Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Khoá luận tốt nghiệp rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non cổ loa đông anh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIÊU HỌC
______ * * * ______

TRẦN THỊ NGỌC

RÈN LUYỆN THÓI QUEN VỆ SINH
CHO TRẺ 5 -6 TUỒI THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở






TRƯỜNG MẦM NON CỎ LOA
ĐÔNG ANH - HÀ NỘI

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC








Chuyên ngành: Phương pháp chăm sóc vệ sinh trẻ em

HÀ NỘI - 2015



TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIÊU HỌC
______ ❖❖❖______

TRÀN THỊ NGỌC

RÈN LUYỆN THÓI QUEN VỆ SINH
CHO TRẺ 5 -6 TUỔI THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở






TRƯỜNG MẦM NON CỎ LOA
ĐÔNG ANH - HÀ NỘI
KHOÁ LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC








Chuyên ngành: Phương pháp chăm sóc yệ sinh trẻ em

Người hướng dẫn khoa học:Th.S Nguyễn Thị Việt Nga


HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường ĐHSP Hà Nội 2, các
thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiếu học, khoa Sinh - KTNN đã giúp đỡ em
trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em hoàn thiện khoá luận
tốt nghiệp này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo Nguyễn Thị Việt Nga Người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình học tập và
nghiên cứu đế hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô giáo và các em học sinh trường
mầm non Cố Loa - Đông Anh - Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian em
thực tập ở trường. Trong quá trình nghiên cứu, không tránh khỏi những thiếu sót và
hạn chế. Kính mong được sự góp ý kiến của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp để
đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xỉn chân thành cảm ơn!
Hà Nội, thảng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Ngọc


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài: “Rèn luyện thói quen vệ sinh thông qua hoạt động
trải nghiệm cho trẻ 5 tuối ở trường mầm non c ố Loa - Đông Anh - Hà Nội” là kết
quả mà em đã nghiên cứu qua đợt kiến tập hàng năm và đợt thực tập cuối năm.
Trong quá trình nghiên cứu em có sử dụng tài liệu của một số nhà nghiên cứu, một

số tác giả khác. Tuy nhiên đó chỉ là cơ sở để em rút ra những vấn đề cần tìm hiểu ở
đề tài của mình. Đây là kết quả của riêng cá nhân em, hoàn toàn không trùng với
kết quả của tác giả khác.
Em xin chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.
Hà Nội, thảng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Ngọc


DANH MỤC VIÉT TẮT

GV

: Giáo viên



: Hoạt động

HĐTN : Hoạt động trải nghiệm
HTTC

: Hình thức tổ chức

KN

: Kĩ năng

PPDH


: Phương pháp dạy học

TQVS

: Thói quen vệ sinh


MỤC LỤC

PHÀN MỞ ĐÀU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................2
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu...................................................................... 3
5. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................3
7. Giả thuyết nghiên cứu............................................................................................3
8. Cấu trúc của khóa luận...........................................................................................3
NỘI DUNG...................................................................................................................5
CHƯƠNG 1: C ơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THựC TIỄN CỦA ĐÈ T À /........................5
1.1. Lịch sử nghiên cứu................................................................................................ 5
1.1. ỉ. Trên thế giới....................................................................................................... 5
/./.2. Ở Việt Nam......................................................................................................... 7
1.2. Cơ sỏ’ lí luận.......................................................................................................... 8
7.2.7. Các khải niệm về thói quen vệ sinh....................................................................8
1.2.2. Giai đoạn hình thành thỏi quen vệ sinh............................................................ 9
1.2.3. Nội dung rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ ..................................................10
1.2.4. Đặc điểm thói quen vệ sinh ở trẻ 5-6 tuổi........................................................15
1.2.5


Hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 tuối.............................................................17

1.2.6. Đặc điểm trẻ 5-6 tuổi....................................................................................... 18
1.2.7. Đặc điêm hoạt động trải nghiệm của trẻ 5-6 tuôi........................................... 20
1.3. Cơ sở thực tiễn................................................................................................... 22


1.3.1. Thực trạng việc tô chức rèn luyện TQVS qua hoạt động trải nghiêm cho
trẻ mầm non................................................................................................................ 22
1.3.2. Thực trạng việc tô chức rèn luyện TQVS băng hoạt động trải nghiệm ở
trường mầm non c ố Loa- Đông Anh- Hà N ộ\.......................................................... 23
CHƯƠNG 2 : XÂY DựNG QUY TRÌNH THIÉT KÉ HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM........................................................................................................ 26
2.1. Nguyên tắc xây dựng quy trình thiết kế các hoạt động trải nghiệm................. 26
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung trọng tâm và nội dung
két hợp........................................................................................................................ 26
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo có sự luân phiên kết hợp giữa các dạng hoạt động
(tĩnh- động)................................................................................................................. 26
2.1.3. Nguyên tẳc đảm bảo sự đa dạng hoá trong việc sử dụng các phương
pháp và hình thức dạy học........................................................................................ 27
2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo sự thong nhất giữa vai trò tự gỉảc, tích cực, độc lập
của trẻ và vai trò chủ đạo của giảo viên................................................................... 27
2.2. Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuối................................28
2.3. Kết quả nghiên cứ u............................................................................................. 31
2.3.1. HĐTN: Thói quen rửa tay................................................................................31
2.3.2. HĐTN: Thỏi quen rửa mặt.............................................................................. 34
2.3.3. HĐTN: Thỏi quen đảnh răng.......................................................................... 37
2.3.4. HĐTN: Thỏi quen chào hỏi............................................................................. 40
2.3.5. HĐ TN: Thói quen mặc quần áo..................................................................... 43

CHƯƠNG 3: THAM VẤN CHUYÊN GIA.......................................................... 46
3.1. Mục đích tham vấn..............................................................................................46
3.2. Đối tượng tham vấn.............................................................................................46
3.3. Nội dung tham vấn..............................................................................................46


3.4. Kết quả tham vấn................................................................................................ 47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 48
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẲO


PH Ầ N M Ở ĐÀU

1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non hiện đang ngày càng có vị trí quan trọng được các cấp
các ngành, được gia đình nhà trường và xã hội đặc biệt quan tâm. Trong báo cáo
giám sát toàn cầu về giáo dục cho con người năm 2005, UNESCO đã đánh giá
“Những năm đầu tiên của cuộc sống là giai đoạn chủ yếu của sự phát trỉến trí tuệ,
nhân cách và hành vỉ và việc chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi trước tuổi học cỏ
liên quan đến việc phát triển nhận thức và xã hội tốt hon” Trong hệ thống giáo dục
Việt Nam, giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triến nhân cách trẻ và là cơ sở cho quá
trình học tập của trẻ ở các cấp bậc tiếp theo.
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục rất quan trọng ở trường mầm
non, góp phần tích cực vào sự phát triển các mặt như tình cảm, thẩm mỹ, trí tuệ thể
chất và ngôn ngữ. Việc tố chức hoạt động trải nghiệm giúp trẻ thỏa mãn trí tò mò,
ham hiếu biết, thỏa mãn nhu cầu tìm hiếu, cho trẻ khám phá môi trường, trang bị
cho trẻ vốn kiến thức sơ đắng về các sự vật hiên tượng, rèn luyện khả năng quan
sát, tri giác và phát triến tư duy cho trẻ. Từ đó hình thành cho trẻ các kĩ năng kĩ xảo

giúp phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
Nội dung hoạt động cho trẻ trải nghiệm rất phong phú và đa dạng. Ớ cả 3
lứa tuối trẻ được tìm hiếu, khám phá theo các chủ điếm ở trường mầm non như chủ
điếm Thực vật, chủ điếm Động vật, Trường mầm non, Quê hương, Đất nước. Nội
dung trải nghiệm ở trường mầm non được thực hiện thông qua các tiết học, hoạt động
ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động sinh hoạt hàng ngày hay việc tố chức cho trẻ

1


khám phá tìm hiểu. Việc tổ chức các hoạt động nhằm giúp trẻ mở rộng vốn hiểu biết
về thế giới xung quanh, rèn luyện và phát triển các kĩ năng sống.
Thực tế ở Việt Nam hiện nay hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non còn
nhiều mặt hạn chế và chưa đạt hiệu quả cao. Ớ một số trường mầm non đã tổ chức
hoạt động trải nghiệm với các nội dung khác nhau để giáo dục trẻ. Nhưng việc trẻ
được thao tác với các sự vật hiện tượng còn rất ít, giáo viên còn sợ trẻ vệ sinh
không tốt sợ trẻ hoạt động không an toàn. Việc tổ chức cho trẻ tự trải nghiệm hầu
như là chưa có mà thay vào đó mới chỉ là các hoạt động vệ sinh trong sinh hoạt
hàng ngày. Vì vậy sự tiếp thu kiến thức của trẻ chưa thực sự phong phú. Thực tế
này cho thấy cần thiết phải thiết kế những hoạt động đa dạng phong phú mang tính
tích hợp để phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
Những lí do trên là căn cứ để người nghiên cứu chọn đề tài: “Rèn luyện thói
quen vệ sinh cho trẻ 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non
Cố Loa- Đông Anh- Hà Nội ”
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, chúng tôi xây dựng quy trình thiết
kế hoạt động trải nghiệm rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 5-6 tuối nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ ở trường mầm non.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đe đạt được mục đích nêu trên, đề tài cần giải quyết những nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc thiết kế hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 tuổi ở
trường mầm non.
- Tìm hiểu cơ sở thực tiễn của việc thiết kế hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 tuổi ở
trường mầm non.

2


- Xây dựng quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm
non.
- Tham vấn chuyên gia về hiệu quả và tính khả thi của hoạt động giáo dục đã được
thiết kế
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm cho trẻ ở trường
mầm non.
- Khách thể nghiên cứu: Trẻ em ở trường mầm non c ố Loa - Đông Anh
5. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng và thực nghiệm được tiến hành ở trường Mầm non c ố Loa Đông Anh -H à Nội
6. Phương pháp nghiên cún
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thống kê toán học
7. Giả thuyết nghiên cứu
Neu thiết kế hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5- 6 tuổi một cách hợp lí sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả việc tổ chức cho trẻ trải nghiệm nói riêng và chất lượng
giáo dục nói chung
8. Cấu trúc của khóa iuận
Phần mở đầu

Phần nội dung

3


Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thiết kế hoạt động trải nghiệm
cho trẻ 5-6 tuổi.
Chương II: Thiết kế các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi.
Chương III: Tham vấn chuyên gia
Phần kết luận và kiến nghị

4


NỘ I DƯNG
CHƯƠNG 1: C ơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THựC TIỄN CỦA ĐÈ TÀI

1.1. Lịch sử nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giói
Giáo dục trải nghiệm được ra đời cùng với lịch sử loài người, cùng với sự biến
đổi thì việc đưa trải nghiệm vào giáo dục đã được các nhà khoa học để ý đến nhưng
tới tận cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX mới được đưa ra.
Cha đẻ của giáo dục trải nghiệm là Jonh Dewey ( 1890-1992) người đặt nền
móng cho giáo dục trải nghiệm. Thuyết trải nghiệm của Jonh Dewey dự trên 2
nguyên lý chủ đạo là sự liên tục và tác động ảnh hưởng lẫn nhau.
Sự liên tục của ông được chứng minh ở luận điểm: một điều gì đó ở hoạt động
trải nghiệm kể cả điều tốt, điều dở chúng đều tích luỹ thành kinh nghiệm và ảnh
hướng tới bản chất, bản tĩnh của con người trong kinh nghiệm tương lai của mỗi cá
nhân. Sự tác động qua lại lẫn nhau được xây dựng dựa trên khái niệm liên tục.
Theo Jonh Dewey trải nghiệm trong quá khứ ảnh hưởng tới tình huống hiện tại.

Thuyết giáo dục trải nghiệm của Jonh Dewey sau này vẫn được các nhà giáo
dục học, nhà nghiên cứu lấy làm điểm tựa khi nghiên cứu về giáo dục trải nghiệm.
Năm 1984 giáo sư David Kold người Mỹ đã công bố công trình nghiên cứu của
mình. Ông đã xây dựng mô hình học tập qua kinh nghiệm gồm bốn giai đoạn như
sau:
Giai đoạn 1: Khởi động bằng việc tiếp thu kinh nghiệm
Giai đoạn 2: Quan sát và phản hồi
Giai đoạn 3: Hình thành khái niệm trừu tượng

5


Giai đoạn 4: Thử nghiệm chủ động
Theo David Kold trong mô hình của ông người học có thể tiếp cận ở bất cứ
giai đoạn nào trong 4 giai đoạn của chu trình học. Như vậy, giai đoạn trải nghiệm đã
có ban đầu, sau đó tiếp tục bằng quá trình phản hồi, thảo luận, phân tích và đánh
giá kinh nghiệm. [12]
Theo Cral Reges: “ Chỉ có cách học tập dựa trên sự khám phá bản thân hoặc
tự lĩnh hội thì mới giúp con người thay đổi hành vi của mình. Bản chất của nó
chính là giáo dục trải nghiệm”[13]
Còn Richard Ponzio và Sally Stanly cho rằng : “ Giáo dục trải ngiệm không
đơn thuần là phải thực hiện một hoạt động, từ đó rút ra những kết luận và vận dụng
vào các tình huống khác nhau. Mà thông qua việc kết hợp nhiều cảm giác trong quá
trình chia sẻ kinh nghiệm, tất cả người học đều được mở rộng hiểu biết của
mình”[13]
Như vậy trên thế giới quan niệm về giáo dục trải nghiệm đã được nhắc đến từ
lâu . Mặc dù có nhiều quan điểm nhưng đều đề cập đến cách học thông qua hoạt
động trải nghiệm sẽ giúp học sinh nhờ lâu và nó kết hợp lý thuyết với thực hành
trên thực tế.
Với mục tiêu giáo dục trẻ ở trường mầm non là giúp trẻ học cách sống và hoà

nhập với môi trường một cách tích cực, có hiệu quả. Thông qua các hoạt động mà
trẻ được tham gia, được tự mình trải nghiệm, tự rút ra những kinh nghiệm và đó
chính là bài học mà trẻ nhận được. Trên thế giới đã có rất nhiều nước đưa hoạt
động trải nghiệm vào chương trình ngoại khoá của trẻ mầm non. Ở các nước phát
triển như Nhật Bản, Mỹ hay một số nước khác đã đưa hoạt động trải nghiệm rèn
luyện TQVS vào hoạt động học để giúp trẻ hình thành cho mình những biểu tượng
đúng về các thao tác cũng như kĩ năng thực hiện TQVS, đồng thời rèn luyện cho trẻ
tính tự lập ngay từ khi mà trẻ còn nhỏ. Ó Nhật việc thực hiện hoạt động trải nghiệm

6


rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ được coi như là hoạt động chủ đạo, việc trẻ tự
làm mọi công việc như tự thay quần áo sau mỗi giờ hoạt động, đến giờ ăn trẻ cũng
tự lấy thức ăn, sau mỗi giờ ngủ dậy, các thao tác vệ sinh cá nhân đối với trẻ là một
cộng việc mà trẻ em ở Nhật thực hiện rất nhanh. Vì được thực hiện thường xuyên
và vì trẻ đã được trang bị nền tảng kiến thức về các thao tác thực hiện các thói quen
vệ sinh nên việc vệ sinh cá nhân đối với trẻ Nhật là công việc mà trẻ có vốn kinh
nghiệm nhiều nhất.
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam giáo dục trải nghiệm mới được đưa vào nghiên cứu vài năm gần
đây. Dự án giáo dục môi trường Hà Nội phối hợp Trung tâm Con người và Thiên
nhiên biên soạn cuốn: “ Học mà chơi- Chơi mà học” hướng dẫn hoạt động môi
trường trải nghiệm trong cuốn sách này tác giả đã đưa ra các bước tố chức thực
hiện hoạt động trải nghiệm và giới thiệu một số hoạt động cụ thế.[6]
Năm 2008 - 2009 Bộ giáo dục và Đào tạo phát động phong trào xây dựng “
trường học thân thiện- học sinh tích cực” với yêu cầu tăng cường sự tham gia 1
cách hứng thú của trẻ vào các hoạt động trong nhà trường với thái độ tự giác và ý
thức sáng tạo, hoạt động trải nghiệm là một trong những hoạt động mà trẻ có thể
phát huy một cách tối đa tinh thần tự giác tích cực của mình vào hoạt động. Vậy

nên: “ Rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 5-6 tuối thông qua hoạt động trải nghiệm
ở trường mầm non” là một đề tài mới có ý nghĩa thiết thực trong công tác chăm sóc
và giáo dục trẻ, phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay.[13]

7


1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1. Các khái niệm về thói quen vệ sình
Đe hiếu rõ việc rèn luyện thói quen vệ sinh chúng tôi lần phân tích các khái
niệm: thói quen, thói quen vệ sinh.
Tác giả Ngô Công Hoàn: “ Thói quen thường chỉ những hành vi ứng xứ của cá
nhân được diễn ra trong điều kiện ốn định trong không gian và quan hệ xá hội rất
cụ thế”. Theo tác giả, nội dung thói quen bao gồm: Trật tự các thao tác hành vi hợp
lí; hệ thống thái độ tương ứng với trật tự, thao tác hành vi ốn định, bền vững của cá
nhân, thói quen hành vi thường gắn với nhu cầu của cá nhân.[2, tr.24]
Theo tác giả Hoàng Thị Phương: “ Thói quen thường đế chỉ những hành động
của cá nhân được diễn ra trong điều kiện ốn định về thời gian không gian và quan
hệ xã hội nhất định. Thói quen có nội dung tâm lí ốn định và thường gắn với nhu
cầu cá nhân. Khi đã trở thành thói quen mọi hoạt động tâm lí trở nên cố định ,cân
bằng và khó loại bỏ” [7,tr. 34].
Tác giả Nguyễn Thị Thư khi nghiên cứu về các điều kiện hình thành nên kĩ
năng và thói quen cho rằng: “ Thói quen cũng như kĩ năng là các hành động một
phần được tự động hoá .Nhưng khác với kĩ năng, thói quen không chỉ là khả năng
thực hiện hành động mà còn đảm bảo chính sự kiện hoàn thành hành động đó”
[8, tì*. 11].

Khái niêm thói quen - theo Đại từ điến Tiếng Việt -Nguyễn Như Ý (chủ biên)
là “ lối sống hay hành động do lặp di lặp lại lâu ngày trở thành nếp sống rất khó
thay đối [1 l,tr. 33]. Theo định nghĩa này thì thói quen được hiếu rất rộng, bao gồm

toàn bộ những hành động hay lối sống được lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày
khác mà trở thành thói quen mà rất khó từ bỏ.

8


Qua những khái niệm trên về thói quen cho thấy mỗi tác giả có một quan niệm
riêng về thói quen nhưng họ đều có chung quan điểm cho rằng “ thói quen là những
hành động có tính ổn định, bền vững của cá nhân được hình thành do quá trình thực
hiện thường xuyên, lâu dài và có hệ thống. Thói quen không chỉ đơn giản về mặt kĩ
thuật thực hiện hành động mà còn bao gồm hệ thống thái độ gắn liền với nhu cầu
của bản thân.
Từ những quan niệm trên, ta có thể kết luận “ Thói quen là những hành động
của cá nhân, đã được tự động một phần trên cơ sở hình thành các định hình động
lực bền vững ( thực chất là các phản xạ có điều kiện ) trên vỏ não nhờ quá trình lặp
lại thường xuyên có hệ thống”. Thói quen có nội dung tâm lý ổn định bao gồm hệ
thống các thao tác hành vi hợp lý, hệ thống thái độ hành vi tương ứng với trật tự
thao tác hành vi và gắn liền với nhu cầu của cá nhân.
Trẻ ngay từ lúc biết nhận thức về bản thân và về thế giới xung quanh đã cần
nhận được sự giáo dục của người lớn, rèn cho trẻ những thói quen trong cuộc sống
để trẻ hoà nhập với cộng đồng và hoàn thiện bản thân. Một trong số thói quen quan
trọng cần thường xuyên rèn cho trẻ là thói quen vệ sinh.
1.2.2. Giai đoạn hình thành thói quen vệ sinh
Giai đoạn 1: Hiểu cách làm. Trẻ cần hiểu mỗi hành động gồm những thao
tác nào? Các thao tác đó diễn ra theo trình tự như thế nào? Và cách tiến hành mỗi
thao tác cụ thể.
Giai đoạn 2: Hình thành kĩ năng. Trẻ biết vận dụng những tri thức đã biết đế
tiến hành một hành động cụ thế nào đó. Việc tiến hành các hành động cụ thế ở giai
đoạn này nhằm đòi hỏi sự tập trung chú ý, có nỗ lực về ý chí và biết vượt qua khó
khăn .


9


Giai đoạn 3: Hình thành kĩ xảo. Trẻ cần biết biến các hành động có ý chí
thành các hành động tự động hoá bằng cách luyện tập nhiều lần để giảm tới mức tối
thiểu sự tham gia của ý thức vào hành động.
Giai đoạn 4: Hình thành thói quen. Ớ giai đoạn này trẻ đã có kĩ xảo vệ sinh
nên cần củng cố lcách bền vững bằng việc rèn luyện cho trẻ để trở thành thói quen.
Như vậy ,có thể thấy kĩ xảo vệ sinh là kĩ xảo hướng tới sự bảo vệ và củng
cố sức khoẻ cho trẻ. Việc giúp trẻ thực hiện và rèn luyện các kĩ xảo vệ sinh giúp tạo
tiền đề để trẻ rèn luyện thói quen vệ sinh giúp cơ thể chống trọi được các bệnh tật
tránh được những dị tật thích nghi được với điều kiện sống, hình thành những thói
quen cơ bản để giúp trẻ có nề nếp tốt.
1.2.3. Nội dung rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ
1.2.3.1 Thói quen vệ sinh thân thế
Việc giữ vệ sinh thân thế không những giúp trẻ chống được những tác nhân vi
khuấn gây hại từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thế trẻ mà con giúp trẻ
biết cách thực hiện đúng những thao tác vệ sinh cá nhân trẻ. Đồng thời giúp trẻ tạo
được mối quan hệ với mọi người xung quanh. Các thói quen vệ sinh thân thế bao
gồm:
❖ Thói quen rửa mặt
- Trẻ cần hiểu được tại sao phải rửa mặt: Rửa mặt để được mọi người yêu mến,
cho khuôn mặt thơm tho sạch sẽ, xinh xắn và không mắc những căn bệnh về da
- Trẻ biết lúc nào cần rửa mặt: Rửa mặt trước và sau khi ăn, ngủ, khi ra đường và
khi mặt bẩn.
- Cách rửa mặt:
Rửa những nơi nào cần giữ sạch nhất, rửa từ khoé mắt ra đuôi mắt, sống mũi,
miệng, trán và cằm. Chiều hướng rửa từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên, chuyển vị


10


trí của khăn trên các đầu ngón tay khi rửa từng bộ phận trên mặt, biết vò khăn ,vắt
khô, phơi ở vị trí nhất định và ngay ngắn.
Hướng dẫn trẻ cách cách lấy nước rửa mặt: Lấy nước từ vòi nước hoặc múc nước
từ trong xô, chậu, thùng, bể...lấy nước nhẹ nhàng không làm ướt quần áo, không
bắn nước ra nhà.
Hướng dẫn trẻ cách rửa mặt :
b 1: Xắn tay áo ( nếu tay áo dài)
b2: Rửa tay sạch trước khi rửa mặt
b3: Vò khăn, vắt khô nước, nếu dùng chậu thì múc nước ra chậu, nhúng khăn vào
chậu nước, vắt khăn, vắt khô nước.
b4: Rũ khăn, trải khăn lên 2 lòng bàn tay ( rửa từ khoé mắt ra đuôi mắt), di chuyển
khăn, đảm bảo mặt luôn tiếp xúc với khăn sạch, lau sống mũi, di chuyển khăn cứ
như vậy lau miệng, cằm. Sau đó gấp đôi khăn lau chán lau từng bên m á...
b5: Gấp đôi khăn lần nữa hoặc vò khăn lần 2, vắt khô nước lau gáy, cổ, lật mặt sau
khăn ngoáy 2 lỗ tai, vành tai và cuối cùng là dùng hai góc khăn ngoáy mũi. Chú ý
luôn để da mặt được tiếp xúc với khăn sạch, chiều hướng rửa từ trong ra ngoài, từ
dưới lên trên.
b6: Vò khăn lần cuối, vắt kiệt nước, giũ phang và phơi trên giá.
Sau mỗi lần trẻ rửa mặt, nên thay nước khác, không để trẻ rửa chung chậu nước
hoặc lau chung khăn mặt.
♦♦♦ Thói quen rửa tay
- Trẻ biết tại sao cần phải rửa tay: Rửa tay đẻ mọi người yêu mến cho tay thơm tho
không bị bênh...
- Trẻ biết lúc nào cần rửa tay: Rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, chơi,
hoạt động hoặc khi tay bẩn...
- Cách rửa tay


11


Dùng nước sạch và ấm nếu trời lạnh, lấy khăn và xà phòng, xắn tay áo, vặn
vòi nước và thực hiện theo 6 bước rửa tay theo khuyến nghị của chuyên gia y tế của
tổ chức Y tế thế giới.
В 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch, thoa xà phòng vào lòng bàn tay, chà sát
hai lòng bàn tay vào với nhau.
B2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn xoáy lần lượt vào ngón tay của bàn
tay kia và ngược lại.
B3: Dùng bàn tay này chà sát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại
B4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào từng kẽ ngón tay của bàn tay kia
và ngược lại.
B5: Chụm 5 đầu ngón tay của bàn tay này cọ vào lòng bàn tay và xoay đi xoay lại,
xoay cọ lần lượt hai bên cổ tay
B6: Xà cho tay hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn và giấy
sạch.
Lưu ý:
Thời gian cho mỗi lần rửa tay tối thiểu là 1 phút, các bước 2, 3, 4, 5 lặp lại tối
thiểu 5 lần mỗi bước. Mỗi lần rửa tay bằng xà phòng nhất định phải tuân thủ trình
tự 6 bước rửa tay như trên mới đảm bảo tiêu chuẩn diệt sạch vi khuẩn, giảm xuống
tối thiểu khả năng mắc bệnh và lây lan bệnh tật qua những bàn tay bẩn.
♦♦♦ Thói quen đánh răng
- Trẻ cần biết tại sao cần đánh răng: Cho răng thơm tho sạch sẽ, được mọi người
yêu mến, giúp răng chắc khoẻ, đẹp và không bị sâu răng...
- Lúc nào cần đánh răng: Đánh răng sau khi ăn vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy
và trước khi đi ngủ...
- Cách chải răng: Hướng dẫn trẻ cách trải răng:
Phải chải cả 3 mặt răng:


12


Mặt ngoài( nghiêng 45 độ)
Mặt trong (nghiêng 45 độ)
Mặt nhai
Rửa sạch bàn chải, lấy thuốc ra bàn chải, súc miệng, mặt bàn chải nghiêng
một góc 30-45 độ so với mặt răng.
Làm sạch mặt ngoài tất cả các hàm trên bằng động tác rung nhẹ nhàng bàn chải lên
xuống nhẹ nhàng hoặc xoay tròn, đặc biệt chú ý tới vùng tiếp giáp giữa răng và
nướu.
❖ Thói quen chải tóc:
-Trẻ cần biết tại sao phải chải tóc: chải tóc để xinh đẹp, được mọi người yêu mến,
khộng bị rối đầu, bẩn đầu.
-T rẻ mong muốn chải tóc khi mà tóc bị rối, khi đến lóp, khi ra ngoài, hay sau khi
ngủ dậy.
-T rẻ nắm được cách chải tóc và có thể tự mình chải tóc và chải cho bạn. Trẻ biết
chải tóc từ trên xuống và và chải cho mượt. Tuy nhiên, trẻ tự chải chưa nhanh,
chưa đẹp người lớn cần động viên trẻ, khuyến khích và giúp đỡ trẻ quen cắt móng
tay, móng chân
-T rẻ cần biết tại sao phải cắt móng chân, móng tay để mọi người yêu mến, để
không bị dính bẩn vào các kẽ ngón tay.
-Trẻ cần biết lúc nào nên cắt móng tay, móng chân khi móng tay, móng chân mọc
dài.
❖ Thói quen mặc quần áo sạch sẽ gọn gàng, phù hợp với thời tiết
- Trẻ biết tại sao mặc quần áo: để xinh hơn, để được mọi người khen, gọn gàng và
không bị bệnh.
- Trẻ biết tự cởi quần áo khi thấy nóng hoặc mặc thêm quần áo khi thấy lạnh. Với
những quần áo kho mặc hoặc khó cởi thì trẻ cần có người lớn giúp đỡ


13


-Trẻ biết thao tác cởi quần áo: cởi cúc, cởi ống tay, ống quần và khi mặc thì ngược
lại.
1.2.3.2. Thỏi quen ăn uống cỏ vãn hoá vệ sinh
Việc ăn uống không những nhằm đáp ứng nhu cầu sinh lí cơ thể, mà còn có
khía cạnh đạo đức thẩm, mỹ. Hành vi trên bàn ăn thể hiện sự tôn trọng mọi người
xung quanh và người phục vụ.
Trẻ cần nắm được các quy định về ăn uống như:
- Vệ sinh trước khi ăn: trẻ biết đi vệ sinh trước khi ăn, biết rửa tay, rửa mặt trước
khi ăn, ngồi đúng vị trí của mình, mời mọi người xung quanh.
- Vệ sinh trong khi ăn: biết sử dụng các dụng cụ ăn uống (cầm bát bằng tay trái,
cầm thìa bằng tay phải, cách giữ thìa, bát); biết nhai và nuốt đồ ăn (ngậm miệng lúc
nhai, ăn chậm, nhai kĩ, vừa nhai vừa nuốt...). Biết quý trọng đồ ăn, thức uống
(không làm rơi vãi, đổ thức ăn, không để thừa thức ăn, chỉ được ăn ở bát của mình
và ăn hết đồ ăn ở bát mình)
- Vệ sinh sau khi ăn: biết xếp bát, thìa, ghế vào đúng nơi quy định, uống nước, lau
miệng, lau tay sau khi ăn và đi vệ sinh nếu có nhu cầu.
1.2.3.3. Thói quen hoạt động cỏ vãn hoả vệ sinh
- Thói quen hoạt động có vệ sinh văn hoá thể hiện hành vi của trẻ khi tham gia các
hoạt động: vui chơi, học tập, lao động, và các sinh hoạt khác.
-Yêu cầu đối với trẻ khi tham gia các hoạt động là:
• Biết giữ gìn ngăn nắp nơi học, chơi, lao động và sinh h o ạt;
• Biết giữ gìn đồ đùng, đồ chơi, sách vở,
• Biết đặt mục đích cho hoạt động ,
• Biết tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động: chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho
hoạt động chọn không gian thích hợp...

14



• Biết thế hiện một số phấm chất của người lao động: hứng thú, độc lập, tích
cực, kiên trì đạt mục đích, quý trọng thời gian.
1.2.3.4. Thỏi quen giao tiếp có văn hoá
- Thói quen giao tiếp có văn hoá thế hiện ở chỗ trẻ phải nắm được một số quy định
về giao tiếp của trẻ với người lớn và bạn trên cơ sở tôn trọng và có thiện chí; biết
sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, hành vi của trẻ phải được hiếu
bằng sự tôn trọng mọi người xung quanh.
- Các thói quen giao tiếp có văn hoá của trẻ bao gồm:
Biết chào hỏi mọi người khi gặp gỡ hoặc chia tay.
Biết thế hiện sự đề nghị khi có nhu cầu.
Biết thế hiện sự quan tâm khi người khác cần và đáp lại sự quan tâm của người
khác .
Biết thế hiện sự biết lỗi khi có lỗi và cư xử đúng mức khi người khác có lỗi với
mình.
Biết thực hiện các yêu cầu khi tham gia hội thoại.
Biết thế hiện lòng tin với mọi người
1.2.4. Đặc điếm thói quen vệ sinh ở trẻ 5-6 tuổi
Tuổi mẫu giáo lớn là chặng cuối của lứa tuổi mẫu giáo, nó nối tiếp tất cả
những thành tựu đã có trước đây, kể cả mặt tốt cũng như mặt non yếu trong thao
tác vệ sinh của trẻ. Đối với lứa tuổi này thì việc thực hiện thói quen vệ sinh một
cách đúng đắn là có nhưng chưa thực sự đúng quy trình và đôi khi có những trẻ còn
chưa biết thực hiện. Đặc điểm thói quen vệ sinh của trẻ được thể hiện như sau:
> Đối với thói quen vệ sinh thân thể:
Vệ sinh thân thể là một trong những thói quen có vai trò quan trọng trong các
thói quen vệ sinh của trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo lớn nói riêng. Đây

15



được coi là một trong những thói quen cơ bản nhất trong những TQVS của trẻ mẫu
giáo, TỌVS bao gồm các thói quen như thói quen rửa tay, rửa mặt, thói quen chải
tóc và thói quen mặc quần áo gọn gàng sạch sẽ. Lứa tuổi 5-6 tuổi là lứa tuổi trẻ
cũng đã có sự ý thức về công việc mà mình phải làm nhưng chưa cao như đối với
việc thực hiện vệ sinh cá nhân là một ví dụ điển hình. Do đặc điểm tâm lý của trẻ
mẫu giáo là sự tập trung chú ý chưa cao nên việc thực hiện vệ sinh cá nhân là một
việc làm mà không mấy trẻ em Việt Nam nói chung và trẻ 5 tuổi nói riêng có thể
làm thành thạo. Ngay từ các thao tác đơn giản như rửa mặt, hay mặc quần áo trẻ
cũng chưa có một khái niệm hay biểu tượng nào đúng đắn đẻ trẻ thực hiện.
>

Đối với thói quen hoạt động có văn hoá
Thói quen hoạt động có văn hoá được thể hiện rõ nhất ở ý thức tự giác của trẻ.

Nhưng hầu như trẻ 5 tuổi vẫn chưa có ý thức giữ gìn, bảo vệ đồ dùng đồ chơi.
Trong các hoạt động vui chơi ở lớp như việc chơi góc của trẻ thì trẻ chỉ tập trung
vào việc chơi chứ không hề quan tâm tới việc phải giữ gìn đồ chơi: trẻ thường hay
ném đồ chơi, vẽ bẩn lên đồ chơi. Đối với không gian học thì trẻ thường có hành
động bóc, lột, xé những bức tranh, con vật mà cô giáo đã dán trên tường.
Trong hoạt động học tập thì trẻ chưa lập được kế hoạch, không biết cách tổ
chức thực hiện kế hoạch hoạt động. Như vậy việc tổ chức rèn luyện thói quen này
bằng trải nghiệm là rất cần thiết.
>

Đối với thói quen ăn uống có văn hoá vệ sinh.
Cha ông ta có câu: “ Học ăn học nói, học gói học mở” trong đó việc ăn uống

được các cụ đưa lên hàng đầu. Với lứa tuổi mầm non là lứa tuổi dễ giáo dục nề nếp
trong ăn uống nhất đặc biệt lứa tuổi này trẻ đã có ý thức trong việc ăn uống, nhưng

bên cạnh đó vẫn cò có một số trẻ nếp ăn uống còn chưa có vệ sinh và mất lịch sự.
Trước khi ăn còn có trẻ lười không muốn đi rửa tay, trong khi ăn còn nói chuyện.
Một số trẻ thì ăn còn rơi vãi, xúc thức ăn quá nhiều, nhiều trẻ còn ăn uống thô tục

16


không biết kính trên nhường dưới, không biết sử dụng dụng cụ ăn uống sao cho
đúng. Thông qua các HĐTN trẻ tích luỹ cho mình được những kinh nghiệm mà
chính bản thân trẻ đã rút ra được trong quá trình thực hiện.
>

Đối với thói quen giao tiếp có văn hoá
Trẻ mẫu giáo lớn cũng đã có khả năng giao tiếp một cách có văn hoá, tuy

nhiên một bộ phận không nhỏ trẻ lại chưa tự tin trong giao tiếp. Do trẻ còn sợ sệt
đặc biêt là khi giao tiếp với người lạ thì trẻ dường như là khép mình hẳn. Trẻ tỏ rõ
thái độ không muốn giao tiếp, không muốn trả lời câu hỏi mà người lớn đưa ra.
Ngoài một số trẻ thiếu tự tin trong giao tiếp thì ngược lại có một số trẻ có những
hành vi mất lịch sự trong giao tiếp như: trả lời chống không, nói leo, khi chào hỏi
thì không khoay tay mà chỉ chào bằng lời nói. Trẻ mẫu giáo lớn là lứa tuổi lớn nhất
trong lứa tuổi mầm non nhưng kĩ năng về giao tiếp có văn hoá của trẻ còn rất hạn
chế như việc thực hiện một cách thường xuyên các kĩ năng như: xin lỗi, cám ơn,
thể hiện nhu cầu ý muốn,quan tâm tới mọi người xung quanh.. .còn hạn chế. Vì vậy
việc được trải nghiệm được giao tiếp ở trường một cách thường xuyên sẽ khắc phục
được những nhược điểm đó của trẻ.
1.2.5 Hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 tuốỉ
1.2.5.1. Khải niệm
Trong khái niệm dự án giáo dục môi trường tại Hà Nội có viết: “ giáo dục trải
nghiệm ( hoạt động học tập qua trải nghiệm dựa trên các hoạt động hướng dẫn ) là

hình thức học tập gắn liền với các hoạt động có sự chuấn bị ban đầu, có sự phản
hồi, trong đó đề cao kinh nghiệm chủ quan của người học .
Giáo dục trải nghiệm là giáo dục khoa học. Nó tập trung vào quá trình tác
động giữa cô giáo và học sinh. Họ là đối tượng được đưa vào thử nghiệm trực tiếp
cùng với môi trường và nội dung học tập.[6]

17


×