Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

thành tựu nuôi cấy mô tế bào thực vật trên hoa lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.27 KB, 17 trang )

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1.

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong những năm gần đây kinh tế nước ta dần dần đi lên để hội nhập vào nền

kinh tế trong khu vực và thế giới, hiện nay với nhiều mặt hàng nông nghiệp xuất
khẩu như: Cà phê, tiêu, điều, cao su, gạo… sản xuất nông nghiệp đã đóng góp một
phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, cùng với những thành tựu to lớn đạt
được trong sản xuất nông nghiệp, ngành sản xuất hoa lan có những bước tiến đáng
kể. Ở một số nước trên thế giới ngành trồng hoa cây cảnh nói chung và hoa Lan
nói riêng là một ngành sản xuất công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Hoa lan là loài hoa vương giả,với vẻ đẹp kiều kỳ,huyền bí,có giá trị sử dụng
và giá trị kinh tế cao.Hiện nay ở nước ta,hoa lan được nhiều người quan tâm và
nghiên cứu.Hàng năm có nhiều giống hoa lan được lai tạo và nhập nội, nhiều
tiếnbộ kỹ thuật mới được nghiên cứu và áp dụng trong sản xuất nên qui mô trồng
hoa lan ngày càng được nâng cao [4]
Từ xưa tới nay, Lan được biết đến như một loài hoa quý phái, hoa của bậc vua
chúa vương giả. Lan ở Việt Nam đẹp vẻ thanh cao lại chưa đựng nhiều ý nghĩa.
Cùng với sự phát triển của ngành trồng Lan trong thời gian qua, loài hoa quý này
không chỉ làm đẹp hơn hình ảnh của Việt Nam trong con mắt du khách đến với
nước xứ sở nhiệt đới này mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Chính vì thế, ngày nay đã có nhiều người biết chơi hoa. Bắt kịp thị hiếu này,
hiện nay đã xuất hiện nhiều cơ sở kinh doanh hoa Lan với nhiều chủng loại, giá cả
khác nhau. Do đó việc nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô in –vitro tạo ra hàng
loạt các cây con giống có năng suất và phẩm chất như bố mẹ chọn lọc. Từ một cây
mẹ ban đầu có thể nhân ra hàng ngàn cây con có kích thước và chất lượng đồng
đều như nhau, giúp việc nhân giống được nhanh hơn. Mặt khác cây con ổn định về
1



mặt di truyền đồng thời giảm tác hại cho cây giống và và giá cả phải chăng là vô
cùng hữu ích.
Nuôi cấy mô đã mở ra nhiều khả năng nhân giống cây hoa lan trong suốt
hơn nửa thế kỉ qua, chất lượng hoa được cải thiện, nhiều giống hoa lan lai tạo mới
ra đời mang lại nhiều nguồn lợi nhuận khổng lồ.
Vì những lí do trên nên tôi tiến hành chọn nghiên cứu vấn đề “ Thành tựu
nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào trên cây hoa Lan”.
1.2. Tình hình nghiên cứu hoa lan trên thế giới và Việt Nam
1.2.1

Tình hình nghiên cứu trên thé giới
+ Nhân giống bằng phương pháp hữu tính: Là sự kết hợp giữa hai giao tử,

giao tử đực và giao tử cái tạo hợp tử sau đó phát triển thành hạt và từ hạt phát triển
thành cây con. Thực tế trên thế giới việc nghiên cứu về cây phong lan đã được biết
đến từ năm 1973, song đến năm 1844, Newman một nhà vườn pháp mới làm nảy
mầm hạt lan bằng cách rắc hạt lên các cục đất quanh gốc cây lan to và sự thành
công này được lan rộng nhưng chưa có lời lý giải cụ thể. Năm 1904, Noel Bernard
thực hiện phương pháp gieo hạt cộng sinh với nấm để gây sự nảy mầm, ông nhận
thấy rằng các cây lan con nảy mầm trong rừng đều bị nhiễm nấm, ông đã cô lập
các nấm ở rế cây lan con và cấy vào hạt lan, chính bằng cách này ông là người đầu
tiên làm cho 100% hạt lan nảy mầm. Năm 1909, Hán Burff đã làm nảy mầm được
hạt của Laclio Cattleya trên môi trường dỉnh dinh dưỡng 0.33% đường saccarose
trong điều kiện hoàn toàn bóng tối, năm 1972, Lewis Krusdo, một nhà khoa học
người Mỹ lại thành công trong việc gieo hạt ở môi trường thạch và ông nhận thấy
rằng sự nảy mầm của hạt còn phụ thuộc vào thời gian hái quả. Dựa vào phương
pháp nhân giống hữu tính người ta có thể lai tạo để tạo ra các con lai mang những
đặc tính tốt của bố mẹ.Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp nhân giống là thời
2



gian cây mọc đến khi ra hoa kéo dài, mặt khác đặc tính di truyền của con lai không
ổn định do đó phương pháp này chỉ được áp dụng trong chọn lọc mới.
+ Nhân giống vô tính cây hoa lan, trên thế giới việc nhân giống vô tính hóa
lan bằng hình thức tách chiết thông thường rất ít được áp dụng, do đó kĩ thuật phát
triển mạnh nên nhân giống vô tính cây hoa lan bằng nuôi cấy mô tế bào ra đời, từ
một tế bào với các tác nhân nhân tạo có thể tạo ra một cơ thể hoàn chỉnh, phương
pháp này có thể nhân giống lan nhanh với tốc độ cao. Ban đầu Morel khám phá ra
phương pháp nuôi cấy mô thành công loài lan đa thân. Năm 1970, N.vajrabhaya và
T. vajrabhaya đã cấy mô thành công loài lan đơn thân. Năm 1974 các nhà khoa học
đã cấy mô thành công hầu hết các loại lan thuộc nhóm đơn thân khác và cũng nhờ
có phương pháp nuôi cấy mô tế bào các cây lan đã chọn lọc từ phương pháp lai
hữu tính được nhân với tốc độ cao có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh,
môi trường có vai trò rất quan trọng trong quá trình nuôi cấy, nó cung cấp chất
dinh dưỡng đảm bảo cho sự sinh trưởng của mô cấy. Môi trường dinh dưỡng thích
hợp cho việc nuôi cấy là môi trường MS ( Marushige – shoog, 1962), V W
( Vacine – went, 1949), KC ( Knudsone)…
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Việt Nam là nước có khí hậu gió mùa nóng ẩm, được thiên nhiên ưu đãi vì
khắp vùng rừng núi từ Nam chí Bắc, từ đồng bằng đến tận Cao Nguyên, nhiều
vùng nổi tiếng có nhiều giống lan quý hiếm được thế giới công nhận chính vì vậy
đã có những nghiên cứu về lan ở Việt nam từ rất sớm.
1.2.1.1. Nghiên cứu về thu nhập, chọn tạo và đánh giá nguồn gen.
Nghiên cứu về cây lan ở Việt Nam những buổi ban đầu không rõ rệt lắm,
nhiều tác giả cho rằng người đầu tiên có khảo sát về lan ở Việt Nam là Gioalas
Noureiro, Nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha, ông này đã mô tả cây lan ở Việt
3


Nam lần đầu tiên vào năm 1789, trong cuốn “ Flora cohin chinensis” và sau này đã

được Bentham và Hooker ghi lại trong cuốn “ Genera Planterum” ( 1862 – 1883).
Sauk khi người pháp đến Việt Nam đã công bố những công trình nghiên cứu đáng
kể là F.Gagnepain và A. Gnilaumin mô tả 70 chi gồm 101 loài cho 3 nước Đông
Dương Trung bộ “ Thực vật Đông Dương chí” do H. Lecomte chủ biên, xuất bản
năm 1932 -1934, có một số tác giả khác cũng đề cập đến lan Việt Nam như :
schumid, Tixer và Guanna Seidenfaden ( 1975). Bên cạnh đó cũng có một số nhà
khoa học Việt Nam cũng có bước đầu nghiên cứu về lan như GS Phạm Hoàng Hộ
với 289 loài được mô tả và vẽ hình trong cuốn “ Cây cỏ Việt Nam” năm 1991,
phân viện sinh học Đà Lạt đã tổ chức thu nhập các loại lan rừng được TS L.
Vaveryano thực hiện, đến nay ở Lâm Đồng nói riêng đã xác định được tên khoa
học của 217 loại, thuộc 64 chi, trong số 239 loài lan của bộ sưu tập danh mục 217
loài đã xác định tên khoa học và được ghi nhận có hai loài mới của Việt Nam là
Liparis compress Lindl và Thriv spermum Leucarachne Ridl….
1.2.1.2. Những nghiên cứu về nhân giống cây hoa lan ở Việt Nam
* Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt
Đối với hoa lan việc tự thụ phấn là rất khó khăn, trong thực tế việc thụ phấn
xảy ra nhờ con người hoặc nhân tạo bởi con người, nhân giống bằng hạt không
phải là mới mẻ song do hạt lan rất khó nảy mầm nên phương pháp này cũng không
được áp dụng phổ biến ở Việt Nam. Năm 1990 các cán bộ kỹ thuật Đà Lạt đã bắt
đầu thực hiện các phép lai đầu tiên trên cơ sở chọn lọc những cây bố mẹ mang các
đặc tính ưu việt , nhóm phong lan được chọn là cây trong chi Renanthera và
Vanda, đã đáp ứng được một phần nào các yêu cầu ngày càng đa dạng về mặt sưu
tập và từng bước tạo tiền đề cho việc khai thác kinh tế hoa lan cắt cành.

4


* Nhân giống bằng phương pháp tách chiết
Là phương pháp đơn giản dễ làm không tốn kém, tuy nhiên hệ số nhân giống
kaf không cao. Nguyễn Việt Thái cho ( 2002) [] cho rằng bất kể tháng nào trong

năm cũng có thể tách chiết lan để trồng, tuy nhiên thời điểm tốt nhất cho việc tách
là đầu tháng mùa mưa, khí trời mát mẻ, cây đang phát triển, cũng theo Việt
Chương, Nguyễn Việt Thái ( 2002) [] đối với lan đơn thân kinh nghiệm cho thấy
phần ngọn được tách ra trồng mau ra hoa hơn là các lan đơn thân ở phần thân…
* Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
Công nghệ invitro, trong thời gian ngắn có thể sản xuất được một số lượng
các giống khỏe, đồng đều và sạch bệnh và trường Đại học Nông Nghiệp I là một
trong những cơ sở chính nghiên cứu về nuôi cấy mô nói chung, theo PGS.TS
Nguyễn Quang Thạch và cộng sự ( 2005) [] cây lan dễ nhân trong ống nghiệm và
có hệt số nhân giống cao, môi trường chính cho nuôi cấy lan là môi trường
Knudson C…Tác giả Hoàng Ngọc Thuận và cộng sự ( 2007) cho rằng: ngày nay,
việc nhân giống lan bằng hạt trong môi trường invitro khá phổ biến ở nhiều phòng
thí nghiệm Việt Nam với các ưu điểm sau: thời gian cho cây con nhanh, hệ số nhân
giống cao, giá thành hạ…[4]
Ngoài ra còn có một số vấn đề nghiên cứu khác đối với hoa lan: như nghiên
cứu về các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất lan, nghiên cứu về sâu bệnh hại lan..

5


PHẦN 2: NỘI DUNG
2.1. Giới thiệu khái quát về hoa lan [4]
2.1.1. Đặc điểm sinh học.
Trong số những cây cho hoa có hơn 16000 loài và 70 – 800 giống thuộc họ
orchidaceae đã được xác định và rất nhiều loài lai giống nhân tạo. Họ lan chiến vị
tri thứ 2 sau họ cúc (Asteraceae) và họ lớn nhất trong lớp một lá mầm. Riêng ở
Việt Nam được biết gồm 750 loài khác nhau.
Khác với cây trồng cạn, trồng trong môi trường nước các loài phong lan lại
có đời sống kí sinh, bì sinh nhờ bộ rễ “ ăn nổi” bám vào cây rung nhiệt đới hoặc
hút chất dinh dưỡng từ mùn hữu cơ đang hoại mục. Nhìn chung, họ lan bao gồm

các loài thân thảo, sống lâu năm. Chúng sống ở đất, nơi hốc, vách đá…Căn cứ vào
cấu trúc thì có 2 nhóm: nhóm đơn thân như giống vanda, Mokara… Và nhóm đa
thân như giống Cattleya… Ngoài ra cây lan còn mang một số đặc tính: hạt vô cùng
nhỏ, số lượng nhiều và hầu hết không có chất nuôi dưỡng.
a.

Rễ

- Lan là họ sống phụ ( bì sinh) bám, treo lơ lửng trên các cây thân gỗ khác. Các
dạng thân gỗ nạc dài, ngăn, mập hay mảnh mai đưa cơ thể bỏ đi xa hay chụm lại
thành các bụi dày.
- Rễ làm nhiệm vụ hấp thu chất dinh dưỡng, chúng được bao bởi lớp mô hút dày,
ẩm bao gồm những lớp tế bào chết chứa đầy không khí, do đó nó ánh lên màu xám
bạc. Với lớp mô xốp đó, rễ có khả năng hấp thu nước mưa chảy dọc dài trên vỏ
cây, lấy nước lơ lửng trên không khí.

6


b.

Thân

- Lan có 2 loại thân: đa thân và đơn thân
- Ở các loài lan sống phụ có nhiều đoạn phình lớn thành củ giả ( giả hành). Đó là
bộ phận dự trữ nước và các chất dinh dưỡng để nuôi cấy invitro.
c.




- Hầu hết các loài phong lan là cây tự dưỡng, nó phát triển đầy đủ hệ thống lá.
- Hình dạng của lá thay đổi rất nhiều, từ loại lá mọng nước đến loại lá phiến mỏng
- Phiến lá trải rộng hay gấp lại theo các gân vòng cng hay chỉ gấp lại theo gân hình
chữ V
- Màu sắc lá thường xanh bóng, nhưng có trường hợp 2 mặt lá khác nhau. Thường
mặt dưới có màu xanh đậm hay tía, mặt trên lại khảm nhiều màu sặc sỡ.
d.

Hoa

- Hoa đối xứng qua một mặt phẳng
- Bên ngoài có 6 cánh hoa, trong đó có 3 cánh ngoài cùng là 3 cánh đài, thường có
màu sắc và kích thước giống nhau. Một cánh đài nằm ở phía trên hay phía sau của
hoa gọi là cánh đài lý, hai cánh đài nằm ở hai bên gọi là cánh đài cạnh, Nằm kế bên
trong và xen kẽ với 3 cánh đìa là 3 cánh hoa, chúng giống nhau về hình dạng, kích
thước, màu sắc khác hẳn với các cánh còn lại gọi là cánh môi. Cánh môi quyết
định giá trị thảm mỹ của hoa lan.
- Ở giữa hoa có một trụ nổi lên, đó là bộ phận sinh dục của cây, giúp cây duy trì
nòi giống. Trụ gồm nhị và nhụy. Sauk hi thụ phấn, các cánh hoa héo, cuống hoa
hình thành quả lan.
7


e.

Quả và hạt.

- Quả lan thuộc quả nang, nở ra theo 3 -6 đường nứt dọc, quả có dạng cải dài đến
hình trụ ngắn phình ở giữa. Khi chin, quả nở ra và mảnh vỏ còn dính lại với nhau ở
phía đỉnh và phía gốc.

- Hạt lan rất nhiều, hạt liti. Hạt chỉ cấu tạo bởi một lớp chưa phân hóa, trên mỗi
mạng lưới nhỏ, xốp, chứa đầy không khí. Hạt trưởng thành sau 2 -18 tháng.
2.1.2. Sự phân bố
Họ lan phân bố từ cực Bắc như Thụy Điển xuống tận các đảo cực Nam của
Ostralia. Tuy nhiên trung tâm phân bố của họ này ở trên các vĩ đỗ nhiệt đới, đặc
biệt ở Châu Mỹ và Đông Nam Á. Theo nghiên cứu ở vùng nhiệt đới Châu Á có tới
6800 loài. Riêng ở Việt Nam có tời 800 loài.
2.2. Nhân giống hoa lan bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
2.2.1. Giới thiệu khái quát về phương pháp nhân giống invitro.
Nuôi cấy mô tế bào thực vật ( nuôi cấy invitro) là phạm trù khái niệm để chỉ
chung cho tất cả các loại nuôi cấy nguyên liệu thực vật hoàn toàn sạch các vi sinh
vật trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo trong điều kiện vô trùng.
Nhân giống invitro là quá trình sản xuất một lượng lớn cây hoàn chỉnh từ
các bộ phận, cơ quan như chồi, mắt ngủ, vảy củ, đoạn thân, lá… của cây mẹ ban
đầu thông qua kĩ thuật nuôi cấy invitro. [6]
Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào là một phần quan trọng
trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, một mảng của nghành công nghệ sinh
học hiện đại. Sau hơn nửa thế kỷ nghiên cứu và phát triển, ngày nay công nghệ
nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào đã được ứng dụng rộng rãi ở hầu
8


hết các nước nông nghiệp phát triển và đang phát triển. Ở nước ta sau gần 30 năm
nghiên cứu, ứng dụng, đến nay hầu hết các tỉnh đã có phòng thí nghiệm invitro, tuy
nhiên việc áp dụng rộng rãi công nghệ tiên tiến này trong sản xuất còn rất nhiều
hạn chế. Nhiều phòng thí nghiệm đã không phát huy được hiệu quả, thậm chí phải
giải thể, nhất là các phòng thí nghiệm nuôi cấy mô tế bào của các tỉnh miền núi
phía bắc, và một số tỉnh miền Trung, gần đây là ở Nam Bộ.
Nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào có một số ưu việt sau:
- Hệ số nhân giống cao hơn rất nhiều lần so với nhiều phương pháp nhân giống

khác.
- Cây con có khả năng sinh trưởng mạnh, giúp phục tráng một số giống đã bị thoái
hóa do nhân giống vô tính lâu đời , tạo cây giống sạch bệnh, nhất là các bệnh vius
- Rút ngắn các quá trình chọn lọc một số dòng, giống trong chọn tạo các giống mới
-Tạo một số dòng bất dục trong công tác tạo giống ưu thế lai, tạo một số biến dị
soma, và lai soma tế bào trần.
- Góp phần quan trọng trong việc duy trì, bảo tồn và phát triển nguồn gen các
giống loài thực vật, dùng trong công tác tạo giống và nhân giống. [11]
2.2.2. Quy trình cơ bản về nhân giống Lan bằng phương pháp nuôi cấy mô in –
vitro
1. Chọn mẫu và khử trùng mẫu cấy:
Tách các vảy hành ra từ cây, bóc lần các lá già cho đến khi xuất hiện các
mầm chồi bên mang đỉnh sinh trưởng. Cắt bỏ gốc của mỗi mầm, sau đó khử trùng
bằng cách ngâm trong cồn 70% trong 30 giây, rửa sạch bằng nước cất vô trùng
ngâm trong dung dịch Ca(OCl)2 2% trong 25 phút, việc khử trùng được tiến hành
trong tủ cấy. Mô được rửa lại với nước cất vô trùng 4 - 5 lần.
9


Mỗi mầm được đặt trong đĩa petri vô trùng và cẩn thận tách các lá non. Sau
mỗi lần tách, nhúng mầm vào cồn 700 trong 1 giây và rửa với nước cất vô trùng.
Chuyển sang một đĩa petri vô trùng khác, tách các lá mầm bằng dao nhọn vô trùng.
Dùng kìm nhọn tách các lớp lá, cắt đỉnh sinh trưởng ra khỏi mô và cấy vào môi
trường nhân giống ban đầu.
2. Nhân giống:
Môi trường nhân giống thường là môi trường MS (Murashige Skoog, 1962)
có bổ sung các chất điều hoà tăng trưởng (auxin, cytokinin,…) với tỷ lệ phù hợp
tùy loài nhằm tạo điều kiện cho quá trình nhân chồi. Nồng độ các chất điều hoà
sinh trưởng nên giảm dần trong các lần cấy chuyền sau đó. Các chất chiết trái cây
cũng được đề nghị dùng như nước cốt cà chua, nước dừa, nước chuối, nước khoai

tây... nhưng chúng chỉ có hiệu quả trong các lần cấy chuyền và thể tích cũng không
quá 10% thể tích môi trường.
Nhiệt độ lý tưởng để nhân giống Lan là 220C - 260C và tuỳ vào mỗi
loài.Sau 4-8 tuần, đỉnh sinh trưởng chuyển sang màu xanh lục và tạo ra các khối
tròn gọi là thể chồi. Thể chồi được lấy ra khỏi môi trường cấy ban đầu, dùng dao
nhọn cắt làm 4-6 miếng tuỳ kích thước của chồi. Lát cắt được chuyển vào môi
trường duy trì (môi trường phát triển chồi). Mỗi đỉnh sinh trưởng sẽ phát triển ra
một thể chồi mới sau khoảng 4 tuần, có thể cắt tiếp và cấy chuyền sang môi trường
mới.
3. Tái sinh cây hoàn chỉnh in-vitro:
Khi đạt đến số cây giống cần thiết, ta chuyển thể chồi sang môi trường tạo rễ
(môi trường có lượng auxin tăng lên để kích thích ra rễ). Sau 4 -5tháng, các thể
chồi sẽ phát triển thành cây con.
4. Chuyển cây ra vườn ươm:
Cây con cao 5-7 cm và có từ 3-4 lá có thể chuyển sang cấy vào bầu đất mùn
vô trùng có bổ sung các chất dinh dưỡng. Sau một thời gian cây phát triển ổn định
10


ta đem chuyển vào chậu. Sau khi chuyển chậu khoảng một tuần mới được bón
phân, lúc này cây đã có đủ sức chống chọi với bệnh tật.
Như vậy, từ một mô hoa Lan được chọn nuôi cấy cho đến ra cây con có 3-4 lá
chuyển ra vườn trồng mất thời gian khoảng từ 8 đến 11 tháng. Với phương
pháp nhân giống vô tính như trên sẽ đảm bảo tạo ra cây con mang đặc tính
giống hoàn toàn với cây cha mẹ (cây con ổn định về mặt di truyền), cây con
không nhiễm bệnh và tạo được một số lượng lớn cây con trong thời gian
ngắn. Tuy nhiên, việc cấy mô phải được thực hiện thật nghiêm túc và tỉ mỉ
theo đúng quy trình, phải có điều kiện về trang thiết bị đầy đủ, môi trường
nhân tạo thích hợp, đặc biệt là điều kiện vô trùng phải được đảm bảo nghiêm
ngặt. Cần chú ý thêm, đối với các loàikhông phải là cây bản địa, phải được

thuần hoá tại vùng mới chọn mẫu đem nuôi cấy, có như vậy mới đảm bảo
hiệu quả từ khâu nuôi cấy trongphòng thí nghiệm đến trồng ngoài vườn ươm.
[6]
2.3. Thành tựu nhân giống nuôi cấy mô tế bào thực vật trên hoa lan
Phương pháp cấy mô đã được áp dụng từ lâu bởi các nhà trồng hoa và các
nhà chọn giống muốn nhân nhanh những giống đẳng cấp, cải thiện hiệu quả của
từng thời kỳ chọn lọc.Ngày nay với tiến bộ kỹ thuật nuôi cấy mô người ta có thể
sản xuất giống trong phòng thí nghiệm để đưa ra sản xuất nhanh chóng hơn nhiều
lần phương pháp cổ điển. Kỹ thuật sản xuất giống trong phòng thí nghiệm còn là
biện pháp hữu hiệu để xây dựng những chương trình chọn lọc tối ưu.
Kỹ thuật nuôi cấy mô còn cho phép với một quy trình dài có được những sản
phẩm có tính di truyền hoàn hảo như nhau và như thế có thể sử dụng như “ bố mẹ
lai” và cũng dùng để tạo ra những dòng mới. [9]
Một số thành tựu nuôi cấy mô trên hoa lan:
11


+ Lan hài Paphiopedium sp: TS Dương Tấn Nhựt - Phó phân viện trưởng phân
viện sinh học Đà Lạt - chính thức công bố : Đã nhân giống thành công lan hài đỏ
bằng phương pháp vô tính. Cụ thể hơn, bằng cách “ gây vết thương kết hợp nuôi
cấy mô trong môi trường lỏng” . Với sự chủ trì của vị tiến sĩ 37 tuổi này, lần đầu
tiên trên thế giới, lan hài đỏ đã được nhân giống thành công bằng phương pháp vô
tính.[8]
Hiện nay đã thống kê được hơn 60 loài lan Hài ( Paphiopedilum sp trên toàn
thế giới. Chúng phân bố từ Hymalyaa đến Indonesia, Philippines. Một trong những
cái nôi của giống lan hài ở biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Đa số lan hài mọc
thành từng đám ở kẽ đá nhất là đá vôi, bờ suối cỏ cát, đất mù và lá cây mục cùng
rêu và dương xỉ. Rất ít loài phong lan sống bám ở cây cao.
Ở Việt Nam có khoảng 23 loài lan hài đã được ghi nhận gồm có:
P.hangianum;P.emersonii; P.armenniacum; P.godefroyae; P.concolor; P.malipoense;

P.hiepii; P.micranthum; P.delenatii; P.vietnamense; P.dianthum; P.helenae;
P.herrmannii; P.hirsitissimum; P.tranlienianum; P.villosum; P.affine;
P.gratrixianum; P.henryanum; P.purpuratum; P.callosum; P.appletonianum;
P.amabile. [3]

12


+ Lan hồ điệp Phalaenopsis sp.
Chi lan hồ điệp ( phalaenopsis) có trên 70 loài và ngày càng có nhiều giống
mới được lai tạo. Các loài lan hồ điệp có xuất sứ từ Đông Nam Á và Australia, chịu
được khí hậu ẩm nóng, nhiệt độ từ 250c – 350c
Có thể gặp một số loài lan hồ điệp trong các khu rừng ở Việt Nam như Hồ
điệp dẹt ( Pha.coenu), Hồ điệp ấn ( Pha. Mannii) Hồ điệp trung ( Pha. Parishii), Hồ
điệp nhài ( Pha. Pulcherrima).Một số loài có thể tạo ra cây con (keikis) trên cuống
hoa như Pha.Lueddemananiana hoặc trên rễ phẳng như Pha.stuartinana. [3]
Hồ Điệp là một loài lan rất khó nhân giống, thường cho hệ số nhân thấp
trong điều kiện vườn ươm. Để có được số lượng lớn cây giống, đồng đều đáp ứng
nhu cầu thị trường thật nan giải. Trong những năm gần đây, công nghệ lai giống
kết hợp gieo hạt trong ống nghiệm cho tỷ lệ nẩy mầm cao, tạo nên sự đa dạng về
màu sắc, cấu trúc, kích thước hoa sau mỗi thế hệ. Tuy nhiên nhân giống bằng
phương pháp gieo hạt mang tính ngẩu nhiên thu được cây có tính trạng yêu thích
và gần như không thể có được cây con cho hoa đẹp như cây mẹ. Để khắc phục điều
này các nhà nuôi cấy mô đã dùng phương pháp nuôi cấy đỉnh sinh trưởng để tạo
dòng cây ổn định về mặt di truyền. Cây giống tạo ra theo phương pháp này gọi là
cây tạo dòng (cloning). Phương pháp này có ưu điểm tạo nên được những quần thể
cây con đồng tính trạnh, có sự tăng trưởng và chất lượng hoa đồng đều. Tuy nhiên
phương pháp này thực hiện rất khó thành công, đỉnh sinh trưởng quá nhỏ bé nên
không thể tái sinh hoặc chết đi qua lần khử trùng. Hồ Điệp là loại lan đơn thân,
thân ngắn và mỗi cây cho một đỉnh sinh trưởng nên để có nguồn mẫu in vitro cần

phải có nhiều mẫu ban đầu làm tăng chi phí quá trình nuôi cấy. Vì vậy, hiện nay
các nhà nuôi cấy mô trong nước cũng như trên thế giới thường dùng phát hoa làm
vật liệu nuôi cấy, phát hoa Hồ Điệp có chứa các mắt ngủ phần gốc, có bề mặt nhẵn
13


bóng dễ khử trùng, tỷ lệ thành công cao mà vẫn tạo được dòng cây ổn định về di
truyền.[ 1]
+ Một số giống lan quý như Hoàng ( cymbim iridioides) , Bạch Ngọc
( Cymbidium eburnenum Reichb) Trần Hợp, 1998) ... đang đứng trước nguy cơ cạn
kiệt do nạn khai thác rừng bừa bãi của người dân. Để bảo tồn phát triển nghề trồng
hoa, cây cảnh của các địa phương miền núi phía bắc, công nghệ nuôi cấy mô tế bào
thực vật đưa vào ứng dụng trong sản xuất là một hướng phát triển đúng đắn. Ngay
từ năm 1963, phương pháp nhân giống địa lan ( cymbidium) bằng kỹ thuật nuôi
cấy mô đã được đề xuất ( Morel 1963), sau này được phát triển thành công nghệ và
được áp dụng rỗng rãi. Từ đó đến nay phương pháp này đã được sử dụng để nhân
giồng địa lan ở hầu hết các nước trên thế giới. Tuy nhiên hướng nghiên cứu này
trên địa lan ở Việt Nam còn rất ít ỏi, Phạm Thị Liên ( 200) khi công bố kết quả
nghiên cứu đánh giá một số loài địa lan ở miền Bắc Việt Nam và bước đầu thử
nghiệm nhân giống invitro địa lan đã cho rằng một số giống địa lan bản địa không
nhân được bằng nuôi cấy mô. Nguyễn Quang Thạch, Hoàng Thị Nga ( 2004) cũng
đã có những nghiên cứu bước đầu thành công trong việc nhân giống một số giống
lan bản địa…[2]

14


PHẦN 3: KẾT LUẬN
Với công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật nói chung và nuôi cấy mô hoa
lan nói riêng đã góp phần tạo ra những giống có chất lượng cao hơn, đảm bảo sạch

bệnh, cây con được trẻ hóa cao độ, có khả năng chống chịu tốt với môi trường và
với một hệ số nhân giống cao hơn nhiều lần so với những phương pháp nhân giống
truyền thống.
Những năm trước đây, loại hoa lan này phải mua giống từ nước ngoài về sản
xuất, vì thế cơ sở luôn gặp khó khăn do nhu cầu về nguồn giống hoa lan ngày càng
cao, trong khi việc áp dụng các phương pháp nhân giống truyền thống (tách chiết)
với hệ số nhân thấp hoàn toàn khó đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Đến nay việc
ứng dụng quy trình công nghệ nhân giống hoa lan bằng phương pháp nuôi cấy mô,
với hệ số nhân tăng gấp nhiều lần, để tăng sản lượng cây giống đã được áp dụng
cho hiệu quả cao.[10]

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nguyễn Văn Hiếu (23-12-2008) “Nhân giống invitro lan Hồ điệp” Trung

2.

tâm công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh.
Hoàng Thị Nga, Nguyễn Quang Thạch, Đỗ Đức Thịnh, Hoàng Minh Tú “
Xây dựng quy trình nhân nhanh giống địa lan hồng hoàng ( cymbidium
iridioides) bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào” Viện sinh học nông nghiệp -

3.

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội.
TS. Dương Tấn Nhựt “ứng dụng nuôi cấy mô tế bào thực vật trong việc


4.

nhân nhanh lan hài và lan hồ điệp” Phân viện sinh học tại Đà Lạt.
Lê Đặng Trung Tuyến ( 2007) “ Hiện trạng sản xuất hoa lan và nghiên cứu
một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng lan hồ điệp ở thời kỳ vườn ươm

5.

tại tỉnh Khánh hòa” Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội I.
PGS.TS Đào Thị Thanh Vân ( chủ biên), Ths. Đặng Thị Tố Nga “Giáo trình

6.
7.

hoa lan” Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội , 2008
Quy Trình Nhân Giống Hoa Lan Bằng Phương Pháp Nuôi Cấy In-Vitro
Tiểu luận “ Nhân giống cây trồng in vitro”. Trường Đại học nông nghiệp Hà

8.

Nội.
Nhân giống thành công một loài lan... mất tên - Viet nam,
/>
9.
10.

ten/20259556/189/]
d.violet.vn/uploads/resources/49/119985/preview.sw
/>

11.

cay-mo-tai-hoanh-bo-2266964/
Phòng thí nghiệm nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế
bào công ty cổ phần giống – vật tư NN CNC Việt Nam.

16


17



×