Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tìm hiểu giá trị và tóm tắt Người lái buôn thanhVonido

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.98 KB, 2 trang )

Thời đại Phục hưng và Văn hóa Phục hưng
1. Sau đêm trường trung cổ, Tây Âu bước sang một thời đại mới là Thời đại Phục hưng trong thế kỷ 1516. Phương Tây bàng hoàng và kinh ngạc phát hiện ra trong những di sản của nền văn học nghệ thuật Hi
Lạp, La Mã vô cùng xán lạn, đã bị chôn vùi qua hàng ngàn năm từng bị nhà thờ và chế độ phong kiến
xuyên tạc, bóp méo. Con người phương Tây khao khát, hăm hở làm sống lại tinh hoa nền văn hoá đó để
xây dựng một nền văn minh mới vì tự do và hạnh phúc của con người. Lịch sử gọi là Thời đại Phục hưng.
2. Cùng với sự phát triển của kinh tế, khoa học, kỹ thuật, phong trào văn hóa Phục hưng nở rộ khắp các
nước Tây Âu. Trào lưu tư tưởng này lấy chủ nghĩa Nhân văn làm nòng cốt đề cao trí tuệ con người, vì
hạnh phúc, tự do của con người mà kiên quyết chống lại những thế lực hắc ám, tàn bạo trong xã hội, để
con người được phát triển tự do, tự nhiên, hài hoà, đẹp đẽ.
Tác giả Sêcxpia
Sêcxpia (1564–1616) là một nhà thơ, nhà soạn kịch thiên tài của nước Anh, “một trong những ngọn đuốc
chói lọi” của Văn hóa Phục hưng. Thị trấn Xtratpho on Âyvơn là quê hương ông. Ông bước vào kịch
trường Anh quốc, lúc đầu là chân giữ ngựa và nhắc vở ở rạp hát, dần dần được là diễn viên, đạo diễn, tài
năng phát triển, trở thành kịch tác gia.
Ông để lại 37 vở kịch, có hài kịch, có bi kịch, có kịch lịch sử. Cấu trúc hoành tráng, ngôn ngữ đối thoại
vừa bóng bẩy vừa hùng tráng, phản tích tâm lí sâu sắc… Kịch Sêcxpia là tiếng nói của lương tri, của
chính nghĩa, của tự do, hạnh phúc và niềm tin vào con người, vào thế hệ trẻ trong tương lai. Kịch
Sêcxpia sáng bừng chủ nghĩa nhân văn cao đẹp.
Rômêô và Ju liet, Hamlet, Ôtenlô, Người lái buôn thành Vơnidơ… là những vở kịch - kiệt tác của
Sêcxpia gần gũi, quen thuộc với hàng trăm triệu, nghìn triệu con người trên hành tinh chúng ta.
Tóm tắt vở kịch “Người lái buôn thành Vơnidơ”
Baxaniô một quý tộc trẻ, có học. Bạn thân là Antôniô, một thương gia giàu có ở Vơnidơ. Baxaniô cần tiền
cưới vợ - công nương Porxia xinh đẹp. Antôniô không sẵn tiền vì tất cả tài sản của chàng đang lênh đênh
trên 3 chiếc thuyền buôn chưa về. Antôniô phải đến vay của tên Sailốc, một lái buôn Do Thái số tiền 3000
đuyca với điều kiện ghi vào văn khế: nếu sau 3 tháng không trả được nợ thì Sailốc có quyền xẻo một cân
thịt trên thân thể người vay nợ.
Tuy yêu Baxaniô, nhưng công nương Porxia phải thực hiện đúng chúc thư của bố, người cầu hôn phải
chọn đúng cái hòm trong đựng chân dung nàng mới được kết duyên cùng nàng. Ông hoàng Marốc chọn
cái hòm vàng, mở ra chỉ thấy cái đầu lâu và một tờ thư châm biếm. Ông hoàng xứ Aragông chọn cái hòm
bạc, trong chỉ có chân dung thằng ngốc với một bài thơ hài hước. Baxaniô chọn hòm chì, mở ra… và
hạnh phúc đã thuộc về chàng.


Hạn nợ đã đến. Sailốc kiện ra toà. Baxaniô và Graxianô (chồng nàng Nêrixa hầu gái của công nương
Porxia phải cấp tốc về Vơnidơ. Được ông anh họ là quan toà viết thư ủy nhiệm, Porxia cải trang thành
tiến sĩ luật khoa, nàng Nêrixa cải trang thành viên thư ký. Hai nàng đã được thống lĩnh mời vào ghế quan
tòa. Porxia tuyên bố cho Sailốc thực hiện đúng văn khế và lưu ý phải cắt đúng 1 cân thịt không hơn
không kém trên thân thể Antôniô và không làm chảy ra một giọt máu nào. Sailốc bị thua kiện, bị ghép vào
tội âm mưu hãm hại một công dân thành Vơnidơ, bị toà tuyên bố tịch thu toàn bộ tài sản.
Kết thúc phiên toà, hai vị “quan toà và thư ký” khéo léo xin được nhẫn của Baxanioo và Graxianô. Trở lại
đời thường, hai nàng hỏi đức lang quân về nhẫn đính hôn đâu rồi và tỏ ý giận dỗi. Cuối cùng Porxia đưa
thư ủy nhiệm của ông anh họ thì Baxaniô mới biết rõ sự thật, bàng hoàng khâm phục người yêu.
Cùng lúc đó, tin ba thuyền buôn của Antôniô cập cảng, thuyền đầy ắp hàng hóa.
Giá trị của tác phẩm
1. Về nội dung: Vở kịch “Người lái buôn thành Vônidơ” đã ca ngợi tình bạn, tình yêu thủy chung cao cả,
đề cao trí tuệ và công lý, lên án sự độc ác tham lam. Vẻ đẹp và sự thông tuệ, sắc sảo của người phụ nữ trẻ
được khẳng định và ngưỡng mộ.
2. Về nghệ thuật: Hành động kịch phong phú. Mâu thuẫn tạo nên xung đột và kịch tính (văn khế – cảnh
xử kiện – chiếc nhẫn).
Ngôn ngữ rất bóng bẩy. Chất hài qua màn kịch chọn hòm vàng, hòm bạc, hòm chì…
Tóm lại, với “Người lái buôn thành Vônidơ” tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật hài kịch của Sêcxpia.


Tính triết lý trong màn cầu hôn rất đặc sắc.
Sự lựa chọn của Baxaniô
(Trích hồi II, cảnh 2 – “Người lái buôn thành Vônidơ”)
Công nương Porxia yêu Baxaniô tha thiết nhưng nàng vẫn phải tuân thủ di chúc của người cha thân yêu.
Nàng không chỉ diễm kiều mà còn đang được thừa kế một gia tài lớn ở Belmônt. Cuộc cầu hôn của nàng
rất đặc biệt Baxaniô cũng như mọi người, đến cầu hôn khắc phải qua một thử thách về tài trí, về đức độ
và cả sự may mắn nữa.
Porxia đưa Baxaniô đến trước chiếc hòm, nghe chàng nói mà lòng “kinh hãi” và tin tưởng: “Nếu chàng
yêu em thì chàng sẽ phát hiện thấy em trong đó”. Tuân thủ di chúc của cha là đặt nghĩa vụ lên trên hết, tin
người yêu với tình yêu chung thủy sẽ tìm ra chân dung nàng để đi tới một hôn nhân. Nàng khẳng định sức

mạnh của tình yêu.
Ngắm nhìn 3 chiếc hòm, Baxaniô nói với mình. Một cách nói văn hoa của giới quý tộc trẻ trong thế kỉ 16.
Chàng châm biếm thiên hạ luôn luôn “bị đánh lừa bởi ngoại hình trang sức”; chàng chế giễu những kẻ
giả danh anh hùng mà “bộ gan trắng bệch như sữa”. Chàng chỉ ra những con người bên ngoài rất đẹp
“vành tóc xoăn óng ánh sắc vàng…”, nhưng tâm hồn lại trống rỗng “nằm yên trong mồ”, có lúc “một
trang sức rất đẹp mắt” chỉ là “một bến lừa người của một biển khơi nguy hiểm”. Suy nghĩ ấy cho thấy
Baxaniô là một con người thông minh, sáng suốt trong nhìn nhận bản chất bên trong tốt đẹp của sự vật.
Chàng vừa có đức vừa có tài.
Vì thế chàng không chọn hòm vàng bởi lẽ chàng cho là “rắn quá!”. Chàng không chọn hòm bạc vì chất
bạc theo ý chàng chỉ là “kẻ nô lệ trắng bệch và tầm thường”. Baxaniô đã chọn hòm chì “nghèo nàn” vì
nó đã làm cho chàng cảm động bởi “sắc xanh xám xuềnh xoàng”.
Porxia hồi hộp, động viên người yêu phải sáng suốt, bình tĩnh, hãy “bớt sôi nổi”, hãy dẹp bớt “cơn bồng
bột nồng nàn”.
Kịch tính căng lên như dây đàn khi Baxaniô mở hòm chì. Chàng reo lên sung sướng: “Chân dung nàng
Porxia tuyệt sắc!” Chàng hỏi với tất cả niềm kiêu hãnh tự hào: “Có vị á thần nào đã gần hoá công được
đến thế này?”. Đó là cách nói của người phương Tây về giai nhân cũng như ở phương Đông gọi người
đẹp là “cành thiên hương” vậy.
Hạnh phúc cầm tay, ngắm chân dung người yêu, Baxaniô sung sướng đến tột độ. Chàng ca ngợi nhan sắc
công nương Porxia bằng những lời đẹp nhất, đầy chất thơ:
- “Đôi môi hé mở… hơi thở ngọt ngào như mật ong…”
- “mái tóc… như con nhện chăng tơ…”
- “Đôi mắt của nàng… tưởng chừng như cứ vẽ xong một con mắt thôi cũng đủ làm cho họa sĩ mù cả đôi
mắt mình và bỏ dở dang tác phẩm”.
Chưa hả hê thỏa mãn, Baxaniô đọc to bài thơ:
“Hỡi chàng, vốn không tin ở những bề ngoài
Chàng đã chọn trúng và may mắn lớn
Hạnh phúc đó đã đến với chàng
Thì chàng nên mãn nguyện và đừng tìm gì khác nữa
Nếu chàng thấy mệnh vận đã chiều chàng,
Thì hãy quay về phía giai nhân,

Và đòi tình yêu của nàng bằng một cái hôn đính ước tình vợ chồng - nụ hôn “ban cho” và “tiếp nhận”.
Ngôn ngữ kịch trau truốt, đầy chất thơ, mượt mà. Ca ngợi tình yêu và hạnh phúc lứa đôi là một biểu hiện
sâu sắc, đẹp đẽ của chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng và Văn hóa Phục hưng. Và đó là chất thơ trong
hài kịch Sêcxpia.
- Sau nụ hôn là niềm tự hào của công nương Porxia. Nàng trân trọng nói: “Thưa quý công tử Baxaniô…”.
Nàng chỉ muốn từ nay trở đi, tài đức của nàng “hai chục lần làm tăng gấp ba”, sắc đẹp của nàng đẹp “gấp
lên nghìn lần, giàu lên vạn lần…”. Nàng sung sướng tuyên bố: “ngay từ bây giờ ngôi nhà này, những kẻ
hầu hạ kia và bản thân em, chúng em là của chàng, hỡi chúa của em…”. Và nàng đã trao nhẫn…
Cũng là tiếng nói hạnh phúc và ca ngợi tình yêu.
Tóm lại, chất hài và chất thơ kết hợp hài hòa. Suy nghĩa của Baxaniô về hòm vàng, hòm bạc, hòm chì còn
mang một ý vị triết lý về sự hào nhoáng giả dối và cái đẹp chân chính, cái đẹp thực chất trong cuộc đời.
Con người phải thông tuệ, có đức tài để nhận diện và khám phá. Đoạn kịch đã ca ngợi tình yêu, hạnh
phúc và đức tài của tuổi trẻ. Đó là tính nhân văn mà ta cần biết để trân trọng vẻ đẹp.



×