Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY TIỀN SỬ VÀ AI CẬP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.36 MB, 25 trang )

LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

3

LỜI NÓI ĐẦU

T

ài liệu này được soạn từ 1985, nhằm mục đích chính là làm tài liệu phục vụ kòp thời nhu cầu
trước mắt của việc nghiên cứu, học tập môn Lòch sử kiến trúc thế giới của sinh viên đại học
các ngành kiến trúc và quy hoạch đô thò cùng với việc giảng bài trên giảng đường.
Tài liệu này chỉ có vai trò quá độ cho việc biên soạn một giáo trình chính thức môn lòch sử kiến
trúc thế giới rất nghiêm túc, kỹ lưỡng và đồ sộ trong thời gian sắp tới.
Vì hai lý do trên, nhất là vì mục tiêu có hạn trước mắt mà cách hành văn của tài liệu có phần cô
động và vắn tắt, hình vẽ chưa được chú giải đầy đủ. Tuy nhiên cũng có thể dùng tài liệu như một tư
liệu tham khảo cho độc giả không phải là sinh viên kiến trúc và Quy hoạch ở các ngành xây dựng,
kỹ thuật đô thò, du lòch, lòch sử và văn hóa nói chung.
Chúng tôi rất cảm ơn giáo sư Nguyễn Quang Nhạc vì đã giới thiệu một đề cương mạch lạc cho môn
học dựa trên việc liên hệ tiến trình phát triển của kiến trúc với các ảnh hưởng xã hội và tự nhiên
đương thời.
Trong số các tác giả nước ngoài, Sir Banister Fletcher đã giới thiệu các nhân tố ảnh hưởng xã hội
và tự nhiên trước khi đi vào các đặc điểm kiến trúc và loại hình, tác phẩm kiến trúc tiêu biểu. Một
số tác giả khác lại trình bày tiến trình kiến trúc theo từng loại khác nhau.
Chúng tôi đã cố gắng vận dụng những ưu điểm mà các tác giả nói trên đạt được để xây dựng các
bài giảng này trong sự quan hệ chặt chẽ với thế giới quan, phương pháp luận chung - hiện được
truyền đạt trong trường đại học Kiến trúc TP.HCM. Các bài giảng được xây dựng theo hướng mang
tính chuyên nghiệp chứ không phải là một bộ thông sử, vì vậy khi trình bày về đặc điểm kiến trúc
của một nền kiến trúc nhất đònh, bài giảng đã phân tích rõ nét và đi lần lượt: kiến tạo, nghệ thuật,
loại hình kiến trúc chủ yếu, tác phẩm và tác giả tiêu biểu. Khi nói về kiến tạo sinh viên sẽ có điều
kiện hiểu rõ từ hệ thống kết cấu chung đến nền móng, tường cột, mái. Khi trình bày phần nghệ
thuật kiến trúc, sinh viên lại lần lượt được đi từ bố cục chung, phong cách, không gian, mặt bằng,


mặt cắt, mặt đứng, cột, cung, cuốn, vòm, cửa và trang trí nói chung. Vì vậy chúng tôi tin rằng tuy
khối lượng kiến thức được truyền đạt khá lớn so với số trang viết mà bức tranh phác ra vẫn rõ ràng
mang tính cô đọng và chuyên nghiệp cao. Tuy nhiên, bài giảng không thiên về dạng giáo trình
miêu tả bởi vì phần lớn các chi tiết ở phần đặc điểm kiến trúc đã được liên hệ với các nguyên
nhân hình thành rút từ phần: các ảnh hưởng xã hội và tự nhiên. Mặt khác tuy chủ trương bài giảng
phải mang tiùnh chuyên nghiệp cao nhằm đối tượng là sinh viên các ngành kiến trúc và qui hoạch
đô thò, chúng tôi vẫn đề cao tính dễ hiểu để phục vụ cho các thành phần độc giả rộng rãi .
Ngoài việc tham khảo các tài liệu nước ngoài, tài liệu có nhiều phần dựa trên các bài giảng của Gs
Nguyễn Quang Nhạc qua ghi chép của sinh viên trên lớp khi nghe giảng ở các khoá trước năm
1980.
Tài liệu cũng được biên soạn dựa trên một số nội dung của quyển “Lược khảo nghệ thuật kiến trúc
thế giới” của PGS Đặng Thái Hoàng.
Chúng tôi xin thành thật cảm ơn hai tác giả Việt Nam nói trên cùng các tác giả nước ngoài và cũng
thành thật xin lỗi về những khiếm khuyết còn tồn đọng của tài liệu đồng thời hoan nghênh việc
đóng góp xây dựng của độc giả nhằm làm cho tài liệu được hoàn thiện hơn.
TÁC GIẢ
PGS.TS.KTS. TRẦN VĂN KHẢI


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

4

Chương 1:

KIẾN TRÚC THỜI KỲ TIỀN SỬ
(XÃ HỘI CỘNG ĐỒNG NGUYÊN THỦY)
1. VÀ TRẠNG THÁI XÃ HỘI CỦA CON NGƯỜI THỜI KỲ CỘNG ĐỒNG NGUYÊN THỦY :
Con người thời tiền sử trơ trọi và yếu ớt, sống mông muội giữa thiên nhiên, đã trải dần qua nhiều trạng thái
sinh sống và tiến bộ dần qua từng thời kỳ:



Trạng thái hoang dã (Sauvage): săn bắn, bắt cá, thu nhặt thức ăn, con người sống như bầy thú
vật nay đây mai đó, gần như không có hoạt động xây dựng đáng kể.



Trạng thái man rợ (Barbarian): đó là vào khoảng thời kỳ đồ đá mới (Neolithic), con người đã
biết trồng trọt và chăn nuôi, và bắt đầu đònh cư vào 15,000 - 14,000 Tr.CN. Vì vậy đã xuất hiện các kiến
trúc nhà ở, xóm làng.



Trạng thái văn minh (Civilization): trạng thái văn minh chỉ thực sự hình thành khi có sự phát
triển kinh tế và xây dựng đô thò. Lúc đó một bộ phận dân cư chuyển sang buôn bán, thủ công, làm nghề
chuyên môn…việc phân công xã hội đạt trình độ khá cao.

Theo các nhà sử học, dấu hiệu rõ rệt cần có để chứng tỏ một cộng đồng đã trở thành văn minh thực sự là
phải có chữ viết.
2. HOÀN CẢNH TỰ NHIÊN VÀ TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KIẾN TRÚC:
Trong điều kiện khả năng khai thác và chống chọi với tự nhiên của con người còn rất hạn chế nên yếu tố tự
nhiên có ảnh hưởng đáng kể nhất là khí hậu. Lòch sử xã hội cộng đồng nguyên thủy được chia làm 3 thời đại
căn cứ vào đặc trưng khí hậu với công cụ lao động tương ứng:
A. Thời đại đồ đá cũ (Paleolethec) 25.000 Tr.CN. Chia ra:
a. Sơ kỳ:
Khí hậu nóng ẩm, con người sống sơ khai chủ yếu dọc sông suối trong tình trạng mông muội, sử
dụng đá đẽo, chưa có sức chống lại thiên nhiên.
b. Trung kỳ:
Con người tập hợp khoảng 40 - 50 người thành xã hội nguyên thủy, đònh cư lâu hơn, sống dưới lùm
cây, mài đá

c. Hậu kỳ:
• Khí hậu trở nên lạnh, có băng hà (15.000 - 20.000 tr.CN) con người tìm đến các hang động
thiên nhiên để sống.
• Xuất hiện nhu cầu xây dựng, xuất hiện công cụ đá mài bén. Con người làm được những ngôi nhà
có gia công đơn giản: hang động có gia công. Ngoài ra, còn có một số lều cây do túm các ngọn
cây gần nhau, miết thêm đất sét hay căng da thú, đa số là hình tròn.
Đó cũng là biểu hiện đầu tiên của xây dựng nhân tạo.

TRANH VẼ TRÊN VÁCH HANG ĐỘNG THỜI TIỀN SỬ


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

5

B. Thời đại đồ đá mới (Neolithic):
Vào khoảng 10.000 năm trở lại đây:
Công cụ: đá mài nhẵn, cưa đục, có lửa xuất hiện, làm đồ gốm.




Phân công xã hội: các ngành chăn nuôi, nông nghiệp tách ra và phát triển, đã có dự trữ
thức ăn, con người đònh cư.
Thò tộc: mẫu hệ, kết thúc quần hôn, xuất hiện bếp lò riêng.




Kiến trúc: xuất hiện thôn xóm, có nhiều loại công trình: nhà chính, nhà phụ, chuồng trại,

kho đã có qui hoạch… song song tiến bộ đáng lưu ý là:


Nhà ơ:û từ lều tranh, lán căng da thú chuyển sang nhà chòi trên cao, nhà sàn nguyên thủy.



Công trình đáp ứng nhu cầu tinh thần xuất hiện: các biểu vật thờ cúng, totem.

C. Thời đại đồ đồng sắt:
Do con người biết nấu chảy kim loại, chế hợp kim, tạo ra công cụ sản xuất, đẩy mạnh và thay đổi
cách sản xuất, làm cho xã hội thò tộc mẫu hệ chuyển sang phụ hệ. Từ đó sản phẩm xã hội có dư thừa
và hệ quả là xuất hiện giai cấp, nhà nước và chiến tranh, vì vậy đã có công trình phòng ngự, tường
thành, đồng thời xuất hiện những công trình lớn có giá trò nghệ thuật.
Đặc điểm kiến trúc như sau:
a. Kiến tạo:
Còn rất thô sơ, có 2 hình thức chính:
• Một trụ đá thẳng đứng
• Một phiến đá gác trên 2 trụ đá theo nguyên tắc dầm – côt (post & beam).


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

6

KIẾN TẠO THEO NGUYÊN TẮC DẦM – CỘT LÀ KIỂU CÓ HIỆU SUẤT THẤP NHẤT.
b. Bố cục nghệ thuật:
Cũng thật giản đơn, có 3 hình thức rất cơ bản:
• Điểm: thường là một trụ đá.
• Đường thẳng: các trụ đá bố trí kéo dài

• Vòng tròn
c. Các công trình tiêu biểu:
• MENHIR: là trụ đá, thường cao dưới 20m, có lẽ để kỷ niệm một con người nào đó, hoặc thể hiện
lòng tin đối với sức mạnh của thiên nhiên. Tại vùng Carnac (Bretagne - Pháp) còn di tích của
3000 cột xếp thành nhiều dãy dài tới 3km.
• DOLMEN: là bàn đá, là nơi mai táng hoặc thờ cúng tù trưởng hay phù thủy… Làm bằng một tấm
đá nằm ngang gác trên 2 cột đá dựng đứng. Kích thước ban đầu của Dolmen: dài 2m, cao 1m5,
về sau xây lớn hơn, đá nguyên, không được gọt dũa gia công gì cả.
• Dolmen còn được dùng làm nơi chứa thức ăn hay nơi ở.
• CROMLECH: lan can đá, gồm các thành phần giống như Dolmen tập họp thành vòng tròn, chính
giữa có một phiến đá lớn để đặt vật tư sinh cho tế lễ.
Nổi tiếng nhất trong loại này là công trình tại Stonehenge (Salisbury, Anh) gồm 4 vòng tròn đá
đồng tâm. Vòng tròn trong cùng hình móng ngựa, vòng thứ hai thấp hơn, vòng ngoài cùng có
D = 32M.

DÃY CỘT TẠI CARNAC

DOLMEN

LĂNG MỘ ĐÁ KIỂU DOLMEN

VÒNG TRÒN ĐÁ CROMLECH TẠI STONEHENGE,
SALISBURY, ANH.
Tóm lại: Vào cuối thời kỳ đồ đá lần đầu tiên đã xuất hiện những công trình xây dựng do con người làm ra.
Tuy còn giản đơn nhưng ngoài việc đáp ứng nhu cầu vật chất, tập quán xây dựng lần đầu tiên đã đáp ứng
nhu cầu tinh thần. Đó chính là những công trình kiến trúc đầu tiên.


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY


7

Chương 2 :

KIẾN TRÚC AI CẬP CỔ ĐẠI
(5000 - Thế kỷ III S.CN)
I. CÁC ẢNH HƯỞNG TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI:
1. ĐỊA LÝ:


Nằm tại Đông Bắc Phi, giữa hai biển Đòa Trung Hải và Hồng Hải, là đầu mối giao thông
quan trọng giữa 3 châu lục Á, Âu Phi, giữa hai rặng núi và sa mạc Lybia.



Là dải phù sa hẹp dọc sông Nil. Sông Nil nuôi sống Ai Cập, cung cấp phù sa, tưới cây, làm
đường giao thông vận chuyển vật liệu xây dựng các công trình, hàng hóa phục vụ thương mại. Vì
vậy, các thành phố, đền đài mọc lên dọc sông Nil. Sông Nil cũng thường gây lũ lụt.

2. KHÍ HẬU:




Khí hậu nóng khô, ít mưa, nắng chan hoà, vì vậy kiến trúc không cần nhiều cửa sổ, có các
mảng tường lớn dùng trổ phù điêu trang trí. Hình khối kiến trúc giản dò, không cần mái dốc để
thoát nước nhanh.
Cũng do khí hậu, công trình kiến trúc được trường tồn.

BẢN ĐỒ AI CẬP CỔ ĐẠI CHO THẤY VAI TRÒ

QUAN TRỌNG CỦA SÔNG NIL

PHARAON TỰ CHO MÌNH LÀ THẦN
TƯNG PHARAON VỚI CÁC THẦN

3. ĐỊA CHẤT - VẬT LIỆU XÂY DỰNG:


Đá dùng phổ biến, là vật liệu làm cho kiến trúc được trường tồn, được dùng rộng rãi trong
các công trình quan trọng. Đồ dùng như bình lọ cũng bằng đá. Có nhiều loại đá tốt như:
+ Đá vôi (Lime Stone). Đá vôi trắng dùng ốp bề mặt các kim tự tháp.
+ Minh ngọc thạch.
+ Sa thạch (Sand stone) là vật liệu chính để xây dựng lõi các Kim tự tháp (mềm, dễ cắt xẻ)
nhiều đền thờ đục trong hang cũng thuộc vùng núi Sa thạch.
+ Đá hoa cương (Granite) đá hoa cương đỏ làm các thành phần trang trí.
+ Đá thạch anh (Quartzite).
+ Đá đen.
Việc khai thác đá dùng dụng cụ bằng đồng và đóng nêm gỗ nở ra khi tưới nước.


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

8


Gỗ: lúc đó Ai Cập không còn nhiều gỗ tốt, phải nhập từ Lebanon (Li băng), mặc dầu đã
một thời rất sẵn. Vì vậy người Ai cập dùng rất ít gỗ để làm nhà. Gỗ tốt còn làm hòm cho các xác
ướp (Mummy). Đặc biệt thời còn sẵn, gỗ được dùng dưới dạng từng tấm lớn .




Bùn và lau sậy: trộn làm mái nhà, vách và cả mái bằng, tạo gờ chỉ do bắt chước dáng
nhà bằng lau sậy (Gờ cong Ai cập đặc trưng: “Gorge Egypte” có nguồn gốc từ mái lau sậy trộn
bùn, trùng xuống khi mới xây, chưa khô).

CÁC CÔNG TRÌNH QUAN TRỌNG NHƯ KIM TỰ THÁP… ĐỀU XÂY BẰNG ĐÁ, ĐÃ TRƯỜNG TỒN VỚI THỜI GIAN

4. CHẾ ĐỘ XÃ HỘI, GIAI CẤP:


Đặc điểm nổi bật: xã hội chiếm hữu nô lệ dưới sự ngự trò với uy quyền tuyệt đối của
Pharaon (hoàng đế) trong cả hai mặt: thần quyền và vương quyền:
+ Thần quyền (tín ngưỡng): hoàng đế tự coi mình là thần linh, giữa hoàng đế Ai cập và thần
không có giới hạn rõ ràng. Hoàng đế tạo cho mình vẻ thần bí.
+ Vương quyền: thể hiện qua việc thống trò tuyệt đối trong xã hội và chiếm hữu nhiều nô lệ.



Giai cấp: được miêu tả kỹ lưỡng qua các bia, văn bản Papyrus và các công trình kiến trúc
còn lại ngày nay. Thứ tự đẳng cấp trong xã hội như sau:
+ Pharaon: như nói trên, có quyền hành rất lớn
+ Tăng lữ.
+ Thư lại (Virit), quan lại quý tộc.
+ Nông dân công xã (sức sản xuất còn kém nên phải hợp tác lao động trong công xã).
+ Thợ thủ công.
+ Nô lệ: từ nhiều nguồn, kể cả tù nhân chiến tranh, lao động tại các mỏ đá, công trường xây
dựng.

5. TÔN GIÁO TÍN NGƯỢNG:



Đa thần giáo, khắp đất nước bao trùm không khí thần bí, Pharaon cũng tự cho mình là thần,
siêu nhân, dìm dân chúng chìm đắm trong ngu tối, khắc phục tai họa bằng cúng bái, đưa tới việc
xây dựng nhiều đền thờ.



Tin tưởng sâu sắc vào thần linh, mỗi nơi, thành phố lại có thần riêng. Một số các thần như:
+ Ammôn

:

Thần mặt trời

+ Khon

:

Thần con (thần mặt trăng)

+ Mut

:

Thần mẹ (Vợ Ammôn)

+ Ptah

:


Thần sáng tạo (Creator)

+ Sekmet

:

Nữ thần chiến thắng (vợ của Ptah)

+ Osiris

:

Thần của kẻ chếát (có vợ là Isis).

+ Horus

:

Thần mặt trời

+ Hathor

:

Thần tình yêu

+ Seth

:


Thần của độc ác (Evil)


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY
+ Serapis

9
:

Thần bò

Tin vào sự sống vónh viễn của kiếp sau. Chính vì vậy người Ai cập ướp xác giữ cho nguyên
vẹn tin rằng có lúc K’A (linh hồn) tách ra khỏi thể xác, lúc chết sẽ trở lại nhập vào và sống tiếp ở
kiếp sau. Họ xây lăng mộ trường tồn với thời gian để chờ K'A nhập lại.



Ngược lại dân Ai Cập quan niệm kiếp sống hiện tại là tạm thời, coi ngôi nhà ở chỉ là tạm bợø.
Các vua chúa chết thường chôn lại bờ Tây sông Nil, tang lễ được cử hành trọng thể trong đền tang
nghi gắn liền với kim tự tháp.
Ngày nay người ta còn tìm thấy khỏang 1.000.000 xác ướp (Mummy) tại Ai Cập .

CÁCH THỂ HIỆN CỦA TRANH VẼ VÀ PHÙ ĐIÊU AI CẬP CỒ ĐẠI CÓ TÍNH QUY ƯỚC

6. KINH TẾ:


Nghề thủ công phát triển cao và phục vụ đặc biệt cho nhà vua. Các nghề khéo léo như đồ
gốm, thủy tinh, nhạc cụ, kim khí, mộc bàn ghế, thiên văn, toán, đo đạc, triết học cũng rất phát
triển. Đặc biệt toán và triết được trau dồi trong giới tăng lữ. Văn chương được ghi chép trên giấy

Papyrus.



Lao động chính là nông dân công xã và nô lệ, nhưng cũng có thuyết cho rằng lao động xây
dựng kim tự tháp là thợ chuyên nghiệp.

7. LỊCH SỬ CÁC THỜI KỲ KIẾN TRÚC:


Dân Ai-cập do thổ dân châu Phi và người Hamites ở châu Á sang đồng hóa mà thành.



Các thời kỳ lòch sử :
+ Cổ vương quốc (3000 - 2000 Tr. CN)
♦ Thủ đô là Memphis - Said. Tương ứng chia ra các thời kỳ kiến trúc:
-

Thời kỳ Thinite.

-

Thời kỳ Memphis.

♦ Thời này loại hình kiến trúc đáng chú ý là lăng mộ tức là các Mastaba và Pyramid (Kim tự
tháp) của Zoser và quần thể Gizeh.
+ Trung vương quốc (2000 - 1600 Tr.CN)
♦ Thủ đô là Thebes, mở ra thời kỳ kiến trúc gọi là thời kỳ Thebain. Ỏ các triều đại thứ XI - XII
Ai cập bò xâm lược bởi người Hiksot.

♦ Công trình: lăng mộ trở nên nhỏ hơn thời Cổ Vương quốc, kết hợp Mastaba-Pyramid. Xuất
hiện kiểu kiến trúc Pilon (Tháp môn).
+ Tân vương quốc (1600 - 1100 tr. CN) là giai đoạn suy tàn.
♦ Thủ đô là Thebes, thời kỳ kiến trúc Thebain 2, các vương triều thứ XVIII - XX
♦ Công trình: lăng mộ chôn trong núi đá (Hypogeé) hay nửa trong nửa ngoài (Semi-hypogeé)
lợïi dụng các hang đá tự nhiên phát triển thành.
+

Thời kỳ bò đô hộ:
♦ Thời kỳ Saite (660 đến 332 tr.CN).
♦ Thời kỳ Ptolemee (332 đến 30 S.CN).


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

10

Đến khi nữ hoàng băng hà thì Ai Cập trở thành một tỉnh của La Mã.

II. ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC
1. KIẾN TẠO:
a. Kết cấu: phổ biến là hệ tường dầm (đà) hay cột dầm chòu lực. Cột rất lớn, khoảng cách cột nhỏ
đã gây cảm giác áp chế nặng nề, thích hợp với ý đồ tư tưởng huyền bí.
b. Móng: móng cạn, xây trên nền cao nguyên, sa mạc, dọc sông Nil, xây trực tiếp trên nền, cường
độ đất khá tốt. Vì vậy nhà lớn mà không cao, mặt bằng trải dài.
c. Tường: xây đá hay xây gạch. Với nhà ở thường dân: dùng vách đất ép. Về kỹ thuật xây có các
đặc điểm:
+ Xây, xếp gạch không trùng mạch, kỹ thuật cao.
+ Xây đá dùng sa thạch từng tảng lớn (thời Tân vương quốc). Dùng đá vôi xây các bức tường dày
(Cổ vương quốc). Có khi dùng nêm gỗ để ghép đá.

♦ Dùng đá hoa cương (đá xanh) dành thực hiện những thành phần đặc biệt (cột tháp cao
hơn 33m).
♦ Dùng ngọc thạch trắng ốp ngoài mặt tường các đền thờ (temple) tạo áo tường.
♦ Dùng đá hộc xây tường 2 lớp, chen vào giữa là đá nhỏ.
♦ Dùng đá xây tường nhô con qua (nhô dần ra) vượt các ô cửa ï
d. Khung sườn gỗ: dùng gỗ chà là làm khung nhà ở.
e. Mái :
• Dùng lau sậy trộn bùn làm mái (mái bằng) cho nhà thông thường.
• Lợp tấm đan (dalle) bằng đá cho các công trình quan trọng.
• Xây vòm nôi (Pháp: Vôute en Berceaux, Anh: Cradle vault) lợp các
hành lang hẹp dài.

VÓM NÔI (CRADLE VAULT) CÒN GỌI LÀ VÒM HÌNH BÁN TRỤ DÙNG PHỔ BIẾN TRONG KẾT CẤU GẠCH ĐÁ AI CẬP CỔ
ĐẠI, THƯỜNG DÙNG LP CÁC HÀNH LANG HẸP, DÀI DẪN ĐẾN CÁC KIM TỰ THÁP.


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

11

KẾT CẤU DẦM – CỘT CHO CẢM GIÁC NẶNG NỀ, ÁP CHẾ / THỨC TIỀN DORIC (PROTO-DORIC).KHÔNG LIÊN QUAN VỚI DORIC HILẠP

2. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC:
a)

Công trình có qui mô lớn, kích thước đồ sộ, cách bố trí tôn nghiêm chặt chẽ, thần bí, nặng nề có
tác dụng áp chế con người (cột lớn bước cột nhỏ, hoặc Pyramid hình khối hùng vó đồ sộ, đường nét
trang nghiêm xây trên vùng cát im lặng, Kết cấu Dầm – Cột: Post & Beam nặng nề, áp chế).
b) Tính liên tục thống nhất: mặc dù mỗi công trình một vẻ nhưng vẫn có tính đồng nhất cao trong
bố cục, điêu khắc, trang trí (ví dụ như bố cục kéo dài sau Pilon).

c) Thể thức hóa: người Ai Cập mô phỏng thiên nhiên, kiến tạo nên các thành phần kiến trúc. Các
thức kiến trúc Ai cập thường bao gồm:
• Gờ mái, rất điển hình gọi là gờ cong Ai Cập (gorge égypte)
• Tường đầu cột.
• Thân cột.
• Chân đế.
Các thức được mô phỏng theo hình tượng các loài cây: Papyrus (sậy), Lotus (sen) Palmier (chà
là)... Các loại thức bao gồm:
• Thức Bông sen (Lotuforme) hay còn gọi là Liên hoa thức, xuất hiện từ Vương triều thứ 5, bò lãng
quên cho đến thời Tân Vương Quốc. Thức này gồm một bó bông sen búp, được buộc lại bởi 5
vòng dây, xen kẽ thêm những nụ nhỏ.
• Thức Chỉ Thảo (Papyruforme) xuất hiện từ vương triều thứ 5, mô phỏng cây Papyrus.
• Thức hình chuông hay Chung thức (Campaniforme): xuất hiện từ thời Trung Vương Quốc. Giống
như Chỉ Thảo nở, có hình giống hình chuông (campanile).
• Thức cây Kè (Palmiforme) Giống cây Chà là, xuất hiện từ vương triều thứ 5.
• Thức Hathor (Hathorique) xuất hiện từ Trung Vương Quốc, bốn phía đầu cột là hình mặt nữ thần
tình yêu Hathor .


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

12

• Thức Tiền Doric (Proto Doric) Thúc này có trước, không có gì liên quan đến cột Doric Hy Lạp
nhưng do có hình thức tương tự, nên có tên như vậy. Cột hình trụ, tiết diện hình đa giác 6 - 8 16 mặt. Đầu cột là tấm đá vuông, trên đó là đà đầu cột, tiếp lên là tường đầu cột.

CÁC THÀNH PHẦN CỦA MỘT THỨC

CÁC THỨC AI CÂP CỔ ĐẠI


CÓ GỜ CONG AI CẬP (GORGE EGYPTE) BÊN TRÊN

MÔ PHỎNG THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

13

Thức Hỗn hợp (Composite): xuất hiện từ thời thống đốc Ptolemeé. Có 2 kiểu:
+ Đơn giản: hình chuông.
+ Phức tạp: gồm nhiều tràng hoa tròn.
d) Trang trí: hội họa và điêu khắc có tính qui ước. Do ít mở cửa, các mảng tường lớn có thể làm phù
điêu tô hồ hay tường đá chạm màu.

III. CÁC LOẠI HÌNH KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU:
Như trên đã nói, do điều kiện chế độ xã hội và tín ngưỡng, loại hình kiến trúc nổi bật là các kiến trúc tôn
giáo (chủ yếu là đền thờ Temple) và lăng mộ.
1. KIẾN TRÚC LĂNG MỘ:
Lăng mộ có 3 loại:
Mastaba (lăng mộ hình tháp cụt), Pyramid (Kim tự tháp), Hypogee ù (hang mộ)
lần lượt xuất hiện tiến hóa theo thời gian theo thứ tự nêu trên. Vua chúa và quan lại cao cấp thường có
2 mộ: giả và thật.
a) Mastaba:
Là lăng mộ Ai Cập, ban đầu dùng cho vua, sau dùng cho quan đại thần. Đặc điểm:
+ Hình thức: hình tháp cụt
+ Dây chuyền: chia ra làm 2 đường tách biệt giữa người sống, người chết
+ Hướng đòa dư: trục chính của công trình xây dựng theo hướng Bắc – Nam. Trong quá trình hình
thành, ý đồ xuất phát từ việc bắt chước ngôi nhà giả, về sau phát triển về dạng, kiểu qui mô hơn
theo từng vương triều và là tiền thân của Pyramid:

• Vương triều 1: bắt chước ngôi nhà giả, có nhiều ô phòng. Ô giữa để xác chết, các ô xung
quanh để đồ cúng tế. Các khối chính này chìm sâu xuống đáy, đất đào lên thành khối chữ nhật,
trên lợp mái gỗ. Khối đất chữ nhật được giữ bởi lớp áo bằng tường gạch dày xây có gân, bắt
chước ô panel gỗ, gọi là kiểu trang trí cung điện). Công trình tiêu biểu là Mastaba-Aha-Sakkara.
• Vương triều 2 và 3: có cầu thang sâu xuống phòng để xác, từng đoạn thả đá từ trên xuống lấp
lại (Portcullises)
− Trục vẫn theo hướng Bắc Nam, cửa thang xuống từ phía Bắc.
− Vách không còn ô vạch nữa, tường ngoài nghiêng 75 o như vậy không còn bắt chước ngôi
nhà giả. Có thể coi Mastaba chính thức hình thành từ vương triều thứ 3. Công trình tiêu biểu
là Mastaba tại Beit Khalaf.
• Vương triều 4:
− Thêm đền cúng tế (tiêu biểu là Mastaba Gizeh).
− Hầm mộ sâu hơn.
− Phần lớn cấu tạo bằng đá vôi. Các vương triều trước chủ yếu xây gạch ướp đá vôi.
− Lối xuống qua một lỗ trên mặt trên, xuống 1 lối đi ngang rồi mới xuống cầu thang.
• Vương triều thứ 5 – 6:
− Đền thờ được chải chuốt hơn.
− Hình thành sảnh là một phòng nhiều cột (trang trí bằng hình của người đã mất), các nhóm
các phòng.
− Có phòng Serdab được ngăn đóng lại, liên hệ qua một cửa sổ tròn nhìn thẳng vào tượng
người chết, làm tăng vẻ linh thiêng khi nhìn vào từ phòng cúng tế.
− Lối xuống hầm mộ bắt đầu từ cầu thang tại sảnh xuống theo hướng chéo.
Tiêu biểu là Mastaba tại Sakkara.


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

14

b. Kim tự tháp ( Pyramid):

Tên gọi này có nghóa là “vút lên cao”. Ai cập hiện nay còn tồn tại khoảng 100 Pyramid.
Nguồn gốc: kiểu phát triển từ hình thức của Mastaba.






Nói chung nền nghệ thuật của Ai Cập là một nền nghệ thuật thực dụng, các hình thức biểu
tượng bao giờ cũng được cụ thể hóa. Điều đó chứng tỏ lúc đó trình độ tư duy còn thấp. Có giả
thuyết cho rằng Kim tự tháp là tượng trưng cho chùm tia sáng, nhưng rõ ràng hình tượng này cho
thấy uy lực vững vàng to lớn của Pharaon so với những người nô lệ ví như hạt cát trên sa mạc.
Gồm các kiểu: ban đầu là kiểu có bậc, sau phát triển lên không có bậc, hai dốc rồi một
dốc.



Vò trí: các kim tự tháp vương triều III và IV nằm phía Tây sông Nil trong phạm vi khoảng
70km, về phía Nam lưu vực, vùng có nhiều đá, bao gồm 6 quần thể chính: Dashur, Sakkara,
Aboushir, Gizeh, Deir-el Bahari, Meydum.



Hình tượng: bọc đá vôi trắng, tượng trưng chùm tia sáng mặt trời, bậc thang lên trời. Người
đầu tiên sáng tạo ra Kim tự tháp là ông Imhotep, tể tướng của triều đình.



Các thành phần có thể có cuả một kim tự tháp hoàn chỉnh là:
+ Đền tiếp nhận (Valley Temple) – thường có kênh dẫn tới từ sông Nil .

+ Đường dẫn từ đền đón tiếp vào (Causeway)
+ Tường bao quanh toàn khu.
+ Đền cúng tế (Chapel) thường bố trí tại phía Đông của Kim tự tháp có khi tại phía Bắc.
+ Đền tang nghi (Mortuary Temple).
+ Phòng mộ nằm trong lõi hay phía dưới Kim tự tháp



Thi công: theo nhiều giả thuyết người ta đoán rằng:
+ Ban đầu xây bậc, sau lát thành mặt phẳng nghiêng.
+ Hoàn thiện từ đỉnh xuống chân.
+ Thi công bằng đòn bẩy và dốc nghiêng đắp đất (người Ai Cập chưa biết dùng ròng rọc).


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

15

CÁC KIM TỰ THÁP TIÊU BIỂU:
Tiêu biểu nhất là các Kim tự tháp như: Kim tự tháp Zoser có bậc, 2 Kim tự tháp của Seneferu và nổi
tiếng nhất là quần thể 3 Kim tự tháp tại Gizeh.
+ Kim tự tháp Zoser tại Sakkara ( 2778 B.C, đầu vương triều III).


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

16
 Là công trình bằng đá lớn đầu tiên của thế giới.

 Bố cục thành quần thể, có tường bao quanh cao 9m, nền toàn khu rộng 545m x 278m.

 Kim Tự Tháp chia làm 6 bậc, đáy hình chữ nhật kích thước 105m x 123m.
 Bọc đá vôi trắng.
 Kiến trúc sư là ông Imhotep.

+ Kim tự tháp của vua Huni tại Meydum:
 Ban đầu 7 bậc sau làm thêm thành 8 bậc, sau lát lại thành dốc phẳng.
 Cạnh 146m, cao 90m, (476ft và 298ft), độ dốc 510.
 Xung quanh là tường bao 256m x 228m. (769 x 606 ft).
 Bên trong sân có Pyramid nhỏ và Mastaba, giữa cạnh phí Đông là đền cúng tế nhỏ.


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

17

+ Kim tự tháp phía Nam của Seneferu tại Dashur (2723 Tr.CN) tức Bent Pyramid.
 Mặt nghiêng có 2 dốc: - Dốc dưới 540 15 – Dốc trên: 430
 Kích thước cạnh 188m, cao 97m ( 620ft và 320ft).
 Gồm 2 phòng mộ riêng biệt: - Phía Bắc – Phía Tây.
 Có 2 tường bao quanh.
 Có xây cuốn đá (sớm nhất trong lòch sử kiến trúc).
 Có đền cúng tế và đền tang nghi.
 Đường dẫn (Causeway) từ đền đón tiếp dẫn vào.
+ Kim tự tháp phía Bắc của Seneferu:
Sau khi bỏ Kim tự tháp Nam, Pharaon Seneferu lấy Kim tự tháp Bắc làm mộ chính thức gần các
mộ của hoàng gia, các tăng lữ cao cấp.
Độ dốc: 43o 56, khá thoải.
+ Quần thể Kim tự tháp tại Gizeh (Vương triều IV sau Seneferu).
Cụm Kim tự tháp Gizeh là quần thể gồm những kim tự tháp lớn nhất, tập trung nhiều nhất những
bí ẩn và những điều lý thú cần nghiên cứu.

• Xây dựng năm (2680 – 2565 BC, vương triều IV), thời kỳ Cổ vương quốc.
• Đòa điểm cách Cairo 8km, nằm trên vùng đất cao 40m của sa mạc Lybia, dốc thoải dần về phía
Bắc.
• Phạm vi khu đất 2000m x 1500m, quần thể gồm 3 Kim tự tháp lớn, 8 Kim tự tháp nhỏ, một
nhân sư và 400 Mastaba cùng một số đền, các Kim tự tháp đó là:
+ Kim tự tháp CHEOPS (Khuphu):
• Cheops, con của Seneferu, vua thứ nhì của vương triều 4. Kim tự tháp Cheops còn gọi là Kim tự
tháp Khuphu (tiếng đòa phương), lớn nhất trong quần thể Gizeh. Đặc điểm như sau:
• Cao 146m, đáy vuông mỗi cạnh 230m, mặt nghiêng một dốc với góc 50 o 52’.
• Lối vào cách điểm giữa cạnh Bắc 8m và cao hơn mặt đất 17m, dẫn vào một hành lang dốc 26 o
lại gặp một hành lang dốc lên và sau đó tách ra hai hướng.
+ Hướng thứ nhất chạy thẳng và lớn, dẫn tới phòng mộ vua (Pharaon) bằng đá hoa cương
(Granite) kích thước 5,2m x 10,43 x 5,81m tại cốt cao 42,28m, có quan tài đá của nhà vua.
+ Hướng thứ hai chạy ngang sang phòng mộ của Hoàng Hậu. Kích thước 5,18m x 5,71m x cao
6,17m, tại cốt cao 22m so với nền bên ngoài và bỏ trống.
+ Nếu tiếp tục theo hành lang nghiêng xuống ban đầu sẽ xuống phòng mộ thứ 3. Dưới mặt đất
là mộ giả.
• Kim tự tháp có hệ thống kênh thông gió.
Phía Đông Nam là ba Kim tự tháp nhỏ của các hoàng hậu của Cheops. Ngoài ra còn có đền tang
nghi và đền cúng tế.


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

18
+ Kim tự tháp KHEPHREN (Khaphra):

• Cao 143m, cạnh đáy 215m, dốc 52o20.
• Có một phòng mộ.
• Có hai lối vào, gặp nhau giữa đường.

+ Kim tự tháp MYKERINOS (Menkaura)
Cạnh đáy 108m x 108m, cao 66m, góc 51o

QUẦN THỂ KIM TỰ THÁP TẠI GIZEH

NHÂN SƯ MANG BỘ MẶT CỦA PHARAON KHEPHREN

+ Nhân sư SPHINX:
Mới đào ra khoảng 200 năm nay nên những hiểu biết về nó cón trong tình trạng giả thuyết cùng
bao huyền thoại ly kỳ. Có người cho rằng hình thức người mình thú là mô phỏng thần mặt trời
Horus, có người cho rằng đó chính là mặt của Khephren va coi như Khephren tự gác mộ.
Trong cuộc viễn chinh sang Ai Cập, quân Napoleon I đã dùng đại bác bắn phá thẳng vào mặt nhân
sư Sphinx nhưng không thấy gì hơn khối đá nguyên.
+ Các kim tự tháp của vương triều V và VI (2563 – 2263 Tr. CN) tại Sakkara và Abousir .
Các kim tự tháp tại Sakkara nhỏ hơn và đơn giản hơn. Ngoài ra còn hàng trăm Mastaba và Kim tự
tháp tại Abousir có đặc điểm đặc biệt là phòng mộ có cuốn giả.
+

Kim tự tháp Pharaon MENTUHOTEP III 2095 tr.CN
Xây dựng tại Deir-el Bahari, Thebes, thuộc thời kỳ Trung vương quốc, thời kỳ này lăng mộ đã nhỏ
hơn. Hình thức như sau:
• Kim tự tháp chính là đền tang nghi kết hợp hang mộ (phòng mộ nằm sâu trong núi)
• Có hành lang cột bao bọc xung quanh đền tang nghi.
Tại đây còn có đền tang nghi của hoàng hậu Hatshepsut có cùng phong cách với các hành lang cột
kéo dài.


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

19


KIM TỰ THÁP: ĐỀN TANG NGHI PHARAON MENTUHOTEP VÀ BÊN CẠNH LÀ ĐỀN CỦA HOÀNG HẬU HATSHEPSUT

c. Đòa mộ:
Hay còn gọi là hang mộ (Hypogeé), phát triển từ thời Trung vương quốc và Tân vương quốc. Trước đó ít
có hình thức lăng mộ này mà chủ yếu chỉ là các Mastaba và Kim tự tháp.
Vò trí ở gần thủ đô Thebes, (Ai Cập có nhiều vùng núi non hiểm trở, tiện xây dựng những khu điạ mộ
rộng lớn) đó là bên tả ngạn (bờ tây) sông Nil, có khu gọi là thành phố người chết gồm: thung lũng các
vì vua và thung lũng các hoàng hậu.
Cửa hang mộ là một mặt đứng (Fade) xây đá nhưng bắt chước hình thức kết cấu gỗ thời xưa, dùng
cột kiểu Proto Doric. Bên trong là một phòng mộ, thường có nhiều cột, đặt thi hài. Các mộ này
thường là dạng hang sâu, có khi sâu đến 230m, xuống thấp 100m.

CÁC KIẾN TRÚC HANG MỘ TIÊU BIỂU:
+ 39 mộ tại Benni Hassan thuộc vương triều 12 – 13, năm 2130 – 1785 tr.CN
+ Mộ các vua tại Thebes, tại bờ Tây sông Nil: dạng hang mộ, hoàn toàn từ bỏ dạng Kim tự tháp.
2. KIẾN TRÚC TÔN GIÁO:
Chủ yếu là các đền thờ (Temple).
Theo quan niệm cổ Ai Cập, đền thờ là nơi ở của các vò thần, được xây dựng nơi đất thoáng rộng và
thiêng. Ngoài công trình chính còn có công trình phụ. Khoảng đất thường được bao bọc bởi tường kín,
chỉ có vua chúa quý tộc mới vào trong bằng một lối vào duy nhất, vì vậy càng vào sâu càng bí hiểm.
+ Phân loại đối tượng thờ:
• Đền thờ một vò thần (Temple Divine): tiêu biểu nhất là quần thể đền thờ tại Karnak đối diện
thủ đô Thebes, gồm các công trình chủ yếu là đền thờ Thần Amon (thần Mặt trời, thần Cha).
Thần Mon (Mẹ), và Thần Khons (con).
• Đền thờ Mặt trời: có tác giả gọi là Thái dương Thần đường (Temple Solaire). Ví dụ tiêu biểu là
đền thờ Mặt trời tại thành phố Abousir.
• Đền Tang nghi: có thể tìm thấy tại thung lũng các vì vua, thung lũng các hoàng hậu gần
Thebes. Ngoài ra đền tang nghi thường đi kèm Kim tự tháp, hoặc kết hợp với công trình chôn
cất như ở Deir el Bahari



LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

20
+

Phân loại theo vò trí xây dựng:
• Xây ngoài trời, lộ thiên (Pháp: en plein air), thường là trên các sa mạc…
• Xây trong núi:


Speos: hoàn toàn đục trong núi.



Semi-speos: nửa trong nửa ngoài.

a) Đền thờ một vò thần:
Đặc điểm chung:
• Xây dựng hầu hết dọc sông Nil, tiện vận chuyển vật liệu và thăm viếng.
• Mặt bằng hình chữ nhật. Đối xứng đều đặn và kéo dài theo trục chính.
• Bốn góc theo bốn phương điạ dư.
• Tạo ra không khí thiêng liêng thần bí bằng cách:
+

Trên mặt cắt ngang: Phần giữa cao, hai bên thấp, lấy ánh sáng mờ ảo qua cửa mái

+


Cột ở phần giữa (cao), dùng đầu cột hình hoa nở.

+

Cột ở hai bên (thấp), dùng đầu cột bông búp.

+

Trên mặt cắt dọc: càng vào sâu càng thấp nhỏ lại.

+

Trên mặt bằng: trừ lối vào, công trình bò bao bọc kín, không có cửa sổ, càng vào
sâu càng tách biệt với bên ngoài. Bên ngoài không thấy bên trong.

• Công trình lớn nhưng kéo dài mà không cao.


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

KIẾN TRÚC CỔNG KIỂU PILON (THÁP MÔN)

21

KHÔNG GIAN BÊN TRONG ĐỀN THỜ KÉO DÀI SAU THÁP MÔN


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

22

CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU:

+ Đền thờ thần KHONS tại Karnak (1198 tr. CN) do Pharaon Thotmes III xây dựng, nằm trong
quần thể 3 đền thờ Thần Amon, Mon, Khons. Đền được xây dựng lộ thiên trên sa mạc. Dây
chuyền công năng khá điển hình theo trình tự sau:
• Lối vào có nhân sư (Sphinx) nằm hai bên.
• Cổng vào kiểu tháp môn (Pilon): cửa vào bố trí giữa 2 Pilon. Trước cửa còn có 2 cột đá
(Obelisk). Bề mặt Pilon có khắc hình Pharaon. Trên Pilon có chừa các lỗ cắm cờ. Phía trước
còn có hàng tượng Pharaon.
• Sân trong sau tháp môn: qua tháp môn, đến tiếp là một sân trong được bao bọc 3 phía
bằng hành lang cột có 2 hàng cột (một số đền khác có sân trong đặt các tượng thần
Osiris).
• Sảnh nhiều cột (đa trụ sảnh): từ sân trong lên tam cấp một sảnh có nhiều cột (Hypostyle).
• Điện thờ: đi qua một sân nữa sẽ lên điện thờ. Càng vào phía trong đền càng thấp nhỏ lại,
chỉ có Pharaon, quan lại cao cấp mới được vào tới trong, dân chúng chỉ có thể tụ tập ngoài
sân.

+ Đền hang của Pharaon RAMESSES II tại Abou – Simbel (1301 tr. CN):
Đền được đục hoàn toàn trong núi đá với không gian nhỏ thấp dần, là dạng điển hình của kiểu
đền hang (Speos).
Mặt tiền tại cửa cao 36m có đục chạm với 4 tượng Ramesses II ngồi cao 20m. Bên trong là
một phòng lớn gồm 4 tượng thần Osiris. Chiều sâu động được tính sao cho trong năm có 2
ngày mặt trời chiếu vào tới tường trong cùng. Tiếp theo là gian thờ và hai bên là các ngách làm
kho chứa đồ lễ.


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

23


Sau này, giữa thế kỷ XX, do yêu cầu xây đập nước Aswuan, đền đã được cắt ra từng mảnh và
ráp lại trên vò trí mới cao hơn chỗ cũ 20m.
Ngay bên cạnh là một đền hang khác nhỏ hơn dành cho Hoàng hậu Nefertari. Mặt tiền bên
ngoài có 6 tượng Ramesses II và Nefertari đứng.

MẶT BẰNG ĐỀN HANG RAMESSES II

PHỐI CẢNH BÊN TRONG

GIAN CÓ TƯƠNG THẦN OSIRIS ĐỨNG HAI BÊN

TOÀN CẢNH HAI ĐỀN THỜ TẠI ABOU-SIMBEL

b)

TƯNG PHARAON NGỒI

MẶT TIỀN ĐỀN HANG THỜ PHARAON RAMESSES II

ĐỀN THỜ HOÀNG HẬU NEFERTARI CÓ 6 TƯNG ĐỨNG

Đền thờ mặt trời:
Có loại đơn giản và loại phức tạp.
• Loại đơn giản: mặt bằng hình chữ nhật.
Dây chuyền:
- Mặt tiền có hàng cột, phía sau là cung môn. Lối vào từ hướng Nam.
- Đường dẫn (Hi Lạp gọi là Dromos) lên đền tế sau tháp cung môn.
- Sau tháp là bàn giết sinh vật tế thần.
- Bên cạnh là hồ thiêng có thuyền mặt trời.
• Loại phức tạp:

- Cung môn là cổng chính xây trên bờ đá cao.
- Đường dẫn (Dromos) bẻ ngoặt nối với cung môn.


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

24
-

Có hai lối đi vào bàn tế:
• Lối hướng Đông qua sân thẳng đến bàn tế.
• Lối qua tay phải giữa hai bức tường vào bàn tế.

- Có nhà kho với lối vào riêng, phòng làm việc nằm tại góc sân.

ĐỀN THỜ MẶT TRỜI

ĐỀN TANG NGHI GẮN LIỀ VỚI KIM TƯ THÁP

c) ĐỀN TANG NGHI:
Phát triển từ gian phòng tế của các lăng mộ vua chúa, vì vậy đền tang nghi thường đi liền với lăng
mộ Kim tự tháp.
Dây chuyền tiếp cận đền tang nghi là:
Bờ sông

Đền

Nil

tiếp nhận


Đường

Đền

Kim

đoàn thuyền

ướp xác, bỏ

Tunnel

Tang

Tự

đưa tang

phủ tạng

dài lợp

Nghi

Tháp

cập bến

vào bình lọ


vòm nôi

Các đền thờ thần, đền Tang nghi nói trên được xây vào các thời Cổ, Trung và Tân vương quốc. Các
đền thờ của thời kỳ bò đô hộ (660 Tr.CN – 30 S.CN) đã chuyển sang chòu ảnh hưởng của kiến trúc
Hy Lạp - La Mã, tiêu biểu là:
+ Đền Isis tại đảo Philae (378 – 341 tr.CN).
+ Đền Horus tại Edfu (237 – 57 tr. CN).
Các đền thờ ở thởi ky bò La Mã đô hộ có phong cách chòu ảnh hưởng của kiến trúc La Mã – Hi lạp
Thể hiện ở chỗ có hàng cột bao quanh gian thờ. Tiêu biểu là các đền thở trên đảo Elephantine


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

25

3. KIẾN TRÚC CUNG ĐIỆN:
Được chia làm 3 loại:


Cung tiếp tân: có đại khách sảnh lớn, có phòng triều kiến nhỏ hơn có đặt ngai vua. Bên
trong là nội cung, nơi ở của vua, hoàng gia, lính ngự lâm và người phục vụ.



Hành cung: xây ngoài thành phố cho vua chúa đi săn, đi chơi.



Cung miếu: dùng cho vua nghỉ tạm khi trông coi việc xây dựng Kim Tự Tháp.


4. KIẾN TRÚC NHÀ Ở:


Nhà ở kiểu doanh trại: dùng cho dân thợ xây dựng Kim tự tháp ở.
Quy hoạch thường theo kiểu ô cờ. Mỗi ô có nhiều nhà rào lại quây quần xung quanh một sân trong
chỉ có một lối vào duy nhất.
Các căn hộ chỉ lấy ánh sáng qua cửa vào.



Nhà ở của thò dân: được xây dựng 2, 3, 4 tầng, có sân vườn riêng với cây cảnh, chuồng
thú, cây ăn trái, bể nuôi cá…Kiến trúc có đường nét phong phú và duyên dáng.
Vật liệu xây dựng: khuôn cửa bằng gỗ q, tường bằng gạch thô, mái bằng.
Mặt bằng: hình chữ nhật, có 3 bộ phận:
+ Tiếp khách: thường ở phía Bắc.
+ Chỗ ở của chủ nhà.
+ Bộ phận phục vụ.

NHÀ Ở CỦA MỘT Q TỘC

NHÀ Ở CỦA THƯỜNG DÂN


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

26

MẶT BẰNG NHÀ TRONG MỘT KHU NHÀ Ở TH XÂY DỰNG KIM TỰ THÁP


5. CỘT KỶ NIỆM (Obelisk hay còn gọi là cột Timbi )
Nói chung là biểu tượng của mặt trời. Thường dựng thành đôi trước cổng các đền.
đá nhỏ lại dần lên trên, đỉnh là hình kim tự tháp. Tiêu biểu là:


Là các cột

Obelisk Amon: được xây tại Karnak thời vua Thotmes III cao 32m, nặng 230T. Mặt bằng đế
hình vuông có kích thước 3 x 3m. Mặt bằng của chóp hình Kim tự tháp tại đỉnh là 2 x 2m.
Cột náy được cắt gọt bằng đá hoa cương nguyên khối.



Obelisk “chiếc kim của Cleopartra”:
Cao 20m. Mặt bằng đế hình chữ nhật 2m x 2,5m, nặng 180T, nguyên là ở thành phố Heliopolis.
Nay cột đã bò lấy đem về nước Anh.

Nhìn lại kiến trúc cổ Ai Cập, chế độ chiếm hữu nô lệ cùng quan niệm tôn giáo thần bí nặng nề đã sinh ra
những công trình kiến trúc khổng lồ, bất tử cho đến ngày nay. Nhưng ta chớ quên đó là thành tựu của
hàng ngàn năm và bao xương máu mồ hôi nước mắt và các thành tựu có được chỉ vậy mà thôi. Các công
trình về sau ngày càng nhỏ báo hiệu một nhu cầu thay đổi phương thức sản xuất phải được đáp ứng.

CỘT OBELISK TẠI ĐỀN THỜ THẦN AMON

CỘT OBELISK THƯỜNG DỰNG TRƯỚC CỬA ĐỀN THỜ


LÒCH SÖÛ KIEÁN TRUÙC PHÖÔNG TAÂY

27



×