Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài báo cáo luật môi trường : TRÌNH BÀY TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.22 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC CẦN THƠ
MÔN: LUẬT LÂM NGHIỆP – MHP: NN481
GVHD: KIM OANH NA

Bài báo cáo nhóm 2
Thành viên nhóm:
Đổ Hoàng Ngọc Mi

B1412077

Nguyễn Thị Thúy Quyên

B1412099

Phạm Loan Anh

B1404468

Nguyễn Minh Như

B1404493

Danh Trạng

B1404507

Nguyễn Thành Ngôn

B1404490

Lê Anh Thư



B1404502

Đoàn Khánh Ngọc

B1404489

Chủ đề 2:
TRÌNH BÀY TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
CỦA TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP

I. Khái quát lịch sử hình thành Tổng cục lâm nghiệp:
 Bộ canh nông (1945)


 Ngày 14 tháng 11 năm 1945, Chính phủ đã ban hành Quyết nghị về việc
lập Bộ Canh nông,
 Ngày 01 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 69
đưa cơ quan Lâm chính trong toàn cõi Việt Nam đặt trực thuộc Bộ Canh
nông
 Bộ nông lâm (1955):
Tại phiên họp các ngày 1,2 và 4 tháng 02 năm 1955 của Chính phủ đã ra Nghị
quyết đổi tên Bộ Canh nông thành Bộ Nông lâm

 Tổng cục lâm nghiệp (1960)
 Vào năm 1960, hệ thống các Nông-Lâm trường được hình thành, phát triển
và được chuyển sang Bộ Nông lâm quản lý. Cuối tháng 4 năm 1960, Hội
đồng Bộ Trưởng đã họp, thảo luận và ra Nghị quyết trình Quốc hội, đề
nghị Quyết định tách Bộ Nông lâm thành 4 tổ chức: Bộ Nông nghiệp, Bộ
Nông trường, Tổng Cục Thuỷ sản và Tổng Cục Lâm nghiệp [10]. Trong

phiên họp ngày 28 tháng 4 năm 1960, Ban Thường trực Quốc hội họp và
Quốc hội tán thành Nghị quyết trên về tổ chức lại Bộ Nông lâm.
 Từ đây, Tổng Cục Lâm nghiệp được thành lập, là cơ quan trực thuộc
Chính phủ, có trách nhiệm quản lý công tác lâm nghiệp theo đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước; bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế
hoạch quản lý rừng và đất rừng, phát triển sản xuất lâm nghiệp, xây dựng
khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, nhằm xây dựng lâm nghiệp xã hội chủ
nghĩa, phát huy mọi mặt lợi ích và tác dụng của rừng để phục vụ sản xuất,
dân sinh, quốc phòng.

 Bộ Lâm nghiệp (1976)
Theo Nghị quyết của Quốc hội, trong cơ cấu của Hội đồng Chính phủ có Bộ
Lâm nghiệp.
Sau khi thành lập Bộ Lâm nghiệp, toàn bộ cơ cấu tổ chức thuộc Tổng Cục
Lâm nghiệp ở miền Bắc, ban Lâm nghiệp Trung Trung Bộ, Tổng cục Lâm
nghiệp miền Nam đều đặt dưới sự quản lý thống nhất của Bộ Lâm nghiệp

 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1995)
Từ ngày 03/10 - 28/10/1995, tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khoá IX thông qua
Nghị quyết về việc thành lập Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ


sở hợp nhất 3 Bộ: Bộ Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực
phẩm và Bộ Thuỷ lợi.

 Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (8/ 2007)
Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XII (tháng 8/2007) đã quyết định hợp nhất
Bộ Thuỷ sản vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

II. Tổ chức Tổng cục Lâm nghiệp:

o Tổ chức của Tổng cục lâm nghiệp có Tổng cục trưởng và không quá ba





Tổng cục phó.
Thứ trưởng, Tổng cục trưởng: Hà Công Tuấn
Phó cục trưởng: Nguyễn Bá Ngãi
Phó Tổng cục trưởng: Cao Chí Công
Tổng cục lâm nghiệp gồm hai tổ chức (15 đơn vị)

o Khối các đơn vị quản lí nhà nước:










Văn phòng Tổng cục: CVP.Nguyển Bình Minh
Vụ phát triển rừng: Vụ trưởng Triệu Văn Lực
Vụ khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế: Vụ trưởng Nguyễn Chí Hùng
Vụ pháp chế thanh tra: Vụ trưởng Đoàn Minh Tuấn
Vụ bảo tồn thiên nhiên: Vụ trưởng Trần Thế Liên
Vụ quản lí sản xuất lâm nghiệp: Vụ trửơng Lê Văn Bách
Cục kiểm lâm: Phó cục trưởng phụ trách Đỗ Tọng Kiêm

Cơ quan quản lí CITES Việt Nam: Giám đốc Đỗ Quang Tùng
Vụ kế hoạch tài chính: vụ trưởng Nguyễn Quang Dương

o Khối các đơn vị sự nghiệp:







Vườn quốc gia Ba Vì: Giám đốc Nguyễn Phi Truyền
Vườn quốc gia Tam Đảo: Giám đốc Đỗ Thanh Hải
Vườn quốc gia Cúc Phương: GĐ Trương Quang Bích
Vườn quốc gia Bạch Mã: GĐ Huỳnh Văn Kéo
Vườn quốc gia Cát Tiên: GĐ Nguyễn Văn Diện
Vườn quốc gia Yok Đôn: GĐ Nguyễn Hữu Thiện

III. Nhiệm vụ, chức năng của Tổng cục lâm nghiệp
1.Chức năng:
Tổng cục Lâm nghiệp là tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát


triển nông thôn quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về lâm nghiệp
và bảo tồn hệ sinh thái rừng trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện các hoạt
động dịch vụ công về lâm nghiệp và bảo tồn hệ sinh thái rừng theo quy định
của pháp luật.
(trích điều 1 quyết định 59 năm 2014 về chức năng nhiệm vụ quyền hạng và
cơ cấu tổ chức Tổng cục lâm nghiệp)

2. Nhiệm vụ
2.1 Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự
thảo nghị quyết của Ủy banThường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định, nghị
quyết của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; cơ
chế, chính sách và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.
b) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng
năm; các chương trình, dự án, đề án và công trình quan trọng quốc gia thuộc
phạm vi quản lý của Tổng cục.
c) Tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy phạm kỹ
thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của
Tổng cục.
2.2 Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc phạm
vi quản lý của Tổng cục.
2.3 Thẩm định và công bố tiêu chuẩn cơ sở chuyên ngành.
2.4 Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.
2.5 Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án,
đề án thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.


2.6 Về quản lý rừng:
a) Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Quy chế quản lý rừng; tiêu chí xác định và phân loại rừng, các phân khu chức
năng của rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; chuyển mục đích sử dụng rừng theo
quy định của pháp luật;
Cơ chế, chính sách về bảo vệ và phát triển rừng; phát triển sản xuất, thị trường
tiêu thụ lâm sản; quan hệ sản xuất và tổ chức sản xuất lâm nghiệp.
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc điều tra rừng; kiểm kê rừng, theo dõi diễn

biến rừng, tài nguyên rừng, đất trồng rừng và lập hồ sơ quản lý rừng; giao
rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, quy hoạch
nương rẫy và quản lý rừng bền vững.
c) Thẩm định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án
thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục theo phân công của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.7 Về bảo vệ rừng:
a) Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Việc tổ chức, xây dựng lực lượng chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy
rừng và bảo vệ rừng; chế độ quản lý, duy trì hoạt động của lực lượng phòng
cháy, chữa cháy rừng và bảo vệ rừng;
Huy động lực lượng, phương tiện của các cơ quan kiểm lâm và các Bộ,
ngành, địa phương để kịp thời ngăn chặn những vụ phá rừng nghiêm trọng,
chữa cháy rừng trong những trường hợp cần thiết.
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ, phát
triển rừng và quản lý lâm sản.


c) Thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ của lực lượng kiểm lâm, các
lực lượng bảo vệ rừng; quản lý trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện
cho lực lượng kiểm lâm và các lực lượng bảo vệ rừng.
d) Phối hợp với cơ quan bảo vệ thực vật trong phòng, trừ sinh vật hại
rừng.
2.8 Về bảo tồn thiên nhiên rừng:
a) Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tổ chức
và quản lý hệ thống rừng đặc dụng; chế độ quản lý, bảo vệ và danh mục những
loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; về săn bắt động vật rừng;
công bố Danh mục các loài động, thực vật hoang dã quy định tại phụ lục Công
ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
b) Hướng dẫn, kiểm tra về:

Xây dựng hệ thống rừng đặc dụng trên phạm vi cả nước;
Bảo vệ hệ sinh thái rừng; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các hoạt động
nghiên cứu khoa học, quản lý bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học,
giáo dục môi trường gắn với cộng đồng trong hệ thống rừng đặc dụng;
Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh; nuôi sinh sản, nuôi
sinh trưởng, trồng cây nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp,
quý, hiếm theo quy định của pháp luật.
c) Quản lý các khu rừng đặc dụng theo phân công của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
d) Hướng dẫn việc điều tra, đánh giá động vật, thực vật và vi sinh vật
đặc hữu theo quy định của pháp luật.
e) Thực hiện nhiệm vụ thành viên CITES theo phân công của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.


2.9 Về khôi phục, phát triển rừng:
a) Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiêu chí về
trạng thái các loại rừng, tiêu chí rừng trồng và rừng khoanh nuôi.
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các đề án, dự án, cơ chế, chính
sách, biện pháp kỹ thuật lâm sinh khôi phục, phát triển rừng; trồng cây phân
tán, lâm sản ngoài gỗ; sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản kết hợp.
2.10 Về giống cây trồng, vật nuôi lâm nghiệp:
a) Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy chế về
quản lý giống cây trồng, vật nuôi lâm nghiệp.
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý giống cây trồng, vật nuôi lâm
nghiệp theo quy định của pháp luật.
c) Tổ chức các hoạt động kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng giống cây
trồng, vật nuôi lâm nghiệp; cấp, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận về
giống cây trồng, vật nuôi lâm nghiệp.

2.11 Về sử dụng rừng:
a) Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định
về quản lý rừng bền vững; quy chế khai thác gỗ và lâm sản; điều kiện chế biến
gỗ, lâm sản; tổ chức các hoạt động dịch vụ môi trường rừng.
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý rừng bền vững; sử dụng rừng và
hoạt động dịch vụ môi trường rừng.
2.12 Về môi trường rừng:
a) Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cơ chế,
chính sách quản lý, điều hành, hướng dẫn thực hiện Chương trình hành động
quốc gia về giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế


mất rừng và suy thoái rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý rừng bền vững
và nâng cao trữ lượng các bon của rừng.
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường và các cam kết bảo vệ môi trường trong lâm nghiệp.
2.13 Thực hiện nhiệm vụ về thương mại, lâm sản theo phân công của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.14 Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức sản xuất, kinh tế hợp tác, xây
dựng nông thôn mới thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục theo quy định của
pháp luật.
2.15 Quản lý dự án quy hoạch, điều tra cơ bản thuộc nhiệm vụ của Tổng
cục theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
2.16 Tổ chức công tác thống kê và quản lý các cơ sở dữ liệu thuộc phạm
vi quản lý của Tổng cục.
2.17 Tổ chức nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và khuyến
lâm theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
2.18 Thực hiện hợp tác quốc tế theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn.
2.19 Thực hiện cải cách hành chính theo chương trình cải cách hành
chính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.20 Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế công chức, vị trí việc làm, số
lượng viên chức và người lao động; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ,
chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật; tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ đối với công chức, viên chức thuộc quyền quản lý
của Tổng cục theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.


2.21. Hướng dẫn, kiểm tra đối với hoạt động của các hội và tổ chức phi
chính phủ theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
2.22. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo quy định
của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
theo thẩm quyền.
2.23. Quản lý tài chính, tài sản và nguồn lực khác được giao theo quy
định của pháp luật.
2.24. Quản lý đầu tư xây dựng theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định của pháp luật.
2.25. Quản lý Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam và các nguồn tài
chính của quốc tế hỗ trợ cho ngành lâm nghiệp theo quy định.
2.26. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn giao.
(trích điều 2 quyết định 59 năm 2014 về chức năng nhiệm vụ quyền hạng và
cơ cấu tổ chức Tổng cục lâm nghiệp)

IV. Thực tiễn xã hội:


1. Cây keo lai ở U Minh Hạ
Trước đây, ở U Minh Hạ người dân đòi phá rừng trồng lúa, trồng cây ăn
trái,…mặc dù chính quyền đã ra sức xử lí nhưng diện tích rừng vẫn bị thu hẹp.
Từ khi bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn cho trồng kí điểm cây keo lai ở
đây,giao cho Tổng cục Lâm nghiệp quản lí và được sự giúp đỡ của Công ty
TNHH Một Thành Viên U Minh Hạ, bà con hăng hái trồng cây keo lai.


Cây keo lai là một loại lâm sản, thu hoạch sau 4-5 năm, sản lượng đạt từ
250-300m3/ha, từ tiền cây giống, công chăm sóc, người dân lãi hơn 100 triệu.
Đối với tràm thì giá trị chỉ bằng 1/3 keo lai mà thời gian trồng gấp đôi.
Ngoài ra cây keo lai còn có khả năng phòng cháy chữa cháy rừng. Do lượng
nước trông cây cao, ít thực bì, ít lá. Cho đến nay thì cũng không thấy làm ảnh
hưởng gì tới sản lượng mật ong, cá đồng dưới chân rừng. Xen trong đó người
dân cũng trồng cây ăn quả như cam, quít,..hiện nay còn áp dụng thêm vào
trồng thí nghiệm tràm Út, tràm thâm canh rút ngắn chu kì tăng sản lượng gỗ.
Diện tích rừng được cải thiện rõ rệt.

2. Lấy mật ong vô tình làm cháy tới 12ha rừng ở Cà Mau.
Theo báo Dân Trí ngày 15-5, Công an huyện Trần Văn Thời, Cà Mau đã bắt 2
đối tượng Võ Hoàng Ni (26t). Phạm Quốc Tính (41t) cùng ngụ huyện U Minh
để điều tra vụ việc làm cháy hơn 12ha rừng. Theo điều tra, ngày 14/5, hai đối
tượng được thuê vào Nông Trường 402 thuộc quản lý cục hậu cần Quân Khu
9. Sau khi nhận nhiệm vụ, hai người này phát hiện tổ ong mật, nên bảo nhau
lấy trộm mật. Khi đốt lửa lấy mật, hai người vô tình làm cháy rừng. Hai đối
tượng không truy hô mà tìm cách dập lửa, đến khi đám cháy lan rộng thì tìm
cách bỏ trốn. Theo ban giám đốc nông trường cho biếc tổng thiệc hại khoảng
10 ha rừng đang khai thác và 2 ha cây rừng chưa khai thác, cây được 9 năm
tuổi. Vụ việc hiện đang được các ngành chức năng tỉnh Cà Mau tiếp tục điều

tra làm rõ.
V. Kết luận:

1. Thành tựu:
• Tổng cục góp phần tuyên truyền vận động người dân sống chung với rừng,
cung cấp và vận động nguồn vốn cùng với kĩ thuật để hổ trợ người dân trồng
trọt xen cây rừng. Bên cạnh đó vận động người dân trồng cây lâu năm khai
thác gổ. Nhờ vậy mà đảm bảo diện tích rừng không bị thu hẹp.

• Công tác phòng cháy luôn được nâng cao. Nên trong những năm gần đây diện
tích rừng thu hẹp do cháy và chặc phá được cải thiện phần nào.


• Nhiều vụ việc cán bộ kiểm lâm cấu kết với lâm tặc chặc phá rừng, buôn gổ
trái phép được triệt phá.

• Gần đây, ngày 3/9/2015, Tổng cục lâm nghiệp đã hợp tác với Tổng cục Môi
trường góp phần giữ vũng hệ sinh thái rừng và môi trường xanh sạch đẹp.

2. Hạn chế:
• Công tác tuyên truyền vận động người dân chưa triệt để và toàn diện. Công
tác phòng, chống cháy rừng của chính quyền các địa phương mặc dù đã có sự
chủ động chuẩn bị nhưng chưa đi vào thực chất, ý thức bảo vệ rừng vẫn còn
đang bị xem nhẹ. Dẩn đến nhiều hậu quả đáng tiết về người và rừng.

• Diện tích rừng ven biển chưa được cải thiện nhiều.
• Ở một số nơi, hiện tượng chặc phá rừng lấy gổ trái phép vẩn tồn tại.
• Còn tồn tài một bộ phần cán bộ kiểm lâm tham nhủng, cấu kết với lâm tặc.
• Việc cháy hỏn 10 ha rừng đã vấy lên hồi chuông báo động về nguy cơ cháy
rừng.


• Các cơ quan chức năng trực thuộc Tổng cục còn lơ là, thiếu chức trách trong
công tác bảo vệ rừng.

3. Hướng khắc phục:
• Thường xuyên lắng nghe ý kiến của người dân. Sinh hoạt cho dân hiểu tầm
quan trọng của rừng đối với đời sống của chúng ta và những nguồn lợi cây
rừng đem lại. Hướng những cá nhân hay tập thể từ xu hướng phá rừng lấy gổ,
mật ong,... sang trồng và bảo vệ rừng để vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ
rừng.
• Giao rừng cho người dân quản lí, canh tác và kết hợp với cán bộ kiểm lâm
kiểm soát rừng chặc chẽ hơn.
• Tổng cục thường xuyên cho cán bộ xuống kiểm tra từng vùng để hạn chế tình
trạng tham nhũng, cấu kết với lâm tặc.
• Tăng cường vốn và đầu tư cán bộ kĩ thuật giúp dân phối hợp hiệu quả giữa
canh tác và bảo vệ rừng.
• Khen thưởng những cá nhân, tập thể có hành động góp phần đóng góp cho
quá trình bảo vệ và phát triển rừng.


Tài liệu:

- Khái quát Tổng cục Lâm nghiệp:
www.baomoi.com/home/thoisu/giaoducthoidai.vn/qui-dinh-chuc-nang-co-caunhiem-vu-ba-tong-cuc-tuoc-bo-NNPTNT/15113763.epi
- Tổ chức Tổng cục Lâm nghiệp:
www.Tongcuclamnghiep.gov.com/chuc-nang-nhiem-vu/quyet-dinh-so-592014-qui-dinh-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-hang-va-co-cau-to-chuc-cua-tongcuc-lam-nghiep-truc-thuoc-bo-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-a2048
- Chức năng, nhiệm vụ:
/>- Báo dân trí:
/>



×