Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

phân tích và đánh giá hệ thống thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng phần mềm misa mimosa.net 2012 tại trung tâm công nghệ phần mềm thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.59 MB, 120 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ QUỐC ANH
MSSV: 4114088

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ
HỆ THỐNG THƠNG TIN KẾ TỐN
TRONG MƠI TRƯỜNG ỨNG DỤNG
PHẦN MỀM MISA MIMOSA.NET 2012
TẠI TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN
Mã số ngành: 52340301

Tháng 8 – Năm 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ QUỐC ANH
MSSV: 4114088

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ
HỆ THỐNG THƠNG TIN KẾ TỐN
TRONG MƠI TRƯỜNG ỨNG DỤNG
PHẦN MỀM MISA MIMOSA.NET 2012
TẠI TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM


THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN
Mã số ngành: 52340301

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TRƯƠNG ĐÔNG LỘC

Tháng 8 – Năm 2014


LỜI CẢM TẠ
------oOo-----Đại học Cần Thơ là một môi trường học tập và rèn luyện rất tốt. Sau gần 4
năm học tại trường, em đã được truyền đạt những kiến thức chuyên ngành cần
thiết cũng như những kinh nghiệm sống hết sức quý báu từ Quý Thầy Cô. Giảng
đường đại học đã trở thành ngôi nhà thứ hai của em, nơi đã để lại trong em biết
bao kỷ niệm khó quên về thầy cô, bạn bè – những người luôn sát cánh và giúp đỡ
em khi gặp khó khăn trong học tập, trong cuộc sống. Giờ đây, khi phải sắp nói lời
chia tay với ngơi trường thân thương, em xin gửi đến tất cả thầy cô Trường Đại
học Cần Thơ nói chung và các thầy cơ Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh nói
riêng lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Đặc biệt, em xin cảm ơn Thầy
Trương Đơng Lộc đã tận tình hướng dẫn và đóng góp ý kiến trong suốt q trình
thực hiện Luận văn, giúp em hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trung tâm Công nghệ phần mềm
thành phố Cần Thơ, Chị Trịnh Ngọc Oanh, người đã trực tiếp cung cấp cho
những số liệu cần thiết cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình thực
tập và làm luận văn.
Tuy nhiên, do còn hạn hẹp về kiến thức và hạn chế về mặt thời gian nên đề
tài khó tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong sự bỏ qua và đóng góp ý

kiến của Q Thầy (Cơ).
Cuối lời, em xin kính chúc Q Thầy Cơ, các Anh Chị, Cơ Chú trong
Trung tâm Công nghệ phần mềm thành phố Cần Thơ được dồi dào sức khỏe, luôn
gặt hái thật nhiều thành công trong công việc và cuộc sống.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Sinh viên thực hiện

Lê Quốc Anh

i


LỜI CAM ĐOAN
--------oOo-------Em xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của em và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Sinh viên thực hiện

Lê Quốc Anh

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Thủ trưởng đơn vị

iii


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 ......................................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU ........................................................................................................................ 1

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................................ 1
1.2. MỤC TIÊU NGIÊN CỨU ............................................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu chung .......................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................... 2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 2
1.3.1. Thời gian: .................................................................................................................. 2
1.3.2. Không gian: ............................................................................................................... 2
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................................... 2
CHƯƠNG 2 ......................................................................................................................... 3
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 3
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN .............................................................................................. 3
2.1.1. Khái qt về hệ thống thơng tin kế tốn .................................................................... 3
2.1.2. Phân tích hệ thống thơng tin trong mơi trường xử lý bằng máy tính ........................ 4
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................ 6
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................................... 6
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................................... 6
CHƯƠNG 3 ......................................................................................................................... 7
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM THÀNH
PHỐ CẦN THƠ .................................................................................................................. 7
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ............................................................. 7
3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC .................................................................................................... 8
3.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ................................................................................................. 8
3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận .................................................................... 8
3.3. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG ........................................................................................ 12
3.4. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TỐN ........................................................................... 12
3.4.1. Chế độ kế tốn đang áp dụng .................................................................................. 12
3.4.2. Hình thức kế tốn .................................................................................................... 12
3.4.3. Mơ hình tổ chức cơng tác kế tốn ........................................................................... 14
3.5. KHÁI QT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM.............................. 14
3.5.1. Đặc điểm khách hàng .............................................................................................. 14

3.5.2. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh .................................................................. 14

iv


3.6. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA TRUNG TÂM ............................................... 20
3.6.1. Thuận lợi.................................................................................................................. 20
3.6.2. Khó khăn ................................................................................................................. 20
3.7. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI...................................... 20
CHƯƠNG 4 ....................................................................................................................... 23
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THƠNG TIN KẾ TỐN TRONG MÔI
TRƯỜNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MISA MIMOSA.NET 2012 TẠI TRUNG TÂM
CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM THÀNH PHỐ CẦN THƠ .................................................. 23
4.1. ĐÁNH GIÁ PHẦN MỀM KẾ TOÁN MISA MIMOSA.NET 2012 ......................... 23
4.1.1. Khái quát phần mềm kế toán MISA Mimosa.NET 2012 ........................................ 23
4.1.2. Đánh giá ưu, nhược điểm của phần mềm kế tốn MISA Mimosa.NET 2012 ........ 24
4.2. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG THƠNG TIN KẾ TỐN TRONG MƠI TRƯỜNG ỨNG
DỤNG PHẦN MỀM MISA MIMOSA.NET 2012 TẠI TRUNG TÂM .......................... 30
4.2.1. Đặc điểm hoạt động của Trung tâm công nghệ phần mềm thành phố Cần Thơ và
yêu cầu đối với hệ thống thơng tin kế tốn........................................................................ 30
4.2.2. Tổ chức dữ liệu của hệ thống thơng tin kế tốn ...................................................... 32
4.3. ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THƠNG TIN KẾ TỐN TRONG MƠI TRƯỜNG ỨNG
DỤNG PHẦN MỀM MISA MIMOSA.NET 2012 TẠI TRUNG TÂM .......................... 76
4.3.1. Ưu điểm của bộ máy kế toán ................................................................................... 76
4.3.2. Nhược điểm của bộ máy kế toán ............................................................................. 77
CHƯƠNG 5 ....................................................................................................................... 78
GIẢI PHÁP HỒN THIỆN HỆ THỐNG THƠNG TIN KẾ TỐN TẠI TRUNG TÂM78
5.1. ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC CHỨNG TỪ KẾ TOÁN, SỔ SÁCH, BÁO CÁO
KẾ TOÁN .......................................................................................................................... 78
5.2. ĐỐI VỚI Q TRÌNH XỬ LÝ THƠNG TIN .......................................................... 78

5.3. ĐỐI VỚI BỘ MÁY KẾ TỐN.................................................................................. 78
5.4. ĐỐI VỚI CƠNG TÁC KIỂM TRA, KIỂM SOÁT.................................................... 79
5.5. NHẬN DẠNG RỦI RO ĐỂ HỒN THIỆN HỆ THỐNG THƠNG TIN KẾ TỐN79
CHƯƠNG 6 ....................................................................................................................... 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 81
6.1. KẾT LUẬN ................................................................................................................ 81
6.2. KIẾN NGHỊ................................................................................................................ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 82
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 83

v


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình doanh thu, chi phí và lợi
nhuận của trung tâm trong 3 năm của Trung tâm ........................................................ 15
Bảng 3.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình doanh thu, chi phí và lợi
nhuận của trung tâm 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 .................................................. 18
Bảng 4.1: Các thủ tục kiểm tra, kiểm soát trong phân hệ tiền mặt tại trung tâm ........ 39
Bảng 4.2: Hệ thống sổ sách trong phân hệ tiền mặt .................................................... 39
Bảng 4.3: Các thủ tục kiểm tra, kiểm soát trong phân hệ tiền gửi tại trung tâm ......... 43
Bảng 4.4: Hệ thống sổ sách, báo cáo trong phân hệ ngân hàng tại trung tâm ............. 43
Bảng 4.5: Các thủ tục kiểm tra, kiểm soát trong phân hệ mua CCDC ........................ 47
Bảng 4.6: Hệ thống sổ sách, báo cáo trong phân hệ CCDC tại trung tâm................... 47
Bảng 4.7: Các thủ tục kiểm tra, kiểm soát trong phân hệ TSCĐ tại trung tâm ........... 54
Bảng 4.8: Hệ thống sổ sách, báo cáo trong phân hệ TSCĐ tại trung tâm. .................. 54
Bảng 4.9: Các thủ tục kiểm tra, kiểm soát trong phân hệ tiền lương tại trung tâm. .... 59
Bảng 4.10: Hệ thống sổ sách, báo cáo trong phân hệ tiền lương tại trung tâm. .......... 60
Bảng 4.11: Các thủ tục kiểm tra, kiểm soát trong phân hệ mua hàng. ........................ 64

Bảng 4.12: Hệ thống sổ sách, báo cáo trong phân hệ mua hàng tại trung tâm. ........... 65
Bảng 4.13: Các thủ tục kiểm tra, kiểm soát trong phân hệ bán hàng. ......................... 71
Bảng 4.14: Hệ thống sổ sách, báo cáo trong phân hệ bán hàng tại trung tâm. ............ 72
Bảng 4.15: Các thủ tục kiểm tra, kiểm soát trong phân hệ thuế tại trung tâm. ........... 75
Bảng 4.16: Hệ thống sổ sách, báo cáo trong phân hệ thuế tại trung tâm..................... 75
Bảng 5.1: Nhận dạng các rủi ro ................................................................................... 80

vi


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Quy trình ln chuyển dữ liệu của hệ thống thơng tin kế tốn............... 3
Hình 2.2: Quy trình xử lý thơng tin của hệ thống thơng tin kế tốn tài chính ........ 3
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ............................................................................... 8
Hình 3.2: Trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức Chứng từ ghi sổ ....................... 13
Hình 4.1: Sơ đồ quy trình làm việc với MISA Mimosa.NET 2012 ..................... 23
Hình 4.2: Giao diện Bàn làm việc của MISA Mimosa.NET 2012 ....................... 25
Hình 4.3: Màn hình nhập liệu tự động định khoản của MISA Mimosa.NET 2012
............................................................................................................................... 26
Hình 4.4: Màn hình Báo cáo nhanh của MISA Mimosa.NET 2012 .................... 27
Hình 4.5: Màn hình Tài liệu của MISA Mimosa.NET 2012 ................................ 28
Hình 4.6: Màn hình Quản lý cơng việc của MISA Mimosa.NET 2012 ............... 28
Hình 4.7: Màn hình Sắp xếp lại số chừng từ của MISA Mimosa.NET 2012....... 29
Hình 4.8: Màn hình kết xuất báo cáo thuế ra phần mềm HTKK của Tổng cục thuế
MISA Mimosa.NET 2012 .................................................................................... 29
Hình 4.9: Màn hình nhập liệu của phiếu thu. ....................................................... 33
Hình 4.10: Mối quan hệ giữa các tập tin trong nghiệp vụ thu tiền. ...................... 34
Hình 4.11: Lưu đồ quá trình luân chuyển chứng từ trong nghiệp vụ thu tiền. ..... 35
Hình 4.12: Màn hình nhập liệu của phiếu chi. ...................................................... 37

Hình 4.13: Mối quan hệ giữa các tập tin trong nghiệp vụ chi tiền. ...................... 38
Hình 4.14: Lưu đồ quá trình luân chuyển chứng từ trong nghiệp vụ chi tiền. ..... 38
Hình 4.15: Màn hình nhập liệu của giấy báo nợ................................................... 40
Hình 4.16: Màn hình nhập liệu của giấy báo có. .................................................. 41
Hình 4.17: Màn hình nhập liệu của Séc/Ủy nhiệm chi. ........................................ 41
Hình 4.18: Mối quan hệ giữa các tập tin trong nghiệp vụ tiền gửi. ...................... 43
Hình 4.19: Màn hình nhập liệu của hóa đơn mua hàng (CCDC). ........................ 44
Hình 4.20: Mối quan hệ giữa các tập tin trong phân hệ cơng cụ, dụng cụ. .......... 45
Hình 4.21: Lưu đồ quá trình luân chuyển chứng từ trong phân hệ CCDC........... 46
Hình 4.22: Màn hình nhập liệu của chứng từ ghi tăng TSCĐ. ............................. 49
Hình 4.23: Mối quan hệ giữa các tập tin trong nghiệp vụ ghi tăng TSCĐ. .......... 50
Hình 4.25: Màn hình nhập liệu của chứng từ ghi giảm TSCĐ. ............................ 52
Hình 4.26: Mối quan hệ giữa các tập tin trong nghiệp vụ ghi giảm TSCĐ. ......... 53
Hình 4.27: Mối quan hệ giữa các tập tin trong phân hệ tiền lương. ..................... 56

vii


Hình 4.28: Lưu đồ quá trình luân chuyển chứng từ trong nghiệp vụ thanh toán
tiền lương bằng tiền mặt. ...................................................................................... 57
Hình 4.29: Lưu đồ quá trình luân chuyển chứng từ trong nghiệp vụ thanh toán
tiền lương bằng chuyển khoản. ............................................................................. 58
Hình 4.30: Màn hình nhập liệu của đơn mua hàng............................................... 61
Hình 4.31: Mối quan hệ giữa các tập tin trong phân hệ mua hàng. ...................... 62
Hình 4.32: Lưu đồ quá trình luân chuyển chứng từ trong phân hệ mua hàng. ..... 63
Hình 4.33: Màn hình nhập liệu của phiếu thu bán hàng. ...................................... 67
Hình 4.34: Mối quan hệ giữa các tập tin trong phân hệ bán hàng. ....................... 68
Hình 4.35: Lưu đồ quá trình luân chuyển chứng từ trong nghiệp vụ bán hàng hóa.
............................................................................................................................... 69
Hình 4.36: Lưu đồ q trình luân chuyển chứng từ trong nghiệp vụ thực hiện dịch

vụ........................................................................................................................... 70
Hình 4.37: Màn hình nhập liệu của bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ
bán ra..................................................................................................................... 73
Hình 4.38: Màn hình nhập liệu của bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ
mua vào. ................................................................................................................ 73
Hình 4.39: Mối quan hệ giữa các tập tin trong phân hệ thuế................................ 75

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

HCSN

:

Hành chính sự nghiệp

CNTT

:

Cơng nghệ thơng tin

CNPM

:

Cơng nghệ phần mềm


HCQT

:

Hành chính – Quản trị

CBCNV

:

Cán bộ, cơng nhân viên

GTGT

:

Giá trị gia tăng

ĐBSCL

:

Đồng Bằng Sông Cửu Long

UBND

:

Ủy Ban Nhân Dân


CBVC

:

Cán bộ viên chức

TMĐT

:

Thương mại điện tử

DLKT

:

Dữ liệu kế tốn

SDBĐ

:

Số dư ban đầu

DL

:

Dữ liệu


NSD

:

Người sử dụng

CCDC

:

Cơng cụ, dụng cụ

TK

:

Tài khoản

BGĐ

:

Ban giám đốc

PKD

:

Phòng kinh doanh


TSCĐ

:

Tài sản cố định

BP

:

Bộ phận

BBBG

:

Biên bản bàn giao

KH

:

Khách hàng

PMKT

:

Phần mềm kế tốn


VD

:

Ví dụ

ix


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng
phát triển, cùng với quá trình hội nhập của nền kinh tế, các hoạt động sự nghiệp
ngày càng phong phú và đa dạng, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, để các hoạt động sự nghiệp thực sự vận hành theo cơ chế thị
trường thì phải có phương hướng và giải pháp phát triển phù hợp. Một trong
những biện pháp được quan tâm đó là hồn thiện tổ chức cơng tác kế tốn tại các
đơn vị.
Với vai trị đó, cơng tác kế tốn trong các đơn vị Hành Chính Sự Nghiệp
(HCSN) phải có kế hoạch tổ chức hệ thống thơng tin bằng số liệu để quản lý và
để kiểm soát nguồn kinh phí; Tình hình sử dụng quyết tốn kinh phí; Tình hình
quản lý và sử dụng các loại vật tư tài sản cơng; Tình hình chấp hành dự tốn thu,
chi và thực hiện các tiêu chuẩn định mức của Nhà nước ở đơn vị. Đồng thời, kế
toán HCSN với chức năng thông tin mọi hoạt động kinh tế phát sinh trong quá
trình chấp hành Ngân Sách Nhà Nước (NSNN) được Nhà nước sử dụng như một
công cụ sắc bén trong việc quản lý NSNN, góp phần đắc lực vào việc sử dụng
vốn một tiết kiệm và hiệu quả cao.
Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ hạch toán kế toán trong một đơn vị sự
nghiệp cần có một bộ máy kế toán hợp lý. Bộ máy này được xây dựng trên cơ sở
định hình được khối lượng cơng tác kế tốn và tổ chức hệ thống thơng tin kế tốn

đạt chất lượng, đảm bảo được tính thường xuyên, kịp thời và chính xác của thơng
tin. Theo thời gian và quy mơ, địa bàn hoạt động của đơn vị thì yêu cầu bộ phận
kế toán ngày càng phải xử lý một số lượng cơng việc khổng lồ với độ chính xác
ngày càng cao và trong thời gian ngắn nhất. Ngày nay theo đà phát triển của công
nghệ thông tin, việc đưa tin học vào sử dụng trong cơng tác kế tốn đã tương đối
phổ biến. Tin học hóa cơng tác kế tốn không chỉ giải quyết được vấn đề xử lý và
cung cấp thơng tin nhanh chóng, thuận lợi mà nó cịn làm tăng năng suất lao động
của bộ máy kế toán, tạo cơ sở để tinh giản bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động
kế tốn của đơn vị.
Vì lẽ đó, các công ty phần mềm đã đưa ra thị trường nhiều phần mềm kế
tốn hành chính sự nghiệp khác nhau để đáp ứng nhu cầu tin học hóa cơng tác kế

1


tốn của đơn vị, trong đó có phần mềm kế tốn MISA Mimosa.NET 2012. Phần
mềm này có nhiều phân hệ, được thiết kế phù hợp với các đơn vị hành chính sự
nghiệp, giúp cho hệ thống thơng tin kế tốn hoạt động hiệu quả và được kiểm sốt
chặt chẽ. Chính vì những lí do trên, nên tơi chọn đề tài: “Phân tích và đánh giá
hệ thống thơng tin kế tốn trong môi trường ứng dụng phần mềm MISA
Mimosa.NET 2012 tại Trung tâm Công nghệ phần mềm thành phố Cần Thơ”
để nghiên cứu luận văn của mình nhằm hiểu rõ hơn phần mềm này và đánh giá
cách thức tổ chức hệ thống thơng tin kế tốn trong mơi trường ứng dụng phần
mềm của Trung tâm Công nghệ phần mềm thành phố Cần Thơ.
1.2. MỤC TIÊU NGIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài này là phân tích và đánh giá cách thức tổ chức hệ
thống thơng tin kế tốn trong mơi trường ứng dụng phần mềm kế tốn tại Trung
tâm Công nghệ phần mềm thành phố Cần Thơ, qua đó đề ra giải pháp nhằm hồn
thiện hệ thống thơng tin kế toán của Trung tâm.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá ưu, nhược điểm của phần mềm kế toán MISA Mimosa.NET 2012.
- Phân tích hệ thống thơng tin kế toán trong điều kiện ứng dụng phần mềm
MISA Mimosa.NET 2012 tại Trung tâm Công nghệ phần mềm thành phố Cần Thơ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống thơng tin kế tốn của
Trung tâm.

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Thời gian:
Dữ liệu thu thập tại Trung tâm từ năm 2011 đến năm 2013.
1.3.2. Không gian:
Đề tài được thực hiện tại Trung tâm Công nghệ phần mềm thành phố Cần
Thơ, trên đường Cách Mạng Tháng 8, phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, thành
phố Cần Thơ.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống thơng tin kế tốn trong mơi
trường ứng dụng phần mềm MISA Mimosa.NET 2012 tại Trung tâm công nghệ
phần mềm thành phố Cần Thơ.

2


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái quát về hệ thống thông tin kế tốn
2.1.1.1. Khái niệm
Hệ thống thơng tin kế tốn là một trong các hệ thống thông tin quản lý, là hệ
thống thu thập, lưu trữ và xử lý các dữ liệu cần thiết của quá trình sản xuất kinh
doanh nhằm cung cấp các thơng tin kế tốn, tài chính hữu ích cho người sử dụng

trong và ngồi doanh nghiệp.
2.1.1.2. Q trình ln chuyển dữ liệu của hệ thống thơng tin kế toán
Từ các dữ liệu đầu vào là các nghiệp vụ phát sinh như bán hàng thu tiền,
phát sinh chi phí,… hệ thống kế tốn sẽ xử lý nghiệp vụ như ghi nhận, chuyển sổ
cái và tạo ra các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị.
Dữ liệu đầu vào

Ghi nhận

Xử lý

Lập báo cáo

Thơng tin kết xuất

Hình 2.1: Quy trình ln chuyển dữ liệu của hệ thống thơng tin kế tốn
2.1.1.3. Các thành phần của hệ thống thơng tin kế tốn
Hệ thống thơng tin kế tốn là thành phần quan trọng trong việc cung cấp
thông tin cho các cấp độ đưa ra quyết định, bao gồm:
- Hệ thống thơng tin kế tốn tài chính: hệ thống sẽ cung cấp những thơng tin
tài chính chủ yếu cho các đối tượng bên ngồi doanh nghiệp. Các thơng tin này
được ghi nhận, xử lý theo các quy định, chế độ, các nguyên tắc, chuẩn mực kế
toán hiện hành.
Ghi sổ chi tiết
Chứng từ

Lập báo cáo

Ghi nhật kí
Ghi sổ cái


Hình 2.2: Quy trình xử lý thông tin của hệ thống thông tin kế tốn tài chính

3


- Hệ thống thơng tin kế tốn quản trị: hệ thống sẽ cung cấp những thơng tin
nhằm mục đích quản trị trong nội bộ doanh nghiệp, lập kế hoạch, kiểm sốt hoạt
động.
2.1.1.4. Chức năng của hệ thống thơng tin kế tốn
Chức năng của hệ thống thơng tin kế tốn bao gồm các chức năng sau:
- Thu thập, lưu trữ dữ liệu về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xử lý, cung cấp thơng tin hữu ích cho các đối tượng có liên quan. Cụ thể,
hệ thống cung cấp báo cáo tài chính cho đối tượng bên ngồi doanh nghiệp, cung
cấp thơng tin hữu ích cho việc lập kế hoạch, việc kiểm soát thực hiện kê hoạch và
cho việc điều hành hoạt động hàng ngày.
- Kiểm soát:
+ Kiểm soát tuân thủ quy trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Bảo vệ tài sản, vật chất, thông tin.
+ Kiểm sốt hoạt động xử lý thơng tin, đảm bảo thơng tin chính xác, kịp
thời.
2.1.2. Phân tích hệ thống thơng tin trong mơi trường xử lý bằng máy
tính
2.1.2.1. Phân tích hệ thống
a) Lí do cần phải phân tích hệ thống
Phân tích hệ thống là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ phát triển hệ thống, là
quá trình khảo sát hệ thống hiện hành và mơi trường của nó để đưa ra các giải
pháp và yêu cầu thông tin cho hệ thống mới. Có ba lí do cần phải tiến hành phân
tích hệ thống:
- Khắc phục những nhược điểm của hệ thống hiện hành: do tốc độ phát triển

của hệ thống thông tin hiện hành không bắt kịp tốc độ phát triển của doanh
nghiệp cũng như sự tăng trưởng của doanh nghiệp, hiện thống thông tin hiện tại
không đủ sức xử lý.
- Thỏa mãn những nhu cầu mới về thông tin: do thay đổi của hệ thống pháp
luật hay do sức ép cạnh tranh trên thị trường nên yêu cầu thông tin cần được cập
nhật thường xuyên và phải phù hợp. Những u cầu thơng tin mới có thể được
xác định do nhóm kế hoạch hệ thống – một bộ phận của kế hoạch chiến lược dài
hạn.
4


- Bắt kịp với tiến bộ công nghệ thông tin.
b) Mục tiêu
- Nhằm đạt được sự hiểu biết về hệ thống hiện tại.
- Nhận dạng các vấn đề cần giải quyết.
- Nhận dạng thông tin cần thiết.
- Đưa ra các yêu cầu cho hệ thống mới.
- Thiết lập các yếu tố của hệ thống mới.
- Thiết lập mối quan hệ với người sử dụng.
2.1.2.2. Tầm quan trọng của phân tích hệ thống
Giai đoạn phân tích hệ thống có vai trị quan trọng trong tồn bộ q trình
phát triển hệ thống thơng tin kế tốn. Phân tích hệ thống giúp:
- Thu thập thông tin và đánh giá về hệ thống hiện tại.
- Tạo mối quan hệ tốt đẹp với người sử dụng hệ thống.
- Xác định cụ thể các khó khăn cần giải quyết của hệ thống hiện tại.
- Giải quyết được các khó khăn khi chuyển từ hệ thống cũ sang hệ thống
mới và phát huy được các ưu điểm của hệ thống cũ.
Một hệ thống thơng tin kế tốn mới phải xử lý và cung cấp thông tin hữu ích
và phù hợp cho người sử dụng. Nhu cầu thông tin do hệ thống mới cung cấp cần
phù hợp với từng người sử dụng, từng cấp quản lý trong doanh nghiệp. Thực hiện

phân tích hệ thống nhằm xác định chính xác nhu cầu cung cấp thông tin cho từng
người sử dụng hệ thống, từng cấp quản lý hoặc cung cấp thông tin cho việc đề ra
quyết định trong kinh doanh.
Hệ thống thơng tin kế tốn mới phải có tính khả thi nếu muốn hệ thống được
vận hành. Tính khả thi của hệ thống mới sẽ được khảo sát, đánh giá trong giai
đoạn phân tích hệ thống.
2.1.2.3. Nội dung của phân tích hệ thống
- Dịng dữ liệu: đội nghiên cứu tập hợp những dữ liệu về dòng dữ liệu trong
hệ thống và các giao tiếp của hệ thống với các hệ thống khác. Dịng dữ liệu có thể
lấy mẫu từ các tài liệu, qua phỏng vấn hoặc do máy tính ghi nhận. Đội nghiên cứu
xác định những nhân tố, ai tạo ra dữ liệu và ai là người nhận dữ liệu.

5


- Kiểm soát nội bộ: Đội nghiên cứu cũng đánh giá kiểm soát nội bộ trong hệ
thống đang tồn tại, Kiểm sốt nội bộ là một q trình chịu ảnh hưởng bởi các nhà
quản lý và các nhân viên của một tổ chức, được thiết kế để cung cấp một sự đảm
bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu như: hoạt động hữu hiệu và hiệu quả,
thông tin đáng tin cậy, sự tuân thủ các luật lệ và quy định. Kiểm sốt nội bộ là
q trình kiểm sốt các quy trình, các thủ tục do doanh nghiệp đặt ra có đạt mục
tiêu an tồn tài sản, có đảm bảo dữ liệu chính xác, có tăng cường tính hiệu quả và
gắn với sự phục tùng các chính sách quản lý. Kiểm sốt nội bộ kém có thể là
ngun nhân một thống ghi nhận các nghiệp vụ sai và phát sinh những báo cáo
quản lý hoặc báo cáo kế tốn khơng chính xác và khơng hữu dụng. Tính thích hợp
của kiểm sốt nội bộ cũng ảnh hưởng đến tính hiệu quả và năng lực của hệ thống.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp: Thu thập trực tiếp từ Phịng Hành chính – Quản trị của
Trung tâm Công nghệ phần mềm Thành phố Cần Thơ.

- Số liệu sơ cấp: Thu thập từ quá trình quan sát, phỏng vấn với các cán bộ tại
Trung tâm.
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Tổng hợp và phân tích thông tin thu thập được của hệ thống thông tin kế
tốn của trung tâm.
Dùng lưu đồ mơ tả q trình xử lý dữ liệu của hệ thống thông tin kế tốn tại
trung tâm: Lưu đồ chứng từ trình bày bằng hình vẽ các quá trình xử lý dữ liệu
(các hoạt động, đầu vào, đầu ra, lưu trữ). Trong đó nhấn mạnh đến việc lập, lưu
chuyển và lưu trữ chứng từ giữa các bộ phận, các đối tượng tham gia vào q
trình xử lý thơng tin. Các bộ phận, các đối tượng, này thường được trình bày
trong các cột. Hướng đọc lưu đồ qui ước từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.
Đánh giá các thủ tục kiểm tra rà soát và hệ thống sổ sách từ các thông tin
thu thập được của hệ thống thơng tin kế tốn.

6


CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ PHẦN
MỀM THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Trung tâm công nghệ phần mềm thành phố Cần Thơ là một trong những
trung tâm công nghệ phần mềm tập trung đầu tiên được thành lập ở đồng bằng
sông Cửu Long và đi vào hoạt đồng từ ngày 30/04/2002.
Tên giao dịch quốc tế: CANTHO SOFTWARE PARK viết tắt là CSP.
Trụ sở: Số 29, đường Cách Mạng Tháng 8, phường Thới Bình, quận Ninh
Kiều, thành phố Cần Thơ.
Mục tiêu của CSP: trở thành đơn vị đi đầu trong việc nghiên cứu, sản xuất,
ứng dụng và phát triển công nghệ phần mềm ở Cần Thơ và Đồng bằng sông Cửu
Long; đồng thời cũng là nơi đào tạo lập trình viên theo tiêu chuẩn quốc tế để đáp

ứng nhu cầu phát triển công nghệ phần mềm ở Việt Nam và quốc tế.
CSP với đội ngũ nhân viên trẻ, có năng lực và hết mình vì cơng việc sẽ đem
đến sự thành cơng cho các đối tác khách hàng. Các sản phẩm phần mềm, website,
giải pháp CNTT mang thương hiệu CSP luôn mang đến cho khách hàng nhiều
tiện ích, hiệu quả, giao diện đơn giản, dẽ sử dụng, tính bảo mật, an ninh cao.
Hợp tác cùng phát triển – là phương châm hoạt động của CSP
Logo:

Liên hệ:
- Số 29, đường Cách Mạng Tháng 8, phường Thới Bình, quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ.
- Điện thoại: 07103 761937 – 762333. Fax: 07103 761937.
- Email:
- Website: www.csp.vn
7


3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC
Với số lượng nhân viên ban đầu chỉ có khoảng 07 người, đến nay đã lên 44
người, đa số có trình độ đại học và trên đại học. Lực lượng cán bộ, nhân viên
Trung tâm có độ tuổi trẻ, nhiệt tình trong cơng tác và có tinh thần cầu tiến, học
hỏi nâng cao trình độ. Hiện nay, đội ngũ CB.CNV của Trung tâm có 04 người có
trình độ Thạc sỹ, 02 người đang học Thạc sỹ, 21 đại học, 01 Cao đẳng, 14 Kỹ
thuật viên và trung cấp. Về chính trị: 03 Cao cấp chính trị, 02 Trung cấp chính trị
và 02 đang học, đảng viên 20 đ/c, đồn viên 38 người, cơng đồn viên 44 người.
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm hiện nay được chia như sau: Ban Giám đốc, Phòng
HC-QT, Phòng Kỹ thuật, Phịng Đào tạo, Phịng Kinh doanh và Phịng Lập trình,
Văn phòng đại diện của Trung tâm CNPM Cần Thơ đặt tại tỉnh Vĩnh Long
(NIITVINHLONG).
3.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

BAN GIÁM ĐỐC

Phịng
HC-QT

Phịng
Kinh
doanh

Phịng
Đào tạo

Phịng
Kỹ
thuật

Phịng
Lập
trình

VPĐD
của
CSP tại
Vĩnh
Long

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm
Nguồn: Phịng Hành chính – Quản trị của Trung tâm
3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Ban Giám đốc: Quản lý điều hành toàn bộ họat động của Trung tâm Cơng

nghệ Phần mềm Cần Thơ.
Các phịng ban nghiệp vụ: các phịng, ban nghiệp vụ có chức năng tham
mưu và giúp việc cho Ban Giám đốc, trực tiếp điều hành theo chức năng chuyên
môn và chỉ đạo của Ban Giám đốc. CSP hiện có 06 phịng nghiệp vụ với chức
năng được quy định như sau:
8


 Phịng Hành chính - Quản trị:
Bộ phận hành chính:
Làm tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức và nhân sự tồn CSP;
cơng tác văn thư, tiếp tân, lao động tiền lương, công tác bảo vệ nội bộ cơ quan;
Tổ chức công tác thanh tra nhân dân theo qui định; Cơng tác phịng cháy chữa
cháy.
Quản lý hồ sơ lý lịch nhân viên, giải quyết các thủ tục về tuyển dụng, thôi
việc, bổ nhiệm, bãi miễn, kỷ luật, khen thưởng, nghỉ hưu,...
Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBCNV trong
CSP;
Soạn thảo các văn bản liên quan đến việc điều hành chung của CSP, quản lý
công văn giấy tờ, sổ sách hành chính và con dấu. Thực hiện công tác lưu trữ các
tài liệu của CSP.
Xây dựng lịch công tác, lịch giao ban, hội họp, sinh hoạt của Ban Giám đốc,
các phòng ban trong CSP. Đồng thời tiếp nhận, sắp xếp lịch làm việc của Ban
Giám đốc với khách hàng và xử lý các thông tin từ bên ngồi vào CSP.
Bộ phận kế tốn:
Thực hiện cơng tác kế tốn, quản lý tài sản và cơng tác xây dựng cơ bản của
Trung tâm;
Tổ chức hạch toán kế toán về hoạt động sản xuất kinh doanh của CSP theo
đúng các qui định liên quan đến công tác kế toán tại cơ quan. Quản lý hồ sơ,
chứng từ liên quan đến hoạt động tài chính, tài sản của CSP theo đúng qui định

của Nhà nước.
Ghi chép phản ảnh chính xác, kịp thời và có hệ thống sự diễn biến của các
nguồn vốn, đề xuất lãnh đạo sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nguồn vốn của
CSP.
Theo dõi công nợ, phản ánh và đề xuất kế hoạch thu chi tiền mặt và các hình
thức thanh tốn khác. Thực hiện cơng tác thanh tốn đối với nội bộ cơ quan và
với bên ngồi..
Thực hiện báo cáo quyết tốn tháng, q, 6 tháng, năm đúng tiến độ và phản
ánh kịp thời chính xác tình hình sử dụng vốn, kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh tại CSP.
9


Soạn thảo và theo dõi các hợp đồng liên quan đến việc thuê văn phòng, thiết
bị.
 Phòng Kinh doanh và Marketing:
Cùng với các phòng nghiệp vụ và các bộ phận trực thuộc xây dựng và tổng
hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh từng tháng, quý, năm của CSP trình lãnh đạo
phê duyệt.
Đầu mối triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh tại CSP; tổ chức điều
tra nghiên cứu thị trường, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh và phát triển sản phẩm, phát triển thị trường của CSP.
Soạn thảo và theo dõi tiến độ thực hiện các hợp đồng kinh tế, các dự án liên
quan đến hoạt động của CSP, khi dự án nào hoàn thành chuyển giao hồ sơ cho bộ
phận kế tốn để quyết tốn.
Tìm kiếm khách hàng, giao dịch, bàn giao và tiếp nhận lại các Hợp đồng,
các dự án liên quan đến việc triển khai hoạt động của CSP với khách hàng.
Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo thống kê, phân tích tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh của CSP trình lãnh đạo và các cơ quan chức năng nhằm
phục vụ cho việc kiểm tra và thực hiện kế hoạch của CSP.

Quản lý hàng gởi bán, các dịch vụ hậu mãi, dịch vụ Internet và các dịch vụ
khác liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của CSP.
 Phòng Kỹ thuật - Quản trị mạng:
Quản lý phòng quản trị mạng, hệ thống mạng LAN, thiết bị viễn thông và
các loại thiết bị kỹ thuật của Trung tâm; triển khai các dự án liên quan đến lĩnh
vực kỹ thuật.
Quản lý hệ thống thông tin, triển khai các phần mềm quản lý, tích hợp hệ
thống;
Xây dựng các chương trình nghiên cứu, triển khai các hoạt động tư vấn,
dịch vụ CNTT trên cơ sở phát huy tối đa các nguồn lực của CSP.
Xây dựng các định mức kỹ thuật, các qui trình cơng nghệ liên quan đến việc
triển khai các hoạt động nghiên cứu triển khai, việc thực hiện các dự án, các hoạt
động khác liên quan đến kỹ thuật.
Cài đặt, cấu hình thiết bị cơng nghệ thông tin, giám sát mua sắm thiết bị và
lắp đặt hệ thống mạng trong các dự án CNTT.
10


Kiểm tra, quản lý chất lượng các loại hàng hoá, thiết bị kỹ thuật khi nhập và
xuất kho; Xây dựng và thực hiện quy trình quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ
thuật đã đăng ký.
Tổ chức và thực hiện cơng tác bảo trì, bảo dưỡng thiết bị của CSP; Kiểm tra
cơng tác bảo trì sửa chữa lớn do các đơn vị bên ngoài thực hiện, đồng thời thực
hiện các chính sách hậu mãi của CSP với các đối tác, với khách hàng theo các
cam kết của CSP về các dự án liên quan kỹ thuật.
 Phòng Đào tạo:
Xây dựng các chương trình đào tạo, soạn thảo các giáo trình và triển khai
các hoạt động đào tạo của CSP.
Quản lý, lưu trữ các tài liệu liên quan đến công tác đào tạo; Quản lý việc cấp
bằng và lưu trữ hồ sơ học viên theo tiêu chuẩn qui định của ngành giáo dục và

của các tổ chức hợp tác đào tạo.
Nghiên cứu, lập phương án đào tạo cho các dự án có CSP tham gia; Xây
dựng lịch giảng dạy, thỉnh giảng và kế hoạch phối hợp triển khai các chương trình
đào tạo của CSP.
Triển khai có hiệu quả các chương trình đào tạo hợp tác với Học viện NIIT
và thực hiện các qui trình quản lý theo quy định của NIIT.
Đề xuất các Chương trình đào tạo mới nhằm nâng cao năng lực hoạt động
của Trung tâm.
Hỗ trợ học viên trong việc đi thực tập, giới thiệu việc làm cho học viên
Trung tâm NIIT CANTHO sau khi ra trường.
Tham gia các họat dộng tư vấn về đào tạo và triển khai các họat động liên
quan đến việc tư vấn việc làm và lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực CNTT.
 Phòng Nghiên cứu - Phát triển phần mềm (Lập trình):
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường các hoạt động nghiên
cứu và triển khai các sản phẩm phần mềm theo nhu cầu của thị trường.
Xây dựng các qui trình, các tiêu chuẩn liên quan đến việc triển khai các sản
phẩm phần mềm tại Trung tâm.
Thường xuyên nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm ứng dụng có hiệu
quả các sản phẩm phần mềm vào hoạt động quản lý và kinh doanh của Trung
tâm.
11


Tham gia cùng các bộ phận khác triển khai thành công các hoạt động của
Trung tâm.
Thực hiện việc bảo hành, bảo trì các sản phẩm phần mềm mà Trung tâm
chuyển giao cho khách hàng.
Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân cơng của Giám đốc Trung tâm.
 Văn phịng đại diện của CSP tại tỉnh Vĩnh Long (NIITVINHLONG)
Triển khai các chương trình đào tạo của CSP tại tỉnh Vĩnh Long.

Triển khai các họat động kinh doanh, dịch vụ của CSP tại tỉnh Vĩnh Long.
3.3. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
Nghiên cứu phát triển, sản xuất, gia công và ứng dụng các sản phẩm phần
mềm trong nước và xuất khẩu.
Đào tạo nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động
giảng dạy và học tập.
Cung cấp các loại dịch vụ thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông
nhằm hỗ trợ cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực cơng nghệ phần mềm phát
triển.
3.4. TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN
3.4.1. Chế độ kế tốn đang áp dụng
Hành chính sự nghiệp theo Quyết định số 19/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của
Bộ trưởng Bộ tài chính.
3.4.2. Hình thức kế tốn
Chứng từ ghi sổ.

12


CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

SỔ QUỸ

SỔ ĐĂNG KÝ
CHỨNG TỪ GHI SỔ

BẢNG TỔNG
HỢP CHỨNG
TỪ KẾ TOÁN
CÙNG LOẠI


CHỨNG TỪ GHI SỔ

SỔ CÁI

SỔ, THẺ
KẾ TỐN
CHI TIẾT

BẢNG
TỒNG
HỢP
CHI
TIẾT

BẢNG CÂN ĐỐI
SỐ PHÁT SINH

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ghi hàng ngày.
Ghi cuối tháng.
Đối chiếu số liệu cuối tháng.
Hình 3.2: Trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Hàng ngày hoặc định kỳ, căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra để
lập Chứng từ ghi sổ. Đối với nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh thường xuyên,
có nội dung kinh tế giống nhau được sử dụng để lập “Bảng tổng hợp chứng từ kế
toán cùng loại”. Từ số liệu cộng trên “Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại”
để lập Chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong chuyển đến kế toán
13



trưởng hoặc người phụ trách kế toán hoặc người được kế tốn trưởng uỷ quyền ký
duyệt sau đó chuyển cho bộ phận kế toán tổng hợp vào Sổ đăng ký Chứng từ ghi
sổ và ghi vào Sổ Cái.
Cuối tháng sau khi đã ghi hết Chứng từ ghi sổ lập trong tháng vào Sổ đăng
ký chứng từ ghi sổ và Sổ Cái, kế tốn tiến hành khố Sổ Cái để tính ra số phát
sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng của từng tài khoản. Trên Sổ Cái,
tính tổng số tiền các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng. Căn cứ vào Sổ đăng
ký Chứng từ ghi sổ và Sổ Cái, sau khi kiểm tra, đối chiếu khớp, đúng số liệu thì
sử dụng để lập “Bảng cân đối số phát sinh" và báo cáo tài chính.
Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết: Căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc các
Chứng từ kế toán kèm theo “Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại” được sử
dụng để ghi vào các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu của từng tài khoản.
Cuối tháng khoá các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết, lấy số liệu sau khi khoá sổ để lập
“Bảng tổng hợp chi tiết" theo từng tài khoản. Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi
tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng của
từng tài khoản trên Sổ Cái. Sau khi kiểm tra, đối chiếu khớp, đúng các số liệu trên
“Bảng tổng hợp chi tiết" của các tài khoản được sử dụng để lập báo cáo tài chính.
3.4.3. Mơ hình tổ chức cơng tác kế tốn
Mơ hình độc lập, tự chủ theo thực hiện theo nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày
25/04/2006 của Chính Phủ.
3.5. KHÁI QT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM
3.5.1. Đặc điểm khách hàng
Khách hàng của CSP thời gian qua là: Các Sở, Ban Ngành, các Công ty,
Doanh nghiệp, học sinh, sinh viên, Khách hàng cá nhân thuộc thành phố Cần Thơ
và khu vực ĐBSCL.
Hàng năm CSP triển khai khoảng 1.000 khách hàng.
3.5.2. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
Từ khi thành lập đến nay, trung tâm ln tự hồn thiện hoạt động của hình.

Qua bảng báo cáo kết quả về hoạt động sản xuất kinh doanh của trung tâm chúng
ta biết được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị trong một kỳ kế
tốn cũng như những khó khăn, thuận lợi trong q trình hoạt động. Nó cung cấp
những thông tin cho các nhà quản trị trong việc điều hành trung tâm.

14


×