Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần bê tông 620 châu thới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 114 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG

KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG
620 CHÂU THỚI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành kế toán
Mã số ngành 52340310

Tháng 12 – Năm 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG
MSSV 4114004

KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG
620 CHÂU THỚI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành kế toán
Mã số ngành 52340310



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ĐỊNH THỊ NGỌC HƯƠNG

Tháng 12 – Năm 2014


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ở bất kì quốc gia nào sự phát triển của doanh nghiệp luôn là tiền đề cho sự
phát triển của xã hội. Bởi vì, doanh ngiệp có sự đóng góp không nhỏ trong quá
trình phát triển kinh tế xã hội, các công trình phúc lợi xã hội và giải quyết việc làm
cho phần lớn lao động. Ngoài ra, doanh nghiệp còn là đơn vị sản xuất cơ sở trực
tiếp phối hợp các yếu tố sản xuất phù hợp để cung cấp cho thị trường những sản
phẩm và dịch vụ hoàn mỹ nhất. Do đó, ta có thể nói rằng, doanh nghiệp là một tế
bào, mạch máu chính của nền kinh tế.
Nhưng để một doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển đạt lợi nhuận mong
muốn trong sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì thật không dễ dàng, đặc biệt đối
với doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng. Xây dựng cơ bản là ngành tạo ra cơ sở
vật chất kĩ thuật quan trọng của nền kinh tế quốc dân, bao gồm nhiều khâu phức
tạp như: Lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, thi công,
giám sát, nghiệm thu và các hoạt động khác có liên quan đến ngành xây dựng công
trình. Địa bàn thi công luôn thay đổi, thời gian thi công kéo dài, có nhiều điểm
khác với ngành kinh doanh khác nên công tác quản lí tài chính thường rất phức tạp.
Để nắm bắt được điều đó doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá mọi
diễn biến trong quá trình phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc xác định và đánh giá hoạt động kinh doanh là một công việc không mấy dễ
dàng, đòi hỏi phải có biện pháp phù hợp và một đội ngũ kế toán chuyên nghiệp.
Giống như bao doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường, Công ty Cổ

phần Bê Tông 620 Châu Thới, luôn quan tâm đến việc tổ chức kinh doanh nhằm
thu lợi nhuận lớn nhất cho Công ty. Do đó, việc xác định kết quả hoạt động kinh
doanh chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động. Phân tích hiệu quả
hoạt động kinh doanh giúp nhà quản trị có thể đánh giá được đầy đủ, chính xác mọi
diễn biến trong kết quả hoạt động kinh doanh, biết được mặt mạnh, mặt yếu của
doanh nghiệp trong mối quan hệ với môi trường xung quanh để củng cố, phát huy
hay khắc phục, cải tiến. Kết quả phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở để nhà
quản trị ra quyết định. Ngoài ra, nó giúp cho nhà quản trị khai thác các tiềm năng
chưa được phát hiện, có thể đề phòng hay hạn chế những rủi ro trong kinh doanh,
đồng thời có thể dự đoán được các điều kiện kinh doanh sắp tới.

1


Thấy được tầm quan trọng và lợi ích mà việc phân tích hiệu quả hoạt động
kinh doanh cùng với sự hướng dẫn tận tình của các anh chị trong phòng kế toán
nên trên cơ sở đó em đã quyết định chọn đề tài: “ Kế toán xác định và phân tích
kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bê Tông 620 Châu Thới ”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Thực hiện công tác kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công
ty Cổ phần Bê Tông 620 Châu Thới 3 năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm
2014 nhằm có cái nhìn tổng quan nhất về hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp trong 3 năm và 6 tháng vừa qua, để từ đó đề ra một số giải pháp
nhằm giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hơn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá công tác kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công
ty cổ phần Bê Tông 620 Châu Thới.
- Đánh kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2011 đến năm
2013 và 6 tháng đầu năm 2014.

- Phân tích các chỉ tiêu tài chính về hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả
hoạt động kinh doanh để từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp trong thời gian tới.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Bê Tông 620 Châu
Thới, có trụ sở kinh doanh tại Tổ 10, ấp Mỹ Hưng 2, xã Mỹ Hòa, huyện Bình
Minh, tỉnh Vĩnh Long.
1.3.2 Thời gian
- Số liệu được sử dụng trong đề tài là số liệu từ năm 2011-2013 và 6 tháng
đầu năm 2014.
- Thời gian thu thập số liệu từ tháng 8/2014 đến tháng 11/2014.
- Số liệu kế toán: Đề tài tiến hành xác định kết quả hoạt động kinh doanh
của tháng 06/2014.
2


1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bê Tông 620
Châu Thới.

3


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh
2.1.1.1 Kế toán giá vốn hàng bán

a. Khái niệm
Giá vốn hàng bán là toàn bộ chi phí sản xuất và các chi phí liên quan
của sản phẩm hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ, xuất bán trong kỳ.
* Tài khoản sử dụng : Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán
* Bên Nợ:
- Giá vốn thực tế của sản phẩm-hàng hóa xuất đã bán, lao vụ, dịch vụ
đã tiêu thụ trong kỳ.
- Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường
và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào giá trị
hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
- Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho
phải lập năm nay lớn hơn khoản đã lập dự phòng năm trước.
- Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ (-)
phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra.
- Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không
được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành.
* Bên Có:
- Kết chuyển giá vốn thực tế của hàng hóa-sản phẩm, dịch vụ đã tiêu
thụ trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
- Giá vốn thực tế của thành phẩm hàng hóa đã bán bị người mua trả lại.
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
b. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
- Khi xuất bán các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hoàn thành được xác
định là đã bán trong kỳ, kế toán ghi:

4


Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 154, 155, 156, 157,…

- Phản ánh các khoản chi phí được hạch toán trực tiếp vào giá vốn hàng
bán:
+ Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất
bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân
bổ vào chi phí chế biến cho một đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình
thường, kế toán ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung
+ Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần
bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, kế toán ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 152, 153, 156, 138(1),…
+ Phản ánh chi phí tự xây dựng, tự chế TSCĐ vượt quá mức bình
thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình hoàn thành, kế toán ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang ( tự xây dựng)
Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang ( tự chế)
- Hạch toán khoản trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng
tồn kho cuối năm:
+ Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn
hơn số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập năm trước chưa sử dụng hết thì số
chênh lệch lớn hơn được trích bổ sung, kế toán ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
+ Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ
hơn số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập năm trước chưa sử dụng hết thì số
chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập, kế toán ghi:
5



Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán
- Trường hợp dùng sản phẩm sản xuất ra chuyển thành TSCĐ để sử
dụng, kế toán ghi:
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán
Có TK 154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
- Hàng bán bị trả lại nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 155, 156
Có TK 632- Giá vốn hàng bán
- Kết chuyển giá vốn hàng bán của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
được xác định là đã bán trong kỳ vào bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh
doanh”, kế toán ghi:
Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632- Giá vốn hàng bán.
2.1.1.2 Kế toán bàn hàng và cung cấp dịch vụ
a. Khái niệm
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được,
hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản
phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu
và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có).
* Tài khoản sử dụng: TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ.
Tài khoản 511 có 5 TK cấp II:
- TK 5111 – Doanh thu bán hàng hóa
- TK 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm
- TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ
- TK 5114 – Doanh thu trợ cấp giá
- TK 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản
- TK 5118 – Doanh thu khác

6


* Bên Nợ:
- Số thuế TTĐB, TXK (nếu có) phải nộp cho nhà nước.
- Kết chuyển trị giá hàng bị trả lại từ TK531 vào.
- Kết chuyển số chiết khấu thương mại từ TK521 vào.
- Kết chuyển số giảm giá hàng bán từ TK532 vào.
- Kết chuyển doanh thu thuần sang TK911.
* Bên Có:
Doanh thu bán hàng phát sinh.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
b. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
- Trường hợp bán hàng trực tiếp cho khách hàng, căn cứ vào hóa đơn
GTGT và các chứng từ thanh toán để phản ánh doanh thu bán hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131 – Tổng giá thanh toán
Có TK 511 – Giá bán chưa thuế
Có TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra phải nộp
- Trường hợp trước đây gửi bán cho khách hàng, cho đại lý theo hợp
đồng, khi khách hàng chấp nhận thanh toán (hoặc thanh toán), kế toán ghi nhận
doanh thu thuần phần khách hàng chấp nhận (hoặc thanh toán), kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112 – Số tiền nhận được sau khi trừ hoa hồng phí
Nợ TK 641 – Tiền hoa hồng cho đại lý
Có TK 511 – Giá bán chưa thuế
Có TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra
- Kết chuyển các khoản làm giảm doanh thu, kế toán ghi:
Nợ TK 521 – Chiết khấu thương mại
Nợ TK 531 – Hàng bán bị trả lại
Nợ TK 532 – Giảm giá hàng bán
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng

- Kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
7


Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng
Có TK 911 – Xác định kết quả hoạt động kinh doanh
- Xác định doanh thu trong kỳ:
Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng – Các khoản làm giảm doanh
thu
2.1.1.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
a. Khái niệm
Các khoản giảm trừ doanh thu như: chiết khấu thương mại, giảm giá
hàng bán,doanh thu hàng đã bán bị trả lại, thuế GTGT phải nộp theo phương pháp
trực tiếp và thuế xuất nhập khẩu. Các khoản giảm trừ doanh thu là cơ sở để tính
doanh thu thuần và kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán.
* Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 521 – Chiết khấu thương mại
- Tài khoản 531 – Hàng bán bị trả lại
- Tài khoản 532 – Giảm giá hàng bán
* Bên Nợ:
- Phản ánh chiết khấu thương mại mà khách hàng được hưởng trên số
sản phẩm hàng hóa bán ra.
- Trị giá hàng hóa bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ
vào khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm hàng hóa đã bán ra.
- Phản ánh phần giảm giá hàng bán đã chấp nhận cho khách hàng.
* Bên Có:
- Kết chuyển các khoản giảm doanh thu
Tài khoản 521, 531, 532 không có số dư cuối kỳ.
b. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
- Phản ánh nghiệp vụ chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ,

kế toán ghi:

8


Nợ TK 521 – Chiết khấu thương mại
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 131 – Số tiền trả cho khách hàng
- Phản ánh nghiệp vụ hàng bán bị trả lại thực tế phát sinh trong kỳ, kế
toán ghi:
Nợ TK 531 – Hàng bán bị trả lại
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 131 – Tổng số tiền trả cho khách hàng
- Phản ánh nghiệp vụ giảm giá hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ, kế
toán ghi:
Nợ TK 532 – Giảm giá hàng bán
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 131 – Tổng số tiền trả cho khách hàng
- Kết chuyển các khoản làm giảm doanh thu,kế toán ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 521 – Chiết khấu thương mại
Có TK 531 – Hàng bán bị trả lại
Có TK 532 – Giảm giá hàng bán
2.1.1.4 Kế toán chi phí bán hàng
a. Khái niệm
Chi phí bán hàng là khoản chi phí phát sinh phục vụ cho công tác bán
hàng của DN trong kì kế toán, thường bao gồm các khoản chi phí: chi phí nhân
viên bán hàng, chi phí về NVL, bao bì đóng gói, chi phí về phân bổ CCDC, chi
phí về khấu hao TSCĐ cho công tác bán hàng,....
* Tài khoản sử dụng: TK 641 – Chi phí bán hàng

Tài khoản 641 có 7 TK cấp II:
- TK 6411 – Chi phí nhân viên bán hàng
- TK 6412 – Chi phí vật liệu bao bì

9


- TK 6413 – Chi phí dụng cụ đồ dùng
- TK 6414 – Chi phí khấu hao TSCĐ
- TK 6415 – Chi phí bảo hành
- TK 6417 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
- TK 6418 – Chi phí bằng tiền khác
* Bên Nợ:
- Tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ.
* Bên Có:
- Các khoản giảm chi phí bán hàng trong kỳ.
- Kết chuyển chi phí bán hàng xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ.
b. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
- Tính tiền lương, phụ cấp, tiền ăn giữa ca và tính, trích BHXH, BHYT,
KPCĐ, BHTN cho nhân viên phục vụ trực tiếp cho quá trình bán các sản phẩm,
hàng hóa, cung cấp dịch vụ, kế toán ghi:
Nợ TK 641- Chi phí bán hàng
Có TK 334, 338,...
- Giá trị vật tư, dụng cụ phục vụ cho quá trình bán hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 641- Chi phí bán hàng
Có TK 152, 153, 142, 242
- Trích khấu hao TSCĐ cho bộ phận bán hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 641- Chi phí bán hàng
Có TK 214- Hao mòn TSCĐ

- Chi phí điện, nước mua ngoài, chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ có
giá trị không lớn, được tính trực tiếp vào chi phí bán hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 641- Chi phí bán hàng
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 141, 331,...
10


- Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí bán hàng, kế
toán ghi:
Nợ TK 641- Chi phí bán hàng
Có TK 335- Chi phí phải trả
- Khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh, kế toán ghi:
Nợ TK 335- Chi phí phải trả
Có TK 331, 241, 111, 112, 152,...
- Hoa hồng bán hàng bên giao đại lý phải trả cho bên nhận đại lý, kế
toán ghi:
Nợ TK 641- Chi phí bán hàng
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 131- Phải thu của khách hàng
- Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí bán hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112,...
Có TK 641- Chi phí bán hàng
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ vào
TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, kế toán ghi:
Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 641- Chi phí bán hàng
2.1.1.5 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
a. Khái niệm
Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt

động quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác có
tính chất chung toàn doanh nghiệp.
* Tài khoản sử dụng: TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Tài khoản 642 có 8 TK cấp II:
- TK 6421 – Chi phí nhân viên quản lý
- TK 6422 - Chi phí vật liệu quản lý

11


- TK 6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng
- TK 6424 – Chi phí khấu hao TSCĐ
- TK 6425 – Thuế, phí và lệ phí
- TK 6426 – Chi phí dự phòng
- TK 6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
- TK 6428 – Chi phí bằng tiền khác
* Bên Nợ:
- Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ.
- Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số
dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết).
- Dự phòng trợ cấp mất việc làm.
* Bên Có:
- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch
giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử
dụng hết).
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK 911 “Xác định kết
quả kinh doanh”.
Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.
b. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
- Tính tiền lương, tiền công, phụ cấp, trích BHXH, BHYT, KPCĐ,

BHTN cho nhân viên quản lý doanh nghiệp, kế toán ghi:
Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 334, 338,...
- Giá trị vật liệu xuất dùng, hoặc mua vào sử dụng ngay cho quản lý
doanh nghiệp, kế toán ghi:
Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 111, 112, 142, 242, 331,...
12


- Trích khấu hao TSCĐ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp, kế toán ghi:
Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 214- Hao mòn TSCĐ
- Chi phí điện, nước mua ngoài, chi phí sửa chữa TSCĐ có giá trị nhỏ,
kế toán ghi:
Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331, 335,...
- Khi trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, kế toán ghi:
Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 351- Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
- Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ phải tính vào chi phí quản
lý doanh nghiệp, kế toán ghi:
Nợ TK 642- Chi phíquản lý doanh nghiệp
Có TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ
- Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, kế
toán ghi:
Nợ TK 111, 112,...

Có TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh
trong kỳ vào TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, kế toán ghi:
Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
2.1.1.6 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
a. Khái niệm
Kế toán về thu nhập hoạt động tài chính là nhằm phản ánh các khoản
thu nhập về các hoạt động tài chính, ngoài thu nhập về bán hàng và thu nhập khác
của doanh nghiệp trong kì hoạt động SXKD.
* Tài khoản sử dụng: TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
13


* Bên Nợ:
- Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có).
- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang TK 911 “Xác
định kết quả kinh doanh”.
* Bên Có:
- Tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận được chia.
- Lãi do nhượng bán các khoản đâu tư vào công ty con.
- Chiết khấu thanh toán được hưởng.
- Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh.
- Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh khi bán ngoại tệ.
- Lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục
tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động kinh doanh.
- Kết chuyển hoặc phân bổ lãi tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tư
XDCB đã hoàn thành đầu tư vào doanh thu hoạt động tài chính.
- Doanh thu hoạt động tài chính khác phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ.

b. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
- Phản ánh doanh thu cổ tức, lợi nhuận được chia phát sinh trong kỳ từ
hoạt động góp vốn đầu tư, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 138,...
Nợ TK 221- Đầu tư vào công ty con
Nợ TK 222- Vốn góp liên doanh
Nợ TK 223- Đầu tư vào công ty liên kết
Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính
- Kế toán bán ngoại tệ nếu có lãi, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112- Tổng giá thanh toán – tỷ giá thực tế bán
Có TK 111, 112- Tỷ giá ghi trên sổ kế toán
Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính (số chênh lệch)

14


- Theo định kỳ tính lãi, tính toán xác định số lãi cho vay phải thu trong
kỳ theo khế ước vay, kế toán ghi:
Nợ TK 138- Phải thu khác
Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính
- Các khoản thu lãi tiền gửi phát sinh trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112,...
Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính
- Số tiền chiết khấu thanh toán được hưởng, kế toán ghi:
Nợ TK 331- Phải trả cho người bán
Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính
- Khi bán các khoản đầu tư vào công ty con, cơ sở kinh doanh đồng
kiểm soát, công ty liên kết, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112,...
Có TK 221- Đầu tư vào công ty con

Có TK 222- Vốn góp liên doanh
Có TK 223- Đầu tư vào công ty liên kết
Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái, kế toán ghi:
Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính
- Hằng kỳ, xác định và kết chuyển doanh thu tiền lãi đối với các khoản
cho vay hoặc mua trái phiếu nhận lãi trước, kế toán ghi:
Nợ TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính
- Cuối kỳ kế toán, xác định thuế GTGT phải nộp tính theo phương
pháp trực tiếp đối với hoạt động tài chính, kế toán ghi:
Nợ TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp

15


- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính, kế toán ghi:
Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 911 – Xác định kết quả hoạt động kinh doanh
2.1.1.7 Kế toán chi phí hoạt động tài chính
a. Khái niệm
Kế toán chi phí tài chính là nhằm phản ánh những khoản chi phí hoạt
động tài chính bao gồm các khoản hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu
tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí vốn góp liên doanh, lỗ chuyển
nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán,...; khoản lập
và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, đầu tư khác, khoản lỗ về
chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và bán ngoại tệ,...trong kì kế toán của DN.
* Tài khoản sử dụng: TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính

* Bên Nợ:
- Các khoản chi phí về hoạt động tài chính.
- Các khoản lỗ do thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn.
- Các khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh thực tế trong kỳ.
- Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ.
- Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
- Chi phí trả lãi tiền vay, lãi mua hàng trả góp, trả chậm.
- Số tiền chiết khấu thanh toán cho người mua sản phẩm, hàng hóa
doanh nghiệp.
* Bên Có:
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
- Cuối kì kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính và các khoản lỗ
phát sinh.
Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ.
b. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
- Khi phát sinh chi phí liên quan đến hoạt động bán chứng khoán,kế
toán ghi:

16


Nợ TK 635- Chi phí tài chính
Có TK 111, 112, 141,...
- Khi bán vốn góp liên doanh, bán vốn đầu tư vào công ty con, công ty
liên kết mà giá bán nhỏ hơn giá trị vốn góp (lỗ), kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112,...(giá bán)
Nợ TK 635- Chi phí tài chính (số lỗ)
Có TK 221- Đầu tư vào công ty con
Có TK 222- Vốn góp liên doanh
Có TK 223- Đầu tư vào công ty liên kết

- Các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động cho vay vốn, mua bán
ngoại tệ, kế toán ghi:
Nợ TK 635- Chi phí tài chính
Có TK 111, 112, 141,...
- Khoản chiết khấu thanh toán cho người mua hàng hóa, dịch vụ được
hưởng do thanh toán trước hạn phải thanh toán theo thỏa thuận khi mua, bán
hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 635- Chi phí tài chính
Có TK 111, 112, 131,...
- Trường hợp đơn vị trả trước tiền lãi vay cho bên vay, kế toán ghi:
Nợ TK 142, 242- Chi phí trả trước ngắn và dài hạn
Có TK 111, 112,...
- Định kỳ, khi phân bổ lãi tiền vay theo số phải trả từng kỳ vào chi phí
tài chính, kế toán ghi:
Nợ TK 635- Chi phí tài chính
Có TK 142, 242- Chi phí trả trước ngắn và dài hạn
- Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ sang
TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, kế toán ghi:
- Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 635- Chi phí tài chính
17


2.1.1.8 Kế toán thu nhập khác
a. Khái niệm
Kế toán các khoản thu nhập khác là nhằm phản ánh tình hình phát sinh
và kết chuyển các khoản thu nhập của DN ngoài thu nhập bán hàng, thu nhập từ
hoạt động tài chính trong kì kế toán của DN.
* Tài khoản sử dụng: TK 711 – Thu nhập khác
* Bên Nợ:

- Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương thức trực tiếp đối
với các khoản thu nhập khác (nếu có) (ở DN nộp thuế GTGT tính theo phương
thức trực tiếp).
- Cuối kì kế toán kết chuyển các khoản thu nhập khác trong kì sang
TK911 "Xác định kết quả kinh doanh".
* Bên Có: Các khoản doanh thu khác thực tế phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ.
b. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
- Thu nhập từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 711- Thu nhập khác
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp
- Thu phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh tế, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112,...
Có TK 711- Thu nhập khác
- Phản ánh tiền bảo hiểm được các tổ chức bảo hiểm bồi thường, kế
toán ghi:
Nợ TK 111, 112,...
Có TK 711- Thu nhập khác
- Các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ, quyết định xóa và
tính vào thu nhập khác, kế toán ghi:

18


Nợ TK 331- Phải trả cho người bán
Nợ TK 338- Phải trả, phải nộp khác
Có TK 711- Thu nhập khác
- Các khoản hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, tính vào
thu nhập khác, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112,...
Có TK 711- Thu nhập khác
- Trường hợp doanh nghiệp được tài trợ, biếu, tặng vật tư, hàng hóa,
TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 152, 156, 211,...
Có TK 711- Thu nhập khác
- Cuối kỳ kế toán, tính và phản ánh số thuế GTGT phải nộp theo
phương pháp trực tiếp của số thu nhập khác, kế toán ghi:
Nợ TK 711- Thu nhập khác
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp
- Cuối kỳ, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang
TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, kế toán ghi:
Nợ TK 711-Thu nhập khác
Có TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
2.1.1.9 Kế toán chi phí khác
a. Khái niệm
- Kế toán về chi phí bất thường là nhằm phản ánh các khoản chi phí và
các khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với các hoạt động thông
thường của DN.
- Chi phí khác trong DN là những khoản lỗ trong các sự kiện hay các
nghiệp vụ riêng biệt với các hoạt động thông thường của DN gây ra; cũng có thể
là những khoản chi phí bị bỏ sót từ những năm trước.
* Tài khoản sử dụng: TK 811 – Chi phí khác
* Bên Nợ: Phản ánh các chi phí khác thực tế phát sinh trong kỳ.

19


* Bên Có: Kết chuyển chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ.

b. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
- Nhượng bán, thanh lý TSCĐ:
+ Ghi giảm TSCĐ dùng vào SXKD đã nhượng bán, thanh lý, kế toán
ghi:
Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ
Nợ TK 811- Chi phí khác
Có TK 211- TSCĐ hữu hình
Có TK 213- TSCĐ vô hình
+ Ghi nhận các chi phí phát sinh cho hoạt động nhượng bán, thanh lý
TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 811- Chi phí khác
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 141,....
-

Các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế, truy
nộp thuế, kế toán ghi:

Nợ TK 811- Chi phí khác
Có TK 111, 112,...
Có TK 333- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Có TK 338- Phải trả, phải nộp khác
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh
trong kỳ sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, kế toán ghi:
Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 811- Chi phí khác

20



2.1.1.10 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
a. Khái niệm
Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm phản ánh tình hình
phát sinh và kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí
thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.
* Tài khoản sử dụng: TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hiện hành.
* Bên Nợ:
- Thuế TNDN phải nộp tính vào chi phí thuế TNDN hiện hành phát
sinh trong năm.
- Thuế TNDN của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót
không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành
của năm hiện tại.
* Bên Có:
- Số thuế TNDN hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế
TNDN tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế TNDN hiện hành đã ghi
nhận trong năm.
- Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không
trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong
năm hiện tại.
- Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành vào bên Nợ TK 911 –
“Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 8211 không có số dư cuối kỳ.
b. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
- Hàng quý, khi xác định thuế TNDN tạm phải nộp theo quy định của
Luật thuế TNDN, kế toán phản ánh:
Nợ TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành
Có TK 3334- Thuế TNDN
- Khi nộp thuế vào NSNN, kế toán ghi:


21


Nợ TK 3334- Thuế TNDN
Có TK 111,112,...
- Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế TNDN thực tế phải nộp theo
tờ khai quyết toán thuế hoặc số thuế do cơ quan thuế thông báo:
+ Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế
TNDN tạm phải nộp, kế toán ghi:
Nợ TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành
Có TK 3334- Thuế TNDN
- Khi nộp thuế vào NSNN, kế toán ghi:
Nợ TK 3334- Thuế TNDN
Có TK 111,112,...
+ Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế
TNDN tạm phải nộp, kế toán ghi:
Nợ TK 3334- Thuế TNDN
Có TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành:
+ Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có, kế toán
ghi:
Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành
+ Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có, kế toán
ghi:
Nợ TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành
Có TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
2.1.1.11 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh
a. Khái niệm

Kế toán xác định kết quả kinh doanh dùng để xác định và phản ánh kết
quả HĐKD và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Kết
quả HĐKD của doanh nghiệp bao gồm:
22


- Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh
thu thuần và trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp.
- Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt
động tài chính và chi phí hoạt động tài chính.
- Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập
khác và các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
.

* Tài khoản sử dụng: TK 911 – Xác định kết quả hoạt động kinh doanh
* Bên Nợ:
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ.
- Chi phí tài chính trong kỳ.
- Chi phí bán hàng tính cho hàng hóa tiêu thụ trong kỳ.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho hàng hóa tiêu thụ trong kỳ.
- Chi phí khác trong kỳ.
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Kết chuyển số lãi từ hoạt động kinh doanh trong kỳ.
* Bên Có:
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Doanh thu thuần hoạt động tài chính trong kỳ.
- Thu nhập thuần khác trong kỳ.
- Kết chuyển số lỗ từ hoạt động kinh doanh trong kỳ.
Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ.

b. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

- Thực hiện việc kết chuyển số doanh thu bán hàng thuần vào TK 911
“Xác định kết quả kinh doanh”, kế toán ghi:
Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nợ TK 512- Doanh thu bán hàng nội bộ
Có TK 911- Xác định kết quả kinh doanh

23


×