Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Một số giải pháp phát triển chuỗi hệ thống bán lẻ của Tổng công ty Thương mại Hà nội - Hapro mart

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.52 KB, 64 trang )

Đề án Kinh tế Thương mại
MỤC LỤC
Nguyễn Đức Linh - Thương mại 48B - ĐH KTQD
GVHD: PGS.TS.Phan Tố Uyên
Đề án Kinh tế Thương mại
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỷ XX, Thế giới chứng kiến sự xuất hiện của loại hình kinh doanh Siêu thị
- một hình thức phân phối bản lẻ văn minh, hiện đại. Cùng với quá trình Công nghiệp
hóa – Hiện đại hóa đất nước, kinh doanh Siêu thị cũng đã xuất hiện ở Việt nam từ
mười năm nay và hiện nay đang phát triển rất nhanh, đặc biệt là ở các khu vực thành
thị như Hà nội, TP Hồ Chí Minh,... Kinh doanh Siêu thị đã dần làm thay đổ bộ mặt
của thị trường bán lẻ Việt nam. Kinh doanh Siêu thị mang tới cho khách hàng những
sản phẩm có chất lượng cao, kiểu dáng phong phú, đa dạng, giá cả cạnh tranh,... so
với các kiểu kinh doanh bán lẻ cũ, truyền thống.
Từ ngày 11/1/2007, Việt nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ
chức Thương mại Thế giới WTO, đưa nền Thương mại Việt nam vào thị trường
chung của Thương mại Thế giới, sẽ có rất nhiều Doanh nghiệp nước ngoài vào Việt
nam kinh doanh. Đứng trước điều đó, với nhiệm vụ là nòng cốt tạo diện mạo mới
cho Thương mại Thủ đô, chuỗi Siêu thị Hapro mart của Tổng công ty Thương mại
Hà nội đang từng bước khẳng định trên thị trường và hiện nay đã trở thành một trong
những nhà phân phối bán lẻ hàng đầu Việt nam. Thị trường bán lẻ Việt nam được các
nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là một thị trường tiềm năng, đầy hứa hẹn. Hơn nữa,
kể từ ngày 1/1/2009, Việt nam chính thức mở cửa thị trường bán lẻ trong nước theo
cam kết lộ trình WTO. Điều này là một thách thức to lớn, khi mà hệ thống bán lẻ của
các Doanh nghiệp Việt nam hiện nay đang được đánh giá là nhỏ lẻ và manh mún,
còn các đối thủ là những công ty Quốc tế với ưu thế về tiềm lực, vốn, và có kinh
nghiệm quản lý hiện đại. Do đó, cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối bán lẻ ở Việt
nam sẽ rất khốc liệt đối với các Doanh nghiệp bán lẻ trong nước.
Khi gia nhập vào WTO, một sân chơi lớn với sức ép cạnh tranh cao, một hệ
thống phân phối bán lẻ với quy mô nhỏ bé, manh mún, tính chuyên nghiệp chưa cao


thì không thể là cơ sở đảm bảo cho sự phát triển bền vững của thương mại thủ đô.
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu hệ thống phân phối bán lẻ của Tổng công ty
thương mại Hà nội, chỉ ra những hạn chế, yếu kém và thách thức của nó, từ đó đề
xuất những giải pháp nhằm phát triển hệ thống phân phối bán lẻ của Tổng công ty
thương mại Hà nội, khi mà Tổng công ty Thương mại Hà nội được coi là nòng cốt
trong chiến lược phát triển thương mại của thủ đô Hà nội những năm tới. Xuất phát
Nguyễn Đức Linh - Thương mại 48B - ĐH KTQD
GVHD: PGS.TS.Phan Tố Uyên
1
Đề án Kinh tế Thương mại
từ lý do đó, và với mong muốn nghiên cứu về lĩnh vực tuy không còn mới mẻ nhưng
đầy tiềm năng này, cùng với việc ứng dụng những kiến thức lý luận đã được học, đặc
biệt là của môn Kinh Tế Thương Mại, em đã lựa chọn đề án: “Một số giải pháp phát
triển chuỗi hệ thống bán lẻ của Tổng công ty Thương mại Hà nội - Hapro mart”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu về lĩnh vực phân phối bán lẻ cũng như phân
tích thực trạng hệ thống phân phối bán lẻ của Tổng công ty Thương mại Hà nội –
Hapro mart những năm qua, đề án sẽ đưa ra những giải pháp nhằm phát triển hệ
thống phân phối bán lẻ của Tổng công ty thương mại Hà nội nói riêng và của các
công ty hoạt động trên địa bàn thủ đô nói chung.
3. H ng ti p c n, ph ng pháp nghiên c u và ph m viướ ế ậ ươ ứ ạ
nghiên c u th c tr ngứ ự ạ
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hệ thống
phân phối bán lẻ, chuỗi hệ thống bán lẻ của tổng công ty thương mại Hà nội – Hapro
mart
- Phương pháp nghiên cứu: đề án sử dụng “phương pháp tại bàn”
- Phạm vi nghiên cứu: đề án xác định phạm vi nghiên cứu là hệ thống phân phối
bán lẻ theo hình thức Siêu thị. Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu, đề án cũng đề cập tới
các hệ thống phân phối bán lẻ khác trên địa bàn Hà nội
4. Kết cấu đề án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, kết cấu đề án gồm
3 chương chính như sau:
Chương I: Tổng quan về hệ thống phân phối bán lẻ Việt nam
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh phân phối bán lẻ của
chuỗi Siêu thị Hapro mart
Chương III: Một số giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của chuỗi
Siêu thị Hapro mart
CHƯƠNG I
Nguyễn Đức Linh - Thương mại 48B - ĐH KTQD
GVHD: PGS.TS.Phan Tố Uyên
2
Đề án Kinh tế Thương mại
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ VIỆT NAM
1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CÁC HÌNH THỨC BÁN LẺ
Theo Philip koller, bán lẻ là tất cả những hoạt động có liên quan đến việc bán
hàng hoá hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng để họ sử dụng cho bản thân chứ
không phải để kinh doanh. Có nhiều tổ chức nhà sản xuất, nhà ban buôn, nhà bán lẻ
thực hiện các chức năng bán lẻ, nhưng phần lớn công việc bán lẻ là do những nhà bán
lẻ chuyên nghiệp thực hiện. Việc bán lẻ có thể thực hiện qua nhân viên bán trực tiếp,
bưu điện, điện thoại hay các máy bán lẻ tự động.
Các nhà bán lẻ thuộc đủ loại quy mô và hình thức, và luôn xuất hiện thêm
những hình thức bán lẻ mới. Các chức năng phân phối do các nhà bán lẻ thực hiện có
thể phối hợp theo nhiều cách khác nhau để tạo ra các dạng mới của định chế bán lẻ.
Có thể phân loại bán lẻ qua các tiêu thức sau:
- Theo mức độ phục vụ, gồm có: Bán lẻ tự phục vụ; Bán lẻ phục vụ có giới hạn;
Bán lẻ phục vụ toàn phần.
- Theo mặt hàng kinh doanh, gồm có: Cửa hàng chuyên doanh (Chuyên kinh
doanh một hoặc một nhóm mặt hàng); Cửa hàng bách hoá (Kinh doanh nhiều mặt
hàng, chủng loại mặt hàng); Siêu thị là những trung tâm bán lẻ lớn, chi phí thấp, tự
phục vụ giá thấp, doanh số bán cao; Cửa hàng tiện ích là những cửa hàng bán lẻ nhỏ,

bán một số mặt hàng phục vụ nhu cầu thường xuyên của người tiêu dùng.
- Theo giá bán của nhà bán lẻ, có các loại: Cửa hàng chiết khấu (Bán hàng với
giá thấp nhằm mục tiêu bán được doanh số lớn); Cửa hàng kho (Bán hàng số lượng
lớn với giá hạ); cửa hàng miễn thuế, cửa hàng bán bằng catalog,...
- Bán lẻ không dùng cửa hiệu, bao gồm: Bán qua bưu điện; Bán qua catalog;
Bán qua điện thoại; Bán qua Internet; Bán hàng bằng máy bán hàng tự động; Bán lẻ
tận nhà.
- Theo các hình thức sở hữu: chia ra thành cửa hàng bán lẻ độc lập, chuỗi tập
đoàn, hơp tác xã bán lẻ, hợp tác xã tiêu thụ và các đại lý độc quyền kinh tiêu. Các cửa
hàng độc lập do một cá nhân làm chủ và tự quản lý. Chuỗi tập đoàn gồm nhiều cửa
hàng bán thuộc cùng một chủ sở hữu và kiểm soát bán những mặt hàng giống y như
nhau, và việc mua bán có điều hành tập trung và có thể có kiểu kiến trúc cửa hiệu giống
nhau. Việc đồng nhất này giúp làm nổi bật các cửa hàng đơn vị và giúp khách hàng dễ
nhận ra. Nó có lợi thế trong việc bán với giá thấp hơn giá các cửa hàng độc lập, vì vậy có
thể tiêu thụ với khối lượng lớn hàng hoá. Hợp tác xã bánlẻ gồm một số các nhà bán lẻ độc
Nguyễn Đức Linh - Thương mại 48B - ĐH KTQD
GVHD: PGS.TS.Phan Tố Uyên
3
Đề án Kinh tế Thương mại
lập liên kết lại và thành lập một tổ chức thu mua có tính chất tập trung và điều hành các
công việc bán hàng, quảng cáo thống nhất. Những người cư trú chung trong một cộng
đồng có thể lập một hợp tác xã tiêu thụ khi nhận thấy kinh doanh có lời hoặc do sự cung
cấp hàng một cách nghèo nàn, kém phẩm chất của những hiệu bán lẻ ở địa phương.
Những người dân góp tiền lại để mở ra cửa hàng riêng của họ và biểu quyết về các đường
lối hoạt động cũng như lựa chọn các quản trị viên. Cửa hàng dựa trên mức mua hàng để
chia lời. Các đại lý độc quyền kinh tiêu là những liên kết theo hợp đồng giữa bên chủ
quyền (nhà sản xuất, nhà bán buôn hay tổ chức dịch vụ) và bên nhận quyền (các nhà bán
lẻ) muốn mua quyền sở hữu và quyền kinh doanh sản phẩm.
- Theo địa điểm quy tụ cửa hàng: người ta chia ra thành các khu kinh doanh
trung tâm, trung tâm mua bán vùng, trung tâm mua bán địa phương, trung tâm mua

bán cận ven.
1.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI BẢN LẺ Ở VIỆT NAM
Hệ thống phân phối bán lẻ của Việt Nam hiện nay có khoảng 200 siêu thị, 30
trung tâm thương mại, hơn 600 cửa hàng tự chọn và 1000 cửa hàng tiện ích hoạt
động trên 30 Tỉnh, Thành phố. Với số lượng như vậy, hệ thống phân phối bán lẻ của
Việt Nam được xem là nhỏ bé, manh mún so với một thị trường bán lẻ hấp dẫn mang
lại doanh số trung bình hơn 20 tỷ USD/năm. Thị trường bán lẻ Việt Nam được xem
là hấp dẫn không chỉ vì nó có thể mang lại doanh số trung bình hơn 20 tỷ USD/năm
mà nó còn hấp dẫn bởi số lượng dân số lớn (84 triệu người) theo dự đoán có thể đạt
tới con số 100 triệu người năm 2020, tỷ lệ dân số trẻ dưới 30 tuổi cao (chiếm 50%
dân số). Bên cạnh đó, thu nhập cá nhân ngày càng được cải thiện một cách đáng kể,
tăng khả năng tiêu dùng hàng hoá của người dân.
Bảng 1.1: Thu nhập bình quân đầu người trên cả nước
Đơn vị: USD
Năm 1996 1999 2002 2004 2006 2007 2008
Cả nước
226,7 295,0 356,8 484,4 636,0 835,6 1.024,0
Thành thị
509,4 832,5 626,0 794,8 1.508,0 2.095,3 2.943,4
Nông thôn
187,9 225,0 276,0 376,5 506,0 650,0 735,8
(Nguồn: Kết quả điều tra mức sống của Tổng cục thống kê)
Thu nhập bình quân đầu người nước ta tăng rõ rệt kể cả thành thị và nông thôn.
Nguyễn Đức Linh - Thương mại 48B - ĐH KTQD
GVHD: PGS.TS.Phan Tố Uyên
4
Đề án Kinh tế Thương mại
Giai đoạn 2004-2006, thu nhập bình quân đầu người cả nước tăng 31,3%. GDP bình
quân đầu người hiện nay của Việt nam đã vượt qua mức 1000USD/người/năm và
đang tăng trưởng nhanh, trong đó GDP đầu người của tầng lớp trung lưu tăng khá

mạnh. Trong cơ cấu sử dụng thu nhập của người Việt nam thì tới 70% chi tiêu dùng,
trong đó chi ăn uống là 36%, đồ gia dụng 10,2%, vận chuyển và liên lạc 10,8%,...
Thu nhập tăng nên sức mua sắm của người dân cũng tăng, thể hiện ở doanh số bán lẻ
tăng lên, do đó Việt Nam được đánh giá là thị trường bán lẻ hấp dẫn thứ 3 thế giới
năm 2006, và thứ 4 thế giới năm 2007 theo bảng xếp hạng của tập đòan AT Kearney
(“Chỉ số phát triển bán lẻ chung năm 2007 – GRDI” của Việt nam đạt 74/100 điểm,
xếp sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc). Tỷ lệ tiêu dùng so với GDP của Việt Nam (trên
70%) cao hơn so với một số nước Châu Á như Singapore ( 55,9%), Malaysia
(58,2%), Thái Lan (67,7%). Tổng mức bán lẻ của Việt Nam đạt trên 36 tỷ USD/năm,
có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân là 17%/năm kể từ năm 2000 đến nay.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ liên tục tăng qua các năm. Giai
đoạn 1996 – 2000, năm 1996 đạt 145.874 tỷ đồng và đến năm 2000 đạt 220.410,6 tỷ
đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm gần 11%/năm. Giai đoạn 2001 – 2007, năm
2001 đạt 245.315 tỷ đồng và đến năm 2005 đạt gần 480.300 tỷ đồng, tốc độ tăng bình
quân năm là 18,3%/năm. Năm 2006 đạt 588.900 tỷ đồng tăng 20,9%, trong đó kinh tế
nhà nước tăng 8,2%; kinh tế tập thể tăng 20,8%; kinh tế tư nhân tăng 25%; kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài 21,5%. Năm 2007 đạt 726.113 tỷ đồng tăng 23.3%. Năm 2008
đạt 935.158 tỷ đồng, tương đương 55 tỷ USD cao hơn 4 lần so với năm 2000, thế
nhưng năm 2008 cũng là năm đầy biến động với chỉ số lạm phát tăng cao, giá tiêu
dùng tăng cao và diễn biến phức tạp, đã làm cho tốc độ tăng trưởng đã loại trừ tốc độ
tăng giá chỉ đạt 6,5%. Tính chung trong 12 năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân
của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ luôn cao hơn từ 1,5 – 2 lần so với
tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP cùng kỳ. Tính chung, đóng góp của thương
mại trong nước chiếm tỷ trọng khoảng 13,5 – 14% trong GDP, chỉ sau ngành công
nghiệp chế biến (khoảng 20%) và ngành nông nghiệp (khoảng 16 – 18%)
Bảng 1.2: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
qua các năm 2004 – 2008
ĐVT: Nghìn tỷ đồng, %
2004 2005 2006 2007 2008
Nguyễn Đức Linh - Thương mại 48B - ĐH KTQD

GVHD: PGS.TS.Phan Tố Uyên
5
Đề án Kinh tế Thương mại
Tổng
398,5 100 480,3 100 588,9 100 726,1 100 968,1 100
Quốc
doanh
59,8 15,0 62,2 12,9 72,1 12,4 79,1 10,9 112,9 11,7
Ngoài
quốc
doanh
323,6 81,2 399,9 83,3 485,4 83,6 624,4 86,0 824,5 85,2
FDI 15,1 3,8 18,2 3,8 23,3 4,0 22,6 3,1 22,7 3.1
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Bảng 1.3: Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ qua các năm gần đây
Năm
Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng
hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tốc độ tăng
GDP (%)
Hệ số (lần)
Tính theo giá
thực tế
Đã loại trừ tốc
độ tăng giá
A 1 2 3 4=2/3
2001 11,3 10,2 6,90 1,48
2002 14,5 10,2 7,08 1,44
2003 18,8 15,2 7,34 2,07
2004 19,4 10,8 7,79 1,39

2005 20,5 11,3 8,44 1,34
2006 22,6 14,0 8,17 1,71
2007 23,3 13,9 8,48 1,64
2008 31 6,5 6,23 1,04
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Hiện nay tỷ trọng thương mại hiện đại ở các nước trên thế giới ngày càng cao,
tại Mỹ là 90%, Trung Quốc là 56%, còn Việt Nam con số này rất nhỏ, chỉ chiếm
15%, còn lại 85% cho một thị trường 84 triệu dân chủ yếu tiêu dùng thông qua bán lẻ
thì quả là có sức hút rất lớn đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán hàng hiện đại.
Ở Việt nam hiện nay, có đến tận 40% lượng hàng hoá đến với người tiêu dùng thông
qua hệ thống chợ, 44% hàng hoá qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ truyền thống, còn
hàng hoá thông qua hệ thống phân phối hiện đại chỉ đạt 10%, 6% còn lại là do nhà
Nguyễn Đức Linh - Thương mại 48B - ĐH KTQD
GVHD: PGS.TS.Phan Tố Uyên
6
Đề án Kinh tế Thương mại
sản xuất trực tiếp bán thẳng. Mô hình siêu thị tại Việt nam hiện nay chỉ mới ở dạng
sơ khai, nghĩa là mới chỉ có các siêu thị hoặc chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích mà
chưa có đại siêu thị, tổng kho phân phối. Mô hình bán lẻ thì được thực hiện theo quy
trình từ nhà sản xuất – nhà phân phối, hàng hoá sẽ được đưa tới các siêu thị, cửa hàng
bán lẻ hoặc trung tâm bán buôn để đến với người tiêu dùng. Mô hình này được đánh
giá là còn quá nhiều cấp trung gian trong cùng một khâu (bán buôn, bán lẻ), quá
nhiều đầu mối trên cùng một khu vực.
Hoạt động của hệ thống phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt nam, đặc biệt là tại
các thành phố lớn đang tạo sức hút đặc biệt đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy
nhiên, điều đó đã đặt ra những thách thức không nhỏ đối với hệ thống phân phối bán
lẻ hàng hóa trong nước. Và việc phát triển hệ thống phân phối bán lẻ của các doanh
nghiệp Việt Nam trong nước đã và đang gặp phải những khó khăn như:
- Việc xây dựng, quy hoạch mạng lưới hiện đại gặp khó khăn về vốn, đất đai và
công nghệ quản lý. Thủ tục đất đai, thủ tục đầu tư còn nhiều bất cập; cơ chế chính

sách thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế ở nước ta còn thiếu và chưa đồng bộ
làm cản trở việc đầu tư của các doanh nghiệp.
- Khả năng cạnh tranh của hàng hóa còn thấp. Nhiều mặt hàng còn đơn điệu,
mẫu mã và quy cách chậm đổi mới , chất lượng thấp và giá thành cao, do đó nói
chung là khó cạnh tranh với hàng nước ngoài trên thị trường nước ngoài và khó tiêu
thụ ngay cả ở thị trường trong nước. Vấn đề đầu ra cho hàng hóa nói chung và nông
sản hàng hóa nói riêng thương xuyên là vấn đề quan tâm hàng đầu của cả nên kinh
tế. Chất lượng hàng hóa ở Việt nam không ổn định. Hiện nay, nhiều nông sản phẩm
không thể vào siêu thị, cửa hàng lớn được do quy trình sản xuất không đảm bảo.
- Nguồn lực về con người còn hạn chế, kinh nghiệm năng lực quản lí còn yếu,
nhân viên phục vụ chưa được đào tạo bài bản.
- Việc quản lý thị trường còn hạn chế nên môi trường kinh doanh không ổn
định, lành mạnh để thu hút vốn đầu tư và phát triển hệ thống phân phối hiện đại. Các
hình thức bán lẻ truyền thống như chợ cóc, chợ tạm, hàng rong … còn nhiều và mọc
rải rác ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Thương hiệu của các doanh nghiệp hiện nay chưa mạnh, tiềm lực tài chính
chưa lớn.
- Hệ thống phân phối bán lẻ của Việt nam vẫn còn manh mún, tài chính hạn chế,
Nguyễn Đức Linh - Thương mại 48B - ĐH KTQD
GVHD: PGS.TS.Phan Tố Uyên
7
Đề án Kinh tế Thương mại
logicstic ở góc độ bán lẻ còn yếu kém, đặc biệt là thiều tính liên kết và chưa có một
chiến lược phát triển dài hạn. Do vậy, nhiều doanh nghiệp Việt nam rất khó tồn tại và
phát triển nếu phải chịu sức ép cạnh tranh từ phía các doanh nghiệp, tập đoàn phân
phối nước ngoài khi mà thị trường bán lẻ Việt nam đã được mở cửa hoàn toàn tự do
kể từ 1/1/2009 vừa rồi.
Bên cạnh đó, sau hơn một năm kể từ ngày nước ta gia nhập WTO đã xuất hiện
các tập đoàn quốc tế tâp trung vào đầu tư và hệ thống phân phối bán lẻ Việt nam như
Metro Cash & Carry của Đức, Bourbon của Pháp (BigC), Parkson của Malaysia,

Dairy Farm của Singapore, Lotte của Hàn Quốc, Levi Strauss của Pháp. Sắp tới, hai
trong số những tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới là Wall-Mart của Mỹ và Carrefour
của Pháp sẽ tham gia vào thị trường bán lẻ của Việt Nam. Thách thức rất lớn khi mà
các doanh nghiệp phải cạnh tranh với những đối thủ mạnh hơn ngay trên thị trường
trong nước, tuân thủ những quy định khắt khe và cao hơn so với trước đây. Cơ hội và
thách thức không tĩnh tại và bất biến, không đồng đều cho mọi ngành, mọi địa
phương mà là tương quan động, cơ hội và thách thức có thể chuyển hóa cho nhau.
Càng năng động, chủ động, quyết tâm học hỏi, cải cách, phát huy lợi thế thì cơ hội
càng lớn và thách thức càng giảm đi, ngược lại, thụ động, không chịu đổi mới tư duy,
không biết người, biết mình, thì cơ hội hiển nhiên cũng không nắm bắt được mà
thách thức sẽ ngày càng lớn và dồn dập hơn.
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang gấp rút triển khai những kế hoạch
chiến lược riêng để chống lại sự lấn át của các nhà phân phối nước ngoài. Đã có
nhiều thương hiệu được biết đến trên thị trưồng bán lẻ như Hapro Mart, SaiGon Co-
op Mart, Fivimart, Day & Night, G7Mart, Small Mart 24h/7, Shop & Go, Intimex,
Best & Buy…Đã hình thành nhiều mô hình phân phối được áp dụng. Một trong
những mô hình được kỳ vọng sẽ tạo ra vị thế mới cho doanh nghiệp Việt Nam trong
điều kiện hội nhập, góp phần xây dưng nền thương mại trong nước vững mạnh để
chuẩn bị đón đầu cho việc mở cửa hoàn toàn lĩnh vực dịch vụ từ ngày 1/1/2009, đó là
mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp, các nhà phân phối nhằm phát huy được
những thế mạnh của các thành viên. Điển hình cho mô hình liên kết này là sự ra đời
của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) trong
tháng 5/2007 của 4 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực phân phối tại Việt Nam là:
Tổng công ty thương mại Sài Gòn (Satra), Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro),
Nguyễn Đức Linh - Thương mại 48B - ĐH KTQD
GVHD: PGS.TS.Phan Tố Uyên
8
Đề án Kinh tế Thương mại
SaiGon Co-op và Phú Thái group.
Mặc dù vậy, theo không ít các chuyên gia , những chuyển biến trong ngành

thương mại nước ta chủ yếu mang tính tự phát. Do vậy, nếu ngành phân phối bán lẻ
nứơc ta không kịp thời xây dựng tổ chức lại hệ thống phân phối hiện đại, với một
chiến lược đúng đắn sẽ khó cạnh tranh khi các tập đoàn lớn, các nhà đầu tư nước
ngoài đặt chân vào thị trường nước ta.
1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG PHÂN
PHỐI BÁN LẺ
1.3.1. Tốc độ đô thị hóa
Phân phối bán lẻ là kết quả của lối sống văn minh, hiện đại, tác phong công
nghiệp ở các khu đô thị và các thành phố lớn, nó gắn liền với quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá mạnh
mẽ, với sự dịch chuyển cơ cấu GDP theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp, dịch
vụ ngày càng lớn và tỷ trọng nông nghiệp nhày càng giảm sút. Bên cạnh đó, quá trình
đô thị hoá diễn ra một cách mạnh mẽ ở nước ta đã tác động sâu sắc đến lối sống, thói
quen mua sắm, tiêu dùng của người dân. Số lượng các tỉnh, thành phố đạt tiêu chuẩn
đô thị không ngừng được mở rộng. Đây là tiền đề để phát triển hệ thống phân phối
bán lẻ ở Việt Nam hiện nay.
1.3.2. Môi trường Văn hóa – Xã hội
Yếu tố văn hoá xã hội là những yếu tố bao quanh doanh nghiệp và khách hàng,
có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của hệ thống phân phối bán lẻ.tại các thành
phố, các tỉnh phát triển, người tiêu dùng luôn là những người năng động, cởi mở, có
nhu cầu cao, yêu cầu lớn cả về số lượng và chất lượng của sản phẩm. đặc điểm văn
hoá - xã hội ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi mua sắm của khách hàng trong việc
lựa chọn, quyết định tiêu dùng sản phẩm và địa điểm mua sắm. Người tiêu dùng
thành thị có những nét khác biệt so với người tiêu dùng ở nông thôn, họ có yêu cầu
cao hơn về chất lượng, dịch vụ khách hàng, cung cách phục vụ…
Theo số liệu thống kê hiện nay, người tiêu dùng thành thị rất ưa thích việc đi
mua sắm tại hệ thống phân phối bán lẻ vì tính nhanh gọn, thuận tiện, đảm bảo về chất
lượng, xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm.
Phân tích yếu tố văn hoá xã hội cần quan tâm tới các tiêu thức sau:

Nguyễn Đức Linh - Thương mại 48B - ĐH KTQD
GVHD: PGS.TS.Phan Tố Uyên
9
Đề án Kinh tế Thương mại
- Dân số: số người hiện hữu trên thị trường. Đây là tiêu thức ảnh hưởng đến quy
mô của nhu cầu và tính đa dạng của nhu cầu.
- Xu hướng vận động của dân số: tỷ lệ sinh tử, độ tuổi trung bình, tỷ lệ nam nữ,
tháp tuổi,… Tiêu thức này cho biết dạng của nhu cầu và sản phẩm đáp ứng.
- Hộ gia đình và xu hướng vận động: chất lượng và quy cách sản phẩm khi thoả
mãn nhu cầu của cả gia đình.
- Sự dịch chuyển dân cư và xu hướng vận động
- Thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu dùng: yêu cầu về sự thoả mãn
nhu cầu theo khả năng tài chính.
- Nghề nghiệp và tầng lớp xã hội: yêu cầu về sự thoả mãn nhu cầu theo địa vị xã
hội.
- Dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, nền văn hoá, nói lên sự đa dạng của nhu
cầu và cách thức thoả mãn.
1.3.3. Môi trường Chính trị - Pháp luật
Môi trường chính trị - pháp luật chi phối mạnh mẽ đến sự hình thành cơ hội
thương mại và khả năng thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Môi trường chính trị -
pháp luật ổn định là điều kiện tiền đề cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiện nay, Việt Nam mới chỉ có một văn bản quy pham pháp luật ở cấp Bộ quy
định về tiêu chuẩn, hàng hoá, dịch vụ và trách nhiệm quản lý hoạt động của loại hình
siêu thị, trung tâm thương mại. Các quy định về phân phối bán lẻ còn thiếu sót, thiếu
đồng bộ.
Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp phải luôn quan tâm tới các thành
phần của môi trường chính trị - pháp luật như sau:
- Quan điểm, mục tiêu định hướng phát triển xã hội và nền kinh tế của Đảng
cầm quyền.
- Chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các quyết định, mục tiêu của

Chính phủ và khả năng điều hành của Chính phủ.
- Mức độ ổn định chính trị - xã hội
- Thái độ và phản ứng của các tổ chức xã hội của các nhà phê bình xã hội.
- Thái độ và phản ứng của dân chúng.
- Hệ thống luật pháp với mức độ hoàn thiện của nó và hiệu lực thực hiện luật
phấp trong đời sống kinh tế - xã hội.
Nguyễn Đức Linh - Thương mại 48B - ĐH KTQD
GVHD: PGS.TS.Phan Tố Uyên
10
Đề án Kinh tế Thương mại
1.3.4. Các loại hình bán lẻ truyền thống
Cạnh tranh được xem là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị
trường. Môi trường cạnh trạnh được hình thành thông qua điều kiện cạnh tranh và
các thành phần tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh.
Sự ra đời của hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại gặp phải sự cạnh tranh quyết
liệt từ phía các cửa hàng, chợ truyền thống. Hiện nay, tại Việt Nam, đa số người dân
vẫn trung thành với hình thức bán hàng truyền thống này. Hệ thống chợ hình thành và
nằm rải rác khắp mọi nơi. người tiêu dùng chủ yếu mua sắm hàng hoá tại chợ, nhất là
các mặt hàng phục vụ nhu cầu hàng ngày như thực phẩm, hàng tạp phẩm,… Đối với
người dân Việt Nam đi mua sắm tại chợ truyền thống đã là một thói quen khó thay
đổi.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH PHÂN PHỐI BÁN LẺ
CỦA CHUỖI SIÊU THỊ HAPRO MART
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Nguyễn Đức Linh - Thương mại 48B - ĐH KTQD
GVHD: PGS.TS.Phan Tố Uyên
11
Đề án Kinh tế Thương mại

Tổng công ty thương mại Hà Nội - tên giao dịch là Hapro, được thành lập theo
Quyết định số 129/2004/QĐ-TTg ngày 14 tháng 07 năm 2004 của Thủ Tướng Chính
phủ và Quyết định số 125/2004/QĐ – UB ngày 11 tháng 08 năm 2004 của UBND thành
phố Hà Nội về việc thành lập Tổng công ty thương mại Hà Nội thí điểm họat động theo
mô hình Công ty mẹ - Công ty con.
Tổng công ty thương mại Hà Nội bao gồm công ty mẹ - Tổng công ty thương
mại Hà Nội và 23 công ty con là các công ty TNHH một thành viên, các công ty cổ
phần và các công ty liên doanh liên kết.
Tổng công ty thương mại Hà Nội thực hiện vai trò của công ty mẹ đối với các
công ty thành viên – Công ty con thông qua khả năng tài chính, thương hiệu và uy tín
trên thị trường.
Tổng công ty thương mại Hà Nội có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu:
Xuất nhập khẩu nông sản, thực phẩm, đồ uống, thủ công mỹ nghệ, may mặc, hàng
tiêu dùng, máy móc thiết bị và nguyên vật liệu; Trung tâm thương mại, siêu thị, hệ
thống cửa hàng; Bán buôn bán lẻ hàng tiêu dùng, vật tư, vật liệu phục vụ sản xuất và
đời sống; Sản xuất chế biến nông sản, thực phẩm, nước giải khát, kem bánh các loại,
hàng tiêu dùng, gốm sứ mỹ nghệ… Dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn, ăn uống
giải khát; Kinh doanh bất động sản, dịch vụ văn phòng, đại diện thương mại…
Tổng công ty thương mại Hà Nội thực hiện sản xuất và kinh doanh theo chính
sách chất lượng được đề ra, đó là: đảm bảo cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp
ứng mọi yêu cầu đã cam kết với khách hàng; liên tục cải tiến, nâng cao chất lượng
sản phẩm và dịch vụ, thoả mãn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và là người
bạn đáng tin cậy , người đồng hành thuỷ chung của khách hàng.
Giới thiệu chung về Tổng công ty thương mại Hà Nội:
Tên giao dịch Tiếng Việt: Tổng công ty thương mại Hà Nội
Tên Giao dịch quốc tế: Ha Noi Trade Corporation
Thương hiệu: Hapro
Websites: www.haprogroup.vn
Văn phòng Hà Nội:
Địa chỉ: 38-40 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 04- 8 267 984
Fax: 04-8 267 983/9 285 938
Nguyễn Đức Linh - Thương mại 48B - ĐH KTQD
GVHD: PGS.TS.Phan Tố Uyên
12
Đề án Kinh tế Thương mại
Email:
Chi nhánh tại TP.HCM:
Địa chỉ: 77-79 Phó Đức Chính, Quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 08-8 216 253
Fax: 08-8 216 250/8 216 251
Email:
Văn phòng đại diện tại Nga:
Địa chỉ:119526, Moscow, Prospekt Vernadskovo,
Dom 93/1, Kva 233
Điện thoại: 095 4342148
Email:
Tổng công ty thương mại Hà Nội có tiền thân là công ty sản xuất – dịch vụ và
xuất nhập khẩu Nam Hà Nội. Công ty được thành lập từ tháng 7 năm 1991 thuộc liên
hiệp sản xuất – dịch vụ và xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Hà Nội trong điều kiện
không có vốn, không có cơ sở vật chất, chưa có thị trường và một ít cán bộ.
Tháng 8/1991, Liên hiệp Sản xuất – dịch vụ và xuất nhập khẩu tiểu thủ công
nghiệp Hà Nội thành lập “ban đại diện” phía Nam
Đến tháng 1/1992, Ban đại diện phía Nam của liên hiệp sản xuất – dịch vụ và
xuất nhập khẩu tiểu thủ công nghiệp đã hoạt động như một công ty độc lập, tự huy
động vốn, tự hạch toán, xây dựng bộ máy và tìm thị trường.
Sau 1 năm thâm nhập thị trường, Ban đại diện phía Nam đã đạt được doanh thu
5 tỉ đồng, kim ngạch xuất nhập khẩu 500.000 USD. Tháng 4/1992, Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 672/QĐ–UB về việc chuyển Ban đại diện phía
Nam thành Chi nhánh Công ty sản xuất – dịch vụ và xuất nhập khẩu tiểu thủ công

nghiệp, tên giao dịch là Haprosimex Saigon, trụ sở chính ở 149 Lý Chính Thắng –
Quận 3 – Tp. HCM. Haprosimex là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu
riêng, có tài khoản tại ngân hàng.
Ngày 18/3/1993, Giám đốc liên hiệp sản xuất – dịch vụ và xuất nhập khẩu tiểu
thủ công nghiệp Hà Nội ra quyết định số 27/QĐ – TC quyết định thành lập chi nhánh
phía Nam, lấy tên giao dịch là Haprosimex Saigon. Cùng năm, Giám đốc liên hiệp
sản xuất - dịch vụ và xuất nhập khẩu tiểu thủ công nghiệp Hà Nội ra quyết định số
67/QĐ – TC ngày 20/10/1993 thành lập chi nhánh “Haprosimex Saigon”. Trên cơ sở
Nguyễn Đức Linh - Thương mại 48B - ĐH KTQD
GVHD: PGS.TS.Phan Tố Uyên
13
Đề án Kinh tế Thương mại
sáp nhập xí nghiệp phụ tùng xe đạp, xe máy Hà Nội, tháng 1/1999, UBND TP HN đã
quyết định chuyển Chi nhánh thành công ty và đổi tên thành Công ty sản xuất – dịch
vụ XNK Nam Hà Nội, đặt trụ sở tại 28B Lê Ngọc Hân – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Một năm sau, theo quyết định số 6908/QĐ – UB ngày 12/2/2000 công ty sáp nhập
công ty ăn uống dịch vụ bốn mùa và biến đổi thành công ty sản xuất - dịch vụ và xuất
nhập khẩu Nam Hà Nội, đồng thời chuyển về sở Thương Mại quản lý về mặt nhà
nước.Tiếp đó, ngày 20/3/2002, Công ty lại có quyết định sáp nhập với Xí nghiệp
giống cây trồng Toàn Thắng nhằm góp phần thực hiện dự án xây dựng cụm công
nghiệp thực phẩm Hà Nội.
Trong 5 năm (từ 1999 đến 2003), công ty đã 3 lần giao quản lý vốn nhà nước ở
các công ty cổ phần: Simex (10/2/2002), Sứ Bát Tràng (22/07/03), Vang Thăng Long
(23/10/2003).
Ngày 11/8/2004, Tổng công ty thương mại Hà Nội được thành lập theo Quyết
định số 129/2004/QĐ-TTg ngày 14 tháng 07 năm 2004 của Thủ Tướng Chính phủ và
Quyết định số 125/2004/QĐ – UB ngày 11 tháng 08 năm 2004 của UBND thành phố
Hà Nội về việc thành lập Tổng công ty thương mại Hà Nội thí điểm hoạt động theo
mô hình Công ty mẹ - Công ty con.
Hiện nay, Tổng công ty thương mại Hà Nội có 23 đơn vị thành viên và là chủ

đầu tư quản lý khu công nghiệp thực phẩm Hapro tại xã Lệ Chi – Kim Sơn – Gia
Lâm – Hà Nội.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Thương mại Hà nội
Nguyễn Đức Linh - Thương mại 48B - ĐH KTQD
GVHD: PGS.TS.Phan Tố Uyên
14
Đề án Kinh tế Thương mại
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty thương mại Hà Nội

Nguyễn Đức Linh - Thương mại 48B - ĐH KTQD
GVHD: PGS.TS.Phan Tố Uyên
Tổng giám đốc
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Công ty mẹ
(Tổng công ty thương mại Hà Nội)
Các công ty con
(Cty TNHH một thành viên, cổ phần, liên doanh liên kết)
Các khối phòng, ban chức năng
Các đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ
Văn phòng
Phòng tổ chức cán bộ
Phòng kế hoạch và phát triển
Phòng quản trị thương hiệu
Ban pháp lý và hợp đồng
Ban tài chính kế toán và kiểm toán
Ban đối ngoại và tiếp thị
Ban quản lý khu công nghiệp
Hapro
T.T XK Phía Bắc

T.T Nhập khẩu vật tư thiết bị
T.T kinh doanh hàng miễn thuế
tại TP.HCM
XN Sắt mỹ nghệ
Nhà máy Mỳ Hapro
Chi nhánh TCT tại TP.HCM
Cty siêu thị Hà Nội
Công ty bách hóa Hà Nội
T.T Thương mại dịch vụ Bốn Mùa
XN Gốm Chu Đậu
XN Dịch vụ kho hàng
Trung tâm dầu tư và phát triển hạ
tầng thương mại
15
Đề án Kinh tế Thương mại
2.2. KHÁI QUÁT VỀ CHUỖI SIÊU THỊ HAPRO MART
2.2.1. Mục tiêu của chuỗi Siêu thị Hapro Mart
Công ty Siêu thị Hà nội là một trong những công ty con của Tổng công ty
thương mại Hà nội. Và hàng loạt các Siêu thị, cửa hàng tiện ích với màu xanh đặc
trưng của thương hiệu Hapro Mart của Công ty Siêu thị Hà Nội đã được khai trương
để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Thủ đô và khách du lịch nước ngoài.
Cùng với Slogan: “Tiện ích cho mọi nhà”, thương hiệu Hapro Mart đã thể hiện được
hết những tiêu chí mong muốn phục vụ của mình tới khách hàng đó là: chất lượng
đảm bảo, giá cả hợp lý, phục vụ tận tình, tiện ích tối đa. Và Công ty Siêu thị Hà Nội
đang phấn đấu để có thể thực hiện đúng như những gì mà Công ty đã cam kết với
người tiêu dùng. Đó là:
- Trở thành nhà phân phối – bán lẻ hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực
phân phối hàng hóa qua kênh phân phối hiện đại
- Chiếm 20% thị phần Miền bắc của thị trường bán lẻ qua kênh tiêu dùng hiện
đại vào năm 2010

- Đưa thương hiệu Hapro trở thành thương hiệu uy tín, được nhiều người tiêu
dùng biết đến
- Trở thành nhà phân phối - bán lẻ chiến lược cho các nhà sản xuất trong nước
và nước ngoài
2.2.2. Hoạt động kinh doanh chính
- Phân phối hàng hóa thông qua kênh siêu thị, trung tâm thương mại và cửa
hàng tiện ích
- Nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bán lẻ.
- Cung cấp dịch vụ hậu cần bán lẻ (kho - vận) và dịch vụ hạ tầng thương mại
2.2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh
Vào ngày 11/11/2006, hệ thống bán lẻ Hapro Mart chính thức ra mắt bằng việc
khai trương 2 siêu thị và gần 10 cửa hàng tiện ích tại Thủ đô Hà Nội. Hàng hóa trong
các cửa hàng tiện ích chủ yếu là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, đồ gia dụng
phục vụ sinh hoạt hàng ngày của người dân, với chất lượng bảo đảm, chủng loại
phong phú, giá cả hợp lý, phong cách phục vụ chuyên nghiệp.
Đến 31/12/2007 Hapro Mart đã có 13 siêu thị và 18 cửa hàng tiện ích tại khu
vực phía Bắc, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và một số thành phố, tỉnh có mức sống
Nguyễn Đức Linh - Thương mại 48B - ĐH KTQD
GVHD: PGS.TS.Phan Tố Uyên
16
Đề án Kinh tế Thương mại
tương đối khá như Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Kạn, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái
Bình, Quảng Ninh.
Đến 31/12/2008 Hapro mart đã có 28 siêu thị và 31 cửa hàng tiện ích tại khu
vực phía Bắc, tập trung chủ yếu tại Hà nội.
Trong năm 2008, mặc dù có rất nhiều khó khăn vì tình hình lạm phát và suy
thoái kinh tế, Công ty đã khai trương được 08 Siêu thị, trong đó có 02 Siêu thị có góp
vốn của Tổng Công ty, 03 Cửa hàng nhượng quyền thương mại và 01 Cửa hàng tiện
ích, nâng tổng số Siêu thị và Cửa hàng thuộc chuỗi Hapro Mart đến cuối năm 2008
gồm 19 điểm/31 điểm kinh doanh mang thương hiệu Hapro Mart. Đây là một sự cố

gắng vượt bậc của tập thể CBCNV Công ty Siêu thị Hà Nội, góp phần nâng cao và
khẳng định thương hiệu Hapro Mart trên thị trường Việt Nam.
Bảng 2.2: Chuỗi Siêu Thị Hapro Mart tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc
STT Đơn vị Địa chỉ
1 Siêu thị Hapro Mart 5 Lê Duẩn, quận Ba Đình, Hà Nội
2 Siêu thị Hapro Mart C12 Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội
3 Siêu thị Hapro Mart D2 Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội
4 Siêu thị Hapro Mart Tầng 3 chợ Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội
5 Siêu thị Hapro Mart 284 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
6 Siêu thị Hapro Mart 51 Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội
7 Siêu thị Hapro Mart 9B Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
8 Siêu thị Hapro Mart 349 Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội
9 Siêu thị Hapro Mart G3 Vĩnh Phúc 1, Cầu Giấy, Hà Nội
10 Siêu thị Hapro Mart 35 Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
11 Siêu thị Hapro Mart 102 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội
12 Siêu thị Hapro Mart 323 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội
13 Siêu thị Hapro Mart 176 Hà Huy Tập, Gia Lâm, Hà Nội
14 Siêu thị Hapro Mart B3A Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội
15 Siêu thị Hapro Mart 111 Lê Duẫn, Hoàn Kiếm, Hà Nội
16 Siêu thị Hapro Mart 45 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
17 Siêu thị Hapro Mart 2 Ngô Xuân Quảng, Gia Lâm, Hà Nội
18 Siêu thị Hapro Mart Km 3 + 500 đường Hùng Vương, Thái Bình
19 Siêu thị Hapro Mart 1 Lương Văn Thắng, P. Đông Thành, Thái Bình
20 Siêu thị Hapro Mart 25 Đinh Điền, P. Lam Sơn, Thanh Hóa
21 Siêu thị Hapro Mart 25 Đại lộ Lê Lợi, P. Lam Sơn, Thanh Hóa
22 Siêu thị Hapro Mart Tổ 75 Trần Phú Thượng, Cẩm Tây, Tx. Cẩm Phả,
Quảng Ninh
Nguyễn Đức Linh - Thương mại 48B - ĐH KTQD
GVHD: PGS.TS.Phan Tố Uyên
17

Đề án Kinh tế Thương mại
23 Siêu thị Hapro Mart Thị trấn Nông Trường Mộc Châu, Sơn La
24 Siêu thị Hapro Mart Thị trấn Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội
25 Siêu thị Hapro Mart 66 Hoàng Văn Thụ, TP. Thái Nguyên, Thái Nguyên
26 Siêu thị Hapro Mart Thị trấn Sao Đỏ, Chí Linh, Hải Dương
28 Siêu thị Hapro Mart Tổ 8B, P. Đức Xuân, Tx Bắc Kạn, Bắc Kạn
(Nguồn: Tổng công ty Thương mại Hà Nội)
2.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHUỖI SIÊU THỊ
HAPRO MART
Bảng 2.3: Bảng tổng kết doanh số của các đơn vị trong năm 2008
Đơn vị tính: triệu đồng
STT CÁC ĐƠN VỊ
KẾ
HOẠCH
NĂM 2008
DOANH
THU
THỰC
HIỆN
Thực hiện/ Kế hoạch
1. Siêu thị Thanh Xuân 41.000 35.878 87,5%
Doanh thu đầu kệ 780
Doanh thu hoa hồng 2.220
Doanh thu bán lẻ 32.878
2. Siêu thị D2 Giảng Võ 35.000 29.169 83,3%
Doanh thu đầu kệ 749
Doanh thu hoa hồng 1.895
Doanh thu bán lẻ 26.525
3. Siêu thị 5 Nam Bộ 16.000 16.679 104,2%
Doanh thu đầu kệ 726

Doanh thu hoa hồng 585
Doanh thu bán lẻ 15.368
4. Siêu thị Hoàng Hoa Thám 15.450 8.310 53,8%
Doanh thu đầu kệ 189
Doanh thu hoa hồng 434
Doanh thu bán lẻ 7.687
5. Cửa hàng Nam Trung Yên 1.870 1.150 61,5%
Doanh thu bán lẻ 1.150
6. Cửa hàng Vĩnh Phúc 3.500 3.314 94,7%
Doanh thu bán lẻ 3.314
Tổng số 112.820 94.500 83,8%
(Nguồn: Phòng Kế hoạch phát triển)
Nhận xét:
Qua bảng tổng kết doanh thu năm 2008 của các siêu thị, cửa hàng tiện ích nhận
Nguyễn Đức Linh - Thương mại 48B - ĐH KTQD
GVHD: PGS.TS.Phan Tố Uyên
18
Đề án Kinh tế Thương mại
thấy một điều là hầu như các đơn vị đều không hoàn thành kế hoạch được giao duy
chỉ có Siêu thị 5 Nam Bộ là hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 104,2%.
Đây là một sự nỗ lực đáng khen thưởng của tập thể cán bộ, nhân viên Siêu thị 5 Nam
Bộ. Với tiền thân là Cửa hàng Bách hoá số 5 Nam Bộ cũ và trong khu vực không có
một siêu thị của các đối thủ cạnh tranh nên Siêu thị luôn có một lượng khách hàng
trung thành khá lớn. Hơn nữa Siêu thị lại được đặt ngay tại văn phòng của Công ty
nên khi có những khó khăn Giám đốc Siêu thị có thể xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp của
Ban Giám đốc Công ty, đây là một ưu thế của Siêu thị so với các siêu thị khác. Các
đơn vị còn lại đều không hoàn thành kế hoạch trong đó Siêu thị Hoàng Hoa Thám là
đơn vị hoạt động kém hiệu quả nhất so với các đơn vị khác. Thực hiện so với kế
hoạch chỉ đạt có 53,8%, nguyên nhân có thể là do người dân tại khu vực này chưa
quen với việc mua sắm tại Siêu thị do Siêu thị được đặt tại Tầng 3 Chợ Bưởi. Và với

thói quen của người Việt Nam nếu chợ và siêu thị đặt liền kề nhau như vậy thì chợ sẽ
là sự lựa chọn ưa tiên hơn đối với họ, đây quả thực là một bất lợi lớn cho hoạt động
của Hapro Mart Hoàng Hoa Thám. Các đơn vị khác do tình hình đặc thù của mình
nên chưa thể hoàn thành được chỉ tiêu đề ra nhưng kết quả cũng khá tốt: Siêu thị
Thanh Xuân là 87,5%, Siêu thị D2 Giảng Võ là 83,3%, Cửa hàng tiện ích Nam Trung
Yên là 61,5%, Cửa hàng tiện ích Vĩnh Phúc là 94,7%. Trong năm 2009, Ban Giám
đốc Công ty Siêu thị sẽ xem xét kỹ tình hình của từng đơn vị và có sự chỉ đạo kịp
thời để năm nào các đơn vị cũng sẽ hoàn thành tốt và vượt kế hoạch như Siêu thị 5
Nam Bộ, góp phần mở rộng cả về qui mô và danh tiếng của chuỗi Hapro Mart.
Nguyễn Đức Linh - Thương mại 48B - ĐH KTQD
GVHD: PGS.TS.Phan Tố Uyên
19
Đề án Kinh tế Thương mại
Bảng 2.4: Bảng tổng kết doanh số theo nhóm hàng trong năm 2008
Đơn vị tính: triệu đồng
STT CÁC ĐƠN VỊ
Thực
phẩm khô
Thực phẩm
tươi
Tạp phẩm,
gia dụng
Hoá mỹ
phẩm, tẩy
rửa
May mặc
Hàng hoá
khác
1. ST. Thanh Xuân 6.897,61 3.926,41 10.608,11 4.267,19 1.956,34 939,13
2. ST. D2 Giảng Võ 10.734,45 2.168,07 7.113,09 3.018,23 9.873,17 468,11

3. ST. 5 Nam Bộ 3.336,27 1.031,61 3.206,13 1.679,15 573,15 4.316,8
4. ST. Hoàng Hoa Thám 1.435,11 478,01 2.001,01 1.093,68 1.325,66 309,08
5. CHTI. Nam Trung Yên 479,48 77,69 687,66 876,03 93,1 18,9
6. CHTI. Vĩnh Phúc 586,02 141,19 722,16 365,58 86,1 32,52
Tổng cộng 23.468,94 7.822,98 24.338,16 11.299,86 13.907,52 6.084,54
Chiếm tỷ trọng 27% 9% 28% 13% 16% 7%
(Nguồn: Phòng Kế hoạch phát triển)
Chú thích: - ST: Siêu thị
- CHTI: Cửa hàng tiện ích
Nguyễn Đức Linh - Thương mại 48B - ĐH KTQD
GVHD: PGS.TS.Phan Tố Uyên
20
Đề án Kinh tế Thương mại
Nhận xét:
Qua bảng tổng kết doanh số theo nhóm hàng của các đơn vị trong năm 2008,
nhận thấy nhóm hàng Tạp phẩm, gia dụng chiếm tỷ trọng tiêu thụ lớn nhất là 28%,
tiếp đến là nhóm hàng Thực phẩm khô (27%), nhóm hàng May mặc (16%), nhóm
hàng Hoá mỹ phẩm, tẩy rửa (13%), nhóm hàng Thực phẩm tươi (9%), cuối cùng là
nhóm Hàng hoá khác (7%). Nguyên nhân là do thói quen của người Việt Nam. Khác
với các nước Châu Âu hay các nước Châu Á phát triển, người Việt Nam không có
thói quen đi siêu thị mua thực phẩm dự trữ trong một tuần hay trong một thời gian
ngắn như các nước phương Tây hay một số nước Châu Á khác mà đối với họ đi siêu
thị chỉ để mua những hàng tạp phẩm, hàng gia dụng và tần suất đi của họ cũng ít hơn.
Và chợ vẫn là sự lựa chọn số một, người Việt Nam thường có thói quen đi chợ mua
thực phẩm hàng ngày để đảm bảo sự tươi ngon. Nhưng trong cuộc sống hiện đại ngày
nay thói quen đó đã có chút thay đổi, do cuộc sống công việc hối hả bận rộn đã làm
cho thói quen của người tiêu dùng trẻ có nhiều thay đổi. Họ đi siêu thị nhiều hơn, và
đối với nhiều người đây được coi là sự lựa chọn ưu tiên hơn chợ do sự văn minh,
hiện đại trong mua sắm và mua hàng hóa nhất là thực phẩm ở đây họ có cảm giác yên
tâm hơn đặc biệt là sau 2 đại dịch cúm gia cầm và dịch tả thì vấn đề xuất xứ hàng

hoá, vệ sinh an toàn được người tiêu dùng hết sức chú ý.
Tổng kết doanh thu theo nhòm hàng thì 2 siêu thị Thanh Xuân và D2 Giảng Võ
là 2 đơn vị có số lượng hàng hoá tiêu thụ mạnh nhất. Thanh Xuân đứng đầu về 3
nhóm hàng: nhóm hàng Thực phẩm tươi, nhóm hàng Tạp phẩm và hàng gia dụng và
nhóm hàng Hoá mỹ phẩm và chất tẩy rửa. Siêu thị D2 Giảng Võ đứng đầu ở 2 nhóm
hàng: nhóm hàng Thực phẩm khô và nhóm hàng May mặc.
2.4. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CHUỐI SIÊU THỊ
HAPRO MART
2.4.1. Môi trường chung
2.4.1.1. Yếu tố kinh tế
Thuận lợi:
11/01/2007, Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức Thương mại thế
giới WTO. Lúc này thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng rộng lớn,
nó không chỉ giới hạn trong nước, trong khu vực mà là ở phạm vi toàn cầu, thị trường
quốc tế sẽ biết đến sự có mặt nhiều hơn của hàng hoá Việt Nam. Các doanh nghiệp
Nguyễn Đức Linh - Thương mại 48B - ĐH KTQD
GVHD: PGS.TS.Phan Tố Uyên
22
Đề án Kinh tế Thương mại
trong nước sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với nhiều thị trường mới đầy tiềm năng, bạn
hàng đối tác cũng sẽ tăng lên. Do vậy mà hiệu quả kinh tế cũng sẽ không ngừng tăng.
Khách du lịch đến Việt Nam ngày càng tăng, Việt Nam trở thành điểm đến hấp
dẫn của nhiều khách du lịch quốc tế. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2007 lượng
khách quốc tế tới Việt Nam là 4,23 triệu lượt tăng 18% so với năm 2006. Lượng
khách du lịch tăng khiến cho cầu về hàng hoá, sản phẩm tăng khiến các doanh nghiệp
phải mở rộng qui mô và đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ thì mới có thể thoả mãn nhu
cầu ngày càng phong phú, đa dạng.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tại Việt Nam luôn tăng trưởng trong vòng
8 năm qua. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ đã tăng từ
220 nghìn tỷ đồng năm 2000 lên đến 480 nghìn tỷ đồng năm 2006 và 726 nghìn tỷ

đồng năm 2007.
Khó khăn:
Trong thời gian nửa đầu năm 2008, lạm phát tăng một cách “chóng mặt”, chỉ số
giá tiêu dùng leo thang, có lúc lên đến 22 – 24%; từ quý 4 năm 2008 cho đến tận bây
giờ, kinh tế Việt nam lại phải đối phó với suy giảm kinh tế, giảm phát. Chính phủ đã
giải quyết được tình trạng lạm phát năm 2008 và hiện nay đang phải tìm cách vực
dậy nền kinh tế, trong đó có thị trường bán lẻ. Hiện nay, Chính phủ đã đưa ra các gói
kích thích kinh tế, kích thích tiêu dùng, và mới đây nhất là chính sách hỗ trợ tiêu
dùng cho những người có thu nhâp thấp. Cùng với Thế giới, sự suy giảm kinh tế của
Việt nam đã, đang và sẽ gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động của các Doanh nghiệp
Thương mại hoạt động trong lĩnh vực phân phối bán lẻ.
Các lộ trình gia nhập WTO đang dần được thực hiện như cam kết, Việt nam
cũng đã mở cửa thị trường bán lẻ vào ngày 1/1/2009, hiện nay vì lý do suy giảm kinh
tế của thế giới nên nhiều Doanh nghiệp bán lẻ của thế giới đã hoãn việc xâm nhâp thị
trường bán lẻ Việt nam nhưng một khi nền kinh tế thế giới được phục hồi thì sẽ có
một lọat các công ty lớn, danh tiếng hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ của thế giới sẽ
tràn vào Việt nam, đó sẽ những thách thức không nhỏ cho các Doanh nghiệp Việt
nam.
Buôn lậu, đặc biệt từ Trung Quốc vào Việt Nam vẫn cứ gia tăng mặc dù các cơ
quan chức năng đã có nhiều biện pháp mạnh, làm cho các doanh nghiệp nhập hàng từ
nguồn chính thống phải cạnh tranh về giá cả về những loại hàng hoá này.
Nguyễn Đức Linh - Thương mại 48B - ĐH KTQD
GVHD: PGS.TS.Phan Tố Uyên
23
Đề án Kinh tế Thương mại
Theo số liệu của Bộ Công thương, hàng hoá đến tay người tiêu dùng chủ yếu vẫn
qua hệ thống chợ (khoảng 40%) và qua các cửa hàng bán lẻ độc lập ( khoảng 44%).
Hàng bán qua hệ thống kênh phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi .... chỉ
mới chiếm khoảng 10%, còn lại 6% là do nhà sản xuất trực tiếp bán thẳng.
2.4.1.2. Yếu tố chính trị

Thuận lợi:
Mặc dù bên ngoài đang có nhiều biến động chính trị bất thường như vấn đề
Irac, những cuộc khủng bố lớn trên thế giới,... nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá là
có môi trường chính trị ổn định, không có xung đột tôn giáo, sắc tộc trong nước.
Nhận định này rất có lợi cho sự phát triển của Việt Nam.
Trong thời gian vừa qua Việt Nam đã chứng tở với bạn bè trên thế giới thấy
Việt Nam là điểm đến, địa điểm du lịch an toàn. Đặc biệt là trong đợt dịch cúm gia
cầm vừa qua, Việt Nam đã khống chế được dịch không để dịch lan rộng, do vậy mà
niềm tin của Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế ngày càng được tăng lên.
Việt Nam chủ trương đa phương hóa, đa dạng hoá các mối quan hệ hợp tác với
các nước trên thế giới, từ đó thị trường hàng hoá ngày càng phong phú, khách hàng
ngày càng đa dạng.
Khó khăn:
Trong thời gian qua, chiến tranh và các cuộc khủng bố liên tiếp nổ ra ở nhiều
nơi trên thế giới gây ra những biến động về giá cả ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng
Bất đồng chính trị giữa các nước, bất đồng giữa Mỹ và các nước theo con
đường chủ nghĩa xã hội ngày càng gia tăng, đặc biệt là những sự kiện gần đây của
Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều tiên về chương trình hạt nhân và vụ thử tên lửa, và
chương trình hạt nhân của nước I-Ran cũng gây nên tình trạng bất ổn định, ảnh
hưởng chung đến nền kinh tế thế giới.
2.4.1.3. Yếu tố pháp luật
Thuận lợi:
Pháp luật Việt Nam hướng tới tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
kinh doanh, xu hướng ngày càng đơn giản hoá các thủ tục hành chính cho các doanh
nghiệp. Đặc biệt là khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới, các
doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sẽ không ngừng tăng lên do vậy mà
hệ thống pháp luật ngày càng phải hoàn chỉnh, tạo độ thông thoáng cho các doanh
Nguyễn Đức Linh - Thương mại 48B - ĐH KTQD
GVHD: PGS.TS.Phan Tố Uyên
24

Đề án Kinh tế Thương mại
nhân nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam.
Hệ thống thuế của Việt Nam đang được cố gắng hoàn chỉnh để tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp, tạo sự công bằng trong nền kinh tế.
Những vụ buôn lậu, trốn thuế,... đang được Việt Nam tăng cường nỗ lực giải
quyết. Điều này tạo thêm niềm tin cho các doanh nghiệp.
Việt Nam đã quan tâm nhiều hơn đến những vụ tranh chấp thương mại quốc tế
và đang cố gắng hoàn thiện hơn cơ quan hoà giải kinh tế, điều này giúp các doanh
nghiệp tự tin hơn khi kinh doanh.
Khó khăn:
Tuy đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện nhưng hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn
chưa đầy đủ, còn nhiều chỗ thiếu xót.
Việt Nam vẫn còn độc quyền một số ngành như bưu chính viễn thông, truyền
hình, hàng không, điện, nước. Điều này góp phần tăng chi phí đầu vào, tăng chi phí
dịch vụ của các doanh nghiệp.
Hệ thống thuế tuy cũng đang được chỉnh sửa cho hoàn thiện nhưng vẫn còn bộc
lộ nhiều bất cập.
Tệ quan liêu vẫn đang còn tồn tại, thủ tục hành chính tuy đã cố gắng cải thiện
nhưng vẫn còn phiền hà, rắc rối gây khó khăn cho các doanh nghiệp.
2.4.1.4. Yếu tố công nghệ
Thuận lợi:
Công nghệ mới có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm
rẻ hơn với chất lượng cao hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Thị trường máy móc, thiết bị, công nghệ trên thế giới ngày càng phát triển, có
nhiều nguồn cung cấp hơn, giá cả cạnh tranh hơn khiến cho các doanh nghiệp trong
nước có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn đối tác, để có thể lựa chọn được giải
pháp công nghệ tối ưu nhất với giá cả hợp lý.
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin giúp
doanh nghiệp mở rộng mạng lưới quan hệ với khách hàng, với các nhà cung cấp và
các bên hữu quan. Việc ứng dụng các phần mềm trong quản lý, sản xuất và kinh

doanh giúp doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và năng suất hơn.
Các doanh nghiệp trong nước được bảo vệ quyền lợi hơn trong việc mua sắm
Nguyễn Đức Linh - Thương mại 48B - ĐH KTQD
GVHD: PGS.TS.Phan Tố Uyên
25

×