Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Luận văn thạc sĩ giáo dục tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1945 đến năm 1975, lớp 12 THPT (chương trình chuẩn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 126 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ HUỆ

GIÁO DỤC TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975,
LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Chương trình chuẩn)

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ HUỆ

GIÁO DỤC TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975,
LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Chương trình chuẩn)

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM LỊCH SỬ
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN LỊCH SỬ)
Mã số: 60.14.10



Cán bộ hƣớng dẫn: GS.TS. Nguyễn Thị Côi

HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo, cán bộ quản
lý trường Đại học giáo dục- Đại học quốc gia Hà Nội, đã tạo điều kiện cho tôi
trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới GS. TS. Nguyễn Thị Côi, cô đã trực tiếp tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình thực hiện,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, các giáo viên nhóm sử trường trung
học phổ thông Nguyễn Trãi, trường trung học phổ thông Vũ Tiên, trường
THPT Nguyễn Đức Cảnh tỉnh Thái Bình đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều
kiện để tôi thực nghiệm khẳng định kết quả của đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn
động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, tháng 4 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thị Huệ

i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CMDTDCND


: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

DCCH

: Dân chủ cộng hòa

ĐLDT

: Độc lập dân tộc

GV

: Giáo viên

GS

: Giáo sư

HS

: Học sinh

Nxb

: Nhà xuất bản


THPT

: Trung học phổ thông

SGK

: Sách giáo khoa

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

ii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ........................................................................................................ 1
Danh mục các kí hiệu, viết tắt ............................. Error! Bookmark not defined.
Danh mục các bảng ........................................................................................... v
Danh mục các biểu đồ ...................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO
DỤC TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRONG
DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG……………………………………………………………………..13
1.1. Cơ sở lí luận ...................................................................................... 13
1.1.1. Một số khái niệm: ........................................................................................................ 13
1.1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc............................................... 16
1.1.3. Xuất phát điểm của vấn đề.......................................................................................... 24

1.1.4. Vai trò và ý nghĩa của việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân
tộc trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông. ....................... 28
1.1.5. Những yêu cầu cơ bản khi giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông............................................................................ 32
1.2. Thực trạng việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT. ...................................... 33
1.2.1. Điều tra thực tế ............................................................................................................. 33
1.2.2. Một số ý kiến nhận xét, đánh giá ............................................................................... 37
CHƢƠNG 2: CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT
NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975 Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG (Chƣơng trình chuẩn). THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .............. 40
2.1. Vị trí, mục tiêu, của lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975, lớp
12 trung học phổ thông (Chương trình chuẩn) .......................................... 40
2.1.1. Vị trí ............................................................................................................................... 40

iii


2.1.2. Mục tiêu......................................................................................................................... 41
2.2. Những nội dung cần khai thác để giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về
độc lập dân tộc cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1945
đến năm 1975, lớp 12 trung học phổ thông (Chương trình chuẩn) ........... 42
2.2.1. Ý chí bảo vệ độc lập dân tộc trong các văn kiện, lời kêu gọi của Đảng, Bác….42
2.2.2. Quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc qua các hành động chiến đấu dũng cảm, kiên
cường của quân dân ta............................................................................................................ 48
2.2.3. Kiên quyết đòi độc lập hoàn toàn qua các hiệp định ngoại giao............................ 51
2.2.4. Kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập, thống nhất Tổ quốc và chủ quyền
toàn vẹn lãnh thổ. ................................................................................................................. 55
2. 2.5. Kháng chiến, kiến quốc, để bảo vệ độc lập dân tộc, mang lại ấm no,

hạnh phúc cho nhân dân. ................................................................................................... 56
2.2.6. Độc lập dân tộc gắn liền với tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế.................. 58
2.3. Các biện pháp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong
dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975, lớp 12 trung học phổ
thông (Chương trình chuẩn) ở trên lớp. ................................................... 60
2.3.1. Những yêu cầu khi lựa chọn biện pháp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc
lập dân tộc trong dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975, lớp 12 trung
học phổ thông (Chương trình chuẩn). .................................................................................. 60
2.3.2 Các biện pháp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học
lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1975, lớp 12 (Chương trình chuẩn) ở trên lớp............. 63
2.4. Thực nghiệm sư phạm. ...................................................................... 84
2.4.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................................ 84
2.4.2. Nhiệm vụ thực nghiệm................................................................................................ 84
2.4.3. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................................... 85
2.4.4. Nội dung thực nghiệm................................................................................................. 85
2.4.5. Phương pháp tiến hành thực nghiệm......................................................................... 86
2.4.6. Kết quả thực nghiệm ................................................................................................... 87
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................ Error! Bookmark not defined.

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng số lượng giáo viên và học sinh được tiến hành điều tra ....... 34
Bảng 1.1.1: Mức độ HS được giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường THPT......35
Bảng 1.1.2: Những hình thức được giáo viên tiến hành trong quá trình giáo
dục tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường THPT...... .............................................. 36
Bảng 1.1.3: Mức độ GV “Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về Độc lập dân tộc
trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1975, lớp12 trung học phổ

thông chương trình chuẩn” .............................................................................. 36
Bảng 2.1. Đối tượng thực nghiệm của đề tài .................................................. 85
Bảng 2.2. Kết quả kiểm tra của học sinh lớp thực nghệm và đối chứng ........ 87
Bảng 2.3. Bảng điểm kiểm tra đã xử lí kết quả thực nghiệm của HS lớp 12 ... 88
Bảng 2.4. Tổng hợp kết quả kiểm tra của học sinh lớp thực nghệm và đối
chứng ............................................................................................................... 90

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Biểu đồ tỉ trọng học sinh được tham gia giáo dục tư tưởng Hồ Chí
Minh ở trường THPT ...................................................................................... 35
Hình 2.1. Biểu đồ điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm và đối chứng Trường
THPT Nguyễn Trãi ........................................................................................ 88
Hình 2.2. Biểu đồ điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm và đối chứng Trường
THPT Vũ Tiên ................................................................................................. 89
Hình 2.3. Biểu đồ điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm và đối chứng Trường
THPT Nguyễn Đức Cảnh ................................................................................ 89
Hình 2.4. Biểu đồ tổng hợp điểm kiểm tra của các lớp thực nghiệm và đối
chứng ............................................................................................................... 90

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử thuộc về quần chúng nhân dân, trong đó có những cá nhân ở thời
điểm nhất định đóng vai trò quan trọng quyết định sự phát triển của lịch sử. Lịch
sử Việt Nam hiện đại gắn liền với tên tuổi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí

Minh. Người đã trở thành huyền thoại - vĩ nhân của dân tộc. Người được thế giới
tôn vinh là anh hùng giải phóng dân tộc - danh nhân văn hóa thế giới. Trong suốt
cuộc đời hoạt động cách mạng hết lòng vì dân, vì nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
để lại một di sản tinh thần vô cùng quý giá và sâu sắc cho Đảng và dân tộc ta đó
chính là tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa Mac Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là
kim chỉ nam soi đường cho cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi
khác trong suốt hơn 80 năm qua. Chính vì vậy, Đại hội lần thứ VII (1991) của
Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho hành động”.
Tư tưởng xuyên suốt trong toàn bộ cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh là “độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.
Bước sang thế kỉ XXI, Việt Nam tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước những thời cơ, thách thức của xu thế
hội nhập quốc tế, những âm mưu "diễn biến hòa bình" chống phá của các thế
lực phản động trong và ngoài nước với những diễn biến phức tạp, nhất là vấn
đề chủ quyền biển đảo trong tình hình hiện nay. Hội nhập quốc tế, mở rộng
quan hệ với các quốc gia, các vùng lãnh thổ là tất yêu nhưng ĐLDT, chủ
quyền quốc gia là nguyên tắc bất di, bất dịch.
Để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, bảo vệ độc lập, chủ
quyền dân tộc trong tình hình hiện nay, giáo dục nói chung và giáo dục phổ
thông nói riêng phải có trách nhiệm đào tạo con người Việt Nam “…phát triển
toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát
triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách
con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân;

1


chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham
gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. [33, điều 27, mục 1].

Trong các môn học ở trường THPT, môn Lịch sử có ưu thế trong việc
giáo dục thế hệ trẻ về tư tưởng, đạo đức. Từ người thực, việc thực trong quá
khứ sẽ gợi dậy cho HS những tư tưởng, tình cảm đúng đắn, là hành trang cần
thiết cho thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
trước xu thế mở cửa hội nhập với thế giới. Vì vậy việc giáo dục tư tưởng Hồ
Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT nói riêng trong dạy học
Lịch sử trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên qua thực tế
điều tra tình hình chất lượng giáo dục Lịch sử nói chung, giáo dục tư tưởng
Hồ Chí Minh ĐLDT nói riêng còn nhiều hạn chế do cả yếu tố chủ quan và
khách quan. Chính vì thế để đạt được những mục tiêu giáo dục nói trên, cần
thiết phải có những biện pháp đồng bộ, có sức thuyết phục, có tính cộng đồng,
có sức lan toả cao.
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi quyết định chọn vấn đề: "Giáo
dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt
Nam từ năm 1945 đến năm 1975, lớp 12 Trung học phổ thông (chương
trình chuẩn) làm đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm lịch sử chuyên ngành Lý
luận và phương pháp dạy học lịch sử.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Bàn về vấn đề tư tưởng Hồ Chí Minh và cuộc đời của Người, về giáo
dục tư tưởng Hồ Chí Minh, về phương pháp dạy học Lịch sử có rất nhiều các
công trình khoa học, ở trong và ngoài nước nghiên cứu. Có thể tiếp cận những
công trình của các tác giả, các nhà khoa học theo hướng sau:
2.1. Tài liệu nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh
Trước hết, để trình bày tổng hợp tư tưởng Hồ Chí Minh đã có nhiều
công trình nghiên cứu và biên soạn:
- Cuốn "Hồ Chí Minh và con người Việt Nam trên con đường dân giầu
nước mạnh" của Phạm Văn Đồng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993

2



nghiên cứu tư tưởng và con người Hồ Chí Minh với công cuộc đổi mới. Tác
phẩm đã khẳng định: Hồ Chí Minh là một nhà yêu nước, đồng thời là một
chiến sĩ cộng sản. Từ đó đề cập tới câu nói nổi tiếng của Hồ Chí Minh:
"Không có gì quý hơn độc lập tự do". Độc lập, tự do ở đây là độc lập của dân
tộc, tự do của nhân dân, của con người. Độc lập đi liền với tự do là ĐLDT gắn
liền với CNXH. Đây là một gợi mở rất sâu sắc khi nghiên cứu chủ nghĩa yêu
nước Hồ Chí Minh.
- Cuốn "Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam" do
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia ấn hành năm
1997. Tác giả đã khẳng định truyền thống yêu nước của dân tộc đã phát triển
thành chủ nghĩa yêu nước. Và chính chủ nghĩa yêu nước đó đã thúc đẩy Hồ Chí
Minh ra đi tìm đường cứu nước. Chủ nghĩa yêu nước, ý chí đấu tranh về độc
lập dân tộc là một trong những nguồn gốc chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh
- Cuốn "Nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh", Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1998, tác giả Phạm Văn Đồng cũng khẳng định hành trang
ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là truyền thống lịch sử 4000
với sức sống mãnh liệt của một dân tộc. Đó là một nhận thức cơ bản trong tư
tưởng Hồ Chí Minh, giúp ta suy nghĩ tới việc nghiên cứu tư tưởng ĐLDT của
Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh, Hội đồng trung ƣơng chỉ đạo biên soạn,
Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; Học
viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tập bài giảng tư tưởng Hồ Chí Minh
(Hệ cử nhân chính trị), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2003. đây là những
công trình biên soạn công phu, cho cái nhìn nhiều chiều và toàn diện về cuộc
đời hoạt động của Bác, và mỗi cuốn sách đều đề cập cụ thể đến những vấn đề
tư tưởng Hồ Chí Minh trên nhiều khía cạnh như: tư tưởng Hồ Chí Minh về
Độc lập dân tộc, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng dân tộc; tư
tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên Chủ nghĩa


3


xã hội ở Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc… Đồng thời
các tác phẩm này còn nêu rõ các yếu tố của điều kiện lịch sử - xã hội, nguồn
gốc và quá trình hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh Trong các tác phẩm cũng
nêu bật được những giá trị trường tồn của Tư tưởng Hồ Chí Minh trên các lĩnh
vực cũng như giá trị thực tiễn trong thời đại ngày nay.
- Cuốn "Đến với tư tưởng Hồ Chí Minh" của Trần Bạch Đằng, Nxb Trẻ,
2004. Tác giả đã khẳng định "tư tưởng Hồ Chí Minh được ấp ủ lâu dài trong cái
nôi chủ nghĩa yêu nước, tắm mình sâu sắc trong tâm hồn dân tộc, là kết tinh
truyền thống nhiều nghìn năm dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam"...
- Cuốn "Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng Hồ Chí Minh" của
GS, NGND Đinh Xuân Lâm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, đã tập
hợp nhiều bài nghiên cứu, trong đó có một số bài phục vụ cho đề tài như "Chủ
nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh - sự kết hợp biện chứng giữa truyền thống và
thời đại", "Về con đường cứu nước của Hồ Chí Minh"...
Bên cạnh đó còn có thể kể đến những tác phẩm và công trình khoa học
nghiên cứu, tổng hợp về các vấn đề liên quan mà đề tài đang nghiên cứu như:
Hồ Chí Minh, Vì độc lập-tự do, vì CNXH, Nxb sự thật Hà Nội,1970.
GS.Phan Ngọc Liên (chủ biên), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh với thời đại,
Nxb Lao động, Hà Nội, 2001; Võ Nguyên Giáp, Một số vấn đề nghiên cứu tư
tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Công an nhân dân, 2005; bài viết của PGS.TS Trần
Bá Đệ về Vấn đề dân tộc thuộc địa trong Tư tưởng Hồ Chí Minh được in trong
Thông báo khoa học số 6/1994.
Trên đây là nguồn tài liệu quý giá để chúng tôi tham khảo khi tìm hiểu về
tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc mà đề tài nghiên cứu.
2.2. Tài liệu nghiên cứu về giáo dục học và giáo dục lịch sử
2.2.1. Tài liệu nghiên cứu nước ngoài
Jean Piaget, Tâm lí học và giáo dục học, Nxb Giáo dục,2001. Cuốn

sách do Trần Nam Lương, Phùng Đệ, Lê Thi dịch. Cuốn sách đề cập đến
những nguyên tắc giáo dục và những dữ kiện tâm lí học.

4


B.P.Êxipôp (Liên Xô trước đây) trong cuốn Những cơ sở của lý luận
dạy học, Tập 3, Nxb Giáo dục, 1971 nhấn mạnh đến việc nâng cao tính tích
cực sự sáng tạo, tính tự lập, ham hiểu biết trong quá trình học tập của học
sinh. Nêu rõ nhiệm vụ của nhà trường là phải phát triển tính tích cực và
phương pháp làm việc tự lập của học sinh.
I.Ia.Lécne, nhà giáo dục học Liên Xô trước đây với cuốn sách Dạy
học nêu vấn đề, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1977 đã làm sáng tỏ bản chất và cơ sở
dạy học nêu vấn đề, nhấn mạnh tầm quan trọng của tư duy tích cực trong quá
trình nhận thức của học sinh. Đồng thời, ông cũng chỉ ra tác dụng của việc
dạy học nêu vấn đề đối với việc phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh.
Một trong những vấn đề quan trong trong việc hướng tới dạy học lấy học sinh
làm trung tâm.
I.F.Kharlamôp, Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế
nào. Nguyễn Thị Trang và Nguyễn Ngọc Quang dịch, Nxb GD, H, 1978, đã
đề cập tới những biện pháp nhằm kích thích hoạt động nhận thức của học sinh
trong trình bày bài mới, củng cố kiến thức, ôn tập tài liệu đã học và khi tổ
chức công tác tự học cho học sinh..
N.V.Savin, Giáo dục học, tập 1, Nxb Giáo dục, 1983 đã nêu ra vấn đề
làm thế nào để khơi gợi được hoạt động nhận thức tích cực của học sinh để
các em nắm được những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Đồng thời tác giả cũng chỉ
rõ những biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy học trong học tập.
Tiến sĩ N.G.Đairi, Chuẩn bị giờ học Lịch sử như thế nào, Nxb Giáo
dục, Hà Nội, 1973, tác giả đã khẳng định hoạt động nhận thức tích cực độc
lập của học sinh là một điều kiện bắt buộc đối với giờ học được tổ chức một

cách khoa học và có hiệu quả. Đồng thời, tác giả chỉ rõ tiến hành giờ học
được tổ chức một cách khoa học và có hiệu quả. Muốn tiến hành giờ học Lịch
sử đạt hiệu quả cao thì cần phải chuẩn bị giáo án, vận dụng linh hoạt các
khâu, các phương pháp dạy học. Ông cũng đưa ra một sơ đồ, có thể được coi

5


như kim chỉ nam cho người giáo viên lịch sử về cách sử dụng linh hoạt các tư
liệu để làm rõ kiến thức cơ bản trong SGK.
2.2.2. Tài liệu nghiên cứu trong nước:
* Tài liệu nghiên tâm lí, giáo dục học.
- Cuốn Giáo dục học hiện đại của Thái Duy Tuyên, Nxb ĐHQG Hà
Nội, 2001 đề cập đến vấn đề nhận thức đối tượng giáo dục học trong điều
kiện hiện nay, sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học, tích cực hóa các hoạt
động nhận thức của học sinh và một số yêu cầu, phương hướng hoàn thiện
giáo dục đạo đức, bồi dưỡng nhân tài trong nhà trường.
- Phan Trọng Ngọ, Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà
trường, Nxb ĐHSP, 2005 đã giới thiệu khái quát về các phương pháp dạy học
đang được dùng trong các nhà trường hiện nay như nhóm phương pháp dùng
lời, nhóm phương pháp trao đổi, nhóm phương pháp tổ chức hành động học
của học viên… Ngoài ra còn có cuốn sách của Đặng Thành Hƣng, Dạy học
hiện đại – Lí luận, biện pháp, kĩ thuật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2002.
- Giáo trình Giáo dục học do PGS.TS. Phạm Viết Vƣợng biên soạn,
Nxb ĐHSP, 2008 đã cập nhật những thông tin khoa học mới về khoa học giáo
dục trong và ngoài nước, đáp ứng xu thế phát triển của xã hội và thời đại
trong đó có vấn đề giáo dục và sự phát triển nhân cách học sinh hay hệ thống
các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trong trường phổ thông…
- Cuốn sách do Bùi Minh Hiền (chủ biên), Lịch sử giáo dục thế giới,
Nxb Đại học sư phạm, 2013. Đây là cuốn sách trình bày một cách khái quát

những vấn đề chung về lịch sử giáo dục thế giới qua các thời kì, quan điểm về
giáo dục của các nhà giáo dục học nổi tiếng trên thế giới như F.Froebell
người Đức, Usinxki người Nga hay học thuyết giáo dục của Mác-Ăngghen …
đều nhấn mạnh giáo dục phải có tính dân tộc, giáo dục đào tạo nên con người
phát triển cả về đức, trí, thể, mĩ trong đó đạo đức chiếm địa vị quan trọng bậc
nhất. Theo Usinxki “giáo dục đạo đức yêu cầu bồi dưỡng cho thế hệ trẻ
những đức tính sau đây: lòng nhân đạo, trung thành, thật thà, tình yêu lao

6


động….phẩm chất đạo đức cao nhất đó là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần hy
sinh vì Tổ quốc.” [ 17, tr 120]
* Tài liệu nghiên cứu về giáo dục học lịch sử
Trước hết vấn đề nghiên cứu được đề cập đến trong các cuốn giáo trình:
Phương pháp dạy học Lịch sử, GS Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị chủ biên,
Nxb Giáo dục,tập1, năm 1976, tập 2, năm 1980; Phương pháp dạy học Lịch
sử, Nxb Giáo dục, Trần Văn Trị (chủ biên) và các tác giả khác, tập I, II, Nxb
Giáo dục, 1992. tái bản có sửa chữa, bổ sung năm: 1998, 1999, 2000, 2001,
Phương pháp dạy học Lịch sử do Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Trịnh Đình
Tùng, Nguyễn Thị Côi, Nxb Đại học sư phạm, tập 1,2, năm 2002, tái bản có
sửa chữa bổ sung, năm 2009, 2010. Trong những cuốn giáo trình trên, các tác
giả đã đề cập toàn diện các vấn đề về Phương pháp dạy học Lịch sử ở trường
phổ thông. Khi nói tới chức năng nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử ở trường phổ
thông, nội dung các cuốn trình đã chỉ rõ ưu thế của kiến thức lịch sử trong
việc giáo dục tư tưởng, tình cảm cho thế hệ trẻ, nội dung, nguyên tắc, biện
pháp giáo dục.
Cuốn sách của Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng… Phát huy tính
tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường trung học cơ sở, Nxb
Giáo dục, Hà Nội, 1999. Ngoài ra còn phải kể đến các công trình nghiên cứu

khác của các tác giả GS Nguyễn Thị Côi, Các con đường, biện pháp nâng
cao hiệu quả dạy hoc Lịch sử ở trường phổ thông, Nxb Đại học sư phạm, năm
2008. Đây là những bộ sách quý, cung cấp phần đáng kể kiến thức về phương
pháp dạy học bộ môn, các hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát huy
tính tích cực của học sinh và lấy học sinh làm trung tâm.
Phan Ngọc Liên, Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường,
Nxb từ điển bách khoa Hà Nội, 2009, tác giả đã nhấn mạnh về tầm quan trọng
và sự cần thiết của việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ, chủ
nhân tương lai của đất nước trong nhiều cấp học, môn học. Trong đó có đoạn
viết “những hiểu biết về tư tưởng Hồ Chí Minh được quán triệt trong tất cả

7


các môn học chủ yếu là các môn về khoa học xã hội và nhân văn như Văn
học, Địa lí, Lịch sử, Giáo dục công dân ở các trường phổ thông…” [31.tr 9].
Bài viết của PGS.TS Trần Bá Đệ, Một vài suy nghĩ về tấm gương
Bác Hồ thời trẻ đối với giáo dục thanh niên và Chủ tịch Hồ Chí Minh với
việc bồi dưỡng các thế hệ cách mạng thông qua giáo dục bằng gương người
thực, việc thực, được in trong thông báo khoa học số 2/1985; GS. Phan
Ngọc Liên, Về việc giảng dạy, học tập cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của
Bác Hồ trong trường phổ thông, Thông báo khoa học số 2, 1985; hay bài
viết cuả tác giả về: Đổi mới việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ theo tư
tưởng Hồ Chí Minh (Tạp chí NCGD, số 5-1996), đã nhấn mạnh đến việc cần
thiết của việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, đặc biệt là học tập từ tấm
gương tiêu biểu của Hồ Chí Minh thông qua cơ sở lý luận và những bài học
thực tiễn cụ thể.
Bên cạnh đó còn có thể kể đến rất nhiều những tài liệu nghiên cứu khác đề
cập đến vấn đề liên quan như: GS Phan Ngọc Liên (chủ biên), Sử dụng tư liệu
Hồ Chí Minh trong nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử, Đề tài nghiên cứu cấp bộ,

ĐHSPHN, Hà Nội, 2002; Đoàn Thế Hanh, Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội - Sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều
kiện hiện nay, Tạp chí Cộng sản, số 777, năm 2007;
Ngoài ra, còn phải kể đến những công trình luận văn của các tác giả như:
Trần Thị Bích Thủy, Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải
phóng dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1945, lớp 12
trung học phổ thông (chương trình chuẩn), Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch
sử, Đại học giáo dục-Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2012 đã đề cập đến vấn đề tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc và những biện pháp
giáo dục học sinh về vấn đề trên trong dạy Lịch sử Việt Nam từ năm 1919-1945.
Nguyễn Thị Thanh Chung, Giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh
cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1945 lớp 12 THPT
(Chương trình chuẩn), Đại học giáo dục- ĐHQG Hà Nội, 2012. Luận văn của

8


tác giả cũng đã đề cập đến vai trò, ý nghĩa và những biện pháp giáo dục lòng
kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam
từ 1919 đến 1945 lớp 12 THPT.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên đã nêu được nội dung tư tưởng
Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, cũng như những tư liệu về giáo dục học nói
chung về phương pháp dạy học Lịch sử nói riêng và đã chỉ ra cho chúng tôi
những biện pháp giáo dục, cũng như tính thiết thực của việc giáo dục tư tưởng
Hồ Chí Minh trong giảng dạy dưới trường THPT. Đây chính là nguồn tư liệu
quý giá, phong phú giúp cho chúng tôi tham khảo, kế thừa có chọn lọc trong quá
trình thực hiện đề tài luận văn của mình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Quá trình giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về Độc lập dân tộc trong

dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975, lớp 12 trung học phổ thông
(chương trình chuẩn)
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi giới hạn của đề tài, chúng tôi không nghiên cứu tất cả
các vấn đề về Tư tưởng Hồ Chí Minh mà chỉ đi sâu tìm hiểu những nội dung
trong tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc phù hợp với khả năng giáo
dục của môn Lịch sử, và đề xuất một số biện pháp giáo dục trong dạy học
Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975, lớp 12 trung học phổ thông
(chương trình chuẩn) khi tiến hành bài học trên lớp.
Việc điều tra, thực nghiệm sư phạm được tiến hành ở một số trường THPT
trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục tư tưởng Hồ
Chí Minh về độc lập dân tộc, đề tài xác định những nội dung trong tư tưởng
Hồ Chí Minh về vấn đề này và đề xuất biện pháp giáo dục học sinh trong dạy

9


học Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975, lớp 12 trung học phổ thông
(chương trình chuẩn).
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể:
- Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, lí luận tâm lí giáo
dục, giáo dục lịch sử về việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cho HS.
- Nghiên cứu chương trình, SGK lịch sử lớp 12 phần lịch sử Việt Nam từ
năm 1945 đến năm 1975 và xác định những nội dung kiến thức Lịch sử có khả
năng giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc của trong quá trình dạy
học.

- Điều tra khảo sát thực tiễn dạy học Lịch sử, đặc biệt là việc giáo dục
tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam
hiện nay tại trường THPT.
- Đề xuất biện pháp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc,
trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1975, lớp 12 trung học phổ thông
(chương trình chuẩn).
- Thực nghiệm sư phạm một bài học Lịch sử trong chương trình THPT
(chương trình chuẩn) để khẳng định tính khả thi của các biện pháp mà đề tài đưa ra.
5. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của đề tài, là lý luận của chủ nghĩa MácLêNin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về giáo dục
đào tạo, lý luận tâm lý học, giáo dục học, giáo dục Lịch sử.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Nghiên cứu lý thuyết
- Phân tích, tổng hợp, khái quát các tài liệu tâm lý học, giáo dục học,
giáo dục Lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và các tài liệu
Lịch sử liên quan đến đề tài.

10


- Nghiên cứu chương trình, nội dung SGK lớp 12 phần Lịch sử Việt
Nam từ năm 1945 đến năm 1975.
5.2.2. Nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra thực tiễn việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân
tộc thông qua phiếu điều tra, dự giờ, phỏng vấn đối với giáo viên dạy bộ môn
lịch sử, học sinh lớp 12 ở một số trường THPT tỉnh Thái Bình.
5.2.3. Thực nghiêm sư phạm:
Soạn bài, tiến hành thực nghiệm sư phạm một bài học Lịch sử cụ thể

trong giờ học nội khóa ở trường THPT .
5.2.4. Sử dụng toán học thống kê để xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm.
6. Giả thuyết khoa học
Trong dạy học Lịch sử ở trường THPT, nếu vận dụng các biện pháp giáo
dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc theo những yêu cầu mà luận văn
đưa ra sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn nói chung và giáo dục
tư tưởng, đạo đức cho học sinh nói riêng.
7. Đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần:
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh
nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT nói riêng trong dạy học Lịch sử
ở trường THPT.
- Phản ánh được thực trạng giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT ở
các trường THPT.
- Xác định được những nội dung tư tưởng ĐLDT của Hồ Chí Minh cần giáo
dục khi dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 ở trường THPT.
- Đề xuất các biện pháp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân
tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975, lớp 12
THPT (chương trình chuẩn) ở trên lớp
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1. Ý nghĩa khoa học

11


Làm phong phú lý luận dạy học bộ môn về vấn đề giáo dục tư tưởng, tình
cảm, đạo đức cho HS nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc nói riêng.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp bản thân và đồng nghiệp có thể vận
dụng vào công tác dạy học Lịch sử ở trường THPT để nâng cao chất lượng dạy

học bộ môn.
- Là tài liệu tham khảo cho học viên, sinh viên sư phạm khi nghiên cứu
bộ môn phương pháp dạy học Lịch sử.
9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm có 2 chương :
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí
Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường trung
học phổ thông.
Chƣơng 2. Các biện pháp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập
dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975, lớp 12
trung học phổ thông (chương trình chuẩn). Thực nghiệm sư phạm.

12


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC TƢ TƢỞNG
HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
VIỆT NAM Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số khái niệm:
- Khái niệm tư tưởng.
Tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức, là biểu hiện quan hệ của
con người đối với thế giới xung quanh. Trong thuật ngữ “tư tưởng Hồ Chí
Minh”, khái niệm “tư tưởng” có ý nghĩa ở tầm khái quát triết học. “ “Tư tưởng”
ở đây không phải dùng với nghĩa tinh thần - tư tưởng, ý thức tư tưởng của một
cá nhân, một cộng đồng mà với nghĩa là một hệ thống những quan điểm, quan
niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học (thế giới quan và
phương pháp luận) nhất quán, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp,

một dân tộc, được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo
hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực.” [41.tr 9 ]
- Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh.
Khi nói tới tư tưởng Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khái quát:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là lý luận về con đường cách mạng Việt Nam... Đó là
tư tưởng cách mạng mà cốt lõi là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội (giai
cấp), giải phóng con người. Nói tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân
tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội hay nói ngắn gọn hơn là độc lập, dân chủ và
chủ nghĩa xã hội” [13, tr.78]
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) và Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011) đã khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí
Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của
cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các

13


giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân
loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta,
mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng
lợi” [43, tr88]
Trong định nghĩa này, Đảng ta đã làm rõ các vấn đề:
Một là, về bản chất cách mạng, khoa học và nội dung của tư tưởng Hồ Chí
Minh. Đó là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản
của cách mạng Việt Nam, phản ánh những vấn đề có tính quy luật của cách
mạng Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác Lênin là nền
tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và dân tộc Việt Nam.
Hai là, nguồn gốc tư tưởng, lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ
nghĩa Mác Lênin; giá trị văn hóa dân tộc; tinh hoa văn hóa nhân loại.

Ba là, tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc,
mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta giành thắng
lợi vì vậy nó có giá trị to lớn, có ý nghĩa, sức hấp dẫn và sức sống lâu bền.
Dù định nghĩa theo cách nào, tư tưởng Hồ Chí Minh đều được nhìn nhận với
tư cách là một hệ thống lí luận, tư tưởng Hồ Chí Minh có cấu trúc logic chặt
chẽ và có hạt nhân cốt lõi, đó là tư tưởng về độc lập dân tộc,dân chủ và chủ
nghĩa xã hội; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội nhằm giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Dựa trên định hướng cơ bản các văn kiện đại hội của Đảng Cộng sản Việt
Nam, các nhà khoa học đã đưa ra định nghĩa: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ
thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng
Việt Nam, từ cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội
chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa MácLênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân
tộc, và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải
phóng con người”[41.tr19]
Trên cơ sở những định nghĩa, khái niệm của các nhà nghiên cứu và của Đảng,
theo tôi tư tưởng Hồ Chí Minh nghĩa là Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống

14


những quan điểm toàn diện và sâu sắc về các vấn đề cơ bản của cách mạng
Việt Nam, từ cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp đến cách
mạng xã hội chủ nghĩa đó chính là sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa
Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh của tinh
hoa văn hóa dân tộc với văn hóa nhân loại và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc.
Từ khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta có thể hiểu rằng tư
tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc là những quan điểm của Người về vấn

đề độc lập dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được xu hướng
phát triển của thời đại, từ một người chiến sĩ yêu nước, Người đã bắt gặp chủ
nghĩa Mác – Lênin và trở thành người cộng sản. Từ đó, Người rút ra kết luận:
Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con
đường cách mạng vô sản. Đó là con đường cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
do Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo nhằm đánh đổ đế quốc và
phong kiến tay sai, giành độc lập dân tộc, thực hiện người cày có ruộng, sau đó
tiến lên làm cách mạng XHCN, thực hiện CNXH và chủ nghĩa cộng sản ở Việt
Nam. Đó là đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, kết hợp
chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, kết hợp sức
mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại nhằm đi tới mục tiêu cao cả là giải phóng
dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người.
Từ việc tìm hiểu khái niệm, nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh
chúng ta có thể khẳng định tư tưởng “Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là
nét nổi bật và xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh. “Muốn cứu nước giải phóng
dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản đó
là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, giải phóng dân tộc gắn liền với giải
phóng giai cấp.” [38. Tr9]
Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc được xem như là
chìa khóa để mở cửa đi vào kho tàng tư tưởng Hồ Chí Minh và cũng là niềm

15


khát khao cháy bỏng, là mục tiêu quan trọng nhất của cách mạng Việt Nam và
là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của cả dân tộc.
1.1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
1.1.2.1. Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành dưới tác động, ảnh hưởng của
những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể của dân tộc và thời đại mà Người đã

sống và hoạt động.
Cuối thế kỉ XIX, trước sự xâm lược của thực dân Pháp, vua quan nhà
Nguyễn chống cự yếu ớt rồi phản bội lại dân tộc, từng bước kí những hiệp
ước bất bình đẳng dâng đất nước ta cho Pháp, đưa đất nước ta từ một quốc gia
phong kiến độc lập, tự do thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Trong khi đó
thì nhân dân ta kẻ trước ngã, người sau đứng dậy, mưu cầu giải phóng dân tộc
tiêu biểu như phong trào Cần Vương.
Sang đầu thế kỉ XX, bất chấp những thất bại của phong trào yêu nước
trước đó, mặc kệ sự hèn nhát của triều đình phong trào yêu nước chống Pháp
của nhân dân ta vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ và chuyển dần theo khuynh
hướng cứu nước mới -dân chủ tư sản- với sự của đóng góp của các sĩ phu yêu
nước tiến bộ tiêu biểu như phong trào Đông Du (Phan Bội Châu), Đông Kinh
Nghĩa Thục (Lương Văn Can), Duy Tân (Phan Chu Trinh), Việt Nam Quang
phục hội... song chưa có đường lối đúng nên cách mạng chưa thành công..
Như vậy dù trong hoàn cảnh nào dân tộc Việt Nam cũng luôn phát huy
cao độ truyền thống yêu nước, ý chí đấu tranh bảo vệ nền độc lập của dân tộc,
đây chính là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Dù còn ít tuổi nhưng
Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) đã có nhãn quan chính trị tuyệt vời, Người
nhận thấy sự thất bại của các phong trào cứu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX không phải do nhân dân ta thiếu anh hùng, các lãnh tụ phong trào kém nhiệt
huyết mà vì họ thiếu đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn, phù hợp. Cho nên
phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn giành được thắng lợi phải đi theo
một con đường cách mạng mới.

16


Nguyễn Tất Thành sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn
lên trên quê hương có bề dầy truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm, đã
đóng góp bao người con ưu tú cho đất nước Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu,

Đặng Dung, các lãnh tụ yêu nước cận đại như Phan Đình Phùng, Phan Bội
Châu... Tất cả những điều đó đã hun đúc trong Người tinh thần yêu nước, ý
chí đấu tranh để bảo vệ nền độc lập của dân tộc và quyết tâm ra đi tìm đường
cứu nước. Xuất phát từ lòng yêu nước và trên cơ sở rút kinh nghiệm của các
thế hệ cách mạng tiền bối ngày 5-6-1911 Nguyễn Tất Thành đã bắt đầu
cuộc hành trình vạn dặm đi tìm đường cứu nước. Người bước lên vũ đài
chính trị vào lúc mà Chủ nghĩa tư bản đã từ giai đoạn tự do cạnh tranh
chuyển sang giai đoạn Chủ nghĩa đế quốc, chúng vừa tranh giành xâu xé
thuộc địa vừa vào hùa với nhau để nô dịch các dân tộc nhỏ yếu trong vòng
kìm kẹp thuộc địa của chúng.
Ngày 7/11/1917, cuộc Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã lật đổ
sự thống trị của giai cấp tư sản, mang lại quyền lợi cho giai cấp vô sản. Thắng
lợi của cách mạng tháng Mười Nga đã tác động mạnh mẽ đến phong trào cách
mạng thế giới nói chung đặc biệt là đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng
phát triển mạnh mẽ theo con đường cách mạng vô sản. Cách mạng tháng
Mười Nga thắng lợi đã tác động sâu sắc đến nhận thức của Nguyễn Ái Quốc.
Người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc đã đại diện cho nhân dân An Nam
gửi tới Hội nghị Véc xây (6/1919) bản yêu sách 8 điều đòi các quyền tự do dân
chủ tối thiểu cho dân tộc mình. Những yêu sách đó đã không được chấp nhận,
Nguyễn ái Quốc rút ra bài học: Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể
trông cậy vào bản thân mình.
Vượt lên những hạn chế của các nhà yêu nước đương thời, sau bao nhiêu
năm bôn ba tìm đường cứu nước, năm 1920, Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh)
đến với chủ nghĩa MácLênin - tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại, tìm thấy con
đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc
không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”; “Độc lập

17



×