Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Tăng cường quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Công thương Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.78 KB, 32 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ THANH KHOẢN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI......................................................................4
1.1. Các khái niệm liên quan đến thanh khoản.........................................4
1.1.1. Dự trữ thanh toán............................................................................4
1.1.1.1. Vốn khả dụng..........................................................................4
1.1.1.2. Dự trữ thanh toán ..................................................................4
1.1.2. Thanh khoản....................................................................................5
1.1.2.1. Thanh khoản của ngân hàng..................................................5
1.1.2.2. Tính thanh khoản của tài sản..................................................5
1.1.2.3. Tính thanh khoản của nguồn ..................................................6
1.1.3. Rủi ro thanh khoản..........................................................................6
1.1.4. Khe hở thanh khoản........................................................................7
1.2. Nội dung quản lý thanh khoản............................................................8
1.2.1. Xác định mục tiêu của quản lý thanh khoản..................................8
1.2.2. Xác định cung cầu thanh khoản......................................................9
1.2.2.1. Xác định cung thanh khoản.....................................................9
1.2.2.2. Xác định cầu thanh khoản.....................................................11
1.2.3. Xử lý trạng thái thanh khoản.........................................................13
1.2.3.1. Xử lý khi dư thừa thanh khoản..............................................13
1.2.3.2. Xử lý khi thiếu hụt thanh khoản.............................................15
1.3. Phương pháp quản lý thanh khoản..................................................16
1.3.1. Quản lý thanh khoản theo phương pháp truyền thống..................16
1.3.1.1. Nội dung của phương pháp...................................................16
1.3.1.2. Điều kiện áp dụng.................................................................19
1.3.1.3. Đánh giá phương pháp.........................................................19
1.3.2. Quản lý theo phương pháp hiện đại..............................................21
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368


1.3.2.1 Nội dung phương pháp...........................................................21
1.3.2.2. Điều kiện áp dụng.................................................................26
1.3.2.3. Đánh giá ưu nhược điểm.......................................................26
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thanh khoản.............................27
1.4.1. Nguyên nhân phát sinh nhu cầu thanh khoản................................27
1.4.2. Kỳ hạn của nhu cầu thanh khoản..................................................27
1.4.3. Khả năng tham gia các thị trường tiền tệ......................................28
1.4.4. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng..........................................28
1.4.5. Chi phí của nguồn thanh khoản.....................................................29
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THANH
KHOẢN TẠI NHCTVN...............................................................................30
2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh..................................................30
2.1.1. Một số chỉ tiêu tài chính giai đoạn 2003 – 2008...........................30
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh 3 năm gần nhất của NHCTVN..32
2.1.3. Tình hình huy động vốn NHCT Việt Nam....................................33
2.1.4. Tình hình cho vay của NHCTVN................................................35
2.2 Thực trạng quản lý thanh khoản ......................................................36
2.2.1. Cơ sở pháp lý về quản lý thanh khoản..........................................36
2.2.2. Tổ chức quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Công thương Việt
Nam.........................................................................................................37
2.2.3.Quy trình quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Công thương Việt
Nam.........................................................................................................39
2.2.3.1. Quy trình quản lý thanh khoản theo định kì..........................39
2.2.3.2. Quy trình quản lý thanh khoản hàng ngày............................39
2.2.4. Trạng thái thanh khoản..................................................................44
2.2.5. Đánh giá thực trạng công tác quản lý thanh khoản tại Ngân hàng
Công thương Việt Nam...........................................................................45
2.2.5.1. Những thuận lợi....................................................................45
2.2.5.2. Hạn chế.................................................................................48
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế.....................................................48
CHƯƠNG III: TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THANH
KHOẢN..........................................................................................................51
3.1. Định hướng phát triển kinh doanh...................................................51
3.2 Giải pháp tăng cường công tác quản lý thanh khoản......................51
3.2.1. Xây dựng chiến lược quản lý thanh khoản....................................51
3.2.1.1. Đổi mới mô hình quản lý thanh khoản..................................52
3.2.1.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý thanh khoản. .53
3.2.1.3. Phát triển nền tảng công nghệ và làm chủ hệ thống thông tin
...........................................................................................................54
3.2.1.4. Tăng cường quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ.....................55
3.2.1.5. Phát triển thương hiệu, uy tín nhằm nâng cao vị thế của ngân
hàng:..................................................................................................55
3.2.1.6. Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô.........................................56
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng là một loại doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh một loại hàng
hóa đặc biệt - đó là tiền tệ. Vì thế hoạt động của một ngân hàng, của cả hệ
thống ngân hàng mang rất nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro thanh khoản. Do
tính chất hệ thống đặc biệt chặt chẽ của ngành trong quan hệ vốn giữa các
ngân hàng, chỉ cần một vài ngân hàng mất khả năng thanh khoản sẽ gây hiệu
ứng dây chuyền, nhanh chóng lan toả trong toàn hệ thống ngân hàng.
Rủi ro thanh khoản là rủi ro lớn nhất mà một ngân hàng phải đối mặt, tất
cả các rủi ro khác đều dẫn đến nguy cơ là làm ngân hàng giảm năng lực tài
chính và từ đó không còn đảm bảo được thanh khoản. Thanh khoản cũng ví
như sức khỏe của ngân hàng, một ngân hàng muốn hoạt động được thì phải
luôn bảo đảm khả năng thanh khoản.
Hiện nay, sự phát triển của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật tác

động tới tất cả các lĩnh vực trong đời sống, trong đó có cả lĩnh vực tài chính
ngân hàng. Công nghệ thông tin làm cho nguồn tiền của các ngân hàng
thương mại thay đổi mạnh mẽ, tạo thuận lợi và khó khăn cho ngân hàng. Các
nguồn tiền ngày nay trở nên nhạy cảm hơn và thay đô
̉
i thường xuyên hơn làm
cho tính ổn định của ngân hàng trở nên yếu đi.
Từ 9/8/2007, trong không đầy một tháng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã
phải bơm khoảng 200 tỉ USD vào hệ thống ngân hàng để tránh khủng hoảng
thanh khoản, hậu quả của cuộc khủng hoảng nợ vay mua nhà dưới chuẩn
trước đó. Còn ở nước ta, 7 tháng đầu năm 2008, tình trạng khan hiếm tiền
đồng, lãi suất tiền gửi đồng Việt Nam liên ngân hàng tăng lên một cách chóng
mặt đã đẩy các ngân hàng thương mại vào cuộc chạy đua lãi suất làm mặt
bằng lãi suất huy động tăng dần lên từ 12% lên tới 18,6%/năm. Trong khi đó,
về phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hai lần tăng lãi suất cơ bản lên
12%/năm và 14%/năm, đồng thời, chỉ đạo các NHTM tuân thủ một cách
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nghiêm ngặt quy định không áp dụng lãi suất kinh doanh vượt quá 150% lãi
suất cơ bản và không được thu phí đối với hoạt động cho vay. Mặc dù lãi suất
huy động tăng cao như vậy nhưng theo nghiên cứu của một số chuyên gia thì
thực sự đồng Việt Nam thu hút về ngân hàng lại không được như ý muốn của
các nhà quản lý và tình trạng thanh khoản vẫn luôn bị những áp lực rất căng
thẳng. Hậu quả là hoạt động kinh doanh của hầu hết các ngân hàng thương
mại bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí một vài ngân hàng nhỏ bị tê liệt.
Việc cho vay đối với khách hàng tại các ngân hàng hầu như bị đình chỉ, hầu
hết các ngân hàng chỉ ưu đãi cấp tín dụng theo hạn mức đối với những khách
hàng truyền thống, trong khi đó lãi suất cho vay cũng bị đẩy lên rất cao, ở
mức 18%/năm, rồi 21%/năm. Kết quả kinh doanh của các ngân hàng giảm sút
một cách nghiêm trọng, nhiều ngân hàng bị lỗ hàng trăm tỷ và hầu hết các

ngân hàng đều phải điều chỉnh giảm kế hoạch lợi nhuận năm 2008 khoảng 30-
40%. Tình hình đó đã gây ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp. Đánh giá ở góc độ vĩ mô của toàn bộ nền kinh tế
thì những diễn biến như trên đã gây ảnh hưởng tiêu cực lớn đến mục tiêu
giảm lạm phát, tăng trưởng kinh tế và ổn định đời sống xã hội. Qua đó cho ta
thấy được tầm quan trọng của các nhà quản lý thanh khoản và công việc quản
lý thanh khoản.
Một thực tế hiện nay các Ngân hàng thương mại đều thấy tầm quan trọng
của chiến lược quản lý rủi ro trong đó có rủi ro thanh khoản, nhưng phương
pháp thực hiện vẫn còn nhiều bất cập và chưa theo kịp với trình độ công nghệ,
trình độ quản lý của hệ thống ngân hàng hiện đại. Tại Ngân hàng Công
thương Việt Nam, công tác quản lý thanh khoản vẫn còn một số tồn tại nhất
định, việc quản lý thanh khoản đang trở nên lạc hậu trước xu thế phát triển
chung và yêu cầu của hội nhập. Do đó, vấn đề chiến lược được đặt ra là cải
cách hệ thống quản trị ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh
tranh.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Hiểu được tầm quan trọng của công tác quản trị ngân hàng nói chung và
quản lý thanh khoan nói riêng, cũng như muốn đưa ra một số ý kiến nhằm
giải quyết tình trạng còn nhiều bất cập trên và tăng cường hơn trong công tác
quản lý thanh khoản tại hệ thống Ngân hàng thương mại mà cụ thể hơn là
Ngân hàng Công thương Việt Nam. Nên em đã chọn đề tài “Tăng cường
quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Công thương Việt Nam”
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ THANH
KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Các khái niệm liên quan đến thanh khoản
1.1.1. Dự trữ thanh toán

1.1.1.1. Vốn khả dụng
Thanh khoản luôn đi kèm với việc sử dụng vốn khả dụng. Nhu cầu thanh
khoản là không như nhau tại mọi thời điểm, trong khi đó ngân hàng luôn phải
đáp ứng kịp thời các nghĩa vụ chi trả cho khách hàng một cách vô điều kiện.
Muốn thế, ngân hàng phải có trong tay một lượng vốn khả dụng nhất định.
Vốn khả dụng được hiểu là lượng tài sản cơ động mà ngân hàng có thể sử
dụng ngay được. Thông thường vốn khả dụng bao gồm tiền mặt tại quỹ và
tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác, là những tài
sản mà ngân hàng có thể sử dụng bất kỳ lúc nào.
Như vậy, vốn khả dụng được coi là tài sản có tính “lỏng” nhất, và do
vậy, nó hầu như không hoặc có tính sinh lời rất ít. Ngân hàng phải luôn tìm
cách để tối thiểu hóa lượng vốn khả dụng dù quan trọng nhưng không sinh lời
này tại mỗi thời điểm, đủ để phục vụ nhu cầu thanh toán.
1.1.1.2. Dự trữ thanh toán
Là khoản dự trữ nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng với
khách hàng. Dự trữ thanh toán bao gồm vốn khả dụng và các tài sản có tính
thanh khoản khác.
Tài sản thanh khoản thường bao gồm:
- Các giấy tờ có giá có khả năng chuyển đổi thành tiền với chi phí thấp,
bao gồm tín phiếu Kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, trái phiếu Chính
phủ. Chúng có độ rủi ro bằng 0, được giao dịch trên thị trường mở, được
Ngân hàng Nhà nước chấp nhận cầm cố, cho vay chiết khấu.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Trái phiếu công trình, trái phiếu doanh nghiệp nhà nước cũng được
đánh giá là có độ rủi ro thấp.
- Các khoản dự trữ ngoại tệ có khả năng chuyển đổi.
- Các tài sản có tính thanh khoản khác.
1.1.2. Thanh khoản
1.1.2.1. Thanh khoản của ngân hàng

Thanh khoản của ngân hàng được hiểu đơn giản là khả năng của ngân
hàng trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Một ngân hàng
có tính thanh khoản cao khi có nhiều tài sản thanh khoản hoặc có khả năng
mở rộng nguồn nhanh với chi phí thấp hoặc cả hai sao cho phù hợp với nhu
cầu thanh khoản.
Như vậy khi ngân hàng không đáp ứng kịp thời nghĩa vụ thanh toán hoặc
phải chịu tổn thất, chi phí cao để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán này sẽ dẫn
đến rủi ro thanh khoản. Thanh khoản là một nội dung quản lý đặc biệt phức
tạp trong công tác quản trị ngân hàng, khi mà dòng tiền vào, dòng tiền ra phát
sinh không lường trước được, thay đổi liên tục hàng ngày, hàng giờ.
1.1.2.2. Tính thanh khoản của tài sản
Tính thanh khoản của mỗi tài sản là khả năng chuyển tài sản thành tiền
được đo bằng thời gian và chi phí. Thời gian và chi phí càng cao thì tính
thanh khoản càng giảm và ngược lại.
Trong kế toán tài sản lưu động chia làm năm loại và được sắp xếp theo
tính thanh khoản từ cao đến thấp như sau: tiền mặt,chứng khoán, đầu tư ngắn
hạn, khoản phải thu, ứng trước ngắn hạn, và hàng tồn kho. Như vậy rõ ràng
tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất, luôn luôn dùng được trực tiếp để thanh
toán, lưu thông, tích trữ; còn hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nhất vì
phải trải qua giai đoạn phân phối và tiêu thụ chuyển thành khoản phải thu, rồi
từ khoản phải thu sau một thời gian mới chuyển thành tiền mặt.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.1.2.3. Tính thanh khoản của nguồn
Được đo bằng thời gian và chi phí cơ hội để mở rộng nguồn khi cần
thiết. Thời gian và chi phí càng cao thì tính thanh khoản của nguồn càng
giảm.
Khả năng huy động nguồn cũng góp phần tạo khả năng thanh toán cho
ngân hàng.
1.1.3. Rủi ro thanh khoản

Ngân hàng thương mại thường xuyên phải nắm giữ một danh mục tài sản
có và tài sản nợ mất cân đối về kì hạn cũng như giá trị. Đây cũng chính là
nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản.
Rủi ro thanh khoản được hiểu là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng
khi nhu cầu thanh khoản thực tế vượt quá mức khả năng thanh khoản dự kiến.
Rủi ro thanh khoản ở mức cao làm cho ngân hàng phải gia tăng chi phí để đáp
ứng nhu cầu thanh khoản làm giảm thu nhập ròng của ngân hàng. Ở mức cao
hơn ngân hàng mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản.
Rủi ro thanh khoản có thể đến từ hoạt động bên nợ hoặc bên có hoặc từ
hoạt động ngoại bảng của bảng cân đối tài sản.
Rủi ro thanh khoản đến từ bên tài sản nợ có thể phát sinh bất cứ lúc nào
khi người gửi tiền rút tiền trước hạn và cả khi đến hạn. Với một lượng tiền gửi
được yêu cầu rút ra lớn và đột ngột buộc ngân hàng phải đi vay bổ sung hoặc
bán bớt tài sản để đáp ứng. Do cần gấp nên khi huy động thì ngân hàng phải
chịu lãi suất cao, hoặc bán gấp tài sản thì phải bán với giá thấp so với giá trên
thị trường và từ đó làm giảm thu nhập của ngân hàng.
Rủi ro thanh khoản từ bên tài sản có chủ yếu phát sinh khi nhu cầu vay
tiền của khách hàng tăng đột ngột làm ngân hàng không đảm bảo đủ tiền ngay
lập tức theo yêu cầu của khách.
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Rủi ro thanh khoản từ hoạt động ngoại bảng: cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của các công cụ phái sinh, rủi ro thanh khoản đến từ hoạt động
ngoại bảng cũng ngày càng gia tăng. Khi mà các nghĩa vụ thanh toán bất
thường xảy ra như cam kết bảo lãnh, nghĩa vụ thanh toán các hợp đồng kỳ
hạn, hoán đổi hay quyền chọn đến hạn thì sẽ phát sinh nhu cầu thanh khoản
và ngân hàng có thể đối mặt với rủi ro thanh khoản.
1.1.4. Khe hở thanh khoản
Cung thanh khoản: là khả năng cung ứng tiền của ngân hàng nhằm đáp
ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng, bao gồm việc bán tài sản thanh

khoản, khả năng huy động vốn mới và thu hồi các khoản cho vay đến hạn.
Cầu thanh khoản: là nhu cầu thanh toán của khách hàng mà ngân hàng
có nghĩa vụ đáp ứng, bao gồm nhu cầu chi trả từ tài khoản tiền gửi và nhu cầu
vay của khách hàng.
Khe hở thanh khoản: là chêch lệch giữa cung và cầu thanh khoản tại một
thời điểm nhất định.
Khe hở thanh khoản chính là nguyên nhân gây nên rủi ro thanh khoản,
khi cung và cầu thanh khoản tại một thời điểm nào đó không cân bằng:
- Khi cung thanh khoản > cầu thanh khoản: ngân hàng ở trạng thái thặng
dư vốn khả dụng. Trường hợp lượng vốn khả dụng lớn hơn mức cần thiết,
ngân hàng sẽ bị dư thừa, ứ đọng vốn và làm giảm hiệu quả kinh doanh.
- Khi cung thanh khoản < cầu thanh khoản: ngân hàng ở trạng thái thâm
hụt vốn khả dụng, không đáp ứng được nhu cầu chi trả và phải tìm kiếm
nguồn thanh khoản bổ sung.
Với sự biến động của lãi suất hị trường trong tương lai, khe hở thanh
khoản sẽ ảnh hưởng đến thu nhập ròng từ lãi của ngân hàng, cụ thể:
NII = GAP
L
* ∆I
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trong đó:
• NII : Thu nhập ròng từ lãi
• GAP
L
: Giá trị khe hở thanh khoản hay chênh lệch giữa cung thanh
khoản và cầu thanh khoản tại thời điểm tính
• ∆I : Sự thay đổi của lãi suất thị trường
Như vậy để nâng cao thu nhập ròng từ lãi khi có sự biến động của lãi
suất, khi dự đoán lãi suất tăng thì ngân hàng nên duy trì khe hở thanh khoản

dương và ngược lại, khi dự đoán lãi suất thị trường giảm ngân hàng sẽ duy trì
khe hở âm.
1.2. Nội dung quản lý thanh khoản
1.2.1. Xác định mục tiêu của quản lý thanh khoản
Trước hết mục tiêu quản lý thanh khoản của ngân hàng được xác định là
nhằm đáp ứng kịp thời các nghĩa vụ tài chính đối với khách hàng với mức chi
phí thấp nhất. Mặc khác, bài toán giữa chỉ tiêu sinh lời và an toàn luôn luôn
được đặt ra cho các nhà quản lý. Thanh khoản và lợi nhuận của ngân hàng là
hai tiêu chí trái ngược nhau, có tính chất đánh đổi. Muốn duy trì một tỷ lệ an
toàn thanh khoản cao đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ nắm giữ các tài sản
thanh khoản nhưng ít sinh lợi hoặc hầu như không sinh lời. Và ngược lại, nếu
theo đuổi mục đích lợi nhuận, ngân hàng sẽ muốn nắm giữ những tài sản sinh
lợi cao, kỳ hạn dài nhưng thanh khoản kém dẫn tới nguy cơ về rủi ro thanh
khoản. Nhà quản lý ngân hàng sẽ cần phải cân đối hợp lý giữa hai mục tiêu
này để phù hợp với mục tiêu, chiến lược hoạt động trong từng thời kỳ của
ngân hàng.
Như vậy, ngân hàng quản lý thanh khoản để:
* Đảm báo khả năng chi trả kịp thời của ngân hàng với chi phí thấp nhất,
hợp lý nhất.
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
* Dự đoán nguy cơ rủi ro thanh khoản và tổn thất có thể xảy ra.
1.2.2. Xác định cung cầu thanh khoản
1.2.2.1. Xác định cung thanh khoản
a. Cung thanh khoản phát sinh từ Tài sản Có
Tiền mặt: Tiền mặt của ngân hàng được đánh giá là một trong những
khoản mục mang tính lỏng (tính thanh khoản) cao nhất, toàn bộ số dư tiền mặt
được coi là nguồn cung thanh khoản nhanh chóng và ít chi phí nhất.
Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước: là khoản mục mang tính lỏng không
kém gì tiền mặt.

Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng: Do các tổ chức tín dụng được coi là
những đối tác có độ tín nhiệm cao nên khả năng thanh toán gần như là chắc
chắn. Đối với một số giao dịch có thỏa thuận được rút trước hạn thì tính thanh
khoản cũng gần như tiền gửi thanh toán.
Các khoản cho vay các tổ chức tín dụng được hoàn trả: khoản mục
này tính thanh khoản cũng tương đương như tiền gửi tại các tổ chức tín dung
tuy nhiên trong xếp loại thứ tự ưu tiên trong thanh toán thì tiền vay nằm sau
tiền gửi.
Các khoản cho vay các tổ chức kinh tế, các nhân được hoàn trả:
khoản mục này không được đánh giá cao về tính thanh khoản, trong báo cáo
khe hở thanh khoản khoản mục này chỉ được lấy ở mức khoảng 70% số dự
kiến phát sinh.
Các khoản đầu tư chứng khoán đến hạn: chứng khoán ngân hàng nắm
giữ hiện nay thường có độ an toàn cao như Trái phiếu Chính phủ, Tín phiếu
Kho Bạc Nhà Nước, trái phiếu công trình…Do vậy tính thanh khoản cũng
được đánh giá tương đối cao, ở mức khoảng 90-95%
9

×