Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

CHUYÊN đề nội TIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG

CHUYÊN ĐỀ: NỘI TIẾT
Tác giả: Đào Hải Yến

PHẦN I: MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, ở các đề thi chon HSG khu vực duyên hải và ĐBBB,
thi trại hè Hùng Vương , đề thi chọn học sinh giỏi Quốc gia, Quốc tế thường xuyên có
câu hỏi liên quan đến phần nội tiết
Hiện nay trong sách giáo khoa phổ thông, sách giáo khoa chuyên không viết về
phần này đúng hơn là chưa đề cập đến. Trong một số tài liệu tham khảo như: Sinh lý
học động vật và người- Nguyễn Quang Mai, một số giáo trình Sinh lý người của Đại
học Y, Bồi dưỡng Sinh lý học động vật, Bài tập dồi dưỡng sinh lý hoch động vật, Sinh
học Campbell...đã viết phần này . Tuy nhiên, lượng kiến thức có trong các giáo trình
viết quá dài, chưa có các câu hỏi vận dụng trong các kỳ thi. Để giúp học sinh nắm
được nội dung kiến thức tổng quát và vận dụng để trả lời được các câu hỏi, tình huống
đặt ra. Chúng tôi đã lựa chọn chuyên đề : "Nội tiết "
Tuy nhiên, do thời gian soạn thảo ngắn, trình độ còn hạn chế, cho nên chuyên
đề không tránh khỏi sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý tận tình của các
thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để chuyên đề này hoàn thiện hơn.

1


PHẦN II: NỘI DUNG
I.Khái niệm về tuyến nội tiết
-Cơ thể đa bào khoảng cách giữa các nhóm tế bào càng tăng, sự liên lạc càng khó
khăn. Để đảm bảo tính thống nhất trong nội bộ cơ thể bên cạnh hệ thần kinh còn có hệ
thông tin phối hợp nhau bằng con đường hóa học qua nước, ngoại bào và máu hệ
nội tiêt


-Các tuyến nội tiết chính và các cơ quan tiết hoocmôn trong cơ thể :
+ Tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến thượng thận, đảo tụy, buồng trứng, tinh
hoàn, nhau thai
+ cơ quan tiết hoocmôn: tim, gan, thận, dạ dày....

* Phân biệt tuyến nội tiết, tuyến ngoại tiết
Tuyến nội tiết
-Sản phẩm là hoocmôn
-Con đường dẫn sản phẩm: đổ trực tiếp
vào máu (không có ống dẫn)
-Ví dụ: tuyến giáp

Tuyến ngoại tiết
-Sản phẩm không phải là hoocmôn
-Có ống dẫn đổ vào nơi cần
-Ví dụ : tuyến sữa

? Chỉ có tuyến nội tiết tiết ra hoocmôn đúng hay sai . Giải thích ?
Không đúng trong cơ thể có tế bào nội tiết tiết ra hoocmon
VD: vỏ não tiết histamin, tế bào nội tiết dạ dày tiết gastrin, tế bào ruột tiết CCK….
II.Hoocmôn
1.Hoocmon là gì
Là chất truyền tin có đặc tính sau:
+ Đổ trực tiếp vào máu
+ Có hiệu quả cao
+ Không đặc trưng cho loài
+ Mỗi loại hoocmôn chỉ điều hòa một số cơ quan đích (vì có sự tương ứng giữa
hoocmôn và thụ thể của tế bào đích)

2



+ Cùng một loại hoocmôn nhưng thụ thể ở tế bào đích khác nhau, tế bào đích khác
nhau cho tác dụng khác nhau
VD: cùng là hoocmôn adrenalin nhưng tác dụng khác nhau do thụ thể ở tế bào đích
khác nhau:+ Tế bào gan với thụ thể beta có tác dụng phân cắt glycogen và giải phóng
glucose từ tế bào, ở Tế bào đích là mạch máu cơ vân cũng là thụ thể beta nhưng
adrênalin lại có tác dụng giãn mạch, ở mạch máu máu ruột với thụ thể α, adrenalin có
tác dụng co mạch.

- Trong một số trường hợp , một hoocmôn nhất định có tác dụng khác nhau ở các loài
khác nhau: Ví dụ tiroxin ở người, ếch, ở các động vật có xương sống khác có tác dụng
điều hòa chuyển hóa . Tuy nhiên ở ếch có thêm một tác dụng là kích thích rụng đuôi
nòng nọc
2.Bản chất của hoocmon
Hoocmôn có bản chất là steroit
Hoocmon có bản chất nonsteroit ( các
prôtêin, peptit…)
Hòa tan trong lipit, đi qua màng tế bào,
Hòa tan trong nước, không khuếch tán qua
được vận chuyển trong máu nhờ prôtêin
màng tế bào, vận chuyển trong máu không
mang vừa giúp vận chuyển, vừa bảo vệ
cần prôtêin mang
tránh bị phân hủy bở các yếu tố môi
Ví dụ: hầu hết các hoocmôn của tuyến yên
trường
Ví dụ: các hoocmon tuyến sinh dục

Protêin


Steroit

3


3.Cơ chế tác động của hoocmon: chủ yếu bằng 2 cơ chế
Loại
hooc
môn

Hoạt hóa gen
hoocmon có bản chất là steroit

AMP vòng ( cAMP)
hầu hết các hoocmôn có bản chất
không là steroit (nonsteroit) là prôtêin,
peptit…
trừ một số ngoại lệ
Hoocmôn gắn vào thụ thể nằm trên bề
mặt màng sinh chất của tế bào đích
phức hệ hoocmôn – thụ thể (H-R)

Bước 1

Hoocmôn khuếch tán qua màng
sinh chất vào tế bào đích

Bước 2


H vào trong TB đích gắn với thụ
thể ở trong tế bào chất của tế bào
đích ( nếu hoạt hóa gen trong tế
bào chất) hoặc gắn với thụ thể ở
trong nhân tế bào ( hoạt hóa gen
trong nhân tế bào)
phức hệ H- thụ thể gắn vào ADN
trong nhân hoặc tế bào chất . Các
thụ thể này có 3 vùng chức năng:
1 vùng gắn với hoocmôn, 1 vùng
gắn với nhiễm sắc thể, 1 vùng
thúc đẩy ADN phiên mã

Phức hệ H-R hoạt hóa enzim
andecyclaza

kích thích sự phiên mã của các
gen chuyên hóa--> ảnh hưởng
đến mARN. mARN tiến hành
giải mã tạo ra các protein mới,
làm thay đổi quá trình của TB

AMP vòng gây ảnh hưởng tới các
enzim của tế bào đích làm tăng cường
hoặc kìm hãm hoạt động của enzim,
nhờ vậy hoạt động của tế bào được
điều chỉnh

Bước 3


Bước 4

cAMP

enzim andecyclaza biến đổi ATP->
AMP vòng ( cAMP)

Hoại hóa gen

4


4.Cơ chế bài tiết hoocmon
a.Điều hòa ngược âm tính
Giải thích: khi nồng độ hoocmon tuyến đích tăng lên có tác dụng ức chế tuyến chỉ huy
giảm bài tiết hoocmôn tuyến chỉ huy, ngược lại nếu nồng độ hoocmon tuyến đích giảm
sẽ có tác dụng kích thích tuyến chỉ huy làm tăng bài tiết hoocmon tuyến chỉ huy
KT

Môi trường-- đại não, vỏ não
Vùng dưới đồi
Tuyến chỉ huy
( -)

(-)
Tuyến đích

Vòng liên hệ ngược
dài


(-)
Vòng ngắn

Hoocmon trong máu tăng
Ví dụ: Trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, sự gia tăng nồng độ ostrogen và
progesterone trong máu do hoạt động của thể vàng tiết ra đã ức chế vùng dưới đồi tiết
ra GnRH, ức chế tuyến yên tiết FSH và LH. Khi nồng độ FSH và LH giảm nang trứng
không chín và không rụng .
? Tại sao thiếu Iốt trong thức ăn nước uống trẻ em ST- PT kém, não ít nếp nhăn,
trí tuệ thấp, bướu cổ, chịu lạnh kém
Trả lời:
Thiếu iot -- vùng dưới đồi
Thùy trước tuyến yên
(-)

Tuyến giáp ------

không sản xuất đủ tiroxin

tuyến giáp phình to ( có bướu)
Iốt là thành phần của hooc môn tiroxin thiếu Iôt dẫn đến thiếu tirôxin, nồng độ
hoocm ôn tiroxin trong máu giảm liên hệ ngược âm tính làm tuyến yên tăng tiết
TSH kích thích tuyến giáp tăng tiết tiroxin nhưng do thiếu iot nên tuyến giáphoạt
động mạnh tăng tiết dịch phình to

5


Kết quả thiếu tiroxin, chuyển hóa kém chịu lạnh kém, sinh trưởng – phát triển
kém, tế bào thần kinh phát triển không bình thường, não ít nếp nhăn.

b.Điều hòa ngược dương tính
Sự tăng nồng độ các hoocmon tuyến đích là tín hiệu làm tăng tiết các hoocmon
kích thích của tuyến chỉ huy. Kết quả là nồng độ hoocmon tuyến đích tiếp tục tăng
thêm
KT

Môi trường-- đại não, vỏ não
Vùng dưới đồi
Tuyến chỉ huy
(+)

(+)
Tuyến đích

(+)
Hoocmon trong máu tăng
Ví dụ: Trong nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt, vào giai đoạn gần ngày rụng trứng, sự
gia tăng nồng độ ostrogen đã kích thích vùng dưới đồi tăng tiết ra GnRH, kích thích
tuyến yên tiết FSH và LH làm cho nồng độ FSH và LH tăng nhanh gây ra hiện tượng
rụng trứng.
*Sơ đồ quá trình điều hòa sản suất giao tử cái
vùng dưới đồi
GnRH
Tuyến yên
(+)

FSH/LH
buồng trứng

(-)


Estrôgen và
Prôgestêron
Tử cung

III. Các tuyến nội tiết và các cơ quan nội tiết
1. Tuyến yên chi phối hầu hết các tuyến nội tiết khác

6


Vùng dưới đồi
TB thần kinh tiết

H vùng giải phóng

ng
Thùy trước tuyến
yên

Thùy sau

oxitoxi
ADH

ACTH

Tyến
thượng
thận


GH
Toàn
thân

TSH

Tuyến
giáp

FSH

Buồng
trứng,

LH

n

Prolactin

Tuyến sữa

tinh hoàn

Các tuyến nội tiết không chịu sự chi phối của tuyến yên: tuyến cận giáp, tuyến
tuỵ, phần tủy tuyến thượng thận, tuyến ức, ytuyeens tùng, các tế bào nội tiết
riêng
2.Tóm tắt tác dụng của các hoocmôn
Tuyến- cơ

quan tiết
Hoocmoon
vùng giải
phóng
Thuỳ trước
tuyến yên

Thuỳ trước
tuyến yên

Tên hoocmon

Bản chất

TRH

nonsteroit

CRH

nonsteroit

GnRH

nonsteroit

GnRH
GnIH
GH


nonsteroit
nonsteroit
protêin

Kiểu tác
Tác dụng
động
dicyglycerol Thúc đẩy tiết tuyến yên tiết
TSH , PRL
Thúc đẩy tuyến yên tiết
ACTH
Thúc đẩy tuyến yên tiết FSH
và LH
Thúc đẩy tiết GH
Kìm hãm tiết GH
cAMP
Hệ xương ( thông qua gan)
thúc đẩy tăng trưởng
Tác dụng làm dài xương
( khi mô sụn ở đầu xương
không còn nữa thì xương
không dài thêm được)
- Tác dụng làm dài xương ,
tác dụng này được thể hiện
ngay cả khi cơ thể trưởng
thành đặc biệt với các xương
dẹt như xương hàm, xương
sọ, xương nhỏ như xương
bàn tay, bàn chân
Tăng tổng hợp protêin (đặc biệt

ở cơ), tăng phân giải lipit, tăng
dự trữ glicogen

7


FSH

glicoprotêin

cAMP

LH

glicoprotêin

cAMP

TSH

glicoprotêin

cAMP

ACTH

peptit

cAMP


PRL
ADH

prôtêin
peptit

oxitoxin

peptit

cAMP
cAMP
( với cơ trơn
IP3)
IP3

Thùy giữa
tuyến yên

MSH

Amin

cAMP

Tuyến giáp

Tiroxin

axit amin


hoạt hóa
gen

kích thích chuyển hóa ở
TB, ảnh hưởng đến quá
trình ST-PT bình thường của
cơ thể, kích thích sự phát
triển bình thường của hệ
thần kinh vật hoạt động của
não, kích thích phát triển và
hoạt động bình thường của
hệ sinh dục, ở lưỡng cư
tiroxin còn gây biến thái từ
nòng nọc thành ếch

Tyrocanxitonin

peptit

hoạt hóa gen

-Tyrocanxitonin: bản chất là
peptit, hoạt động kiểu hoạt hóa
gen , tác dụng tăng hấp thu
canxi ở xương- làm giảm
nồng độ Ca2+ trong máu-.>Tuy
nhiên, tác động này mạnh ở trẻ
đang lớn, ở người và động vật
trưởng thành ít thấy tác động..


PTH

peptit

Thùy sau
tuyến yên

Tuyến cận
giáp

Nữ: phát triển bao noãn, tiết
estrogen
Nam: sinh tinh
Nữ: rụng trứng, tạo và duy
trì thể vàng
Nam: tiết testosteron
Kích thích tuyến giáp tiết
tiroxin
Kích thích vỏ tuyến thượng
thận tiết corticoid đường
Kích thích tuyến sữa tạo sữa
Kích thích ống thận tăng tái
hấp thu nước, còn có tác
dụng co mạch máu não
Kích thích tiết sữa, co bóp tử
cung lúc đẻ
Các tế bào sắc tố:Co dãn các
sắc bào ở động vật
-gây kìm hãm cảm giác đói


Điều chỉnh tăng nồng độ
Ca2+ trong máu bằng cách,
giảm hấp thu Ca2+ vào
xương, tăng hấp thu Ca2+ từ
ruột, giảm thải Ca2+qua nước
tiểu

-

8


Tuyến tùng

Melatonin

axit amin

cAMP

Liên quan đến nhịp sinh học

Tuyến

Lớp cầu tiết
aldosteron

Steroid


hoạt hóa gen

thúc đẩy tái hấp thu Na+ và
thải K+, duy trì huyết áp và
thể tích máu

Lớp sợi tiết
hoocmon
coocticoit
đường và
khoáng

Steroid

hoạt hóa gen

tăng đường máu, tăng hấp
thu Na+ và tăng thải K+ ở
thận

Lớp lưới tiết
adrogen

Steroid

hoạt hóa gen

giúp hình thành tinh trùng,
tăng phát triển và duy trì các
đặc điểm nam tính thứ phát


Vỏ

thượng
thận

Phần tiết adrenalin và
noadrenalin
tủy

Buồng trứng

các axit amin cAMP

tăng đường máu, tăng
chuyển hóa, co một số mạch
máu

Estrogen

Steroit

hoạt hóa gen

progesteron

Steroit

hoạt hóa gen


kích thích phát triển cơ quan
SD, kích thích và duy trì đặc
điểm SD phụ thứ cấp, kích
thích tổng hợp protein ở 1 số
cơ quan như tử cung, tuyến vú,
xương và tổng hợp
prôtêin toàn thân
+ tăng lắng động canxi vào
xương
+ kích thích niêm mạc tử cung
phát triển…..
kích thích sự phát triển của
niêm mạc tử cung chuản bị cho
sự làm tổ của phôi hoocmon
an thai...

- Có tác dụng phát triển
niêm mạch tử cung, co tử
cung mềm mại không co
bóp
- kích thích bài tiết prôlactin
Tinh hoàn

Testosteron

Steroit

hoạt hóa gen

kích thích phát triển và hình

thành đặc điểm sinh dục thứ
phát, ảnh hưởng đến hành vi
sinh dục, kích thích sản xuất
tinh trùng, kích thích tổng hợp
protein, kích thích phát triển
xương, kích thích sản sinh
hồng cầu…

9


Nhau thai

Tyến tụy nội
tiết

HCG

Steroit

hoạt hóa gen

duy trì sự
sự tồn tại của thể
vàng, phát hiện thai sớm

Progesteron và Steroit
estrogen

hoạt hóa gen


Duy trì sự phát triển của
niêm mạc tử cung
ức chế tuyến yên tiết FSH và
LH

insulin

giảm đường máu

prôtêin
tirozinkinaza

glucogon

prôtêin

cAMP

tăng đường huyết

Tim

ÀNF

prôtêin

cGMP

giảm thể tích máu và huyết áp

bằng cách thúc đẩy thải bớt
Na+ và nước

Thận

Erithroprôtêin
85%

glycoprôtêin

cAMP

thúc đẩy
hồng cầu

Gan

angiotensinogen

protêin

cAMP

để tạo angiotensinogen II, một
yếu tố gây co mạch

Erithroprôtêin
15%

glycoprôtêin


cAMP

thúc đẩy tủy đỏ xương tạo
hồng cầu

Somatomedin

protêin

cAMP

hoocmôn hỗ trợ cho hoocmôn
tăng trưởng

Dạ dày

Gastrin

peptit

cAMP

thúc đẩy co bóp dạ dày

Ruột

CCK, secretin...

peptit


cAMP

hỗ trợ quá trình tiêu hóa

tủy đỏ xương tạo

10


4.Các Hoocmôn ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển của Động Vật không
xương Sống.
+ Ecđisơn
+ Juvennin
+ Hoocmôn não
Loại HM
Tác dụng với sinh trưởng và phát triển
- Gây lột xác sâu bướm
Ecđisơn - Kích thích sâu bướm biến thành nhộng và bướm
- Phối hợp với Ecđisơn → lột xác...
Juvennin - Ức chế sấu biến thành nhộng và bướm
5.Các hoocmon điều hòa phản ứng stress
a.Phản ứng báo động: tăng nhịp tim, nhịp thở, tăng cung cấp máu cho não và cơ
xương, giãn các phế quản nhỏ của phổi, tăng tiết mồ hôi, tăng phân hủy glycogen
các phản ứng trả lời nhanh
b.Các phản ứng đề kháng
*ACTH: có tác dụng kích thích vỏ trên thận tiết coocticoit đường và khoáng
Coocticoit khoáng có tác dụng chống lại việc giảm pH
Coocticoit đường có tác dụng tăng phân hủy protêin để hình thành aa hoặc chuyển
thành gluco, co mạch máu ngoại vi cơ thể duy trì Ha và hạn chế mất máu qua vết

thương, giảm viêm hạn chế tổn thương các mô lành
*Các phản ứng đề kháng còn liên quan đến 2 hoocmôn : GH ( tăng cung cấp gluco cho
hô hấp), TSH (tăng giải phóng tyoxin)
* Tóm tắt các phản ứng stress
Kích thích gây stress

Giảm stress

Vùng dưới đồi, tuyến
yên

Hệ thần kinh giao cảm

Giải phóng ACTH

giải phóng GH vàTSH

Tủy trên thận
Vỏ trên thận

Adrenalin,
noadrenalin

Các phản ứng báo
động

Các mineralincooticoit và
glucocooticoit

Phản ứng đề kháng


6.Bệnh liên quan
a. Ưu năng, nhược năng tuyến yên

11


-Ưu năng tuyến yên trước tuổi dậy thì gây bệnh khổng lồ, sau tuổi dậy thì gây bệnh to
đầu ngón (đầu to, bàn tay bàn chân to..)
- Nhược năng tuyến yên trước tuổi dậy thì gây bệnh lùn, nhưng cơ thể cân dối, nhược
năng sau tuổi dậy thì gây bệnh Simmonds: lờ đờ, chậm chạp
b. Tuyến giáp
- Bướu cổ địa phương: do thiếu iôt trong khẩu phần ăn gây nên
-Bướu cồ lồi mắt trong bệnh Bazơđô là do tuyến giáp tiết quá nhiều tirôxin ( cường
giáp ) là do rối loạn nội tiết, xuất hiện yếu tố tự miễm TSI có tác dụng tương tự như
TSH nên kích thích tuyến giáp tiết tirôxin liên tục mặc dù đã bị kìm hãm không tiết
TSH, ngoài nguyên nhân trên, còn có u tuyến giáp các tế bào tuyến giáp tiết quá nhiều
tirôxin
c. Tuyết cận giáp
* Ưu nang tuyến cận giáp: Can xi được huy động nhiều từ xương làm xương mềm,
rỗng dễ gẫy
- Lượng photsphat được đâò thải qua thận nhiều dễ gây sỏi thận ( thường gặp ở phụ nữ
nhiều hơn nam đặc biệt là phụ nữ có thai, cho con bú...)
* Nhược nang tuyến cận giáp:
-Giảm hấp thu Ca2+ vào xương làm xương ròn, dễ gẫy
- Lượng Ca huyết giảm gây rối loạn các hoạt động thần kinh, thể nặng còn xuất hiện
các cơn cơ cứng thừng ở mặt, bàn tay, cẳng tay, chân nhưng nguy hiểm nhất là gây co
thắt cơ thanh quản làm ngừng thở
d. Bệnh liên quan đến tuyến thượng thận
- Hội chứng nam hóa do tiết quá nhiều adrogen

- Bệnh Cushing ( do u tế bào tiết cortisol hoặc u tế bào tiết ACTH của tuyến yên)
-Hội chứng thiếu mẫn cảm với androgen.
Bệnh Addison: do thiếu hụt 2 hoocmon alđôstêron và cortizon
- Hội chứng kém mẫn cảm với anđrôgen
e.Bệnh liên quan đến cơ chế tác động của hoocmoon
-Bệnh đái tháo đường gồm:
+ Đái tháo đường típ 1, là bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin. Bệnh là hậu quả
của sự thiếu hụt insulin do cơ thể người bệnh không có khả năng sản suất ra
insulin.
+Đái tháo đường típ 2, là bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin. Bệnh là do
giảm thụ thể tiếp nhận insulin ở tế bào, tế bào giảm mẫn cảm đối với insulin

Phần III. CÂU HỎI VẬN DỤNG
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Phân hóa cơ quan theo hướng đực ở phôi thai của thú cần có testosteron tiết
ra từ tinh hoàn. Trong quá trình mang thai, chất nào sau đây kích thích tinh
hoàn tiết testosteron?
A. GH từ tuyến yên con cái.
B. HCG.
C. Inhibin.
D. Oxitoxin.
E. Prostagladin.
Đáp án: B

12


Câu 2.Trong quá trình mang thai của phụ nữ, cơ trơn tử cung không co. Cơ trơn tử
cung co mạnh vào cuối thời kì mang thai để đẩy thai ra ngoài. Điều giải thích nào sau

đây phù hợp nhất về việc cơ trơn không co trong quá trình mang thai?
A.
Tổng hợp prostaglandin bị ức chế bởi yếu tố sinh ra từ nhau thai.
B.
Nồng độ oxitoxin cao hơn bình thường.
C.
Nồng độ progesteron tăng cao.
D.
HCG là chất gây ức chế co cơ trơn tử cung.
E.
Thể vàng thoái hóa.
Đáp án: C
Câu 3. Nồng độ hoocmôn nào sau đây tăng lên trong trường hợp bị bệnh bướu cổ
A. TSH
B. Tiroxin tổng số
C. T3
D. TSH và tiroxin
Đáp án A
Câu 4. Khi phụ nữ mang thai, một số hoocmôn duy trì nồng độ ở mức cao, số khác
duy trì ở mức thấp: Vậy trong bảng kiểm tra dưới đây về nồng độ của các hooc môn
sinh dục của các phụ nữ ( A, B, C, D, E) số liệu nào thuộc về phụ nữ đạng mang thai
FSH
thấp
thấp
thấp
cao
cao

LH
thấp

thấp
cao
cao
cao

Estrogen
cao
cao
cao
thấp
thấp

A.
B
C
D
E
Đáp án A
Câu 5. Hoocmôn nào sau đây tác dụng lên nhiều cơ quan đích nhất
A. ADH
B. OT
C. TSH
D. Adrênalin
Đáp án D

Proogestêron
cao
thấp
cao
thấp

cao

II. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1. Sự khác biệt giữa điều hòa bằng hoocmôn và điều hòa bằng thần kinh
Điều hòa bằng hoocmon
Điều hòa bằng hệ thần kinh
-Bằng thông tin hóa học
-Bằng thông tin điện ( xung thần kinh)
-Trả lời chậm
-Trả lời nhanh
-Tác động chậm ( 1loại hoocmon có thể
- Tác động hẹp ( chỉ có 1 cơ quan hiệu
điều hòa nhiều loại cơ quan trong cơ thể
ứng)
- Đi khắp cơ thể để tìm cơ quan đích nhờ -Đi theo 1 con đường riêng biệt là cung
hệ tuần hoàn
phản xạ

Câu 2: So sánh tín hiệu trong hệ nội tiết và hệ thần kinh
HD
Giống nhau
- Đều góp phần duy trì nội môi ổn định
- Điều phối, kiểm soát các tổ chức sống của cơ thể (tế bào, mô...)
- Hoạt động truyền tín hiệu đều thông qua cơ chế truyền tin
Khác nhau

13


Đặc

điểm
Loại tín
hiệu
sự truyền
tín hiệu
Cơ chế
tiếp nhận
Tính đặc
hiệu
tốc
độ
dẫn
truyền và
độ
dài
thích ứng

Hệ thần kinh

Hệ nội tiết

Xung thần kinh được mã
hoá từ kích thích
Tín hiệu được dây thần kinh
truyền dọc theo sợi trục

Tín hiệu là Hr được tế bào nội tiết tiết vào
máu
Tín hiệu được tế bào nội tiết tiết vào máu,
các hr được phát tán khắp cơ thể nhờ mạch

máu
chỉ tế bào nào liên kết đặc chỉ tế bào nào có thụ thể tương ứng với Hr
hiệu với nơron sợi trục, sợi thì đáp ứng
trục bị kích hoạt mới đáp
ứng
mỗi tín hiệu đến tế bào đích: Các hr khác nhau tác động đến tế bào đích
Tk – Tk, Tk – cơ, Tk - khác nhau
tuyến
sự truyền tin rất nhanh sự truyền tin tương đối chậm, nhưng kéo dài
nhưng thời gian ngắn

Câu 3. Cơ chế hình thành và tác động của phức hệ steroid- protein trong TB đích
diễn ra như thế nào?
HD
-Hoocmon có 2 loại: nonsteroid và steroid (lipit)
Steroid có bản chất là lipit đi qua được màng TB đích theo cách khuếch tán. Khi vào tế
bào nếu gặp thụ thể thích hợp ở tế bào chất nó sẽ kết hợp với Receptor thành phức hệ
H- Pr , phức hệ này sẽ hoạt hóa gen ở ngoài nhân
+Nếu không có thụ thể thích hợp H sẽ đi vào trong nhân tế bào kết hợp với Receptor
thành phức hệ H-Pr ( nằm trong nhân tế bào), tác động lên gen trong nhân chuyển gen
bất hoạt  gen hoạt động, gen phiên mã, sao mã--.> protêin, protein mới sẽ tăng hoạt
tính E, hoặc giảm hoạt tính E, tham gia vào cấu trúc E mới.._--> tác động đến quá
trình của TB, mức độ biến đổi của TB tỉ lệ thuận với số lượng phức hệ H- Pr
Câu 4. Thực tế là hai hormone thượng thận tác động như các chất truyền xung
thần kinh liên quan tới nguồn gốc phát triển của tuyến thượng thận như thế nào?
HD
Tủy thượng thận bắt nguồn từ mô TK trong quá trình phát triển. Phản ánh
nguồn gốc này, nó là một cơ quan nội tiết sản sinh 2 phân tử - epinephrin và
norepinephrin – tác động như các hormone và chất truyền thần kinh.
?Đặc điểm nào của kích thích có thể làm điều hòa ngược âm tính ít quan trọng với

một con đường hormone?
HD
Câu 5.
Một con đường điều khiển bởi một kích thích ngắn hạn sẽ ít phụ
thuộc vào điều hòa ngược âm tính. Giảm lượng thụ thể corticosteroid ở vùng
dưới đồi ảnh hưởng lên lượng corticosteroid trong máu như thế nào?
HD
Nồng độ các hormone này trong máu có thể rất cao. Điều này có thể là do giảm
điều hòa ngược âm tính lên các neuron của vùng dưới đồi tiết chế hormone giải phóng
gây kích thích chế tiết ACTH bởi thùy trước tuyến yên.

14


Câu 6. ĐIỀU GÌ NẾU? Giả sử bạn được tiêm một mũi cortisone, một mũi
glucocorticoid, vào một khớp viêm. Những khía cạnh nào của hoạt động
glucocorticoid mà bạn muốn khai thác? Nếu một viên glucocorticoid cũng có giá
trị điều trị viêm, tại sao người ta vẫn thích dùng nó ở tại chỗ?
HD
Bằng cách tiêm tại chỗ glucocorticoid vào mô, bạn sử dụng hoạt động chống
viêm của chúng. Tiêm tại chỗ tránh được những tác dụng lên chuyển hóa glucose có
thể xảy ra nếu các glucocorticoid dùng theo đường uống và được chuyển đi khắp cơ
thể trong dòng máu.
Câu 7. (HSGQG 2005).Một số bệnh ở người gây nên do rối loạn nội tiết, việc điều
trị bằng hoocmon trong một số trường hợp đem lại hiệu quả rõ rệt, nhưng một số
trường hợp khác không có hiệu quả. Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến các
trường hợp trên
HD
-Điều trị bằng hoocmon trong một số trường hợp đem lại hiệu quả rõ rệt do người
bệnh không sản xuất được hoôcmn cần thiết nhưng TB đích vẫn có thụ thẻ tiếp nhận

insulin binh thường
-Điều trị bằng hoocmon trong một số trường hợp không đem lại hiệu quả do các TB
đích bị hỏng điểm thụ thể tiếp nhận H từ bên ngoài vào
Câu 8. Thiếu iot gây bướu cổ, chịu lạnh kém, trẻ em sinh trưởng- phát triển kém
đần độn. ?
HD
Iốt là 1 thành phần cấu tạo nên tyroxin, thiếu iôt thiếu tyrooxin, mà tyroxin là tăng
phân huỷ cacbonhirat tăng tốc độ chuyển hoá cơ bản kích thích sinh nhiêt, tăng
quá trình ST-PT, mô TK tăng trưởng không bình thường trẻ em trí tuệ thấp, đần
đần, người lớn trí nhớ giảm
- Thiếu tyroxin- kích thích tuyến yên tiết TSH kích thích tuyến giáp tổng hợp
tyrooxin (do iôt không đủ) nên quá trình tổng hợp tyroxin không thực hiện
đựoctuyến giáp tăng tiết dịch gây bướu cổ
Câu 9..HSGQG 2006 phụ nữ trong thời kỳ cho con bú, mang thai do chế độ ăn
không hợp lý nên có hiện tượng xương xốp, xương yếu (loãng xương) răng kém
bền, dễ bị sâu răng. Dựa vào hiểu biết về nội tiết, hãy giải thích hiện tượng trên
HD
Do nồng độ Ca trong máu giảm kích thích tuyến cận giáp sản xuất hoocmon PTH
PTH (paratiroit hoocmon): tác dụng làm tăng nồng độ canxi trong máu bằng cách tác
dụng lên ruột làm tăng tái hấp thu canxi, thận giảm thải canxi, huy động canxi ở xương
như sơ đồ xương xốp, loãng xương

Ca2+

15


Tuyến cận giáp
 Giảm hấp thu Ca2+ vào xương
 Tăng hấp thu Ca2+từ ruột


PTH

Tăng tái hấp thu Ca2+ từ thận
Câu 10.Tại sao người bị tiểu đường khát nước, đi tiểu nhiều, nhiều vẫn gầy, bị
thương lâu lành
HD
Nông độ đường trong máu cao môi trường ưu trương. Kích thích trung khu khát ở
vùng dưới đồi->. cảm giác khát-> uống nước  tăng nước tiểu đi tiểu nhiều
-TB không nhận được gluco--.> cơ thể gầy
NL cung cấp ít hệ thống miễn dịch yếu, môi trường trong nhiều đường VK phát
triển tốt
Câu 11. Chứng minh cơ chế tác dụng của hoocmon là một chuỗi các hoạt hoá
HD
- Hầu hết các hoôcmn tác động kiểu cAMP
H là chất truyền tin thứ 1, cAMP là chất truyền tin thứ 2, hoocmôn được tiết ra đến
TB đích kết hợp Receptor phức hệ H-R hoạt hoá enzim adenylcylaza biến đổi
ATPcAMP hoạt hoá 1 loạt các E theo kiểu dây truyền, E1 sau khi bị hoạt hoá sã
hoạt hoá E2….--> thay đổi quá trình của TB: prokinaza chưa hoạt động - prokinaza
hoạt động
Câu 12. Một bệnh nhân bị tiểu đường tuyp I có 1 lần do tiêm quá liều insulin,
người này cảm thấy choáng váng, bác sỹ chỉ định tiêm một liều glucagon. Giải
thích hiện tượng trên. Người bị tiểu đường trong trường hợp nào không cần tiêm
insulin
HD
-Tiêm quá nhiều insulin --.> tăng chuyển hoá gluco glicogen, làm nồng độ gluco
trong máu giảm gây choáng váng
-Tiêm glucagon để chuyển hoá glicogen  gluco  nâng đường huyết trở về bình
thường
-Người bị tiểu đường không cần tiêm insulin:

+Tiểu đường sinh lý do 1 lúc ăn quá nhiều đồ ngọt, lượng insulin lại có hạn- không
chuyển hoá được hết gluco cơ thể sẽ chuyển hoá trở lại sau 1 thời gian
+người bị tiểu đường tuýp II do hỏng thụ thể tiếp nhận insulin
12.HSGQG2008 Nguyên nhân nào làm cho nồng độ prôgesterôn trong máu thay
đổi ở chu kì kinh nguyệt của phụ nữ? Sự tăng và giảm nồng độ prôgesterôn gây
tác dụng gì?
HD
- Thể vàng hình thành ở giữa chu kì kinh nguyệt tiết ra prôgesterôn và estrôgen nên
lượng prôgesterôn tăng lên trong máu.
- Thể vàng thoái hoá do LH giảm, làm giảm nồng độ prôgesterôn trong máu.
- Nồng độ prôgesterôn tăng lên làm niêm mạc tử cung phát triển, dày, xốp và xung
huyết để chuẩn bị đón hợp tử làm tổ và đồng thời ức chế tuyến yên tiết FSH và LH
nang trứng không phát triển, không chín và rụng.

16


- Nồng độ prôgesterôn giảm gây bong niêm mạc tử cung xuất hiện kinh nguyệt và
giảm ức chế lên tuyến yên, làm tuyến yên tiết ra FSH và LH.
Câu 13. Hằng ngày phụ nữ đã có chồng uống thuốc tránh thai tổng hợp (chứa
estrogen và progesteron) giúp tránh thai. Uống thuốc tránh thai có làm thay đổi
nồng độ ostrogen và progesteron tự nhiên không? Tại sao?
HD
Làm giảm nồng độ estrogen và progesteron tự nhiên, trứng không chín và không rụng
vì có sự liên hệ ngược với vùng dưới đồi, tuyến yên khi nồng độ ostrogen và
progesteron tăng cao ức chế tuyến yên không tiết FSH, LH buồng trứng không tiết
estrogen và progesteron
Câu 14.Tại sao phụ nữ có thai trứng không chín và rụng (không có kinh nguyệt)
HD
- Nếu trứng được thụ tinh thể vàng không bị tiêu biến thể vàng tiết prrogesteron và

estrogen. Nồng độ progesteron tăng cao có tác dụng ức chế tuyến yên tiết FSH, LH 
trứng ko chín, rụng và ko có kinh nguyệt trong thời gian mang thai. Ngày thứ 8 nhau
kể từ khi trứng được thụ tinh nhau thai tiết ra hoocmon HCG duy trì thể vàng . Tháng
thứ 3 trở đi nhau thai thay thế thể vàng tiết progesteron và estrogen duy trì sự phát
triển của niêm mạc tử cung đồng thời ngừng tiết HCG_--> thể vàng tiêu đi
Câu 15. Giải thích lượng cortizon, addrenalin, innsulin, glucagon sẽ thay đổi như
thế nào của một người không ăn trong vòng 24 giờ?
HD
Đường huyết giảm--.> Tăng tiết cortizon, tăng tiết adrrenalin, noradrenalin, glucagon
cortizon tổng hợp mạnh-->. Tăng phân giải chất béo và prôtêin thành đường
Câu 16. Một người bị ung thư tuyến giáp phải cắt bỏ. Theo em, trong trường hợp
này thì nồng độ hoocmon TSH trong máu thay đổi như thế nào?
HD
Lượng TSH trong máu tăng lên vì khi tuyến giáp bị cắt bỏ không có mối liên hệ ngược
âm tính từ tuyến giáp về vùng dưới đồi và thùy trước tuyến yên
Câu 17. Điểm sai khác giữa cơ chế tác động của hoocmon có bản chất protein và
hoocmon có bản chất là steroit
HD
Hoocmôn có bản chất protêin
Thụ thể nằm trên màng TB

Hoocmôn có bản chất là steroit
Thụ thể nằm sâu trong TBC,hoăc trong
nhân tế bào đích
Tác động theo cAMP
Tác động kiểu hoạt hóa gen
Hoạt tính rất mạnh
Hoạt tính chậm hơn
Hoocmon tác dụng với cAMP sẽ hoạt hoá Hoocmon khuếch tán vào TB đích , sau
thành 1 chuỗi enzim dây chuyền và kích đó kết hợp với các thụ thể nội bào tác

hoạt chuối phản ứng
dụng lên NST, cấu trúc ADN, thúc đẩy
Hoocmon tuyến yên, tủy thượng thận, ADN tự sao, sao mã, tổng hợp protein
tuyến giáp
Hoocmon của vỏ tuyến thượng thận, sinh
dục
Câu 18. Người bị lùn do thiếu GH thì cần tiêm GH vào giai đoạn nào? Vì sao?
HD

17


Tiêm vào gia đoạn trước tuổi dậy thì, vì GH có tác dụng phát triển xương ở giai đoạn
này còn ở sau tuổi dậy thì GH chỉ có tác dụng làm to đầu xương
Câu 19. (HSGQG 2011). Một nữ thanh niên bị bệnh phải cắt bỏ 2 buồng trứng,
hãy cho biết nồng độ hoocmôn tuyến yên trong máu biến động như thế nào? Chu
kinh nguyệt và xương bị ảnh hưởng ra sao? Giải thích.
HD
- Nông độ FSH, LH tăng lên vì tuyến yên và vùng dưới đồi không bị ức chế ngược bởi
estrogen và progesteron
-Chu kỳ kinh nguyệt không diễn ra vì chu kỳ kinh nguyệt xảy ra là do estrogen và
progesteron được buồng trứng tiết ra gây phát triển và bong niêm mạc tử cung kèm
máu theo chu kỳ
-Xương xốp dễ gẫy (bệnh loãng xương) nguyên nhân là do thiếu estrogen nên giảm
lắng đọng canxi vào xương
Câu 20.ĐIỀU GÌ NẾU? Xem xét một bệnh nhân tiểu đường có tiền sử gia đình
tiểu đường type 2 nhưng lại rất hoạt động và không béo. Để xác định các gene có
thẻ bị khiếm khuyết trên bệnh nhân này, bạn kiểm tra gene nào trước tiên?
HD
Do các bệnh nhân có đái tháo đường typ 2 vẫn sinh insulin nhưng không duy trì

được lượng glucose bình thường, bạn có thể dự đoán rằng có thể có các đột biến ở các
gene thụ thể insulin hoặc con đường truyền tín hiệu mà nó hoạt hóa. Những đột biến
như vậy thực tế thấy ở những bệnh nhân typ 2.
Câu 21. Trong phép thử (test) dung nạp glucose, đo đường máu định kì sau khi
uống dung dịch giàu glucose ở người khỏe, đường máu tăng nhẹ lúc đầu rồi giảm
tới gần bình thường sau 2 – 3 giờ. Tiến đoán kết quả test này ở một người bị tiểu
đường. Giải thích câu trả lời của bạn.
HD
Ở một người khỏe mạnh, insulin được giải phóng đáp ứng lại sự gia tăng khởi
đầu về đường máu gây kích thích hấp thụ glucose bởi các TB cơ thể. Tuy nhiên, việc
sản sinh insulin ở mức không thích hợp hoặc các TB đích bị giảm đáp ứng với insulin
sẽ khiến cơ thể giảm khả năng loại bỏ glucose thừa trong máu. Bởi vậy sự gia tăng ban
đầu về glucose huyết ở người bị tiểu đường sẽ lớn hơn, và nó được duy trì ở mức cao
trong thời gian dài.
Câu 22. So sánh tác dụng của hoocmôn glucocortioid của vỏ thượng thận và
hoocmôn adrenalin của tuỷ thượng thận lên đường huyết.
HD
- Giống nhau: Làm tăng đường huyết.
- Khác nhau:
+ Glucocortioid kích thích chuyển hoá lipit, prôtêin thành glucôzơ.
+ Adrenalin kích thích phân giải glycôgen thành glucôzơ.
Câu 23. Khi cơ thể bị mất nhiều mồ hôi do lao động nặng nhọc thì nồng độ các
hoocmôn ADH và aldosteron trong máu có thay đổi không? Tại sao?
HD
- Mất mồ hôi nhiều làm nồng độ các hoocmôn ADH và aldosteron trong máu tăng lên.

18


- Giải thích

+ Mất mồ hôi dẫn đến thể tích máu giảm và áp suất thẩm thấu máu tăng.
+ Thể tích máu giảm làm tăng tiết rênin, thông qua angiotensin làm tăng tiết
aldosteron.
+ Áp suất thẩm thấu máu tăng sẽ kích thích vùng dưới đồi làm tăng giải phóng ADH
từ tuyến yên
Câu 24.
a) Một bệnh nhân có hàm lượng cortizol trong máu cao bất thường. Nếu xác định
nồng độ hoocmôn trong máu bệnh nhân có thể biết được hoạt động của tuyến yên
hay tuyến thượng thận bị trục trặc hay không? Giải thích.
b) Tiroxin tổng số trong máu bao gồm tiroxin dạng tự do và dạng kết hợp. Chỉ
tiroxin tự do mới thể hiện hoạt tính. Trong thời kỳ mang thai ở phụ nữ, gan sản
sinh một loại prôtêin có khả năng gắn với hoocmôn tuyến giáp.
- Phụ nữ mang thai tháng thứ 6 có hàm lượng tiroxin tổng số và tiroxin
tự do thay đổi như thế nào? Giải thích.
- Kích thước tuyến giáp của phụ nữ mang thai có thay đổi không? Giải
thích.
HD
a - Nếu nồng độ ACTH cao và cortizol cũng cao là do tuyến yên trục trặc. Vì ở người
khỏe mạnh, khi nồng độ cortizol trong máu cao gây ức chế tuyến yên làm giảm tiết
ACTH
- Nếu nồng độ ACTH thấp nhưng nồng độ cortizol cao là do tuyến trên thận trục
trặc. Vì ở người khỏe mạnh, khi nồng độ cortizol trong máu cao sẽ gây ức chế lên
tuyến yên làm giảm tiết ACTH, dẫn đến giảm kích thích lên lên tuyến trên thận và
giảm cortizol trong máu.
b.– Ở phụ nữ mang thai tháng thứ 6, hàm lượng tiroxin tổng số tăng và tiroxin tự do
bình thường.
- Do gan sản sinh prôtêin huyết tương gắn với tiroxin tạo thành tiroxin dạng kết hợp,
điều này dẫn đến giảm hàm lượng tiroxin tự do. Tiroxin tự do giảm làm cho TSH tăng
lên. TSH tăng kích thích tuyến giáp tiết nhiều tiroxin cho đến khi nồng độ tiroxin tự do
trong máu trở lại bình thường.

- Kích thước tuyến giáp bình thường vì hàm lượng tiroxin trong máu bình thường nên
cơ chế điều hòa tiết TSH của tuyến yên ổn định.
Câu 25.
a) Chất RU486 phong bế thụ thể của progesteron, nhưng không hoạt hóa con
đường truyền tin. Nếu đưa chất RU486 vào cơ thể phụ nữ ngay sau khi hợp tử
làm tổ ở tử cung thì có ảnh hưởng đến phát triển của phôi không? Giải thích.
b) Nếu đưa kháng thể chống lại HCG vào tháng đầu mang thai ở phụ nữ thì gây
ra hậu quả gì? Giải thích.

19


HD
a. - Progesteron có vai trò phát triển niêm mạc tử cung và duy trì phôi thai phát triển
trong tử cung.
- Nếu RU486 phong bế thụ thể của progesteron thì progesteron không tác động được
lên niêm mạc tử cung, gây xảy thai.
b- HCG có vai trò duy trì sự phát triển của thể vàng. Thể vàng tiết ra progesteron và
estrogen duy trì sự phát triển của niêm mạc tử cung qua đó duy trì sự phát triển của
phôi thai.
- Nếu đưa kháng thể chống lại HCG vào cơ thể thì thể vàng tiêu biến làm progesteron
và estrogen giảm, do vậy không duy trì được sự phát triển niêm mạc tử cung và gây
xảy thai.
Câu 26.

Trong một thí nghiệm, những con chuột được chia thành 3 lô. Một lô
tiêm hoocmôn vùng dưới đồi CRH (hoocmôn kích thích tuyến yên sản
sinh ACTH). Một lô tiêm TSH (hoocmôn kích thích tuyến giáp). Lô còn lại
(đối chứng) tiêm dung dịch sinh lí. Sau hai tuần, người ta xác định khối
lượng của một số tuyến nội tiết và khối lượng cơ thể của các lô chuột.

Kết quả thu được như sau:
Lô đối chứng
Lô TN 1
Lô TN 2
Tuyến yên (mg)
12,9
8,0
14,5
Tuyến giáp (mg)
250,0
500,0
250,0
Tuyến trên thận (mg)
40,0
40,0
75,0
Khối lượng cơ thể (g)
400,0
252,0
275,0
Lô TN 1 và lô TN 2 được tiêm loại hoocmôn nào? Giải thích kết quả thí nghiệm.
HD
- Lô 1 được tiêm TSH và lô 2 được tiêm CRH. Ở lô 1 tiêm TSH, TSH tăng làm tăng
khối lượng tuyến giáp (từ 250 mg lên 500 mg) và gây tăng tiết tiroxin.
-Tăng tiroxin gây điều hòa ngược âm tính lên vùng dưới đồi làm giảm tiết hoocmôn
giải phóng CRH. Hoocmôn CRH giảm, làm tuyến yên giảm khối lượng (từ 12,9 mg
xuống 8 mg)
- Tăng tiroxin làm tăng tốc độ chuyển hóa, tăng sử dụng vật chất và năng lượng, làm
khối lượng cơ thể giảm (từ 400 g xuống 252 g).
- Ở lô 2 tiêm CRH, CRH tăng làm tăng khối lượng tuyến yên (từ 12,9 mg lên 14,5 mg)

và gây tăng tiết ACTH.
-ACTH tăng cao làm tăng khối lượng. Tuyến trên thận (từ 40 mg lên 75 mg) và gây
tăng tiết cortizol.
- Tăng cortizol làm tăng phân giải protêin và lipit, làm khối lượng cơ thể giảm (từ
400g xuống 275 g).

20


Phần IV. KẾT LUẬN
1. Những đánh giá cơ bản nhất
Qua thực tiễn giảng dạy Theo hệ thống lý thuyết và câu hỏi về phần nội tiết trên ,
tôi đã bước đầu có được một số đánh giá như sau
Đa số các em học sinh có thể tiếp thu kiến thức và vận dụng trả lời được các
câu hỏi liên quan đến phần nội tiết
Phần nội tiết có nhiều kiến thức khó nhớ: như tên hoonmôn, tác dụng của từng
hoocmôn, học sinh dễ nhầm lẫn giữa các hoocmônnên giáo viên phải đưa được kiến
thức cô đọng nhất, sơ đồ hóa kiến thức để học sinh dễ nhớ và kiến
Phần nội tiết kiến thức liên quan đến hầu hết các phần khác như sinh sản, bài tiết..
do vậy đòi hỏi các em huy động các kiến thức đã học để trẩ lời được các
2. Kiến nghị
Phần nội tiết chỉ là một trong rất nhiều phần của Sinh lý động vật , nên chúng
tôi rất mong muốn tiếp tục thiết kế và xây dựng được các nội dung khác nhằm hoàn
thiện toàn bộ phần này.

21




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×