Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Nghiên cứu hiện trạng lân trong đất và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân lân trên đất xám bạc màu tỉnh Bắc Giang (FULL TEXT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.63 MB, 196 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN QUỐC VƯƠNG

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG LÂN TRONG ĐẤT VÀ
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHÂN
LÂN TRÊN ĐẤT XÁM BẠC MÀU TỈNH BẮC GIANG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN QUỐC VƯƠNG

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG LÂN TRONG ĐẤT VÀ
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHÂN
LÂN TRÊN ĐẤT XÁM BẠC MÀU TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành: Khoa học Đất
Mã số: 62.62.01.03



LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Hồ Quang Đức
TS. Bùi Huy Hiền

HÀ NỘI – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong
luận án này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án này đã được
cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

Trần Quốc Vương


LỜI CẢM ƠN
Luận án này được thực hiện tại Viện Thổ nhưỡng Nông hóa - Viện Khoa
học Nông nghiệp Việt Nam. Luận án là một phần trong đề tài cấp Bộ "Nghiên
cứu nâng cao hiệu quả sử dụng lân trên đất xám bạc màu" được thực hiện từ
năm 2012 đến năm 2014. Số liệu của đề tài dùng trong luận án đã được Ban
Chủ nhiệm đề tài đồng ý cho phép sử dụng.
Để hoàn thành được luận án này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên,
giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Hồ Quang
Đức và TS. Bùi Huy Hiền đã hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình.

Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Trần Minh Tiến, ThS. Đào
Trọng Hùng, ThS. Trần Thị Thu Trang; lãnh đạo và các cán bộ nghiên cứu
khác tại Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, những người đã giúp tôi trong quá trình
thực hiện nghiên cứu này.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô giáo, những
người đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong những
năm học vừa qua.
Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Đào tạo Sau
đại học, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam; lãnh đạo Viện Thổ nhưỡng
Nông hóa đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã
luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2015
Nghiên cứu sinh

Trần Quốc Vương


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 1!
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................. iii!
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii!
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... viii!
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ix!
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. xii!
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1!
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1!
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 3!

3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài ......................................... 3!
3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................... 3!
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................ 3!
4. Những đóng góp mới của luận án ............................................................. 3!

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ..................................... 5!
1.1. Về đất xám bạc màu ............................................................................... 5!
1.1.1. Khái niệm về đất XBM ................................................................... 5!
1.1.2. Quá trình hình thành, phát triển và phân bố của đất XBM ............. 8!
1.1.3. Tính chất vật lý và hóa học đất XBM ........................................... 10!
1.1.4. Các biện pháp cải tạo và sử dụng đất XBM .................................. 11!
1.2. Tổng quan về lân và các dạng lân trong đất ......................................... 15!
1.2.1. Lân trong đất Việt Nam ................................................................ 15!
1.2.1.1. Hàm lượng lân tổng số trong đất Việt Nam........................... 15!
1.2.1.2. Hàm lượng lân dễ tiêu ........................................................... 15!
1.2.1.3. Lân trong dung dịch đất ......................................................... 16!
1.2.1.4. Lân hữu cơ trong đất .............................................................. 16!
1.2.1.5. Thành phần lân khoáng trong đất .......................................... 17!
iii


1.2.2. Khả năng hấp thu lân của một số loại đất ..................................... 19!
1.2.2.1. Hiện tượng cố định lân .......................................................... 19!
1.2.2.2. Động thái lân trong đất ngập nước ........................................ 20!
1.2.3. Ảnh hưởng của chế độ canh tác đến hàm lượng và dạng lân trong
đất ............................................................................................................ 22!
1.2.3.1. Ảnh hưởng của một số biện pháp canh tác ............................ 22!
1.2.3.2. Sự thay đổi hàm lượng lân trong đất XBM ........................... 23!
1.3. Về phân lân và sử dụng phân lân ......................................................... 24!
1.3.1. Vai trò của lân đối với cây trồng................................................... 24!

1.3.2. Hiện trạng sử dụng lân và các vấn đề liên quan đến sử dụng lân 26!
1.3.2.1. Lân và sự suy giảm khả năng sản xuất phân lân trên thế giới 26!
1.3.2.2. Tiêu thụ lân theo quốc gia và cây trồng ................................. 27!
1.3.2.3. Ảnh hưởng của sử dụng phân lân đến môi trường ................ 27!
1.3.3. Tổng quan về các dạng phân lân ................................................... 29!
1.3.3.1. Các dạng phân lân .................................................................. 29!
1.3.3.2. Thành phần, đặc điểm một số loại phân lân trên thị trường
Việt Nam ............................................................................................. 30!
1.3.4. Nghiên cứu sử dụng phân lân ở Việt Nam .................................... 32!
1.3.4.1. Sử dụng phân lân ở Việt Nam ............................................... 32!
1.3.4.2. Hiệu lực sử dụng phân lân cho một số cây trồng chính ở Việt
Nam..................................................................................................... 34!
1.3.4.3. Hiệu lực phân lân trên đất XBM............................................ 36!

Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................. 38!
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 38!
2.1.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu .................................................. 38!
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................... 38!
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 38!

iv


2.2.1. Đánh giá một số đặc điểm tự nhiên và sản xuất nông nghiệp vùng
nghiên cứu ............................................................................................... 38!
2.2.2. Đặc điểm đất XBM tỉnh Bắc Giang .............................................. 38!
2.2.3. Ảnh hưởng của một số loại hình, chế độ canh tác, quá trình thâm
canh đến hàm lượng và một số dạng lân trong đất ................................. 39!
2.2.4. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lân trong sản

xuất nông nghiệp vùng đất XBM tỉnh Bắc Giang................................... 39!
2.3. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng ..................................... 39!
2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu ............................. 39!
2.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp......................................................... 39!
2.3.1.2. Thu thập các số liệu sơ cấp .................................................... 39!
2.3.2. Phương pháp điều tra lấy mẫu đất ngoài đồng .............................. 40!
2.3.3. Phương pháp tiến hành thí nghiệm ............................................... 40!
2.3.3.1. Thí nghiệm trong nhà lưới ..................................................... 40!
2.3.3.2. Thí nghiệm đồng ruộng………………..……………………42
2.3.3.3. Phương pháp xây dựng mô hình ............................................ 45!
2.3.4. Phương pháp phân tích.................................................................. 45!
2.3.4.1. Phương pháp phân tích mẫu đất ............................................ 45!
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 47!

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 48!
3.1. Một số đặc điểm tự nhiên và sản xuất nông nghiệp vùng nghiên cứu . 48!
3.1.1. Đặc điểm địa chất và khí hậu vùng nghiên cứu ............................ 48!
3.1.1.1. Đặc điểm địa chất vùng đất XBM Bắc Giang ....................... 48!
3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu của tỉnh Bắc Giang ................................... 48!
3.1.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Giang........................... 50!
3.1.2.1. Đặc điểm chung về sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang
............................................................................................................ 50!
3.1.2.2. Các loại sử dụng đất chính trên đất XBM tỉnh Bắc Giang .... 51!
3.1.2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính ........ 53!

v


3.1.2.4. Tình hình sử dụng phân bón .................................................. 53!
3.2. Đặc điểm đất XBM tỉnh Bắc Giang ..................................................... 55!

3.2.1. Đặc điểm chung về phân loại, phân bố và thực trạng chất lượng đất
XBM tỉnh Bắc Giang .............................................................................. 55!
3.2.2. Hàm lượng và các dạng lân trong đất XBM tỉnh Bắc Giang ........ 60!
3.2.2.1. Hàm lượng lân tổng số và dễ tiêu trong đất XBM tỉnh Bắc
Giang................................................................................................... 60!
3.2.2.2. Hàm lượng và các dạng lân trong đất XBM vùng chuyên lúa
và chuyên rau tỉnh Bắc Giang ............................................................. 61!
3.2.3. Sự thay đổi hàm lượng lân trong đất XBM tỉnh Bắc Giang ......... 63!
3.3. Ảnh hưởng của một số loại hình, chế độ canh tác, quá trình thâm canh
đến hàm lượng và một số dạng lân trong đất XBM tỉnh Bắc Giang ........... 66!
3.3.1. Ảnh hưởng của chế độ nước (khô và ẩm) đến các dạng lân trong
đất XBM.................................................................................................. 66!
3.3.2. Ảnh hưởng của các dạng lân bón đến khả năng hấp thụ lân của cây
lúa và các dạng lân trong đất XBM......................................................... 68!
3.3.2.1. Lúa vụ xuân ........................................................................... 68!
3.3.2.2. Lúa vụ mùa ............................................................................ 70!
3.3.3. Ảnh hưởng của liều lượng và các dạng lân bón đến năng suất cây
trồng trong cơ cấu lúa xuân - lúa mùa - ngô đông và các dạng lân trong
đất XBM tỉnh Bắc Giang ........................................................................ 74!
3.3.3.1. Ảnh hưởng của liều lượng và các dạng lân bón đến năng suất
cây trồng ............................................................................................. 74!
3.3.3.2. Ảnh hưởng của liều lượng và các dạng lân đến khả năng hấp
thu lân của cây trồng ........................................................................... 75!
3.3.3.3. Ảnh hưởng của liều lượng và các dạng lân bón đến hàm lượng
và các dạng lân trong đất .................................................................... 78!

vi


3.3.4. Ảnh hưởng của quá trình bón phân, vùi phế phụ phẩm đến năng

suất cây trồng, các dạng lân trong đất trên một số cơ cấu cây trồng chính
trên đất XBM tỉnh Bắc Giang ................................................................. 80!
3.3.4.1. Cơ cấu lúa xuân - đậu tương hè - lúa mùa muộn ................... 80!
3.3.4.2. Cơ cấu đậu tương xuân - lúa mùa sớm - ngô đông ................ 84!
3.3.4.3. Cơ cấu lúa xuân - lúa mùa sớm - ngô đông ........................... 87!
3.4. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lân trong sản xuất
nông nghiệp vùng đất XBM tỉnh Bắc Giang ............................................... 98!
3.4.1. Xây dựng mô hình nâng cao hiệu quả sử dụng lân trên đất XBM 98!
3.4.2. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lân .......... 100!

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 102!
1. Kết luận ................................................................................................. 102!
2. Kiến nghị ............................................................................................... 104!

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN .................................................................................................... 105!
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 106!
PHỤ LỤC .................................................................................................... 117!

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1
2

CT
ĐTH

Công thức

Đậu tương hè

3

ĐTX

Đậu tương xuân

4

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

5

ha

Héc ta

6

HQKT

Hiệu quả kinh tế

7

HQNH


Hiệu quả nông học

8

HS

Hiệu suất

9

HSTD

Hiệu suất tồn dư

10

LM

Lúa mùa

11

LMM

Lúa mùa muộn

12

LMS


Lúa mùa sớm

13

LX

Lúa xuân

14



Ngô đông

15

nnk

Những người khác

16

NSLT

Năng suất lý thuyết

17

NSRR


Năng suất rơm rạ

18

NSTL

Năng suất thân lá

19

NXB

Nhà xuất bản

20

P dt

Lân dễ tiêu

21

P td

Lân tồn dư

22

P ts


Lân tổng số

23

SSP

Supe phốt phát đơn

24
25
26
27
28

TB
TN
TPCG
TT
XBM

Trung bình
Tây Nguyên
Thành phần cơ giới
Thứ tự
Xám bạc màu

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

TT Bảng

Tên Bảng

trang

1.1.

Thống kê các loại đất XBM miền Bắc từ các nguồn bản đồ .................. 7!

1.2.

Phân bố các nhóm Ca-P, Al-P và Fe-Ptrong một số loại đất của
Việt Nam ............................................................................................... 18!

1.3.

Khả năng hấp thu lân của một số loại đất ở Việt Nam ......................... 19!

1.4.

Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian ngập nước tới hệ số hấp thu
lân k tính theo phương trình Freundlich ............................................... 22!

1.5.

Tình hình tiêu thụ phân lân của các quốc gia theo các loại cây trồng
chính ...................................................................................................... 28!

3.1.


Giá trị bình quân năm về khí hậu tỉnh Bắc Giang ................................ 49!

3.2.

Giá trị bình quân năm về khí hậu huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang ........... 50!

3.3.

Các loại sử dụng đất chính trên đất XBM Bắc Giang .......................... 52!

3.4.

Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính trên đất
XBM tỉnh Bắc Giang ............................................................................ 53!

3.5.

Liều lượng và tỷ lệ N:P:K bón cho cây trồng trên 1 ha ở vùng đất
XBM tỉnh Bắc Giang ............................................................................ 54!

3.6.

Tình hình sử dụng phân bón tại các hộ nông dân .................................. 55!

3.7.

Phân loại đất XBM tỉnh Bắc Giang trước năm 1979............................. 56!

3.8.


Diện tích và phân bố đất XBM tỉnh Bắc Giang theo huyện trên bản
đồ tỷ lệ 1/50.000 ................................................................................... 58!

3.9.

Một số tính chất lý hóa học (tầng đất mặt) đất XBM tỉnh Bắc Giang .... 59!

3.10.

Hàm lượng lân tổng số và dễ tiêu (tầng đất mặt) của đất XBM tỉnh
Bắc Giang.............................................................................................. 60!

3.11.

Số liệu phân tích các mẫu đất XBM vùng chuyên rau và chuyên lúa
tại tỉnh Bắc Giang ................................................................................. 62!

3.12.

Số liệu phân tích các dạng lân trong đất XBM tại vùng chuyên rau
và chuyên lúa tại tỉnh Bắc Giang .......................................................... 62!

3.13.

Ảnh hưởng của chế độ nước đến các dạng lântrong đất ....................... 67!

ix



3.14.

Ảnh hưởng của các dạng lân đến khối lượng hạt lúa và khả năng
hấp thu của cây lúa vụ xuân 2013 ......................................................... 69!

3.15.

Ảnh hưởng của các dạng phân lân khác nhau đến hàm lượng lân
tổng số, dễ tiêu và các dạng lân trong đất XBM vụ xuân 2013 ............ 71!

3.16.

Ảnh hưởng của các dạng lân đến năng suất cây trồng và khả năng
hấp thu của cây lúa vụ mùa năm 2013 .................................................. 72!

3.17.

Ảnh hưởng của các dạng phân lân khác nhau đến hàm lượng lân
tổng số, dễ tiêu và các dạng lân trong đất XBM vụ mùa 2013 ............. 73!

3.18.

Ảnh hưởng của các dạng và liều lượng phân lân khác nhau đến
năng suất cây trồng (tạ/ha) .................................................................... 75!

3.19.
3.20.

Lượng hấp thu lân của lúa mùa và ngô đông năm 2013 ....................... 77!
Ảnh hưởng của liều lượng và các dạng phân lân đến hàm lượng lân

tổng số, dễ tiêu và các dạng lân trong đất XBM sau 5 vụ..................... 79!

3.21.

Ảnh hưởng của việc vùi phụ phẩm vụ trước cho cây trồng vụ sau
đến năng suất của lúa xuân (LX) - đậu tương hè (ĐTH) - lúa mùa
muộn (LMM) ........................................................................................ 81!

3.22.

Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất của lúa xuân (LX) - đậu
tương hè (ĐTH) - lúa mùa muộn (LMM) ............................................. 82!

3.23.

Ảnh hưởng của phân bón và vùi phụ phẩm đến các dạng lân trong
đất của cơ cấu lúa xuân (LX) - đậu tương hè (ĐTH) - lúa mùa
muộn (LMM) ........................................................................................ 83!

3.24.

Ảnh hưởng của việc vùi phụ phẩm vụ trước cho cây trồng vụ sau
đến năng suất của đậu tương xuân (ĐTX) - lúa mùa sớm (LMS) ngô đông (NĐ) ...................................................................................... 84!

3.25.

Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất của đậu tương xuân
(ĐTX) - lúa mùa sớm (LMS) - ngô đông (NĐ) .................................... 86!

3.26.


Ảnh hưởng của phân bón và vùi phụ phẩm đến các dạng lân trong
đất của cơ cấu đậu tương xuân - lúa mùa sớm - ngô đông.................... 87!

x


3.27.

Ảnh hưởng của việc vùi phụ phẩm vụ trước cho cây trồng vụ sau
đến năng suất của lúa xuân (LX) - lúa mùa sớm (LMS) - ngô đông
(NĐ) ...................................................................................................... 88!

3.28.

Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất của lúa xuân (LX) - lúa
mùa sớm (LMS) - ngô đông (NĐ) ........................................................ 89!

3.29.

Ảnh hưởng của phân bón và vùi phụ phẩm nông nghiệp đến các
dạng lân trong đất của cơ cấu lúa xuân - lúa mùa sớm - ngô đông ....... 94!

3.30.

Hiệu quả nông học của mô hình với vụ lúa xuân 2014 ....................... 98!

3.31.

Hiệu quả kinh tế của mô hình với vụ lúa xuân 2014 ........................... 99!


3.32.

Hiệu quả nông học của mô hình với vụ lúa mùa 2014 ........................ 99!

3.33.

Hiệu quả kinh tế của mô hình với vụ lúa mùa2014 ........................... 100!

xi


DANH MỤC CÁC HÌNH
TT Hình

Tên Hình

trang

3.1.

Tỷ lệ các dạng lân so với lân dạng khoáng trong các mẫu đất .... 63!

3.2.

Sự thay đổi hàm lượng lân tổng số và hữu cơ trong đất XBM
tại Bắc Giang qua các giai đoạn ................................................... 64!

3.3.


Ảnh hưởng của liều lượng và các dạng phân lân đến hàm
lượng lân tổng số trong đất........................................................... 78!

3.4.

Năng suất lúa xuân ở các công thức phân bón khác nhau khi
không vùi phế phụ phẩm, giai đoạn 1998 - 2011 ......................... 90!

3.5.

Năng suất lúa mùa ở các công thức phân bón khác nhau khi
không vùi phế phụ phẩm, giai đoạn 1998 - 2011 ......................... 90!

3.6.

Năng suất ngô đông ở các công thức phân bón khác nhau theo
chế độ không vùi phế phụ phẩm, giai đoạn 1998 - 2011 ............. 91!

3.7.

Năng suất lúa xuân ở các công thức phân bón khác nhau khi
vùi phế phụ phẩm, giai đoạn 1998 - 2011 .................................... 91!

3.8.

Năng suất lúa mùa ở các công thức phân bón khác nhau theo
chế độ vùi phế phụ phẩm, giai đoạn 1998 - 2011 ........................ 92!

3.9.


Năng suất ngô đông ở các công thức phân bón khác nhau theo
chế độ vùi phế phụ phẩm, giai đoạn 1998 - 2011 ........................ 93!

3.10.

Các dạng lân trong đất ở các công thức phân bón khác nhau
sau 14 năm canh tác liên tục, có vùi phế phụ phẩm ..................... 95!

3.11.

Các dạng lân trong đất ở các công thức phân bón khác nhau
sau 14 năm canh tác liên tục, không vùi phế phụ phẩm ............... 95!

3.12.

Cân bằng lân ở các công thức phân bón khác nhau sau 14 năm
canh tác liên tục, không vùi phế phụ phẩm .................................. 96!

3.13.

Cân bằng lân ở các công thức phân bón khác nhau sau 14 năm
canh tác liên tục, có vùi phế phụ phẩm ........................................ 97!

xii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong đời sống cây trồng, hầu như không có quá trình sinh lý nào mà
không có sự tham gia của lân, vì thiếu lân cây trồng không sinh trưởng được.

Các quá trình quyết định năng suất của cây như làm hạt, kết quả, làm củ, làm
thân đều cần có lân, thiếu lân năng suất cây trồng rất thấp.
Trong đất, lân tồn tại ở hai dạng vô cơ và hữu cơ. Lân vô cơ trong đất có
nhiều dạng với các độ hòa tan khác nhau. Cây trồng chủ yếu sử dụng các dạng
lân hòa tan trong dung dịch đất và trong các axít yếu do rễ cây tiết ra. Các
dạng lân này phần nhiều là canxi và magiê phốt phát. Dạng sắt, nhôm phốt
phát ít hòa tan, cây trồng cạn khó sử dụng. Chỉ có cây lúa trong điều kiện canh
tác ngập nước là có thể sử dụng được các dạng lân này vì ở điều kiện ngập
nước sắt, nhôm phốt phát chuyển thành dạng hòa tan. Các dạng lân hữu cơ chỉ
cung cấp được cho cây trồng sau khi được vi sinh vật hay men tiết ra từ rễ cây
phân giải thành dạng lân vô cơ hòa tan (Đào Thế Tuấn, 1962).
Một số nghiên cứu gần đây dự báo rằng đến giữa thế kỷ 21 sự thiếu hụt
lân sẽ là yếu tố quan trọng hàng đầu đe dọa an ninh lương thực toàn cầu. Theo
cách tính dựa vào khả năng cung cấp và yêu cầu về lân của thị trường toàn
cầu, năm 2034 sẽ là năm đỉnh cao về khả năng cung cấp lân, sau đó khả năng
cung cấp lân sẽ giảm dần (Dana Cordell và nnk, 2008). Hiện nay trên thị
trường chưa có sản phẩm phân bón nào có thể thay thế cho phân lân, vì thế
nâng cao hiệu quả sử dụng và tái sử dụng các nguồn lân khác nhau đang là
một trong những vấn đề ưu tiên trong nghiên cứu về lân.
Đất XBM chủ yếu phát triển trên mẫu chất phù sa cổ, đá macma axít và
đá cát. Loại đất này có diện tích khá lớn, khoảng 1,4 triệu ha, phân bố tập
trung ở miền Đông Nam Bộ và các tỉnh thành phía Bắc như: Vĩnh Phúc, Bắc
Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hà Nội… Đây là loại đất có thành phần cơ
giới (TPCG) nhẹ, chua, hàm lượng hữu cơ thấp, độ phì nhiêu tự nhiên thấp,
1


đặc biệt là lân. Hàm lượng lân tổng số trong đất XBM thường dưới 0,05%
P2O5 và lân dễ tiêu thường nhỏ hơn 5 mg P2O5/100 g đất (Viện Thổ nhưỡng
Nông hóa, 2001).

Mặc dù có độ phì tự nhiên thấp, nhưng đất XBM là loại đất có độ phì
nhiêu thực tế khá cao nếu được áp dụng các tiến bộ kỹ thuật. Mặt khác, do một
số tính chất lý, hóa học đặc trưng (như thành phần cơ giới, địa hình phân
bố…) đối tượng cây trồng trên loại đất này khá phong phú, đặc biệt là các loại
cây trồng cạn như ngô, đậu tương, rau, hoa, các loại cây công nghiệp ngắn
ngày... Việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là việc bón phân trên đất
XBM trong thời gian dài đã làm thay đổi đáng kể hàm lượng các chất dinh
dưỡng trong đất. Áp lực phân bón trên đất XBM ở miền Bắc Việt Nam rất lớn,
trung bình tổng lượng phân bón sử dụng khoảng 20 tấn phân chuồng, 276 kg
N, 140 kg P2O5, 230 kg K2O ha/năm; ở những vùng thâm canh cao, chuyên
rau... lượng phân bón thậm chí còn cao hơn rất nhiều (Phạm Quang Hà, 2009).
Do áp lực phân bón, việc gia tăng hàm lượng lân, đặc biệt là lân dễ tiêu trong
đất XBM miền Bắc Việt Nam đã được cảnh báo trong nhiều báo cáo gần đây
(Bùi Đình Dinh, 1999; Phạm Quang Hà, 2009). Việc gia tăng và tích lũy lân
dễ tiêu trong đất, lân dễ tiêu ở một số vùng thâm canh lên tới 50 - 60 mg
P2O5/100 g đất (Bùi Đình Dinh, 1999) sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế của việc
sử dụng phân bón và ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường.
Bắc Giang là tỉnh nông nghiệp, có diện tích đất tự nhiên 382.250 ha,
nhưng đất dành cho sản xuất nông nghiệp chỉ có 99.300 ha, trong đó có
61.294,8 ha là đất XBM. Vùng đất XBM tỉnh Bắc Giang tập trung ở các huyện
Hiệp Hòa, Việt Yên, Tân Yên… đây là những vùng sản xuất nông nghiệp khá
phát triển của tỉnh, có nhiều cơ cấu cây trồng khác nhau và rất đặc trưng cho
vùng đất XBM miền Bắc Việt Nam.
Đã có một số nghiên cứu liên quan đến sử dụng đất, hiệu lực của các loại
phân bón phân bón đối với một số cây trồng trên đất XBM Bắc Giang, với
cảnh báo về ảnh hưởng của sử dụng phân bón, đặc biệt là phân lân đối với môi
2


trường; tuy nhiên vẫn chưa có một nghiên cứu nào được tiến hành một cách

đầy đủ về biến động của hàm lượng và các dạng lân trong đất dưới tác động
của những thay đổi về chế độ canh tác, bón phân… trong thời gian gần đây.
Chính vì lý do đó, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiện trạng lân trong đất
và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân lân trên đất xám bạc màu tỉnh
Bắc Giang” là thực sự cấp thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được hàm lượng và một số dạng lân trong đất XBM tỉnh Bắc
Giang.
- Xác định được ảnh hưởng của các loại hình, chế độ canh tác, cũng như
quá trình thâm canh đến hàm lượng và một số dạng lân trong đất.
- Đề xuất được một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân lân
trong sản xuất nông nghiệp vùng đất XBM tỉnh Bắc Giang.
3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Xây dựng được một bộ số liệu về hàm lượng và các dạng lân trong đất
XBM tỉnh Bắc Giang.
- Hoàn thiện cơ sở khoa học về tác động của các loại hình, chế độ canh
tác, cũng như quá trình thâm canh đến sự thay đổi về hàm lượng và các dạng
lân trong đất XBM, cũng như các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân
lân trong sản xuất nông nghiệp vùng đất XBM tỉnh Bắc Giang.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phân
lân trong sản xuất nông nghiệp vùng đất XBM, góp phần nâng cao thu nhập
cho người dân và bảo vệ môi trường.
4. Những đóng góp mới của luận án
Đã tiếp cận một cách khá toàn diện nghiên cứu về lân, các dạng lân trong
đất XBM, từ điều tra thực địa, nghiên cứu trong phòng, thí nghiệm đồng ruộng
ngắn hạn, dài hạn, từ đó đã:
3



i) Xây dựng được một bộ số liệu khá toàn diện về hàm lượng và một số
dạng lân trong đất XBM tỉnh Bắc Giang: Đã có sự thay đổi khá rõ về hàm
lượng lân trong đất XBM Bắc Giang, lân tổng số và dễ tiêu ở mức khá giầu
(0,10-0,14% P2O5, và 11-30 mg P2O5/100 g đất). Lân dạng hòa tan và dạng
liên kết với nhôm ở các mẫu đất XBM trồng rau cao hơn rõ rệt so với trong đất
XBM trồng lúa; trong khi, lân liên kết can xi và ma giê trong các mẫu đất
XBM trồng lúa lại chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với đất XBM trồng rau.
ii) Làm rõ về tác động của một số loại hình, chế độ canh tác, cũng như
quá trình thâm canh đến sự thay đổi về hàm lượng và một số dạng lân trong
đất XBM như lân dễ tiêu ở chế độ ẩm cao hơn ở chế độ khô, lân hòa tan trong
đất bón lân supe và DAP cao hơn so với bón lân nung chảy; khả năng hút lân
của cây trồng phụ thuộc vào mùa vụ, khả năng giải phóng, và tồn dư của các
loại lân bón; vùi phế phụ phẩm vụ trước cho cây trồng vụ sau làm tăng hiệu
lực sử dụng phân lân…
iii) Đề xuất được một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
phân lân trong sản xuất nông nghiệp vùng đất XBM tỉnh Bắc Giang, như: Bón
lân với liều lượng thấp và cân đối với các nguyên tố N và K; bố trí kiểu sử
dụng đất ngập ẩm luân phiên; vùi phế phụ phẩm nông nghiệp vụ trước cho cây
trồng vụ sau; và với cơ cấu lúa xuân - lúa mùa - ngô đông (cơ cấu cây trồng
chính ở vùng đất XBM Bắc Giang hiện nay) bón lân với liều lượng 60 P2O5 0 P2O5 - 90 P2O5 (không bón lân cho lúa vụ mùa).

4


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Về đất xám bạc màu
1.1.1. Khái niệm về đất XBM
Đất XBM hay đất bạc màu, là tên do nông dân Việt Nam dùng để gọi
một loại đất có TPCG nhẹ, sáng màu và nghèo kiệt các chất dinh dưỡng.

Theo quan điểm phát sinh học - địa lý, đất XBM thuộc nhóm đất địa đới.
Theo đó, đất XBM gồm các loại: Đất nâu, đất bạc màu lầy, đất bạc màu - than
bùn, đất bạc màu sơ khai, đất bạc màu đồng cỏ, đất gần với đất đen (quá độ từ
đồng cỏ đến đất đen), đất bạc màu thứ sinh. Trong hệ thống phân loại đất của
Bộ Nông nghiệp Mỹ (Soil Taxonomy) đất Ultisols mang nhiều đặc điểm và
tính chất tương tự đất XBM Việt Nam, là đất có biểu hiện suy kiệt về độ phì
(Soil Survey Staff, 1999). Nhiều nước Đông Nam Á sử dụng hệ thống phân loại
đất theo Soil Taxonomy và cũng phát hiện thấy có Nhóm đất Ultisols.
Ở Trung Quốc, loại đất “bạch thổ” hay “bạch tam thổ” có những đặc
điểm và tính chất tương tự đất XBM Việt Nam, được phân bố ở lưu vực sông
Trường Giang và Hắc Long Giang. Ở Nhật Bản cũng có loại đất thoái hóa
tương tự như đất XBM Việt Nam (Dẫn theo Cao Liêm và nnk, 1962, 1975).
Khi ứng dụng hệ thống phân loại đất theo FAO-UNESCO, các nhà khoa
học đất Việt Nam đã kết luận: Nhóm đất XBM Việt Nam tương ứng với nhóm
đất Acrisols và được chia thành các đơn vị sau:
- Đất XBM điển hình - Haplic Acrisols.
- Đất xám có tầng loang lổ - Plinthic Acrisols.
- Đất xám glây - Gleyic Acrisols.
Năm 1976, Ban Biên tập Bản đồ Đất Việt Nam đã đưa ra được một bản
chú dẫn dùng cho bản đồ đất toàn quốc tỷ lệ 1/1.000.000, đất XBM gồm các
loại đất sau:
- Đất XBM trên phù sa cổ.
- Đất XBM glây trên phù sa cổ.
5


- Đất XBM trên sản phẩm phong hóa của đá macma axit và đá cát.
Hội Khoa học Đất Việt Nam (2000) đưa ra bảng phân loại đất gồm 20
Nhóm đất chính, trong đó đất XBM thuộc Nhóm đất Xám.
Năm 2003, Báo cáo tổng hợp đề tài "Hoàn thiện hệ thống phân loại đất

để xây dựng bản đồ đất, tỷ lệ 1/50.000 - 1/100.000" do Viện Quy hoạch và
Thiết kế Nông nghiệp thực hiện, các tác giả đã đưa ra được các đơn vị phân
loại và các đặc tính chẩn đoán chính. Theo hệ thống phân loại này, có 19
Nhóm đất chính, 50 Đơn vị đất và 160 Đơn vị đất phụ, trong đó đất XBM gồm
các loại sau:
- Đất có tầng sét loang lổ trung tính ít chua, bạc màu.
- Đất có tầng sét loang lổ chua, bạc màu.
- Đất XBM, glây.
- Đất XBM, kết von.
- Đất XBM, có tầng loang lổ.
- Đất XBM, đá nông.
- Đất XBM, đá sâu.
Tổng hợp Chú dẫn các bản đồ, gồm: Bản đồ đất miền Bắc Việt Nam, bản
đồ đất toàn quốc, bản đồ các vùng và các tỉnh cho thấy: Ở mỗi thời kỳ, mỗi tỷ
lệ bản đồ, mỗi địa phương hoặc mỗi đơn vị xây dựng bản đồ khác nhau, tên
gọi của đất XBM miền Bắc là khác nhau và bao gồm 19 loại (Bảng 1.1).

6


Bảng 1.1. Thống kê các loại đất XBM miền Bắc từ các nguồn bản đồ
TT

Tên đất

Ký hiệu

1

Đất XBM trên phù sa cổ có tầng loang lổ đỏ vàng


B

2

Đất XBM trên đá macma axit

Xa

3
4
5
6
7
8
9

Đất bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản phẩm feralic có
nền TPCG nặng
Đất bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản phẩm feralic có
nền TPCG trung bình hoặc nhẹ

Tb

Đất bạc màu trên phù sa cũ có sản phẩm feralitic có nền
TPCG nặng
Đất bạc màu trên sản phẩm dốc tụ ven đồi núi không có sản
phẩm feralit
Đất bạc màu trên sản phẩm dốc tụ ven đồi núi có sản phẩm
feralit


Bo
Bf

Đất bạc màu trên sản phẩm dốc tụ ven đồi núi có sản phẩm
feralic hoặc không có sản phẩm feralic
Đất phù sa cũ có các sản phẩm feralit đôi khi xen lẫn đất
feralit nâu vàng phát triển trên phù sa cổ bạc màu

B

10

Đất phù sa có nền loang lổ đỏ vàng bạc màu

PB

11

Đất phù sa có sản phẩm feralit bạc màu

PFB

12

Đất phù sa ven biển bạc màu

PB'

13


Đất feralit biến đổi do trồng lúa bạc màu

14

Đất feralitic biến đổi do trồng lúa bạc màu

15

Đất đỏ vàng trồng lúa nước có nơi bị bạc màu

TF

16

Đất lúa vùng đồi núi (trừ đất phù sa trồng lúa) bạc màu

LfB

17

Đất lúa nước trên sản phẩm dốc tụ bạc màu

LdB

18

Đất XBM glây trên phù sa cổ

19


Đất xám trên phù sa cổ có tầng kết von đá ong
7

B

Xak


Nhìn chung, đất XBM có rất nhiều tên gọi khác nhau, song có thể hiểu
đất XBM (hay đất bạc màu) là tên thường được gọi chung cho loại đất có tầng
mặt có màu bạc trắng, kết cấu rời rạc, thành phần cơ giới nhiều cát và nghèo
các chất dinh dưỡng. Đất XBM đúng như tên gọi của nó là loại đất “nghèo,
chua, khô, chặt”, chất hữu cơ trong loại đất này đã nghèo lại có tốc độ khoáng
hóa nhanh nên càng nghèo kiệt, dung tích hấp thu thấp, độ bão hòa bazơ
thường nhỏ hơn 50% dẫn đến khả năng điều hòa dinh dưỡng rất hạn chế. Đất
lại thường xuyên bị tác động của quá trình rửa trôi xói mòn theo chiều sâu và
bề mặt nên nghèo kiệt hầu hết các chất dinh dưỡng.
1.1.2. Quá trình hình thành, phát triển và phân bố của đất XBM
Trên thế giới, diện tích đất bị thoái hóa, bạc màu khá lớn. Tùy từng nơi
mà có tên gọi khác nhau, nhưng chúng đều mang đặc điểm chung đó là đất bị
thoái hóa, nghèo kiệt các chất dinh dưỡng. Phần lớn diện tích của nhóm đất
này phân bố ở khu vực nhiệt đới, có lượng mưa lớn và tập trung, nơi có địa
hình dốc thoải và trên nền đất đã hình thành từ lâu đời. Quá trình hình thành
loại đất này gắn liền với quá trình rửa trôi và thoái hóa đất.
Ở Việt Nam, đất XBM được hình thành từ mẫu chất phù sa cổ và các loại
đá mẹ chua như: Granit, liparit, đá cát… khi phong hóa cho loại đất có TPCG
nhẹ và chua. Đồng thời do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, lượng mưa lớn,
tập trung và trải qua quá trình canh tác lâu dài làm cho đất bị thoái hóa và rửa
trôi mạnh, thể hiện ở sự thoái hóa nghiêm trọng về tất cả các tính chất hóa học

và thành phần khoáng vật trong đất (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa - Vụ Khoa
học, Công nghệ và chất lượng sản phẩm, 2001).
Số liệu tổng hợp về tính chất đất ở vùng đã canh tác của nhiều tác giả
cho thấy loại đất này thường phân bố ở các vùng có lượng mưa lớn và mưa tập
trung, nên sự rửa trôi làm cho độ phì đất giảm dần. Có thể nói rằng đất XBM
là một loại đất xấu bị tác động thường xuyên của nhiều quá trình, điển hình là
quá trình rửa trôi. Sự rửa trôi làm giảm đi dần dần các nguyên tố kiềm và kiềm
thổ, giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, giảm hàm lượng các nguyên
8


tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng như: Phốt pho, kali, canxi, magiê, lưu
huỳnh… và các nguyên tố vi lượng cũng bị giảm dần. Sự suy thoái theo hướng
này kéo theo hàng loạt các chỉ tiêu khác cũng bị xấu đi như: Độ chua tăng, độ
no bazơ giảm, CEC giảm, nhưng ngược lại hàm lượng nhôm và sắt di động
ngày càng tăng và gây độc cho cây trồng. Điển hình cho sự suy thoái theo
hướng này được thể hiện trên hàng triệu ha đất XBM.
Các kết quả điều tra, nghiên cứu của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Viện
Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp và Hội Khoa học Đất Việt Nam cho thấy
đất XBM miền Bắc được phân bố thành vùng và các dải lớn như sau:
- Dải phía Bắc lớn nhất chạy từ Vĩnh Phúc kéo sang Thái Nguyên về
phía Bắc thành phố Hà Nội;
- Dải từ Hải Dương tới Quảng Ninh bị chia cắt thành từng vùng nhỏ;
- Dải phía Tây và Tây Nam đồng bằng Bắc bộ kéo dài từ Phú Thọ qua
Hà Tây (cũ);
- Ở Bắc Trung Bộ có dải rìa phía Tây Thanh Hóa, Tây Nghệ An, Tây Hà
Tĩnh kéo vào Thừa Thiên - Huế.
Theo Viện Thổ nhưỡng Nông hóa và Vụ Khoa học - Công nghệ và Chất
lượng sản phẩm (2001), đất XBM miền Bắc ở nước ta phân bố chủ yếu ở
Trung du Bắc bộ và được chia ra thành 3 đơn vị đất như sau:

- Đất XBM trên phù sa cổ: Tập trung chủ yếu ở một số tỉnh/thành như:
Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên…
- Đất XBM glây trên phù sa cổ: Hầu hết đất XBM chuyên lúa ở các
tỉnh/thành: Hà Nội, Hải Dương, Nghệ An...
- Đất XBM trên sản phẩm phong hóa của đá macma axit và đá cát: Quá
trình hình thành giống như đất XBM trên phù sa cổ nhưng hình thành trên sản
phẩm phong hóa của đá macma axít và đá cát; tập trung nhiều ở các tỉnh
Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên- Huế...
Theo Hồ Quang Đức và nnk (2012), diện tích đất XBM miền Bắc của 13
tỉnh trên bản đồ đất tỷ lệ 1/250.000 đã giảm khoảng 28.096,3 ha (tương đương
9


giảm 10,8% diện tích) so với diện tích đất XBM trên bản đồ đất miền Bắc ở tỷ
lệ 1/500.000 (1979).
1.1.3. Tính chất vật lý và hóa học đất XBM
Đất XBM thuộc loại đất chua, pHKCl biến thiên trong khoảng 4 - 5, trung
bình là 4,5. Đất nghèo dinh dưỡng, hàm lượng mùn biến thiên 0,2 - 2,6%,
trung bình là 0,95%; đạm tổng số 0,08 - 0,11%, trung bình là 0,07%; lân tổng
số 0,05 - 0,16%, trung bình là 0,06%; kali tổng số 0,02 - 0,4%, trung bình là
0,18%; tổng các cation trao đổi 3,75 - 5,50 meq/100 g đất, trung bình là 4,40
meq/100 g đất. Độ xốp của đất thường dưới 40%; tỷ lệ sét vật lý thấp, khoảng
trên dưới 13% (Lê Duy Mỳ, 1979).
Theo Nguyễn Mười (1983), đất XBM có phản ứng từ chua nhiều đến
chua vừa, nhôm di động thấp, hàm lượng hữu cơ và các chất dinh dưỡng
nghèo, khả năng hấp thu kém, thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu đất rời rạc.
Đất XBM có khả năng giữ nước thấp, sức chứa ẩm đồng ruộng ở tầng
đất mặt chung quanh 25%, nhưng độ ẩm cây héo lại thấp 3 - 7%, do đó hàm
lượng nước hữu hiệu trong đất vào loại khá. Đó là nguyên nhân có thể canh
tác nhiều loại cơ cấu cây trồng và có thể tồn tại khi gặp thời tiết khô hạn. Các

tính chất vật lý nước của đất là yếu tố quyết định độ phì nhiêu thực tế. Cần chú
ý mối quan hệ giữa tính chất vật lý nước, chế độ nước với độ phì nhiêu tự
nhiên của đất, khả năng hút chất dinh dưỡng và tạo thành năng suất của cây
trồng (Nguyễn Thị Dần, 1991).
Theo kết quả tổng hợp về đất xám trong báo cáo “Tiêu chuẩn nền chất
lượng đất Việt Nam”, tỷ trọng trung bình của đất xám là 2,58 g/cm3,dung
trọng trung bình là 1,42 g/cm3. Độ xốp trung bình là 45,5%. Thành phần cơ
giới chủ yếu là cát pha sét. Đất xám có phản ứng từ chua nhiều đến ít chua,
pHH2O trung bình là 4,96 và pHKCl trung bình là 4,52. Hàm lượng các bon
hữu cơ tổng số; đạm, lân và kali tổng số đều ở mức nghèo đến trung bình.
Hàm lượng các cation trao đổi rất thấp và Al3+ chiếm ưu thế trong tổng các

10


cation. Độ chua trao đổi cao. Dung tích hấp thu trong đất biến động từ thấp
đến trung bình. Độ no bazơ đạt mức thấp (Phạm Quang Hà, 2009).
Đất XBM trên phù sa cổ là đất có thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ cấp hạt
cát dao động 60 - 81%, cấp hạt sét vật lý 40 - 62% (gồm cả limon). Tầng đất
dày và tơi xốp, thường đạt trên 120 cm. Đất có phản ứng chua vừa tới chua
(pHKCl 3,4 - 6,4, trung bình 4,4). Hàm lượng các bon hữu cơ (OC) dao động
mạnh 0,5 - 2,4%; trung bình đạt 1,5%. Đạm tổng số từ nghèo đến trung bình
0,01 - 0,16%; trung bình đạt 0,1%. Lân tổng số và lân dễ tiêu đều ở mức trung
bình, tương ứng 0,01 - 0,19% P2O5 và 0,10 - 15,60 mg P2O5/100 g đất. Kali
tổng số và dễ tiêu đều thấp, tương ứng 0,01 - 0,06% K2O và 0,07 - 7,20 mg
K2O/100 g đất. Hàm lượng sắt và nhôm di động trong đất thấp. Dung tích hấp
thu trong đất 2,6 - 14,7 meq/100 g đất. Độ no bazơ thấp, thường đạt dưới 50%
(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009).
1.1.4. Các biện pháp cải tạo và sử dụng đất XBM
i) Cày sâu dần

Đặc điểm của đất XBM là tầng canh tác mỏng, tỷ lệ cấp hạt sét rất thấp,
khả năng giữ nước, giữ phân kém. Nhưng xuống sâu, tỷ lệ cấp hạt sét tương
đối khá, tỷ lệ keo sét, hàm lượng sắt cao hơn tầng trên. Theo Nguyễn Hanh
Thông và nnk (1968), cày sâu 18 cm làm tỷ lệ cấp hạt sét tầng mặt tăng 2%, tỷ
lệ limon tăng 6%, giảm tỷ lệ cát mịn 8%. Nếu cày xuống sâu 22 cm thì tỷ lệ
cấp hạt sét và limon còn tăng cao hơn nữa (sét tăng 5,6%; limon tăng 11,6%).
ii) Bón phù sa và đất đỏ
Phương pháp bón đất phù sa, đất đỏ hay bùn ao cho đất XBM đã được
Nguyễn Hanh Thông và nnk (1968) thí nghiệm trong chậu sứ. Kết quả cho
thấy khi bón thêm 10% (theo khối lượng) đất phù sa sông Hồng thì năng suất
lúa tăng 34% so với không bón. Cũng thí nghiệm như vậy với đất đỏ thì tăng
được 38% so với đối chứng. Theo Cao Liêm và nnk (1972), bón 150 tấn bùn
ao cho một ha thì cải thiện được một ít thành phần cơ giới, dung tích hấp thu
tăng 6 - 10 meq/100 g đất và năng suất lúa tăng lên ngay từ vụ đầu tiên.
11


×