Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình trong luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP
---

---

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2011 – 2015
Đề tài:

TỘI NGƯỢC ĐÃI HOẶC HÀNH HẠ
ÔNG BÀ, CHA MẸ, VỢ CHỒNG, CON, CHÁU,
NGƯỜI CÓ CÔNG NUÔI DƯỠNG MÌNH
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. Phạm Văn Beo

Võ Thị Tố Quyên
MSSV: 5115837
Lớp: Luật Tư Pháp 1 - K37

Cần Thơ, tháng 12/2014


Luận văn tốt nghiệp


Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ,…

LỜI CẢM ƠN
---

---

Người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến quý Thầy, Cô
trường Đại học Cần Thơ nói chung và quý Thầy, Cô Khoa luật nói riêng đã nhiệt tình,
tận tâm truyền đạt kiến thức cho người viết cũng như tất cả các bạn sinh viên trong
suốt khóa học vừa qua.
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, bản thân người viết đã nhận được sự
hướng dẫn tận tụy, nhiệt tình và những ý kiến của đóng góp của Thầy Phạm Văn Beo
giúp đề tài của người viết dần dần được hoàn thiện hơn. Người viết xin chân thành
cảm ơn Thầy!
Trong quá trình người viết nghiên cứu, thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp của
mình mặc dù có nhiều cố gắng để tìm hiểu và trau dồi kiến thức nhưng tầm hiểu biết
của người viết còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi có những sai sót. Người viết
rất mong nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô và tất cả các
bạn để bài luận văn của người viết được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa người viết xin chân thành cám ơn!
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2014

Người viết

Võ Thị Tố Quyên


GVHD: TS. Phạm Văn Beo

SVTH: Võ Thị Tố Quyên


Luận văn tốt nghiệp

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ,…

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
--- ---
…………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

SVTH: Võ Thị Tố Quyên


Luận văn tốt nghiệp

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ,…

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
--- ---
…………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

SVTH: Võ Thị Tố Quyên



Luận văn tốt nghiệp

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ,…

MỤC LỤC
Trang

LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài................................................................................. 2
3. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài .................................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài ......................................................................... 3
6. Bố cục của đề tài ................................................................................................. 3

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI NGƯỢC ĐÃI
HOẶC HÀNH HẠ ÔNG BÀ, CHA MẸ, VỢ CHỒNG, CON, CHÁU,
NGƯỜI CÓ CÔNG NUÔI DƯỠNG MÌNH TRONG LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM.............................................................................................................. 4
1.1 Khái quát chung về nhóm tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình ......... 4
1.1.1 Khái niệm nhóm tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình ....................... 4
1.1.2 Các dấu hiệu pháp lý chung nhóm tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia
đình ...................................................................................................................... 6
1.1.3 Về hình phạt của nhóm tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình ............. 8
1.2 Khái niệm tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu,
người có công nuôi dưỡng mình ............................................................................ 8
1.2.1 Khái niệm tội ngược đãi ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có
công nuôi dưỡng mình .......................................................................................... 9
1.2.2 Khái niệm tội hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công
nuôi dưỡng mình .................................................................................................. 9

1.3 Đặc điểm của tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con,
cháu, người có công nuôi dưỡng mình ................................................................ 10
1.4 Nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha
mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình ................................. 13
1.4.1 Về mặt kinh tế xã hội ................................................................................. 13
1.4.2 Về tâm lý, văn hóa, giáo dục ...................................................................... 13
1.4.3 Về mặt nguyên nhân quản lý trật tự xã hội ................................................. 16

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

SVTH: Võ Thị Tố Quyên


Luận văn tốt nghiệp

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ,…

1.5 Hậu quả của tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con,
cháu, người có công nuôi dưỡng mình ................................................................ 17
1.6 Lịch sử phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam về tội ngược đãi hoặc
hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình
............................................................................................................................... 19
1.6.1 Giai đoạn trước năm 1945 .......................................................................... 19
1.6.2 Giai đoạn từ khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đến khi Bộ
luật hình sự năm 1985 ra đời .............................................................................. 22
1.6.3 Giai đoạn từ khi Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời cho đến trước khi ban
hành Bộ luật hình sự năm 1999........................................................................... 24
1.6.4 Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến nay .................... 25
1.7 Ý nghĩa của quy định về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ
chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình ............................................. 26


CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN
HÀNH VỀ TỘI NGƯỢC ĐÃI HOẶC HÀNH HẠ ÔNG BÀ, CHA MẸ,
VỢ CHỒNG, CON, CHÁU, NGƯỜI CÓ CÔNG NUÔI DƯỠNG
MÌNH...................................................................................................................... 28
2.1 Dấu hiệu pháp lý của tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng,
con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình......................................................... 28
2.1.1 Mặt khách thể của tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng,
con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình ........................................................ 28
2.1.2 Mặt khách quan của tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng,
con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình ........................................................ 32
2.1.3 Mặt chủ quan của tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng,
con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình ........................................................ 34
2.1.4 Mặt chủ thể của tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con,
cháu, người có công nuôi dưỡng mình ................................................................ 35
2.2 Hình phạt của tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con,
cháu, người có công nuôi dưỡng mình ................................................................ 35
2.3 Phân biệt tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu,
người có công nuôi dưỡng mình với một số tội phạm khác trong Bộ luật hình sự
hiện hành .............................................................................................................. 36

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

SVTH: Võ Thị Tố Quyên


Luận văn tốt nghiệp

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ,…


2.3.1 Phân biệt tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu,
người có công nuôi dưỡng mình với tội bức tử (Điều 100 Bộ luật hình sự hiện
hành) .................................................................................................................. 36
2.3.2 Phân biệt tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu,
người có công nuôi dưỡng mình với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức
khỏe cho người khác (Điều 104 Bộ luật hình sự hiện hành) ................................ 40
2.3.3 Phân biệt tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu,
người có công nuôi dưỡng mình với tội hành hạ người khác (Điều 110 Bộ luật
hình sự hiện hành) .............................................................................................. 44
2.3.4 Phân biệt tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu,
người có công nuôi dưỡng mình với tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân
tự nguyện, tiến bộ (Điều 146 Bộ luật hình sự hiện hành) ................................... 47

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG TỘI
NGƯỢC ĐÃI HOẶC HÀNH HẠ ÔNG BÀ, CHA MẸ, VỢ CHỒNG,
CON, CHÁU, NGƯỜI CÓ CÔNG NUÔI DƯỠNG MÌNH Ở VIỆT
NAM........................................................................................................................ 51
3.1 Tình hình tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu,
người có công nuôi dưỡng mình ở Việt Nam ...................................................... 51
3.2 Những bất cập trong quá trình xử lý tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà,
cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình .......................... 55
3.2.1 Bất cập phát sinh từ những quy định của pháp luật hình sự về tội ngược đãi
hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng
mình ................................................................................................................... 55
3.2.2 Bất cập phát sinh từ việc áp dụng pháp luật hình sự về tội ngược đãi hoặc
hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình .. 57
3.2.3 Bất cập khác .............................................................................................. 64
3.3 Giải pháp đấu tranh và phòng chống tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà,
cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình .......................... 67
3.3.1 Hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ

ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình ............... 67
3.3.2 Nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ
ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình ............... 69
3.3.3 Giải pháp khác ........................................................................................... 70

KẾT LUẬN ........................................................................................................... 73
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

SVTH: Võ Thị Tố Quyên


Luận văn tốt nghiệp

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ,…

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

SVTH: Võ Thị Tố Quyên


Luận văn tốt nghiệp

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ,…

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đã biết thì từ khi đổi mới đường lối của Đảng và nhà nước ta từ

năm 1986 đến nay, đã hơn 28 năm thực hiện công cuộc đổi mới. Nền kinh tế của đất
nước ta đã đạt được nhiều thành tựu và ngày càng phát triển trong tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội. Đó cũng chính là sự nổ lực không ngừng của Đảng, Nhà nước và
nhân dân ta. Đáng kể nhất là từ khi Việt Nam gia nhập vào WTO thì nền kinh tế của
đất nước ta đã phát triển một cách vượt bậc. Bên cạnh những mặt tích cực nền kinh tế
thị trường mang lại song vẫn còn tồn tại nhiều mặt tiêu cực như: vấn đề vật chất đang
leo thang, dân số đông vấn đề tìm kiếm việc làm khó khăn,... từ đó phát sinh nhiều vấn
đề xoay quanh vật chất mà nhân cách, đạo đức của con người ngày càng bị tha hóa, xói
mòn. Bên cạnh đó, thì cũng còn tồn tại nhiều suy nghĩ phong kiến cổ hữu, độc đoán
trong xã hội dẫn tới có nhiều tội phạm về ngược đãi hoặc hành hạ những người thân
trong gia đình như ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng
mình. Loại tội phạm này có những suy nghĩ tiêu cực, do nhu cầu bản thân,… đã bất
chấp tất cả để thực hiện hành vi của mình. Nó không những tác động trực tiếp đến đời
sống xã hội mà còn để lại nhiều hệ lụy về sau xã hội, Đảng và Nhà nước ta cần quan
tâm.
Trong những năm gần đây tình hình tội phạm về ngược đãi hoặc hành hạ ông
bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình không những không
giảm mà còn càng ngày càng gia tăng với những hành vi mà tội phạm thực hiện một
cách dã man và tàn ác. Hậu quả của tội này gây ra là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng
nó không chỉ gây tổn thương đến cuộc sống, sức khỏe, danh dự của các thành viên
trong gia đình, mà còn vi phạm tới các chuẩn mực xã hội, tiếp tay cho sự gia tăng của
các tệ nạn như: ma túy, mại dâm, người lang thang cơ nhỡ, nạn buôn bán trẻ em và
phụ nữ,… Qua đó cho thấy hành vi đó không còn là việc nội bộ tự giải quyết trong
mỗi gia đình, mà đã trở thành một tệ nạn cần có sự quan tâm của toàn xã hội. Những
hậu quả mà loại tội phạm này đã gây ra để lại gánh nặng cho xã hội. Bởi vì, mỗi gia
đình là một tế bào của xã hội nếu như tế bào này bị tổn thương thì ảnh hưởng đến toàn
xã hội. Việc xem thường pháp luật, xem thường tính mạng của người khác đây cũng
chính là một phần nguyên nhân dẫn đến tội phạm này có xu hướng tăng cao. Chính
những đều này đã làm cho giá trị đạo đức của người Việt Nam ngày đang dần dần mất
đi nhiều đức tính tốt đẹp. Nguy hiểm hơn nữa, kẻ phạm tội thường xuyên đánh đập,

hành hạ, ngược đãi xem thường những người sinh thành, nuôi dưỡng đều đó nói lên
việc xem thường người khác. Loại tội phạm này có tính chất nguy hiểm, xâm phạm
trực tiếp tới quyền con người đó là được sống và mưu cầu hạnh phúc được nhà nước
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

1

SVTH: Võ Thị Tố Quyên


Luận văn tốt nghiệp

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ,…

ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 tại khoản 1 Điều 20 đã khẳng định: “Mọi người có
quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và
nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử
nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.
Trước tình hình tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con,
cháu, người có công nuôi dưỡng mình diễn biến phức tạp như hiện nay có thể xem như
là một sự kiềm hãm sự phát triển của xã hội, gây ra mối nguy hại rất lớn cho xã hội. Vì
vậy, việc nghiên cứu về tội phạm này đang là một vấn đề hết sức cấp bách để tìm ra
những nguyên nhân, điều kiện thực hiện hành vi phạm tội, cũng như những bất cập của
pháp luật, nhằm đưa ra những giải pháp, hướng hoàn thiện có cơ sở lý luận và thực
tiễn, góp phần vào việc nâng cao phòng chống tội phạm nói chung và tội ngược đãi
hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình
nói riêng. Tội phạm này đã làm ảnh hưởng đến rất nhiều người làm cho họ quan tâm lo
lắng, ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của con người. Xét ở góc độ nào đó, điều này đã và
đang đặt ra cho những ai quan tâm đến sự phát triển của xã hội và truyền thống quý
báo của gia đình Việt Nam và người viết cũng chính là một trong những số đó nên

người viết quyết định chọn đề tài “Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ
chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình trong luật hình sự Việt Nam” để
làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có
công nuôi dưỡng mình là một loại tội phạm có những hành vi gây ra hệ lụy về sau rất
lớn, nó có thể ảnh hưởng tới cả cuộc đời của một con người, những hành vi đó chiếm
tỉ lệ rất ít nhưng hậu quả mà nó để lại vô cùng to lớn. Hành vi này đã làm cho xã hội
quan tâm và lên án. Trong nội dung đề tài này người viết nghiên cứu các dấu hiệu cấu
thành tội phạm như: mặt khách quan, mặt khách thể, mặt chủ quan và mặt chủ thể của
tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi
dưỡng mình, khung hình phạt, phân tích cụ thể từng hành vi của tội này và so sánh với
các tội khác để tìm ra hành vi nào nguy hiểm nhất để từ đó người viết đưa ra một số
giải pháp cụ thể để hoàn thiện những quy định trong luật hình sự Việt Nam cũng như
góp phần vào việc đấu tranh phòng chống tội phạm để đất nước ta ngày càng phát triển
văn minh hơn, nhân dân ta được ấm no hạnh phúc hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài người viết chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề về lý luận và
thực tiễn về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

2

SVTH: Võ Thị Tố Quyên


Luận văn tốt nghiệp

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ,…


công nuôi dưỡng mình, cũng như những quy định có liên quan đến đề tài của người
viết nhằm làm rõ hơn đề tài, từ đó đưa ra những phương hướng hoàn thiện.
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Với đề tài này người viết chỉ nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật về tội
này; Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 (sau đây gọi tắt là Bộ luật
hình sự hiện hành) và các văn bản khác có liên quan như: nghị định, nghị quyết, thông
tư. Đồng thời người viết cũng tham khảo các công trình nghiên cứu, ấn phẩm, bài viết
có liên quan để từ đó rút ra được những giải pháp để hoàn thiện những quy định về tội
ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi
dưỡng mình trong pháp luật hình sự Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp biện chứng di vật và phương pháp luận là nền tảng trong việc
nghiên cứu. Ngoài ra, người viết cũng sử dụng một số phương pháp sau nhằm góp
phần cho việc nghiên cứu một cách có hiệu quả như:
Phương pháp phân tích luật viết được dùng để tìm hiểu các quy định của
pháp luật;
Phương pháp so sánh, để đối chiếu làm rõ những quy định trong pháp
luật hình sự liên quan đến tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con,
cháu, người có công nuôi dưỡng mình;
Phương pháp sưu tầm, tổng hợp những tài liệu có liên quan đến tội
ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi
dưỡng mình;
6. Bố cục của đề tài
Luận văn được người viết trình bày gồm 3 chương cụ thể:
Chương 1. Những vấn đề chung về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông
bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình trong luật hình
sự Việt Nam;
Chương 2. Quy định của luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội
ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi

dưỡng mình;
Chương 3. Thực trạng và giải pháp phòng chống tội ngược đãi hoặc
hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình ở
Việt Nam.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

3

SVTH: Võ Thị Tố Quyên


Luận văn tốt nghiệp

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ,…

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI NGƯỢC ĐÃI HOẶC HÀNH HẠ
ÔNG BÀ, CHA MẸ, VỢ CHỒNG, CON, CHÁU,
NGƯỜI CÓ CÔNG NUÔI DƯỠNG MÌNH
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Khi nghiên cứu bất kỳ một đề tài khoa học nào thì việc tìm hiểu những cơ sở lý
luận để thấy được những vấn đề chung nhất, khái quát nhất nhằm giúp cho người đọc
nắm được những phần cơ bản đầu tiên trong đề tài của mình là việc làm quan trọng và
hết sức cần thiết. Và đề tài nghiên cứu về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ,
vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình trong luật hình sự Việt Nam
cũng không ngoại lệ. Trong chương 1 này, đầu tiên người viết đề cập đến là khát quát
chung về nhóm tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, từ đó đi đến cơ sở lý luận
của tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công
nuôi dưỡng mình như những khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân và điều kiện dẫn đến

việc phạm tội, hậu quả của nó để lại và con đường phát triển cũng như quá trình lịch
sử từ khi được pháp luật điều chĩnh đến nay, cuối cùng là ý nghĩa của việc ghi nhận tội
phạm này trong luật hình sự Việt Nam.
1.1 Khái quát chung về nhóm tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
1.1.1 Khái niệm nhóm tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận: “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân
theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng
lẫn nhau. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và
trẻ em”1, “Trẻ em được nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục;
được tham gia vào các vấn đề trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ
mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.
Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí,
phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân;
đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc. Người cao tuổi được
Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”2. Thực tế cuộc sống xã hội loài người đã chứng minh gia
đình là tế bào của xã hội, sự bền vững của từng gia đình trong xã hội đảm bảo sự bền
vững của xã hội góp phần quan trọng vào việc giữ gìn đạo đức, bảo vệ truyền thống
1
2

Điều 36, Hiến pháp Việt Nam năm 2013.
Điều 37, Hiến pháp Việt Nam năm 2013.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

4

SVTH: Võ Thị Tố Quyên



Luận văn tốt nghiệp

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ,…

văn hóa dân tộc Việt Nam vốn được xây dựng từ hàng nghìn năm. Một trong sự bền
vững của gia đình là chế độ hôn nhân và gia đình, sự cư xử đúng đắn của các thành
viên trong gia đình. Do tầm quan trọng đặc biệt như vậy nên để bảo vệ cuộc sống gia
đình Bộ luật hình sự đã dành một chương riêng nhằm trừng trị đối với những hành vi
xâm phạm vào chế độ hôn nhân và gia đình. Mặc dù được quy định cụ thể ở một
chương của Bộ luật hình sự nhưng hiện nay chưa thống nhất một khái niệm chung về
tội này và còn nhiều quan niệm khác nhau trong giới luật học giai đoạn hiện nay.
Chẳng hạn: “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình được hiểu là các
hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến một nhóm các quan hệ xã hội cùng tính
chất là các quan hệ về hôn nhân – gia đình, về nghĩa vụ cấp dưỡng”.3
Có quan niệm cho rằng: “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình là
những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
cho các quan hệ phát sinh trong cuộc sống gia đình”.4
Còn có quan niệm cho rằng: “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình là
những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm đến toàn
bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn, nghĩa vụ và quyền lợi của vợ và
chồng, cha mẹ và con cái, giữa những thành viên khác trong gia đình,... những vấn đề
khác có liên quan trong gia đình”.5
Bên cạnh đó còn có quan niệm như sau: “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân
và gia đình là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm chế độ hôn nhân và
gia đình, gây thiệt hại cho các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình qua việc vi
phạm các quy định của Nhà nước về hôn nhân và gia đình”.6
Tóm lại, có thể hiểu các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình là những
hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có

năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm đến toàn bộ những
quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn, nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng, giữa
cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, cấp dưỡng, xác định cha, mẹ,
con, con nuôi, giám hộ, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và những
vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

3

Phùng Thế Vắc: Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999 (phần các tội phạm), Nxb. Công an nhân dân,
Hà Nội, 2001, tr. 257.
4
Trần Minh Hưởng, Tìm hiểu Bộ luật hình sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phần các tội phạm,
Nxb. Lao động, 2002, tr. 205.
5
Phạm Văn Beo, Luật hình sự - Quyển 2 (phần các tội phạm), Nxb. Chính trị quốc gia, 2012, tr. 248.
6
Cao Thị Oanh, Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm), Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2010, tr. 67.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

5

SVTH: Võ Thị Tố Quyên


Luận văn tốt nghiệp

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ,…

1.1.2 Các dấu hiệu pháp lý chung nhóm tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia

đình
* Về mặt khách thể của tội phạm:
- Khách thể của tội phạm nói chung là hệ thống các quan hệ xã hội bị tội
phạm xâm hại, trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến lợi ích và sự tồn tại của giai cấp
thống trị được nhà nước (đại diện cho giai cấp thống trị) bảo vệ bằng các quy phạm
pháp luật hình sự7. Khách thể của các tội phạm xâm chế độ hôn nhân và gia đình nói
riêng là toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn, nghĩa vụ và quyền
giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, cấp
dưỡng, xác định cha, mẹ, con, con nuôi, giám hộ, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu
tố nước ngoài và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình (chế độ hôn
nhân và gia đình).
- Các tội phạm này không chỉ xâm phạm đến chế độ hôn nhân và gia đình
mà trong một số trường hợp còn trực tiếp xâm phạm và gây thiệt hại về tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người. Việc quy định các tội xâm phạm đến chế độ
hôn nhân và gia đình tự nguyện, tiến bộ mà còn bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm và các quyền lợi hợp pháp khác của công dân.
* Về mặt khách quan của tội phạm:
- Mặt khách quan của tội phạm là tổng hợp tất cả các biểu hiện của tội phạm
diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.8
- Hành vi khách quan của các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình có
khác nhau về hình thức thể hiện, nhưng đều có cùng tính chất gây thiệt hại hoặc đe dọa
gây thiệt hại trực tiếp cho quan hệ hôn nhân và gia đình mới, tiến bộ xã hội chủ nghĩa.
Những hình thức thể hiện hành vi khách quan có thể là:
+ Hành vi cưỡng ép kết hôn;
+ Hành vi cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
+ Hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác trái
pháp luật;
+ Hành vi tổ chức tảo hôn;
+ Hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi
kết hôn;

+ Hành vi đăng ký kết hôn trái pháp luật;

7
8

Phạm Văn Beo, Luật hình sự - Quyển 1 (phần chung), Nxb. Chính trị quốc gia, 2010, tr. 164.
Phạm Văn Beo, Luật hình sự - Quyển 1 (phần chung), Nxb. Chính trị quốc gia, 2010, tr. 175.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

6

SVTH: Võ Thị Tố Quyên


Luận văn tốt nghiệp

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ,…

+ Hành vi giao cấu với người có cùng dòng máu trực hệ, với anh chị em
cùng cha mẹ hoặc anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha;
+ Hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công
nuôi dưỡng mình;
+ Hành vi hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công
nuôi dưỡng mình;
+ Hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng.
- Hành vi khách quan của các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
được thực hiện bằng hình thức hành động. Các tội phạm này có thể được thực hiện
bằng các thủ đoạn khác nhau, nhưng thủ đoạn này chỉ là dấu hiệu bắt buộc nếu được
quy định cụ thể trong cấu thành tội phạm ấy.

- Hậu quả phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc thuộc về mặt khách
quan của tất cả các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, tuy nhiên mặt khách
quan trong cấu thành tội phạm của một số tội như: tội vi phạm chế độ một vợ, một
chồng; tội ngược đãi hoặc hành vi hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người
có công nuôi dưỡng mình; tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng các tội này
đòi hỏi hậu quả nghiêm trọng phải xảy ra nếu trước đó chủ thể không bị xử phạt hành
chính về một trong những hành vi đã liệt kê trong điều luật về tội phạm nói trên nhưng
chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp
luật. Nếu cấu thành khách quan của tội phạm cụ thể đòi hỏi dấu hiệu hậu quả nghiêm
trọng phải xảy ra thì trong trường hợp này cần phải xác định mức độ hậu quả thực tế
xảy ra và mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả đó và hành vi khách quan phạm tội. Các
tội phạm khác không đòi hỏi hậu quả phạm tội xảy ra, chỉ cần chủ thể thực hiện hành
vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm thì coi như tội phạm đã hoàn
thành, có nghĩa là các tội phạm này đều là các tội có cấu thành tội phạm hình thức.
* Về mặt chủ thể của tội phạm:
- Chủ thể của tội phạm trước hết là con người và con người đó phải có năng
lực trách nhiệm hình sự9. Về chủ thể của các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia
đình là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
theo Điều 12 Bộ luật hình sự hiện hành. Tuy nhiên, do đặc thù của các tội xâm phạm
chế độ hôn nhân và gia đình nên chủ thể của các tội phạm chương này thường là người
đã thành niên. Trong một số trường hợp chỉ một hoặc một số người mới là chủ thể của
tội phạm, khoa học luật hình sự gọi là chủ thể đặc biệt. Trường hợp có chủ thể đặc biệt
đó là: tội đăng ký kết hôn trái pháp luật chỉ có người có trách nhiệm trong việc đăng

9

Phạm Văn Beo, Luật hình sự - Quyển 1 (phần chung), Nxb. Chính trị quốc gia, 2010, tr. 193.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo


7

SVTH: Võ Thị Tố Quyên


Luận văn tốt nghiệp

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ,…

ký kết hôn mới có thể là chủ thể của tội phạm này, hay có thể là những người có quan
hệ huyết thống như ông bà, cha mẹ, con, cháu hoặc người nuôi dưỡng.
* Về mặt chủ quan của tội phạm:
Về mặt chủ quan của tội phạm nói chung được biểu hiện thông qua ba yếu
tố: lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội10. Còn riêng đối với các tội xâm phạm
chế độ hôn nhân và gia đình được thực hiện bằng lỗi cố ý, trong đó đại đa số tội này
được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, nếu do vô ý xâm phạm chế độ hôn nhân và gia
đình thì không cấu thành các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình. Nói chung,
các dấu hiệu động cơ và mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của các
tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đối với những
tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình thực hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp có cấu
thành hình thức, thì hành vi phạm tội được mô tả trong cấu thành tội phạm đã thể hiện
mục đích phạm tội. Ví dụ: người phạm tội có hành vi ngược đãi hoặc hành hạ người lệ
thuộc nhằm mục đích cưỡng ép việc kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ
(tội cưỡng ép việc kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ) hoặc trường hợp
hành vi giao cấu trong tội loạn luân đã thể hiện mục đích phạm tội của chủ thể, còn
động cơ của chủ thể tội phạm này là để thỏa mãn về mặc tình dục.
1.1.3 Về hình phạt của nhóm tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
Do tính chất ít nghiêm trọng của các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình,
nên mức hình phạt Bộ luật hình sự hiện hành quy định áp dụng đối với người thực hiện
một trong các tội này là không nghiêm khắc. Đa số các tội xâm phạm chế độ hôn nhân

và gia đình được quy định là ít nghiêm trọng. Về hình phạt của nhóm tội xâm phạm
chế độ hôn nhân và gia đình các hình phạt chính được áp dụng phổ biến là phạt cảnh
cảo, cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Hình phạt tù được áp dụng từ 3 tháng đến năm
năm chỉ có một trường hợp quy định cao nhất đến năm năm tù đó là trường hợp phạm
tội loạn luân ở Điều 150 Bộ luật hình sự hiện hành. Ngoài ra còn có hình phạt bổ sung
cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm đó là trường hợp phạm
tội đăng ký kết hôn trái pháp luật ở Điều 149 Bộ luật hình sự hiện hành.
1.2 Khái niệm tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu,
người có công nuôi dưỡng mình
Điều 151 Bộ luật hình sự hiện hành quy định hai tội danh cụ thể như sau:
+ Tội ngược đãi ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi
dưỡng mình;
+ Tội hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi
dưỡng mình.
10

Phạm Văn Beo, Luật hình sự - Quyển 1 (phần chung), Nxb. Chính trị quốc gia, 2010, tr. 209.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

8

SVTH: Võ Thị Tố Quyên


Luận văn tốt nghiệp

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ,…

1.2.1 Khái niệm tội ngược đãi ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có

công nuôi dưỡng mình
Về khái niệm ngược đãi thì có nhiều khái niệm được đưa ra điển hình như sau:
“Ngược đãi ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng
mình là hành vi đối xử tàn nhẫn, trái đạo đức, luân lý của con cháu đối với ông bà,
con đối với cha mẹ, hoặc ngược lại, của vợ chồng đối với nhau, người được nuôi
dưỡng đối với người nuôi dưỡng”.11
“Ngược đãi ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng
mình được hiểu là sự đối xử tồi tệ về mọi mặt đối với ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con,
cháu, người có công nuôi dưỡng mình một cách thường xuyên”.12
“Ngược đãi nghiêm trọng ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có
công nuôi dưỡng mình được hiểu là sự đối xử tồi tệ về mọi mặt (như cho ăn, mặc, ở và
sinh hoạt hằng ngày khác) đối với ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công
nuôi dưỡng mình một cách thường xuyên ”.13
1.2.2 Khái niệm tội hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công
nuôi dưỡng mình
Về khái niệm hành hạ cũng có nhiều khái niệm được đưa ra điển hình như
sau:
“Hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng
mình là hành vi đối xử tàn ác một cách có hệ thống của cháu đối với ông bà, con đối
với cha mẹ, hoặc ngược lại, của vợ chồng đối với nhau, người được nuôi dưỡng đối
với người nuôi dưỡng”.14
“Hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng
mình được hiểu là việc đối xử một cách tàn ác với ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con,
cháu, người có công nuôi dưỡng mình một cách thường xuyên”.15
“Hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng
mình được hiểu là việc đối xử một cách tàn ác với ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con,
cháu hoặc người có công nuôi dưỡng”.16
11

Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam – Quyển 2 (phần các tội phạm), Nxb. Chính trị quốc gia - sự thật, Hà

Nội, 2012, tr. 261.
12
Vũ Mạnh Thông – Đoàn Tấn Minh, Bình luận Bộ luật hình sự (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 có hiệu
lực từ ngày 01 - 01 - 2010), Nxb. Lao động - Xã hội, 2010, tr. 217.
13

Nguyễn Ngọc Điệp, Tìm hiểu các tội xâm phạm chế độ hôn nhân – gia đình và các tội phạm đối với người

chưa thành niên (biên soạn theo Bộ luật hình sự 1999 và những tài liệu mới nhất), Nxb. Phụ nữ, 2000. tr. 24.
14

Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam – Quyển 2 (phần các tội phạm), Nxb Chính trị quốc gia - sự thật, Hà
Nội, 2011, tr. 261.
15
Vũ Mạnh Thông – Đoàn Tấn Minh, Bình luận Bộ luật hình sự (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 có hiệu
lực từ ngày 01 - 01 - 2010), Nxb. Lao động - Xã hội, 2010, tr. 217 - 218.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

9

SVTH: Võ Thị Tố Quyên


Luận văn tốt nghiệp

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ,…

Tóm lại, qua các khái niệm trên theo người viết thì tội ngược đãi hoặc hành hạ ông
bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình là việc đối xử tồi tệ

về ăn, mặc, ở và các vấn đề sinh hoạt hằng ngày khác đối với người thân như mắng
nhiếc, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chụi rét, mặc rách một cách không bình thường hoặc
có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể người bị hại như: đánh đập, giam giữ,… làm
cho ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình bị đau đớn
về thể xác và tinh thần, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về
hành vi này mà còn vi phạm.
1.3 Đặc điểm của tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con,
cháu, người có công nuôi dưỡng mình
- Thế giới vật chất của chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định: lực lượng vật chất
chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất. C. Mác cũng từng viết: ngoài hành vi
của mình ra tôi hoàn toàn không tồn tại đối với pháp luật, hoàn toàn không phải là đối
tượng của nó. Trên cơ sở đó, luật hình sự Việt Nam từ trước đến nay đã thừa nhận
“nguyên tắc hành vi”. Chỉ bằng hành vi, con người mới có thể phạm tội. Tức là, chỉ có
thể thông qua hành vi, con người mới “gây ra hoặc đe dọa gây ra” những sự “nguy
hiểm đáng kể” cho xã hội. Những ý nghĩ, tư tưởng của con người dù lệch lạc đến đâu,
thì cũng không phải là tội phạm nếu nó chưa được thể hiện ra thế giới khách quan
bằng hành vi. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi của con người được biểu hiện ra bên
ngoài thế giới khách quan đều là tội phạm. Theo luật hình sự Việt Nam hiện hành, dựa
trên khái niệm về tội phạm, hành vi bị xem là tội phạm phải có đủ bốn dấu hiệu: tính
nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật hình sự, tính có lỗi và tính chụi hình phạt17.
Và đối với tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có
công nuôi dưỡng mình cũng vậy, tức là nó cũng có đầy đủ các thuộc tính kể trên.
+ Thứ nhất, hành vi phạm tội có tính nguy hiểm cho xã hội. Tính nguy
hiểm cho xã hội của tội phạm là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất, quyết định những
dấu hiệu khác của tội phạm bởi nó là thuộc tính và là nội dung của tội phạm18. Tính
nguy hiểm cho xã hội không những là căn cứ để phân biệt hành vi là tội phạm với
những hành vi vi phạm khác, mà còn là cơ sở để đánh giá mức độ nghiêm trọng nhiều
hay ít của một hành vi phạm tội. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ
chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình đã vi phạm đến nghĩa vụ giữa các
thành viên trong gia đình được Luật hôn nhân và gia đình quy định. Đồng thời, tội

phạm còn xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
16

Nguyễn Ngọc Điệp, Tìm hiểu các tội xâm phạm chế độ hôn nhân – gia đình và các tội phạm đối với người
chưa thành niên (biên soạn theo Bộ luật hình sự 1999 và những tài liệu mới nhất), Nxb. Phụ nữ, 2000. tr. 24.
17
Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam - Quyển 1 (phần chung), Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 2010, tr. 113
- 114.
18
Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam - Quyển 1 (phần chung), Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 2010, tr. 114.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

10

SVTH: Võ Thị Tố Quyên


Luận văn tốt nghiệp

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ,…

+ Thứ hai, tính trái pháp luật hình sự của hành vi phạm tội. Tính trái pháp
luật hình sự theo cách hiểu của luật hình sự Việt Nam hiện hành là hành vi phạm tội
trái với quy định của Bộ luật hình sự. Nghĩa là khi Bộ luật hình sự quy định một hành
vi nào đó bị cấm thì người phạm tội thực hiện hành vi đó. Ngược lại, khi Bộ luật hình
sự quy định hành vi đó phải được làm thì người phạm tội không làm hoặc làm không
hết trách nhiệm và khả năng của mình19. Tuy nhiên, do kỹ thuật lập pháp, nên Bộ luật
hình sự chỉ quy định hành vi nào là tội phạm mà không quy định quy phạm nào là cấm
đoán (không được làm hoặc phải làm) như các văn bản pháp luật khác. Những hành vi

Bộ luật hình sự không quy định là tội phạm thì mặc nhiên là những hành vi không
phạm tội20. Tại Điều 151 của Bộ luật hình sự hiện hành quy định về người phạm tội
ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi
dưỡng mình có những hành vi như: ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng,
con, cháu, người có công nuôi dưỡng người thực hiện hành vi phạm tội. Như vậy,
những hành vi ngược đãi hoặc hành hạ các đối tượng mà người viết vừa trình bày đã
trái với pháp luật hình sự.
+ Thứ ba, tính có lỗi của tội phạm. Theo quan điểm thống nhất của lý luận
luật hình sự, lỗi là thái độ chủ quan của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã
hội của mình và đối với hậu quả của hành vi đó thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý21.
Đối với tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có
công nuôi dưỡng mình đều được thực hiện với lỗi cố ý, tức là người phạm tội nhận
thức rõ hành vi của mình là hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng,
con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình. Tuy nhiên tội phạm là tội xâm phạm quan
hệ gia đình, nên thực tế có nhiều trường hợp người phạm tội không nhận thưc rõ hành
vi của mình là phạm tội này, thậm chí còn có những người do tư tưởng lạc hậu và thiếu
hiểu biết nên có những biện pháp giáo dục con cái chưa đúng cách,... Chiếu cố đến
thực trạng này và khi xã hội chưa phát triển, cho nên các nhà làm luật quy định hành vi
phạm tội này phải gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính
mà còn vi phạm mới là tội phạm của tội này.
+ Thứ tư, tính chịu hình phạt là một đặc điểm của tội phạm, nó là một trong
hai nội dung cơ bản nhất của Bộ luật hình sự. Bộ luật hình sự quy định tội phạm và
hình phạt. Hình phạt là thuộc tính cơ bản của tội phạm22. Ngoài ra, tính chịu hình phạt
còn được xem là dấu hiệu của tội phạm bởi nó là một thuộc tính khách quan của tội
phạm23. Tuy nhiên, Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành không đề cập đến dấu hiệu
19

Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam - Quyển 1 (phần chung), Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 2010, tr. 119.
Đinh Văn Quế, Tìm hiểu tội phạm trong Bộ luật hình sự năm 1999, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 2001, tr. 27.
21

Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam - Quyển 1 (phần chung), Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 2010, tr. 121.
22
Đinh Văn Quế, Tìm hiểu tội phạm trong Bộ luật hình sự năm 1999, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 2001, tr. 37.
23
Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam - Quyển 1 (phần chung), Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 2010, tr. 125.
20

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

11

SVTH: Võ Thị Tố Quyên


Luận văn tốt nghiệp

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ,…

này ở phần trong định nghĩa tội phạm tại Điều 8 Bộ luật hình sự hiện hành, nhưng
không vì thế mà cho rằng tính chịu hình phạt chỉ là hệ quả tất yếu của tội phạm, chứ
không phải là một đặc điểm của tội phạm. Tính chịu hình phạt được coi là một thuộc
tính của tội phạm là vì nó được xác định bởi tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái
pháp luật hình sự. Chỉ có hành vi được coi là tội phạm thì mới chịu hình phạt và hình
phạt do nhà nước quy định trong Bộ luật hình sự mà chỉ có tòa án mới có quyền quyết
định đối với người phạm tội24. Về hình phạt cơ bản của tội này sẽ được người viết nêu
rõ trong chương 2.
- Bên cạnh đó, thì tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con,
cháu, người có công nuôi dưỡng mình còn có một số đặc điểm đáng chú ý khác như:
+ Xét về phía người thực hiện hành vi ở tội này phải là những người thân
thích của người thực hiện hành vi đối với nạn nhân, nếu có hành vi ngược đãi hoặc

hành hạ xảy ra giữa những người không có mối quan hệ như đã nêu trên thì sẽ không
thuộc loại tội phạm này. Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt tội ngược đãi hoặc hành
hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình với các tội
khác trong Bộ luật hình sự. Hành vi ngược đãi hoặc hành hạ này phải được người
phạm tội thực hiện đối với nạn nhân phải được thực hiện một cách có hệ thống, thường
xuyên, liên tục được lặp đi lặp lại nhiều lần gây ra những tổn hại về sức khỏe, tinh
thần, nhân phẩm, danh dự cho nạn nhân.
+ Xét về phía nạn nhân trong tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ
chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình thường là những người yếu thế và
dễ bị tổn thương nhất trong gia đình như là trẻ em, người già không còn khả năng lao
động hoặc là những cụ bị bệnh nan y không còn nhận thức được về cuộc sống, phụ nữ,
cũng có một số ít là nam giới có thể họ không là người lao động chính trong nhà hay là
mắc bệnh nan y,… Nạn nhân của tội phạm này đa số là những người có trình độ học
vấn thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật, không nhận thức được quyền và nghĩa vụ của
mình cũng như không nhận thức được mình đang bị xâm phạm mà xem đó là chuyện
bình thường trong mỗi gia đình. Bên cạnh đó, đa số phụ nữ là nạn nhân thường cam
chịu, không khai báo thậm chí giấu giếm, bao che cho người phạm tội. Nạn nhân của
tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi
dưỡng mình còn có đặc điểm đáng chú ý nữa là về nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình đa
số các vụ ngược đãi hoặc hành hạ người thân trong gia đình xuất phát do điều kiện
kinh tế khó khăn nói chung làm cho con người không còn bình tĩnh để ứng xử một
cách thiếu tình người đối với những nạn nhân là người thân của người thực hiện hành
vi phạm tội. Bên cạnh đó, hành vi ngược đãi hoặc hành hạ thường xuyên xảy ra ở
24

Đinh Văn Quế, Tìm hiểu tội phạm trong Bộ luật hình sự năm 1999, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2001, tr.
38.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo


12

SVTH: Võ Thị Tố Quyên


Luận văn tốt nghiệp

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ,…

những gia đình bất hòa, không hạnh phúc, không lành mạnh, thường xuyên cờ bạc,
rượu chè hoặc các tệ nạn xã hội khác.
1.4 Nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha
mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình
1.4.1 Về mặt kinh tế xã hội
Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đang từng bước xây dựng đường lối, chính sách
đổi mới từng bước hiện đại nhưng nền kinh tế của nước ta còn chậm phát triển chưa
sánh kịp với các nước bạn bè trên thế giới. Bởi lẽ, nước ta đã đấu tranh bảo vệ chủ
quyền, bờ cõi đánh đuổi các nước sang xâm chiếm nước ta gần đây nhất là 2 cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ để lại nhiều hậu quả khôn lường. Hiện tại nước
ta với Trung Quốc lại đang căng thẳng về vấn đề biển Đông khẳng định chủ quyền
biển đảo. Chính vì những lẽ đó, mà nền kinh tế của nước ta chưa phát triển bằng các
nước bạn trên thế giới. Nền kinh tế khó khăn vấn đề kiếm được đồng tiền rất khó. Một
vấn đề phát sinh từ khó khăn về kinh tế mà chúng ta thường gặp hiện nay là những vấn
đề phát sinh từ tiền bạc, dễ làm cho con người ta đi vào tội lỗi làm nhiều chuyện trái
với luân thường đạo lý. Điển hình như những cặp vợ chồng phải bươn chải vất vả để
kiếm sống thường có sự căng thẳng về thần kinh hơn và do đó dễ nảy sinh mâu thuẫn
dẫn đến tranh cãi trong gia đình và cuối cùng nam giới thường sử dụng quyền lực và
sức mạnh của mình để hành hạ hoặc ngược đãi vợ, con, xem cha mẹ là một gánh nặng
muốn trút bỏ nó. Cũng không ít người suy nghĩ chưa thấu đáo nghĩ ông, bà, cha mẹ đã
già không còn sống được bao lâu mà kinh tế gia đình đang khó khăn hoặc nhu cầu sinh

hoạt ngày càng cao, vật giá càng leo thang mà người ta bất chấp tất cả như: bỏ mặc
cho ông bà, cha mẹ sống trong thiếu thốn vật chất, bữa cơm không được ăn no, hay là
chửi mắng nặng lời làm cho những người đã nuôi dưỡng, sinh thành phải sống trong
khổ sở. Tuy nhiên, không thể đổ lỗi cho nghèo đói vì nhiều gia đình khá giả vẫn có
tình trạng ngược đãi hoặc hành hạ như vậy nhưng cũng có nhiều gia đình kinh tế khó
khăn nhưng vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp, kính trọng ông bà, hiếu thảo với cha mẹ, yêu
thương con cái, giữ được truyền thống tốt đẹp.
1.4.2 Về tâm lý, văn hóa, giáo dục
Ngoài những nguyên nhân về điều kiện mặt kinh tế và xã hội làm phát sinh loại
tội phạm ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công
nuôi dưỡng mình thì bên cạnh đó các vấn đề tâm lý, văn hóa, giáo dục cũng là những
nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến các cá nhân của người phạm tội. Như chúng ta
đã biết nếu tinh thần con người ta mà không được tỉnh táo để nhận thức và tiếp thu có
chọn lọc những mặt tích cực của nền kinh tế thị trường mang lại cho đời sống con
người như hiện nay thì rất dễ gây ra những sai lầm, tội lỗi mà khi nhận ra được thì đã
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

13

SVTH: Võ Thị Tố Quyên


Luận văn tốt nghiệp

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ,…

quá muộn màng chỉ còn lại những hối tiếc. Cần phải giữ vững tâm lý cho dù hoàn cảnh
có như thế nào đi nữa thì cũng phải thật bình tỉnh để xem xét và tìm ra hướng giải
quyết tốt nhất. Nhưng nói thì nói vậy, đó là những suy nghĩ của những người hiểu biết
còn những người thiếu hiểu biết, bảo thủ, ảnh hưởng lối sống thời phong kiến thì rất

khó mà làm được. Như chúng ta đã biết thì Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dưới
chế độ phong kiến và gần một trăm năm dưới ách thống trị thực dân nữa phong kiến.
Suốt trong thời kỳ dài của lịch sử đó tư tưởng chính thống khẳng định vị trí tuyệt đối
của người đàn ông trong xã hội, người chồng, người cha trong gia đình. Mặc dù chế độ
phong kiến đã qua khá lâu nhưng hiện tại nó vẫn còn sức ảnh hưởng đến đời sống, tư
tưởng của những con người hiện tại nó còn tồn tại len lỏi đâu đó trong cuộc sống hiện
đại như ngày nay nó như một kí sinh trùng nguy hiểm miễn có điều kiện thì lập tức tấn
công vào cơ thể sống và hủy hoại tất cả các tế bào. Tình trạng này cho thấy cuộc sống
gia đình ở nhiều nơi còn mang nặng tính gia trưởng, phong kiến. Những tàn tích của
chế độ hôn nhân trước đây chưa được loại bỏ hết. Nhận thức của người chồng, người
cha về sự bình đẳng, tiến bộ trong gia đình còn kém. Ảnh hưởng của nền văn hóa
phong kiến với những quan niệm mang đậm màu sắc định kiến giới, đó là những định
kiến nằm ngay trong truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, chuẩn mực đạo đức
bấy lâu nay trong xã hội: tư tưởng trọng nam, khinh nữ; cha mẹ đặt đâu con ngồi đó;
chồng chúa, vợ tôi; tư tưởng gia trưởng; định kiến giới: phụ nữ là người giữ gìn hạnh
phúc gia đình “một điều nhịn là chín điều lành”, phần lớn những sinh hoạt trong gia
đình rất khiếp sợ trước uy lực của người chủ trong gia đình là người chồng, người cha;
tư tưởng coi thường phụ nữ vẫn còn tồn tại, vợ chồng không bình đẳng, người chồng
không cho vợ hoạt động xã hội,… Quan hệ hôn nhân gia đình phong kiến dù đã cố
gắng phá bỏ những tàn tích mà nó để lại nhưng những quan niệm này đã hằn sâu trong
suy nghĩ nó khiến cho người nam giới cho rằng họ có vai trò trụ cột trong gia đình, có
quyền định đoạt mọi việc, họ luôn có tư tưởng mình là “tiếng nói” trong gia đình nên
có thể mắng chửi vợ một vài câu là điều bình thường như một sự thật hiển nhiên là
như vậy, thậm chí tát vợ một vài cái cũng không sao và họ mặc nhiên cho mình cái
quyền được “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” với vợ mình như vậy họ chưa hiểu ra rằng
trong xã hội hiện đại ngày nay nếu như họ làm như vậy là đang phạm tội vì hành vi
của họ là đang làm tổn hại đến người khác cụ thể là vợ mình đang được nhà nước bảo
vệ. Nhưng sự nhìn nhận, đấu tranh của người vợ là nạn nhân trước hành vi bị ngược
đãi và hành hạ còn hạn chế, thiếu thẳng thắn, còn cam chịu; họ mang tư tưởng: “xấu
chàng hổ ai”, họ sợ: “vạch áo cho người xem lưng”, hay sợ hàng xóm, bạn bè chê

cười,… nên họ đành im hơi lặng tiếng mà không biết tâm sự hay giải bày cùng ai cũng
không dám đi tố cáo chồng mình như vậy nên người chồng cứ được nước làm tới và
đó cũng là một nguyên nhân làm cho tình hình loại tội phạm này có chỗ trú ngụ; hay
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

14

SVTH: Võ Thị Tố Quyên


Luận văn tốt nghiệp

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ,…

do hiểu sai mục đích của biện pháp nghiêm khắc trong giáo dục con cái theo quan
niệm “yêu cho roi, cho vọt” dẫn đến nhiều bậc cha mẹ tự cho mình quyền được đánh
đập, hành hạ con cái mình. Nhưng cũng có nhiều trường hợp không chỉ đánh đập, hành
hạ con để nhằm mục đích dạy dỗ mà do những tư tưởng cổ hữu đã lạc hậu, lỗi thời như
là họ cho rằng đứa con họ sinh ra là do các vị thần phái xuống để phá hoại gia đình họ.
Tức giận và căng thẳng cũng là một nguyên nhân của loại tội phạm này, những
người có tính nóng nảy thường thích giải quyết bất đồng bằng vũ lực hoặc có thể nặng
lời với những người bề trên, bậc sinh thành chính họ đã tự làm cho người thân họ đau
khổ. Khi mà con người ta căng thẳng thì rất dễ bùng nổ thành bạo lực, lúc đó họ sẽ
không kiểm soát được hành vi của mình dẫn đến bạo lực. Có thể lúc nhỏ họ đã từng bị
ngược đãi hoặc hành hạ, hay là do không được trang bị các kĩ năng sống cần thiết để
kiềm chế các hành vi của mình, những lúc quá giận giữ họ thể hiện quyền của mình
bằng nắm đấm để giải quyết vấn đề. Người chồng nóng nảy khi cãi nhau với vợ, anh ta
chọn bạo lực để giải quết vấn đề chứ không phải là lời lẽ. Những người chồng gia
trưởng khi cãi nhau với vợ, phản ứng đầu tiên của anh ta là bác bỏ những gì vợ nói
bằng bạo lực. Cha mẹ đánh đập con vì con lo chơi không lo học tập, con đi chơi về

muộn hoặc là không vâng lời khi cha mẹ chọn ngành cho con thi đại học,... Không
phải đối tượng nào cũng thường dùng nắm đấm để giải quyết mà họ sử dụng thứ còn
đau đớn gấp trăm ngàn lần so với nấm đấm đó là thường xuyên làm nhục, lăng mạ,
chửi mắng nói nặng lời.
Nghiện ngập, rượu chè, cờ bạc, số đề cũng là một trong những nguyên nhân
dẫn đến loại tội phạm này. Rượu chè, cờ bạc không chỉ phá hoại kinh tế gia đình gây
khó khăn túng quẫn mà khi say rượu người ta mất luôn cả tính người. Vì vậy trong
nhiều trường hợp say rượu đã trở thành nguyên nhân trực tiếp đến hành vi man rợ,
cũng chính từ nguyên nhân này, ở nông thôn rất phổ biến dẫn đến tình trạng đánh đập
hành hạ vợ con, bỏ mặc trách nhiệm gia đình gây mâu thuẫn vợ chồng dẫn đến ly hôn
đó là hậu quả của việc uống rượu, cờ bạc trong tầng lớp thanh niên nông thôn và thanh
niên thành thị không có việc làm ổn định. Trong cơn say hay lúc túng quẫn tiền bạc, để
thỏa mãn một nhu cầu cá nhân, người ta có thể bất chấp tất cả để đánh đổi như sẵn
sàng đánh cha, mẹ để lấy được số tiền mà họ đã giành dụm bấy lâu để dưỡng già, hay
tàn nhẫn hơn là bắt cha mẹ già yếu ra đường để đi xin ăn đem tiền về cho người con
hoặc người cháu đó. Nghiện ma túy cũng rất dễ khiến người ta di đến hành vi bạo lực
bởi nó làm thay đổi suy nghĩ của con người, mỗi lần lên cơn thèm thuốc con người mất
đi khả năng tự chủ làm cho con người thô bạo hơn và không cần suy nghĩ người ta sẽ
làm tình hình trở nên căng thẳng lên và biến mâu thuẫn thành bạo lực bất chấp tất cả
để có tiền tiêm chích ma túy.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

15

SVTH: Võ Thị Tố Quyên


Luận văn tốt nghiệp


Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ,…

Thiếu hiểu biết về pháp luật: những người đánh vợ, đánh con, đánh cháu vì nghĩ
vợ mình, con mình, cháu mình mình đánh đó là chuyện riêng của gia đình không liên
quan tới ai, không ai có quyền can thiệp mà họ không nghĩ rằng hành vi của họ là vi
phạm pháp luật. Bên cạnh đó còn một nguyên nhân đó là do sự thờ ơ, lạnh nhạt của
cộng đồng, xã hội coi vấn đề các chủ thể bị ngược đãi và bị hành hạ là một chuyện
thông thường, chuyện riêng của mỗi gia đình: “Đèn nhà ai nhà nấy rạng”, sự can thiệp,
lên án của cộng đồng, làng xóm, chính quyền địa phương chỉ mang tính chất nhất thời,
mờ nhạt. Do đó, tình trạng này vẫn có điều kiện tồn tại và phát triển.
Như vậy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tội phạm về ngược đãi hoặc hành hạ
ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; thường xuyên
nhất là đối với người già, đối với phụ nữ và có một số ít trẻ em cũng là nạn nhân, song
nguyên nhân sâu xa chính là do yếu tố nhận thức của mỗi con người. Là một biểu hiện
của sự bất bình đẳng giới, là sản phẩm của chế độ gia trưởng. Các yếu tố khác như tệ
nạn xã hội, kinh tế, mâu thuẫn gia đình, ngoại tình,… được xem là nguyên nhân trực
tiếp của nhóm tội này, làm gia tăng nguy cơ phạm tội. Điều đáng tiếc là một bộ phận
không nhỏ phụ nữ và nam giới không cảm nhận được sự bất bình đẳng này cũng như
sự cần thiết phải thay đổi nó để thay đổi tư tưởng cho chính bản thân họ.
1.4.3 Về mặt nguyên nhân quản lý trật tự xã hội
Như chúng ta đã biết gia đình là nơi của sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là
nơi ngập tràn hạnh phúc, là nơi để nuôi dưỡng và giáo dục trẻ thơ, nơi trở về sau mỗi
lần vấp ngã đối với mỗi con người, cũng là nơi những người tuổi đã xế chiều an hưởng
phần đời còn lại bên những người thân yêu. Nhưng trong nhiều trường hợp, do nhiều
nguyên nhân khác nhau đã làm cho nơi đó trở thành nhà tù giam lỏng, hành hạ con
người khiến họ luôn cảm thấy ám ảnh và phải sống trong sợ sệt, lo âu, nguy cơ biến
gia đình thành “địa ngục trần gian”. Phần lớn các hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông
bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình thường diễn ra trong
những gia đình có chồng (vợ), con, cháu nghiện hút, cờ bạc, rượu chè, mại dâm,….
Người chồng nghiện rượu, say rượu, những gia đình này thường có hoàn cảnh kinh tế

khó khăn, học vấn thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật, công việc không ổn định. Tình
trạng này không chỉ phát sinh ở các gia đình học vấn thấp mà còn có ở các gia đình
học vấn cao, không chỉ có ở những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn mà còn nảy
sinh ở những gia đình điều kiện kinh tế và không chỉ ở những đôi vợ chồng mới kết
hôn mà còn có cả những đôi vợ chồng sống cùng nhau hàng chục năm.
Sở dĩ, loại tội phạm này nó tồn tại và phát triển được trong xã hội hiện đại như
ngày nay như vậy là do một phần của thái độ thờ ơ của các cấp các ngành có chức
năng chưa thực sự xem vấn đề của loại tội phạm này là nguy hiểm nên việc xử lý chưa
được kịp thời và nghiêm khắc của pháp luật. Còn nhiều tư tưởng “Đèn nhà ai nấy
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

16

SVTH: Võ Thị Tố Quyên


Luận văn tốt nghiệp

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ,…

rạng” cho nên khi các hành vi có dấu hiệu vi phạm vào loại tội này xảy ra thì ít khi có
sự can thiệp của các cơ quan có thẩm quyền ngay từ bước đầu, chỉ khi xảy ra tình
trạng ngược đãi hoặc hành hạ trầm trọng thì các cơ quan có thẩm quyền mới truy tố.
Những vi phạm này tuy có luật hình sự điều chỉnh nhưng thực tế ít bị xét xử về hình
sự. Thông thường chỉ dừng lại ở mức xử lý về mặt hành chính, vì vậy tác dụng phòng
ngừa chung chưa cao. Các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan bảo vệ pháp luật
chưa kiên quyết đấu tranh nhằm giáo dục và phòng ngừa loại tội phạm này. Có thể nói
các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương do chưa xây dựng được phương án
điều tra thực trạng ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người
có công nuôi dưỡng người phạm tội một cách đồng bộ và sâu rộng nên chưa có các kế

hoạch và giải pháp cụ thể. Hình thức đưa ra để giảm bớt tình trạng này hiện nay chủ
yếu tập trung vào công tác tuyên truyền giáo dục, chưa có phân bố đầy đủ cán bộ
chuyên trách công tác gia đình ở cơ sở, hầu hết các địa phương đang phân công cán bộ
xã hội văn hóa kiêm nhiệm nên việc tổ chức phòng chống loại tội phạm này chưa cao.
Tại các cơ sở địa phương nơi có hành vi này diễn ra, việc thiết lập và vận hành cơ chế
phòng chống chưa hiệu quả. Còn rất nhiều hành vi hành hạ hoặc ngược đãi ông bà, cha
mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng người phạm tội đang diễn ra trong
cộng đồng xã hội chưa bị phát hiện và ngăn chặn kịp thời là do các tổ chức xã hội và
công dân còn tỏ ra thái độ thờ ơ thiếu trách nhiệm trước hành vi vi phạm pháp luật đã
vô tình đã tạo nên môi trường thuận lợi cho loại tội phạm này có nơi để tồn tại nên rất
nhiều hành vi khi đã phát hiện thì hậu quả xảy ra đã rất nghiêm trọng và đã quá muộn.
1.5 Hậu quả của tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu,
người có công nuôi dưỡng mình
Hậu quả của tội phạm là một vấn đề đặc biệt quan trọng. Đây là những thiệt hại
do hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Bất kỳ một
loại tội phạm nào cũng đều để lại hậu quả của nó, các tội phạm về tội ngược đãi hoặc
hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình cũng
không ngoại lệ. Loại tội phạm này đã và đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng,
trước hết là vi phạm nghiêm trọng đến quyền con người, đến danh dự, nhân phẩm và
tính mạng của mỗi cá nhân, làm xói mòn đạo đức, mất tính dân chủ xã hội và ảnh
hưởng đến thế hệ tương lai.
Ông bà, cha mẹ bị cháu, con ngược đãi hoặc hành hạ: ở cái tuổi bước sang xế
chiều đáng ra phải được chăm sóc và phụng dưỡng để báu hiếu nhưng đằng này có
nhiều cụ phải sống trong cảnh nghèo cơ cực, bữa đối bữa no, thiếu thốn tình cảm gia
đình. Dễ gây ra hiện tượng người già lang thang đi bán vé số, đi xin ăn khắp nơi để
kiếm kế sinh nhai đó là đối với những cụ còn có sức khỏe, còn khả năng lao động có
thể tự nuôi bản thân các cụ. Còn những cụ mà không còn khả năng đi lại và không còn
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

17


SVTH: Võ Thị Tố Quyên


×