Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài tập chương 2 môn Kế toán ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.41 KB, 5 trang )

Nguyễn Thị Thu Hiền - 2015

CÂU HỎI & BÀI TẬP CHƯƠNG 2 – KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN
Câu hỏi:
1. Trình bày các nguồn vốn huy động thường xuyên của ngân hàng thương mại.
2. Trình bày các đặc trưng cơ bản của tiền gửi không kỳ hạn.
3. Trình bày các đặc trưng cơ bản của tiền gửi có kỳ hạn
4. Trình bày các đặc trưng cơ bản của tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
5. Trình bày các đặc trưng cơ bản của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
6. Nêu điểm giống và khác nhau giữa tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
7. Nêu điểm giống và khác nhau giữa tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn.
8. Nêu điểm giống và khác nhau giữa tiền gửi tiết kiện có kỳ hạn và phát hành giấy tờ có giá.
9. Phân loại giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành.
10. Cho ví dụ minh họa vận dụng cơ sở dồn tích & nguyên tắc phù hợp trong kế toán chi phí trả lãi .
Câu hỏi trắc nghiệm
1. Tài khoản 491- Lãi phải trả cho tiền gửi là tài khoản:
a. Chi phí
c. Tài sản
b. Thu nhập
d. Nguồn vốn
2. Tài khoản nào trong số các tài khoản sau khác biệt với các tài khoản còn lại
a. TK 491– Lãi phải trả cho tiền gửi
c. TK 4212- Tiền gửi kỳ hạn
b. TK 388 – Chi phí chờ phân bổ
d. TK 4211 – Tiền gửi không kỳ hạn
3. Định khoản Nợ TK – 801 & Có TK 491 phản ánh nghiệp vụ kinh tế:
a. Ngân hàng chi trả lãi tiền gửi cho khách hàng
b. Ngân hàng thoái chi số lãi tiền gửi trích thừa do khách hàng rút tiền gửi trước hạn.
c. Ngân hàng trích trước chi phí trả lãi tiền gửi có kỳ hạn
d. Ngân hàng trích trước chi phí trả lãi tiền gửi không kỳ hạn
4. Định khoản Nợ TK – 491 & Có TK 801 phản ánh nghiệp vụ kinh tế:


a. Ngân hàng chi trả lãi tiền gửi cho khách hàng
b. Ngân hàng thoái chi số lãi tiền gửi trích thừa do khách hàng rút tiền gửi trước hạn.
c. Ngân hàng trích trước chi phí trả lãi tiền gửi có kỳ hạn
d. Ngân hàng trích trước chi phí trả lãi tiền gửi không kỳ hạn
5. Định khoản Nợ TK – 801 & Có TK 4211 phản ánh nghiệp vụ kinh tế:
a. Ngân hàng nhập vốn gốc lãi tiền gửi không kỳ hạn trả cho khách hàng
b. Ngân hàng thoái chi số lãi tiền gửi trích thừa do khách hàng rút tiền gửi trước hạn.
c. Ngân hàng trích trước chi phí trả lãi tiền gửi có kỳ hạn
d. Ngân hàng trích trước chi phí trả lãi tiền gửi không kỳ hạn
6. Phương pháp tích số được áp dụng tính lãi của:
a. Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
b. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn
c. Tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn.
d. Tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
7. Phương pháp số dư được áp dụng tính lãi của:
a. Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
b. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn
c. Tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn.
d. Tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
8. Nguyên tắc kế toán nào được vận dụng để giải thích định khoản Nợ TK 801 & Có TK 491:
a. Phù hợp
b. Giá gốc
c. Trọng yếu
d. Thận trọng
9. Vào ngày 31/12/ X0, ngân hàng ghi nhận chi phí trả lãi tiền gửi có kỳ hạn phải trả:
a. Nợ TK 801 / có TK 491 : 50.000 đồng
b. Nợ TK 801/ Có TK 1011: 50.000 đồng

1



Nguyễn Thị Thu Hiền - 2015
c. Nợ TK 491/ Có TK 801 : 50.000 đòng
d. Nợ TK 801/ Có TK 4231: 50.000 đồng
10.
Số dư TK - Tiền gửi không kỳ hạn – khách hàng A vào đầu ngày 1/9/X0 là 10.000.000đ. Trong tháng
9/X0 khách hàng A có các giao dịch sau:
• Ngày 6/9: Nộp tiền vào tài khoản: 20.000.000đ
• Ngày 21/9: Rút tiền mặt : 15.000.000đ
• Ngày 26/9: Nộp tiền vào tài khoản: 35.000.000đ
Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn là 0,2%/tháng. Khách hàng A được hưởng lãi tiền gửi không kỳ hạn tháng 9/X0
là:
a.
55.000 đ;
b. 50.000 đ;
c. 45.000 đ; d. Số khác:
Bài tập
Bài 1: Các phát biểu sau đây. đúng hay sai? Giải thích.
1. Đối với tiền gửi có kỳ hạn, đáo hạn khách hàng chưa đến nhận vốn và lãi, chắc chắn ngân hàng nhập lãi vào vốn
gốc.
2. Lãi Tiền gửi có kỳ hạn được tính theo phương pháp tích số
3. Tiền gửi không kỳ hạn là nguồn vốn thường xuyên của ngân hàng với chí phí thấp.
4. Khách hàng mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi.
5. Khách hàng có thể yêu cầu ngân hàng thanh toán kỳ phiếu do ngân hàng phát hành bất cứ khi nào.
6. Tài khoản 49- Lãi phải trả cho tiền gửi được sử dụng để ghi nhận số lãi NH phải trả cho khách hàng mở tài
khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn mà chưa đến rút tiền.
7. Khi phát hành trái phiếu có chiết khấu, số tiền ngân hàng thu về thấp hơn mệnh giá của trái phiếu.
8. Trong mọi trường hợp ngân hàng không được trích tiền từ tài khoản của khách hàng khi chưa có lệnh của chủ tài
khoản.
Bài 2: Hãy nêu nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được Ngân hàng ABC định khoản như sau (ĐVT:

triệu đồng):
Nợ TK – Tiền mặt tại đơn vị (TK 1011) ………………………………
:50
Có TK – Tiền gửi không kỳ hạn – KH A (TK 4211-A)……………
: 50
Nợ TK – Tiền gửi không kỳ hạn –KHA (TK 4211-A)…………………..
Có TK- Tiền mặt tại đơn vị (TK 1011) …………………………….

:20

Nợ TK –Tiền gửi của khách hàng - KH B (TK 4211-B)………………...
Có TK - Tiền gửi không kỳ hạn –KHA (TK 4211-A)……………..

:35

Nợ TK – Trả lãi tiền gửi (TK 801)……………………………………..
CóTK – Tiền gửi không kỳ hạn –KHA (TK 4211-C)……………..

:6

Nợ TK – Trả lãi tiền gửi (TK 801)……………………………………….
Có TK – Lãi phải trả cho tiền gửi bằng VND (TK 4911)…………

:21

Nợ TK - Tiền mặt tại đơn vị (TK 1011)………………………………….
Có TK – Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (TK 4232)………………….

:45


Nợ TK – Lãi phải trả cho tiền gửi bằng VND (TK 4911)………………
Có TK - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (TK 4232)…………………..
Nợ TK – Tiền gửi không kỳ hạn –KHA (TK 4211-A)………………….
Có TK - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (TK 4232 - A)…………………

:12

Nợ TK – Lãi phải trả cho tiền gửi bằng VND (TK 4911)…………

:7

:20
:35
:6
:21
:45
:12
:56
:56

2


Nguyễn Thị Thu Hiền - 2015
Có TK – Trả lãi tiền gửi (TK 801)…………………………………
Nợ TK – Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (TK 4231)…………………
Có TK Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (TK 4232)……………………

:7
:100

:100

Bài 3: Tại Ngân hàng TMCP Việt Á có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày 1/4/X1 như sau: (1.000 ĐVT:
đồng):
1. Bà Phạm Lan Hương nộp giấy gửi tiền kèm CMND và số tiền mặt là 10.000 để mở tài khoản tiền gửi không kỳ
hạn.
2. Ông Nguyễn Thành Tâm nộp 50.000 kèm CMND để mở sổ tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 0,5%/tháng, lĩnh
lãi định kỳ hàng tháng vào ngày gửi tiền.
3. Ông Trần Hoài Nam nộp CMND kèm chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn 6 tháng (mở ngày 1/10/X0, số tiền 100.000, lãi
suất 6%/năm, nhận lãi khi đáo hạn) và đề nghị ngân hàng chuyển toàn bộ số tiền gốc và lãi vào tài khoản tiền
gửi không kỳ hạn của mình tại ngân hàng.
4. Công ty TNHH An Đông nộp Ủy nhiệm chi, số tiền 200.000 đề nghị ngân hàng trích từ tài khoản tiền gửi không
kỳ hạn của công ty sang có kỳ hạn, kỳ hạn 3 tháng với lãi suất 6%/năm.
Yêu cầu:
1. Hãy cho biết các định khoản vào ngày 1/10/X0 và ngày 31/12/X0 và ngày 31/3/X1 liên quan đến Chứng chỉ
tiền gửi 6 tháng của ông Trần Hoài Nam.
2. Hãy xử lý và định khoản các nghiệp vụ trên vào ngày 1/4/X1
3. Cho biết nghiệp vụ nào làm biến động giá trị Bảng cân đối kế toán
Cho biết các tài khoản liên quan có đủ số dư thanh toán.
Bài 4: Tại ngân hàng TMCP ABC có tình huống sau:
Ngày 10/4/X0, Khách hàng A nộp tiền mặt 300.000.000 đ để mở sổ tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 6%/năm,
lĩnh lãi định kỳ hàng tháng vào ngày gửi tiền. Khách hàng rút trước hạn, hưởng lãi suất không kỳ hạn là
0,1%/tháng.
2. Ngày 10/5/X0 & 10/6/X0 ngân hàng đã chi tiền mặt trả lãi cho khách hàng.
3. Ngày 5/7/X0 khách hàng nộp CMND & sổ tiết kiệm đề nghị rút sổ.
Yêu cầu: Hãy xử lý và định khoản tình huống trên.
1.

Bài 5: Tình hình biến động số dư tiền gửi không kỳ hạn của công ty TMCP Bích Châu trong tháng 6/X0 như sau
(Đvt: 1000 đ):

1. Số dư đầu ngày 1/6 là 120.000
2. Ngày 5/6 Khách hàng của công ty nộp tiền mặt vào ngân hàng để thanh toán tiền hàng đã mua của công ty, số
tiền là: 350.000
3. Ngày 7/6 công ty nộp séc lĩnh tiền mặt để chuẩn bị trả lương cho nhân viên, số tiền là: 200.000
4. Ngày 10/6 thủ quỹ của công ty nộp tiền vào tài khoản, số tiền là: 100.000
5. Ngày 15/6 công ty nộp Ủy nhiệm chi kèm hóa đơn mua hàng, số tiền 150.000, đề nghị ngân hàng trả nợ cho nhà
cung cấp B cũng có tài khoản tại ngân hàng.
6. Ngày 25/6 Khách hàng của công ty trả tiền hàng bằng chuyển khoản từ tài khoản của khách hàng cũng tại ngân
hàng, số tiền là 50.000
7. Ngày 30/6 ngân hàng tính lãi và nhập vốn
Yêu cầu: Xử lý và định khoản tình hình trên
Cho biết, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn là 0,1%/tháng và các tài khoản liên quan có đủ số dư để hạch toán.
Bài 7: Ngày 5/2/X0 khách hàng A nộp tiền mặt & CMND để mở sổ tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng, số tiền gửi là 100
triệu đồng, lãi suất 0,6%/tháng.
Hãy xử lý và định khoản các tình huống sau:
Ngân hàng trả lãi hàng tháng vào ngày gửi tiền:

3


Nguyễn Thị Thu Hiền - 2015
Trường hợp 1: Khách hàng lĩnh lãi & gốc đúng hạn
Trường hợp 2: Khách hàng lĩnh gốc và lãi khi đáo hạn:
Trường hợp 3: Khách hàng đã nhận lãi của 3 tháng đầu vào các ngày 5/3/X0; 5/4/X0 và 5/5/X0. Ngày 15/6/X0
khách hàng đề nghị rút toàn bộ sổ tiết kiệm.
Trường hợp 4: Ngày 5/9/X0 khách hàng mới đến ngân hàng đề nghị rút toán bộ sổ tiết kiệm. Trước đó khách hàng
chưa nhận lãi.
Ngân hàng trả lãi ngay khi khách hàng mở sổ tiết kiệm. Khách hàng rút sổ tiết kiệm vào ngày:
Trường hợp 1: đáo hạn
Trường hợp 2: Ngày 5/5/X0

Trường hợp 3: Ngày 15/9/X0
Ngân hàng trả lãi khi đáo hạn. Khách hàng rút sổ tiết kiệm vào ngày:
Trường hợp 1: đáo hạn
Trường hợp 2: Ngày 5/5/X0
Trường hợp 3: Ngày 15/9/X0
Cho biết, khách hàng rút trước hạn hưởng lãi suất không kỳ hạn là 0,1%/năm. Đến hạn khách hàng chưa rút sổ,
ngân hàng sẽ tự động đáo hạn cho khách hàng theo kỳ hạn và lãi suất ban đầu, không nhập lãi vào vốn gốc.
Bài 8: Ngày 1/7/X0 ngân hàng phát hành đúng mệnh giá trái phiếu kỳ hạn 2 năm, mệnh giá 1.000.000 đ/trái
phiếu, lãi suất 6%/năm, trả lãi định kỳ vào ngày 1/1 & ngày 1/7. Trong ngày ngân hàng bán được 10.000 trái
phiếu thu tiền mặt và 40.000 trái phiếu cho ngân hàng khác trả tiền cho ngân hàng vào tài khoản tiền gửi của
ngân hàng tại ngân hàng Nhà nước. Chi phí phát hành trái phiếu ngân hàng đã chi bằng tiền mặt là 10.000.000 đ.
Yêu cầu:
Hãy xử lý và định khoản tình huống trên từ ngày phát hành trái phiếu đến ngày thanh toán trái phiếu. Cho biết
ngân hàng thanh toán trái phiếu bằng tiền mặt.
T/h: giá trái phiếu khi phát hành là 1.010.000 đ/ trái phiếu
T/h: Giá trái phiếu khi phát hành là 980.000 đ/ trái phiếu
Bài 9: Tại ngân hàng ABC trong ngày 15/1/X0 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau (1.000 ĐVT: đồng):
1. Khách hàng A nộp giấy gửi tiền kèm CMND và số tiền mặt là 20.000 để gửi tiền gửi có kỳ hạn 6 tháng.
2. Ngân hàng thu nợ cho vay ngắn hạn bằng VND khách hàng B đến hạn trả bằng tiền mặt, số tiền là 100.000.
3. Khách hàng C nộp sổ tiền kiệm không kỳ kỳ hạn kèm CMND đề nghị rút tiền mặt 50.000.
4. Nhân viên D ứng tiền mặt đi công tác, số tiền là 25.000
5. Ngân hàng xuất quỹ tiền mặt để chuyển đi gửi váo tài khoản của ngân hàng tại ngân hàng Nhà nước, số tiền là
1.000.000.
6. Khách hàng A nộp tiền mặt để thanh toán tiền dịch vụ chuyển tiền, số tiền là 1.100 (bao gồm cả thuế GTGT,
thuế suất 10%)
7. Công ty An Đông nộp giấy nộp tiền cùng số tiền mặt 100.000 đề nghị ngân hàng chuyển vào tài khoản tiền gửi
không kỳ hạn của công ty tại ngân hàng.
8. Thủ quỹ công ty Phương Nam nộp Séc kèm CMND đề nghị lĩnh tiền mặt từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của
công ty là 50.000.
9. Xuất quỹ tiền mặt để điều chuyển cho chi nhánh số 1 của ngân hàng là 400.000.

10. Cuối ngày kiểm kê quỹ phát hiện thiếu tiền mặt là 5.000.
Yêu cầu:
1. Hãy xử lý và định khoản các nghiệp vụ trên
2. Hãy cho biết nghiệp vụ nào làm thay đổi giá trị Bảng cân đối kế toán.
Bài 10: Hãy xử lý tình huống sau:
Kết quả kiểm kê quỹ tiền mặt vào ngày 31/3/X0 cho thấy số tiền mặt hiện có vào thời điểm kiểm kê ít hơn trên
sổ sách kế toán là 50.000.000 đồng. Sau khi kiểm tra lại các chứng từ kế toán, ngân hàng phát hiện nguyên nhân
thiếu tiền mặt là do lỗi của một nhân viên kế toán và thủ quỹ và yêu cầu các nhân viên này mỗi người phải bồi

4


Nguyễn Thị Thu Hiền - 2015
thường 25.000.000 đồng. Ngày hôm sau nhân viên kế toán đã nộp đủ tiền mặt để bồi thường. Nhân viên thủ quỹ
đề nghị trừ dần vào lương hàng tháng.
Ngày 31/3/X0 nhân viên kế toán đã ghi nhận nghiệp vụ này vào sổ kế toán như sau:
Nợ TK – Các khoản bồi thường của cán bộ, nhân viên TCTD (TK 3615): 25.000.000 đồng
Nợ TK – Tiền mặt tại đơn vị (TK 1011)
: 25.000.000 đồng
Có TK – Tiền mặt tại đơn vị (TK 1011)
: 50.000.000 đồng

5



×