Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Một nét đặc sắc trong di tích , thắng cảnh quê em (Nhiều địa danh tha hồ chọn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.78 KB, 4 trang )

Cột Dây Thép (An Giang)
Di tích Cột Dây Thép được làm từ bốn trụ cột bằng thép gắn kết tạo thành hình tháp, chóp vuông, có
chiều cao 30m với bốn chân trụ siêng theo bốn hướng. Mỗi chân trụ các nhau khỏang một mét rưỡi. Các
chân trụ đều làm bằng những thanh thép có hình chữ L nối kết không đều nhau để tạo thêm sức tải lực
cho tòan khối Cột Dây Thép. Ngày xưa nó là một trong những công trình bề thế của Thực dân Pháp, và
nó đã được những người Cộng sản chọn làm nơi treo lá cờ Đảng đầu tiên tại An Giang.
Nói đúng hơn, di tích Cột Dây Thép là một hệ thống gồm hai cột dây thép. Một ở bên này sông Tiền
thuộc xã Long Điền A và một ở bên kia sông thuộc xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới.
Hai cột dây thép này đứng đối xứng nhau qua con sông Tiền. Nhiều sợi dây thép to được giăng từ cột bên
này qua cột bên kia sông để tạo thành một mạng lưới dây thép vượt sông Tiền. Và đấy chính là mạng lưới
thông tin được chính quyền Thực dân lúc ấy dùng để thông tin liên lạc từ các xã bên này sông qua bên kia
sông và ngược lại... Chính từ mạng lưới dây thép đó mới có tên gọi cho hai cột này là cột dây thép.
Cuối tháng 3/1930, các đồng chí Lê Văn Sô, Lưu Kim Phong được Đặc uỷ Đảng Cộng sản Việt Nam hồi
ấy cử về Long Xuyên phối hợp với đồng chí Nguyễn Văn Cưng tiến hành tuyển chọn những người tích
cực trong Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng chí Hội kết nạp vào Đảng. Ban Chấp hành Lâm thời
tỉnh cũng được thành lập và tích cực tiến hành xây dựng các chi bộ Đảng. Tỉnh chọn Chợ Mới làm điểm
phát triển tổ chức, vì nơi đây có phong trào cách mạng mạnh, có cơ sở Việt Nam Thanh niên Cách mạng
Đồng Chí hội rộng, là nơi tập trung đông đảo nông dân, thợ thủ công, trí thức sớm có tinh thần chống
Pháp và tay sai. Sau quá trình tìm hiểu, tuyển chọn và bồi dưỡng, tháng 4/1930, Đặc uỷ Đảng Cộng sản
Việt Nam tiến hành thành lập một Chi bộ Đảng xã Long Điền, Chợ Mới gồm 3 đồng chí Lưu Kim Phong,
Bùi Trung Phẩm và Đoàn Thanh Thuỷ. Đây là Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của huyện Chợ Mới, đồng
thời cũng là Chi bộ Đảng cộng sản Việt Nam đầu tiên của tỉnh Long Xuyên hồi ấy (tức An Giang ngày
nay).
Để chào mừng sự kiện lịch sử đó, lá cờ Đảng đầu tiên tại An Giang đã được treo trên đỉnh Cột Dây Thép.
Tiếp theo đó, một lá cờ thứ hai lớn hơn cũng được đưa lên và theo dây thép đưa ra treo ở vị trí giữa sông.
Tất cả những công việc này do ông Lê Văn Đỏ, một quần chúng giác ngộ cách mạng tại địa phương trực
tiếp thực hiện cùng với sự hỗ trợ gián tiếp của những quần chúng khác. Cờ đỏ búa liềm phất phới tung
bay khiến kẻ thù lo sợ, còn nhân dân thì phấn khởi bàn tán xôn xao. Sau đó, cờ Đảng được tiếp tục treo ở
nhiều nơi trong huyện Chợ Mới.
Cột Dây Thép phản ánh giá trị rất cao về lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện
Chợ Mới nói riêng và tỉnh An Giang nói chung trong những ngày đầu thành lập Đảng Cộng Sản Việt


Nam, là một dấu ấn trong lòng mọi người dân An Giang khi tìm hiểu về lịch sử tỉnh nhà. Nơi đây chính là
điểm treo lá cờ Đảng lần đầu tiên của phong trào cách mạng tỉnh An Giang và cũng là địa điểm tập hợp
quần chúng đấu tranh của Chi bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam huyện Chợ Mới năm 1930.
Chi bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời ở Chợ Mới đã đáp ứng được nguyện vọng của quần chúng, mở ra
cho những người cách mạng và quần chúng yêu nước ở địa phương con đường giải phóng dân tộc đúng
đắn, có ý nghĩa quyết định đối với quá trình phát triển của phong trào cách mạng ở Chợ Mới.
Cột Dây Thép vào thời kì ấy còn là nơi tập trung của đông đảo quần chúng nhân dân biểu tình, đấu tranh
đòi quyền dân sinh, dân chủ. Những cuộc tuần hành biểu tình đã tạo nên cuộc đấu tranh rộng lớn ở Chợ
Mới, đã có ảnh hưởng sâu rộng nhất là đối với nông dân ở miền Tây Nam bộ. Và cũng từ đó Cột Dây
Thép đã trở thành địa danh lịch sử cách mạng, tiêu biểu cho phong trào đấu tranh cách mạng từ những
ngày đầu thành lập Đảng, cũng như các cuộc đấu tranh sau này.


Động Phong Nha ( Quảng Bình )
Giấu mình trong núi đá vôi được che chở bởi những cánh rừng nhiệt đới, Phong Nha giờ đây đã trở nên
nổi tiếng bởi sự hào phóng của tạo hoá đã ban tặng cho vùng đất này một hệ thống hang động thật lộng
lẫy với con sông ngầm được xác định là dài nhất thế giới.
Ðộng nằm ở vùng núi đá vôi Kẻ Bàng, cách thị xã Ðồng Hới 50 km về phía tây bắc. Từ Ðồng Hới, đi ô tô
đến xã Sơn Trạch, sau đó đi thuyền trên sông Son, khoảng 30 phút thì đến động. Chỉ cách đây vài năm,
đây còn là một con đường đất đỏ, mưa thì lầy lội, nắng thì bụi bẩn. Nơi mà một thời bom đạn chiến tranh
đã không chừa một tấc đất, một nhành cây, một ngọn cỏ. Nhưng giờ đây, chính con đường này đã thổi
một luồng sinh khí mới cho bộ mặt của cả vùng núi hoang sơ này.
Nếu như đấng tạo hoá đã tạo ra con người thì hình như chính tạo hoá lại chở che cho chúng. Trải qua bao
cuộc chiến, Ðộng Phong Nha vẫn còn đó, nguyên sơ như hàng triệu năm về trước.
Những làng quê yên bình nằm xen kẽ giữa những lùm tre thấp thoáng mái nhà nâu đỏ bên hữu ngạn sông
Son. Những O thôn nữ đứng gọi đò bên bến nước, những chiếc thuyền đưa khách ngước xuôi, chào hỏi
nhau bằng ngôn ngữ của nhiều vùng làm sống động cả bến sông. Thuyền cập bến cũng là lúc du khách
bắt đầu một cuộc hành trình khám phá một mê hồn cung giữa chốn đời thường.
Ðộng Phong Nha có rất nhiều nhánh với chiều dài lên đến khoảng trên 20 km, nhưng hiên nay người ta
mới khám phá nhánh dài nhất là một phần của con sông ngầm có tên là Nậm Aki mà sông Son là phần lộ

ra mặt đất, nó chui ngầm dưới đất ở vùng núi Pu-Pha-Ðam cách đó hơn 20km về phía Nam. Trước cửa
động, cảnh núi non sông nước càng thêm quyến rũ, thiên nhiên hùng vĩ với vô vàn hình ảnh kỳ thú hiện ra
như khêu gợi trí tưởng tượng của con người. Người ta đã khéo đặt tên cho cảnh đẹp nơi đây là Ðộng
Phong Nha (Ðộng Răng Gió). Vào mùa nước lớn. nước sông Son dâng cao che khuất cửa hang, thuyền du
lịch không vào đây được. Tương truyền hơn một trăm năm về trước, ông vua trẻ Hàm Nghi đã ẩn mình ở
đây cùng một số cận thần và ra lời kêu gọi Cần Vương.
Cửa động rộng khoảng 20 mét, cao 10 mét, có nhũ đá lô nhô. Bơi thuyền qua cửa hang, động rộng như
một cái bát úp trên mặt nước. Nước sông trong veo và phẳng lặng như mặt gương, càng vào sâu ánh sáng
càng nhạt dần rồi mất hẳn. Xen lẫn với tiềng mái chèo như có tiếng chiêng "bi ...tùng ...bi" vẳng lên,
người bản địa cho rằng đó là âm nhạc trong tiệc riệu của Thần Núi vọng ra... tất cả hợp thành tiếng nhạc,
lúc âm u như tiếng chiêng, lúc bập bùng như tiến trống. Ðộng chính của động Phong Nha gồm 14 buồng
nối liền bởi một hành lang nước dài đến 1500m. Từ buồng thứ 14 ta còn có thể theo những hành lang hẹp
khác đi vào sâu hơn nữa đến những buồng cũng to rộng không kém nhưng có phần nguy hiểm hơn, nơi
mà quá trình phong hoá đá vôi vẫn còng tiếp tục. Thuyền ngược dòng độ 800m thì đến chỗ cạn gọi là
Hang nước cạn: nước biến đi nhường chỗ cho đá cát. Nhũ đá từ trên rủ xuống, măng đá từ dưới nhô lên
tua tủa như cây rừng với những hình dáng kỳ lạ kịch thích trí tưởng tượng.
Phong Nha không giống như những điểm du lịch khác ở Việt Nam, động nằm trong khu rừng nguyên sinh
Kẻ Bảng dường như còn nguyên sơ và tinh khôi. Trong con mắt của những vị du khách du lịch, những cư
dân bản địa nơi đây mang một phong cách rất riêng "Họ cư xử thân thiện và tình cảm mang tính cách của
người nông dân thuần kiết hơn là nhìn nhân du khách như là một cơ hội để tìm kiếm nguồn tài chính.
Ðiều này càng làm cho Phong Nha thêm hấp dẫn khách du lịch".
Tháng 4 - 1997, một cuộc hội thảo khoa học về di tích danh thắng Phong Nha - Xuân Sơn được tổ chức
tại Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu khảo sát cho biết Phong Nha có 7 cái nhất:
1. Hang nước dài nhất
2. Cửa hang cao và rộng nhất
3. Bãi cát và đá rộng đẹp nhất
4. Hồ ngầm đẹp nhất
5. Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất



6. Dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam (13.969 m)
7. Hang khô rộng và đẹp nhất.
Chùa Một Cột ( Hà Nội )

Chùa Một Cột nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội, có nguồn gốc từ một giấc mơ lành của vua Lý Thái Tông
(1028 - 1054). Theo truyền thuyết, vào năm 1049, một hôm nhà vua nằm mộng thấy Phật Quan Âm dắt
Vua lên tòa sen. Tỉnh giấc, vua đem việc ấy hỏi các quần thần, trong đó có các nhà sư đạo cao đức trọng.
Sư Thiền Tuệ khuyên vua xây chùa, dựng cột đá giữa ao, đặt tòa sen của Phật trên cột như đã thấy trong
chiêm bao.
Tựa đài sen trên hồ
Chùa xây chỉ có một gian gọi là Liên Hoa đài (đài hoa sen) nằm trên một cột đá ở giữa hồ nhỏ gọi là Linh
Chiểu tỉnh, nên được gọi là chùa Nhất Trụ (một cột). Ở chùa Long Đọi (Nam Hà) có một tấm bia còn ghi
lại sự tích này: "Đào hồ Linh Chiểu, giữa hồ vươn lên một cột đá, đỉnh cột nở đóa hoa sen nghìn cánh,
trên sen dựng tòa điện màu xanh. Trong điện đặt pho tượng Quan Âm. Vòng quanh hồ là dãy hành lang.
Lại đào ao Bích Trì, mỗi bên đều bắc cầu vồng để đi qua. Phía sân cầu đằng trước, hai bên tả hữu xây
tháp lưu ly".
Chùa nằm trong khu vườn Tây Cấm thuộc thôn Thạch Bảo, huyện Vĩnh Thuận, kinh thành Thăng Long.
Khi chùa được khánh thành, các Sư chay đàn, tụng kinh cầu cho Vua sống lâu. Vì thế chùa còn có tên là
Diên Hựu (kéo dài cõi phúc).
Hằng năm cứ đến ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch, nhà vua lại tới chùa làm lễ tắm Phật. Các nhà sư và nhân
dân kinh thành Thăng Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh, Vua đứng trên một đài cao trước
chùa thả một con chim bay đi, rồi nhân dân cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của một ngày
hội.
Đến năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho sửa ngôi chùa, trước sân dựng một ngọn bảo tháp. Năm 1108. Ỷ
Lan phu nhân sai đúc một cái chuông rất to, nặng một vạn hai nghìn cân, đặt tên là "Giác thế chung" (Quả
chuông thức tỉnh người đời). Đây được xem là một trong “tứ đại khí” - bốn công trình lớn của nước ta
thời đó - là : tháp Báo Thiên, chuông Qui Điền, vạc Phổ Minh và tượng Quỳnh Lâm. Giác thế chung đúc
xong nặng quá không treo lên được, để dưới mặt đất thì đánh không kêu. Người ta đành bỏ chuông xuống
một thửa ruộng sâu bên chùa Nhất Trụ, ruộng này có nhiều rùa, do đó có tên Quy Điền chung (chuông
ruộng rùa). Đến thế kỷ XV, giặc Minh xâm lược nước ta, chiếm thành Đông Quan (Hà Nội). Năm 1426

Lê Lợi đem nghĩa quân Lam Sơn ra đánh, vây thành rất gấp. Quân Minh thiếu vũ khí đạn dược, tướng
Minh là Vương Thông bèn đem phá chuông Quy Điền lấy đồng. Quân Minh thua, đất nước ta lại được
hưởng nền thịnh trị thái bình nhưng chuông Quy Điền thì không còn nữa.
Chùa Một Cột
Chùa Một Cột được trùng tu vào khoảng những năm 1840-1850 và vào năm 1922. Đài Liên Hoa chúng ta
thấy hiện nay được làm lại năm 1955. Đài hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3m, mái cong, dựng trên cột
cao 4m, đường kính 1,20m gồm 2 trụ đá ghép chồng lên nhau liền thành một khối. Tầng trên là là một
khung gỗ kiên cố đỡ ngôi đài với mái ngói, bốn góc uốn cong, trên có lưỡng long triều nguyệt. Hình dáng
ngôi chùa như một đóa hoa sen vươn thẳng lên khu ao hình vuông được bao bọc bởi hàng lan can làm
bằng những viên gạch sành tráng men xanh. Đi qua ao theo lối nhỏ lát bằng gạch, ta sẽ đến một cầu thang
dẫn lên Phật đài có một tấm biển bằng chữ Hán đề trước cửa: Liên Hoa Đài.
Thiền sư Huyền Quang đã có thơ vịnh chùa Diên Hựu :
Đêm thu chùa thoảng tiếng chuông tàn


Phong đỏ, trăng ngời, sóng nguyệt tan
In ngược hình chim, gương nước lạnh
Sẫm đô bóng tháp, ngón tiêu hàn.
Hoa sen lúc mới nở đã có "quả" lại có "nhân" tượng trưng cho giáo lý nhà Phật. Hoa sen cũng là loài hoa
tinh khiết, giữa trần gian mà chẳng nhuốm mùi tục lụy. Chùa Một Cột, vì lẽ đó, là biểu tượng của cõi
Thiền "bất nhiễu", "vô ưu". Gắn liền với lịch sử thủ đô, đó cũng là biểu tượng của Hà Nội ngàn năm văn
vật.

Nếu nhấp vào nút xem tiếp mà xem được vui lòng chuyển qua trình duyệt Explorer 7 trở lên hoặc cài đặt
lại Firefox và Chome nếu trình duyệt lỗi

Tham khảo thêm chùa một cột Hà Nội
/>



×