Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Tóm tắt Vượt Biển và Phân tích đoan thơ Chèo thuyền vượt biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.08 KB, 1 trang )

Tóm tắt
"Vượt biển" là một truyện thơ dân gian Tày, Nùng, dài chừng 1.000 câu thơ. Tiếng Tày, Nùng gọi là
"Khảm hải". Truyện được lưu truyền rộng rãi ở vùng xung quanh hồ ba bể, tỉnh Bắc Cạn. Các thầy cúng
xưa nay vẫn đọc "Vượt biển" trong những buổi lễ cầu hôn, cầu mát nghe rất não nùng, ai oán. Có thể tóm
tắt truyện thơ "Vượt biển" như sau:
Có hai anh em nhà kia mồ côi, lúc nhỏ rất yêu thương nhau. Sau khi người anh lấy vợ, rồi giàu có. Người
anh trở nên nhạt nhẽo và bỏ mặc em sống nghèo đói lam lũ, rách rưới. Chị dâu thương tình vá áo cho đứa
em chồng. Lưng áo rách của em đã in những ngón tay chàm của chị dâu. người anh đi làm về nhìn thấy
vết tay chàm trên lưng áo em, ghen tức.
"Chém đầu em treo ngọn cọ,
Chặt chân em treo ở ngọn vông".
Em chết đau đớn, oan khuất. Linh hồn không nơi lưng tựa, bơ vơ. Rồi bị các quan slay ở âm phủ bắt làm
sa dạ sa đồng - phu chèo thuyền trên biển ma. Mỗi lần vượt biển là phải trải qua một hải trình dài 12 rán
nước, đay thuỷ quái, mặt biển réo sôi. Các sa dạ sa đồng lúc thì cất tiếng than hãi hùng, lúc thì hối hả gọi
nhau chèo gấp. Lúc các slay lên bờ kéo vào chợ Đường Chu (chợ xứ ma của Diêm Vương), sa dạ ngồi
trên bờ biển than khóc, khiếp sợ nghĩ đến cảnh phải vượt biển trở lại tiếp theo...

Phân tích đoạn thơ "hèo thuyền vượt biểnC"
Ở dương gian, người em trải qua nhiều cái khổ: mồ côi, cô đơn, đói rách, bị anh giết chết một cách dã
man và oan uổng. Xuống địa ngục lại trở thành sa dạ sa đồng, phải trèo thuyền vượt qua biển dữ, biển ma.
Hải trình là 12 rán nước, mỗi rán nước là một cửa tử, rùng rợn vô cùng. Phép liệt kê tăng cấp cùng với
tiếng than khóc, tiếng biển sôi, biển réo tạo nên cảnh chết vô cùng hãi hùng! Rán thứ chín "mặt biển nước
sôi gầm réo", rán thứ mười "nước trời băng băng, làm cho con thuyền "cánh dầm tung bốn góc". Rán thứ
mười một "sóng đuổi sóng xô đi", v.v… Thuỷ quái, nhất là con "ngọ lồm" - quỷ biển ma - đón đường cắn
xé sa dạ sa đồng. Phu chèo thuyền kinh hãi, cất tiếng khóc than:
"Biển ơi, đừng giết tôi
Nước hỡi, đừng lôi lấy thuyền".
Họ gọi nhau "chèo mau lên, chèo cố" giữa biển ma mịt mù và cái chết nơi cõi âm bủa vây.
Các slay - quan quân lên bờ, có người "ôm hoa", "ôm hương", có người "cầm nón", "cầm ô", "xách giầy
hoa...giầy đẹp", gánh gồng bao của quý "đi lễ người". Còn các sa dạ sa đồng, hồn ma của người em bất
hạnh ngồi trên bờ biển càng cảm thấy cô đơn, nghĩ đường về nhà kinh hãi:


"Chèo thuyền qua lò than, qua biển
Nhìn đường về, nước cuộn ầm rung".
Hết rán nước này qua rán nước khác, chèo thuyền đi rồi lại chèo thuyền về trên biển ma -kết cấu chuyển
dịch nhằm diễn tả những kiếp người luân hồi đau khổ. "Vượt biển" qua giọng đọc và khấn cầu của thầy
cúng, ai đã một lần được nghe mới súc động trước âm điệu thê thiết não nùng, mới cảm thấy cái khủng
khiếp của bể trầm luân và thương sót với những kiếp người đau khổ, bất hạnh. Truyện thơ "Vượt biển" là
tiếng kêu đau thương từ cõi âm vọng về cõi dương. Đó là nội dung nhân đạo của nó.



×