Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

CHUYÊN đề nội TIẾT (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.31 KB, 28 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HÀ GIANG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH HÀ GIANG

CHUYÊN ĐỀ: NỘI TIẾT
Tác giả: Nhóm giáo viên môn Sinh học
I. CÁC TUYẾN NỘI TIẾT CHÍNH
1. Tuyến tùng (tuyến trên não, tuyến mấu não trên)
Đó là một tuyến nhỏ nằm trên và sau đồi thị giữa hai bán cầu đại não. Nó
trưởng thành tới mức độ tối đa trong thời kỳ thơ ấu, nhưng sau đó nó cứng lại và
teo dần theo tuổi tác.
Tuyến tùng tiết ra melatonin, đó là hormone được tổng hợp từ triptophan
qua dạng serotonin. Số lượng melatonin sản xuất bởi tuyến tùng tùy thuộc vào số
lượng ánh sáng mà nó nhận được, vì tuyến này đóng vai trò "đồng hồ" của thân
thể do sự nhạy cảm của nó đối với ánh sáng và sự điều hành chu kỳ ngủ - thức.
Trong giấc ngủ về đêm, mức độ melatonin trong thân thể tăng lên, giữa 11 giờ
đêm và 2 giờ sáng là nhiều nhất, sau đó lại giảm xuống rất nhanh khi một ngày
mới bắt đầu. Số lượng sản xuất melatonin còn tùy thuộc vào tuổi tác, tăng lên sau
khi sinh ra đời ba tháng, tới mức tối đa lúc lên sáu tuổi, và khởi sự giảm xuống
sau tuổi dậy thì.
Tác dụng của melatonin:
* Ảnh hưởng đến chức năng sinh sản: chức năng của melatonin là ức chế
sự hoạt động của buồng trứng. Ánh sáng chiếu nhiều vào mắt thúc đẩy tuyến
tùng sản xuất ra melatonin cho nên những cô gái bịmù loà từ nhỏ thường hay dậy
thì sớm hơn các cô gái cùng lứa tuổi có lẽmột phần là do thiếu melatonin nên
buồng trứng phát triển nhanh hơn.
* Ảnh hưởng đến giấc ngủ và hoạt động: Ở các loài khác nhau bao gồm cả
con người, melatonin đã được chứng minh là làm giảm hoạt động động cơ, gây ra
mệt mỏi và nhiệt độ cơ thể thấp hơn, đặc biệt ở liều cao. Ảnh hưởng đến nhiệt độ


cơ thể có thể đóng một vai trò quan trọng trong khả năng của melatonin để tác


động đến chu kỳ ngủ - thức.
2. Tuyến yên (tuyến dưới não, tuyến mấu não dưới)
Đây là tuyến nhỏ, nặng 0,5g nằm ở hố yên thuộc thân xương bướm thuộc
nền hộp sọ. Sự tiết các hormone của tuyến này được điều khiển bởi các tế bào
thần kinh vùng dưới đồi. Về cấu tạo, tuyến này có 3 thuỳ trong đó thuỳ trước và
thuỳ sau lớn, thuỳ giữa nhỏ, mỗi thuỳ tiết các honnone khác nhau.
2.1. Thuỳ trước (tiền yên)
Thùy trước là nơi chủ yếu sản xuất hormon. Thùy trước tuyến yên tổng
hợp và bài xuất 6 loại hormon. Dựa vào chức năng người ta chia hormone của
thuỳ này thành hai nhóm: nhóm hormone phát triển cơ thể: STH, TSH, ACTH và
nhóm hormone hướng tuyến sinh dục: FSH, LH, LTH.
a. Nhóm hormone phát triển cơ thể:
* STH (Somato Tropin Hormone) hay GH (Grow Hormone) - kích sinh trưởng
tố (hay hormone tăng trưởng) là dạng protein có 191 axit amin tạo thành chuỗi
đơn, trọng lượng phân tử là 22 005. Hormone này có nhiều tác dụng:
- Kích thích sự sinh trưởng của cơ thể bằng cách tăng tổng hợp protein
tăng hấp thụ Ca, P làm cho sụn hoá thành xương để bộ xương phát triển.
- Làm tăng hàm lượng đường trong máu gây bệnh đái tháo đường (do
tuyến yên) bởi STH ức chế enzym hexokinase - xúc tác cho quá trình chuyển hoá
glucose thành glycogen dự trữ.
- Làm giảm sự tổng hợp lipit bằng cách huy động mỡ dự trữ để oxy hoá
tạo năng lượng cần thiết cho sự tổng hợp protein.
- Kích thích sự tạo huyết tương và hồng cầu non, nếu ưu năng tuyến yên
trước tuổi dậy thì thì gây bệnh khổng lồ, sau tuổi dậy thì gây bệnh to đầu ngón ở
các chi. Còn nhược năng trước tuổi dậy thì bị bệnh lùn (cơ thể cân đối) sau tuổi
dậy thì bị bệnh Simmond (rối loạn sinh dục).


* TSH (Thyroid Stimulating Hormone) - kích giáp tố: Là một glucoprotein,
trọng lượng phân tử 28 000. Cơ quan đích của TSH là tuyến giáp, kích thích cho

tuyến giáp hoạt động vì vậy nếu tuyến yên bị cắt bỏ thì tuyến giáp cũng bị teo đi.
Tác dụng của TSH:
- Tăng số lượng và kích thước tế bào tuyến giáp, tăng biến đổi các tế bào
từ dạng khối sang dạng trụ (dạng bài tiết), tăng hệ thống mao mạch tuyến giáp.
- Thúc đẩy sự hấp thụ iot vào tuyến giáp để tổng hợp thyroxin.
- Tăng cường huy động glycogen từ gan và tăng oxy hoá glucose.
* ACTH (Adreno Corticotropin Hormone) - kích vỏ thượng thận tố: là một
polypeptit có 39 axit amin. Cơ quan đích của ACTH là tuyến vỏ tuyến trên thận,
kích thích vỏ thượng thận hoạt động vì vậy nếu cắt bỏ tuyến yên thì phần vỏ
tuyến trên thận cũng bị teo lại. Tác dụng của ACTH:
- Với cấu trúc vỏ tuyến thượng thận: tăng sinh tế bào phần vỏ tuyến, đặc
biệt là lớp bó và lớp lưới, làm tuyến nở to.
- Với chức năng: sau khi kích thích tạo ra AMP vòng, các quá trình tiếp
theo là hoạt hoá enzim proteinkinase A, và enzim này sau khi được hoạt hoá sẽ
thúc đẩy phản ứng tạo thành pregnenolone từ cholesterol là bước đầu tiên của sự
tổng hợp hormon vỏ tuyến thượng thận.
- Với não: Làm tăng quá trình nhớ, giúp nhớ mau hơn. Trên một số động
vật còn làm tăng sự sợ hãi.
- Với tế bào sắc tố: có tác dụng giống MSH, trên một số loài động vật bậc
thấp như cá, ếch MSH có tác dụng làm cho da có màu sẫm. Ở người tác dụng
trên do ACTH đảm nhận, chính ACTH kích thích sản xuất sắc tố melatonin và
điều hoà sự phân bố nó trên da, nếu ACTH thiếu sẽ làm da không có sắc tố,
ngược lại thừa sẽ làm da xuất hiện những mảng sắc tố đậm trên da.
b. Nhóm hormone kích thích tuyến sinh dục:
* FSH (Follicule Stimulating Hormone) - Prolan A - kích nang tố: được tạo
thành bởi 236 axit amin, có trọng lượng phân tử là 32 000. Tác dụng của FSH:


- Với buồng trứng: kích thích sự sinh trưởng của bao noãn, làm tăng sinh
lớp tế bào hạt để giúp tạo lớp áo của nang trứng, làm trứng phát triển, mau chín.

- Với tinh hoàn: kích thích sự phát triển ống sinh tinh. Kích thích tế bào
sertoli phát triển và bài tiết các chất tham gia vào quá trình sinh tinh, nếu không
có quá trình này tinh tử sẽ không trở thành tinh trùng được. Quá trình này còn có
sự tham gia của testosteron.
* LH (Luteinising Hormone) - Prolan B - kích sinh hoàng thể tố: được tạo bởi
215 axit amin, trong lượng phân tử là 30 000. Tác dụng của LH:
- Với buồng trứng: cùng với FSH, LH làm bao noãn mau chín, gây hiện
tượng phóng noãn. Sau khi noãn được phóng ra khỏi nang trứng, LH sẽ kích
thích lớp vỏ và lớp tế bào hạt còn lại phát triển thành thể vàng. Kích thích lớp tế
bào hạt của nang trứng và thể vàng bài tiết estrogen và progesterol. Kích thích sự
hình thành tuyến sữa.
- Với tinh hoàn: Kích thích tế bào leydig (tế bào kẽ) phát triển và tiết
testosterol.
* PRL (prolactin) hay LTH (Luteo Tropin Hormone): Hormone kích thích bài tiết
sữa - được tạo thành từ 198 axit amin, có trọng lượng phân tử là 22 500. Tác dụng:
- PRL có tác dụng kích thích bài tiết sữa trên tuyến vú đã chịu tác dụng của
estrogen và progesterol. Trong thời kỳ mang thai mặc dầu lượng PRL tăng cao
nhưng do estrogen và progesterol cũng cao, mà chúng lại có tác dụng ức chế bài
tiết sữa, nên sữa hầu như không được bài tiết. Sau khi đẻ, do hai hormon estrogen
và progesterol giảm đột ngột, PRL sẽ phát huy tác dụng và gây tiết sữa.
- Cùng với LH biến nang trứng sau khi đã phóng noãn thành tuyến nội tiết
và duy trì sự tồn tại của nó trong vài tháng, nếu động vật hay người mang thai.
b. Thuỳ giữa
Đây là thuỳ rất nhỏ, tiết MSH (Melanocyte Stimulating Honnone) - kích
hắc tố - kích sắc tố, là một peptit có chứa 18 axit amin. Đối với động vật bậc thấp
(cá, lưỡng cư, bò sát) nó có tác dụng kích thích tế bào sắc tố tổng hợp sắc tố


melanine và phân bố đều sắc tố trên bề mặt da làm da có màu tối thích nghi với
môi trường. Động vật bậc cao và người, MSH tác dụng không rõ ràng, làm da,

tóc, mắt có màu.
c. Thuỳ sau (Hậu yên)
Thực chất đây không phải là thuỳ tuyến mà là một thuỳ thần kinh được
liên hệ với vùng dưới đồi và chứa 2 hormone do vùng dưới đồi tiết ra:
* Vasopresin (ADH: Anh Diuretic Hormone) - homlone chống bài niệu: Là một
peptid cũng có 9 axit amin. Tác dụng của ADH:
- Tăng qua trình tái hấp thu nước ở ống thận nhỏ hạn chế bài xuất nước
tiểu vì vậy nếu thiếu nó sẽ tăng bài niệu gây ra bệnh đái tháo nhạt (201/ngày) diabet không đường.
- Làm co cơ trơn của các động mạch nhỏ, tăng huyết áp vì thế nó còn được
gọi là vasopresin.
* Oxytoxin (hormone thúc đẻ): Là một peptid cũng có 9 axit amin, tương tự
ADH chỉ khác ở axit amin thứ 8 được thay Arginin bằng Leuxin. Tác dụng của
oxytoxin:
- Làm co cơ trơn ở tử cung nhất là trong kỳ động dục hoặc khi đẻ, nó còn
được dùng để thúc đẻ khi cơ tử cung co yếu.
- Kích thích sự co bóp của các ống sữa làm tăng sự bài tiết sữa. Nếu ít sữa
sau khi sinh có thể tiêm oxitoxin.
3. Tuyến ức
Tuyến ức nằm ngay sau xương ức, gồm 2 thùy lớn. Mỗi thùy lại chia thành
nhiều tiểu thùy có đường kính khoảng 0,5 – 2 mm. Tuyến ức là cơ quan dạng
lympho xuất hiện sớm trong thời kỳ phôi thai. Tuyến ức ở trẻ mới sinh có trọng
lượng 10 – 15 g, phát triển tối đa ở tuổi dậy thì (30 – 50 g) sau đó thoái triển dần
và chỉ còn dưới 15 g ở người già.Tuyến ức là cơ quan dạng lympho xuất hiện
sớm trong thời kỳ bào thai, phát triển tối đa ở tuổi dậy thì và teo dần ở tuổi già.
Tuyến ức được tạo nên bởi các tế bào dạng lympho và các tế bào dạng biểu mô.


Tuyến ức không tham gia trực tiếp vào quá trình đáp ứng miễn dịch, nhưng đã tạo ra
một vi môi trường tối cần thiết cho sự phân chia, biệt hóa của dòng lympho bào T.
Mỗi tiểu thùy của tuyến ức được chia làm hai vùng: vùng vỏ và vùng tủy

+ Vùng vỏ chiếm phần lớn khối lượng tuyến, gồm chủ yếu là các tế bào
dạng lympho (thymo bào) kích thước nhỏ và nhỡ có khả năng sinh sản cao, ngoài
ra còn có các tế bào biểu mô nằm xen kẽ và một ít đại thực bào nằm ở ranh giới
giữa vỏ và tủy tuyến. Tại vùng vỏ, các tiền thymo bào chuyển thành thymo bào
chưa chín và đi vào vùng tủy.
+ Vùng tủy là nơi trưởng thành của các thymo bào chưa chín thành các
lympho bào T chín và rời tuyến đi vào máu. Các tế bào biểu mô ở vùng tủy hình
thành những cấu trúc đặc biệt gọi là tiểu thể Hassal. Ngoài các tế bào biểu mô,
tiểu thể Hassal còn có một ít đại thực bào và mảnh vụn của tế bào. Chức năng
của tiểu thể Hassal thì chưa được biết rõ, nhưng với cấu trúc này, có lẽ là nơi chết
của các lympho bào trong tuyến ức.
Chức năng:
Khi cắt bỏ tuyến ức ở chuột mới đẻ, một thời gian thấy giảm số lympho T
trong máu ngoại vi về cả số lượng và chất lượng, giảm đáp ứng miễn dịch qua
trung gian tế bào. Sau 1-2 tháng, con vật suy sụp, còi cọc và chết trong tình trạng
nhiễm khuẩn.
Tuyến ức có chức năng của mô lympho và của một tuyến nội tiết. Bắt đầu
hoạt động trong thời kỳ bào thai; từ tuần thứ 10 - 12 sau ngày bắt đầu chửa, đã
phát hiện được tế bào T có khả năng miễn dịch; tuyến ức được coi như là một
tuyến của sự sinh trưởng; nó điều tiết chuyển hóa canxi trong cơ thể. Lúc còn trẻ,
nếu cắt tuyến ức thì thấy vôi trong xương giảm một phần, khung xương sẽ mềm
và cong; sinh vật không lớn lên được, giảm sút cân nặng. Thỉnh thoảng tình trạng
phi đại của tuyến ức cùng với sự quá sản của toàn bộ hệ thống lympho (các nang
folliculi) đáy lưỡi, hạnh nhân, hạch bạch huyết, nang của lách, nang của ống tiêu
hóa, tăng lympho bào trong máu ngoại vi, ngấm lympho bào vào một số cơ quan
khác) tạo nên tạng ức - bạch huyết (etat thymo - lymphatique).


Về chức năng nội tiết, người ta phát hiệnh được các hocmôn ức trong
huyết thanh và tạo cho các lympho bào T một khả năng miễn dịch, làm cho các

lympho bào T trở thành các tác nhân của miễn dịch tế bào. Có nhiều loại hocmôn
ức: thymosine (A. Goldstein và A. White), thimine hay thymopoíetin (G.
Goldstem); nhân tố ức dịch thể (Trainin, 1966), nhân tố ức huyết thanh hay FTS
(J. L. Bach, 1971). Các hormone này có tác dụng kìm hãm sự phát dục.
Tuyến ức giảm chức năng của men Cholinesteraza gây sốc acetylcholine,
gây rối loạn sự quan hệ giữa mô lympho (tác động ức chế hoạt động của biểu
mô) và biểu mô (kích thích tuyến thượng thận, tác động lên hệ mạch máu), chức
năng giải độc cho cơ thể. Sự quá sản của tuyến ức gặp trong bệnh Basedow gây
rối loạn hoạt động tim mạch (mạch nhanh). Gây tăng lympho bào, làm tăng sản
các hạch lympho: gặp trong xơ gan gây nên rối loạn chuyển hóa cholesterin.
4. Tuyến giáp
4.1. Vị trí và cấu tạo của tuyến giáp
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng trong cơ thể. Tuyến này nằm
phía trước sụn giáp, nặng khoảng 20 - 25 gram, hình dạng như con bướm, ngang
hàng với các đốt xương sống C5 - T1, phía trước có lớp da và cơ thịt, phía sau
giáp khí quản.
Tuyến giáp là tuyến đơn có cấu tạo gồm hai thùy (trái và phải) nối với
nhau qua một eo hẹp ép sát vào nhau (hình 1). Phần eo hẹp của nhiều người phát
triển thành một mấu dài được gọi là thùy tháp.

Hình 1. Cấu tạo tuyến giáp


Tuyến giáp có màu đỏ sẫm hay nâu đỏ, được tạo thành từ nhiều loại tế bào
khác nhau. Bên ngoài có một lớp màng bao bọc. Từ lớp này xuất hiện các sợi mô
liên kết ăn sâu vào mô tuyến để chia nó ra thành các thùy nhỏ. Bản thân mỗi thùy
lại được tạo thành từ rất nhiều nang hay còn gọi là các bọng biểu mô. Xen kẽ
giữa các nang là các sợi mô liên kết, các mạch máu và các sợi thần kinh. Trong
mỗi nang thường phân biệt hai loại tế bào khác nhau: các tế bào cơ bản có màu
nhạt và các tế bào keo làm niệm vụ tiết, chúng có nhiệm vụ tổng hợp và dự trữ

hormon thyroxine (T4) và triodothyronine (T3). Bên cạnh các nang giáp, các tế
bào cạnh nang bài tiết ra calcitonin là hoocmôn tham gia chuyển hoá canxi.
Các tế bào biểu mô thay đổi hình dạng theo các trạng thái chức năng khác
nhau. Nó thường có ba dạng hình cơ bản là hình lăng kính, hình trụ và hình dẹt.
Các hình dạng trên có liên quan đến các trạng thái khác nhau của tuyến giáp.
Trong trường hợp ưu năng tuyến giáp, các nang có kích thước nhỏ. Các tế bào
biểu mô của các nang cao, hình lục lăng với các đường danh giới rất rõ nét. Khi
tuyến giáp hoạt động quá yếu (thiểu năng), các nang sẽ có kích thước lớn. Lớp
biểu mô trải trong nang có các tế bào thấp, hình trụ và có khi hơi dẹt. Kết quả sẽ
xuất hiện các bướu.
Mọi hoạt động của tuyến giáp đều chịu sự kiểm soát của tuyến yên qua tác
dụng của hoocmôn TSH. Khi tuyến yên sản xuất ra quá nhiều TSH, lượng
hoocmôn thyroxine bài xuất vào máu sẽ tăng lên và ngược lại. Quá trình bài xuất
hoocmôn TSH của tuyến yên lại chịu tác động của vùng dưới đồi.
4.2 Tác dụng của các hoocmon tuyến giáp
Tuyến giáp tiết ra các hoocmon thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3) có
vai trò quan trọng trong sự phát triển bình thường của cơ thể và giải phóng năng
lượng; calcitonin có nhiệm vụ kích thích quá trình canxi hóa tổ chức xương.
Chức năng cơ bản của tuyến giáp là điều tiết quá trình chuyển hóa iot.
Trong tuyến giáp có từ 1/4 đến 1/3 lượng iot chứa trong cơ thể. Tuyến giáp
chuyển hóa iot để bài xuất và tổng hợp các hoocmon. Tuyến giáp tiết chủ yếu là
T4 nhưng các tế bào đích chuyển phần lớn nó thành T 3 bằng cách loại bỏ một
nguyên tử iot. Trong cơ thể iot được tích trữ trong tuyến sau đó chuyển thành các
hợp chất hữu cơ chứa iot. Tiếp đến sẽ xảy ra hiện tượng phân giải protein


tireoglobulin, giải phóng và tạo thành các hoocmon T 4, T3 rồi bài xuất chúng vào
máu. Vậy iot đã đến tuyến giáp bằng cách nào?
Iot tới tuyến giáp bằng nhiều con đường khác nhau. Khả năng lưu giữ iot
trong tế bào tuyến phụ thuộc vào trạng thái chức năng của nó. Khi việc cung cấp

iot cho tuyến không đủ sẽ xuất hiện bướu phong thổ. Ngoài hoocmon, trong
tuyến còn tồn tại một hệ thống enzym tác động lên quá trình iot hóa các mono và
diiotthyroxine, nhưng không ảnh hưởng tới iotthyronine. Kết quả iot được giải
phóng ra sẽ thấm vào máu và tái hấp thu vào các phân tử tireoglobulin. Nhờ có
quá trình này mà toàn bộ iot được đưa vào tuyến giáp đều trở thành thành phần
của các hoocmon T3 và T4.
Chức năng cơ bản của hoocmon T3 và T4 là tăng quá trình phân hủy
hydratcacbon và làm tăng tốc độ chuyển hóa cơ bản trong các tế bào. Tuy nhiên
cơ chế tăng chuyển hóa cơ bản cho đến nay vẫn chưa rõ. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, các hoocmon tuyến giáp ảnh hưởng chủ yếu lên quá trình oxi – photphorin
hóa. Khả năng hấp thu oxi của tổ chức tăng lên là do thyroxine tác động lên
màng ti thể. Đây chính là chỉ số cho thấy mức độ tăng chuyển hóa cơ bản. Chính
vì vật sau khi cắt bỏ tuyến giáp khả năng tổ chức sử dụng oxi sẽ giảm đi. Ngoài
ra việc sản sinh năng lượng cũng giảm nên thân nhiệt sẽ giảm. Sau khi tiêm
hoocmon thyroxine vào cơ thể, thân nhiệt sẽ tăng lên do các phản ứng oxi hóa
trong cơ thể tăng.
Quá nhiều hay quá ít hoocmon tuyến giáp trong máu có thể gây rối loạn
chuyển hóa nghiêm trọng. Ở trẻ em, thiếu thyroxine sẽ làm cho xương và mô
thần kinh tăng trưởng không bình thường và có thể gây ra bệnh đần độn. Liệu
pháp hormone tuyến giáp có thể khởi động sự tăng trưởng nhưng nếu không bắt
đầu ngay trong hai tháng đầu tiên của cuộc đời thì sẽ dẫn tới sự chậm phát triển
trí tuệ. Các triệu chứng thiếu thyroxine (bệnh nhược giáp) ở người trưởng thành
là chuyển hóa cơ bản thấp, nhịp tim chậm, tăng cân, chậm chạp và không chịu
được lạnh ở người lớn. Uống đủ liều hormone tuyến ức có thể phục hồi được
ngoại hình và sinh lý bình thường.


Tuyến giáp sản xuất ra quá nhiều thyroxine (bệnh cường giáp) làm cho
chuyển hóa cơ bản cao, có thể dẫn tới thân nhiệt cao, tim đập nhanh, ra nhiều mồ
hôi, giảm cân và hay cáu gắt. Thể phổ biến nhất của cường năng giáp trạng là

bệnh Graves. Trong bệnh tự miễn này hệ miễn dịch sản sinh ra các kháng thể gắn
với thụ thể TSH và hoạt hóa sản xuất hoocmon tuyến giáp. Các triệu chứng đặc
trưng kèm theo là mắt lồi ra và to lên, tuyến giáp có thể to lên tới vài lần so với
kích thước bình thường của nó. Trường hợp này còn được gọi là bướu giáp có lồi
mắt để phân biệt với bướu giáp đơn thuần (tuyến giáp cũng to ra nhưng là do chế
độ dinh dưỡng thiếu iot). Loại bỏ hoặc phá hủy một phần của tuyến giáp bằng iốt
phóng xạ đôi khi có hiệu quả trong điều trị bệnh này. Ưu năng tuyến giáp cũng
có thể do khối u ở tuyến giáp, khối u này thường bị coi là bướu khi khám sức
khỏe. Loại bướu này được điều trị bằng cách kết hợp giữa phẫu thuật và uống iốt
phóng xạ, tiên lượng của những bệnh nhân sử dụng phác đồ này rất tốt.
Các hoocmon T3, T4 cũng làm cho các quá trình phân hủy gluxit xảy ra
nhanh hơn, giảm sức đề kháng đối với gluxit. Chính vì vậy, trong trường hợp ưu
năng giáp trạng sẽ xuất hiện bệnh đái tháo đường và tăng đường huyết. Dưới tác
dụng của thyroxine việc tạo ra các axit lactic và axit piruvic sẽ tăng lên. Điều này
có ảnh hưởng đến hoạt động của cơ, liên quan trực tiếp tới khả năng hoạt động
của các hệ thống chất hóa học tham gia vào quá trình co cơ.
Hoocmon khác của tuyến giáp là calcitonin được giải phóng ra khi canxi
máu tăng quá phạm vi bình thường. Canxi (Ca 2+) trong cơ thể người đóng vai trò
quan trọng trong cả quá trình tạo xung thần kinh và quá trình co cơ. Canxi cũng
cần thiết cho quá trình đông máu. Nồng độ canxi trong máu được điều hòa một
phần bởi canxitonin (hình 2). Hoocmon này do các tế bào cận nang tạo ra có tác
dụng ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương, tạo điều kiện cho canxi và
photpho được lưu trữ ở xương. Đồng thời sự sản xuất hoocmon paratyroit (PTH)
của tuyến cận giáp cũng giảm xuống, do đó sự tái hấp thu canxi từ ruột và sự tái
hấp thu canxi ở thận đều giảm xuống. Việc giảm lượng calcitonin lúc về già là
một trong số các nguyên nhân gây ra hiện tượng loãng xương nên khi bị thiểu


năng tuyến giáp răng cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Như vậy, calcitonin cùng với
các hoocmon của tuyến cận giáp có nhiệm vụ kiểm soát canxi trong máu, đảm

bảo cân bằng nội môi.

Hình 2. Quá trình điều hòa nồng độ canxi trong máu

5. Tuyến tụy
5.1. Vị trí và cấu tạo của tuyến tụy
Tuyến tụy có hình dài, phân thành các thùy, màu xám đỏ, nằm trong ổ
bụng ngang với các đốt sống L2 và L3, phía sau dạ dày. Trong tuyến thường
phân biệt phần rộng bao quanh bờ cong của tá tràng được gọi là phần đầu, pần
thân dài và phần đuôi áp sát vào lá lách, thận trái và trên thận. Nó dài khoảng 15
– 25 cm, dày 2 – 8 cm, nặng khoảng 65 – 100 gam.
Tụy sản xuất ra các enzym tiêu hóa và các hoocmon. Các tế bào sản sinh ra
enzym của tụy tập trung lại với nhau tạo thành các nang tụy (giống như chùm
nho bao quanh một cái cuống rỗng). Ở tụy của động vật có vú các nang tụy lại
tập trung thành nhóm tạo nên các tiểu thùy nằm tách rời với nhau bằng mô liên
kết. Tất cả các đường ống đi ra từ các nang cuối cùng đều đổ vào ống tụy chính,
nơi chứa hỗn hợp các enzym và một số chất khác gọi là dịch tụy. Sau đó ống tụy


chính được đổ vào tá tràng. Giữa các tiểu thùy của tụy có có những khối mô nhỏ
gọi là tụy đảo Langerhans. Trong các tụy đảo có các tế bào α sản xuất hoocmon
glucagon, tế bào β sản xuất ra insulin (hình 3). Các tế bào này chiếm khảng 1 –
2% khối lượng tụy, các tế bào khác có vai trò sản sinh và chế tiết bicacbonat và
enzym tiêu hóa sẽ theo các ống tụy và dẫn tới ruột non. Như vậy, tuyến tụy có cả
chức năng nội tiết và ngoại tiết.

Hình 3. Cấu tạo của tuyến tụy

5.2. Tác dụng của các hoocmon tuyến tụy
Hoocmon glucagon và insulin do tuyến tụy sản xuất ra có vai trò điều hòa

nồng độ của glucose ở trong máu. Nồng độ glucose trong máu ở mức bình
thường khoảng 75-100mg/100ml. Khi đường máu tăng trên mức bình thường,
giải phóng insulin làm hấp thu glucose từ máu, làm giảm lượng đường máu. Khi
glucose máu giảm dưới ngưỡng, giải phóng glucagon tăng cường giải phóng
glucose vào máu, làm tăng lượng đường máu. Vì insulin và glucagon có tác dụng
đối ngược nên hoạt động của hai hoocmon này sẽ kiểm soát chặt chẽ nồng độ của
glucose trong máu (hình 4).
Insulin là một protein do các tế bào β của tuyến tụy sản sinh ra. Mỗi phân
tử insulin gồm 4 chuỗi polypeptit với thành phần là các axit amin. Mặc dù số
lượng axit amin trong insulin của các loài động vật có tác dụng giống nhau
nhưng thành phần của các axit amin trong hoocmon này ở các loài động vật khác
nhau. Insulin được tiết ra khi nồng độ glucose trong máu cao (điều này thường xảy
ra sau khi ăn). Insulin sẽ kích thích quá trình hấp thụ glucose của các tế bào đặc biệt


là các tế bào gan, tế bào cơ và các tế bào mô mỡ. Trong gan và cơ, glucose được dự
trữ dưới dạng glycogen. Trong các tế bào cơ, sự phân hủy glucose sẽ cũng cấp năng
lượng cho quá trình chuyển hóa protein; còn trong các tế bào mô mỡ, quá trình phân
hủy glucose sẽ cung cấp glycerol cho quá trình tạo chất béo. Theo nhiều con đường
khác nhau, insulin sẽ làm hạ nồng độ glucose xuống.

Hình 4. Quá trình điều hòa glucose trong máu

Glucagon do các tế bào α của đảo Lamgerhans tạo ra. Nó có tác dụng
ngược lại với insulin. Glucagon được tiết ra khi nồng độ glucose trong máu thấp
(thường là vào thời điểm giữa bữa ăn). Các mô đích chủ yếu của glucagon là gan
và mô mỡ. Glucagon kích thích gan phân hủy glycogen thành glucose và kích
thích gan ưu tiên sử dụng chất béo và protein làm nguồn năng lượng trước khi
phải dùng tới glucose. Các tế bào mô mỡ phân hủy sẽ tạo glycerol và các axít
béo. Gan sẽ hấp thụ những chất này và sử dụng chúng làm cơ chất cho quá trình

tạo glucose. Theo nhiều cách khác nhau, glucagon làm tăng nồng độ glucose
trong máu lên.
Bệnh đái tháo đường hoặc tiểu đường là một bệnh liên quan tới hormone
rất hay gặp, trong đó các tế bào gan hay các tế bào của cơ thể không thể hấp thụ


hoặc chuyển hóa được glucose. Do đó, tế bào đói trong một đống đồ ăn và cơ thể
trở lên cực kỳ đói. Khi nồng độ glucose trong máu tăng, glucose cùng với nước
sẽ được bài tiết ra ngoài theo nước tiểu. Sự mất nước theo cách sẽ khiến người bị
tiểu đường rất khát. Bởi glucose không được chuyển hóa cho nên cơ thể sẽ quay
sang phân hủy protein và chất béo làm năng lượng. Quá trình chuyển hóa chất
béo dẫn tới sự hình thành các xeton trong máu cùng với sự nhiễm axít của máu,
điều này dẫn tới hôn mê và tử vong. Các triệu chứng của bệnh tăng đường huyết
phát triển chậm vì vậy nếu chăm sóc y tế kịp thời thì sẽ hạn chế được bệnh.
Bên cạnh việc xét nghiệm glucose trong nước tiểu thì xét nghiệm dung nạp
glucose thường được dùng trong chẩn đoán đái tháo đường. Sau khi bệnh nhân
nhận 100g glucose, nồng độ glucose trong máu sẽ được đo theo thời gian. Nếu
người đó bị đái tháo đường thì nồng độ glucose trong máu sẽ tăng nhanh và duy
trì cao trong vài giờ. Nếu người đó không bị bệnh thì nồng độ này sẽ hơi cao một
chút rồi lại quay về bình thường trong vòng 1,5 giờ. Trong thời gian đó, glucose
sẽ xuất hiện trong nước tiểu (hình 5).

Hình 5. Sơ đồ biểu hiện kết quả xét nghiệm dung nạp glucose
Có hai loại đái tháo đường (type I và type II). Với đái tháo đường type I
hay loại phụ thuộc insulin, tụy không sản xuất được insulin. Người ta cho rằng
nguyên nhân của tình trạng này là do sự tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài môi
trường chẳng hạn như virus mà sự có mặt của nó sẽ khiến tế bào T độc phá hủy


tụy đảo. Do đó, cơ thể cần phải được tiêm insulin hàng ngày, điều này sẽ giúp

kiểm soát các triệu chứng của đái tháo đường nhưng gây những bất tiện bởi nếu
tiêm quá liều hoặc bỏ một bữa ăn thì các triệu chứng của hạ đường huyết cũng sẽ
xuất hiện. Những triệu chứng của hạ đường huyết gồm: toát mồ hôi, da tái, thở
không sâu và lo lắng. Bởi vì não cần một nguồn cung cấp đường ổn định cho nên
người bệnh có thể bị ngất. Chỉ cần ăn ngay một viên đường hoặc uống nước hoa
quả là có thể đối phó với hạ đường huyết. Có thể ghép tụy còn hoạt động cho
bệnh nhân đái tháo đường type I. Để ghép được cần phải sử dụng thuốc ức chế
miễn dịch và tiêm các tế bào đảo tụy bào thai vào bệnh nhân. Một phương thức
thực nghiệm khác là đưa các tế bào đảo tụy vào trong một túi, túi này cho phép
insulin đi ra nhưng ngăn không cho các kháng thể và các tế bào lympho T đi vào.
Cơ quan nhân tạo này sẽ được cấy vào ổ bụng.
Đái tháo đường tuýp II thường xảy ra ở người thuộc bất kỳ lứa tuổi nào mà
bị béo phì và lười hoạt động. Tụy sản xuất ra insulin nhưng các tế bào cơ và gan
không phản ứng lại với nó theo cách thông thường. Chúng có thể ngày càng bị
thiếu các protein thụ thể với insulin. Nếu không được điều trị, những người bị đái
tháo đường type II cũng lâm vào tình trạng nghiêm trọng không kém gì những
người bị type I. Có thể phòng hoặc ít nhất là kiểm soát được đái tháo đường type
II bằng cách tuân thủ triệt để khẩu phần ăn ít đường, ít chất béo và tập thể dục
đều đặn. Nếu không làm được thì có thể áp dụng liệu pháp uống thuốc kích thích
tụy tiết thêm insulin và tăng cường chuyển hóa glucose trong các tế bào gan và
cơ, thuốc này hiện nay sẵn có trên thị trường. Các triệu chứng của đái tháo đường
type I dễ nhận thấy, vì vậy hầu hết mọi người đều tìm kiếm phương thức điều trị
ngay nhưng các triệu chứng của đái tháo đường type II thì rất khó nhận ra.
Các biến chứng dài hạn của cả hai loại đái tháo đường là mù, các bệnh về
thận, các rối loạn trong hệ tuần hoàn gồm xơ vữa động mạch, bệnh tim, đột quỵ
và tuần hoàn giảm sút. Sau này có thể dẫn tới hoại tử ở tay và chân. Phụ nữ có
thai có nguy cơ cao bị hôn mê do tiểu đường và đứa trẻ khi ra đời sẽ bị chết non
hoặc chết không lâu sau khi sinh. Các biến chứng của tiểu đường không lường



trước được nếu nồng độ glucose trong máu không được điều chỉnh và duy trì ở
giới hạn bình thường.
6. TUYẾN TRÊN THẬN
a. Hoocmon vỏ thượng thận
- Bản chất
Các hoocmon vỏ thượng thận đều là hợp chất steroid, gồm 2 nhóm. Nhóm
19 carbon bao gồm các hoocmon sinh dục có nguồn gốc từ vỏ thượng thận.
Nhóm 21 carbon bao gồm các hoocmon vỏ chuyển hóa đường và chuyển hóa
muối nước. Tất cả các hoocmon vỏ thượng thận đều được tổng hợp từ những
mẩu acetat
- Phân loại
Dựa vào cấu tạo và tác dụng chính, các hoocmon vỏ thượng thận được phân
chia thành ba nhóm trong đó hai nhóm đóng vai trò quan trọng là nhóm hoocmon
vỏ chuyển hóa đường mà đại diện là cortisol và nhóm hoocmon vỏ chuyển hóa
muối nước đại diện là aldosteron; ngoài ra còn có nhóm hoocmonsinh dục.
Nhóm hoocmon chuyển hóa muối nước (Mineralocorticoid)
Chủ yếu là aldosteron chiếm 90% hoạt tính mineralocorticoid của các
hormon vỏ thượng thận. Ngoài ra còn các hormon khác như DOC
(deoxycorticosteron) hoạt tính = 1/50 aldosteron.
- Bản chất: steroid.
- Nguồn gốc: lớp cầu vỏ thượng thận.
- Tác dụng:
+ Tác dụng trên thận và tuần hoàn: là chức năng quan trọng nhất.
Aldosteron gây tái hấp thu chủ động Na + kéo theo Cl- và bài tiết K+ hoặc H+ để
trao đổi ở ống thận (đặc biệt là ống góp và một phần ống lượn xa). Hiện tượng
này dẫn đến tăng tổng lượng Na + và giảm K + trong dịch ngoại bào. Một lượng
nhỏ Na+ tái hấp thu sẽ được trao đổi với việc bài tiết H + dẫn đến giảm nhẹ nồng
độ H+ trong dịch ngoại bào (nhiễm kiềm nhẹ). Việc tái hấp thu Na + sẽ kéo theo
nước do tăng áp suất thẩm thấu từ đó làm tăng thể tích dịch ngoại bào, tăng huyết
áp và làm nồng độ Na+ trong dịch ngoại bào tăng ít. Tăng huyết áp sẽ dẫn đến



thận tăng bài tiết nước và muối gọi là hiện tượng thoát aldosteron (aldosterone
escape).
+ Tác dụng trên tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt và ruột: ảnh hưởng trên tuyến
mồ hôi, tuyến nước bọt tương tự như trên ống thận. Ở ruột, aldosteron gây tăng
tái hấp thu Na+ nhất là ở đại tràng kéo theo nước, Cl- và các anion khác.
- Điều hòa bài tiết: các yếu tố đóng vai trò đặc biệt trong điều hòa bài tiết
aldosteron được sắp xếp theo thứ tự mức độ quan trọng như sau:
+ Tăng nồng độ K+ trong dịch ngoại bào gây tăng bài tiết aldosteron. Nồng
độ K+ chỉ tăng nhẹ cũng dẫn đến tăng bài tiết aldosteron lên vài lần.
+ Tăng hoạt tính của hệ thống renin-angiotensin dẫn đến tăng bài tiết
aldosteron.
+ Tăng nồng độ Na+ trong dịch ngoại bào làm giảm nhẹ bài tiết aldosteron.
Nồng độ Na+ giảm 10-20% làm tăng bài tiết aldosteron lên gấp đôi.
Ngoài ra, aldosteron cũng được bài tiết theo nhịp sinh học tăng cao vào buổi
sáng và giảm vào buổi chiều.
Nhóm hoocmon chuyển hóa đường (Glucocorticoid)
Chủ yếu là cortisol (hydrocortison) chiếm 95% hoạt tính glucocorticoid của
các hormon vỏ thượng thận. Ngoài ra còn các hormon khác như corticosteron
chiếm 4% hoạt tính glucocorticoid.
- Bản chất: steroid.
- Nguồn gốc: lớp bó và lớp lưới vỏ thượng thận.
- Tác dụng:
+ Trên chuyển hóa glucid: tăng đường huyết do kích thích tân tạo đường và
giảm sử dụng glucose ở tế bào. Đường huyết tăng sẽ dẫn đến tăng tổng hợp
glycogen ở gan.
+ Trên chuyển hóa protid: ngoại trừ tế bào gan, cortisol làm giảm protein
trong tất cả các tế bào (đặc biệt ở mô cơ và lympho) do giảm tổng hợp protein,
tăng dị hóa protein. Tăng acid amin trong máu, giảm vận chuyển acid amin vào

các mô ngoài gan (nhất là mô cơ) và tăng vận chuyển acid amin vào các tế bào


gan gây: tăng tốc độ khử amin của các acid amin ở gan tạo urê, tăng tổng hợp
protein ở gan, tăng tạo các protein huyết tương bởi gan, tăng tân tạo đường.
+ Trên chuyển hóa lipid: tăng thoái hóa lipid ở mô mỡ dự trữ làm tăng acid
béo trong máu, tăng oxy hóa acid béo ở mô tạo năng lượng.
+ Tác dụng chống stress: hầu như tất cả các loại stress đều kích thích tiền
yên bài tiết ACTH (feedback dương). ACTH sẽ tác dụng lên vỏ thượng thận làm
phóng thích nhiều cortisol trong vòng vài phút sau đó. Cortisol có tác dụng làm
giảm các bất lợi do stress gây ra.
+ Tác dụng kháng viêm: ngăn cản sự hình thành và phát triển của phản ứng
viêm do làm ổn định màng tiêu thể giảm phóng thích các enzym thủy phân
protein, giảm tính thấm mao mạch giảm thoát huyết tương ra mô kẽ, giảm di
chuyển bạch cầu đến mô viêm và giảm hiện tượng thực bào do ngăn cản tổng
hợp prostagandin và leukotrien từ acid arachidonic ở màng tế bào tổn thương,
giảm tái sản xuất tế bào lympho đặc biệt là lympho T, giảm tạo kháng thể ở mô
viêm (ngăn cản hoạt động miễn dịch), giảm sốt do giảm phóng thích interleukin
-1 từ bạch cầu, ngăn giãn mạch. Làm phản ứng viêm mau kết thúc nếu phản ứng
viêm đã xảy ra.
+ Chống dị ứng.
+ Trên tế bào máu: giảm số lượng eosinophil và tế bào lympho, giảm tạo
kháng thể, tăng hồng cầu.
+ Một số glucocorticoid cũng có hoạt tính mineralocorticoid như cortisol,
corticosteron nhưng hoạt tính thấp = 1/400 aldosteron.
+ Trên dạ dày: tăng bài tiết HCl, giảm chất nhầy.
+ Trên tâm thần: khó ngủ, hưng phấn, thèm ăn, tăng các triệu chứng tâm
thần có sẵn.
+ Đối kháng với vitamin D, hiệp đồng với adrenalin và thyroxin làm tăng
đường huyết.

- Điều hòa bài tiết: khác mineralocorticoid, việc điều hòa bài tiết
glucocorticoid hầu như hoàn toàn do ACTH của tiền yên quyết định.


+ Bài tiết theo nhịp sinh học: ở điều kiện căn bản ACTH được bài tiết theo
chu kỳ cao nhất vào buổi sáng và giảm dần vào buổi chiều (cortisol được bài tiết
nhiều nhất vào khoảng 9 giờ sáng, giảm dần và thấp nhất lúc nửa đêm).
+ Stress làm tăng bài tiết cortisol theo cơ chế feedback dương.
Nhóm Hoomon sinh dục
Chủ yếu là các androgen (hormon sinh dục nam) trong đó quan trọng nhất
là dehydroepiandrosteron. Ngoài ra cũng bài tiết một lượng rất nhỏ hormon sinh
dục nữ progesteron và estrogen. Tham gia vào việc phát triển các đặc tính sinh
dục.
b. Hoocmon tủy thượng thận
Chủ yếu là hormon catecholamin gồm adrenalin và noradrenalin.
- Bản chất: iod hóa acid amin tyrosin.
- Nguồn gốc: tủy thượng thận.
- Tác dụng: gây tác dụng giống như kích thích trực tiếp thần kinh giao cảm
nhưng ảnh hưởng kéo dài gấp 5-10 lần. Được gọi là tác dụng giao cảm gián tiếp
với hai loại receptor tiếp nhận a (a1, a2) và b (b1, b2). Adrenalin tác dụng trên cả
receptor a và b trong khi noradrenalin tác dụng chủ yếu trên receptor a, ít tác
dụng trên b.
+ Trên tim: tác dụng của adrenalin mạnh hơn noradrenalin làm tăng tần số
tim, tăng trương lực, tăng co bóp, tăng dẫn truyền.
+ Trên mạch máu: adrenalin gây giãn các mạch máu ở cơ vân cùng lúc co
mạch ở da và các cơ quan nội tạng; noradrenalin gây co mạch toàn thân làm tăng
sức cản ngoại biên.
+ Trên huyết áp: tác dụng của noradrenalin mạnh hơn adrenalin. Adrenalin
làm tăng huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương không tăng. Trong khi đó
noradrenalin làm cả tăng huyết áp tâm thu và tâm trương.

+ Gây trạng thái hưng phấn tinh thần.
+ Trên mắt: giãn đồng tử do co cơ tia mống mắt.
+ Trên cơ trơn: tác dụng của adrenalin mạnh hơn noradrenalin. Giãn cơ trơn
đường tiêu hóa, phế quản, bàng quang.


+ Trên chuyển hóa: tác dụng của adrenalin mạnh gấp 5-10 lần noradrenalin.
Ly giải glycogen trong gan, cơ, tăng tân tạo đường làm tăng đường huyết. Ly giải
mỡ làm tăng acid béo trong huyết tương và kích thích sinh ceton. Giảm phóng
thích acid amin từ cơ.
+ Trên hệ nội tiết: ức chế bài tiết insulin, renin, PTH. Tăng bài tiết
glucagon, hormon tuyến giáp.
Lưu ý: tủy thượng thận và hệ thần kinh giao cảm (sợi hậu hạch tiết
noradrenalin) hoạt động liên hệ mật thiết với nhau: hỗ trợ hoặc thay thế cho
nhau. Hầu như tất cả các cơ quan khi bị kích thích bởi hoạt tính giao cảm chịu
cùng lúc tác động của thần kinh giao cảm và hormon tủy thượng thận. Ngoài ra
có những cấu trúc của cơ thể không có sự phân bố của thần kinh giao cảm sẽ
nhận được sự chi phối của hormon tủy thượng thận.
- Điều hòa bài tiết: đường huyết giảm, huyết áp giảm, lạnh, stress... gây kích
thích bài tiết hormon tủy thượng thận.
7. BUỒNG TRỨNG
Buồng trứng bài tiết 2 hoocmon chính Ơstrogen và Progesteron. ngoài ra
hoàng thể còn bài tiết hoocmon inhibin.
a. Ơstrogen
- Bản chất
Ơstrogen là một loại hormon do một số cơ quan sinh dục nữ tiết ra. Đó là
từ tế bào vỏ trong và tế bào hạt của nang noãn (hay nang trứng), thể vàng (hay
còn gọi là hoàng thể) và nhau thai. Các thành phần này đều nằm ở buồng trứng,
riêng nhau thai có ở tử cungtrong thời kỳ có thai.
Ơstrogen tồn tại tự nhiên trong cơ thể ở 3 dạng: 17β-estradiol, estron và

estriol. Trong đó 17β-estradiol là ơstrogen được bài tiết nhiều nhất và có tác dụng
sinh học mạnh nhất. Còn ơstriol là ơstrogen yếu nhất, nó là dạng chuyển hóa của
17β-estradiol và estrone.
Cả ba loại đều có bản chất hóa học là steroid được tổng hợp từ cholesterol
và acetyt - CoA
- Tác dụng


Tuổi dạy thì ơstrogen bài tiết gấp 20 lần so với trước tuổi dạy thì. Có những
tác dụng sau:
Làm xuất hiện và bảo tồn đặc tính sinh dục nữ : kể từ tuổi dậy thì dưới tác
dụng của kích tố nữ này sẽ giúp phát triển các cơ quan sinh dục nữ, phát triển lớp
mỡ dưới da làm cho da mềm mại, giọng nói trong, dáng vẻ uyển chuyển.
Lên tử cung:
- Làm tăng kích thước tử cung ở tuổi dậy thì và khi có thai.
- Kích thước sự phân chia lớp nền (lớp tái tạo ra lớp chức năng trong nửa
đầu CKKN).
- Tăng tạo các mạch máu mới ở lớp chức năng. Tăng lực lượng máu đến lớp
niêm mạc chức năng.
- Kích thích sự phát triển của tuyến niêm mạc. Tăng tạo glycogen chứa
trong tuyến nhưng không bài tiết.
- Tăng co bóp cơ tử cung. Tăng tính nhạy cảm của cơ tử cung với oxytoxin.
- Lên cổ tử cung. Dưới tác dụng của estrogen, các tế bào biểu mô của niêm
mạc tử cung bài tiết một lớp dịch nhày, loãng, mỏng.
Lên ống dẫn trứng: Giúp cho trứng đã thụ tinh di chuyển dễ dàng vào tử
cung.
Lên âm đạo: Làm thay đổi các biểu mô âm đạo từ dạng khối thành dạng mô
tầng, vững chắc, có khả năng chống đỡ vết thương và nhiễm trùng. Kích thích
các tuyến âm đạo bài tiết dịch acid, làm cho pH âm đạo là 4,0-5,0 mang tính chất
acid yếu, có tính sát khuẩn(1).

Lên tuyến vú: Làm phát triển tuyến vú.
- Phát triển hệ thống ống tuyến.
- Phát triển mô đệm ở vú.
- Tăng lắng đọng mỡ ở vú.
Lên xương: Làm mở rộng xương chậu, khác với nam giới.
Lên chuyển hóa: Tăng lắng đọng mỡ ở dưới da, đặc biệt ở ngực, mông, đùi
để tạo dáng vóc nơi nữ giới. Chuyển hóa muối nước.
- Điều hòa bài tiết


Bình thường nồng độ Ơstrogen trong huyết tương đạt cao nhất (khoảng
725,18 - 925,28 pmol/l) vào giữa chu kì kinh nguyệt. Điều hòa bài tiết Ơstrogen
do nồng độ hoocmon LH của tuyến yên theo cơ chế điều hòa ngược âm tính
b. Progesteron
- Nguồn gốc và bản chất
Khi không có thai: nang trứng, tuyến vỏ thượng thận bài tiết 1 lượng nhỏ
Progesteron ở nửa đầu củ chu kì kinh nguyệt. Progesteron được bài tiết chủ yếu ở
nửa sau của chu kì kinh nguyệt (từ hoàng thể). Bản chất hóa học là một steroid
được tổng hợp từ cholester.
- Tác dụng của Progesteron
Progesteron chịu trách nhiệm cho những thay đổi trong nội mạc tử cung để
phục vụ cho việc mang thai và những thay đổi có tính chu kỳ của cổ tử cung và
âm đạo. Horrmon này có tác động đối kháng với estrogen trên cơ tử cung, làm
giảm khả năng kích thích và giảm sự nhạy cảm của cơ tử cung với oxytocin.
Progesteron còn làm giảm số lượng receptor estrogen trong nội mạc tử cung và
làm tăng tốc độ chuyển 17(-estradiol thành loại estrogen kém hoạt động hơn.
Ở vú, progestero kích thích sự phát triển của các thùy và nang tuyến. Nó
làm biệt hóa các tổ chức ống tuyến trước đó đã được chuẩn bị bởi estrogen và hỗ
trợ cho chức năng bài tiết của vú trong giai đoạn tiết sữa.
Tác động feedback của progesteron khá phức tạp, nó tác động lên cả vùng

dưới đồi và tuyến yên. Lượng lớn progesteron sẽ ức chế bài tiết LH và có khả
năng ức chế tác động của estrogen. Chích progesteron có thể ngăn cản hiện tượng
rụng trứng ở người.
Progesteron là một chất sinh nhiệt và làm tăng thân nhiệt vào thời điểm
rụng trứng. Progesteron cũng kích thích hô hấp nên phân áp CO2 phế nang ở giai
đoạn thể vàng thấp hơn so với người nam.
Progesteron liều cao làm tăng natri trong nước tiểu (natriuresis), có lẽ do
ức chế tác động của aldosterone trên thận. Horrmon này không có vai trò gì trong
quá trình đồng hóa.


Các chất có tác dụng giống progesteron được gọi là các gestagen hay
progestin hoặc progestational agents. Chúng được sử dụng với estrogen tổng hợp
để làm thuốc ngừa thai dạng uống.
- Điều hòa bài tiết
- Ở nửa đầu chu kkif kinh nguyệt nồng độ progesteron trong huyết tương rất
thấp, nửa sau cao.
- Điều hòa bài tiết progesteron do LH của tuyến yên trực tiếp điều khiển.
Nếu nồng dộ LH trong máu tăng cao, hoàng thể được nuôi dưỡng và tăng bài tiết
progesteron. Ngược lại, nếu nồng độ LH trong máu giảm, hoàng thể bị thoái hóa
và bài tiết progesteron giảm.
8. TINH HOÀN
Tinh hoàn bài tiết ra các hoocmon sinh dục gồm: testosteron,
dihydrotestosteron, androstenedion gọi chung là androgen; trong đó testosteron là
hoocmon quan trọng nhất. Ngoài ra tinh hoàn còn tiết ra hoocmon khác la
inhibin.
a.Testosteron
- Nguồn gốc, bản chất:
- Do tế bào Leydig bài tiết
- Bản chất hóa học: hợp chất steroid có 19C, tổng hợp từ cholesterol hoặc

acetyl-CoA. Sau khi được bài tiết, phần lớn testosteron (khoảng 97%) được gắn
lỏng lẻo với albumin huyết tương hoặc gắn chặt hơn với bêta globulin. Lưu hành
trong máu khoảng 30 -60 phút để vận chuyển đến mô đích hoặc thoái hoá thành
dạng bất hoạt rồi bài xuất khỏi cơ thể.
- Tác dụng
* Thời kỳ bào thai: Từ tuần thứ 7 thời kỳ bào thai: Kích thích phát triển cơ
quan sinh dục ngoài và trong theo kiểu nam (dương vật, bìu, tuyến tiền liệt, túi
tinh, đường dẫn tinh, ống dẫn tinh). 2-3 tháng cuối của thai kỳ, đưa tinh hoàn từ
bụng xuống bìu. Nếu không đủ testosteron, tinh hoàn nằm ở ổ bụng sẽ khó sản
sinh tinh trùng vì yếu tố nhiệt độ.
* Từ tuổi dậy thì


- Làm xuất hiện và bảo tồn đặc tính sinh dục nam thứ phát (phát triển dương
vật, tuyến tiền liệt, túi tinh, đường dẫn tinh; mọc lông mu, lông nách, mọc râu;
gây hói đầu; giọng nói trầm do thanh quản mở rộng; da dày thô; mọc trứng cá).
- Kích thích sản sinh tinh trùng:
+ Kích thích sự hình thành tinh nguyên bào và sự phân chia giảm nhiễm
lần hai
+ Kích thích sự tổng hợp protein và bài tiết dịch từ tế bào Sertoli.
- Tác dụng lên chuyển hoá protein và cơ: Đồng hoá protein: khối cơ tăng,
tăng lắng đọng protein ở da làm da dày hơn, phì đại niêm mạc thanh quản, phì
đại dây thanh âm làm giọng nói trầm hơn nữ.
- Tác dụng lên xương
+ Tăng tổng hợp khung protein của xương.
+ Phát triển và cốt hoá sụn liên hợp ở đầu xương dài.
+ Làm dày xương.
+ Tăng lắng đọng muối calci phosphat ở xương do đó làm tăng sức mạnh
của xương.
+ Làm hẹp đường kính, tăng chiều dài và tăng sức mạnh của khung

chậu (khung chậu nam có hình ống khác với khung chậu mở rộng của nữ).
- Tác dụng khác
+ Tăng chuyển hoá cơ sở từ 5-10%
+ Tăng sinh hồng cầu
+ Tăng nhẹ sự tái hấp thu Na+ ở ống lượn xa.
- Điều hoà bài tiết testosteron
- Thời kỳ bào thai: Hoocmon testosteron được bài tiết dưới tác dụng của
hoocmon HCG do rau thai bài tiết.
- Thời kỳ trưởng thành : Hoocmon testosteron được bài tiết dưới tác dụng
của hoocmon LH do tuyến yên bài tiết.
b. Inhibin
Inhibin là một glycoprotein, do tế bào Sertoli bài tiết có tác dụng điều hòa
quá trình sản sinh tinh trùng theo cơ chế điều hòa ngược đối với sự bài tiết FSH


của tuyến yên. Khi ống sinh tin sản sinh quá nhiều tinh trùng, tế bào Serteli tăng
bài tiết inhibin. Dưới tác dụng ức chế của inhibin, tuyên yên giảm quá trình bài
tiết FSH do đó giảm quá trình sinh tinh trùng.
9. HỆ THỐNG TIÊU HÓA
a. Gastrin
Có bản chất là Polipeptid do hang vị bài tiết ra. Ngoài ra tiểu đảo tụy,
tuyến yên, vùng dưới đồi cũng bài tiết gastrin. Gastrin có vai trò như sau:
- Kích thích bài tiết các dịch tiêu hóa như dịch vị, dịch tụy.
- Làm tăng tiết một số hoocmon như insulin, glucagon, secretin.
- Co cơ trơn dạ dày, ruột, túi mật, cơ thắt tâm vị, giãn cơ oddi
b. Secretin
- Có bản chất là Polipeptid do niêm mạc tá tràng bài tiết ra. Ngoài ra còn
do vùng dưới đồi, thân não và vỏ não có tác dụng như sau:
- Kích thích tuyến tụy bài tiết dịch tụy loãng.
- Kích thích gan sản xuất mật, nước, bicacbonat tăng nhưng không tăng

muối mật
-

Giãn



trơ

dạ

dày,

ruột,



thắt

tâm

vị,



oddi

- Ức chế giải phóng Gastrin
- Kích thích giải phóng Insulin.
c. Colexystokinin

Có bản chất là Polipeptid do niêm mạc tá tràng bài tiết ra. Ngoài ra còn tìm
thấy ở vỏ não, vùng dưới đồi, cấu trúc lưới có tác dụng như sau:
- Làm co túi mật.
- Kích thích tuyến tụy bài tiết dịch tụy có nhiều emzim.
- Tăng bài tiết Glucagon và Insulin
10. MỘT SỐ HOOCMON KHÁC
a. Kích dục tố nhau thai (hCG)
Do nhau thai bài tiết ra vào máu mẹ từ tuần thứ hai sau khi thụ thai nồng
độ hCG tăng dần , cao nhất vào trong khoảng các ngày 55 - 60 sau đó giảm dần,
đến trước khi sinh còn rất thấp, hCG được bài tiết ra ngoài theo nước tiểu.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×