Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Tiểu luận nghiên cứu quá trình thụ tinh và kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.83 KB, 42 trang )

TIỂU LUẬN SINH HỌC
ĐẠI CƯƠNG

QUÁ TRÌNH THỤ TINH
VÀ KỸ THUẬT THỤ TINH
TRONG ỐNG NGHIỆM

LỚP: KU13VLI01


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG

TIỂU LUẬN

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH THỤ TINH VÀ
KỸ THUẬT THỤ TINH TRONG ỐNG
NGHIỆM

GV: LÊ THỊ THỦY TIÊN

Tp.HCM, Tháng 4/2015
2|Page


LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi Trái Đất được hình thành, những sinh vật đầu tiên được hình thành từ
những thể đơn bào đến các sinh vật đa bào như con người chúng ta, sinh ra lớn
lên và bắt đầu tìm cách để phân chia tạo ra thế hệ mới, đó là bản năng và cũng


là cách để các sinh vật tồn tại và phát triển đến tận ngày nay. Và để một cơ thể
sống mới được tạo ra thì nó phải được hình thành qua quá trình thụ tinh. Thụ
tinh là 1 quá trình ấn tượng khi 1 tinh trùng đối mặt với biết bao nhiêu điều kì
lạ để kết hợp với trứng và tạo ra 1 cơ thể sống mới. Đấy là câu chuyện của tất
cả chúng ta.
Vô sinh là một vấn đề phổ biến trong thời đại hiện nay. Theo một nghiên cứu
mới công bố, tại thời điểm hiện tại ở Úc, phụ nữ chiếm khoảng 40% nguyên
nhân gây ra vấn đề vô sinh và nam giới cũng chiếm 40%. Vô sinh đến từ cả
nam và nữ chiếm 10%, 10% còn lại không có một lý do rõ ràng nào cả.
Hầu hết chúng ta, nhất là những cặp đôi trẻ và khoẻ mạnh đều nghĩ rằng chúng
ta có thể thụ thai tự nhiên và sinh con khi chúng ta muốn. Nhưng không phải
lúc nào cũng đơn giản như vậy. Trên thực tế, cứ mỗi 6 cặp vợ chồng thì sẽ có 1
cặp có khả năng bị vô sinh, chiếm khoảng 15% dân số.Chính vì thế mà một số
phương pháp đã ra đời để giải quyết vấn đề này. Thụ tinh trong ống nghiệm là
phương pháp được thử nghiệm nhiều nhất hiện nay.

3|Page


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Buồng trứng.
Hình 2. Tinh trùng
Hình 3. Sự giao phối giữa 2 protein trên bề mặt tinh trùng và trứng giúp
thụ tinh thành công. (Ảnh: Corbi)
Hình 4. Hành trình của tinh trùng đến trứng để thực hiện quá trình thụ thai là cả
một chặng đường đầy thử thách
Hình 5: Tinh trùng bơi qua cổ tử cung……………………………………………..
Hình 6. Tế bào miễn dịch tiêu diệt tinh trùng
Hình 7. Tinh trùng đến chỗ trứng
Hình 8. Tinh trùng tiến đến trứng…………………………………………………..

Hình 9. Tinh trùng vượt qua lớp tế bào hình nan hoa
Hình 10. Tinh trùng chui vào cùng trong trứng…………………………………….
Hình 11.Chỉ duy nhất 1 tinh trùng xuyên thủng được lớp vỏ của trứng để tiếp tục
quá trình thụ thai.
Hình 12. Tinh trùng còn lại bị mắc kẹt tring lớp màng cứng………………………
Hình 13. Hình ảnh minh họa IV
Hình 14. IVF trên đĩa Petri…………………………………………………………
Hình 15. Hình minh họa IVF……………………………………………………….
Hình 16. Chọc hút trứng.
Hình 17. Tiêm tinh trùng vào trứng …………………………………………...........
Hình 18. Quá trình đông lạnh
Hình 19. Phôi sau 2-3-5 ngày…………………………………………………….…35
Hình 20.Chị Louise Brown lúc mới chào đời và hình của chị ngày nay (Ảnh:
Typepad, BBC)………………………………………………………………………………..41

MỤC LỤC
4|Page


Đề mục

Trang

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT
5|Page


1.1

BUỒNG TRỨNG

Buồng trứng nằm ở hai bên hố chậu, nó có một mạch treo riêng gọi là

mạc treo buồng trứng xuất phát từ lá sau của dây chằng rộng và dính và sừng tử
cung bằng dây chằng buồng trứng.. Gồm có hai vùng: Vùng tủy và vùng vỏ
Mô liên kết vùng vỏ buồng trứng chứa những khối hình cầu gọi là nang
trứng. Mỗi nang trứng là một cái túi đựng noãn, ở thai nhi, trẻ em chưa đến tuổi
dậy thì, những nang trứng này gọi là nang trứng nguyên thuỷ.
Trong đời sống sinh dục của người phụ nữ, những nang trứng nguyên thuỷ tiến
triển qua các giai đoạn khác nhau và cứ cách 14 ngày trước khi thấy kinh, có
một (đôi khi 2-3) nang trứng tiến triển tới mức chín (trưởng thành), vỡ ra và
phóng thích noãn gọi là sự rụng trứng.

Hình 1. Buồng trứng.
1.2

TINH TRÙNG

Tinh trùng được tạo ra ở tinh hoàn, mỗi tinh trùng mang 23 nhiễm sắc thể tức
là một nửa số nhiễm sắc thể để tạo thành con người (23 cặp) do đó nó được gọi
là tế bào đơn bội. Tế bào tinh trùng của người được cấu tạo bởi phần đầu dài
khoảng 5 µm (5 phần nghìn mm) và đuôi dài 50 µm.] Nhờ cái đuôi hình roi,
tinh trùng có thể di chuyển được cỡ 1 – 3 mm/ phút.

6|Page


Hình 2. Tinh trùng
1.3

KĨ THUẬT ICSI


1.3.1 Khái niệm:

Kỹ thuật ICSI – Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng là kĩ thuật, là kỹ thuật
vi thao tác để tiêm một tinh trùng vào bào tương trứng. Kỹ thuật này thường
sử dụng trong các trường hợp hiếm muộn do yếu tố nam.
ICSI sẽ được thực hiện vào ngày chọc hút trứng. Trong thủ thuật này, một
tinh trùng sẽ được tiêm vào mỗi trứng thông qua một đầu kim siêu nhỏ.
Đánh giá trứng có thụ tinh hay không sẽ được thực hiện vào ngày hôm sau.
Tuy chỉ mới phát triển chưa đầy 20 năm nhưng ICSI đã chiếm gần 50% các
chu kỳ thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Ở một số trung tâm, 100% các
chu kỳ hỗ trợ sinh sản đều thực hiện ICSI. Hiện nay ICSI được xem là
phương pháp điều trị vô sinh nam hiệu quả nhất, tỉ lệ có thai của một chu kỳ
điều trị thường trên 30%.
1.3.2 Ưu điểm:
Kỹ thuật ICSI có thể giúp một nam giới có chất lượng tinh trùng kém, thậm
chí không có tinh trùng vẫn có khả năng có con như một nam giới có chất
lượng tinh trùng tốt.
Có thể tránh một số trường hợp tinh trùng không thể tự thụ tinh do bất
thường về thụ tinh, dẫn đến không có phôi để chuyển vào buồng tử cung

7|Page


1.3.3 Nhược điểm:
Trứng có thể bị tổn thương và ảnh hưởng đến phổi
Vô sinh nam có thể nhiễm sắc thể và bệnh lí di truyền cao hơn bình thường
Tỉ lệ bất thường nhiểm sắc thể ở trẻ sinh ra do kỹ thuật ICSI có thể tăng
nhẹ, đặc biệt ở các trường hợp tinh trùng yếu nặng, dị dạng.
1.4. Kĩ thuật hỗ trợ phôi thoát màng:

1. 4.1 Khái niệm:
Hiện tượng phôi thoát màng (Hatching): Thường xảy ra vào ngày thứ 5 (120
giờ) sau khi thụ tinh. Lúc này phôi ở giai đoạn phôi nang và di chuyển vào
trong lòng tử cung. Sau khi thoát màng phôi nang bắt đầu làm tổ trong nội mạc
tử cung từ ngày thứ 6. Bất cứ nguyên nhân nào khiến cho phôi nang không thể
thoát màng đều ngăn cản quá trình làm tổ, từ đó sự thụ thai không thể diễn ra.
Hỗ trợ phôi thoát màng (assisted hatching) là 1 kỹ thuật hỗ trợ sinh sản làm
mỏng hoặc làm thủng màng trong suốt bên ngoài phôi, giúp phôi dễ thoát ra
ngoài và làm tổ vào tử cung hơn. Nhờ đó giúp cải thiện tỉ lệ thành công khi làm
thụ tinh trong ống nghiệm.
1.4.2. Ưu điểm:
Cải thiện tỉ lệ thành công khi làm thụ tinh trong ống nghiệm.
1.4.3. Nhược điểm:
Nguy cơ làm tổn thương tới phôi trong suốt quá trình thực hiện hỗ trợ phôi thoát
màng. Tăng tỷ lệ đa thai khi chuyển nhiều phôi.
1.4

Kỹ thuật chuyển phôi thoát màng

1.4.1 Khái niệm:
Hiện tượng phôi thoát màng (Hatching): Thường xảy ra vào ngày thứ 5 (120
giờ) sau khi thụ tinh. Lúc này phôi ở giai đoạn phôi nang và di chuyển vào trong
lòng tử cung. Sau khi thoát màng phôi nang bắt đầu làm tổ trong nội mạc tử cung
từ ngày thứ 6. Bất cứ nguyên nhân nào khiến cho phôi nang không thể thoát màng
đều ngăn cản quá trình làm tổ, từ đó sự thụ thai không thể diễn ra.
Hỗ trợ phôi thoát màng (assisted hatching) là 1 kỹ thuật hỗ trợ sinh sản làm
mỏng hoặc làm thủng màng trong suốt bên ngoài phôi, giúp phôi dễ thoát ra ngoài
8|Page



và làm tổ vào tử cung hơn. Nhờ đó giúp cải thiện tỉ lệ thành công khi làm thụ tinh
trong ống nghiệm.
1.4.2 Ưu điểm:
Cải thiện tỉ lệ thành công khi làm thụ tinh trong ống nghiệm.
1.4.3 Nhược điểm:
Nguy cơ làm tổn thương tới phôi trong suốt quá trình thực hiện hỗ trợ phôi thoát
màng
Tăng tỷ lệ đa thai khi chuyển nhiều phôi.
1.5

Protein Juno - Phương pháp ICSI

Các nhà khoa học vừa phát hiện một protein then chốt ở trứng, giúp tinh trùng thụ
tinh thành công, tạo ra sự sống mới. Đột phá này làm dấy lên hy vọng về phương
pháp chữa trị mới, tốt hơn dành cho phụ nữ vô sinh.
Theo các nhà nghiên cứu Anh, trên bề mặt của trứng tồn tại một protein đóng vai
trò thiết yếu đối với khả năng sinh sản. Với biệt danh "Juno", đặt theo tên gọi nữ
thần hôn nhân và sinh sản của người La Mã, protein này "giao phối" với một
protein đồng cấp trên bề mặt tinh trùng vào thời điểm thụ tinh.
Nếu không có Juno, trứng và tinh trùng không thể kết nối để tạo ra sự sống mới,
đồng nghĩa với quá trình thụ tinh thất bại.
Chuyên gia Gavin Wright thuộc Viện Wellcome Trust Sanger (Anh) tuyên bố:
"Chúng tôi đã giải mã được một bí ẩn lâu nay trong sinh vật học bằng cách nhận
diện các phân tử biểu lộ ở mọi trứng và tinh trùng, gắn kết chúng với nhau ở thời
điểm chúng ta thụ thai. Nếu không có sự tương tác thiết yếu này, quá trình thụ tinh
không thể xảy ra. Chúng ta có thể sử dụng khám phá này để cải thiện các phương
pháp hỗ trợ sinh sản và phát triển những biện pháp tránh thai mới".

9|Page



Hình 3. Sự giao phối giữa 2 protein trên bề mặt tinh trùng và trứng giúp thụ tinh thành công.
(Ảnh: Corbi)

Kể từ năm 2005, khi các nhà nghiên cứu phát hiện một protein then chốt tọa lạc ở
đầu tinh trùng, họ tiếp tục tìm kiếm protein có vai trò tương tự ở trứng. Nhóm
chuyên gia đến từ Viện Sanger đã tạo ra một phiên bản nhân tạo của protein tinh
trùng và sử dụng nó để truy lùng phiên bản ở trứng.
Sau khi tìm được Juno, các nhà nghiên cứu đã tiến hành hàng loạt thử nghiệm
chứng minh nó cần thiết đối với quá trình thụ tinh. Điều quan trọng là, những con
chuột không thể tạo ra Juno dường như hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng vô sinh. Mặc
dù chuột cái vẫn sản sinh ra trứng, nhưng tinh trùng không thể kết hợp với các quả
trứng này, theo báo cáo nghiên cứu trên tạp chí Nature.
Các thử nghiệm cũng hé lộ, Juno nhanh chóng được loại bỏ khỏi bề mặt của trứng
sau khi thụ tinh. Điều này nhằm đảm bảo chỉ có tinh trùng kết hợp với trứng và
tăng tỉ lệ thụ thai thành công.
Nhóm nghiên cứu nhận định, một protein tương tự ở chuột cái cũng tồn tại trên bề
mặt trứng của phụ nữ, và các khiếm khuyết ở protein này có thể giải thích tại sao
một số cặp vợ chồng không thể có con. Tình trạng vô sinh là vấn đề đang gia tăng,
đặc biệt ở các nước phương Tây. Thống kê cho thấy, 20% các ca vô sinh hiện có
căn nguyên không rõ ràng.
10 | P a g e


Nếu khám phá mới được xác thực, phụ nữ sở hữu protein Juno "lỗi" có thể được
điều trị bằng phương pháp ICSI, một dạng thụ tinh trong ống nghiệm đặc biệt,
trong đó tinh trùng được bơm trực tiếp vào trứng. Quá trình sẽ vòng tránh protein
bị lỗi trên bề mặt và có thể cho phép các nữ chủ nhân thoả ước nguyện được làm
mẹ.
Khám phá cũng có thể được ứng dụng để tạo ra các loại thuốc tránh thai mới. Do

không dựa vào hormone, nên chúng có thể không gây thay đổi tâm trạng, mọc mụn
và các tác dụng phụ khó chịu khác ở người dùng như các loại thuốc tránh thai hiện
hành.

11 | P a g e


CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH THỤ TINH

Quá trình thụ tinh:

12 | P a g e


Hình 4. Hành trình của tinh trùng đến trứng để thực hiện quá trình thụ thai là cả một chặng
đường đầy thử thách

2.1. Trong quá trình giao hợp
Khoảng 300 triệu tinh trùng được phóng vào âm đạo.
Ngay sau đó hang triệu con lập tức bị trôi ra khỏi âm đạo, hoặc chết trong môi
trường acid quá cao. Tuy nhiên, rất nhiều tinh trùng sống sót nhờ sựu bảo vệ
của lớp tinh dịch bao quanh chúng.
2.2 Đi vào cổ tử cung
Tiếp theo tinh trùng phải vượt qua cổ tử cung để tiến vào tử cung. Những tinh
trùng này cần phải “đi du lịch” đoạn đường dài khoảng 20cm từ cổ tử cung
thông qua tử cung đến ống dẫn trứng với tốc độ khoảng 2-3mm/ phút. Đây
quả là một chuyến đi không hề ngắn! Tinh binh bơi nhanh nhất có thể gặp
được trứng trong ít nhất là 45 phút, trong khi những tinh binh chậm nhất có
thể mất đến 12 giờ. Nếu chưa tìm thấy một quả trứng nào trong ống dẫn
trứng tại thời điểm giao hợp, chúng có thể đợi ở đó thêm tối đa 72 giờ nữa.

Thông thường nó được đóng rất chặt, nhưng ở đây cổ tử cung được mở trong
vài ngày rụng trứng.

13 | P a g e


Hình 5: Tinh trùng bơi qua cổ tử cung

Các tinh trùng bơi qua chất nhầy cổ tử cung. Chất nhầy này đã loãng đi khá
nhiều để chúng dễ dàng vượt qua. Một khi đã lọt vào cổ tử cung, tinh trùng tiến
thẳng đến phía tử cung, dù hang triệu con sẽ chết vì không vượt qua nổi vùng
chất nhầy này. Một số con bị kẹt lại phía sau, bị mắc trong những nếp gấp của
cổ tử cung. Chúng vẫn có thể tiếp tục sau, là dự phòng của nhóm đi đầu.
2.3. Bên trong tử cung
Những cơ bắp thành tử cung co bóp để đẩy tinh trùng về phía trứng. Tuy nhiên,
những tế bào miễn dịch trong cơ thể người phụ nữ nhầm tinh trùng với tế bào
lạ, và tiêu diết hàng ngàn con nữa.

Hình 6. Tế bào miễn dịch tiêu diệt tinh trùng

Tiếp theo, 1 nửa số tinh trùng bơi thẳng về phía ống dẫn trứng trống rỗng, 2
nửa còn lại bơi về phía ống dẫn trứng chứa trứng chưa được thụ tinh. Giờ chỉ
còn vài ngàn tinh trùng sống sót.
14 | P a g e


2.4. Trong ống dẫn trứng
Ở đây có những chùm lông nhỏ đẩy trứng về phía tử cung. Muốn tiến lên, tinh
trùng buộc phải vượt qua lức cản này để tiếp cận được với trứng. Một số tinh
trùng bị kẹt trong lông và chết. Ở chặng này của cuộc hành trình, chất hóa học

trong ống dẫn trứng làm lớp màng trên đầu tinh trùng biến đổi, tinh trùng trở
nên năng động, bơi mạnh hơn và nhanh hơn tới đích của mình.

Hình 7. Tinh trùng đến chỗ trứng

Cuối cùng, tinh trùng cũng đến được chỗ trứng. Giờ chỉ còn vài chục trong
300 triệu tinh trùng sống sót.

Hình 8. Tinh trùng tiến đến trứng

2.5. Bên ngoài vỏ trứng
Trứng được bao phủ bởi 1 lớp tế bào thành hình nan hoa.

15 | P a g e


Hình 9. Tinh trùng vượt qua lớp tế bào hình nan hoa

Tinh trùng phải vượt qua được lớp tế bào này mới tiếp cận được vỏ trứng gọi
là vùng trong( zona pellucida). Khi tinh trùng tiến vào phía trong, tinh trùng
gắn nó vào thụ cảm tinh trùng trên vỏ trứng. Điều này kích thích mũ acrosome,
giải phóng enzyme tiêu hóa, giúp tinh trùng chui sâu vào vỏ trứng.

Hình 9. Tinh trùng chui sâu vào vỏ trúng

Bên trong vỏ trứng là lớp dịch nhầy mỏng bao phủ màng bảo vệ trứng.

16 | P a g e



Hình 10. Tinh trùng chui vào cùng trong trứng

Tinh trùng đầu tiên tiếp cận được với lớp màng này sẽ thụ tinh cho trứng.

Hình 11.Chỉ duy nhất 1 tinh trùng xuyên thủng được lớp vỏ của trứng để tiếp tục quá
trình

thụ thai.

2.6. Bên trong vỏ trứng
Sau cả 1 hành trình khó khăn với tỉ lệ thành công cực nhỏ, 1 tinh trùng duy
nhất gắn mình vào màng tế bào trứng. Vài phút sau lớp màng giữa chúng hợp
lại thành một, và trứng hút tinh trùng vào bên trong. Sự kiện này khiến lớp
màng trứng biến đổi, ngăn cản những tinh trùng còn lại gắn mình vào nó.

17 | P a g e


Hình 12. Tinh trùng còn lại bị mắc kẹt tring lớp màng cứng
Sau đó trứng giải phóng 1 chất hóa học đẩy tinh trùng khác ra khỏi vỏ, và tạo
ra 1 lớp màng bọc không thể xuyên thủng được. Khi phản ứng này truyền ra
bên ngoài, vùng trong cứng lên, nhốt tất cả các tinh trùng không may mắn còn
lại. Bên ngoài, không tinh trùng nào có thể chui vào vùng trong được nữa.
2.7. Bên trong trứng
Trong lúc đó bên trong trứng, khối gen nguyên liệu của nam giới bung ra. Một
lớp màng mới được tạo bao lấy khối gen này, tạo thành 1 nhân nguyên đực.
Bên trong, khối gen nhiên liệu tái tạo lại thành 23 nhiễm sắc thể. Khối gen nữ
giới bị đánh thức bởi sự thụ tinh, cũng đã giảm phân xong, tạo thành nhân
nguyên cái, cũng chứa 23 NST. Sau khi 2 nhân nguyên đực cái đã hoàn tất tái
tạo. Những sợi mảnh như tơ nhện, gọi là ống vi thể kéo chúng về phía nhau.

Hai bộ NST hợp lại thành một, hoàn tất quá trình thụ tinh. Đúng thời ddiemr
này, một mã di truyền độc nhất nảy sinh, ngay lập tức quyết định giới tính, màu
tóc, màu mắt và hàng tram các đặc tính khác. Tế bào nhỏ bé được gọi là hợp tử
này, là điểm bắt đàu của q con người mới. Giờ thì lông và ống dẫn trứng nhẹ
nhàng đẩy hợp tử tiến về phía cổ tử cung. Để cậu bé hay cô bé này bám vào lớp
màng tử cung đầy dinh dưỡng, phát triển đầy đủ trong suốt 9 tháng sau cho đến
khi sẵn sang được dinh ra đời.
Tuy nhiên, có khả năng người phụ nữ sẽ có thai ngoài tử cung nếu phôi thai
làm tổ ở một nơi khác ngoài tử cung, chẳng hạn như ống dẫn trứng. Thai
ngoài tử cung không tốt và cần phải dùng thuốc để ngăn chặn nó phát triển
18 | P a g e


hoặc. Nếu thai đã lớn, phải phẫu thuật để lấy nó ra nhằm ngăn ngừa nó bị
vỡ, gây tổn thương ống dẫn trứng .

19 | P a g e


CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ IVF

3.1

IVF là gì?
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là quá trình cho
trứng và tinh trùng thụ tinh bên ngoài tử cung của

20 | P a g e



người phụ nữ. Theo đó, quả trứng sẽ được thụ
tinh trong môi trường chất lỏng nhân tạo bên
trong các phòng thí nghiệm đặc biệt, dưới sự
tiến hành của các bác sĩ chuyên khoa. Sau khi
trứng được thụ tinh và phát triển thành hợp tử,
nó sẽ được đưa trở lại nuôi dưỡng bên trong cơ
thể người mẹ. Trứng thụ tinh (phôi) được đặt
trong tử cung của người phụ nữ khoảng 2-3 ngày
sau đó. Mang thai thành công có thể được xác
nhận khoảng 2 tuần sau đó.
Hình 13. Hình ảnh minh họa IV

Điều quan trọng là biết rằng khả năng có thai phụ thuộc vào chất lượng tổng thể
của phôi, bất kể độ tuổi của người phụ nữ. Cơ hội có thai cao hơn ở chu kỳ điều trị
thụ tinh ống nghiệm nếu chất lượng phôi thai nói chung là tốt. Ngược lại, cơ hội
cho sự thành công sẽ giảm khi chất lượng phôi kém.
3.2

Sự ra đời của phương pháp IVF

Sở dĩ, phương pháp được coi là giải pháp cho các cặp hiếm muộn này mang tên
thụ tinh trong ống nghiệm bởi cha đẻ của nó, bác sĩ Sir Robert Geoffrey
Edwards (27 /9/1925 - 10 / 4/2013) là một nhà y học người Anh, nhà bác học, công tác
tại Đại học Cambridge. Năm 2010, Robert Geoffrey Edwards đã đoạt Giải Nobel Sinh
lý và Y khoa cho thành tựu phát triển kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Ông sinh
ngày 27 tháng 9 năm 1925 tại Manchester, Anh. Cùng vớiPatrick Steptoe (1913 –
1988), Edwards đã thành công trong việc phát triển kỹ thuật thụ tinh trong ống
nghiệm và đã dẫn đến việc ra đời đứa bé đầu tiên được thụ tinh trong ống
nghiệm Louise Brown vào ngày 25 tháng 7 năm 1978.
Phương pháp này được gọi với đúng bản chất của nó thời điểm bấy giờ.Hiện nay,

việc thụ tinh không còn được tiến hành trong ống nghiệm, thay vào đó, quá trình
này diễn ra trên các đĩa Petri.
21 | P a g e


Hình 14. IVF trên đĩa Petri
Tuy nhiên, phương pháp này vẫn được gọi là thụ tinh trong ống nghiệm theo cách
gọi truyền thống bởi về mặt bản chất, không quá nhiều thứ được thay đổi. Các
nghiên cứu cho biết, việc tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm từ phôi đông lạnh sở
hữu khả năng thành công cao hơn cùng với sự an toàn hơn cho phôi thai so với
những phôi tươi được lấy trực tiếp từ cơ thể bố mẹ. Thậm chí, sử dụng phôi đông
lạnh còn giúp giảm thiểu nguy cơ chảy máu trong thời kỳ mang thai, hạn chế sinh
non cũng như đảm bảo đủ cân nặng cho thai nhi. Trên thực tế, thụ tinh trong ống
nghiệm được coi là cứu cánh cho các cặp hiếm muộn bởi khả năng vượt trội mà nó
sở hữu. Cụ thể, mọi trục trặc liên quan tới quá trình sinh nở, bao gồm các vấn đề ở
cơ quan sinh sản nữ cũng như chất lượng tinh trùng thấp ở nam giới đều dễ dàng
được khắc phục. Để tăng tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh trong ống
nghiệm, đa phần các bác sĩ thường cấy ghép đồng thời 2-4 phôi thai vào cơ thể
người mẹ tại cùng một thời điểm. Điều này đồng nghĩa với việc, những người thực
hiện thụ tinh trong ống nghiệm thường có tỷ lệ sinh đôi, sinh ba hoặc sinh tư cao
hơn rất nhiều so với bình thường. Tuy nhiên, mang đa thai khiến cơ thể người mẹ
bị quá tải, gây ảnh hưởng ngược trở lại tới sự thành công của quá trình thụ tinh
trong ống nghiệm. Chính vì lẽ đó, các bác sĩ là những người đưa ra lời khuyên hợp
lý nhất cho những cặp bố mẹ mong mỏi có con.
22 | P a g e


3.3 IVF tại Việt Nam
Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp điều trị hiếm muộn hiệu quả, tỷ lệ thai
trung bình tại Việt Nam khoảng 35-40%. 10.000 em bé đã ra đời từ kỹ thuật này từ

năm 1997 tới nay.
Thụ tinh trong ống nghiệm là kỹ thuật lấy noãn và tinh trùng kết hợp với nhau ở
ngoài cơ thể, tạo thành phôi. Phôi được nuôi từ 2 đến 5 ngày sau đó chuyển vào trong
buồng tử cung của người phụ nữ. Tỷ lệ thành công của kỹ thuật này từ 30% đến 40%.

3.4 Các trường hợp điều trị bằng phương pháp IVF
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là phương pháp điều trị hiếm muộn cho các
trường hợp:







Tắt nghẽn ống dẫn trứng
Lạc nội mạc tử cung
Tinh trùng ít, yếu, dị dạng
Không tinh trùng trong tinh dịch cần lấy tinh trùng bằng phẫu thuật mào
tinh, tinh hoàn.
Hiếm muộn không rõ nguyên nhân, bơm tinh trùng nhiều lần thất bại
Xin trứng

Hình 15. Hình minh họa IVF
3.5 Các loại liệu trình điều trị thụ tinh ống nghiệm?
Có 3 loại điều trị thụ tinh ống nghiệm:
3.5.1 Thụ tinh ống nghiệm cổ điển
23 | P a g e



IVF cổ điển, trứng được trộn lẫn với hàng ngàn tinh trùng trong một đĩa đặc
biệt và sau đó đặt trong một tủ cấy đặc biệt mô phỏng các điều kiện tự nhiên. Quá
trình thụ tinh diễn ra trong điều kiện phòng thí nghiệm và sau khi đảm bảo thụ
tinh, các phôi thai được đặt trở lại vào tử cung của người phụ nữ bằng một ống
chuyển phôi đặc biệt đưa qua cổ tử cung.
3.5.2 Thụ tinh ống nghiệm với chu kỳ tự nhiên
IVF với chu kỳ tự nhiên tức thu thập và thụ tinh một trứng được phóng thích từ
buồng trứng của bạn trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Không sử dụng thuốc
kích thích trứng trong điều trị này.
Chu kỳ thụ tinh ống nghiệm tự nhiên được hoạt động như thế nào?
Việc điều trị là tương tự như thụ tinh ống nghiệm cổ điển, nhưng không dùng các
loại thuốc kích thích trứng.
Khi buồng trứng của bạn không được kích thích nhân tạo, bạn không cần phải nghỉ
ngơi như sau khi thụ tinh ống nghiệm cổ điển.
Nếu việc điều trị của bạn là không thành công, bạn có thể thử lại sớm hơn nếu bạn
muốn
3.5.3 Thụ tinh ống nghiệm với kích thích nhẹ
Thụ tinh ống nghiệm với kích thích nhẹ, tức dùng liều thấp thuốc kích thích trứng
và sẽ làm ngắn được khoảng thời gian điều trị hơn so với thụ tinh ống nghiệm cổ
điển (IVF).
Chu kỳ thụ tinh ống nghiệm với kích thích nhẹ được thực hiện như thế nào?
Tương tự như thụ tinh ống nghiệm thông thường, thụ tinh ống nghiệm với kích
thích nhẹ được thực hiện cùng với những với các biến thể sau đây:
1. Bệnh nhân sẽ dùng thuốc kích thích buồng trứng liều thấp trong một thời gian
ngắn.
2. Các loại thuốc kích thích buồng trứng không làm cản trở những chu kỳ tự nhiên
của bạn, không giống như thụ tinh ống nghiệm cổ điển. Điều này rút ngắn thời gian
điều trị thuốc khoảng hai tuần và tránh các tác dụng phụ mãn kinh.
24 | P a g e



3. Do liều thuốc được sử dụng hơn, số lượng trứng thu thập được sẽ ít hơn so với
IVF thông thường.
4. Các phôi chất lượng phù hợp không được sử dụng hết có thể được trữ đông để sử
dụng trong tương lai của bạn.
5. Nếu việc điều trị của bạn là không thành công, bạn có thể không phải chờ đợi
thời gian dài để bắt đầu điều trị lại vì thuốc kích trứng sử dụng ít.

25 | P a g e


×