Tải bản đầy đủ (.pdf) (280 trang)

hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất nhằm tăng cường kiểm soát chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 280 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


BỘ TÀI CHÍNH

GIÁP ĐĂNG KHA

HOµN THIÖN KÕ TO¸N CHI PHÝ S¶N XUÊT
NH»M T¡NG C¦êng kiÓm so¸t chi phÝ
trong c¸c doanh nghiÖp x©y l¾p

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2015


ii

B GIO DC V O TO
HC VIN TI CHNH


B TI CHNH

GIP NG KHA

HOàN THIệN Kế TOáN CHI PHí SảN XUấT
NHằM TĂNG CƯờng kiểm soát chi phí
trong các doanh nghiệp xây lắp


Chuyờn ngnh : K toỏn
Mó s
: 62.34.03.01

LUN N TIN S KINH T
Ngi hng dn khoa hc:
1. GS.TS. on Xuõn Tiờn
2. PGS.TS. ng Thỏi Hựng

H NI - 2015


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung
thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình
nào khác.

Tác giả luận án

Giáp Đăng Kha


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .............................................. iviii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU ....................................................................... ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
Chương 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI KIỂM SOÁT CHI PHÍ TRONG
DOANH NGHIỆP XÂY LẮP ............................................................................. 18
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT ........... 18
1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất .................................................................... 18
1.1.2. Bản chất kinh tế của chi phí sản xuất .................................................... 20
1.1.3. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp ........................................ 21
1.1.4. Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp ............................ 28
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI PHÍ ........................... 32
1.2.1. Kiểm soát trong quản trị (Management control) ................................... 32
1.2.2. Các loại kiểm soát trong quản trị ........................................................... 35
1.2.3. Kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp ................................................... 39
1.2.4. Kiểm soát chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp ........................ 44
1.2.5. Nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi phí sản xuất trong doanh
nghiệp xây lắp ....................................................................................... 48
1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ KIỂM
SOÁT CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP ...................................... 52
1.3.1. Các công cụ kiểm soát chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp ............. 52
1.3.2. Mối quan hệ giữa kế toán chi phí sản xuất và kiểm soát chi phí .......... 63
1.3.3. Kế toán chi phí sản xuất là công cụ chủ yếu để kiểm soát chi phí
trong doanh nghiệp xây lắp ................................................................... 65
1.4. KINH NGHIỆM KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT NHẰM KIỂM
SOÁT CHI PHÍ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI .................................. 83
1.4.1.

Kế

toán


chi

phí

theo

hệ

thống

kế

toán

Mỹ

................................................................................................................ 83
..................................................................................................................
1.4.2. Kế toán chi phí theo hệ thống kế toán Pháp ......................................... 84


v

1.4.3. Bài học kinh nghiệm kế toán chi phí sản xuất nhằm tăng cường
kiểm soát chi phí cho các doanh nghiệp xây lắp tại Việt Nam ............. 86
Kết luận chương 1 ................................................................................................. 88
Chương 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT NHẰM
KIỂM SOÁT CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP HIỆN
NAY ....................................................................................................................... 89

2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP XÂY LẮP VIỆT NAM ............. 89
2.1.1. Khái quát chung về ngành xây lắp Việt Nam ........................................ 89
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây
lắp .......................................................................................................... 90
2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp xây
lắp .......................................................................................................... 93
2.1.4. Cơ chế quản lý kinh tế, tài chính ........................................................... 98
2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT NHẰM KIỂM SOÁT
CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP HIỆN NAY....................................... 101
2.2.1. Khái quát thực trạng kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp xây lắp
............................................................................................................... 101
2.2.2. Thực trạng bộ máy kế toán nhằm kiểm soát chi phí trong doanh
nghiệp xây lắp ...................................................................................... 106
2.2.3. Thực trạng hệ thống dự toán chi phí sản xuất nhằm kiểm soát chi
phí trong doanh nghiệp xây lắp ............................................................ 109
2.2.4. Thực trạng hệ thống chứng từ kế toán nhằm kiểm soát chi phí
trong doanh nghiệp xây lắp .................................................................. 114
2.2.5. Thực trạng hệ thống tài khoản, sổ kế toán nhằm kiểm soát chi phí
trong doanh nghiệp xây lắp .................................................................. 125
2.2.6. Thực trạng hệ thống báo cáo kế toán chi phí sản xuất nhằm kiểm
soát chi phí trong doanh nghiệp xây lắp .............................................. 133
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT NHẰM
KIỂM SOÁT CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP ............................... 136
2.3.1. Về bộ máy kế toán nhằm kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp
xây lắp ................................................................................................. 136


vi

2.3.2. Về hệ thống dự toán chi phí sản xuất nhằm kiểm soát chi phí trong

doanh nghiệp xây lắp ........................................................................... 137
2.3.3. Về hệ thống chứng từ kế toán nhằm kiểm soát chi phí trong doanh
nghiệp xây lắp ...................................................................................... 139
2.3.4. Về hệ thống tài khoản, sổ kế toán nhằm kiểm soát chi phí trong
doanh nghiệp xây lắp ........................................................................... 142
2.3.5. Về hệ thống báo cáo kế toán chi phí sản xuất nhằm kiểm soát chi
phí trong doanh nghiệp xây lắp ............................................................ 145
2.3.6. Nguyên nhân của các tồn tại ................................................................. 146
Kết luận chương 2 ................................................................................................ 148
Chương 3. HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT NHẰM
TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP
XÂY LẮP ....................................................................................................................... 149
3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI PHÍ TRONG DOANH
NGHIỆP XÂY LẮP .............................................................................................. 149
3.1.1. Xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu phát triển của ngành xây lắp .............. 149
3.1.2. Xuất phát từ những tồn tại, hạn chế của kế toán chi phí sản xuất
trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nay ............................................. 150
3.2. YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ
SẢN XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI PHÍ TRONG
DOANH NGHIỆP XÂY LẮP .............................................................................. 151
3.2.1. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất trên cơ sở tuân thủ và góp
phần hoàn thiện quy định pháp luật, chuẩn mực và chế độ kế toán
hiện hành .............................................................................................. 151
3.2.2. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất phải phù hợp với cơ chế chính
sách quản lý kinh tế tài chính hiện hành .............................................. 151
3.2.3. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất phải tính đến tính thích ứng,
xu hướng và phù hợp với các nguyên tắc, các chuẩn mực kế toán
quốc tế cũng như kinh nghiệm của các nước phát triển ....................... 152



vii

3.2.4. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất phải phù hợp với đặc điểm hoạt
động, đặc điểm tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp xây lắp ....................................................................................... 152
3.2.5. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất phải được tiến hành đồng bộ
với hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp
xây lắp .................................................................................................. 153
3.2.6. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất phải kết hợp chặt chẽ giữa kế
toán tài chính và kế toán quản trị ......................................................... 153
3.2.7. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất phải đảm bảo tính khả thi và hiệu
quả ................................................................................................................. 154
3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT NHẰM
TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY
LẮP ....................................................................................................................... 155
3.3.1. Hoàn thiện bộ máy kế toán nhằm tăng cường kiểm soát chi phí
trong doanh nghiệp xây lắp .................................................................. 155
3.3.2. Hoàn thiện hệ thống dự toán chi phí sản xuất nhằm tăng cường
kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp xây lắp ..................................... 157
3.3.3. Hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán nhằm tăng cường kiểm soát
chi phí trong doanh nghiệp xây lắp ...................................................... 160
3.3.4. Hoàn thiện hệ thống tài khoản, sổ kế toán nhằm tăng cường kiểm
soát chi phí trong doanh nghiệp xây lắp .............................................. 169
3.3.5. Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán chi phí sản xuất nhằm tăng
cường kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp xây lắp .......................... 182
3.4. CÁC ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ........ 193
3.4.1. Đối với Nhà nước ................................................................................. 193
3.4.2. Đối với các doanh nghiệp xây lắp ......................................................... 193
3.4.3. Đối với các tổ chức đào tạo, tư vấn kế toán tài chính .......................... 196

Kết luận chương 3 ................................................................................................ 196
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 197
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


viii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

BHTN

: Bảo hiểm thất nghiệp.

BHXH

: Bảo hiểm xã hội.

BHYT

: Bảo hiểm y tế.

CP

: Cổ phần.

CT/HMCT

: Công trình/hạng mục công trình.


DN

: Doanh nghiệp.

DNSX

: Doanh nghiệp sản xuất.

DNXL

: Doanh nghiệp xây lắp.

GTGT

: Giá trị gia tăng.

HMCT

: Hạng mục công trình.

HMCV

: Hạng mục công việc

KPCĐ

: Kinh phí công đoàn.

KTQT


: Kế toán quản trị.

KTTC

: Kế toán tài chính.

KT-XH

: Kinh tế-Xã hội.

NC

: Nhân công.

NG

: Nguyên giá.

NVL

: Nguyên vật liệu.

SX

: Sản xuất.

SP

: Sản phẩm.


SXKD

: Sản xuất kinh doanh.

TK

: Tài khoản.

TKKT

: Tài khoản kế toán

TNDN

: Thu nhập doanh nghiệp.


ix

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn.

TSCĐ

: Tài sản cố định.

XD


: Xây dựng.

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
I. SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Quá trình sản xuất sản phẩm, hàng hóa……………………………...…21
Sơ đồ 1.2. Quy trình kiểm soát chi phí......................................................................42
Sơ đồ 1.3. Các giai đoạn của quá trình luân chuyển chứng từ chi phí SX................75
Sơ đồ 2.1. Quy trình kiểm soát mua và nhập kho nguyên vật liệu.........................121
Sơ đồ 2.2. Quy trình kiểm soát xuất kho nguyên vật liệu.......................................122
Sơ đồ 2.3. Quy trình kiểm soát xuất kho nguyên vật liệu tại công trường.............122
Sơ đồ 2.4. Quy trình kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp....................................123
Sơ đồ 2.5. Quy trình kiểm soát chi phí sử dụng máy thi công................................124
Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức hỗn hợp.....................156
Sơ đồ 3.2: Trình tự, các khâu tiến hành thi công từng CT/HMCT.........................172
II. BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Vốn đầu tư thực tế theo thành phần kinh tế..........................................90
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ loại hình doanh nghiệp điều tra………………………………...95
Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ tổ chức mô hình và từng loại hình mô hình quản trị chi phí….107
Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ lập dự toán chi phí theo yêu cầu quản lý……………………...112
III. BẢNG
Bảng 2.1.

Bảng tính giá thành thực tế..................................................................135

Bảng 2.2.

Báo cáo chênh lệch chi phí sản xuất....................................................135

Bảng 3.1.


Phiếu tổng hợp theo dõi ca máy..........................................................166

Bảng 3.2.

Bảng chi phí ca máy sử dụng máy thi công.........................................167


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây lắp là ngành SX vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo
ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Hàng năm, giá trị dành cho đầu
tư trong lĩnh vực xây lắp là lớn nhất trong toàn bộ nền kinh tế. So với các ngành SX
khác, ngành xây lắp có những đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật riêng biệt, thể hiện rất
rõ nét ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành.
Xây lắp được coi là lĩnh vực có rất nhiều lãng phí và gian lận. Do đó, để ngăn
ngừa và hạn chế những vấn đề này, Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị định và Thông
tư hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Những quy định ràng buộc
khá chặt chẽ, tuy nhiên, những kẽ hở trong quản lý chi phí vẫn phát sinh, thất thoát
lãng phí trong xây lắp còn nhiều, tạo ra bức xúc trong dư luận xã hội. Điều này đã chi
phối rất lớn đến tổ chức công tác kế toán của ngành xây lắp so với các ngành khác.
Công tác kế toán vừa phải đáp ứng yêu cầu chung về chức năng, nhiệm vụ kế toán
của một DNSX vừa phải đảm bảo phù hợp với đặc thù của loại hình DNXL.
Trong các DNXL do đặc thù của ngành là việc thi công sản phẩm ở xa, sản
phẩm kết cấu phức tạp, nguyên vật liệu đa dạng chủng loại, mẫu mã nguồn gốc, định
mức hao phí nguyên vật liệu phức tạp, nhân công thường mang tính thời vụ… rất khó
kiểm soát. Do vậy, các gian lận thường bị hợp thức hóa bằng việc mua bán chứng từ.
Luật thuế TNDN quy định khá chặt chẽ về các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ khi xác
định thu nhập chịu thuế. Các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là

các khoản chi liên quan đến hoạt động SXKD của DN, còn trong định mức cho phép,
các khoản chi này có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Kẽ hở phát sinh trong cả hai điều khiện ràng buộc này là DN xây dựng định mức cao
và tìm cách mua hóa đơn chứng từ nhằm hợp thức hóa các khoản chi theo định mức.
Do đó, việc đánh giá, tìm hiểu xác định đúng các tồn tại, khiếm khuyết trong hệ thống
kế toán chi phí SX sẽ giúp chúng ta có các giải pháp phù hợp trong việc kiểm soát
các chi phí xây lắp.
Kế toán chi phí SX ở các DNXL hiện nay chủ yếu mới gắn với ở các luật kế
toán, chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán của KTTC. Về KTQT, các văn bản hoặc
tài liệu hướng dẫn nào về kế toán chi phí SX để phục vụ cho việc quản trị chi phí ở


2

DNXL đều chưa có. Vì vậy, tìm hiểu, phân tích một cách thấu đáo, đầy đủ, toàn diện
những hạn chế của kế toán chi phí SX nhằm tìm ra các giải pháp hoàn thiện kế toán
chi phí SX nhằm tăng cường kiểm soát chi phí trong các DNXL hiện nay là yêu cầu
hết sức cấp thiết.
Từ khi CT/HMCT bắt đầu thi công cho đến khi hoàn thành, nghiệm thu bàn
giao và đưa vào sử dụng thì toàn bộ tài liệu dự toán và hồ sơ nghiệm thu, báo cáo
quyết toán CT/HMCT do bộ phận kỹ thuật thi công trực tiếp chịu trách nhiệm thực
hiện đều chi tiết theo từng mục công việc. Trong khi đó, số liệu phản ánh trên hệ
thống chứng từ, hệ thống sổ kế toán và hệ thống báo cáo của kế toán chỉ phản ánh
cung cấp các thông tin tổng hợp mà không theo dõi chi phí thực tế phát sinh cho từng
mục công tác chi tiết của CT/HMCT giống như số liệu của bộ phận kỹ thuật.
Vì vậy, các nhà quản trị DN, kế toán trưởng, kế toán viên và các công ty kiểm
toán hay cơ quan thanh tra,… đang rất khó khăn trong việc xác định chính xác, đánh
giá tính trung thực, mức độ tin cậy của các chi phí SX phát sinh trong các CT/HMCT
vì trong thực tế hoạt động SXKD tại DNXL có nhiều khoản chi phí có đầy đủ hóa
đơn, chứng từ và được hạch toán đầy đủ theo chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán

nhưng thực tế lại bị đưa khống vào trong giá thành các CT/HMCT.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả đã lựa chọn đề tài "Hoàn
thiện kế toán chi phí sản xuất nhằm tăng cường kiểm soát chi phí trong các doanh
nghiệp xây lắp" làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ kinh tế của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Về lý luận:
+ Nghiên cứu, hệ thống hóa và làm sáng tỏ lý luận về kế toán chi phí SX trong
mối quan hệ với kiểm soát chi phí về cả hai mặt kế toán quản trị và kế toán tài chính
với vai trò là công cụ quan trọng để tăng cường kiểm soát chi phí SX trong các DNXL.
+ Nghiên cứu kế toán chi phí SX với vai trò là công cụ quan trọng để tăng
cường kiểm soát chi phí của một số quốc gia trên thế giới và từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm cho các DNXL Việt Nam.
- Về thực tiễn:
+ Khảo sát thực trạng kế toán chi phí SX với vai trò là công cụ kiểm soát chi
phí trong các DNXL ở Việt Nam. Từ đó, phân tích, đánh giá thực trạng kế toán chi


3

phí SX nhằm kiểm soát chi phí trong các DNXL chỉ ra những hạn chế và các nguyên
nhân của các hạn chế để có giải pháp hoàn thiện.
+ Đề xuất những giải pháp hoàn thiện và điều kiện thực hiện giải pháp kế toán
chi phí SX nhằm tăng cường kiểm soát chi phí trong các DNXL ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận về kế toán chi phí SX và kiểm
soát chi phí trong các DNXL ở Việt Nam, mối quan hệ giữa kế toán chi phí SX và
kiểm soát chi phí trong các DNXL ở Việt Nam và một số quốc gia điển hình trên thế
giới. Nghiên cứu, khảo sát thực trạng kế toán chi phí SX nhằm kiểm soát chi phí
trong các DNXL theo hướng nhằm vào đối tượng nghiên cứu là các quy mô, các loại
hình thành lập (hình thức công ty) và các loại hình sở hữu vốn của các DNXL. Trên

cơ sở đó, xác định các nội dung của kế toán chi phí SX với vai trò là công cụ quan
trọng để cung cấp thông tin chi phí nhằm tăng cường kiểm soát chi phí trong các
DNXL ở Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về nội dung nghiên cứu:
Tác giả lựa chọn đề tài: "Hoàn thiện kế toán chi phí SX nhằm tăng cường kiểm
soát chi phí trong các DNXL". Nội dung của kế toán chi phí bao gồm cả KTTC và
KTQT. Tuy nhiên, với mục đích là nhằm tăng cường kiểm soát chi phí trong các
DNXL nên đề tài đi sâu hơn vào nhiều nghiên cứu KTQT chi phí nhằm cung cấp
thông tin cho việc tăng cường kiểm soát chi phí trong DNXL. Đối với KTTC, tác giả
nghiên cứu trên cơ sở thu thập thông tin quá khứ và hiện tại phục vụ KTQT chi phí.
Trong nội dung đề tài này, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu về mô hình bộ máy kế toán,
hệ thống dự toán chi phí SX, hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản, sổ kế
toán và hệ thống báo cáo kế toán về chi phí SX. Những nội dung nghiên cứu này
nhằm mục đích tăng cường kiểm soát chi phí mang lại hiệu quả kinh doanh cho các
DNXL.
Phạm vi về đối tượng nghiên cứu:
Để rút ra được các đánh giá kết luận về thực trạng kế toán chi phí SX phục vụ
kiểm soát chi phí trong các DNXL ở Việt Nam, tác giả đã lựa chọn phạm vi nghiên
cứu chủ yếu là các DNXL ở Miền Bắc và một số DNXL ở Miền Trung. Trong các


4

DNXL được khảo sát này có hầu hết các DNXL hàng đầu Việt Nam như Tổng công
ty Vinaconex, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà đô thị
(HUD), Tổng công ty xây dựng 36-Bộ Quốc phòng,…Mặt khác, các DNXL được khảo
sát có đầy đủ các quy mô, loại hình DN, loại hình sở hữu vốn cũng như phần lớn các
DNXL này đều có các công ty con, công ty thành viên, xí nghiệp hay các đội thi công
các CT/HMCT ở Miền Trung, Miền Nam và các vùng miền khác cho nên đề tài nghiên

cứu của tác giả có thể ứng dụng cho các DNXL nói chung.
Khi khảo sát số liệu trong các DNXL phục vụ nghiên cứu trong đề tài luận án
tác giả thực hiện khảo sát số liệu các năm là 2011, 2012 và năm 2013.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài phân tích, hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán chi
phí SX trong mối quan hệ với kiểm soát chi phí trong các DNXL ở Việt Nam theo cả
hai góc độ KTTC và KTQT. Đồng thời luận án nghiên cứu kinh nghiệm kế toán chi
phí của một số quốc gia trên thế giới để định hướng hoàn thiện kế toán chi phí SX
nhằm tăng cường kiểm soát chi phí trong các DNXL ở Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn: Qua khảo sát thực trạng kế toán chi phí SX trong các DNXL
ở Việt Nam, tác giả phân tích và chỉ rõ những ưu điểm, những mặt còn hạn chế cũng
như nguyên nhân cơ bản của những tồn tại trong mối liên quan đến tăng cường kiểm
soát chi phí trong các DNXL. Từ đó, tác giả sẽ đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế
toán chi phí SX nhằm tăng cường kiểm soát chi phí SX trong các DNXL ở Việt Nam,
giúp cho các DNXL hoạt động có hiệu quả thực sự, kiểm soát chi phí, hạ giá thành
sản phẩm, nâng cao chất lượng công trình, tiết kiệm chi phí cho DNXL và xã hội.
5. Tổng quan tình hình và kết quả nghiên cứu liên quan đến luận án và những
định hướng nghiên cứu tiếp của luận án
Trong các nghiên cứu trước đây ít nhiều liên quan đến đề tài luận án nghiên cứu
của tác giả có thể tổng hợp theo 3 nhóm sau đây:
Thứ nhất, là các nghiên cứu khoa học có liên quan về hạch toán kế toán, kế
toán chi phí SX, giá thành trong các ngành nghề hay loại hình doanh nghiệp.
Các nghiên cứu điển hình với đề tài luận án tác giả nghiên cứu gồm có tác giả
Hà Xuân Thạch (1999) với đề tài luận án "Hoàn thiện việc tổ chức kế toán chi phí SX
và các phương pháp tính giá thành trong DN công nghiệp ở Việt Nam". Luận án đưa


5

ra những vấn đề cơ sở lý luận chung về kế toán chi phí SX, tính giá thành SP. Đánh

giá được thực trạng tổ chức kế toán chi phí SX và tính giá thành sản phẩm các DN
công nghiệp, đưa ra những ưu điểm, tồn tại trong việc tổ chức chi phí SX, tính giá
thành sản phẩm ở việc lựa chọn phương pháp tính chi phí sản phẩm dở dang, phương
pháp tính giá thành không phù hợp với điều kiện ứng dụng, giá thành SP tính ước lệ,
không chính xác, DN không xác định định mức chi phí và thực hiện phân tích tình
hình thực hiện hoạt động kinh doanh; điều chỉnh, bổ sung và xây dựng một số nội
dung mới về lý luận kế toán chi phí SX, tính giá thành sản phẩm; về thực tiễn, luận
án đưa ra các giải pháp về bổ sung nội dung kế toán chi phí SX cho linh hoạt, phân
định rõ KTTC và KTQT; về phía DN, luận án đề xuất các giải pháp để hoàn thiện bộ
máy kế toán tại DN, trình độ quản lý, quy trình công nghệ, thiết bị. Tuy nhiên, phạm
vi, đối tượng nghiên cứu của luận án chỉ nghiên cứu hoàn thiện việc tổ chức kế toán
chi phí SX và các phương pháp tính giá thành áp dụng trong các DN công nghiệp ở
Việt Nam. Tác giả Đỗ Minh Thành (2001) với đề tài luận án "Hoàn thiện kế toán chi
phí SX kinh doanh và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở các DNXL Nhà nước trong
điều kiện hiện nay". Luận án đã hệ thống được các vấn đề lý thuyết về chi phí SX,
giá thành sản phẩm, đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí SX, tính giá
thành sản phẩm trong các DN nói chung và các DNXL nói riêng, chỉ ra được phương
pháp tổ chức kế toán chi phí SX, tính giá thành SP theo công việc, hệ thống tính giá
thành thực tế, giá thành linh hoạt. Đưa ra những giải pháp hoàn thiện về nội dung,
phạm vi chi phí SXKD, phương pháp hạch toán, xây dựng mô hình kế toán quản trị,
tập hợp và phân bổ khoản mục chi phí SX trong điều kiện khoán;
Tuy nhiên, khi trình bày phương pháp ghi chép kế toán trong đơn vị nhận khoán,
tác giả chưa giải thích rõ trường hợp giữa các chi phí SX tính theo định mức khoán
và chi phí thực tế phát sinh tính vào giá thành sản phẩm thì xử lý thế nào. Mặt khác,
về phạm vi, đối tượng nghiên cứu của luận án chỉ nghiên cứu hoàn thiện kế toán chi
phí SXKD và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong phạm vi hẹp là áp dụng ở các
DNXL Nhà nước. Tác giả Trương Thị Thủy (2001) với luận án "Hoàn thiện công tác
kế toán chi phí SX và tính giá thành sản phẩm trong các DN Nhà nước thuộc loại
hình cầu đường". Luận án đã phân tích và làm rõ cơ sở lý luận về tổ chức công tác
kế toán chi phí SX và tính giá thành trên cả khía cạnh KTTC và KTQT. Luận án cũng



6

đã khảo sát, đánh giá, phân tích được thực trạng trong kế toán chi phí SX và tính giá
thành sản phẩm trong các DN xây dựng cầu đường ở Việt Nam. Từ đó, tác giả đã
nghiên cứu đưa ra những đề xuất mới về hoàn thiện công tác kế toán chi phí SX và
tính giá thành sản phẩm trong các DN xây dựng cầu đường, trong đó nổi bật hơn cả
là những nội dung về phân loại chi phí, hoàn thiện phương pháp kế toán tập hợp chi
phí, phân bổ chi phí sử dụng máy thi công, chi phí SX chung, phương pháp đánh giá
sản phẩm dở dang, hoàn thiện nội dung kế toán sản phẩm hỏng và thiệt hại ngừng SX
trong DN xây dựng cầu đường, xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí, giá thành.
Tuy nhiên, về phạm vi, đối tượng nghiên cứu của luận án chỉ nhằm hoàn thiện
công tác kế toán chi phí SX và tính giá thành sản phẩm trong các DN Nhà nước thuộc
loại hình đặc thù là cầu đường. Tác giả Trần Quý Liên (2003) với luận án "Hạch toán
chi phí SX và tính giá thành sản phẩm với việc hoàn thiện hệ thống quản trị DN". Đề
tài đã hệ thống hóa được những lý luận cơ bản về hạch toán chi phí SX và tính giá
thành sản phẩm. Đề tài cũng đã đề cập đến hệ thống chỉ tiêu quản trị DN, vai trò của
nó trong quá trình quản trị DN, hệ thống chỉ tiêu nêu ra tuy chưa có sự giải thích rõ,
song cũng đã thể hiện được một số ý tưởng của tác giả trong việc vận dụng lý luận
cơ bản về hạch toán chi phí SX và tính giá thành sản phẩm trong việc hoàn thiện hệ
thống chỉ tiêu quản trị DN; xây dựng được các chỉ tiêu phản ánh kết cấu chi phí SX
theo các yếu tố của chi phí và đưa ra phương hướng hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu quản
trị DN trên cơ sở đổi mới hạch toán chi phí SX và tính giá thành sản phẩm. Tuy nhiên,
về phạm vi, đối tượng nghiên cứu của luận án nghiên cứu công tác hạch toán chi phí
SX và tính giá thành sản phẩm với việc hoàn thiện hệ thống quản trị DN áp dụng cho
tất cả các loại hình DN là khá rộng. Tác giả Đinh Phúc Tiến (2003) với luận án "Hoàn
thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành với việc tăng cường quản trị doanh
nghiệp vận tải Hàng không Việt Nam". Luận án đã hệ thống hóa lý luận về chi phí,
giá thành, nội dung hạch toán chi phí và phương pháp tính giá thành, trên cơ sở đó

luận án nghiên cứu thực trạng hạch toán chi phí SX và phương pháp tính giá thành,
từ đó nghiên cứu phương án khả thi cho hoàn thiện hạch toán chi phí SX và phương
pháp tính giá thành dịch vụ vận tải Hàng không trên cơ sở kết hợp KTTC và KTQT.
Tuy nhiên, các giải pháp đưa ra chủ yếu dựa trên nội dung của KTTC cũng như chỉ
vận dụng trong phạm vi hẹp là DN vận tải Hàng không Việt Nam.


7

Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu có liên quan như tác giả Đinh
Thị Mai (2005) với luận án "Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các công ty
cổ phần ở Việt Nam"; tác giả Đặng Thế Hưng (2006) với luận án "Hoàn thiện kế toán
chi phí SX và giá thành sản phẩm trong các DN xây dựng công trình thủy lợi ở Việt
Nam"; tác giả Nguyễn Thị Ngọc Thạch (2006) với luận án "Tổ chức kế toán quản trị
chi phí và giá thành sản phẩm trong các DN xây dựng công trình giao thông ở Việt
Nam". Các nghiên cứu này, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu và hệ thống hóa các
vấn đề về hạch toán kế toán, chi phí và giá thành một cách hệ thống, các quan điểm
tập trung và làm nổi bật được vấn đề thuộc lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên,
các vấn đề lý luận vẫn nặng tính trình bày chưa đi vào các chỉ tiêu cụ thể cần nghiên
cứu. Các giải pháp vẫn nặng về yêu cầu phục vụ lập báo cáo tài chính cũng như đáp
ứng thông tin cho KTTC.
Và gần đây, tác giả Lê Thị Diệu Linh (2011) với luận án "Hoàn thiện công tác
kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp
xây dựng dân dụng". Luận án đã phân tích, hệ thống hóa các lý luận chi phí giá thành
trên cả khía cạnh KTTC và KTQT, khái quát và phân tích được những hạn chế cơ
bản về hạch toán chi phí và giá thành trong các DN xây dựng dân dụng. Trên cơ sở
đó luận án đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí và giá thành
trong các DN xây dựng dân dụng hiện nay. Tuy nhiên, các vấn đề nghiên cứu trong
luận án này cơ bản là chi phí sản xuất và tính giá thành trong KTTC và cho chuyên
ngành hẹp là các DN xây dựng dân dụng.

Qua các nghiên cứu trên đây, các tác giả đã phân tích và làm rõ cơ sở lý luận về
kế toán chi phí SX trên cả hai mặt KTTC và KTQT; mô hình vận động của chi phí
SX; đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí SX; phương pháp tổ chức kế
toán chi phí SX; đánh giá được thực trạng kế toán chi phí SX về khoản mục chi phí;
về vận dụng tài khoản kế toán, sử dụng chứng từ, sổ kế toán và mô hình quản trị chi
phí SX; đề xuất các giải pháp để hoàn thiện bộ máy kế toán; hoàn thiện về nội dung,
phạm vi chi phí SXKD; xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí. Đây là cơ sở để
tác giả tiếp thu và kế thừa trong luận án của mình.
Tuy nhiên, những nghiên cứu này vẫn chưa có nghiên cứu nào cho các DN thuộc
ngành xây lắp là một ngành đặc thù mà tác giả đang nghiên cứu. Do vậy, các nội dung


8

mà luận án kế thừa nói trên cần được nghiên cứu bổ sung cho hoàn thiện. Mặt khác,
các nghiên cứu nói trên chủ yếu được thực hiện từ năm 2006 trở về trước, cho nên
các chuẩn mực, chế độ kế toán cũng như các cơ chế tài chính kinh tế mà các DN đang
vận dụng trước đó đến nay cũng có rất nhiều sự thay đổi theo. Do vậy, các nghiên
cứu và giải pháp trước đó chắc chắn cũng sẽ phải bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp
với tình hình hoạt động SXKD của các DN hiện nay.
Thứ hai, là các nghiên cứu khoa học về xây dựng mô hình kế toán quản trị trong
các ngành nghề, loại hình doanh nghiệp.
Các nghiên cứu về kế toán quản trị được các tác giả Việt Nam bắt đầu nghiên
cứu từ đầu những năm 1990, điển hình là tác giả Phạm Văn Dược (1997) với luận án
"Phương hướng xây dựng nội dung và tổ chức vận dụng kế toán quản trị vào các
doanh nghiệp Việt Nam". Nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt giữa KTTC và KTQT, từ đó
đưa ra các giải pháp về xây dựng các nội dung của KTQT như phân loại chi phí, xây
dựng tiêu thức phân bổ chi phí, phân tích chi phí, lập dự toán, hệ thống báo cáo quản
trị. Luận án đã có đóng góp nhất định về lý luận và thực tiễn.Tuy nhiên, các giải pháp
còn mang tính chung chung cho các ngành nghề chưa phù hợp với tính linh hoạt của

kế toán quản trị. Từ năm 2000 đến nay, đã có rất nhiều tác giả công bố các nghiên
cứu về KTQT và KTQT chi phí với sự tiếp cận và giải quyết vấn đề cụ thể với từng
ngành nghề, lĩnh vực SXKD của các DN. Trong đó, điển hình là các nghiên cứu như
của tác giả Phạm Quang (2002) với đề tài luận án "Phương hướng xây dựng hệ thống
báo cáo kế toán quản trị và tổ chức vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam". Luận
án đã phân tích và chỉ ra điểm xuất phát để tổ chức hệ thống KTQT và xây dựng hệ
thống báo cáo KTQT trong các DN theo hai chức năng cơ bản của báo cáo KTQT là
chức năng định hướng và chức năng đánh giá tình hình thực hiện tiêu chuẩn kiểm
soát. Luận án đã nghiên cứu thực trạng của hệ thống báo cáo KTQT trong thời kỳ kế
hoạch hóa tập trung và thời kỳ quản lý theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà
nước. Từ đó, luận án trình bày mục đích, tác dụng, nội dung, kết cấu và phương pháp
lập những báo cáo KTQT để thực hiện hai chức năng cơ bản của báo cáo KTQT. Tuy
nhiên, kết quả đạt được trong nghiên cứu này đều mang tính khái quát chung cho các
loại hình DN khác nhau. Tác giả Lê Đức Toàn (2002) với đề tài Luận án "Kế toán
quản trị và phân tích chi phí sản xuất trong ngành sản xuất ở Việt Nam". Luận án đã


9

nghiên cứu lý luận cơ bản về KTQT phân tích chi phí sản xuất. Luận án đã khái quát
về KTQT ở các DN ngành công nghiệp, trình bày thực trạng mô hình KTQT ở các
DN ngành công nghiệp, trình bày mô hình KTQT ở một số nước phát triển trên thế
giới. Từ đó, luận án đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện mô hình KTQT và phân
tích chi phí sản xuất ở các DN sản xuất công nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả
đạt được trong nghiên cứu cũng chỉ nhằm khái quát chung cho các loại hình DN trong
lĩnh vực SX khác nhau là rất rộng nên rất khó vận dụng vào thực tiễn. Tác giả Giang
Thị Xuyến (2002) với đề tài "Tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong
doanh nghiệp Nhà nước". Trong đề tài này, tác giả đã nghiên cứu về lý luận, thực
trạng và các giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin KTQT như chứng từ, tài khoản,
sổ sách và báo cáo KTQT. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ nghiên cứu các chỉ tiêu, phương

pháp sử dụng trong phân tích hoạt động kinh doanh hơn là xây dựng mô hình KTQT.
Năm 2002 còn có tác giả Trần Văn Dung (2002) với luận án: "Tổ chức kế toán quản
trị và giá thành trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam". Luận án hướng tới hoàn
thiện phân loại chi phí, xác định đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành, phương
pháp phân bổ chi phí, định mức chi phí, tổ chức các phần hành kế toán trong DNSX.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của luận án vẫn là vận dụng ở phạm vi rất rộng đó là
cho các DNSX ở Việt Nam, chưa phù hợp với yêu cầu của KTQT là vận dụng đặc
thù cho từng loại hình DN, ngành nghề kinh doanh.
Bên cạnh đó còn có rất nhiều các nghiên cứu chuyên sâu cụ thể về KTQT của
từng loại hình DN, ngành nghề cụ thể như: tác giả Nguyễn Văn Bảo (2002) với luận
án "Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính và KTQT trong các doanh nghiệp
Nhà nước về xây dựng"; tác giả Phạm Thị Kim Vân (2002) với đề tài "Tổ chức kế
toán quản trị chi phí và kết quả kinh doanh ở các doanh nghiệp kinh doanh du lịch";
tác giả Nguyễn Thị Hằng Nga (2004) với đề tài "Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị
trong các DN dầu khí Việt Nam"; tác giả Dương Thị Mai Hà Trâm (2004) với đề tài
"Xây dựng hệ thống kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Dệt Việt Nam". Các
nghiên cứu này đã rút ra bản chất và nội dung của KTQT, khẳng định vai trò của
KTQT trong quản lý các DN, đồng thời chỉ ra thực tế là các DN Việt Nam hiện áp
dụng hay áp dụng một cách đầy đủ các nội dung của KTQT. Các hạn chế mà các tác
giả đưa ra về KTQT trong các DN, các ngành là cơ sở để các tác giả tập trung đề xuất


10

các giải pháp. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đều không đi sâu nghiên cứu về KTQT
chi phí, các vấn đề lý luận vẫn còn nặng tính trình bày, các giải pháp còn mang tính
chung chung chưa thể vận dụng cho ngành mà tác giả nghiên cứu.
Năm 2007, tác giả Trần Văn Hợi (2007) với luận án "Tổ chức công tác kế toán
quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp khai
thác than". Trong luận án, tác giả đã đi sâu phân tích lý luận cũng như nghiên cứu

thực trạng về nội dung tổ chức KTQT chi phí và tính giá thành sản phẩm của các DN
khai thác than thuộc Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra các
giải pháp hoàn thiện từng nội dung cụ thể của tổ chức công tác KTQT chi phí SX và
tính giá thành của tập đoàn. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ về KTQT chi phí trong
mối quan hệ với kế toán tính giá thành trong các DN khai thác than. Tác giả Phạm
Thị Thuỷ (2007) với Luận án "Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các
doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam". Luận án đã đưa ra mô hình lý thuyết
cơ bản của KTQT chi phí, nghiên cứu khả năng ứng dụng vào thực tiễn ở Việt Nam.
Trên cơ sở những đặc điểm trong tổ chức, thực trạng hoạt động SXKD của các DN
sản xuất dược phẩm Việt Nam, luận án đã xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí
cho các DN sản xuất dược phẩm Việt Nam nhằm tăng cường kiểm soát chi phí thông
qua giải pháp phân loại chi phí, lập dự toán chi phí, phân tích biến động chi phí, xác
định quy mô hợp lý cho từng lô sản xuất, xác định kết quả hoạt động SXKD cho từng
sản phẩm, từng phân xưởng và từng bộ phận, địa chỉ tiêu thụ. Hạn chế của luận án là
các giải pháp đưa ra chưa đầy đủ và bao quát hết các nội dung mà KTQT chi phí bao
trùm và các giải pháp chỉ vận dụng được cho DN sản xuất dược phẩm.
Năm 2010, tác giả Hoàng Văn Tưởng (2010) với luận án "Tổ chức kế toán quản
trị với việc tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh trong các DNXL Việt Nam". Về
lý luận, tác giả đã trình bày một cách có hệ thống các nội dung của tổ chức KTQT
theo hai phương pháp là tổ chức theo chức năng của thông tin kế toán và tổ chức theo
nội dung công việc, có xem xét đến kinh nghiệm tổ chức KTQT của một số nước trên
thế giới; làm rõ được thực trạng tổ chức KTQT phục vụ công tác KTQT trong các
DN này. Về thực tiễn, luận án đưa ra được những ưu điểm và hạn chế về thực trạng
KTQT đặc biệt là hạn chế trong hệ thống định mức chi phí, dự toán ngân sách, về tổ
chức KTQT chủ yếu phục vụ việc kiểm tra của cấp trên, cơ quan thuế… đưa ra được


11

các giải pháp hoàn thiện KTQT nhằm tăng cường quản lý SXKD trong các DNXL.

Tuy nhiên, luận án chưa có sự gắn chặt và sâu sắc với vế "tăng cường quản lý hoạt
động kinh doanh của DN" của đề tài luận án, chưa rõ đặc thù của tổ chức KTQT đối
với DNXL, chưa nói rõ đặc điểm của DNXL ảnh hưởng thế nào đến nội dung tổ chức
KTQT, nặng về phân tích kỹ thuật nghiệp vụ của KTQT, chưa đi sâu phân tích triển
khai, vận dụng các quy định của Nhà nước về chứng từ, tài khoản, sổ kế toán, báo
cáo quản trị phải chăng cần đưa ra lượng thông tin cần thiết giữa tổ chức công tác kế
toán với tổ chức các phần hành kế toán và tổ chức lưu lượng người làm kế toán để
thực hiện công việc đó.
Gần đây là tác giả Nguyễn Hoản (2012) với luận án "Tổ chức kế toán quản trị
chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo của Việt Nam"; tác giả Nguyễn
Thị Ngọc Lan (2012) với luận án "Tổ chức kế toán quản trị chi phí vận tải hàng hóa
trong các công ty vận tải đường bộ Việt Nam". Trong các luận án nghiên cứu này,
các tác giả đã hệ thống cả về lý luận, nghiên cứu thực tiễn để đưa ra được một số giải
pháp hoàn thiện về tổ chức bộ máy KTQT chi phí, về tổ chức thu nhận thông tin ban
đầu, về tổ chức phân tích, xử lý và cung cấp thông tin KTQT chi phí nhưng chỉ áp
dụng trong các công ty đặc thù về sản xuất bánh kẹo và về vận tải đường bộ Việt Nam
riêng biệt.
Ngoài ra trên các tạp chí chuyên ngành có một số bài viết liên quan như "Bàn
về vai trò của hệ thống kế toán quản trị trong doanh nghiệp Việt Nam" của Hoàng
Văn Ninh-Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán số 9/2009; "Kế toán quản trị chi phí
vận tải ở một số nước: kinh nghiệm và áp dụng ở Việt Nam "của Vũ Thị Kim AnhTạp chí kế toán số 87/2010; "Kế toán quản trị chi phí và ứng dụng của nó trong các
doanh nghiệp chế biến thủy sản" của tác giả Đào Thị Minh Tâm-Tạp chí kế toán
2009,…Các bài viết này ít nhiều đã đề cập đến kế toán quản trị chi phí và có đề xuất
vận dụng vào các DN Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết thì
chưa thể phân tích và đánh giá sâu đầy đủ các khía cạnh của KTQT chi phí cũng như
kiểm soát chi phí trong các DN này.
Các nghiên cứu trên đây đã khẳng định tầm quan trọng của KTQT và KTQT chi
phí trong các DN. Qua các nghiên cứu này, tác giả đã đúc rút được rất nhiều nội dung
có thể kế thừa trong luận án của mình đó là: Các lý luận cơ bản về KTQT chi phí



12

trong các DN; đánh giá kinh nghiệm tổ chức KTQT chi phí của một số nước trên thế
giới; thực trạng mô hình KTQT chi phí, về kế toán chi phí, về tổ chức công tác KTQT
chi phí ở các DN, ở các ngành khác nhau; hệ thống báo cáo KTQT chi phí trong các
DN theo các chức năng định hướng và chức năng đánh giá tiêu chuẩn kiểm soát; các
giải pháp hoàn thiện mô hình KTQT chi phí cho các DN Việt Nam nhằm kiểm soát
chi phí thông qua giải pháp như phân loại chi phí, lập dự toán chi phí, phân tích biến
động chi phí; các yêu cầu nhằm hoàn thiện các giải pháp phù hợp với thực tiễn ở Việt
Nam…
Tuy nhiên, những nghiên cứu này chủ yếu mang tính chất khái quát vận dụng
chung cho tất cả các loại hình DN hoặc nghiên cứu vận dụng riêng cho từng loại hình
DN trong các ngành nghề kinh doanh không phải là các DN trong ngành xây lắp như
trong đề tài luận án tác giả đang nghiên cứu. Trong khi KTQT lại cần được nghiên
cứu, ứng dụng phải phù hợp với đặc thù quản lý và tổ chức SXKD cũng như đặc điểm
sản phẩm của mỗi ngành nghề và quy mô của từng loại hình DN.
Thứ ba, là các nghiên cứu khoa học có liên quan về kế toán và kiểm soát chi
phí của các tác giả ngoài nước.
Qua sưu tầm và tìm hiểu, tác giả thấy có một số các nghiên cứu liên quan như
tác giả Nelson U.Alino (1990) với luận án "Ảnh hưởng của hệ thống kế toán quản trị
trong việc giảm xung đột và hoàn thiện quá trình ra quyết định trong các tập đoàn
không đồng nhất"; tác giả Robyn Pilcher (2006) với đề tài "Đánh giá tính hữu ích của
kế toán hạ tầng giao thông ở các địa phương"; tác giả Artem Gilev (2009) với đề tài
"Hệ thống kiểm soát quản trị trong các DN mới khởi nghiệp"; tác giả Dan Li (2008)
với đề tài "Thực hiện hệ thống kiểm soát quản trị trong các DN tăng trưởng nhanh".
Omar A.A.Jawabreh (2012) "Vai trò của hệ thống thông tin kế toán trong quá trình
lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định trong khách sạn Jodhpur" [75]. Các nghiên
cứu của các tác giả nước ngoài liên quan đến đề tài luận án của tác giả là không nhiều.
Tuy nhiên, tác giả cũng đã phần nào đúc rút được bản chất của hệ thống KTQT và hệ

thống kiểm soát quản trị trong các DN cũng như phương pháp nghiên cứu để làm rõ
cho phần lý luận cũng như đánh giá thực trạng và vận dụng cho kế toán chi phí SX
nhằm tăng cường kiểm soát chi phí trong các DNXL ở Việt Nam hiện nay.
Tóm lại, thông qua nghiên cứu tổng quan các công trình liên quan đến kế toán


13

chi phí SX trong mối quan hệ với kiểm soát chi phí của các tác giả trong và ngoài
nước, tác giả đã hệ thống hóa về mặt lý luận cũng như phương pháp tiếp cận nghiên
cứu cũng như kế thừa các nội dung bản chất của kế toán chi phí. Trên cơ sở đó, tác
giả sẽ tập trung đi vào nghiên cứu lý luận về kế toán chi phí SX trong mối quan hệ
với kiểm soát chi phí. Từ đó, khảo sát thực trạng kế toán chi phí SX, đánh giá những
kết quả đạt được, những tồn tại để xác định mô hình kế toán chi phí SX nhằm tăng
cường kiểm soát chi phí trong các DNXL ở Việt Nam hiện nay.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và
lịch sử, kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính. Các phương
pháp cụ thể bao gồm:
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Được thực hiện để thu thập thông tin trên
các đối tượng cần lấy thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu, thông tin tài liệu thu
thập được khi sử dụng phương pháp này là các tài liệu sơ cấp mang tính chính xác
cao. Các bước tiến hành:
Bước 1: Xác định danh sách chọn mẫu các DN nghiên cứu được lựa chọn trên
cơ sở dữ liệu thông qua danh bạ các DN do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam phát hành, Niêm giám danh bạ các DN trong những Trang Vàng, danh sách các
DN niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và các DN được biết và được
người quen giới thiệu. Các DN được lựa chọn cho nghiên cứu đề tài được lựa chọn
phải đáp ứng tiêu chí (i) Các DN có hoạt động trong lĩnh vực xây lắp; (ii) Số lượng
DN được chọn phải đủ lớn. Căn cứ vào các tiêu chí này, tác giả lựa chọn mẫu thông

qua phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên ra 136 DN để thu thập dữ liệu.
Bước 2: Xác định nguồn thông tin thu thập đối tượng điều tra, phỏng vấn của
luận án là các thông tin có liên quan đến thực trạng kế toán chi phí SX nhằm kiểm
soát chi phí trong các DNXL tiến hành khảo sát. Đối tượng phỏng vấn đề cập ở trên
là các Ban Giám đốc, Kế toán trưởng, Phó phòng tài chính kế toán, đội trưởng đội
xây dựng, kỹ sư công trường, kế toán đội, thủ kho.
Bước 3: Thiết lập các câu hỏi điều tra, phỏng vấn là những câu hỏi liên quan
đến vấn đề cần nghiên cứu tìm hiểu. Các câu hỏi được xây dựng hướng tới mục tiêu
nghiên cứu của luận án và sử dụng cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở tạo điều kiện cho


14

người tham gia phỏng vấn trình bày quan điểm cá nhân của họ cũng như giúp tác giả
phát hiện vấn đề mới trong quá trình điều tra.
Bước 4: Tiến hành thu thập số liệu theo phương pháp phi thực nghiệm thông
qua điều tra, phỏng vấn đối với Ban Giám đốc, Kế toán trưởng, Phó phòng tài chính
kế toán, đội trưởng đội xây dựng, kỹ sư công trường, kế toán đội, thủ kho tại các DN
tiến hành khảo sát bằng các câu hỏi - trả lời; sử dụng bảng câu hỏi - trả lời bằng viết
được sử dụng trong quá trình thu thập thông tin.
Quá trình tiến hành khảo sát diễn ra hơn 6 tháng tại các DNXL tiến hành khảo
sát ở Miền Bắc và một vài DNXL ở Miền Trung thông qua phát 136 mẫu phiếu điều
tra và nhận được 105 mẫu điều tra trả lời hợp lệ của các DNXL đạt tỷ lệ phản hồi là
77,2%. Phiếu điều tra được phát đến kế toán trưởng, kế toán viên, kế toán đội, kế toán
công trường. Bên cạnh việc phát phiếu điều tra tác giả còn gặp gỡ, tiếp xúc, phỏng
vấn chuyên sâu trực tiếp bán cấu trúc cả trực tiếp và gián tiếp (bằng điện thoại và
email) các cán bộ có liên quan tại các DNXL tiến hành khảo sát như: Giám đốc, Kế
toán trưởng, Phó phòng tài chính kế toán, đội trưởng đội xây dựng, kỹ sư công trường,
kế toán đội,…
Sau khi tiến hành phỏng vấn chuyên sâu thu thập (Phụ lục 1) và tổng hợp dữ

liệu từ các phiếu điều tra (Phụ lục 2), tác giả đánh giá thực trạng kế toán chi phí SX
nhằm kiểm soát chi phí trong các DNXL. Các thông tin thu thập nói trên đã được sử
dụng làm tài liệu để thực hiện luận án này.
- Phương pháp thu thập tài liệu: Phương pháp này dùng để thu thập các thông
tin về từng nội dung liên quan đến kế toán chi phí SX nhằm kiểm soát chi phí trong
các DNXL như khuôn khổ pháp luật hiện hành của Việt Nam; đặc thù của các nhân
tố về hoạt động kinh doanh, tổ chức quản lý, tổ chức SX của các DNXL, cơ chế quản
lý tài chính của Nhà nước với các DNXL; ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu hóa.
Trong quá trình thu thập tài liệu và tìm hiểu thực tế đã giúp tác giả hiểu bản chất
thực trạng kế toán chi phí SX nhằm kiểm soát chi phí trong các DNXL. Từ đó, tác
giả phát hiện được hạn chế, tồn tại của vấn đề nghiên cứu trên 2 góc độ về khuôn khổ
pháp luật và thực tế thực hiện. Luận án cũng đã tiến hành thu thập các tài liệu, số liệu
tại một số các DNXL. Trên cơ sở các số liệu thu thập được, nghiên cứu sinh đã lựa
chọn những số liệu cần thiết, phù hợp để đưa vào sử dụng. Để thực hiện được phương


15

pháp này cần tổng hợp dữ liệu thứ cấp từ các chứng từ và sổ kế toán, các báo cáo kế
toán và dự toán,…. về chi phí SX có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát thực tế: Đây là phương pháp rất sinh động và thực tế vì
qua phương pháp này tất cả các giác quan của người phỏng vấn đều được sử dụng
như: mắt nhìn, tai nghe... qua đó các thông tin được ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép,
chụp lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu: Dựa vào những thông tin, tài liệu
thu thập được qua việc sưu tầm trên sách báo, tạp chí, qua việc tìm kiếm trên các
website, chính sách, chế độ, niêm giám thống kê, báo cáo của Bộ Xây dựng và các
kết quả nghiên cứu khác của các nhà khoa học trong và ngoài nước…. Tác giả phân
tích và tổng hợp để hoàn thành lý luận chung của luận án. Thông qua các cuộc phỏng
vấn, qua việc điều tra tại các DNXL,… các thông tin được lựa chọn, phân loại và sắp

xếp một cách có hệ thống, tác giả đã sử dụng phần mềm EXCEL để phân tích, tính
toán khoa học số tuyệt đối, tỉ lệ phần trăm áp dụng hay không áp dụng ở từng nội
dung, từng phần hành. Kết quả của việc điều tra, phỏng vấn đã tổng hợp lại phân tích
và đánh giá ở chương 2 của luận án.
Sau khi đã có được thông tin về thực trạng kế toán chi phí SX nhằm kiểm soát
chi phí, tác giả sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp để
có được những đặc điểm chung và những điểm khác biệt. Từ phân tích đó, Luận án
khái quát những kết quả đạt được và những tồn tại cơ bản nhất trong thực tế kế toán
chi phí SX nhằm kiểm soát chi phí trong các DNXL. Trên cơ sở tổng hợp lý luận
chung, kết hợp với phân tích thực trạng kế toán chi phí SX nhằm kiểm soát chi phí,
tác giả đề xuất những giải pháp và các kiến nghị hoàn thiện kế toán chi phí SX nhằm
tăng cường kiểm soát chi phí trong các DNXL hiện nay.
Về độ tin cậy của số liệu trong luận án, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên
cứu định lượng thông qua việc tính toán, đo lường về hệ thống kế toán chi phí SX
thông qua các phân tích thống kê dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập được số hóa. Dựa
trên các kết quả phân tích và dự báo kết hợp với lý luận cơ bản về kế toán chi phí SX
trong mối quan hệ với kiểm soát chi phí, tác giả đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện
kế toán chi phí SX nhằm tăng cường kiểm soát chi phí trong các DNXL hiện nay.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp định lượng được sử dụng trong luận án là


16

các sai số do các đối tượng được điều tra phỏng vấn đã trả chưa chính xác các câu hỏi
do hiểu sai câu hỏi, trả lời theo cảm tính chủ quan hay không hiểu, không rõ vấn đề
được hỏi. Vì vậy, để làm tăng độ tin cậy của các phân tích và đánh giá các dữ liệu
định lượng, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để làm tăng độ tin
cậy của các phân tích và đánh giá định lượng bằng việc giả định kế toán chi phí SX
nhằm kiểm soát chi phí trong các DNXL hiện nay là không phù hợp với điều kiện và
tình hình hiện tại và đáp ứng được yêu cầu và xu thế của hội nhập kinh tế toàn cầu.

Vì vậy, việc nghiên cứu kế toán chi phí SX nhằm tăng cường kiểm soát chi phí trong
các DNXL hiện nay là hết sức cần thiết. Theo đó, trên quan điểm hiểu biết riêng, tác
giả sẽ thực hiện các quan sát, phân tích và đánh giá kế toán chi phí SX nhằm kiểm
soát chi phí cả về chuẩn mực, chế độ kế toán lẫn thực tế vận dụng nhằm bổ sung,
hoàn chỉnh những thông tin định lượng nghiên cứu đã thu được. Đồng thời, phương
pháp nghiên cứu định tính cũng bổ trợ cho phương pháp định lượng bằng cách xác
định các chủ đề phù hợp với phương pháp điều tra, giúp giải thích các mối quan hệ
giữa các biến cố được phát hiện trong phương pháp định lượng. Như vậy, việc kết
hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính sẽ bổ trợ cho nhau giải
đáp được các câu hỏi nghiên cứu một cách đầy đủ, rõ ràng và đảm bảo đáp ứng mục
tiêu nghiên cứu của luận án vì các phân tích, đánh giá và kết luận sẽ được chứng minh
từ nhiều nguồn cũng như có cách nhìn nhận đa chiều về một vấn đề. Vì vậy, các giải
pháp hoàn thiện mà luận án đưa ra sẽ có cơ sở khoa học chắc chắn và tính khả thi cao.
7. Những đóng góp mới của luận án
Một là, Luận án đã phân tích làm rõ lý luận cơ bản về kế toán chi phí SX trong
mối quan hệ với kiểm soát chi phí trên cả hai góc độ KTQT và KTTC với vai trò là
công cụ chủ yếu để kiểm soát chi phí sản xuất trong DNXL. Luận án đã nghiên cứu
và khái quát hóa một số nội dung cơ bản của kế toán chi phí SX trong mối quan hệ
với mục tiêu nhằm tăng cường kiểm soát chi phí trong các DNXL.
Hai là, Từ kết quả nghiên cứu kế toán chi phí của một số quốc gia tiêu biểu trên
thế giới (Mỹ, Pháp), luận án đã rút ra được các bài học kinh nghiệm trong kế toán chi
phí SX nhằm tăng cường kiểm soát chi phí trong các DNXL ở Việt Nam.
Ba là, Luận án nghiên cứu chỉ rõ đặc thù tổ chức quản lý và đặc thù hoạt động
SXKD của các DNXL và những ảnh hưởng của nó tới kế toán chi phí SX. Trên cơ sở


×