việc thực hiện các Nghi thức lễ tân nhà nước
Điều 2 nghị định 145/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 quy định yêu

cầu của việc tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen
thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài:
+ Việc tổ chức ngày kỷ niệm; trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng,
danh hiệu thi đua phải bảo đảm an toàn, trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả, không phô
trương hình thức; có ý nghĩa tôn vinh sự kiện, tôn vinh tập thể và cá nhân.
+ Việc tổ chức ngày kỷ niệm; trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng,
danh hiệu thi đua phải mang ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách
mạng; gắn với các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương và đất nước.
+ Thực hiện nếp sống văn minh, bảo tồn giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc
trong lễ kỷ niệm; trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua.
+ Việc tổ chức thực hiện nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài
phải chú trọng yêu cầu chính trị, đối ngoại, phù hợp với các quy định của pháp luật
Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế nhằm góp phần tăng cường và mở rộng
quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế.
+ Mức độ và nghi lễ đón, tiếp các đoàn khách nước ngoài thực hiện trên cơ
sở yêu cầu của chuyến thăm và nguyên tắc đối đẳng do cơ quan chủ trì tổ chức đón,
tiếp kiến nghị.
2.3 Nghi thức lễ tân trong đối nội
2.3.1 Nghi thức lễ tân khi tiếp đãi khách đến công sở
Tổ chức tiếp khách là một trong những hoạt động quan trọng, một công tác
cơ bản của các cơ quan công quyền, các đoàn thể, các tổ chức khác nhau. Công tác
này được thực hiện không chỉ nhằm để giao tiếp xã hội thuần túy, đảm bảo hoạt
động thông suốt đối với các hệ quả của quá trình quản lý, mà còn tạo điều kiện cho
các nhà quản lý đánh giá hiệu quả công việc từ phía bên ngoài. Người thực hiện
công tác lễ tân là người đại diện đầu tiên cho cơ quan, đơn vị tiếp xúc với khách, tạo
ấn tượng đầu tiên với khách. Và nếu ấn tượng tốt thì công việc có thể nói là “đầu

GVHD: Võ Duy Nam


21

SVTH : Nguyễn Thị Dương


×