Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản thiên mã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.13 MB, 175 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

DƯƠNG HỒNG DIỄM

KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ
CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XUẤT NHẬP
KHẨU THỦY SẢN THIÊN MÃ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
(BẢN CHÍNH)

Ngành: kế toán tổng hợp
Mã số ngành: 52340301

Tháng 8-2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
DƯƠNG HỒNG DIỄM
MSSV: 4113983

KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG
CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN XUẤT NHẬP KHẨU
THỦY SẢN THIÊN MÃ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KẾ TOÁN TỔNG HỢP


Mã số ngành: 52340301

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS. TRƯƠNG THỊ THÚY HẰNG

Tháng 8-2014


LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị
kinh doanh đã truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em trong suốt thời gian
học tại trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là cô Trương Thị Thúy Hằng đã tận
tình hướng dẫn để em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty trách nhiệm hữu
hạn xuất nhập khẩu thủy sản Thiên Mã cùng các cô chú, anh chị trong phòng
kế toán đã tạo điều kiện cho em tiếp xúc với thực tế tại Công ty, nhờ có sự
hướng dẫn nhiệt tình và cung cấp đầy đủ những tư liệu cần thiết để em hoàn
thành tốt luận văn của mình, từ đó rút ra được kinh nghiệm cho công việc sau
này.
Do chưa có kinh nghiệm trong thực tế nên luận văn tốt nghiệp của em
không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em mong được sự nhiệt tình đóng
góp ý kiến của quý thầy, cô để luận văn tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô, Ban lãnh đạo,
cùng toàn thể cô chú, anh chị trong Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập
khẩu thủy sản Thiên Mã lời chúc sức khỏe và thành đạt. Chúc Công ty hoạt
động ngày càng phát triển tốt đẹp hơn!
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014
Người thực hiện


Dương Hồng Diễm

i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đậy là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Người thực hiện

Dương Hồng Diễm

ii


TRANG NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Cần Thơ, Ngày…..tháng…..năm 2014

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

iii


TRANG NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

iv


MỤC LỤC

Trang
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ................................................................................ 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................ 1
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2
1.3.1 Không gian nghiên cứu ..................................................................... 2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu......................................................................... 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 3
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................... 4
2.1.1 Kế toán nguyên liệu, vật liệu ............................................................. 4
2.1.2 Kế toán công cụ, dụng cụ .................................................................. 8
2.1.3 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán ....................................... 12
2.1.4 Kế toán hàng tồn kho....................................................................... 13
2.1.5 Kế toán tổng hợp Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ...................... 15
2.1.6 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ .......................... 22
2.1.7 Kế toán kiểm kê và đánh giá lại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 28
2.1.8 Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho ....................................... 33
2.1.9 Phân tích tình hình dự trữ nguyên vật liệu ...................................... 35
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 38
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .......................................................... 38
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ........................................................ 38
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XNK THỦY
SẢN THIÊN MÃ ............................................................................................ 39
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY TNHH XNK THỦY SẢN THIÊN MÃ..................................... 39
3.1.1 Lịch sử hình thành ........................................................................... 39
3.1.2 Quá trình phát triển.......................................................................... 40
3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH HOẶC CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ 43
3.3.1 Ngành nghề kinh doanh chính ......................................................... 43
3.3.2 Nhiệm vụ và mục tiêu của công ty .................................................. 43

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TỪNG BỘ
PHẬN ........................................................................................................... 44
3.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty ....................................... 44
3.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận phòng ban ........................ 45
3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN ........................................................... 47
3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ......................................................... 47
v


3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức ghi sổ kế toán .................................... 49
3.4.3 Các chính sách kế toán áp dụng ..................................................... 52
3.5 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY ........................................................................................... 53
3.5.1 Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai
đoạn 2011 – 2013 ............................................................................................. 53
3.5.2 Tổng quan về hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 6
tháng đầu năm 2014 ......................................................................................... 57
3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG.. 58
3.6.1 Thuận lợi ......................................................................................... 58
3.6.2 Khó Khăn ........................................................................................ 59
3.6.3 Định hướng phát triển của công ty .................................................. 59
CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH XNK THỦY SẢN THIÊN
MÃ .................................................................................................................. 61
4.1 QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ
DỤNG CỤ CỦA CÔNG TY ....................................................................... 61
4.1.1 Quy trình sản xuất và sản phẩm ...................................................... 61
4.1.2 Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tham gia trong quá trình sản
xuất................................................................................................................... 62
4.2 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DỰ TRỮ NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG

CỤ DỤNG CỤ ............................................................................................. 63
4.2.1 Nguồn cung cấp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ......................... 63
4.2.2 Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty ............... 63
4.3 KẾ TOÁN NHẬP VÀ XUẤT KHO NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ
DỤNG CỤ .................................................................................................... 65
4.3.1 Kế toán nhập kho nguyên vật liệu ................................................... 65
4.3.2 Kế toán xuất kho nguyên vật liệu .................................................... 71
4.3.3 Kế toán nhập kho công cụ dụng cụ ................................................. 76
4.3.4 Kế toán xuất kho công cụ dụng cụ .................................................. 82
4.4 THỰC HIỆN KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG
CỤ DỤNG CỤ ............................................................................................. 87
4.5 THỰC HIỆN KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ
CÔNG CỤ DỤNG CỤ ................................................................................. 89
4.6 KẾ TOÁN KIỂM KÊ, ĐÁNH GIÁ LẠI NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ
CÔNG CỤ DỤNG CỤ ................................................................................. 90
4.6.1 Kế toán kiểm kê nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ ..................... 90
4.6.2 Kế toán đánh giá lại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ................... 91
vi


4.7 KẾ TOÁN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG
CỤ DỤNG CỤ ............................................................................................. 91
4.8 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NHẬP, XUẤT, TỒN KHO NGUYÊN VẬT
LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ ................................................................ 91
4.8.1 Phân tích tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu ................. 91
4.8.2 Phân tích tình hình nhập, xuất, tồn kho công cụ dụng cụ ............... 94
4.9 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DỰ TRỮ NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG
CỤ DỤNG CỤ CỦA CÔNG TY ................................................................. 96
CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH

XNK THỦY SẢN THIÊN MÃ ...................................................................... 99
5.1 NHẬN XÉT CHUNG ............................................................................ 99
5.1.1 Một số ưu điểm ................................................................................ 99
5.1.2 Một số nhược điểm ........................................................................ 101
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG
CÔNG TÁC KẾ TOÁN, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NGUYÊN
VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH XNK THỦY
SẢN THIÊN MÃ ....................................................................................... 102
5.2.1 Giải pháp về bộ máy kế toán ......................................................... 103
5.2.2 Giải pháp về việc thu mua và sử dụng .......................................... 103
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 105
6.1 KẾT LUẬN .......................................................................................... 105
6.2 KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 106
6.2.1 Đối với cơ quan thuế ..................................................................... 106
6.2.2 Đối với chính phủ và nhà nước ..................................................... 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 107
PHỤ LỤC……………………………………………………………………...1

vii


DANH SÁCH HÌNH

Trang
Hình 2.1 Sơ đồ kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp KKTX
(thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)…………………………………....17
Hình 2.2 Sơ đố kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp KKTX
(tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp)……………………………….18
Hình 2.3 Sơ đồ kế toán tổng hợp công cụ dụng cụ theo phương pháp
KKTX…19

Hình 2.4 Sơ đồ kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo
phương pháp KKĐK (tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)………...21
Hình 2.5 Sơ đồ kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo
phương pháp KKĐK (tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp)……..…22
Hình 2.6 Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song……………25
Hình 2.7 Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển…….26
Hình 2.8 Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp sổ số dư………………….27
Hình 2.9 Sơ đồ hạch toán kế toán nguyên vật liệu thừa, thiếu khi kiểm kê….31
Hình 2.10 Sơ đồ hạch toán thiếu hụt, hư hỏng công cụ dụng cụ……………..32
Hình 2.11 Sơ đồ kế toán liên quan đến kiểm kê và đánh giá lại vật liệu theo
phương pháp KKĐK…………………………………………………...…….32
Hình 2.12 Sơ đồ kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho…………………..35
Hình 3.1 Hình ảnh Công ty TNHH XNK thủy sản Thiên Mã………………..39
Hình 3.2 Công ty TNHH Thiên Mã 3, tại khu CN Trà Nóc 2……………….42
Hình 3.3 Hình ảnh sản xuất và sản phẩm cá basa……………………………43
Hình 3.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty…………………………44
Hình 3.5 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán……………………………………...47
Hình 3.6 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính…..49
Hình 3.7 Hình ảnh phần mềm kế toán………………………………………..50
Hình 3.8 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung…….51
Hình 4.1 Sơ đồ quy trình sản xuất cá tra, cá basa của Công ty TNHH XNK
Thủy sản Thiên Mã………………………………………………………...…61
Hình 4.2 Hình ảnh các sản phẩm cá basa…………………………………….62
viii


Hình 4.3 Hình ảnh cá tra nguyên con………………………………………...64
Hình 4.4 Hình ảnh các thùng carton, băng keo………………………………64
Hình 4.5 Hình ảnh dao cắt máy đai và cân đồng hồ Nhơn Hòa……………...64
Hình 4.6 Quy trình lập, luân chuyển chứng từ, ghi sổ nhập kho NVL………67

Hình 4.7 Quy trình lập, luân chuyển chứng từ, ghi sổ xuất kho NVL……….73
Hình 4.8 Quy trình lập, luân chuyển chứng từ, ghi sổ nhập kho CCDC…….78
Hình 4.9 Quy trình lập, luân chuyển chứng từ, ghi sổ xuất kho CCDC……..83
Hình 4.10 Sơ đồ hạch toán chi tiết quá trình nhập xuất kho nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ………………………………………………………...…….88

ix


DANH SÁCH BẢNG

Trang
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH XNK thủy sản Thiên
Mã trong giai đoạn 2011-2013…………………………………………………....55
Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH XNK thủy sản
Thiên Mã trong giai đoạn 6 tháng năm 2014………………………………...57
Bảng 4.1 Tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu của Công ty TNHH
XNK Thủy sản Thiên Mã trong giai đoạn 2011 – 2013……………………...93
Bảng 4.2 Tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu của Công ty TNHH
XNK Thủy sản Thiên Mã trong giai đoạn quý 1 năm 2014………………….94
Bảng 4.3 Tình hình nhập, xuất, tồn kho công cụ dụng cụ của Công ty TNHH
XNK Thủy sản Thiên Mã trong giai đoạn 2011 – 2013……………………...95
Bảng 4.4 Tình hình nhập, xuất, tồn kho công cụ dụng cụ của Công ty TNHH
XNK Thủy sản Thiên Mã trong giai đoạn 2011 – 2013……………………...96
Bảng 4.5 Tình hình dự trữ nguyên vật liệu cuối quý 1/2014……………...…98

x


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

GTGT:

Giá trị gia tăng

XNK:

Xuất nhập khẩu

TSCĐ:

Tài sản cố định

KCN:

Khu công nghiệp

NVL:

Nguyên vật liệu

CCDC:

Công cụ dụng cụ

HTK:


Hàng tồn kho

CKTM:

Chiết khấu thương mại

XDCB:

Xây dựng cơ bản

KKTX:

Kê khai thường xuyên

KKĐK:

Kiểm kê định kỳ

DN:

Doanh nghiệp

XK:

Xuất kho

CK:

Cuối kỳ


ĐK:

Đầu kỳ

TK:

Tài khoản

xi


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Theo mục tiêu chiến lược, đến năm 2020 ngành thủy sản sẽ phát triển
thành một ngành sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh
tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở phát huy lợi thế của một
ngành sản xuất - khai thác tài nguyên tái tạo, lợi thế của nghề cá nhiệt đới,
chuyển nghề cá nhân dân thành nghề cá hiện đại, tạo sự phát triển đồng bộ,
đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Đồng thời,
phát triển thủy sản theo hướng chất lượng và bền vững, trên cơ sở giải quyết
hài hòa mối quan hệ giữa nâng cao giá trị gia tăng với đảm bảo chất lượng, vệ
sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển nguồn lợi và
an sinh xã hội.
Với chiến lược như thế thì bên cạnh việc thúc đẩy ngành thủy sản bước
sang một trang lịch sử mới sẽ có không ít những khó khăn mà các doanh
nghiệp gặp phải. Nền kinh tế trong nước và trên thế giới có nhiều biến động,
hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu,…Chúng ta thường thấy cơ hội và thách
thức luôn luôn đi song song với nhau. Vì thế, bên cạnh những chính sách mà

Nhà Nước đưa ra nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thủy sản thì đòi hỏi
các Doanh nghiệp phải đối đầu với những thử thách, cạnh tranh quyết liệt về
sản phẩm, an toàn, chất lượng và chi phí đầu vào phải thấp thì mới đứng vững
được trên thương trường.
Để giải quyết được vấn đề cấp thiết nói trên, các doanh nghiệp trong quá
trình sản xuất phải tính toán được các chi phí sản xuất bỏ ra một cách chính
xác, đầy đủ và kịp thời, hạch toán chính xác chi phí là cơ sở để tính đúng, đủ
giá thành. Từ đó giúp cho doanh nghiệp tìm mọi cách hạ thấp chi phí sản xuất
tới mức tối đa, biện pháp tốt nhất để tăng lợi nhuận.
Trong các doanh nghiệp sản xuất vật chất, khoản mục chi phí nguyên vật
liệu và công cụ dụng cụ chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí của doanh
nghiệp, chỉ cần một biến động nhỏ cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến giá thành
sản phẩm, ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp. Vì vậy, bên cạnh vấn đề
trọng tâm là kế toán tập hợp chi phí và tình giá thành, thì việc tổ chức tốt công
tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ cũng là một vấn đề đáng được
các doanh nghiệp quan tâm trong điều kiện hiện nay.
Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản Thiên Mã với đặc
điểm lượng nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất khá lớn và vai trò chủ lực là
1


xuất khẩu các mặt hàng thủy sản sang các nước bạn. Vì vậy làm thế nào mà
công ty có thể giảm giá thành, góp phần làm tăng lợi nhuận, không mất khả
năng cạnh tranh thì điều tất yếu là công ty phải quan tâm đến khâu hạch toán
chi phí nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.
Xuất phát từ những vấn đề lý thuyết và thực tiễn về công tác kế toán tại
đơn vị, thấy được vai trò quan trọng trong công tác kế toán nguyên vật liệu và
công cụ dụng cụ nên em đã quyết định chọn đề tài: “Kế toán Nguyên vật liệu
và công cụ dụng cụ tại Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy
sản Thiên Mã”để làm luận văn tốt nghiệp của mình.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Tác giả tìm hiểu thực trạng kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
tại công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản Thiên Mã. Từ đó đề
xuất các giải pháp giúp công ty quản lý nguồn nguyên vật liệu và công cụ
dụng cụ được tốt hơn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng công tác kế toán Nguyên vật liệu và công cụ dụng
cụ tại Công ty.
- Phân tích tình hình Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty.
- Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng
nguồn nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu và thu thập số liệu tại bộ phận kế toán của Công
ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản Thiên Mã.
Địa chỉ: Lô 2.11E, đường số 9, KCN Trà Nóc 2, Quận Ô Môn, TP Cần Thơ.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện từ ngày 11/08/2014 đến ngày 17/11/2014.
- Số liệu của đề tài được thu thập qua các năm từ 2011 đến 06/2014.
- Số liệu thực hiện kế toán: Quý 1/2014.

2


1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu việc thực hiện chế độ kế toán và tổ chức công tác kế
toán Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty trách nhiệm hữu hạn xuất
nhập khẩu thủy sản Thiên Mã trong giai đoạn từ năm 2011 đến 06/2014.


3


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Kế toán nguyên liệu, vật liệu
2.1.1.1 Khái niệm
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động quan trọng cấu thành thực thể vật
chất của sản phẩm. Nguyên vật liệu khi xuất dùng là tham gia vào từng kỳ sản
xuất, giá trị của chúng được tính vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp, hình
thành nên giá thành của sản phẩm.
Kế toán nguyên liệu, vật liệu là nhằm phản ánh tình hình nhập, xuất và
tồn kho của nguyên liệu, vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. (Trần Quốc Dũng, 2009, trang 29).
2.1.1.2 Nguyên tắc kế toán vật liệu
Vật liệu là một trong những loại hàng tồn kho của doanh nghiệp, vật liệu
là tài sản lưu động dưới hình thái vật chất, có thể do doanh nghiệp mua từ bên
ngoài, có thể do doanh nghiệp sản xuất ra để dùng vào mục đích sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, do vậy kế toán vật liệu phải phải chấp hành các
nguyên tắc sau:
- Trị giá vật liệu xuất nhập tồn phải đúng giá theo nguyên tắc giá thực tế.
Kế toán có nhiệm vụ xác định giá thực tế vì ở những thời điểm khác nhau
trong kỳ hạch toán giá có khác nhau.
- Kế toán vật liệu phải thực hiện đồng thời kế toán chi tiết cả về giá trị
lẫn hiện vật. Kế toán phải theo dõi chi tiết từng thứ, từng chủng loại, quy
cách,…theo địa điểm quản lý và sử dụng, luôn luôn phải đảm bảo sự khớp
đúng cả về giá trị lẫn hiện vật giữa thực tế với số liệu ghi trên sổ kế toán, giữa
kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết.
- Trong trường hợp cụ thể, nếu xét thấy vật liệu ở cuối niên độ kế toán có

khả năng bị giảm giá so với giá thực tế đã ghi sổ kế toán thì doanh nghiệp
được phép lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Việc lập dự phòng giảm giá
hàng tồn kho phải thực hiện theo đúng các quy định của cơ chế quản lý tài
chính hiện hành.
- Trong một doanh nghiệp (một đơn vị kế toán) chỉ được áp dụng một
trong hai phương pháp kế toán hàng tồn kho – phương pháp kê khai thường
xuyên hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ. Việc lựa chọn phương pháp nào để
áp dụng cho doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lượng,
4


chủng loại vật liệu và yêu cầu quản lý để có sự vận dụng thích hợp và phải
được thực hiện nhất quán trong niên độ kế toán. (Tập thể tác giả khoa kế toánkiểm toán trường đại học kinh tế TP.HCM, 1998, trang 43-44).
2.1.1.3 Phân loại nguyên liệu, vật liệu
* Căn cứ vào công dụng chủ yếu và tính năng sử dụng
- Nguyên liệu chính : Là nguyên liệu tạo nên hình thái vật chất cho sản phẩm.
- Vật liệu phụ : Là các chất không tạo nên thực thể sản phẩm mà chỉ
đóng vai trò là chất xúc tác; hoặc làm tăng giá trị sử dụng, giá trị thương mại
của sản phẩm (ví dụ như thuốc tẩy trong công nghiệp sản xuất đường; các loại
hóa chất sử dụng để loại tạp chất trong công nghiệp luyện kim; chất tạo màu,
làm tăng độ dẽo, độ bền, độ bong;…tùy theo yêu cầu của sản phẩm)
- Nhiên liệu : Là các chất liệu khi sử dụng nó tạo nên nhiệt lượng cung
cấp cho quá trình sản xuất. Nhiên liệu có thể tồn tại dưới dạng thể rắn như
than đá, than củi; tồn tại dưới dạng thể lỏng như xăng dầu; tồn tại dưới dạng
thể hơi như hơi đốt, gas và các loại nhiên liệu khác.
- Phụ tùng thay thế : Là các chi tiết thiết bị, phụ tùng mua dự trữ sẵn trong
kho để thay thế cho các bộ phận máy móc bị hư hỏng trong quá trình sử dụng.
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là các vật tư dùng trong công tác
xây dựng cơ bản, công tác thiết kế lắp đặt máy móc thiết bị như gỗ, sắt, xi
măng,… các thiết bị như dụng cụ vệ sinh, dụng cụ ánh sáng,…

- Vật liệu khác: Là các vật liệu chưa kể trên đây như phế liệu, vật liệu thuê
ngoài chế biến. Khái niệm phế liệu chỉ thích hợp trong nội bộ doanh nghiệp.
* Căn cứ vào nguồn cung cấp vật liệu
- Nguyên vật liệu mua ngoài: Là nguyên vật liệu mà doanh nghiệp mua
bên ngoài từ các nhà cung cấp.
- Vật liệu tự chế biến: Là vật liệu do doanh nghiệp sản xuất ra và sử dụng
như nguyên liệu để sản xuất sản phẩm.
- Vật liệu thuê ngoài gia công: Là loại vật liệu thuê các cơ sở gia công
làm nên.
- Nguyên vật liệu nhận vốn góp liên doanh: Là nguyên liệu do các bên
liên doanh góp vốn theo thỏa thuận trên hợp đồng liên doanh.
- Nguyên vật liệu được cấp: Là nguyên vật liệu do đơn vị cấp trên cấp
theo quy định. (Tập thể tác giả khoa kế toán- kiểm toán trường đại học kinh tế
TP.HCM, 1998, trang 43-44).
5


2.1.1.4 Tài khoản kế toán sử dụng
Tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Kết cấu và nội dung của Tài khoản 152-Nguyên liệu, vật liệu
Bên Nợ:
- Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu nhập kho.
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê
- Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ (kế
toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
Bên Có:
- Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất kho.
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại cho người bán hoặc được giảm giá.
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu thiếu hụt khi kiểm kê.
- Chiết khấu thương mại hàng mua được hưởng.

- Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ (kế toán
hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
Số dư Nợ: Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu tồn kho.
2.1.1.5 Tính giá nguyên vật liệu
* Giá thực tế nhập kho NVL
- Đối với NVL mua ngoài
Giá thực tế
NVL

Giá mua ghi
Chi phí
= trên hóa đơn + mua ngoài

mua ngoài

Các khoản thuế
CKTM
+ không được
- giảm giá( (
hoàn lại

hàng bán
(2.1)

Trong đó:
+ Chi phí thu mua: bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong
định mức.
+ Các khoản thuế không được hoàn lại: như thuế nhập khẩu,thuế GTGT
(nếu DN tính GTGT theo phương pháp trực tiếp).
- Đối với DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá mua

không bao gồm thuế GTGT.
- Nếu DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì giá mua bao
gồm cả thuế

6


- Đối với vật liệu mua ngoài gia công chế biến:
Giá thực tế của
Giá thực tế của
NVL thuê ngoài
=
NVL xuất thuê +
gia công chế biến
ngoài gia công CB
- Đối với vật liệu được cấp:

Chi phí thuê
Chi phí
ngoài gia công + vận chuyển
chế biến
(nếu có)
(2.2)

Giá mua thực
tế của vật liệu = Giá cấp trên cấp + chi phí vận chuyển bốc xếp (2.3)
- Đối với vật liệu nhận góp vốn liên doanh:
Giá thực tế NVL
Giá trị vốn góp do hội
nhận góp vốn liên doanh = đồng liên doanh đánh giá

- Đối với NVL được biếu tặng, viện trợ:
Giá thực tế NVL
Giá trị thị trường tại
được biếu tặng, viện trợ =
thời điểm

(2.4)

(2.5)

* Tính giá nguyên vật liệu xuất kho:
Tính theo đặc điểm hoạt động của DN vào các yêu cầu công tác quản lý
và trình độ nhân viên kế toán mà ta có thể áp dụng các công thức sau (DN áp
dụng phương pháp kê khai thường xuyên)
+ Phương pháp đơn giá đích danh
Theo phương pháp này, trị giá thực tế xuất kho của vật tư, hàng hóa được
xác định dựa vào đơn giá nhập thực tế của từng lần nhập để chọn làm đơn giá
tính trị giá xuất mà không theo thứ tự đơn giá của các lần nhập. Vì vậy, theo
phương pháp này, với cùng một số lượng vật tư, hàng hóa xuất kho có thể có
nhiều giá trị xuất khác nhau tùy thuộc vào đơn giá được chỉ định để chọn làm
đơn giá xuất. Phương pháp này dung cho DN có ít loại mặt hàng hoặc mặt
hàng ổn định và nhận diện được.
+ Phương pháp bình quân gia quyền
Theo phương pháp này, mỗi khi nhập kho theo đơn giá mới khác với đơn
giá hiện đang còn tồn kho, thì doanh nghiệp sẽ tính đơn giá bình quân để làm
đơn giá xuất cho lần xuất kho tiếp theo.
+ Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)
Theo phương pháp này NVL nào được nhập vào trước trước nhất thì
được xuất ra trước nhất. Do đó tính giá xuất ưu tiên lấy giá vật liệu theo thứ tự
thời gian nhập sớm nhất làm giá xuất, nếu không đủ sẽ lấy lần nhập tiếp theo

làm giá xuất cho đến khi đủ thì thôi. Phương pháp này thích hợp trong điều
kiên giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm.
7


+ Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO)
Theo phương pháp này vật liệu nào được nhập vào sau cùng thì được
xuất ra trước tiên. Do đó tính giá xuất sẽ được ưu tiên lấy giá của NVL lần
nhập trể nhất làm giá xuất, nếu không đủ sẽ lấy lần nhập ngay trước đó làm giá
xuất cho đến khi nào đủ thì thôi. Phương pháp này thích hợp trong điều kiện
lạm phát.
+ Phương pháp bình quân cuối kỳ
Theo phương pháp này, trong kỳ khi xuất kho vật tư, hàng hóa ta chọn
một đơn giá tạm tính để làm đơn giá tạm xuất kho (đơn giá tạm tính có thể là
đơn giá tồn kho đầu kỳ hoặc đơn giá ổn định của các kỳ trước, hoặc đơn giá kế
hoạch). Cuối tháng, dựa vào đơn giá tồn kho đầu tháng và đơn giá nhập thực
tế của các lần nhập kho trong tháng để tính ra đơn giá bình quân thực tế. Trên
cơ sở đã có đơn giá bình quân thực tế vừa mới tính được, kế toán tiến hành
điều chỉnh trị giá đã xuất kho trong tháng theo đơn giá tạm tính thành trị giá
thực tế cho số vật tư hàng hóa đã xuất kho trong tháng.
+ Phương pháp đơn giá hạch toán
Trong phương pháp này mỗi lần xuất kho vật tư, hàng hóa theo đơn giá
hạch toán (đơn giá hạch toán là đơn giá do doanh nghiệp đưa, nó có ý nghĩa
nội bộ tương tự như trường hợp đơn giá tạm tính). Cuối tháng, dựa vào trị giá
thực tế nhập kho trong tháng để tính hệ số chênh lệch giữa trị giá nhập kho
theo đơn giá thực tế với trị giá nhập kho theo đơn giá hạch toán, và tiến hành
điều chỉnh trị giá xuất kho từ đơn giá hạch toán, và tiến hành điều chỉnh trị giá
xuất kho từ đơn giá hạch toán theo trị giá thực tế tương tự như trường hợp sử
dụng phương pháp đơn giá bình quân cuối kỳ. Tuy nhiên, cách điều chỉnh của
phương pháp này là điều chỉnh tăng, giảm trị giá xuất theo hệ số điều chỉnh

mà không điều chỉnh theo chênh lệch đơn giá. (Bộ môn Kế toán – Kiểm toán,
2013, trang 49-50-51).
2.1.2 Kế toán công cụ, dụng cụ
2.1.2.1 Khái niệm
Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn
đối với TSCĐ.
Kế toán công cụ, dụng cụ là nhằm phản ánh tình hình nhập, xuất và tồn
kho của công cụ dụng cụ trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. (Bộ môn kế toán – kiểm toán, 2013, trang 66).

8


2.1.2.2 Nguyên tắc của kế toán công cụ dụng cụ
Kế toán công cụ dụng cụ phải tôn trọng các nguyên tắc sau:
- Kế toán nhập, xuất tồn kho công cụ, dụng cụ phải phản ánh theo giá
thực tế. Việc tính giá thực tế công cụ dụng cụ nhập, xuất cũng được quy định
như đối với nguyên vật liệu.
- Kế toán chi tiết công cụ dụng cụ phải thực hiện theo từng kho, từng
loại, từng nhóm, từng thứ công cụ dụng cụ.
- Công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất kinh doanh, cho thuê phải
được theo dõi về hiện vật và giá trị trên sổ kế toán chi tiết theo nơi sử dụng,
theo đối tượng thuê và người chịu trách nhiệm vật chất. Đối với công cụ dụng
cụ có giá trị lớn, quý hiếm phải có thể thức bảo quản đặc biệt.
- Trường hợp giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng vào sản xuất kinh doanh
quá lớn, có tác dụng phục vụ cho nhiều kỳ sản xuất kinh doanh thì có thể áp
dụng phương pháp phân bổ hoặc trích trước giá trị công cụ dụng cụ vào chi
phí sản xuất kinh doanh. (Tập thể tác giả khoa kế toán kiểm toán trường đại
học kinh tế TP.HCM, 1998, trang 78).
2.1.2.3 Phân loại công cụ, dụng cụ

Theo đặc điểm của CCDC được phân thành:
- Dụng cụ chuyên dùng, dụng cụ đồ nghề, vật gá lắp, khuôn mẫu đúc.
- Dụng cụ bảo hộ lao động: Quần áo, giày dép, găng tay, kính đeo mắt,…
- Đồ dùng và dụng cụ quản lý: Bàn làm việc, túi đựng hồ sơ,…
- Vật rẻ tiền mau hỏng: Các dụng cụ sành sứ, thủy tinh, ống nghiệm,…
- Đồ dùng và các dụng cụ phục vụ cho nhu cầu khác: Các loại bao bì
dùng để đựng, đóng gói vật tư, hàng hóa trong quá trình thu mua, bảo quản,
tiêu thụ.
Theo giá trị và thời gian sử dụng:
- Loại phân bổ 1 lần
- Loại phân bổ nhiều lần
2.1.2.4 Tài khoản kế toán sử dụng
Tài khoản 153 _ Công cụ dụng cụ
Kết cấu và nội dung của tài khoản 153 _ Công cụ dụng cụ.

9


Bên Nợ:
- Trị giá thực tế công cụ, dụng cụ mua, thuê ngoài gia công nhập kho
- Trị giá công cụ cho thuê nhập lại kho
- Trị giá công cụ, dụng cụ thừa phát hiện khi kiểm kê
- Kết chuyển trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ
Bên Có:
- Trị giá công cụ, dụng cụ xuất kho
- Trị giá công cụ, dụng cụ trả lại cho người bán hoặc được giảm giá
- Trị giá công cụ, dụng cụ thiếu hụt khi kiểm kê
- Chiết khấu thương mại hàng mua được hưởng
- Kết chuyển trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ
Số dư Nợ: Trị giá thực tế công cụ, dụng cụ tồn kho.

Tài khoản 153 có 3 tài khoản cấp 2
- TK 153(1) – Công cụ dụng cụ: phản ánh trị giá hiện có và tình hình
biến động các loại công cụ dụng cụ sử dụng cho mục đích sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp.
- TK 153(2) – Bao bì luân chuyển: phản ánh trị giá hiện có và tình hình
biến động các loại bao bì luân chuyển sử dụng cho sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Bao bì luân chuyển là các loại bao bì sử dụng nhiều lần, cho
nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trị giá của bao bì luân chuyển khi xuất
dùng được trừ dần và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ hạch
toán.
- TK 153(3) – Đồ dùng cho thuê: phản ánh giá trị hiện có và tình hình
biến động các loại công cụ dụng cụ mà doanh nghiệp dùng để thuê.
Tài khoản 142 _ Chi phí trả trước ngắn hạn
Kết cấu và nội dung tài khoản 142 _ Chi phí trả trước ngắn hạn
Bên Nợ: Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn phát sinh
Bên Có: Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn đã tính vào chi phí sản
xuất, kinh doanh trong kỳ
Số dư Nợ: Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn chưa tính vào chi phí
sản xuất kinh doanh trong kỳ

10


Tài khoản 242_ Chi phí trả trước dài hạn
Kết cấu và nội dung tài khoản 242 _ Chi phí trả trước dài hạn
Bên Nợ:
- Các khoản chi phí trả trước dài hạn phát sinh trong kỳ
- Phản ánh số kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và chênh
lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
(Trường hợp lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt

động) khi hoàn thành đầu tư để phân bổ dần vào chi phí tài chính.
Bên Có:
- Các khoản chi phí trả trước dài hạn đã tính vào chi phí sản xuất, kinh
doanh trong kỳ
- Phản ánh số phân bổ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá
lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư
XDCB (Giai đoạn trước hoạt động, khi hoàn thành đầu tư) vào chi phí tài
chính trong kỳ.
Số dư Nợ:
- Các khoản chi phí trả trước dài hạn chưa tính vào chi phí sản xuất, kinh
doanh trong kỳ
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền
tệ có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước
hoạt động) khi hoàn thành đầu tư chưa xử lý tại thời điểm cuối năm tài chính.
2.1.2.5 Phương pháp phân bổ công cụ, dụng cụ
Đặc điểm của CCDC là có thể tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh
doanh, và trong quá trình sử dụng chúng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban
đầu đồng thời chuyển dần từng bộ phận giá trị bị hao mòn khi tham gia vào
chi phí sản xuất kinh doanh trong mỗi kỳ, kế toán phải sử dụng phương pháp
phân bổ CCDC vào chi phí sản xuất kinh doanh.
* Các phương pháp phân bổ CCDC:
- Phương pháp phân bổ 1 lần (phân bổ 100%): Phương pháp này đươc sử
dụng trong trường hợp xuất dùng CCDC có giá trị nhỏ, doanh nghiệp sẽ tính
hết 100% giá trị công cụ vào chi phí sản xuất trong kỳ (kỳ hiện tại sử dụng
CCDC).
- Phương pháp phân bổ 2 kỳ (phân bổ 50%) hoặc phân bổ nhiều kỳ:
11


Phương pháp này đươc vận dụng trong trường hợp CCDC xuất dùng có

giá trị lớn, sử dụng cho 2 hoặc nhiều kỳ sản xuất kinh doanh, nên không thể
tính hết 1lần (100%) giá trị của nó vào chi phí của bộ phận sử dụng của kỳ kế
toán hiện tại mà phải phân bổ trị giá CCDC vào chi phí của bộ phận sử dụng
theo số lượng kỳ kế toán mà CCDC tham gia để tránh trường hợp gây đột biến
chi phí cho bộ phận sử dụng tại kỳ kế toán xuất dùng và phù hợp cho việc xác
định chi phí sản xuất thực tế khi tính giá thành sản phẩm đối với các kỳ kế
toán trong thời gian sử dụng CCDC.
Vào thời điểm xuất dùng, kế toán sẽ tiến hành đưa giá trị xuất CCDC vào
tài khoản chờ phân bổ. Sau đó cứ mỗi kỳ kế toán tiến hành phân bổ một phần
giá trị CCDC vào chi phí cho đối tượng sử dụng đến khi CCDC bị hỏng, bị
mất hoặc hết thời gian sử dụng theo qui định.
Giá trị CCDC

Giá trị CCDC phân bổ 1 kỳ =

(2.6)

Số kỳ phân bổ

Đối với kỳ phân bổ cuối cùng (khi báo hỏng), giá trị CCDC phân bổ vào
chi phí cho đối tượng sử dụng được xác định như sau:
Giá trị CCDC

Giá trị CCDC
phân bổ 1 kỳ

=

Số kỳ phân bổ


Giá trị phế liệu thu hồi
-

(nếu có)

(Bộ môn kế toán - kiểm toán, 2013, trang 66)

Khoản bồi thường vc
-

(nếu có)

(2.7)

2.1.3 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán
2.1.3.1 Yêu cầu quản lý
- Về thu mua: Phải xác định nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ để lập ra các phương pháp thu mua cho hợp lý, cũng như để xác định
rõ về số lượng, chất lượng, chủng loại nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất
được liên tục và thuận lợi.
- Về công tác bảo quản và dự trữ: Quản lý theo đúng yêu cầu bảo quản
đối với từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo các đặc tính lý hóa của
chúng, tránh hư hỏng làm ảnh hưởng đến phẩm chất.
- Về việc sử dụng: Đảm bảo sử dụng theo đúng yêu cầu của quá trình sản
xuất và định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Không ngừng cải tiến nghiên cứu
nhằm giảm chi phí sản xuất.

12



×