Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Nhân giống vô tính dừa sáp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 48 trang )

1

I.

MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI

Hình ảnh cây dừa đã đi vào đời sống con người Việt Nam từ xa xưa, rất dân dã, mộc mạc. Đó
là hình ảnh những buổi trưa hè mắc võng dưới tán lá mát rượi, nghe tiếng lá dừa xào xạc như lời
ru ngọt ngào của mẹ thuở còn thơ, các trò chơi kéo tàu dừa, lấy lá dừa làm kèn, làm thành những
con châu chấu, cào cào rất dễ thương. Lớn lên vườn dừa trở thành chốn hẹn hò của các đôi nam
thanh nữ tú. Hay những buổi trưa ba mẹ đi làm đồng về, uống từng ngụm nước dừa ngọt lịm mát
tận đáy lòng.
Trong nền văn hóa, trong tiềm thức con người Việt Nam, cây dừa đã trở nên quen thuộc và
có giá trị bền vững thể hiện qua cuộc sống hằng ngày. Vùng Tây Nam Bộ và duyên hải miền
Trung nước ta những vùng có truyền thống trồng dừa, sản phẩm từ dừa được sử dụng nhiều trong
chế biến thực phẩm, mỹ phẩm, trong công nghiệp, rất gần gũi trong bữa ăn hằng ngày và nước
dừa là loại nước giải khát bổ dưỡng và ngon miệng.
Bên cạnh những giống dừa truyền thống, nước ta còn có một số giống dừa nhập ngoại với
phẩm chất tốt và giá trị kinh tế cao như 2 giống dừa dứa và dừa sáp, được trồng nhiều ở Tây
Nam Bộ, chủ yếu tập trung ở hai tỉnh Trà Vinh và Bến Tre. Trong đó, dừa sáp là loại dừa có cơm
dày, ít nước, dẻo quánh, thơm ngon rất được ưa chuộng, cho giá trị kinh tế cao nhưng lại cho sản
lượng ít do trong số quả dừa sáp tạo thành trong một buồng ít, mặt khác dừa sáp rất khó nảy
mầm ngoài tự nhiên do nhiều lý do.
Trước tình hình đó, Ở Việt Nam cũng như một số nước trồng nhiều dừa khác như Philippin,
Thái Lan,… đã có nhiều nghiên cứu để nhân giống và lai tạo các giống dừa và đã có nhiều thành
công.
Trong phạm vi bài tiểu luận này, nhóm em xin trình bày về đặc điểm của dừa sáp, những
công trình nghiên cứu về dừa, và phương pháp nuôi phôi dừa trong điều kiện in vitro. Bài làm
còn rất nhiều thiếu sót , mong thầy đóng góp ý kiến để bài tiểu luận hoàn chỉnh hơn. Nhóm em
xin chân thành cảm ơn!


II.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Tài liệu gồm tổng cộng 54 trang, 7 phần. Phần đầu đưa ra mục đích đề tài của bài tiểu luận về
mức độ cần thiết của phương pháp nhân giống đối với cây dừa sáp vì nó mang lại giá trị cao
nhưng sản lượng lại ít. Phần sau giới thiệu về cây dừa sáp còn gọi là dừa đặc ruột, dừa kem, vì
cơm dày, mềm, dẻo như sáp. Bọng dừa thường ít hoặc không có nước. Cơm do nước dừa từ từ
đặc lại rồi phình ra tạo thành một khối xôm xốp, vị béo và ngọt. Dừa sáp là đặc sản của quê
hương Trà Vinh, nổi tiếng nhất là tại huyện Cầu Kè. Sở dĩ dừa sáp quý hiếm là vì rất kén đất và
khó trồng. Cùng là loại dừa sáp nhưng có trái cho sáp, có quả không. Hơn nữa, cùng một buồng
(quầy dừa) nhưng không phải trái nào cũng có sáp mà tỷ lệ cho sáp chỉ chiếm khoảng 20-40%.
Phần sau giới thiệu về các phương pháp nhân giống cho dừa sáp,cách thụ phấn cho dừa sáp cũng
như kĩ thuật trồng dừa. Phần cuối nói về các loại bệnh trên cây dừa và giá trị mà nó mang lại.
1


2

III. PHÂN BỐ ĐỊA LÝ
Ở Việt Nam, dừa sáp được tìm thấy chủ yếu ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, với diện tích
gần 200 ha, trong đó có khoảng 50 ha dừa đang cho trái.

IV. GIỚI THIỆU – PHÂN LOẠI
IV.1. Phân loại:
Kingdom: Plantae
Division: Magnoliophyta
Class: Liliopsida
Order: Arecales
Family: Arecaceae

Subfamily: Arecoideae
Tribe: Cocoeae
Genus: Coconuts
Species: Coconuts Makapuno
IV.2. Giới thiệu:
Dừa Sáp theo tiếng Tagalog của Philippines là “Makapuno”. “Maka” có nghĩa là “hầu
như” và “puno” có nghĩa là “đầy”, do đó “Makapuno” có nghĩa là “hầu như đầy”, chỉ hiện
tượng có rất ít nước hoặc hầu như không có nước của giống dừa này. Giống dừa đặc ruột này
được phát hiện lần đầu tiên ở tỉnh Laguna và Tayabas (Quezon - Philippines ngày nay) và cũng
được đề cập trên tạp chí khoa học lần đầu tiên vào năm 1914. Đến năm 1937 những nghiên cứu
về dừa sáp đã cho kết quả ban đầu về di truyền tính trạng cơm dừa đặc ruột của dừa Sáp. Người
ta quan tâm đến giống dừa đặc ruột chủ yếu là vì tầm quan trọng kinh tế của nó và vì nó có 3 đặc
điểm thu hút các nhà nghiên cứu dừa đó là:
(1) Cơm dừa mềm, sốp, nước dừa sền sệt như keo.
(2) Cây dừa mang quả dừa đặc ruột có ngoại hình như cây dừa bình thường.
(3) Trái dừa đặc ruột không có khả năng nảy mầm và đặc điểm đặc ruột của cơm dừa sáp
được kiểm soát bởi một gen đơn lặn.
IV.2.1. Một số đặc điểm cơ bản về hình thái học của dừa Sáp:
2


3

Cây dừa sáp có trái đặc ruột trông giống với cây dừa bình thường về tất cả các phần, từ lá,
thân, hình dáng, màu sắc và kích thước trái.


Rễ:

Dừa có rễ bất định sinh ra liên tục ở phần đáy gốc

thân, không có rễ cọc. Lúc mới mọc có màu trắng sau
chuyển sang màu đỏ nâu. Rễ không có rễ lông hút mà
chỉ có những rễ nhỏ là rễ dinh dưỡng. Những rễ nầy
hình thành trên rễ chính và có hoạt động như rễ hô
hấp, giúp cho cây trao đổi khí. Trong điều kiện ngập
nước liên tục sẽ ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của
bộ rễ, làm cho cây dừa giảm sức tăng trưởng do cây
dừa là cây chịu nước nhưng không chịu ngập. Rễ già
sẽ chết và rễ mới phát triển liên tục.
Tuần đầu tiên sau khi nảy mầm, cây dừa con sẽ mọc ra một rễ cấp 1 có chiều dài trung bình
5cm, mười ngày sau sẽ mọc ra rễ thứ hai, sau sáu tuần sẽ có trung bình 3 rễ cấp 1, với chiều dài
rễ dài nhất khoảng 20cm.
Khi cây dừa 5 năm tuổi sẽ có khoảng 548 rễ cấp 1 và đạt số lượng 5.200 rễ cấp 1 khi cây 13
năm tuổi. Số lượng rễ cấp 1 ở cây dừa trưởng thành biến động từ 2.000 đến 16.500 rễ. Hệ thống
rễ dừa phần lớn tập trung ở xung quanh gốc trong vòng bán kính 1,5-2m. Rễ có thể ăn sâu đến
4m, trong đó 50% rễ tập trung ở 50cm lớp đất mặt.


Thân:

3


4

Thân dừa mọc thẳng, không phân nhánh, chiều cao trung
bình từ 15-20m. Trong giai đoạn đầu sau khi trồng thân dừa
ngắn, phát triển chậm, cho đến khi chiều ngang phát triển đầy
đủ thì thân mới bắt đầu cao lên. Giai đoạn này kéo dài khoảng 4
năm tùy theo giống. Do đặc điểm này mà thân dừa cao chỉ phát

triển mạnh sau 4-5 năm. Gốc dừa là một trong những đặc điểm
để phân biệt nhóm giống dừa cao và dừa lùn. Ở nhóm giống
dừa lùn thường có gốc nhỏ, ngược lại ở nhóm giống dừa cao và
dừa lai giữa giống lùn và giống cao thường có gốc phình to đến
rất to. Số sẹo lá trên thân trên 1m chiều cao thân là một trong
những đặc điểm để đánh giá điều kiện sinh trưởng và phát triển
của cây, dựa trên đặc điểm này làm tiêu chuẩn để chọn giống
theo phương pháp truyền thống. Do cấu tạo của thân không có
tầng sinh mô thứ cấp nên những tổn thương trên thân dừa không
thể phục hồi được và đường kính thân cũng không phát triển
theo thời gian nên quan sát một đoạn thân ta có thể đánh giá tình hình sinh trưởng của cây trong
thời gian đó. Đồng thời thân phát triển từ đỉnh sinh trưởng (củ hủ) nên khi bị đuông tấn công cây
sẽ bị chết.
Tóm lại, thân dừa là đặc điểm dùng để đánh giá sự sinh trưởng của cây. Thân dừa to, không
bị tổn thương, sẹo to, khít là cây dừa sinh trưởng mạnh, cho năng suất cao.


Lá:

Một cây dừa có khoảng 30-35 tàu lá. Mỗi tàu lá dài
5-6m vào thời kỳ trưởng thành. Ở cây trưởng thành, 1
tàu lá dừa gồm 2 phần. Phần cuống lá không mang lá
chét, lồi ở mặt dưới, phẳng hay hơi lõm ở mặt trên,
đáy phồng to, bám chặt vào thân và khi rụng sẽ để lại
một vết sẹo trên thân. Phần mang lá chét mang trung
bình 90-120 lá chét mỗi bên, không đối xứng hẳn qua
sống lá mà một bên này sẽ có nhiều hơn bên kia
khoảng 5-10 lá chét.
Đỉnh sinh trưởng sản xuất lá liên tục, cứ một lá xuất hiện trên tán thì có thêm một chồi lá
xuất hiện và một lá già rụng đi. Một cây dừa tốt, mỗi năm ra ít nhất 14-16 lá (24-26 ngày/lá) đối

với nhóm dừa cao và 16-18 lá (20-22 ngày/lá) đối với nhóm dừa lùn. Mùa khô dừa ra lá nhanh
hơn so với mùa mưa. Một tàu lá dừa luôn luôn có đời sống 5 năm, từ khi tượng đến khi xuất hiện
2,5 năm và từ khi xuất hiện đến khi khô, rụng là 2,5 năm. Nếu điều kiện tự nhiên bất lợi lá sẽ ra
chậm hơn, số lá ít đi chứ không rút ngắn đời sống của lá. Điều kiện dinh dưỡng và nước đầy đủ
cây ra nhiều lá sẽ làm cho số lá trên tán cây nhiều hơn (35-40 tàu). Nếu gặp điều kiện bất lợi thời
gian ra lá kéo dài, số lá trên tán cây sẽ ít. Ở vùng khô hạn, trên tán lá có một số lá khô nhưng
không rụng, đó là điều kiện rất đặc trưng chứng tỏ cây bị thiếu nước.
4


5

Tóm lại, quan sát tán lá của cây dừa ta có thể đánh giá được khả năng sinh trưởng và cho
năng suất của cây. Đây là một trong những chỉ tiêu dùng để tuyển chọn cây làm giống. Tán lá
phân phối đều chứng tỏ cây mạnh và có khả năng cho nhiều trái.


Hoa:

Thời gian từ khi tượng đến khi nở trung bình từ 30-40
tháng. Thông thường mỗi nách lá mang một phát hoa, do đó
có bao nhiêu lá mới là có khả năng có bấy nhiêu phát hoa
được sinh ra mỗi năm. Tuy nhiên, giai đoạn 15-16 tháng
trước khi hoa nở (giai đoạn phân hóa nhánh gié) phát hoa
dừa có thể bị thui do cây dừa bị thiếu dinh dưỡng, khô hạn
hay ngập úng. Đây là một trong những nguyên nhân góp
phần gây ra hiện tượng “mùa treo” ở dừa.
Hoa dừa thuộc loại đơn tính, đồng chu nghĩa là hoa đực
và hoa cái riêng rẻ nhưng ở trên cùng một gié hoa. Số lượng hoa cái trung bình biến động từ 2040 cái trên mỗi phát hoa tùy theo giống. Số hoa cái trên buồng ít có thể do thiếu chất đạm. Nhóm
dừa lùn có số lượng hoa cái nhiều hơn nhóm dừa cao.

Mỗi phát hoa có thể mang trung bình từ 5-10g phấn hoa. Mỗi hoa đực chứa khoảng 272 triệu
hạt phấn có kích thước rất nhỏ. Chỉ khoảng 40% hạt phấn có khả năng thụ phấn trong mỗi phát
hoa. Thời gian để hoa cái đầu tiên nở đến hoa cái cuối cùng thụ phấn xong trên cùng phát hoa gọi
là pha cái, kéo dài từ 5-7 ngày ở giống dừa cao và từ 10-14 ngày đối với giống dừa lùn.
Thời gian để hoa đực đầu tiên mở đến hoa đực cuối cùng mở gọi là pha đực, kéo dài khoảng
18-22 ngày. Thời gian xuất hiện của pha đực và pha cái hình thành nên kiểu thụ phấn khác nhau
và là một trong những đặc tính quan trọng để phân biệt giữa các giống. Trên giống dừa cao pha
đực thuờng xuất hiện trước rồi mới đến pha cái nên có sự lệch pha và sự thụ phấn chéo là phổ
biến.Trên giống dừa lùn, pha cái thường trùng với pha đực nên dừa lùn thường tự thụ phấn. Đối
với nhóm dừa lai, giữa pha đực và pha cái có sự trùng pha một phần nên có thể xảy ra hiện tượng
tự thụ trên cùng một phát hoa. Do nhóm dừa cao có đặc tính thụ phấn chéo nên khi nhân giống
bằng phương pháp hữu tính cần có kỹ thuật riêng biệt và nghiêm ngặt hơn so với giống dừa lùn.
Hoa dừa được thụ phấn chủ yếu nhờ gió và côn trùng, trong đó ong mật có vai trò quan trọng
nhất. Việc nuôi ong trong vườn dừa làm tăng năng suất dừa đáng kể.


Trái:

Trái dừa thuộc loại quả hạch, nhân cứng.
Trái gồm có ba phần:
o
o

Ngoại quả bì (phần vỏ bên ngoài được phủ cutin)
Trung quả bì (xơ dừa) và nội quả bì bao gồm gáo.
5


6


Nước và cơm dừa.
Vỏ dừa dày từ 1-5cm tùy theo giống, phần cuống có thể dày đến 10cm. Vỏ dừa bao gồm 30% là
xơ dừa và 70% là bụi xơ dừa. Bụi xơ dừa có đặc tính hút và giữ ẩm cao từ 400-600% so với thể
tích của chính nó.
o

Gáo dừa có hình dạng rất khác biệt tùy theo giống, độ dày của gáo từ 3-6mm. Bốn tháng tuổi sau
khi thụ phấn gáo dừa bắt đầu hình thành và chuyển sang màu nâu và cứng hơn khi trái được 8
tháng tuổi.
Nước dừa xuất hiện từ tháng thứ ba sau khi thụ phấn và đạt được thể tích lớn nhất ở tám tháng
tuổi. Thể tích sẽ giảm dần khi trái khô. Thành phần hóa học chủ yếu của nước dừa là đường và
muối khoáng.
Cơm dừa bắt đầu hình thành 5 tháng sau khi thụ phấn, có thể thu hoạch để
uống nước vào tháng thứ 7-8. Thời gian để hoa cái thụ phấn, phát triển
thành trái và đến khi trái khô kéo dài 12 tháng. Thu hoạch trái ở giai đoạn
10 tháng sau khi đậu trái có thể giảm năng suất do trái chưa phát triển đầy
đủ nhưng ở giai đoạn từ 11 tháng trở đi thì trái có thể dùng làm giống.
Trọng lượng cơm dừa khô của một trái dừa dao động từ 100-350 g/trái và
chứa khoảng 65-74% dầu dừa tùy theo giống. Kích thước, hình dạng trái rất
đa dạng, tùy theo giống.
IV.2.2. Nhu cầu sinh thái:


Khí hậu:

Sự tăng trưởng phát triển của cây dừa tùy thuộc vào 2 yếu tố khí hậu và đất đai. Sự hiểu biết
về môi trường và những ảnh hưởng của chúng trên đời sống cây dừa giúp chọn đúng nơi có thể
phát triển trồng dừa. Sự xác định những yếu tố giới hạn trên năng suất dừa giúp ta có biện pháp
kỹ thuật để cải thiện tăng năng suất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, gia tăng thu nhập.
Cây dừa được trồng trong hầu hết các vùng nhiệt đới ẩm, hơn 90% vườn dừa trên thế giới

được tìm thấy giữa Bắc và Nam vĩ tuyến thứ 20, với độ cao trung bình dưới 500m so với mặt
nước biển. Nhiệt độ thích hợp cho cây dừa là 27 oC và dao động từ 20-34oC. Nhiệt độ thấp dưới
15oC gây ra hiện tượng rối loạn sinh lý của cây. Do tác động của nhiệt độ nên khi trồng dừa ở
những vùng có độ cao trên 500m thường cho năng suất không cao. Cây dừa có thể trồng trên các
vùng có lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.000-4.000mm. Lượng mưa lý tưởng từ 1.5002.300mm và phân bố tương đối đều trong năm. Ẩm độ thích hợp là 80-90%, ẩm độ dưới 60% có
thể gây ra hiện tượng rụng trái non. Dừa là cây ưa sáng, cần tối thiểu 2.000 giờ chiếu sáng mỗi
năm, 120 giờ chiếu sáng mỗi tháng thích hợp cho cây dừa (4 giờ/ngày). Gió nhẹ giúp tăng khả
năng thụ phấn và đậu trái, đồng thời tăng khả năng thoát hơi nước dẫn đến tăng khả năng hút
nước và dinh dưỡng của cây.


Đất đai:
6


7

Cây dừa có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất cát nghèo dinh dưỡng. Tuy nhiên,
thích hợp nhất là đất thịt pha cát, thoát thủy tốt. Cây dừa có thể chịu được đất với độ pH từ 5 đến
8. Tuy nhiên pH đất thích hợp nhất từ 5,5 - 7. Vùng bị khô hạn hay ngập úng không thích hợp
cho cây dừa. Vùng mặn dừa có trái nhỏ.
Ở ĐBSCL, để đạt được năng suất cao, khi chọn đất phát triển cây dừa cần chú ý một số đặc điểm
sau:
- Bề dày tầng đất mặt trên 1 m
- Không bị ngập úng
- Không bị nhiễm mặn liên tục
- pH từ 6-7
- Thành phần cơ giới là cát pha hay thịt pha cát
IV.2.3. Một số đặc điểm cơ bản của cơm dừa đặc ruột trên cây dừa sáp:
Chúng ta có thể được phân biệt dừa thường và

dừa sáp bằng cách kiểm tra trái dừa. Chắc chắn những
cây dừa sáp sẽ cho trái dừa đặc ruột ở một tỷ lệ nào đó.
Trái dừa đặc ruột được phân biệt với trái dừa bình
thường bằng cách lắc hoặc bổ đôi những trái dừa khô
(từ 10 tháng tuổi trở lên). Nếu đặc ruột, khi lắc những
trái dừa này không nghe được tiếng óc ách bên trong do
phần nước dừa trở nên sền sệt. Thông thường một quày
dừa sáp có 12 trái, chỉ có khoảng 4-5 trái có sáp, thậm
chí không có trái nào, tùy theo nhiều yếu tố.
Khác với dừa thường, dừa sáp có độ dầu cao
hơn, mùi hương đặc trưng hơn. Đó là đặc điểm quý cần nghiên cứu ứng dụng trong việc sản xuất
bánh kẹo và các sản phẩm khác đem lại nguồn lợi kinh tế cao.
Adriano và Manahan (1931) phân loại dừa đặc ruột theo 3 kiểu phổ biến:
Kiểu 1 (kiểu A): phần nước chỉ hơi sền sệt, phần cơm dừa giống như cơm nhão và
có độ dày cơm dừa giống trái dừa bình thường.
o Kiểu 2 (kiểu B: phần nước sệt hơn, trắng đục, phần cơm dừa dày hơn cơm dừa
bình thường, lớp cơm dừa gần gáo dừa trông giống như cơm nhão, lớp kế mềm
hơn và bông lên vào bên trong.
o Kiểu 3 (kiểu C): nước dừa hầu như không còn mà được thay thế bởi phần cơm
dừa rất nhão và béo. Giống như hai kiểu kia, lớp cơm dừa cận gáo dừa của trái
dừa đặc ruột kiểu 3 giống cơm nhão, lớp bên trong sốp, mềm hầu như chiếm đầy
không gian bên trong trái.
o

7


8

Thành phần cơm dừa sáp tương tự như cơm dừa của trái dừa bình thường, bao gồm 60%

nước, 53% chất béo, 7,5% chất đạm, và 25% chất hữu cơ, 5% chất xơ thô và 2,5% tro (ngoại trừ
ẩm độ, các thông số được tính toán dựa trên trọng lượng khô). Cơm dừa đặc của trái dừa sáp có
hàm lượng chất hữu cơ cao hơn ở tất cả các giai đoạn phát triển của trái. Đường tổng số không
giảm và đường hòa tan của hai loại trái cũng khác biệt có ý nghĩa ở tất cả các giai đoạn phát triển
của trái. Những sự khác biệt này là đặc điểm chỉ thị quá trình trao đổi chất khác thường của dừa
sáp.
Đặc tính tế bào học của cơm dừa đặc tương tự như các khối u bướu của thực vật và động
vật (Abraham et al, 1965; dela Cruz và Ramirez, 1968). Quá trình này là do một kiểu thay đổi tế
bào có khả năng di truyền có liên quan đến cơ chế điều tiết. Ngoại trừ dừa sáp, chưa có trường
hợp nào được ghi nhận xuất hiện khối u di truyền trong thực vật. Số liệu từ kết quả phân tích
thành phần hóa học của cơm dừa đặc chỉ ra hệ thống trao đổi chất rất khác biệt so với cơm dừa
bình thường. Có hai kiểu chu kỳ tổng hợp sinh học hoạt động liên tục trong các tế bào khối u: (1)
chu kỳ thứ nhất liên quan đến các chất điều hòa tăng trưởng, những chất này thiết lập nên các
quy trình trao đổi chất trong sự phân chia và tăng trưởng của tế bào; (2) chu kỳ thứ hai liên quan
đến những sản phẩm cần thiết cho điều kiện phát triển khối u (Braun, 1981).
Del Rosario và de Guzman (1981) tìm thấy hoạt động kích thích tăng trưởng cao hơn và
các chất kích thích tăng trưởng giống như cytokinin nhiều hơn trong cơm dừa đặc so với cơm
dừa bình thường.
Hai loại kích thích tố α-D-galactosidase và –mannosidase trong trái dừa đặc ruột có thể
gây ra việc không thể tổng hợp hoặc tổng hợp được rất ít chất kích thích tố galactomannan dẫn
đến sự thiếu dinh dưỡng và năng lượng cho phôi. Vì vậy đó có thể là nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến hiện tượng không thể nảy mầm của phôi dừa đặc ruột.
IV.2.4. Đặc điểm di truyền của cơm dừa đặc ruột trên cây dừa sáp:
Bằng phương pháp thụ phấn nhân tạo trên cùng cây và thụ phấn chéo giữa hai cây dừa
sáp với nhau đều ghi nhận kết quả như sau: tỷ lệ giữa trái bình thường/trái đặc ruột là 3:1 cho
phép kết luận cơm dừa đặc của trái dừa sáp được kiểm soát bởi một gen lặn. Khi thụ phấn chéo
qua lại giữa cây dừa sáp và cây bình thường cho kết quả tất cả trái đều bình thường. Kết quả này
khẳng định một cách chắc chắn cơm dừa của trái dừa sáp không đặc ruột được quy định bởi gen
trội. Vì vậy những trái dừa thu được từ những cây dừa sáp tự thụ phấn sẽ có 3 kiểu gen: (1) MM:
trái dừa sáp với cơm dừa bình thường (MMM); (2) Mm: trái dừa sáp có kiểu hình của cơm dừa

bình thường (MMm và Mmm) và (3) cây dừa sáp được trồng sẽ mang trái đặc ruột và sẽ không
thể nảy mầm là mang gen lặn mm (mmm).
Kết quả khảo sát và đánh giá các đặc điểm hình thái của dừa sáp ở Việt Nam cho thấy
dừa sáp của Việt Nam có thể phân thành 3 nhóm dựa vào các chỉ tiêu số lượng của thân, lá, hoa,
trái và các chỉ tiêu chất lượng của cơm dừa để mô tả và phân loại như sau:
8


9

Bảng 1. Phân nhóm dừa Sáp Việt Nam
Đặc điểm mô tả
Kích thước trái

Nhóm I
Nhỏ

Hình dạng trái

Tròn

Nhóm II
Nhóm III
To
Trung bình đến to
Từ thon dài đến hình
Tròn
quả lê

Màu sắc vỏ trái còn

Xanh
tươi
Kiểu đặc ruột của
B
cơm dừa
Ghi chú:

Xanh

Vàng nâu

A

A

Kiểu A: cơm dừa mềm như cơm nhão, nước dừa có độ nhớt nhẹ, độ dày cơm dừa chỉ dày hơn
cơm dừa bình thường một chút.

Kiểu B: nước dừa sền sệt, có màu trắng trong, cơm dừa sốp, mềm, dày hơn gấp đôi cơm dừa
thường, lớp cơm dừa gần gáo dừa mềm như cơm nhão, lớp cơm dừa bên trong sốp và bong lên
không đều.

Bảng 2. Đặc điểm sinh học của hoa dừa Sáp
9


10

Đặc điểm


Dừa Sáp nhóm II

Dừa Sáp nhóm III

Trung bình số hoa cái/
21,8
bông mo

15,3

13,1

Pha đực (ngày)
Pha cái (ngày)

16,1
4,1

13,5
4,6

14,9
4,1

Số ngày pha cái của bông mo
thứ nhất (n) trùng với pha
đực của bông mo số 2 (n+1)

3,5


-1,8

2,0

V.

Dừa Sáp nhóm I

PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH

Nuôi cấy phôi soma từ chồi mầm được xem là giải pháp tốt nhất hiện nay để nhân nhanh và
đồng bộ về kiểu di truyền giống dừa sáp đặc ruột. Theo công nghệ này thì 2 phương pháp được
đưa vào ứng dụng là phôi soma thứ cấp và phương pháp nhân callus phôi. Qui trình của phương
pháp này được thực hiện trình tự với bước khởi đầu từ phôi soma sơ cấp được nuôi cấy trong
môi trường nhân tạo để hình thành phôi thứ cấp và callus phôi. Sau 3 chu kỳ nhân phôi thứ cấp
và callus phôi, giai đoạn sau cùng hình thành nhiều phôi soma rồi chuyển thành cây con hoàn
chỉnh.
Như vậy, theo phương pháp này, từ 1 chồi mầm ban đầu của 1 trái dừa sáp thu thập được
chúng ta có thể tạo ra được 98.000 phôi vô tính để từ đó sản xuất ra được 98.000 cây giống dừa
sáp đảm bảo độ đồng đều về mặt di truyền, cung cấp cho các cơ sở sản xuất và bà con nông dân
các địa phương mở rộng diện tích giống dừa đặc sản quí hiếm này trong những năm tới.
VI.

PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG HỮU TÍNH

VI.1. Trồng dừa sáp theo phương pháp truyền thống:
10


11


Dùng trái không đặc của cây
dừa sáp để ươm làm giống sẽ cho tỷ lệ
nảy mầm khoảng 60-70%. Tuy nhiên
những cây giống này sẽ cho tỷ lệ trái
đặc ruột thấp giống như cây bố mẹ
(khoảng 25%).
Trước khi thụ phấn, phải lấy
phấn đực trên cây sáp mo bung 2-3
ngày. Đây là lúc phấn đực già, đủ
mạnh, bông cái sẽ thụ phấn mạnh
hơn. Phấn đực (tuyệt đối không có
phấn lạ) lấy về được nghiền vỡ, cho
vào thùng kín, phơi ngoài trời trong
bóng
râm
yêu
nhiệt

để có nhiệt độ đúng
cầu từ 37-40oC (có đặt
kế theo dõi). Phơi
khoảng 2 ngày sẽ có
mủ
màu nâu, nghiền tiếp
đến
khi phấn bung màu
vàng
hột gà thì rây lấy bột
mịn.

Lấy một phần bột này
đem
thử tỷ lệ nảy mầm,
nếu
thấp thì bỏ tất cả; còn
mạnh
thì trộn với bột phấn
theo
tỷ lệ nhất định, cho
vào dụng cụ phun tự chế gắn dài theo thân cây tầm vông khô. Dụng cụ phun gồm một cây tầm
vông khô dài khoảng 5-6 thước. Một ống nhựa trong dài cũng chừng ấy thước. Một ống cao su
giống trái bầu. Một bộ phận đựng phấn đực và cho phấn đực lan toả khắp xung quanh bông cái
mới nở khi bóp quả bầu. Phun suốt từ 6 tới 8 ngày thì kết thúc, tùy số bông cái trên buồng. Khi
bông cái thụ phấn xong, cuống chuyển sang màu nâu.
Kinh nghiệm nhân giống dừa sáp của người dân:
Chọn giống: Nhân giống dừa sáp chủ yếu bằng trái, dừa làm giống được tuyển chọn từ
những cây đầu dòng trên 10 năm tuổi, cây dừa có sáp, khoẻ mạnh, không bị bệnh. Chọn buồng
nhiều trái, trái to, màu sắc đẹp (lưu ý chọn trái dừa nước) nếu chọn trái sáp thì trái không nảy
mầm.
Trái dừa hái xuống, treo lên dây phơi khô, sau đó vạt mặt, xếp xuống đất hoặc cho vào
bịch nylon có chứa xơ dừa + phân chuồng, đưa vào vườn ươm.

11


12

Làm giàn lưới để che bớt ánh sáng, ngày tưới 1 lần, mùa mưa không cần tưới. Sau khi
đưa vào vườn ươm khoảng 35 ngày, trái nảy mầm. Khi nảy mầm, dùng phân bón lá phun kích
thích cho lá và rễợ phát triển. Tiếp tục chăm sóc thêm 25 ngày, khi cây dừa cao 50cm và rễ đâm

ra khỏi vỏ dừa là xuất bán được.
Cách trồng: Dừa sáp rất thích hợp với đất cát pha nhẹ, có thể trồng xung quanh bờ ao, bờ
kênh, nếu trồng diện tích lớn, nên trồng tập trung. Đào hố rộng 80 x80cm, hoặc lên mô, cây cách
cây 8 x 8m rồi trộn phân chuồng + tro trấu + phân hữu cơ, lấp một lớp đất mỏng. Hạ cây dừa
xuống, lấp đất chặt, kín ngang mặt bầu.
Chăm sóc: Trồng xong tưới nước ngày 1 lần, dừa trồng được 30 ngày tiến hành bón urê,
lượng phân không đáng kể, mỗi gốc 1 nắm. Khi cây trổ bông, bón 1kg phân NPK 16 - 16 - 8 +
10kg phân hữu cơ Humix. Bón bằng cách đào rãnh xung quanh gốc dừa, cách gốc 1, 5m bỏ phân
xuống rồi lấp đất lại. Muốn cây dừa sáp đạt tỷ lệ sáp cao (cơm dày), khi cây trổ bông cần thụ
phấn nhân tạo
VI.2. Nuôi cấy phôi dừa sáp: Phương pháp nuôi cấy phôi in vitro
Những trái sáp đặc ruột không thể tự nảy mầm do nội nhũ phát triển bất thường (cơm dừa
mềm và xốp) và phôi của trái sáp đặc ruột này chỉ nẩy mầm bằng phương pháp nuôi cấy phôi in
vitro, lấy phôi từ trái đặc ruột đem cấy vào môi trường dinh dưỡng thay thế cho nội nhũ của dừa
sáp, phôi dừa sáp nảy mầm và phát triển thành cây dừa giống có tỷ lệ trái đặc ruột cao (≥70%,
theo Rillo).
Bằng phương pháp nuôi cấy phôi hữu tính, cây dừa sáp nuôi cấy phôi có thể cho tỷ lệ trái
sáp đặc ruột ≥70%. Qui trình nuôi cấy phôi dừa sáp gồm nhiều giai đoạn, tuy nhiên, với qui trình
nuôi cấy phôi dừa trước đây chỉ đạt tỉ lệ thành công 19-20%, thời gian nuôi trồng khoảng 20
tháng. Nguyên nhân là do tỷ lệ phôi phát triển thành cây trong ống nghiệm và sự thích nghi của
cây con ở vườn ươm còn thấp. Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật trong phòng thí
nghiệm và vườn ươm như thay đổi thành phần môi trường nuôi cấy, điều kiện chiếu sáng, hàm
lượng đường, chế độ bón phân... để làm tăng tỷ lệ nảy mầm, giúp phôi tăng trưởng tốt trong ống
nghiệm thông qua việc cải thiện chồi, rễ và làm tăng tỷ lệ sống của cây con ở vườn ươm.
VI.2.1. Tình hình nuôi cấy phôi dừa ở nước ngoài:
Việc nuôi cấy in vitro phôi dừa hợp tử (zygotic) đã được nhiều tác giả nghiên cứu thành
công từ những năm trước đây như De Guzman và Del Rosario (1974), Assy Bar (1986), Rillo và
Paloma (1992), Samosir và cộng sự (1999). Các nghiên cứu này nhằm mục đích cứu lấy những
phôi hữu tính phát triển bình thường từ những quả dừa đột biến nhưng có giá trị cao như dừa Sáp
(makapuno) trong khi nội nhũ (cơm dừa) lại mềm, xốp và không có chức năng (Rillo và Paloma,

1992) để từ đó tạo ra những cây giống cho tỷ lệ trái sáp cao. Ngoài ra phương pháp này còn được
áp dụng trong việc chọn lựa in vitro các tính trạng cây trồng khác nhau và bảo quan gen dừa ở
nhiệt độ thấp.
Từ nhiều năm nay, Mạng luới gen dừa quốc tế - Viện Quỹ gen thực vật Quốc tế
(COGENT-IPGRI) đã tài trợ vốn và thiết lập ngân hàng bảo tồn nguồn gen dừa quốc ở nhiều nơi
(ICG). Mạng lưới các điểm bảo tồn này, trong đó có nhiều nơi đã đi vào hoạt động nằm trong 5
12


13

khu vực của COGENT là Đông Nam Á, Nam Á, Nam Thái Bình Dương, Châu Phi, Ấn Độ
Dương, Châu Mỹ La Tinh và vùng Caribe. Mạng lưới ngân hàng gen dừa này sẽ là nơi lưu giữ
phần lớn nguồn gen dừa của thế giới và bảo vệ chúng cho việc sử dụng trong tương lai của ngành
công nghiệp dừa. Để hỗ trợ cho việc thành lập các ngân hàng bảo tồn gen dừa, việc thu thập
nguồn gen bằng phôi mầm riêng biệt hoặc những miếng nội nhũ nhỏ có chứa phôi và di chuyển
chúng như trong trường hợp nuôi cấy phôi trong ống nghiệm (in vitro) đã trở thành một biện
pháp mang tính thực tế hơn nhiều trong công đoạn vận chuyển gen dừa vừa gọn nhẹ, dễ dàng,
vừa an toàn về mặt kiểm dịch thực vật.
Cho đến nay, kỹ thuật nuôi cấy phôi dừa tiêu chuẩn quốc tế đã được sử dụng để lập ra bộ
sưu tập nguồn gen dừa và sản xuất các cây giống chất lượng cao từ những giống dừa đột biến
như dừa Sáp (makapuno). Phương pháp này được gọi là “Kỹ thuật nuôi cấy phôi mầm lai”
(Batugal, 2002), được sử dụng để sản xuất cây giống dừa ở những nơi phôi mầm được gửi đến
sau các vụ trao đổi quốc tế.
Nhiều khía cạnh về mặt sinh lý của cây con phát triển trong quá trình nuôi cấy in vitro là
chưa tối ưu và chính điều này được cho là nguyên nhân làm giảm tỷ lệ thích nghi với điều kiện
khí hậu bên ngoài và sự phát triển của cây con sau khi đưa ra khỏi môi trường nuôi cấy. Các đặc
điểm sinh lý của cây con có khả năng chịu ảnh hưởng bởi kỹ thuât, là sự phát triển của bộ rễ, khả
năng quang hợp và tính mẫn cảm với bệnh.
Những nghiên cứu gần đây của Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Quốc tế Úc (2008)

với sự tham gia của một nhóm các nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia khác nhau (Úc, Indonesia,
Papue Newguinea, Philippines và Việt Nam trong một thời gian hơn 3 năm. Một số cải tiến đáng
kể của quy trình được sử dụng cho việc vận chuyển gen dừa, tái thiết lập và sản xuất cây giống
đột biến chất lượng cao như dừa Sáp Makapuno.
VI.2.2. Tình hình nghiên cứu nuôi cấy phôi dừa ở trong nước:
Ở Việt Nam, về nuôi cấy phôi dừa đã có các công trình từ 1993 ( Nguyễn Hữu Hổ và
cộng sự, 1993; Nguyễn Thị Hiền, 1996) nhưng chỉ thực hiện với các giống dừa địa phương có tỷ
lệ nảy mầm trong tự nhiên rất cao, chưa có nghiên cứu nào thực hiện cho các giống dừa quý
hiếm.
Viện nghiên cứu Dầu và cây có dầu đã nghiên cứu nuôi cấy phôi dừa từ năm 1996 và đã
nhận được trợ giúp tài chính từ Chính phủ Việt Nam, IPGRICOGENT, và gần đây thông qua Đại
học Queensland (Australia) bởi một dự án ACIAR. Nhóm tác giả Vũ Thị Mỹ Liên, Trần Thị
Ngọc Thảo và cộng sự (Viện nghiên cứu Dầu và cây có dầu) đã nghiên cứu nuôi cấy phôi dừa
trong điều kiện in vitro từ năm 1999 trên 2 giống dừa là Ta xanh và Lùn vàng Mã Lai. Từ năm
2000 đến 2001, được sự tài trợ của IPGRI-COGENT, Nhóm tác giả trên đã nghiên cứu nuôi cấy
phôi dừa Sáp (Makapuno), dừa Ẻo trong điều kiện in vitro.
Đến năm 2003-2004, nhóm tác giả trên tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, nâng cao qui trình
nuôi cấy phôi trong phòng thí nghiệm thông qua việc tìm môi trường thích hợp cho nuôi cấy phôi
dừa Sáp và dừa Dứa, nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian trữ lạnh đến khả năng nảy mầm của
phôi dừa Sáp. Bên cạnh đó, nhóm tác giả còn nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể trồng, chế độ
tưới, chế độ ánh sáng, độ ẩm đến tỷ lệ sống của cây dừa nuôi cấy phôi ở vườn ươm. Từ đó cho
thấy, việc tìm ra điều kiện nuôi trồng của vườn ươm giúp cây dừa cấy phôi thích nghi với điều
kiện ex-vitro là một vấn đề khó khăn nhưng lại rất thiết thực.
Song song đó, với sự tài trợ của Trường Đại học Queensland (Australia) thông qua dự án
ACIAR thực hiện từ năm 2003-2005, nhóm tác giả này đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của IBA và
NAA đến sự tạo rễ của phôi dừa Dứa và Xiêm, nghiên cứu ảnh hưởng của việc cắt dây treo
13


14


(haustorium) của phôi trong quá trình nuôi cấy để hạn chế tỷ lệ chết của cây dừa nuôi cấy phôi
khi chuyển ra vườn ươm.
Và thông qua dự án Phát triển sản xuất giống Dừa (giai đoạn 2001-2005) của Bộ Công
Nghiệp, nhóm tác giả Vũ Thị Mỹ Liên, Trần Thị Ngọc Thảo và cộng sự đã nghiên cứu nuôi
trồng 2 giống dừa quý là Sáp và Dứa, hiện nay đã trồng ra đồng được khoảng 5ha.
Tuy nhiên, cho đến nay tỷ lệ thành công vẫn chưa cao. Từ phôi mới đưa vào nuôi cấy cho đến
khi cây trưởng thành để trồng ra đồng là 19-20%
VI.2.3. Qui trình nuôi cấy phôi dừa:
Từ năm 2001-2005 viện Nghiên Cứu Dầu và Cây Có Dầu đã bước đầu thực hiện thành
công việc nhân giống dừa sáp bằng cách nuôi cấy phôi dừa trong điều kiện in vitro. Dưới đây là
quy trình được mô tả lại :
Giai đoạn 1: Chọn trái giống
Dừa sáp được lấy ở Cầu Kè Trà Vinh, chọn trái giống không bị hư, khoảng 9 tháng tuổi.
Ở giai đoạn này tỷ lệ trái được sử dụng để lấy phôi bị hao hụt chỉ còn khoảng 80%.
Giai đoạn 2 : Tách phôi và khử trùng. Cấy phôi và nuôi phôi
Phôi dừa sau khi được lấy ra cùng với lớp cơm dừa được khử trùng với javen 100% trong
10-15 phút. Rửa phôi bằng nước vô trùng khoảng 4-5 lần. Tách phôi

Cấy phôi đã được vô trùng vào các ống nghiệm có chứa 50 ml môi trường chuẩn Y3

14


15

Các ống nghiệm chứa phôi được mang đi nuôi cấy ở phòng sáng ở nhiệt độ 280C ± 20C,
ánh sáng là 4.000 lux, thời gian chiếu sáng 9h/ngày.

Cấy chuyền phôi hàng tháng (10 lần/10tháng).

Phôi dừa bắt đầu nảy mầm sau khoảng 3-4 tuần, khoảng 10-11 tháng hình thành đầy đủ
các bộ phận thân, lá, rễ. Trong khoảng thời gian này cần định kỳ cấy chuyền mỗi tháng một lần
nhằm thay thế môi trường cũ đã cạn kiệt dinh dưỡng bằng môi trường mới giàu dinh dưỡng hơn,
tạo điều kiện cho cây phát triển khỏe mạnh và cân đối.
15


16

Cây trưởng thành trong ống nghiệm chuẩn bị chuyển ra vườn ươm là cây phải đạt kích
thước về chiều cao cây ≥ 15cm, đã có 3 lá mở hoàn toàn và đã có rễ thứ cấp.
Kết thúc giai đoạn nuôi cấy phôi trong phòng thí nghiệm, tỷ lệ phôi sống sót và phát triển
thành cây là khoảng 40%.
Giai đoạn 3: Giai đoạn thích nghi trong phòng thí nghiệm.
Cây trưởng thành trong ống nghiệm chuẩn bị chuyển ra vườn ươm nên cần có một giai
đoạn thích nghi trong phòng thí nghiệm. Các cây dừa con được cấy vào môi trường Y3 có nồng
độ đường 4,5% và được đặt vào điều kiện phòng thí nghiệm có nhiệt độ 30oC, độ ẩm 60% và
cường độ chiếu sáng 5.000 lux. Giai đoạn thích nghi trong phòng thí nghiệm được thực hiện
khoảng 1-2 tháng.

.
Giai đoạn 4 : làm cây thích nghi ở vườn ươm
Cây dừa trong phòng thí nghiệm được đem ra trồng trong các túi PE 15 có pha cát, xơ
dừa, phân chuồng theo tỷ lệ (1:1:1). Nuôi trồng cây dừa trong bịch PE khoảng 4 tháng. Cây sống
sót từ giai đoạn này đạt 60-70%.

16


17


Giai đoạn 5: Trồng ở vườn ươm
Sau khi trồng thích nghi ở vườn ươm, các cây con được chuyển sang giá thể trồng khác là
đất và được trồng trong túi PE 25
Cây sống sót ở giai đoạn này đạt 80-90%.
Cây con đạt tiêu chuẩn đưa ra vườn trồng là cây có chiều cao ≥ 40cm, cây có ít nhất 5 lá
xanh, chu vi gốc ≥ 10cm
Giai đoạn 6: Trồng ra đồng
Sau khi được trồng ở giai đoạn thích nghi cây dừa đã cứng cáp có khả năng chống chịu
cao, được đem trồng ra đồng, tăng lượng phân bón lên 1/3 so với khuyến cáo trồng dừa. Tỷ lệ
sống giai đoạn này là khoảng 95% -100%.
=>Như vậy, sau quá trình nuôi cấy phôi khoảng 12-13 tháng, tỷ lệ phôi phát triển thành
cây xanh tốt ở vườn ươm đạt tiêu chuẩn trồng ra đồng là 19-20%.
Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thành công thấp là do:
o Tỷ lệ phôi bị chìm hoàn toàn trong môi trường khi mới đưa vào nuôi cấy chiếm
10-15%, các phôi này hầu hết không phát triển được và chết.
o Tỷ lệ phôi phát triển bất thường cao chiếm khoảng 10-30% (các phôi phát triển
bất thường là các phôi phát triển không có lá hay rễ, hay cây không có lá mở)
o Tỉ lệ phôi phát triển thành cây hoàn chỉnh trong ống nghiệm đủ tiêu chuẩn đưa ra
vườn ươm thấp (khoảng 40%)
o Hệ thống lá và rễ nghèo nàn (lá nhỏ, phát triển chậm, bộ rễ không có hoặc có ít rễ
thứ cấp)
o Khả năng thích nghi ở vườn ươm thấp (Tỷ lệ cây con sống sót ở vườn ươm là
khoảng 60-70%)
=>Như vậy vấn đề chính cần giải quyết trong đề tài này là phải định hướng cho phôi
phát triển ngay khi mới đưa vào nuôi cấy và cải tạo được hệ thống chồi và rễ để năng cao tỷ lệ
nảy mầm và phát triển thành cây hoàn chỉnh có đầy đủ lá rễ trong ống nghiệm. Ngoài ra, đề tài
cải thiện tỷ lệ sống của cây dừa nuôi cấy phôi ở giai đoạn vườn ươm.
Cây dừa nuôi cấy phôi phát triển tốt trong phòng thí nghiệm có đủ điều kiện để đưa ra
vườn ươm là:

• Cây phát triển xanh tốt.
• Cây lá và rễ phát triển cân đối
• Cây đã có 3 lá mở và có rễ phụ
17


18

Cây dừa nuôi cấy phôi phát triển tốt trong vườn ươm đủ tiêu chuẩn để đưa ra vườn trồng
khi:
• Cây phát triển xanh tốt, không sâu bệnh.
• Cây đạt chiều cao ≥ 40cm
• Cây có 5-6 lá xanh
• Đường kính gốc ≥ 30mm

VI.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy phôi dừa in vitro:
1. Mẫu phôi:

Chọn mẫu phôi dừa để cấy là yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng rất lớn trong quá trình
nuôi cấy cho đến lúc ra vườn ươm, phát triển thành cây, hoa và trái. Do vậy, công tác chọn phôi
phải thật nghiêm ngặt. Phải chọn phôi dừa sáp từ những quả dừa sáp không quá non, không quá
18


19

già, không bị thối nhũn. Trái giống đều đặn, không dị dạng và sâu bệnh. Trái đủ độ chín, khoảng
10-11 tháng tuổi.
2. Sự hóa nâu:
Dừa là loài thực vật giàu các hợp chất polyphenol (tanin hay các hydroxyphenol). Sau khi

phôi bị tổn thương trong quá trình cắt và khử trùng, các hợp chất này bị oxid hóa bởi các
oxydase chứa gốc đồng (Cu) như polyphenoloxydase. Các hoạt động oxid hóa được tạo thành sẽ
cản hoạt động của các enzyme trong mô làm mô và môi trường nuôi cấy bị hóa nâu hay đen
trong vòng vài ngày sau đó, mô không thể tăng trưởng và sẽ chết. Các polyphenol oxydase có thể
tổng hợp mới hay hiện diện sẵn và phóng thích do sự tác động của vết thương.
Có thể hạn chế sự hóa nâu bằng cách:
o Loại bỏ các hợp chế phenol (phenolic) sinh ra.
o Thay đổi thế oxid khử.
o Bất hoạt hóa các enzyme phenolase
o Giảm hoạt tính phenolase
o Loại đài chất của phenolase.
Trong thực tế, phương pháp dễ nhất để cản sự hóa nâu của mô thực vật là loại các hợp
chất phenol sinh ra, có thể thực hiện bằng nhiều cách:
Mô cấy được chuyển thường xuyên trong 2-4 tuần lễ đầu. Sự cấy chuyền sẽ dễ thực hiện
hơn nếu mô cấy được đặt vào môi trường lỏng (nuôi cấy lắc).
Các phenolic có thể liên kết với các hợp chất được cho vào trong môi trường nuôi cấy như
than hoạt tính (0.5-5mg/l). Khi bị liên kết các phenolic sẽ không cản sự tăng trưởng của mô thực
vật.
3. Vai trò của các chất dinh dưỡng
Các nguyên tố đa lượng cũng như vi lượng đều có vai trò đối với thực vật (hoạt hóa enzym).
Thực vật chỉ cần một lượng nhỏ chất khoáng cho nhu cầu sinh trưởng, phát triển của chúng. Tuy
nhiên, sự thừa hay thiếu các nguyên tố này cũng đều gây ra những rối loạn biến dưỡng, dẫn tới
những triệu chứng bất thường đặc trưng và có thể dễ dàng nhận ra khi theo dõi sự phát triển của
chúng.
• Các khoáng đa lượng:
a. Nitơ ( N):
Nitơ là nguyên tố cần thiết tạo acid min, các loại protein, acid nucleic, diệp lục tố,
vitamin và enzym. Là thành phần bắt buộc của protein-chất đặc trưng cho sự sống. Các hợp chất
nitơ cung cấp năng lượng cho cơ thể, tham gia cấu tạo ADP và ATP. Nitơ còn là thành phần của
nhiều vitamin như : B1, B2, B6, PP,… đóng vai trò là nhóm hoạt động của nhiều hệ enzym oxy

hóa khử, trong đó có sự tạo thành của Adenin.
Mô tế bào thực vật trong nuôi cấy có thể sử dụng nitơ ở hai dạng amonium và nitrat,
đồng thời có thể sử dụng các dạng nitrogen hữu cơ như acid amin. Tỷ lệ nitơ dạng amonium và
nitrat thích hợp tùy theo loại cây, bộ phận và trạng thái phát triển của mô. Nồng độ NH4 +, NO3thay đổi từ 3-6 mM.
Nitơ còn có tác động nhiều mặt đến sự đồng hóa CO2. Khi thiếu Nitơ cường độ đồng hóa
CO2 giảm, làm giảm cường độ quang hợp. Khi cung cấp nitơ làm cây tổng hợp Auxin tăng lên.
Nếu mô cấy hấp thu nitơ vượt quá nhu cầu thì sẽ mềm mỏng. Tuy nhiên nếu không cung cấp đủ
lượng cấn thiết thì mô cấy sẽ bị cứng do thừa cenllulose và ligin ở thành tế bào.
Khi thiếu nitơ thì thân mô cấy kém phát triển, mô có màu xanh nhạt, lá có màu vàng, phi ến lá
mỏng, ảnh hưởng đến quang hợp.
b. Phospho (P):
19


20

Phospho có vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng, cần thiết cho sự phân chia tế bào, sự phát
triển của rễ. Phospho có liên quan đến sự tổng hợp đường, tinh bột vì phospho là thành phần của
các hợp chất cao năng tham gia vào các quá trình phân giải hay tổng hợp các chất hữu cơ trong tế
bào
Khi thiếu phospho lá cây có màu xanh đậm do sự thay đổi tỷ lệ diệp lục tố a và b. Ở môi
trường có pH thấp, nhiều sắt thì dễ bị thiếu phospho vì làm phospho ít linh hoạt. Sự thiếu
phospho thường đi theo sự thiếu nitơ và có triệu chứng gần tương tự nhau vì phospho liên quan
đến sự biến dưỡng nitơ.
Hai dạng muối phospho thường dùng nhất là NaH3PO4.7H2O và KH2PO4. Nồng độ phospho
trong môi trường biến thiên từ 0.15 - 4mM, thường dùng 1 mM.
c. Kali (K):
Kali làm tăng quá trình quang hợp và thúc đẩy sự vận chuyển glucid từ phiến lá vào các cơ
quan. Kali còn tác động rõ rệt đến trao đổi protid, lipid, đến quá trình hình thành các vitamin.
Kali rất dễ xâm nhập vào tế bào, làm tăng tính thẩm thấu của thành tế bào đối với các chất

khác, tăng quá trình thủy hóa, giảm độ nhớt, tăng hàm lượng nước liên kết. Kali ảnh hưởng đến
các quá trình sinh tổng hợp các sắc tố trong lá, ảnh hưởng tích cực quá trình đẻ nhánh, hình
thành bông và chất lượng hạt của các hạt ngũ cốc.
Người ta cung cấp Kali cho mô nuôi cấy dưới dạng KNO3, KCl, KH2PO4.
Nồng độ Kali trong môi trường biến thiên từ 2 - 25 mM, trung bình khoảng 10 mM.
d. Canxi (Ca):
Canxi là thành phần muối pectate của tế bào (pectate calcium) có ảnh hưởng trên tính thấm
của màng. Canxi cần cho sự thâm nhập của NH4+ và NO3- vào rễ. Canxi là ion kém linh động nên
màng tế bào thực vật hấp thu dễ dàng.
Canxi được cung cấp dưới dạng muối Ca(NO3)2.4H2O, CaCl2.6H2O hoặc
CaCl2.2H2O. Nồng độ Ca2+ trong môi trường nuôi cấy từ 1- 3.5 mM, trung bình là 2mM
e. Magie (Mg):
Magie là thành phần cấu trúc của diệp lục tố, có tác dụng sâu sắc và nhiều mặt đến quá trình
quang hợp, phụ trợ cho nhiều enzym, đặc biệt là ATPase liên quan trong biến dưỡng
carbohydrat, sự tổng hợp acid nucleic, sự bắt cặp của ATP với các chất phản ứng.
Khi thiếu magie lá bị vàng, quang hợp kém dẫn đến năng suất giảm. Sử dụng magie dưới dạng
MgSO4.7H2O, MgO, nồng độ 0.5-3 mM
f. Lưu huỳnh (S):
Giữ vai trò đệm trong tế bào (trao đổi anion với các tế bào). Lưu huỳnh là thành phần cấu
trúc của cystein, methionin, tạo cầu nối disulfur tạo cấu trúc bậc ba của protein.
Lưu huỳnh còn là thành phần của một vài enzym. Thiếu lưu huỳnh thì sự sinh tổng hợp
protein giảm, cây bị hoàng hóa do không tổng hợp được diệp lục tố, lá có màu lục nhạt, thỉnh
thoảng có một phần lá bị đỏ, thường xuất hiện ở lá non cây chậm lớn, năng suất phẩm chất giảm.
Lưu huỳnh thường được sử dụng ở dạng MgSO4.7H2O, FeSO4, (NH4)2SO4
• Các khoáng vi lượng
a. Kẽm (Zn):
Tham gia trong quá trình tổng hợp auxin, vì kẽm có liên quan đến hàm lượng tryptophan,
amino acid tiền thân của quá trình sinh tổng hợp NAA.
Kẽm có tác dụng đến nhóm GA3, có liên quan đến sinh tổng hợp vitamin nhóm B1, B2, B6,
B12. Ngoài ra còn ảnh hưởng tốt đến độ bền của diệp lục tố, tác dụng tốt đến tổng hợp

carotenoid. Kẽm còn vận chuyển các sản phẩm quang hợp từ lá xuống các cơ quan dự trữ, tăng
khả năng giữ nước, độ ngậm nước của mô do làm tăng quá trình tổng hợp các cao phân tử ưa
nước như protein, nucleic acid.
20


21

Khi thiếu kẽm thì cường độ tổng hợp tryptophan từ indol và serine bị kiềm hãm nên rễ không tạo
được hoặc kém phát triển, lá bị bạc màu, sắc tố bị hủy hoại, lá kém phát triển, hình dạng lá
không bình thường, lóng ngắn,…Thường sử dụng kẽm ở dạng ZnSO4.7H2O.
b. Sắt (Fe):
Những môi trường cổ điển thường dùng sắt dưới dạng clorua sắt FeCl 2, FeCl3.6H2O,
FeSO4.7H2O, Fe(SO4)3…. Hiện nay hầu hết các phòng thí nghiệm đều dùng sắt dưới dạng chelat
kết hợp với Disodium Ethylen diamin tetra-acetat (Na2-EDTA). Ở dạng này sắt hầu như không bị
tủa và giải phóng dần dần ra ngoài môi trường theo nhu cầu của mô thực vật.
c. Đồng (Cu):
Là thành phần cấu trúc của nhiều enzym xúc tác các phản ứng oxi hóa khử, can thiệp vào các
phản ứng oxi hóa cần oxi phân tử.
Thiếu đồng lá kém phát triển, có màu xanh đậm. Nếu thiếu nhiều dẫn đến chết một phần của lá.
Thường được sử dụng ở dạng CuSO4.5H2O.
d. Mangan (Mn):
Ảnh hưởng của Mn đối với cây trồng khá giống sắt, ngoại trừ bệnh vàng lá không xuất hiện ở
lá non như trong trường hợp của sắt. Có một vài dấu hiệu chothấy có sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa
các lượng khác nhau sắt và mangan và cần phải phòng ngừa trước để để chắc chắn rằng sự cân
đối giữa mangan và sắt là không đổi trong giới hạn phát triển tốt nhất của cây trồng.
e. Bor (B):
Bor liên quan trong sự tổng hợp các acid nucleic, các phản ứng hormon và các chức năng của
màng, trong sự cận chuyển carbohydrat, và trong sự dùng calcium cho sự thành lập vách.
Thiếu Bor, sự phân chia tế bào bị cản, sự hoại mô đen xảy ra ở lá non (chủ yếu ở gốc lá) và rễ

phù to, cây có thể mất ưu tính ngọn.
f. Molypden (Mo):
Mo là thành phần của nitrat reductase. Thiếu Mo, có sự hoàng hóa và hoại mô ở các lá già.
• Nguồn Carbon:
Trong nuôi cấy in vitro, nguồn carbon để mô, tế bào thực vật tổng hợp nên các chất hữu cơ
giúp tế bào phân chia, tăng sinh khối không phải do quá trình quang hợp cung cấp mà do đường
trong môi trường. Đường được sử dụng như nguồn carbon cung cấp năng lượng chủ yếu trong
nuôi cấy phôi.
Hai dạng đường thường được sử dụng nhất là saccharose và glucose nhưng hiện nay
saccharose được dùng phổ biến hơn vì 2 nguyên nhân chính:
o Sử dụng đường saccharose kinh tế hơn đặc biệt là khi ứng dụng vào sản xuất vì giá thành
đường saccharose thấp hơn.
o Đường saccharose là một disaccharit được cấu tạo từ 2 đường đơn là α- D-glucose và βD-fructose. Trong quá trình hấp vô trùng môi trường với autoclave ở 121oC, 1atm,
saccharose bị tách thành 2 loại đường đơn như trên và mô thực vật có thể hấp thu được cả
hai loại đường đơn này, đối với một số mô đặc biệt thì sự hấp thu đường fructose hiệu
quả hơn glucose, ngay cả đường saccharose mô thực vật vẫn có thể hấp thu được nhờ các
enzyme và các chất chuyên chở đặc biệt qua màng.
Trong thí nghiệm nuôi cấy phôi dừa, không sử dụng đường vàng vì trong đường vàng có
nhiều tạp chất, có thể là những yếu tố không kiểm soát được trong quá trình làm thí nghiệm.
Ngoài ra, đường còn tác động như chất tạo ra áp suất thẩm thấu. Tùy từng giai đoạn phát triển
phôi khác nhau, nhu cầu về đường và áp suất thẩm thấu khác nhau (từ 0.1 đến 12%).
• Các Vitamin:
Các vitamin thường được pha hỗn hợp trong dung dịch mẹ có nồng độ cao gấp 500 hoặc
1000 lần dung dịch làm việc. Các dung dịch vitamin rất dễ hỏng do nấm khuẩn nhiễm tạp, vì vậy
cần giữ trong điều kiện lạnh dưới 0oC.
21


22


Vai trò từng loại vitamin:
o Thyamin hydrocloric (B1): dạng tinh bột kết tinh trắng, hút ẩm, rất không bền vững.
Chứa lưu huỳnh, được tổng hợp trong lá hay chồi non. Các mô nuôi cấy không tổng hợp
được vitamin B1 do vậy cần bổ sung vào môi trường nuôi cấy. Vitamin B1 thiết yếu
trong sự biến dưỡng tế bào.
o Vitamin PP được tìm thấy trong NAD hay NADP, các coenzym thiết yếu trong sự vận
chuyển điện tử.
o Prydoxine HCl (B6) :dưới dạng phosphoryl hóa, là nhóm hoạt động của transaminase
o Myo-inositol : là một đồng phân của inositol, chất liên quan trong sự truyền dấu hiệu
hormon và liên kết với auxin. Nó thường được dùng với nồng độ khá cao nên thường đặt
ngoài nhóm vitamin.
o Ca-D pantothenate: chất bột trắng, tan trong nước, là dạng phổ biến nhất của vitamin B3
o Biotin cần trong vài sự carboxyl hóa
• Chất điều hoà tăng trưởng thực vật.
Chất điều hoà sinh trưởng thực vật (hormone thực vật) là những hợp chất hữu cơ do t ế bào
tạo ra tại một nơi nào đó trong cơ thể thực vật và được chuyển tới một nơi khác. Ở đó, với nồng
độ rất thấp gây ra một phản ứng sinh lý.
Ở nồng độ thấp làm biến đổi các hoạt động sinh lý (kích thích, điều hoà hay cản) các quá
trình sinh lý của thực vật.
Ở nồng độ cao chúng trở thành chất độc cho thực vật (đặc biệt là với con người).
Chất điều hoà sinh trưởng nội sinh ít bền và dễ kiểm soát hơn so với các chất điều hoà ngoại
sinh. Do vậy trong thực tế các chất điều hoà tổng hợp được sử dụng rất phổ biến.
Chất điều hoà sinh trưởng thực vật được phân làm 5 nhóm chính là: Auxin, Cytokinin,
Gibberilin, Acid Abscisic và Ethylen. Mỗi chất có những tác dụng sinh lý khác nhau trên quá
trình sinh trưởng của thực vật tự nhiên và thực vật trong nhân giống in-vitro.
VI.2.5. Tác động của các điều kiện môi trường:
• Ánh sáng:
Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo hình cây in vitro, nó tác động đến các quá
trình quang hợp và hô hấp của cây. Ánh sáng còn góp phần vào việc tạo rễ và chồi bất định của
các phôi. Khi thiếu ánh sáng cây sẽ bị hoàng hoá do lá thiếu diệp lục tố vì quang hợp không xảy

ra dẫn đến hậu quả là cây sẽ giảm trọng lượng, việc phân hoá mô và tạo rễ sẽ giảm.
Mặt khác, khi cường độ ánh sáng yếu thì cường độ quang hợp cũng kém hơn cường độ hô
hấp làm tăng hàm lượng CO2 gây độc cho cây. Khi ánh sáng quá nhiều, cường độ ánh sáng tăng
cao sẽ làm tăng sự thoát hơi nước, làm cho môi trường nuôi cấy khô do thiếu nước ảnh hưởng tới
sự phát triển của mô cấy.
Ánh sáng trong phòng cấy mô có cường độ thay đổi trong khoảng 3000 - 5.000lux thời gian
chiếu sáng từ 8-10 giờ /ngày. Khi chuẩn bị đưa cây ra vườn ươm thì cường độ ánh sáng tăng lên
khoảng từ 3.000- 5.000 lux.
Phản ứng của cây đối với quang hợp và phát sinh hình thái khi ánh sáng có bước sóng 400 và
680nm do diệp lục tố a và b có hai cực đại hấp thu, một ở vùng xanh lam (400-460nm), một ở
vùng đỏ (620-680nm) và hầu như không hấp thu ánh sáng ở giữa hai cực đại này (tức trong vùng
lục và vàng). Chất lượng ánh sáng quyết định đến khả năng phát sinh hình thái của cây in
vitro. Chất liệu bình nuôi cấy cho phép sự vận chuyển ánh sáng qua bình. Ví dụ: chất liệu là thủy
tinh, nhựa, polycarbonate, cho phép cản ánh sáng có bước sóng 390, 300, 290nm. Như vậy, ánh
sáng mà cây in vitro thu nhận được phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng và chất liệu bình nuôi cấy.
• Nhiệt độ:
22


23

Nhiệt độ có tác động trên sự tăng trưởng do tác động trên sự quang hợp, các phản ứng biến
dưỡng, sự hấp vận chuyển nước và các chất khoáng.
Ánh sáng là nguồn gốc tạo nên năng lượng và chuyển thành nhiệt năng, 25% năng lượng được sử
dụng trong quang hợp. Ánh sáng làm cho bình nuôi cấy tăng nhiệt độ, và chênh lệch cao nhiệt độ
ngoài bình từ 0,5 đến 1oC trong suốt quá trình quang hợp.
• Độ ẩm:
Độ ẩm trong nuôi cấy in vitro cần độ ẩm tương đối khoảng 95% do độ ẩm ảnh hưởng tới
hình thái, cấu trúc và sinh lý của mô cấy. Độ ẩm giúp tạo áp suất thuỷ tĩnh, giảm bớt nhiệt độ dao
động trong bình cấy, giúp vận chuyển các chất trong cơ thể thực vât…

Khi độ ẩm trong bình cấy mô quá cao sẽ gây ra sự bão hoà hơi nước trong bình cấy mô làm
cho lớp cutin mỏng, hiện tượng thuỷ tinh thể xảy ra dẫn đến sự giảm năng suất khi đưa cây ra
môi trường ngoài.
• Độ pH:
Độ pH phù hợp trong nuôi cấy phôi dừa sáp trong khoảng từ 5,8 - 6. Trong môi trường nuôi
cấy nếu pH chưa phù hợp thì nó có xu hướng dịch chuyển về pH phù hợp để mô có thể phát triển
được.
VI.2.6. Giai đoạn thích nghi:
Để thích nghi cây dừa nuôi cấy phôi, cây con cần có tỷ lệ thích hợp giữa chồi và rễ. Nếu
cây con đã được tạo rễ in vitro, khi trồng vào hỗn hợp đất (chứa trong túi PE) cần được duy trì
trong các điều kiện che sáng một phần và độ ẩm tương đối cao trong vài ngày. Cây thích nghi
nhờ sự giảm dần độ ẩm tương đốitrong khí quyển. Điều này được thực hiện đơn giản bằng cách
trùm cây con với với túi PE trong suốt trong vài ngày sau đó mở dần túi PE ra.
Cây con ra rễ in vitro có thể làm cho cứng cáp hơn bằng cách để cây con trong ống nghệm thêm
1-2 tuần trước khi cho ra hỗn hợp đất. Xử lý cây con mới được chuyển ra đất với các chất chống
nấm giúp làm tăng đáng kể sự sống còn của các cây con.
• Sự tự dưỡng của cây con:
Quang hợp và sự tạo lớp sáp cutin trên lá có ảnh hưởng trên sự sống còn của cây con từ sự
nuôi cấy in vitro. Cây con tăng tưởng in vitro trên môi trường giàu carbihydrate nói chung chỉ
sản xuất một phần rất ít nhu cầu carbohydrate từ sự cố định CO2 trong quang hợp.
Khi các cây con này được chuyển vào điều kiện in vivo, chúng phải trở nên hoàn toàn tự dưỡng,
quang hợp gia tăng. Tuy nhiên trong thời gian đầu (trong vòng khoảng 1-2 tuần) chúng vẫn còn
phóng thích nhiều CO2 hơn là hấp thu cho quang hợp. Hô hấp tối của các cây này cũng cao hơn
hô hấp tối của các cây con cùng tuổi, cho thấy rằng các cây con mới được chuyển dùng nhiều
năng lượng để thích ứng với môi trường mới. Do đó sự sống còn của các cây con mới được
chuyển ra vườn ươm lệ thuộc mạnh vào nguồn tinh bột được tích lũy trong sự nuôi cây in
vitro.
• Sự cân bằng nước của cây con:
Các cây con từ sự nuôi cây in vitro có lớp sáp cutin trên bề mặt lá mỏng hơn nhiều so với các
cây tương tự được trồng trong nhà kính hay ngoài đồng. Sự giảm lớp sáp cutin này làm cây con

in vitro mất nước nhanh hơn cây bình thường và do đó gây bất lợi cho cây in vitro khi mới
chuyển ra vườn ươm. Độ ẩm cao trong các bình nuôi cây được xem là nguyên nhân chính làm
giảm lớp sáp cutin. Ánh sáng thấp cũng góp phần trong sự giảm này. Một lý do khác của sự mất
nước là hoạt động không hiệu quả của các khí khẩu.

VII. KỸ THUẬT TRỒNG:
VII.1. Mùa vụ:
23


24

Ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nên trồng vào tháng 6 - 7 dương lịch (đã vào
mùa mưa) để giảm chi phí tưới trong giai đoạn cây con. Tuy nhiên, nếu chủ động được nguồn
nước tưới thì có thể trồng vào bất kỳ thời gian nào trong năm.
VII.2. Đào mương lên liếp:
Ở ĐBSCL ngoài đất giồng cát, thì tất cả các loại đất từ đất phù sa ven sông hay đất phèn
đều phải lên liếp khi trồng cây lâu năm như cây dừa. Tuy nhiên, kiểu lên liếp tùy thuộc vào từng
loại đất và mô hình canh tác. Đối với vùng đất phù sa không phèn có thể lên liếp theo kiểu cuốn
chiếu, tức là lớp đất mặt bị đưa xuống dưới và tầng đất ở dưới sâu được đưa lên mặt, dần dần liếp
được hình thành. Đối với vùng đất có phèn, tùy thuộc vào độ sâu xuất hiện tầng phèn mà xác
định độ sâu của mương, tránh đưa tầng đất phèn tiềm tàng lên tầng mặt, đất oxid hóa sinh ra
phèn hoạt động sẽ làm chết cây dừa. Ngoài ra, nên áp dụng biện pháp kê liếp để không làm đảo
lộn tầng đất, không đưa đất phèn lên tầng mặt.
VII.3. Kích thước liếp:
Tùy thuộc vào loại đất và mô hình canh tác mà liếp được lên theo kiểu liếp đơn với chiều
rộng mặt từ 4-6 m hay liếp đôi với chiều rộng mặt từ 6-8 m, thậm chí từ 10-12 m. Đối với vùng
đất phù sa, không phèn, có thể lên liếp đôi để tiện việc trồng xen hoa màu trong giai đọan kiến
thiết cơ bản, đồng thời cũng dễ áp dụng các mô hình đa canh khi cây trưởng thành. Đối với vùng
đất có phèn, mặn nên lên liếp đơn để liếp mau rửa phèn và thường áp dụng mô hình độc canh

hay xen canh với một số cây có khả năng chịu phèn như chuối, khóm.
Đất cát pha địa hình bằng phẳng, dễ thoát nước: Không cần lên liếp. Dọn sạch đất,
cày tơi xốp. Định hướng trồng, đóng cọc định vị hố trồng.
o Đất thịt khó thoát nước: Phải đào mương lên liếp. Kích thước và kiểu liếp thay
đổi tùy theo điều kiện thực tế, nhưng điều kiện quan trọng là phải có tầng đất mặt
dày 1m để bảo đảm cho bộ rễ dừa phát triển. Có 2 loại liếp: liếp đơn và liếp đôi.
o Liếp đôi: Bề rộng liếp đôi thường là 10 m. Trồng hai hàng dừa ở 2 bên, cách bờ
mương 1-1,5 m.
o

o

Liếp đơn: Bề rộng mặt liếp khoảng 5 m. Trồng một hàng dừa ở giữa liếp

24


25

Đối với đất có tầng canh tác dày > 50 cm có thể lên liếp hoàn chỉnh ngay từ đầu. Đối với
đất có tầng canh tác < 50 cm có thể tiến hành lên ụ với các bước sau:
Năm đầu tiên: đắp ụ dạng hình nón cụt chiều cao 1m, bề mặt trên có cạnh rộng
2,5m, cạnh đáy rộng 3,5m.
o Năm thứ 2: mở rộng ụ thêm 1m mỗi cạnh.
o Năm thứ 3: nối các ụ lại với nhau để hình thành liếp hoàn chỉnh.
o

Nếu trồng trên ụ, kích thước không nên quá nhỏ, cây sẽ bị hốc nước vào mùa khô, ít nhất
cạnh đáy ụ phải được 3,5m, cạnh ở mặt ụ 2,5m.
VII.4. Khoảng cách trồng:

Khoảng cách trồng tùy theo giống, độ màu mỡ của đất, điều kiện khí hậu và mô hình có
trồng xen hay không. Giống dừa cao do có lá dài 5-6m nên thường trồng thưa hơn giống dừa lùn
với lá dài 3-4m. Vùng đất màu mỡ, mưa nhiều, không có các yếu tố bất lợi của môi trường cây
dừa sẽ phát triển mạnh nên trồng thưa hơn so với vùng đất đai không màu mỡ và khí hậu khô
hạn, lượng mưa thấp. Ngoài ra, mô hình có trồng xen nên trồng thưa nhằm bảo đảm nhu cầu ánh
sáng cho cây trồng xen. Trồng quá thưa sẽ lảng phí đất canh tác nhưng nếu trồng quá dầy cây
cạnh tranh ánh sáng, vươn cao, lóng dài cho năng suất thấp. Trồng theo kiểu hình tam giác có
mật độ cao hơn 15% so với trồng theo kiểu hình vuông. Tuy nhiên, trồng theo kiểu hình vuông
hay hình chữ nhật thích hợp cho mô hình trồng xen hơn trồng theo kiểu tam giác (Bảng 3).
o
o
o

Giống dừa cao: khoảng cách 9m x 9m hình tam giác đều, mật độ 143 cây/ha.
Giống dừa lai: khoảng cách 8.5m x 8,5m hình tam giác đều, mật độ 160 cây/ha.
Giống dừa lùn: khoảng cách 8m x 8m hình tam giác đều, mật độ 180 cây/ha.

Bảng 3. Số cây dừa/ha tương ứng theo mật độ trồng và phương pháp trồng
Phương pháp

Phương pháp

Hình vuông

Tam giác đều

7x7

204


236

7,5 x 7,5

178

205

Khoảng
cách
trồng (m)

25


×