Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

chất lương lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.88 KB, 17 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Chưa lúc nào vấn đề phát triển con người và nguồn nhân lực trở thành
vấn đề thời sự nóng bỏng ở nước ta như giai đoạn hiện nay. Trong giai đoạn
này, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ theo
chiều sâu, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học..., sự gia
tăng của các công ty xuyên quốc gia đã thúc đẩy tiến trình toàn cầu hoá và hội
nhập kinh tế, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển và mở ra nhiều triển vọng cho
mỗi quốc gia. Nhận thức rõ toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế là tất yếu khách
quan, Việt Nam đã chủ động và tích cực đàm phán xin gia nhập và đã chính
thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới. Hội nhập kinh tế
quốc tế, Việt Nam có được vị thế bình đẳng trên sân chơi chung của khu vực và
thế giới, thị trường được mở rộng đem lại nhiều cơ hội để phát triển đất nước.
Tuy nhiên, với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, quy mô nền
kinh tế nhỏ, quản lý Nhà nước còn nhiều bất cập, số lượng doanh nghiệp ít, sức
cạnh tranh chưa cao... thì Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn
sau hội nhập do cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do đó, để phát triển trong thời kỳ
mới, Việt Nam phải tận dụng những cơ hội, tạo ra thế và thực mới vượt qua
thách thức. Muốn vậy, nhân tố quyết định chớnh là nguồn lao động và việc
nâng cao chất lượng nguồn lao động không chỉ đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hoá, hiện đại hoá mà còn thực hiện chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà
nước nhằm phát huy nội lực, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Như vậy có thể nói rằng , đất nước đang bước vào một thời kỳ phát triển
mới, với những cơ hội và thách thức chưa từng có. Nhưng thực trạng nguồn
nhân lực hiện nay khó cho phép tận dụng tốt nhất những cơ hội đang đến, thậm
chí, có nguy cơ khó vượt qua những thách thức, kéo dài sự tụt hậu... Chớnh vì
vậy,vấn đề bứt thiết hiện nay là phải nắm rõ thực trạng chất lượng nguồn lao
động Việt Nam để có hành động kịp thời,nâng cao chất lượng nguồn lao động
,biến lao động nước ta không những “đúng về lượng” mà còn phải “cao về
chất”.
Nằm trong khuôn khổ giải quyết hai vấn đề cơ bản trên, đề tài “ Chất
lượng nguồn lao động Việt Nam, thực trạng và giải pháp”, xin có cái nhìn


tổng thể về thực trạng chất lượng lao động ở nước ta hiện nay và xin đưa ra một
số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động .
Do thời gian thực hiện đề tài và nguồn tài liệu tham khảo có giới hạn nên
đề tài khó tránh những thiếu xót, mong nhận được sự đóng góp của thầy giáo!

1


PHẦN I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ NGUỒN LAO ĐỘNG,
CHẤT LƯỢNG NGUỒN LAO ĐỘNG.
1. Nguồn lao động:
Số lượng lao động: bao gồm những người trong độ tuổi lao động và trên
độ tuổi lao động có tham gia lao động trong các ngành kinh tế (tức đang có việc
làm) và còn bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động,
có nhu cầu về việc làm nhưng còn đang đi học, làm nội trợ hay thất nghiệp…
Độ tuổi lao động có thể khác nhau ở các quốc gia,nhưng theo bộ luật lao
động Việt Nam năm 2002 thì độ tuổi lao động đối với nam từ 15 tuổi đến 60
tuổi, với nữ từ 15 tuổi đến 55 tuổi.
Số lượng người lao động là yếu tố sẵn có của một quốc gia và chưa được
đánh giá là động lực của sự phát triển. Số lượng nguồn lao động tăng lên là do
dân số tăng.
Về mặt lượng lao động thì ở nước ta khái niệm lực lượng lao động được
hiểu là bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người
thất nghiệp. Đây cũng là khả năng thực tế về cung ứng lao động của quốc gia.
Bộ phận dân số trong độ tuổi lao động phản ánh khả năng lao động của
nền kinh tế. Nhưng không phải tất cả những người trong độ tuổi đều là những
người tham gia lực lượng lao động.
Như vậy, nguồn lao động bao gồm tất cả những người trong độ tuổi lao
động đang tham gia làm việc hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm. Trong xã
hội luôn tồn tại một bộ phận dân cư trong độ tuổi lao động nhưng đang đi học,

làm công việc nội trợ, không tích cực tìm kiếm việc làm….Việc phân biệt
nguồn lao động và nguồn nhân lực liên quan đến việc xác định dõ người thất
nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp.
Để đánh giá tình hình cung lao động của một quốc gia được xem xét qua
thước đo “tỷ lệ tham gia lực lượng lao động”. Tỷ lệ tham gia lưc lượng lao động
là tỷ lệ giữa số người trong độ tuổi thuộc lực lượng lao động so với tổn dân số
trong độ tuổi lao động . Việt Nam là nước có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
tương đối cao ( khoảng 50%). Trong các nước ASEAN (Asia Pacific Economic
Cooperation), tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của Việt Nam đứng thứ hai sau
Thái Lan (Tỷ lệ này của Thái Lan gần 55%)
2. Chất lượng nguồn lao động , các nhân ảnh hưởng đến chất lượng
nguồn lao động:
2.1 Định nghĩa: Chất lượng nguồn lao động thể hiện ở khả năng làm việc
của người lao động thông qua số sản phẩm đạt được trong một đơn vị thời
gian lao động nhất định (tức năng suất lao động ).
2


2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động:
Chất lượng nguồn lao động là khả năng lao động của người lao động.
Chất lượng nguồn lao động chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều yếu tố. Có thể
phân loại ảnh hưởng đến chất lượng lao động theo các điều kiện cấu thành chất
lượng nguồn lao động, hoặc theo quy mô, như quá trình tác động trước độ tuổi
lao động ,trong thời gian của độ tuổi lao động …Cụ thể phân nhóm nhân tố ảnh
hưởng đến một số mặt của chất lượng nguồn lao động như sau:
2.2.1 Nhóm nhân tố liên quan đến thể chất nguồn lao động : như di
truyền, chất lượng cuộc sống, chăm sóc y tế,mức sống vật chất và cơ cấu dinh
dưỡng; các điều kiện về môi trường sống: nhà ở, môi trường công tác, thể dục
thể thao…
2.2.2 Nhóm nhân tố liên quan đến nâng cao trình độ nghề nghiệp như

giáo dục, đào tạo… Nhiều quốc gia đạt được những thành tựu khả quan trong
phát triển kinh tế chủ yếu bằng phát triển giáo dục, đào tạo ưu tiên và trở thành
quốc sách.
2.2.3 Các chính sách cơ chế quản lí kinh tế -xã hội. Nếu vẫn áp dụng
chế độ bao cấp trả lương bình quân mà thiếu chế độ tuyển dụng và đánh giá
đúng đắn trình độ tay nghề, mức đội cống hiến sẽ làm giảm ý thức tự nâng cao
khả năng làm việc của người lao động. Ngược lại, nếu chế độ tuyển dụng, đánh
giá người lao động chính xác và trả lương khoa học sẽ khuyến khích, bắt buộc
người lao động phải cố gắng để nâng cao chất lượng lao động của bản thân.
2.2.4 Nhóm các nhân tố về tập quán ,truyền thông văn hóa . Kinh
nghiệm của nhiều quốc gia, nhất là ở Châu Á cho thấy,các nhân tố này có tác
động rất lớn đến nâng cao chất lượng nguồn lao động.
2.2.5 Nhóm nhân tố về nhu cầu việc làm của xã hội., “đầu ra” của lao
động
Tóm lại, chất lượng nguồn lao động phụ thuộc vào trình độ chuyên môn,
tay nghề, sức khỏe của người lao động. Trình độ chuyên môn tay nghề sức khỏe
của người lao động tốt sẽ tạo ra năng suất lao động cao,thúc đẩy tới tăng trưởng
kinh tế. Điều này phụ thuộc vào các hoạt động giáo dục đào tạo, dịch vụ y tế,
chăm sóc sức khỏe… Do đó, chất lượng nguồn lao động được nâng lên là nhờ
vào quá trình đầu tư tác động vào các hoạt động này. Cho thấy chất lượng
nguồn lao động không phải là yếu tố tự có mà nó biến đổi cùng với quá trình
phát triển kinh tế,chúng được xem vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của quá
trình phát triển kinh tế.

3


PHẦN II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
Khả năng phát triển kinh tế theo chiều rộng đã tới mức trần, nước ta đứng

trước đòi hỏi phải bằng mọi cách chuyển từ lợi thế so sánh dựa trên lao động giá
rẻ và nhờ cậy vào tài nguyên, môi trường tạo ra lợi thế cạnh tranh chủ yếu dựa
trên phát huy nguồn lực con người. Nguồn nhân lực nước ta đứng trước tình
hình: trẻ (tính theo tuổi đời trung bình – một ưu thế lớn), đông (một ưu thế lớn
khác, nước có dân số đứng thứ 13 trên thế giới) đã tạo một lợi thế rất lớn, là
tiềm năng quan trọng để chúng ta xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên
ngày nay để tận dụng được ưu thế và nhằm phát huy nguồn lực con người thì
chúng ta cần phải xem xét lại thực trạng chất lượng nguồn lao động Việt Nam
để từ đó có cái nhìn và biện pháp đúng đằn nâng cao chất lượng nguồn lao động
Việt Nam , biến nguồn lực lao động dồi dào không những đông về lượng mà
còn phải cao về chất. Về thực trạng chất lượng nguồn lao động Việt Nam, có
một số vần đề sau:
1. Về trí lực và trình độ học vấn của người lao động:
Thực trạng về trí lực và trình độ chuyên môn - kỹ thuật của người lao
động Việt Nam đang được nâng cao và cơ cấu theo trình độ đã được cải thiện
một bước.
Năm 2002, tỷ lệ biết chữ của dân số 15 tuổi trở lên khoản 9% và số năm
đi học bình quân khoản 7 năm.
Tính đến thời điểm 1/7/2004,cả nước có khoản 9 triệu người 15 tuổi trở
lên đã qua đào tạo và chiếm gần 22% tổng số người 15 tuổi trở lên hoạt động
kinh tế tường xuyên.
Bảng: Số người 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thưỡng xuyên theo
trình độ đào tạo.
1996

2000

2003

1.000

người

%

1.000
người

%

1.000
người

35.866

100

38.643

100

42.124 100

Không có chuyên môn
31.452
kỹ thuật

87,69

32.650


84,49 33.280 79

Sơ cấp

636

1,77

Công nhân kỹ thuật
810
không bằng

2,26

Tổng số

1.461

3,78

%

2.791

6,62

1.095

2,6


4


Công nhân kỹ thuật có
761
bằng

2,12

1.159

3

1.373

3.26

Trung
nghệp

3,84

1.870

4,48

1.713

4,07


2,31

1.503

3,89

1.870

1,44

học

chuyên

1.378

Cao đẳng,đại học trở
828
lên

Nguồn: Điều tra lao động việc làm các năm 1996, 2000, 2003.
Đó có sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ
đào tạo,thể hiện rõ ở chỗ công nhân kỹ thuật có bằng cấp tăng nhanh cả về số
lượng tuyệt đối(tăng 2,45 lần) và tỷ trọng tăng gấp 2 lần ( từ 2,12% năm 1996
lên 4,58% năm 2003). Số người có trình độ cao đẳng đại học tăng rất nhanh
trong thời kì 1996-2000 và tiếp tục tăng với tốc độ chậm hơn trong thời kì 20022003
Về trình độ học vấn của lao động Việt Nam, kể cả lao động ở khu vực
nông nghiệp nông thôn được chuyên gia quốc tế đánh giá vào loại khá so với
nhiều nước trên thế giới, nếu như năm 2004 mới chỉ có 47% nguồn lao động có
trình độ phổ thông cơ sở và phổ thông trung học, thì đến đầu năm 2006 con số

này là 58%. Đồng thời trình độ học vấn của lao động Việt Nam không ngừng
được cải thiện và nâng cao hơn.
2. Chất lượng lực lượng lao động theo tính chất phứt tạp của nghề :
Tỷ trọng lao động trình độ cao,cần xử lý hàm lượng thông tin lớn (lãnh
đạo và chuyên môn kỹ thuật cao) chỉ chiếm 2,3%,số người ở cấp trun gian
(chuyên môn kỹ thuật bậc trung và nhõn biờn kỹ thuật văn phòng) chiếm
khoảng 4,6%,số lao động chủ yếu làm việc với thao tác đơn giản không cần
nhiều thông tin còn lại chiếm 93% tổng số.
Theo một cách phân loại khác về trình độ lành nghề của lao động đang
làm việc thì tỷ trọng lao động giản đơn ở nước ta vẫn còn khá cao ( 60% tổng số
lao động), trong khi đó lao động làm các nghề thuộc chuyên môn kỹ thuật cao
chỉ có 3,2%, chuyên môn kỹ thuật bậc trung có gần 3% và các nghề thuộc loại
kỹ thuật trung bình khá (nhân viên, thợ thủ cụng, lao động có kỹ thuật trong các
ngành nông-lâm-ngư nghiệp và thợ lắp và vận hành máy là gần 25%)
Như vậy tỷ lệ lao động giản đơn chiếm lên đến 60% cho thấy trình độ
chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực nước ta còn thấp và để đáp ứng nhu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần đẩy nhanh hơn nữa quá trình đào tạo
nguồn nhân lực, cải thiện cơ cầu nghành nghề và nâng cao chất lượng đào tạo.

5


3. Sức cạnh tranh,kỹ năng làm việc:
Tình hình chung nguồn nhân lực của nước ta hiện nay là: Sau 30 năm
công nghiệp hóa, vẫn còn khoảng 70% lao động cả nước trong lĩnh vực nông
nghiệp; tỷ lệ học sinh trên triệu dân, tỷ lệ số trường các loại trên triệu dân, tỷ lệ
số trường đại học trên triệu dân; tỷ lệ tốt nghiệp đại học trên triệu dân, tỷ lệ có
học vị tiến sỹ trên triệu dân của nước ta đều cao hơn tất cả các nước có mức thu
nhập bình quân theo đầu người tương đương như Thái Lan, nhưng chất lượng
đang có nhiều vấn đề.

Điều tra của Bộ giáo dục và đào tạo năm 2006 cho thấy cả nước có tới
63% số sinh viên ra trường không có việc làm, 37% số còn lại có việc làm thì
hầu hết phải đào tạo lại và có nhiều người không làm đúng nghề mình đó học,
trong khi đó nhiều doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp có FDI và nhiều dự
án kinh tế quan trọng khác rất thiếu lực nguồn lực chuyên nghiệp. Khoảng 2/3
số người có học vị tiến sỹ trong cả nước không làm khoa học mà đang làm công
tác quản lý; số bài báo khoa học được công bố hàng năm chỉ bằng khoảng nửa
của Thái Lan và bằng 0,00043% của thế giới, mặc dù số tiến sỹ của ta hàng năm
nhận bằng thường nhiều hơn của Thái Lan, có năm cao gần gấp đôi…
Như đã nói ở trên, mặc dù trình độ học vần được đánh giá vào loại khá
trên thế giới, tuy nhiên người lao động Việt Nam lại bị đánh giá là yếu về sức
cạnh tranh và kỹ năng làm việc.
 Thứ nhất, sức cạnh tranh, khả năng làm việc của nguồn lao động nhìn
chung bị hạn chế do tay nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thấp và kỹ năng
làm việc còn thấp. Hiện có tới 75,21% lao động chưa qua đào tạo nghề. Điều
đáng quan tâm nhất là một tỷ lệ lớn lao động tuy đã qua đào tạo, nhưng chưa
đáp ứng yêu cầu sử dụng. Đa số học sinh tốt nghiệp các trường dạy nghề hoặc
chuyên môn, nghiệp vụ nhưng còn thiếu kỹ năng cơ bản để có thể thực hiện
công việc độc lập, sau khi ra trường vẫn cần bổ túc thêm từ 6 tháng đến 1 năm
mới có thể làm việc với thiết bị, máy móc của doanh nghiệp hiện đang sử dụng.
Thực trạng hiện nay của nguồn lao động là tuy đông nhưng không mạnh về chất
lượng, đã làm cho lao động Việt Nam không còn ưu thế, khi thị trường lao động
cần công nhân có kỹ thuật, tay nghề cao có xu hướng tăng lên để cung cấp cho
các doanh nghiệp, mà chúng ta chưa có.
 Thứ hai, một bộ phận không nhỏ người lao động chưa có tác phong công
nghiệp, mang nặng thói quen và tập quán sản xuất nhỏ, kỷ luật lao động lỏng
lẻo, thiếu trách nhiệm đối với công việc; quan hệ hợp tác yếu và hầu hết không
biết ngoại ngữ. Đặc điểm này đã làm nẩy sinh mâu thuẫn giữa chủ và thợ tại
nhiều doanh nghiệp trong nước và liên doanh, nhất là đối với lao động đi làm
việc ở nước ngoài, ảnh hưởng đến sự tham gia của lao động Việt Nam trong hợp

tác và phân công lao động quốc tế.

6


3. Tình trạng thể lực và tình hình sức khỏe chung người lao động Việt
Nam :
Tình trạng thể lực chung của người Việt Nam đã được cải thiện đáng kể .
Tuy nhiên tầm vóc và thể lực người lao động Việt Nam vẫn còn khá nhiều hạn
chế. Tỷ trọng người lớn Việt Nam có chỉ số cơ thể bình thường (BMI) chiếm
khỏan 48% . Còn lại 52% có những biểu hiện không bình thường trong phát
triển cơ thể như quá gầy hoặc quá béo… Nhìn chung so với yêu cầu thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại húa đất nước tỏng khu vực và nhiều nước trên thế
giới, tình trạng thể lực của người lao động Việt Nam còn kém, đặc biệt là trong
nhóm tuổi 6-20 (là nhóm tuổi phát triển nhanh và vào độ tuổi trưởng thành, sẽ
tác động quyết định đến thể lực nguồn nhân lực của đất nước trong tương lai.
Cụ thể là:
3.1 Chiều cao và trọng lượng thấp:
 Chiều cao thấp hơn so với những người trong cùng nhóm tuổi của các
nước.
Trong khi chiều cao trung bình của Việt Nam 1m50, cân nặng 45kg, thì ở
Phillipin là 1m55, cân nặng 50kg và Nhật Bản là 1m64, cân nặng là 54,6kg.
Chiều cao người Việt Nam nhìn chung còn thấp kém khá xa so với các nước. So
sánh với người Quảng Đông (Trung Quốc), ở tuổi 20, tuổi trưởng thành, chiều
cao của nam kém 2,52cm và nữ kém 2,74cm. Còn nếu so sánh chiều cao của
thanh niên Việt Nam ở tuổi 15 với tiêu chuẩn quốc tế thì mức độ thua kém là rất
lứon 8,34cm đối với nam và 9,13cm đối với nữ.
Việt Nam còn tiếp tục phải nhập khẩu nhiều máy móc, thiết bị của các
nước phát triển, trong khi tầm vóc thấp bé của mình, người lao động Việt Nam
không thể sử dụng hiệu quả và an toàn những máy móc thiết bị nhập khẩu.

Chẳng hạn: theo một điều ra trong ngành dệt-may cho thấy 34% công nhân nữ
thấp hơn tiêu chuẩn của thiết kế của máy móc thiết bị phần lớn được sản xuất ở
Mỹ và cộng hòa liên bang Đức).

7


10 tuổi

15 tuổi

Trọng lượng cơ thể thấp hơn so với những người cùng lứa tuổi ở các
nước
Mặc dù trọng lượng trung bình của người lớn ở Việt Nam đã được cải
thiện xong cũn chậm. Sau 26 năm (thời kỡ 1975-2001),cõn nặng của nam chỉ
tăng được 3,67 kg và nữ được 3,38kg. Việc tăng trọng lượng cần phái thực hiện
tương ứng với tăng chiều cao để đạt được tiêu chuẩn IBM hợp lí.

10 tuổi

15 tuổi

3.2 Sức bền và độ dẻo dai thấp
Sức bền của người lao động Việt Nam bị đánh giá là thấp. Theo tiêu
chuẩn về sức bền của Nhật Bản( có 10 cấp từ 1 đến 10) thì điểm sức bền của
người Việt Nam chỉ đạt từ 1 đến 3 điểm. Theo chỉ báo về công năng tim (một
trong nhưng chỉ chính về sức khỏe sức dẻo dai), người Việt Nam thua kém các
8



người dõn cỏc nước trong khu vực Đông Nam Á. . Theo đánh giá của Viện
Khoa hhọc thể dục-thể thao(Ủy ban thể dục-thể thao),so với thể lực của người
Trung Quốc,Nhật Bản,Thỏi Lan,Xingapore,Inđụnờxia thì thể chất người Việt
Nam kém hơn về chiều cao,cõn nặng sức mạnh,sức bền và chỉ tương đương về
sức nhanh,sự khéo léo mền dẻo.
Như vậy nhìn chung, thể lực và tình hình sức khoẻ nói chung của lao
động Việt Nam yếu so với nhiều nước về cân nặng, chiều cao và sức bền Đều
này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nguồn lao động Việt Nam
Nhìn chung,theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài,chất lượng
nguồn nhân lực Việt Nam còn thấp trong so sánh quốc tế. Tính theo chí số giá
tổng hợp về chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực thì Việt Nam đạt 3,2/10
điểm thuộc vàonhúm yếu kém nhất (trong khi Xingapore dẫn đầu các quốc gia
được khảo sát với 8,4/10 điểm),xếp thứ 11 trong số 12 quục gia châu Á được so
sỏnh,chỉ đứng trờn Inđonờxia và Mailaixia.
Còn theo đỏnh gớa mới của Ngân hàng Thế giới (WB), Chất lượng nguồn
nhân lực của Việt Nam hiện nay mới chỉ đạt 3,79 điểm ( thang điểm 10), xếp
thứ 11 trong số 12 nước châu Á tham gia xếp hạng.1
Trong khi đó, những nền kinh tế có chất lượng lao động dưới 35 điểm
đều có nguy cơ mất sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Như vậy, với thực
trạng chất lượng nguồn lao động như hiện nay thì Việt Nam đang bị giảm về
khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy, trong tiến trình hội
nhập hiện nay,yờu cầu cấp thiết là phải nâng cao chất lượng lao động, nâng cao
sức cạnh tranh quốc tế.
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
NGUỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Chiến lược phát triển giáo dục quốc gia 2001-2010 đã khẳng định “ưu
tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa
học trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành
nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế…”. Thế
nhưng, đến nay chất lượng lao động của nước ta vẫn còn thấp, cơ cấu lao động

tiếp tục bất hợp lý ngay từ khi đào tạo, khiến thị trường lao động phải tiếp nhận
một nguồn nhân lực không đạt yêu cầu. Đây là thực tế đòi hỏi có giải pháp hữu
hiệu để giải quyết. Nước ta có nguồn lao động dồi dào, chiếm trên 54% dân số
cả nước, với 46,6 triệu lao động.2 Tuy nhiên, có đến gần 80% người lao động
trong độ tuổi từ 20 - 24 khi tham gia thị trường lao động chưa được đào tạo
nghề, hoặc được đào tạo thỡ cũn hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp. Các yếu tố
như thể lực, trí lực, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật của người lao động
1
2

Theo Tạp chí Quản lí kinh tế, số 17 ngày 11/12/2007
Theo website Mofa.gov.vn

9


cũng còn nhiều vấn đề đáng bàn… Thực tế này làm giảm khả năng cạnh tranh
của các doanh nghiệp, nhất là những ngành có hàm lượng công nghệ cao, như
cơ khí, điện tử…. Vậy làm thế nào để có thể khắc phục tình trạng lao động
“thừa nhưng thiếu” ở nước ta? Làm thế nào để nâng cao chất lượng nguồn lao
động Việt Nam ?
Để có câu trả lời đúng đắng, và hữu hiờu cho những câu hỏi trên trên
trước tiên chúng ta cần phải quán triệt những quan điểm cơ bản sau về phát triển
nguồn nhân lực:
1. Những quan điểm cơ bản về phát triển nguồn nhân lực,cải thiện chất
lựợng lao đông.
Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá và trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu đặt ra đối
với nguồn lao động nước ta, là:


Có trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, tay nghề cao và thông thạo
lý thuyết, kỹ năng thực hiện công việc theo nhiều cấp trình độ khác nhau; để
vừa đáp ứng cho đại bộ phận người lao động có nghề, tìm được việc làm, có thu
nhập, ổn định cuộc sống, vừa đáp ứng yêu cầu về trình độ cho lao động làm việc
trong các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới, hiện đại.

Tăng sức cạnh tranh trên thị trường lao động trong nước và quốc
tế trong bối cảnh hội nhập, thị trường lao động nước ta sẽ là một phần của thị
trường lao động thế giới. Trong cùng một môi trường cạnh tranh chung, không
phân biệt đối xử, thì trước đòi hỏi tay nghề cao của công việc, lao động Việt
Nam cũng phải có tay nghề, kỹ năng làm việc cao mới cạnh tranh được với lao
động các nước để tìm được việc làm. Ngoài ra, khả năng về ngoại ngữ là yêu
cầu không thể thiếu của lao động Việt Nam khi tham gia thị trường lao động
quốc tế.

Có tác phong công nghiệp và trách nhiệm đối với công việc. Linh
hoạt, năng động, sáng tạo và có khả năng giải quyết các vướng mắc trong công
việc. Đồng thời, người lao động có tinh thần hợp tác, có văn hoá ứng xử tốt
trong quá trình làm việc.
Phát triển nguồn nhân lực về thực chất là ngày càng phải làm tốt hơn việc
giải phóng con người. Đòi hỏi này đặt ra hai yêu cầu cùng một lúc: Phải tập
trung trí tuệ và nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực, mặt khác phải đồng
thời thường xuyên cải thiện và đổi mới môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội, gìn giữ môi trường tự nhiờn của quốc gia.
Vấn đề lớn nhất đặt ra cho nước ta không phải là không có năng lực, mà
là ý chí phấn đấu với tất cả trí tuệ và nguồn lực có trong tay – điều này bao gồm
cả ý chí xây dựng một thế chế chính trị và đời sống kinh tế - xã hội – văn hóa
10



hướng vào phát huy những giá trị chân chính của con người, trước hết là tự do
và nghị lực sáng tạo của nó; kế thừa những thành tựu của văn minh nhân loại.
Ngày nay không thể quan niệm đơn thuần nguồn nhân lực là lực lượng
lao động với nghĩa đơn giản là những người làm công ăn lương, những người
nông dân ít có điều kiện học hành... Cuộc sống ngày nay đòi hỏi phải nhìn nhận
nguồn nhân lực bao gồm tất cả mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội và nghề
nghiệp khác nhau, mọi địa vị xã hội từ thấp nhất đến cao nhất - kể từ người làm
nghề lao động đơn giản nhất, nông dân, công nhân, người làm công việc chuyên
môn, người làm khoa học, người làm nhiệm vụ quản lý, nhà kinh doanh, người
chủ doanh nghiệp, giới nghệ sỹ, người hoạch định chính sách, quản lý đất
nước... Tất cả đều nằm trong tổng thể của cộng đồng xã hội, từng người đều
phải được đào tạo, phát triển và có điều kiện để tự phát triển, phải làm mọi việc
để từng người đứng đúng chỗ của mình và chịu sự sàng lọc của cuộc sống.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong bộ máy công quyền cũng phải
đặt thành một ưu tiên. Nâng cao “quan trớ”, nâng cao năng lực kỹ trị, nâng cao
ý thức công bộc của đội ngũ cán bộ viên chức ăn lương nhà nước. Người ta hay
nói nhiều đến ý thức thấp kém của người nông dân, người công nhân… Song
hiện tượng đáng lo lắng hơn lại là cuộc sống có không biết bao nhiêu ví dụ về
tác trách, về vận dụng hay thi hành sai luật pháp và những chính sách đúng đắn.
Nhìn nhận như vậy, quốc sách về phát triển nguồn nhân lực, về phát huy
và sử dụng con người và người tài đòi hỏi phải gắn liền với việc đảy mạnh đổi
mới trên nhiều phương diện – về lâu dài là đổi mới toàn diện cả thể chế và xã
hội.
Với những điều trình bày trên, phát triển nguồn nhân lực ngày nay không
thể chỉ đơn thuần một chiều hiểu theo nghĩa phát triển lực lượng lao động như
lâu nay thường làm: mở thờm cỏc trường, các cơ sở đào tạo nghề, cải tiến nội
dung dạy, đổi mới chính sách lao động tiền lương, cải tiến công tác công đoàn,
phổ biến kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân…
Đặt vấn đề với cách nhìn toàn diện, có nghĩa phải đồng thời và từng bước
làm rất nhiều việc khác – ví dụ những việc đã liệt kê ra được như cải cách hành

chính, xóa bỏ chủ quản, xóa bỏ bao cấp.., giảm biên chế, bổ túc và đào tạo lại
đội ngũ cán bộ viên chức các cấp, mở rộng và nâng cao đội ngũ cán bộ kỹ trị,
cán bộ quản lý, người làm chính sách, đổi mới chính sách phát huy con người
và dùng người…; còn biết bao nhiêu việc chưa liệt kê ra được như trong phát
huy dân chủ, trong đổi mới thể chế quốc gia, trong hội nhập sân chơi toàn cầu...
Phát triển nguồn nhân lực hiển nhiên đòi hỏi phải đồng thời đổi mới triệt
để toàn xã hội hướng thiện - theo những giá trị chân chính – ví dụ, để có một
11


môi trường xã hội trọng công bằng, kỷ cương, đạo đức; pháp luật được coi làm
chuẩn mực; xã hội trở thành xã hội học tập.
2.
Việt Nam

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động

2.1 Cải thiện, phát triển giống nòi, nâng cao thể lực, tầm vóc và thể
trạng đảm bảo sự phát triển cân đối ,hài hòa giữa thể lực và trí lực con
người Việt Nam
Mục tiêu cơ bản của nội dung này là nâng cao một cách liên tục ,bền
vững tầm vóc của con người Việt Nam ,thể hiện bằng việc tăng chiều cao trong
thời kì trung hạn lên ngang bằng với các nước trong khu vực Đông Nam Á (cụ
thể là người Trung Quốc) và trong dài hạn lên ngang bằng với chuẩn quốc tế
của tổ chức Y tế thế giới. Đồng thời với việc nâng cao tầm vóc là không ngừng
cải thiện thể trạng để đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa chiều cao đứng và
trọng lượng cơ thể,tăng vướng trạng thái sức khỏe chung. Đặc biệt là sự phát
triển hài hòa về tố chất thể lực cần thiết (sức bền,sức mạnh,sức nhanh, độ mền
dẻo…) cho lao động, học tập sáng tạo và các hoạt động bình thường khác của
mỗi người.

2.2 Phát triển, nâng cao trí lực, trình độ chuyên môn-kỹ thuật, năng
lực và kỹ năng làm việc và sáng tạo của người lao động:
Tiếp tục phát triển và nâng cao trí lực và năng lực hoạt động thể hiện
bằng trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tầm hiểu biết, phổ biến
kiến thức, kỹ năng quản lý, tính năng động, năng lực thích nghi và sáng tạo của
nguồn nhân lực. Cùng với việc phổ cập những kiến thức chung bằng cách thực
hiện phổ cập trung học cơ sở trên phạm vi cả nước vào năm 2010, cần tạo ra
bước chuyển cơ bản trong chất lượng của trình độ học vấn, sao cho những kiến
thức phổ thông được trang bị cho người Việt Nam ngang bằng và hòa nhập với
dòng tri thức chung của thế giới. Để thực hiện những nhiệm vụ trên cần phải
nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam đưa những kiến thức thực tiễn vào
chương trình học. Cần quy hoạch hệ thống các trường đại học, cao đẳng và quy
hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề. Tập trung đầu tư đến năm 2010 nước ta có
trường đại học trong đanh sách 100 trường tốt nhất châu Á và đến năm 2020 có
trong 20 trường tốt nhất châu Á. Đồng thời đổimới nội dung giáo dục và đầo tạo
theo hướng đạt chuẩn quốc tế.
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo ở khu vực đại học, cũng cần
có quy hoạch chi tiết và phát triển mạng lưới các trường dạy nghề, đảm bảo
đồng bộ về quy mô, cơ cấu ngành nghề và cấp độ đào tạo với quy hoạch phát
triển các ngành, lĩnh vực, sản phẩm, doanh nghiệp…ông Nguyễn Tiến Dũng Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề cho rằng: “ Để thực hiện chỉ tiêu Chính
phủ đặt ra là nâng tổng số lao động qua đào tạo đến năm 2010 là 50%, trong đó
dạy nghề là 30% thì phải các giải pháp hết sức căn bản. Đặc biệt quan tâm đến
12


chất lượng, kiên quyết chuyển đào tạo từ hướng cung sang hướng cầu; đẩy
mạnh dạy nghề thường xuyên, thực hiện triển khai dạy nghề thường xuyên và
tăng cường công tác quản lý nhà nước với đào tạo nghề tại doanh nghiệp và tại
nơi làm việc.” Hiện nay, thị trường lao động của nước ta phát triển tập trung chủ
yếu ở các tỉnh, hành phố lớn, nơi có các khu công nghiệp, khu chế xuất và ở 3

vùng kinh tế trọng điểm. Ở nhiều địa phương khác, thị trường lao động còn ở
mức sơ khai; quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành của các địa phương chưa có
sự gắn kết với kế hoạch sử dụng lao động. Đặc biệt, quy hoạch các khu công
nghiệp, khu đô thị của nhiều địa phương chưa gắn với việc tạo việc làm ổn định
cho người lao động. Bài toán chất lượng nguồn nhân lực, hay nói cách khác,
nghịch lý “cung - thừa” “cầu - thiếu” vẫn còn là bài toán khó.
Như vậy, để nguồn nhân lực đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế,
tránh tình trạng thiếu nhân lực có chất lượng, nhà trường và doanh nghiệp cần
có sự “bắt tay chặt chẽ” ngay từ khâu đào tạo nhân lực. Khi đó, nhà trường sẽ
có kế hoạch đào tạo đúng với nhu cầu của thị trường. Còn doanh nghiệp chủ
động hơn về nguồn nhân lực cho phát triển sản xuất, từ đó nâng cao khả năng
cạnh tranh. Về phía chính phủ,để nâng cao tay nghề cho người lao động cần:
 Chuyển đổi mạng lưới cơ sở dạy nghề theo luật giáo dục và luật
dạy nghề. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chi tiết mạng lưới cơ sở dạy nghề đến
ngành, vùng, tỉnh và thành phố theo quy hoạch tổng thể mạng lưới trường Cao
Đẳng nghề, trung cấp nghề, Trung tâm dạy nghề.
 Mở rộng quy mô và đa dạng hóa các loại hình đào tạo, làm cho
mỗi người đều được học nghề để có cơ hội tìm việc làm trong cơ chế thị trường.
Phát triển loại hình dạy nghề theo hướng hiện đại và cho các loại đối tượng học
là bộ đội xuất ngũ , dân tộc thiểu số, vùng sâu, vựng xa. Phát triển trường cao
đẳng, trung cấp nghề và trung tâm nghề theo hướng xã hội hoá, chủ yếu là ngoài
công lập. Đảm bảo để từ năm 2007, mỗi năm tuyển mới dạy nghề cho khoảng
1400 ngàn người, trong đó: cao đẳng, trung cấp nghề cho khoảng 300 ngàn
người, sơ học nghề cho 1100 ngàn người.
 Chuyển đổi hệ thống dạy nghề theo nhu cầu thị trường lao động
trong và ngoài nước. Xây dựng cơ chế gắn kết cơ sở dạy nghề với doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề.
 Đổi mới chương trình và nội dung dạy nghề phù hợp với từng đối
tượng. Ban hành quy chế chuẩn trường, chuẩn giáo viên, chuẩn chương trình,
giáo trình dạy nghề, danh mục nghề đào tạo và tiêu chuẩn kỹ năng nghề. Hướng

dẫn chương trình dạng nghề theo 3 cấp trình độ quy định trong luật dạy nghề.
 Đào tạo, bồi dưỡng để đội ngũ giáo viên đủ về số lượng theo luật
dạy nghề. Chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc gia; phải thông thạo lý thuyết, tay
nghề cao, khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại, phương pháp đào tạo tiên tiến
và có trình độ ngoại ngữ.
13


Mặt khác, trong thời đại hiện nay,việc trang bị những kiến thức phổ thông
và kỹ năng nghề nghiệp là chưa đủ, cần phải lập cho mỗi người lao động nói
riêng, người Việt Nam nói chung có tư duy mới, tinh thần quyết tâm vượt đói
nghèo, lạc hậu và tính năng động, sáng tạo, dỏm mạo hiểm, sẵn sàng thích ứng
và thích nghi cao trong một thế giới đầy biến động và cạnh tranh ngày càng
khốc liệt.
2.3Giáo dục bồi dưỡng những giá trị đạo đức, tăng cường tính tổ chức,
kỷ luật, tinh thần hợp tác, lương tâm nghề nghiệp, tính cộng đồng, lòng tin
và trách nhiệm công dân
Trong điều kiện cụ thể của nước ta hiện nay với đặc điểm là một nước
nông nghiệp với nông dân chiếm đa số,thì đây là nội dung không thể thiếu của
phát triển nguồn nhân lực đất nước. Những thói quen và phong cách làm việc,
sinh sống của người nông dân tiểu nông, sản xuất nhỏ tự cấp tự túc không còn
phù hợp với đặc điểm và yêu cầu làm việc trong xã hội công nghiệp và đòi hỏi
khắc khe của thị trường lao động . Có thể nói,việc bồi dưỡng, giáo dục tác
phong làm việc công nghiệp, tăng cường tính tổ chức kỷ luật, tinh thần hợp tác,
lương nghề nghiệp,tính cộng đồng, lòng tin và trách nhiệm công dân cao là một
công việc khó khăn, không thể hoàn thành trong một sớm một chiều, song nhất
thiết phải thực hiện bằng được và cần thực hiện một cách thường xuyên, liên
tục bền bỉ, sâu rộng và bằng nhiều hình thức khác nhau ở mọi nơi, mọi lúc sao
cho những đức tính đó nhấm dần một cách tự nhiên vào tâm khảm và trở thành
thói quen tự giác của người lao động Việt Nam .

Về phía các doanh nghiệp phải tạo điều kiện về môi trường và điều kiện
làm việc cho công nhân, chấp hành nghiêm pháp luật lao động, mặt khác phải
có phương pháp quản lý tiên tiến, khoa học, trình độ công nghệ hiện đại, những
yếu tố cần thiết để xây dựng tác phong lao động cho công nhân. Tổ chức công
đoàn có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục nâng cao trình độ học vấn, tay nghề;
bồi dưỡng nhận thức chính trị; rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật cho công nhân.
Đồng thời theo dõi, sâu sát uốn nắn những biểu hiện lệch lạc xuất hiện trong
quá trình công nhân lao động sản xuất. Về phía người lao động , họ phải biết tự
nâng cao trình độ mọi mặt, rèn luyện sức khỏe, năng lực lao động đáp ứng yêu
cầu của công việc. Không nên suy nghĩ mình là người làm công ăn lương, làm
việc kiểu "trả nợ quỷ thần" mà phải có trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra,
làm việc thật năng suất, trách nhiệm, đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh lao động.
Tóm lại, thay vì tự hào nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ chúng ta hãy lấy
làm xấu hổ và quyết tâm nâng cao chất lượng lao động. Chỉ có nâng cao chất
lượng nguồn lao động ta mới có thể tăng sức cạnh tranh của Việt Nam trên thị
trường lao động quốc tế.

14


TỔNG KẾT
Nguồn lao động dồi dào chiếm trên 54% dân số cả nước với gần 47 triệu
lao động thực sự là lợi thế rất lớn, là tiềm năng quan trọng để có thể nâng cao
sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Tuy nhiên về thực trạng chất lượng
nguồn lao động Việt Nam hiện nay thỡ cũn nhiều vấn đề đáng nói. Tuy trình độ
học vấn khá, nhưng chất lượng nguồn lao động Việt Nam lại thấp so với nhiều
nước khu vực và thế giới, thể hiện ở nhiều mặt.
Thứ nhất, sức cạnh tranh, khả năng làm việc của nguồn lao động nhìn
chung bị hạn chế do tay nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thấp và kỹ năng
làm việc còn thấp.

Thứ hai, một bộ phận không nhỏ người lao động chưa có tác phong công
nghiệp, mang nặng thói quen và tập quán sản xuất nhỏ, kỷ luật lao động lỏng
lẻo, thiếu trách nhiệm đối với công việc; quan hệ hợp tác yếu và hầu hết không
biết ngoại ngữ. Đặc điểm này đã làm nẩy sinh mâu thuẫn giữa chủ và thợ tại
nhiều doanh nghiệp trong nước và liên doanh, nhất là đối với lao động đi làm
việc ở nước ngoài, ảnh hưởng đến sự tham gia của lao động Việt Nam trong hợp
tác và phân công lao động quốc tế.
Thứ ba, thể lực và tình hình sức khoẻ nói chung của lao động Việt Nam
yếu so với nhiều nước về cân nặng, chiều cao và sức bền.
Như vậy, thực trạng hiện nay của nguồn lao động nước ta là tuy đông
nhưng không mạnh về chất lượng, đã làm cho lao động Việt Nam không còn ưu
thế, khi thị trường lao động cần công nhân có kỹ thuật, tay nghề cao có xu
hướng tăng lên để cung cấp cho các doanh nghiệp, mà chúng ta chưa có. Đõy
chính là thách thức lớn khi nước ta đứng trước xu thế hội nhập sâu rộng vào nền
kinh tế khu vực và thế giới.
Do đó, để giải quyết triệt để vấn đề nâng cao chất lượng nguồn lao động ,
chúng ta cần quan tâm đúng mức đến việc phát triển con người. Một mặt cần
phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo,đưa kiến thức thực tiễn vào
trường học nhằm có thể đào tạo tốt nguồn lao động kỹ thuật cao cũng như lao
động giản đơn, nâng cao tay nghề và trình độ cho người lao động . Mặt khác
cần chú ý giáo dục ý thức, tác phong công nghiệp, những phẩm chất cần có của
người lao động trong thời kì mới. Bên cạnh đó, một biện pháp không thể không
nhắc đến là cần cần không ngừng cải thiện nòi giống, nâng cao thể lực, tầm vóc
và thể trạng đảm bảo sự phát triển cân đối,hài hòa giữa thể lực và trí lực con
người Việt Nam.
Có làm được những việc trên, chúng ta mới có thể tận dụng những cơ
hội, phát huy lợi thế quốc gia để vượt qua thách thức, biến nguồn nhân lực dồi
nào này thực sự trở thành sức bậc cho nước ta trong thời kì mới.
Hãy nhớ, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định tới sự
phát triển của mọi nền kinh tế. Và hội nhập kinh tế thế giới càng sâu vấn đề phát

15


triển nguồn nhân lực càng bức thiết. Việt Nam đã hội nhập càng ngày càng sâu
vào kinh tế quốc tế, ngày càng có nhiều thời cơ và thử thách mới. Đã đến lúc
chúng ta cần có cái nhìn đúng mức chất lượng nguồn lao động Việt Nam hiện
nay và cần có hành động thiết thực, kịp thời để cải thiện chất lượng nguồn lao
động .

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bàn về phát triển kinh tế (nghiên cứu con đường dẫn tới giàu sang),
PGS.TS Ngô Đoàn Vịnh,NXB Chính trị quốc gia,1/2005
2. Giáo trình kinh tế học phát triển,PGS.TS Trần Văn Chử(chủ biên)
NXB Chính trị quốc gia,1/2002
3. Tạp chí Quản lí kinh tế, Phát triển con người và nâng cao chất lượng
nguồn lao động , Nguyễn Mại, số 17,tháng 12/2007
4. Website: Mofa.gov.vn
5. Website: ciem.org.vn

17



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×