Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

MỘT số vấn đề cơ bản về SINH lý nội TIẾT TRONG GIẢNG dạy và bồi DƯỠNG học SINH GIỎI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 26 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ
SINH LÝ NỘI TIẾT TRONG GIẢNG DẠY
VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
Phạm Thị Thu Nga
Trường THPT chuyên Thái Nguyên

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quá trình phát triển chủng loại của sinh giới đã hình thành hai hệ thống
điều hòa hoạt động chung của cơ thể. Đó là hệ nội tiết thông qua cơ chế thể dịch
và hệ thần kinh thông qua cơ thể phản xạ.
Hệ nội tiết có vai trò tham gia điều hòa trao đổi chất và chuyển hóa năng
lượng của tế bào và cơ thể. Hệ nội tiết có những cơ chế hoạt động riêng để đảm
bảo cân bằng nội môi, giúp cơ thể phát triển bình thường qua từng giai đoạn…
sự rối loạn trong hoạt động nội tiết của các tuyến sẽ dẫn đến tình trạng bệnh lý.
Qua thực tế giảng dậy tôi nhận thấy sinh lý nội tiết một vấn đề hay nhưng
rất khó vì đây là vấn đề xuyên suốt phần sinh lý động vật, bên cạnh đó những
năm gần đây nội dung sinh lý nội tiết được đặc biệt quan tâm và đưa vào các kỳ
thi học sinh giỏi tỉnh, khu vực, quốc gia và quốc tế.
Với mong muốn nâng cao hiệu quả trong giảng dạy phần sinh lý nội tiết
chúng tôi xây dựng chuyên đề ‘‘Một số vấn đề cơ bản về sinh lý nội tiết trong
giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi’’ nhằm cung cấp một tài liệu tham khảo
hữu ích cho các giáo viên chuyên và giáo viên các trường THPT, đồng thời giúp
các em học sinh có thể dễ dàng tiêp cận nội dung này, làm cơ sở để các em nắm
vững các phần kiến thức liên quan. Chuyên đề này còn giúp các em học sinh có
được kết quả tốt trong quá trình học tập và trong các kì thi.

B. NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ SINH LÝ NỘI TIẾT
1. Khái niệm
Tuyến nội tiết là các tuyến không có ống dẫn, chất tiết là các hoocmôn, có
hoạt tính sinh học cao được tế bào tuyến tiết ra và đổ trực tiếp vào máu điều hòa


hoạt động của cơ thể.
Hoocmôn là tên gọi chung của chất tiết do tuyến nội tiết tiết ra hoặc là một
số chất, không do tuyến nội tiết tiết ra nhưng cùng có hoạt tính sinh học cao và
thường có tác dụng tại chỗ như serotomin secretin, histamin trong hệ thần kinh
còn có nhóm chất hóa học trung gian gọi là chất truyền đạt thần
kinh(Neurotransmiter).
2. Phân loại hoocmôn theo tính chất hóa học
Hầu hết các hoocmôn được phân thành 3 loại: các hoocmôn steroit, peptit,
monoamin (các amin có nguồn gốc sinh học - biogenic amines)
- Các hoocmôn steroit bắt nguồn từ colesterol, bao gồm các steroit sinh dục
do tinh hoàn và buồng trứng tạo ra (như các ơstrôgen, prôgestêrôn và testôstêrôn)
và các hoocmôn của vỏ tuyến trên thận sản xuất như cortisol, corticosteron,
anđôsteron và DHEA (dihydroepiandrosteron).
1


Canxitonin là hoocmôn điều hoà canxi huyết của tuyến giáp, tuy không phải
là steroit nhưng có nguồn gốc từ steroit, có tính kị nước và các hoạt động cũng
như những steroit.
- Các hoocmôn peptit là các chuỗi có 3 - 200 axit amin hoặc hơn nữa. Các
hoocmôn của thuỳ sau tuyến yên như ADH và OT là các peptit chuỗi ngắn
(oligo peptit) chỉ khác nhau ở 2 axit amin trong số 9 axit amin.
- Các monoamin có một số là chất chuyển giao thần kinh (neurotransmitters)
tất cả các hoocmôn trong nhóm này đều được tổng hợp từ axit amin tirôxin.
3. Sự bài tiết hoocmôn và tác dụng của chúng
3.1 Sự bài tiết hoocmôn
Các hoocmôn được bài tiết hay giải phóng vào máu theo các cách như
“xuất bào” (emyoytose) thông qua sự hóa màng từ các bọc nhỏ (các bọc có chứa
hoocmôn đến màng, màng của bọc và màng tế bào hợp nhất, rồi màng mở giải
phóng hoocmôn). Hoặc do các bọc nhỏ chứa hoocmôn mở ra trên bề mặt màng

tế bào, cũng có thế vỡ ra trong bào tương rồi hoocmôn thấm thấu ra ngoài màng.
Trong máu các hoocmôn thường được một một protein đặc hiệu gắn và tạo
thành một phức chất lỏng lẻo để vận chuyển.
Các hoocmôn do các tuyến tiết ra, một số thường trải qua giai đoạn tiền
hoocmôn như:
- Preproinsulin -> proinsulin -> insulin
- Preproparahoocmon -> proparainhoocmon -> parahoocmon
- Progiucagon -> glucagon
- Procanxitomin -> canxitonin
3.2. Một số tuyến nội tiết trong cơ thể người
Bảng 1. Bảng tóm tắt về vai trò của một số hoocmôn trong cơ thể người
Tuyến nội tiết
TUYẾN YÊN
1. Thùy trước

2. Thùy sau
tuyến yên

Hoocmon sản
xuất ra
Hoocmôn tăng
trưởng ở người
(HGH)
Hoocmôn kích
giáp
Hoocmôn kích
trên thận
Hoocmôn kích
thích nang trứng
(FSH)

Hoocmôn tạo thể
vàng (LH)
Prolactin (PR)
Hoocmôn kích
sác bào (MSH)
Hoocmôn kháng
niệu (ADH)
Oxytoxin

Bản chất
hóa học
Prôtein

Kiểu tác
động
AMP
vòng

Glycoprôtei
n
Peptit
Glycoprôtei
n

AMP
vòng
AMP
vòng
AMP
vòng


Glycoprôtei
n

AMP
vòng

Prôtein
Peptit

AMP
vòng
AMP
vòng

Peptit
Peptit

2

Các tác dụng quan trọng
Tăng cường tổng hợp protein
và giải phóng năng lượng từ
các chất béo.
Kích thích sản xuất và giải
phóng hoocmon thyproit
Kích thích sản xuất và giải
phóng hoocmon vỏ trên thận
Làm cho nang trứng ở nam có
tác dụng sản sinh ra tinh trùng

Làm cho trứng rụng và kích
thích sự phát triển của thể vàng
Kích thích sản xuất sữa ở
tuyến vú
Tăng cường sắc tố da
Tăng cường tái hấp thu nước ở
các ống thận
Tăng co bóp tử cung


TUYẾN TÙNG

Hoocmon sản
xuất ra
Melatomin

Bản chất
hóa học
Amin

TUYẾN GIÁP

Tyroxin

Axit amin
Peptit

TUYẾN ỨC

Tyrocanxitonin

(PTH)
Tymonsin

Peptit

AMP
vòng

TUYẾN TỤY
(Tụy đảo

Insulin

Protein

Langheran)

Glucagon

Peptit

AMP vòng Kích thích quá trình hấp thu
glucoz vào gan và các tế bào cơ,
tạo glycogen
Làm tăng đường máu, tăng phân
hủy glygogen.

TUYẾN TRÊN
THẬN
1.Vỏ trên thận


Mineralcolocticoit
Aldosteron

Steroit

Glucocoocticoit
Hydrocooctison
Coocticosteron
Cooctison
Adrenalin 80%
Noradrenalin 20%
Ơstrogen

Steroit
Steroit
Steroit

Hoạt hóa
gen

Amin
Amin
Steroit

Progesteron

Steroit

AMP

vòng
Hoạt hóa
gen
Hoạt hóa
gen

TINH HOÀN

Testosteron

Steroit

NHAU THAI

Kích dục tố nhau Glycoprotei
thai HCG
n
Ơstrogen
Progesteron
Steroit
Steroit
Gastrin
Peptit

Tuyến nội tiết

2. Tủy trên thận
BUỐNG
TRỨNG


HỆ THỐNG
TIÊU HÓA

Secretin

Peptit
Peptit

THẬN

Colexystokinin
(CCK)
Erytropoietin

CÁC MÔ CỦA

Prostaglandins

Kiểu tác
động
AMP
vòng
AMP
vòng

Hoạt hóa
gen

Glycoprotei
n

Axit béo

3

Hoạt hóa
gen
Hoạt hóa
gen
Hoạt hóa
gen
AMP
vòng
-

Các tác dụng quan trọng
Có thể có tác dụng ức chế lên
buồng trứng
Tăng chuyển hóa cơ bản, kích
thích cho trẻ em lớn.
Tăng cường hấp thu canxi bởi
xương
Có thể ảnh hưởng tới các tế
bào lympho B

Kích thích tái hấp thu ion natri
ở các ống thận, giảm tái hấp
thu ion kali.
Làm giảm tác dụng của các
phản ứng stress.
Tăng nhịp tim và nhịp thở và

các phản ứng trả lời nhanh
Kích thích phát triển các đặc
điểm giới tính nữ, phục hồi lại
niêm mạc tử cung.
Kích thích sự phát triển của
niêm mạc tử cung, chuẩn bị
cho sự làm tổ của trứng.
Kích thích sự phát triển các
đặc điểm giới tính của nam
Duy trì sự tồn tại của thể vàng
an thai

Kích thích sản xuất và giải
phóng pepsinogen, axit HCl
Kích thích sản xuất ra natri
hydrocacbonat bởi tụy
Kích thích giải phóng mật

-

Tăng cường sản xuất hồng cầu

-

Các tác dụng tại chỗ


Tuyến nội tiết

Hoocmon sản

xuất ra

Bản chất
hóa học

Kiểu tác
động

Các tác dụng quan trọng

CƠ THỂ

4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu tác dụng của hoocmôn do các tuyến nội tiết tiết ra, người ta
thường thực hiện các phương pháp sau:
- Phương pháp lâm sàng: nghiên cứu sự rối loạn chức năng do các tuyến nội
tiết gây ra (thiểu năng hoặc ưu năng qua xét nghiệm cơ sở).
- Phương pháp cắt bỏ: cắt bỏ hẳn một tuyến nào đó rồi theo dõi sự thay đổi
về chức năng của cơ thể.
- Phương pháp ghép: ghép thêm những tuyến mới, rồi theo dõi sự thay đổi
về chức năng của cơ thể.
Hoocmôn chỉ tác dụng với liều lượng rất nhỏ, hàm lượng cũng rất thấp nên
khó đinh lượng. Nhờ sự ra đời của phương pháp phóng xạ miễn dịch (RIA =
radio-immuno-assay) đã có khả năng định lượng các loại hoocmôn. Ngoài ra
còn một loạt các phương pháp khác như hóa miễn dịch tế bào, hóa miễn dịch
mở, miễn dịch huỳnh quang... đã cho phép phát triển mạnh mẽ ngành nội tiết
học hiện đại.
5. Cơ chế tác động của hoocmôn lên cơ quan đích
Hoocmôn do các tuyến nội tiết tiết ra ngấm thẳng vào máu, theo dòng máu
vận chuyển khắp cơ thể nhưng mỗi hoocmôn chỉ có ảnh hưởng đối với một hay

một số cơ quan hoặc một số quá trình sinh lí nhất định như: TSH chỉ tác động
lên hoạt động của tuyến giáp, ADH chỉ
tác động lên các tế bào ở thành các ống
góp trong thận để điều chỉnh lượng
nước trong cơ thể, hoocmôn tirôxin
tuyến giáp có thể tác động lên toàn bộ
quá trình trao đổi chất và chuyển hoá
của các tế bào, mỗi hoocmôn chỉ tác
động lên một cơ quan đích nhất định,
nhờ các thụ thể nằm trên màng tế bào
hoặc trong tế bào chất của tế bào cơ
quan đó. Chúng có cấu trúc phù hợp
với cấu trúc của hoocmôn (như chìa
khoá của ổ khoá), phức hợp hoocmôn thụ thể đã được hình thành sẽ gây nên
một chuỗi phản ứng sinh hoá để hoạt
hoá các enzim vốn bất hoạt hoặc tạo ra
các enzim mới. Những enzim được hoạt
hoá hay mới hình thành sẽ tham gia vào
quá trình chuyển hoá trong tế bào đích,
làm thay đổi quá trình sinh lí của cơ
quan hoặc cơ thể (hình 1).
Hình 1. Vị trí thụ thể thay đổi
theo loại hoocmôn
4


- Có những hoocmôn tạo ra nhiều hơn một loại đáp ứng trong cơ thể. Các tác
động do một hoocmôn tạo ra có thể thay đổi nếu các tế bào đích có sự khác biệt

Hình 2. Một hoocmôn có nhiều tác dụng khác nhau

về các phân tử tiếp nhận hoặc các đáp ứng với các hoocmôn đó (hình 2)
Cơ chế tác dụng của các hoocmôn dựa vào tính chất ưa nước hay kị nước của
hoocmôn gồm hai cơ chế chủ yếu là:
- Cơ chế hoạt hoá gen tác động lên các thụ thể nằm trong tế bào chất hay
trong nhân.
- Cơ chế sử dụng chất truyền tin thứ hai tác động lên các thụ thể nằm trên
màng.
5.1. Cơ chế hoạt hoá gen
Cơ chế hoạt hoá gen là tác động chủ yếu của các hoocmôn steroit lên các thụ
thể tiếp nhận hoocmôn nằm trong tế bào
chất hoặc trong nhân của các tế bào đích.
Các hoocmôn steroit kị nước nên vận
chuyển trong máu nhờ các prôtêin mang
vừa giúp vận chuyển, vừa bảo vệ, tránh bị
phân huỷ bới các yếu tố của môi trường
trong nhưng bản thân các hoocmôn này có
thể qua màng phôtpholipit kép của tế bào
đích một cách dễ dàng để kết hợp với các
thụ thể nằm trong tế bào chất hoặc nhân và
kết hợp với ADN. Các thụ thể này có 3
5

Hình 3. Sự tác động của hoocmôn
steroit bằng cơ chế hoạt hóa gen


vùng chức năng, một gắn với hoocmôn, một gắn với chromatin, và một thúc đẩy
ADN phiên mã. Phiên mã dẫn tới tổng hợp các prôtêin, thúc đẩy quá trình
chuyển hoá trong tế bào đích(Hình 3).
Ví dụ: hoocmôn ơstrôgen kích thích các tế bào niêm mạc tử cung tổng hợp

các prôtêin thụ thể tiếp nhận prôgestêrôn. Prôgestêrôn được tiết ra vào cuối chu
kì kinh nguyệt, sau rụng trứng sẽ kết hợp với các thụ thể này và kích thích các tế
bào tạo enzim tổng hợp glicôgen. Glicôgen là nguồn dinh dưỡng chuẩn bị để
nuôi dưỡng phôi khi mang thai.
5. 2. Cơ chế sử dụng chất truyền tin thứ hai
Đối với các hoocmôn peptit và monoamin là những chất ưa nước nhưng lại
"kị lipit" (lipophobic) nên không thể
qua màng như steroit mà phải kết hợp
với các thụ thể nằm trên màng lipit kép
của tế bào đích. Hoocmôn với tư cách
là chất truyền tin thứ nhất sẽ tác động
đến tế bào đích qua hệ thống chất
truyền tin thứ hai (second - messenger
systems) trong đó biết rõ và phổ biến
nhất là AMP vòng (AMPc - cyclic
adenosine
monophosphate)(Hình4).
Khi hoocmôn kết hợp với thụ thể trên
màng sẽ hoạt hoá một G prôtêin, đến
lượt G prôtêin sẽ hoạt hoá một enzim Hình 4. Sự tác động của hoocmôn bằng
cơ chế sử dụng chất truyền tin thứ hai
nằm trên màng là Adenylate cyclaza.
Adenylate cyclaza được hoạt hoá sẽ
xúc tác cho việc hình thành AMP vòng từ ATP. AMP vòng được hình thành sẽ
kích hoạt các prôtêinkinaza. Các prôtêinkinaza sẽ phôtphoryl hoá các enzim và
một số prôtêin trong tế bào. Một số enzim có thể thúc đẩy và một số khác lại
kìm hãm bởi chính sự phôtphoryl hoá đó. Kết quả là sẽ làm thay đổi quá trình
chuyển hoá trong tế bào như tổng hợp, tiết, thay đổi điện thế màng.
Theo cơ chế này là các hoocmôn ACTH, FSH, LH, PTH, TSH, glucagôn,
canxitonin, catecolamin…

Không phải lúc nào, ở đâu các hoocmoon cũng tác động bằng cùng một
chất truyền tin thứ hai.
Ví dụ: ADH dùng IP3 - can xi làm chất truyền tin thứ hai với cơ trơn
nhưng lại sử dụng hệ AMP vòng trong ống thận. Còn insulin không tác động
như các peptit khác. Đáng lẽ dùng chất truyền thứ hai thì insulin lại gắn với một
enzim màng bào tương là tirozinkinaza, tirozinkinaza được coi như chất truyền
tin thứ hai, nó phôtphoryl hoá trực tiếp prôtêin tế bào.
6. Điều hòa hoạt động của tuyến nội tiết
6.1. Sự điều hoà hoạt động của các tuyến nội tiết
Sự điều hoà hoạt động của các tuyến nội tiết thường diễn ra bằng mối liên
hệ ngược.
Ví dụ như điều hoà quá trình sinh tinh (Hình 5): dưới tác dụng của FSH và
LH là các hoocmôn điều hoà sinh dục của thuỳ trước tuyến yên cùng với các
6


hoocmôn FRH và LHRH (gọi chung
là GnRH - Gonadotropin releasing
hormone) của vùng dưới đồi tiết ra.
Quá trình sinh tinh diễn ra trong các
ống dẫn tinh khi bước vào tuổi dậy
thì. Dưới tác dụng của FSH, các trợ
bào (tế bào sectoli) tiết ra ABP
(andrngen binding prôtêin là prôtêin
gắn với anđrôgen ở nam giới), đồng
thời dưới tác dụng của LH (ở nam
giới còn có tên riêng là ICSH intercellular stimuling hormone),
các tế bào kẽ nằm chen giữa các ống
sinh tinh sẽ sản xuất ra testôtêrôn.
Với sự có mặt của ABP, testôstêrôn

thúc đẩy sự sinh tinh. Khi lượng tinh
Hình 5. Cơ chế điều hòa quá trình sinh tinh
tiết ra đã khá dồi dào mà chưa sử
dụng, thì quá trình sinh tinh có thể tạm ngừng nhờ một cơ chế riêng do các trợ
bào tiết ra inhibin (là một hoocmôn kìm hãm) sẽ thông báo ngược về thuỳ trước
tuyến yên kìm hãm tiết FSH khiến ABP không được tạo ra, sự sinh tinh tạm thời
ngừng nhưng sự sản sinh ra testôstêrôn thì không hề bị ảnh hưởng vì inhibin chỉ
kìm hãm tuyến yên tiết FSH mà không kìm hãm vùng dưới đổi tiết GnRH. Do
đó ICSH vẫn được tiết ra bảo đảm testôstêrôn vẫn được tiết vì testôstêrôn không
chỉ cần cho quá trình sinh tinh mà còn cần cho nhiều quá trình sinh lí khác, đặc
biệt là các quá trình có liên quan đến chuyển hoá tế bào.
Hầu như sự điều tiết quá trình tiết hoocmôn của tất cả các tuyến nội tiết đều
thực hiện theo cơ chế liên hệ ngược có thể là điều hòa ngược dương tính (hình
6) hoặc điều hòa ngược âm tính (Hình 7).

7


Hình 6. Cơ chế điều hòa ngược
Hình7. Cơ chế điều hòa ngược
6.2. Mộtdương
số cơ chế
điều
hòa
hoocmôn
tính
âm tính
6.2.1. Điều hòa nồng độ glucôzơ trong máu
Sự cân bằng glucôzơ trong máu do tác động tương quan của hoocmôn
insulin và glucagôn tuyến tụy (Hình 9). Insulin được tiết từ tế bào β của tuyến

tụy làm giảm đường máu do làm tăng hấp thụ glucôzơ, tạo glycôgen ở gan.
Glucagon tiết từ tế bào α của tuyến tụy làm tăng đường máu do kích thích
chuyển đổi glycogen ở gan thành glucôzơ.

Hình 9. Duy trì cân bằng glucôzơ trong máu bằng insulin và glucagôn
6.2.2. Điều hòa lượng canxi ở động vật có vú
Các tuyến cận giáp là một nhóm gồm bốn cấu trúc nhỏ nằm chìm vào mặt
sau của tuyến giáp, có vai trò chính trong điều hoà Ca2+ máu. Khi Ca2+ máu giảm
8


dưới mức bình thường là 10mg/100ml, các tuyến này giải phóng hoocmôn tuyến
cận giáp (PTH).
PTH làm tăng Ca2+ máu bằng cả tác dụng trực tiếp và gián tiếp (Hình 10).

Hình 10. Vai trò của hoocmôn tuyến cận giáp trong điều hòa lượng canxi ở
động vật có vú
Ở xương, PTH làm khoáng hoá chất nền để tách và giải phóng Ca 2+ vào
máu. Ở thận, PTH kích thích trực tiếp tái hấp thu Ca 2+ qua các ống thận. PTH
cũng có tác dụng gián tiếp lên thận làm tăng cường chuyển đổi vitamin D thành
một hormone hoạt động. Dạng bất hoạt của vitamin D, một phân tử nguồn gốc
steroid, thu được từ máu hoặc được tổng hợp ở da khi tiếp xúc với ánh nắng.
Hoạt hoá vitamin D bắt đầu ở gan và kết thúc ở thận, là quá trình được kích
thích bởi PTH. Dạng hoạt động của vitamin D tác động trực tiếp lên ruột, kích
thích hấp thu Ca2+ từ máu và như vậy tăng cường tác dụng của PTH. Khi Ca 2+
máu tăng, một vòng điều hoà ngược âm tính ức chế giải phóng thêm PTH từ các
tuyến cận giáp.
Tuyến giáp có thể cũng góp phần vào cân bằng nội môi về calcium. Nếu
2+
Ca máu tăng trên mức Ca2+ máu tăng bình thường, tuyến giáp giải phóng

calcitonin, một hormone ức chế tái hấp thu và tăng cường giải phóng Ca 2+ ở
thận. Ở cá, động vật gặm nhấm và một số động vật khác, calcitonin cần cho cân
bằng nội môi về Ca2+. Tuy nhiên ở người, nó chỉ cần trong quá trình phát triển
xương của trẻ nhỏ.
6.2.3. Điều hoà hoocmôn sinh trưởng ở người
Các hoocmôn quan trọng nhất trong sự điều hoà sinh trưởng ở người là
hoocmôn sinh trưởng (GH) và tirôxin.
Hoocmôn sinh trưởng (GH) đươc tiết ra từ thuỳ sau tuyến yên, nó có bản
chất hoá học là prôtêin. Có tác dụng tăng cường quá trình tổng hợp prôtêin trong
tế bào, mô và cơ quan, do đó tăng cường quá trình sinh trưởng của cơ thể, nhưng
hiệu quả sinh trưởng còn phụ thuộc vào loại mô và giai đoạn phát triển của
chúng. Ở trẻ em, thừa GH sẽ làm xương dài ra một cách bất thường và dẫn đến
bệnh khổng lồ trong khi đó thiếu GH sẽ làm cho xương trở nên ngắn và gây ra
9


bệnh lùn. Ở người lớn, tăng tiết GH gây ra bệnh to đầu chi tức là xương ở bàn
tay và bàn chân to và xương mặt cũng tăng trưởng bất bình thường.
6.2.4. Điều hoà chu kì kinh nguyệt
- Đối với động vật bậc cao và người đến tuổi trưởng thành sinh dục thì khả
năng sinh sản thường được biểu hiện ở chu kì sinh sản (ở động vật được gọi là
chu kì động dục, ở người gọi là chu kì kinh nguyệt) là do có sự biến đối trong cơ
quan sinh dục theo chu kì.
- Chu kì kinh nguyệt và điều hoà chu kì kinh nguyệt.
Chu kì kinh bắt đầu nguyệt xuất hiện ở tuổi dậy thì ở nữ(13- 15 tuổi), mỗi
chu kì kinh thường kéo dài từ 21-31 ngày, trung bình là 28 ngày, khi có kinh
phải 3 năm mới ổn định. Thời kì có kinh kéo dài khoảng 5 ngày. Thời gian có
kinh và lượng máu xuất ra tuỳ thuộc vào từng cá nhân, nhưng thường gây rối
loạn về tâm lí. Chế độ ăn uống, tình trạng sức khoẻ, lối sống… gây ảnh hưởng
tới chu kì kinh nguyệt.

Hoocmôn kích nang trứng (FSH) và hoocmôn tạo thể vàng (LH) do tuyến
yên tiết ra phối hợp với hoocmôn ơstrôgen có tác động kích thích phát triển nang
trứng và gây rụng trứng vào khoảng 14 ngày đầu của chu kì kinh nguyệt. Trứng
được giải phóng khỏi nang trứng vào khoảng ngày thứ 14, nang trứng biến thành
thể vàng. Thể vàng tiết hoocmôn prôgestêrôn, hoocmôn này phối hợp với
ơstrôgen có tác dụng ức chế sự tiết ra FSH, LH của tuyến yên. Nếu như trứng
không được thụ tinh thì thể vàng sẽ bị teo đi trong vòng 10 ngày sau rụng trứng,
chu kì kinh nguyệt lại được lặp lại.
Trong dạ con khi ấy cũng có nhiều biến đổi. Dưới tác động của
prôgestêrôn, ơstrôgen, niêm mạc dạ con dày, tích đầy máu chuẩn bị cho sự làm
tổ của phôi. Nếu trứng không được thụ tinh sẽ không có phôi làm tổ thì niêm
mạc dạ con bị bong đi và máu được bài xuất ra ngoài, gây nên hiện tương có
kinh. Nếu có phôi làm tổ, nhau thai sẽ được hình thành và sẽ tiết ra hoocmôn
kích dục nhau thai (HCG) có tác dụng duy trì thể vàng tiết ra prôgestêrôn, nên
trong thời kì có thai không có trứng chín và rụng.
6.2.5. Điều hoà sự biến thái.
Sự phát triển biến thái ở sâu bọ thường được điều hoà bởi hai loại hoocmôn
là ecdixơn và juvenin được tiết ra từ tuyến ngực (Hình 8).
Tác dụng sinh lý của ecdixơn: gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến
thái thành nhộng và bướm.
Tác động sinh lý của juvenin: phối hợp với ecđixơn gây lột xác ở sâu
bướm, ức chế quá trình biến đổi sâu thành nhộng và bướm.

10


Hình 8: Tác động hoocmôn lên sự biến thái hoàn toàn của sâu
Tuỳ theo mức độ tác động khác nhau của hai loại hoocmôn này mà sâu bọ có
kiểu biến thái hoàn toàn (bướm) hoặc kiểu biến thái không hoàn toàn (châu chấu).
7. Một số hậu quả của các rối loạn nội tiết

Sự rối loạn trong hoạt động của các tuyến nội tiết thể hiện ở sự tiết quá
nhiều hoặc quá ít các hoocmôn tương ứng, đó chính là những nguyên nhân gây
nên các bệnh nội tiết.
7.1. Sự rối loạn của tuyến yên
- Bệnh lùn do thiếu hoocmôn tăng trưởng (GH) từ nhỏ. Tuy cơ thể phát
triển vẫn cân đối nhưng mức độ phát triển giảm đi rõ rệt. Trẻ 10 tuổi chỉ bằng
đứa trẻ 4 - 5 tuổi, người 20 tuổi chỉ bằng đứa trẻ 7 - 10 tuổi.
Cũng có trường hợp lùn không hoàn toàn do thiếu hoocmôn GH, lượng GH
vẫn tiết bình thường nhưng lại thiếu somatomedin (do gan tiết ra) nên GH không
phát huy tác dụng đấy đủ.
- Bệnh khổng lồ thì ngược lại do hoạt động tiết GH của tuyến yên được
tăng cường vào lúc còn trẻ, vóc dáng người cao to quá mức bình thường.
Thường là vượt quá 2m, có người tới 2,8m (gọi là người khổng lồ).
Những người khổng lồ phần lớn là do u tế bào bài tiết GH, thường bị tăng đường
huyết khoảng 10% có thể bị bệnh tiểu đường (còn gọi là bệnh đái tháo đường).
- Bệnh to đầu ngón là do GH tiết ra nhiều (do u các tế bào tiết GH) vào tuổi
trưởng thành khi đĩa sụn tăng trưởng ở đầu xương đã được cốt hoá nên không
gây bệnh không lồ mà là bệnh to đầu ngón, mặt (hàm) và tay chân dị dạng.
11


- Bệnh đái tháo nhạt, bệnh do tuyến yên giảm tiết ADH, thiếu hoocmôn
ADH làm giảm khả năng tái hấp thu nước của các ống góp trong phần tuỷ thận.
Kết quả là bệnh nhân tiểu nhiều nhưng nồng độ các chất điện giải thấp nên bệnh
được gọi là bệnh đái tháo nhạt. Người bệnh có thể tiểu tới 15 - 20 lít mỗi ngày,
lớn hơn người bình thường 10 lần. Vì vậy ADH là hoocmôn chống đái tháo nhạt
(còn gọi là hoocmôn chống đa niệu).
7.2. Rối loạn trong hoạt động tiết của tuyến giáp
- Bệnh bướu cổ lồi mắt(Bazơđô), bệnh do lượng hoocmôn tirôxin tiết quá
nhiều. Bệnh nhân mắc bệnh này tăng chuyển hoá cơ bản, thân nhiệt tăng, hay bị

hồi hộp, lo lắng, thần kinh luôn ở trạng thái căng thẳng, nhịp tim tăng, tay run,
khó ngủ, sụt cân nhanh. Tirôxin ở những bệnh nhân này tiết nhiều là do một
globulin miễn dịch (một loại kháng thể sinh ra như một quá trình tự miễn) gắn
vào thụ thể của tế bào tuyến giáp. Nó tác động giống như TSH có tên là TSI
(thyroid stimulating immunoglobulin) làm cho tuyến giáp tăng tiết nhiều TH
(gấp 5 - 15 lần bình thường) trong khi lượng TSH từ tuyến yên tiết ra giảm gây
nên tình trạng bệnh lí như trên.
- Bệnh bướu cổ lành tính (còn gọi là bướu cổ thiếu iốt): khi lượng iốt cung
cấp không đủ để tổng hợp hoocmôn tirôxin thì các tế bào nang tuyến vẫn tổng
hợp thyroglchulin bình thường, nhưng chính lượng tirôxin bài tiết không đủ để ức
chế tuyến yên bài tiết TSH nên nồng độ TSH trong máu ngày càng tăng thúc đẩy
hoạt động của tuyến giáp làm tuyến giáp càng nở to vì lượng thyroglobulin được
sản xuất và tích luỹ trong nang tuyến ngày càng nhiều.
7.3. Sự rối loạn hoạt động tuyến trên thận
- Bệnh addison do thiếu hụt 2 loại hoocmôn andosteron và cortizon. Dấu
hiệu chính của bệnh là giảm đường huyết, mất cân bằng giữa Na +/K+, nồng độ
Na+ trong máu giảm trong lúc K+ lại tăng, có hiện tượng mất nước, huyết áp tụt,
sút cân và mất khả năng chống stress, cơ thể suy yếu người mệt mỏi.
- Hội chứng Cushing là do u vỏ tuyến trên thận hoặc do u tế bào tiết ACTH
của tuyến yên gây tăng tiết cortizon. Kết quả là gây rối loạn chuyển hoá lipit và
prôtêin với các triệu chứng tăng đường huyết, tăng huyết áp, có thể có biểu hiện
của bệnh tiểu đường, cơ thể phù nề, khối lượng cơ và xương giảm nhanh do
prôtêin bị phân giải. Ở một sộ bệnh nhân có rối loạn phân bố mỡ cơ thể, bụng
ngực tích mỡ trong khi tay chân gầy, đặc biệt mặt căng tròn như mặt trăng.
- Hội chứng nam hóa: gây nên bởi sự tăng tiết anđrôgen (do u tế bào lớp
lưới của vỏ tuyến trên thận) thường gặp ở trẻ em hơn là ở người lớn, trẻ sớm
bước vào tuổi dậy thì hơn trẻ bình thường, có trẻ 3, 4 tuổi đã có những dấu hiệu
dậy thì. Hội chứng nam hoá xảy ra trước khi sinh đối với thai nữ thì khi sinh cơ
quan sinh dục ngoài có biểu hiện như trẻ em nam.
- Hội chứng kém mẫn cảm với anđrôgen: Hội chứng này thể hiện ở một số

bệnh nhân nam có hình thái bên ngoài hoàn toàn như nữ, có tất cả các đặc tính
sinh dục phụ có ở tuổi dậy thì của người con gái chỉ không có kinh nguyệt, tuy
xét nghiệm NST giới tính thì các cô gái này mang cặp NST giới tính XY nghĩa
là con trai, có 2 tinh hoàn nằm trong ổ bụng cũng tiết ra testôstêrôn nhưng các tế
bào đích lại thiếu thụ thể tiếp nhận testôstêrôn nên mọi biến đổi bên ngoài trông
giống con gái nhưng không có buồng trứng, tử cung và âm đạo.
12


II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CÓ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1. Kể tên các tuyến nội tiết và các tuyến ngoại tiết trong cơ thể? Tuyến
nội tiết và ngoại tiết khác nhau cơ bản ở điểm nào?
Hướng dẫn trả lời
- Tuyến ngoại tiết: Tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tuỵ (hệ tiêu hoá)
tuyến mồ hôi, tuyến nhờn.
- Tuyến nội tiết : Tuyến yên, tuyến tùng, tuyến giáp và tuyến cận giáp,
tuyến ức, tuyến trên thận, tuyến sinh dục…
- Sự khác nhau cơ bản giữa 2 loại tuyến trên: tuyến ngoại tiết có ống dẫn
đưa chất tiết từ tuyến ra ngoài, lượng chất tiết thường lớn, hoạt tính không cao.
Tuyến nội tiết các chất tiết ra, được ngấm thẳng vào máu để đưa đến các
tế bào, lượng chất tiết thường ít, song có hoạt tính mạnh.
Câu 2. Nhiệm vụ chủ yếu của tuyến nội tiết là gì? Cho ví dụ.
Hướng dẫn trả lời
Nhiệm vụ chủ yếu của tuyến nội tiết là với một lượng nhỏ chất tiết hoocmôn
cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến các quá trình sinh lí, đặc biệt là quá trình trao
đổi chất. Chúng có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình này.
Ví dụ : - Hoocmôn GH của thùy trước tuyến yên, nếu tiết nhiều hơn bình
thường sẽ kích thích sự tăng trưởng, làm cho người cao lớn quá kích thước bình
thường (2,4 - 2,7m) hoặc tiết ít hơn người sẽ lùn (khoảng 0,9m).
- Hoocmôn tuyến giáp tirôxin, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất chung của

cơ thể. Nếu tuyến hoạt động mạnh tirôxin tiết ra nhiều sẽ làm cường độ trao đổi
chất tăng, thần kinh luôn bị kích thích, hốt hoảng (bệnh Badơđô), ngược lại nếu
tyến giáp hoạt động kém thì tirôxin tiết ra ít, trao đổi chất giảm dẫn đến trẻ chậm
lớn. trí não kém phát triển.
Câu 3. Vai trò của tuyến yên và tuyến cận giáp. Vì sao tuyến yên là tuyến nội
tiết quan trọng nhất?
Hướng dẫn trả lời
* Vai trò của các tuyến:
- Tuyến yên:
+ Thùy trước: tiết hoocmon gây tăng trưởng, tăng đường huyết và kích thích sự
hoạt động của các tuyến nội tiết khác.
+ Thùy sau: tiết hoocmon gây ảnh hưởng đến trao đổi nước, sự co thắt các cơ
trơn, gây co mạch và tăng huyết áp.
+ Thuỳ giữa: ảnh hưởng đến sự phân bố sắc tố da, mắt của trẻ nhỏ.
- Tuyến cận giáp: Tiết hoocmon tham gia điều hoà các muối canxi và
phôpho, đảm bảo cho sự ổn định các chất này trong máu.
Tuyến yên là tuyến nội tiết quan trọng nhất vì tuyến yên không chỉ tiết
hoocmôn ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, mà tuyến yên còn tiết hoocmôn
điều khiển sự hoạt động của các tuyến nội tiết khác như tuyến giáp, tuyến trên
thận, tuyến sinh dục...
Câu 4. a.Nêu rõ ý nghĩa của cân bằng nội môi?

13


b. Sau bữa ăn nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên, sau khi chạy 1000m nồng
độ glucôzơ giảm xuống. Dựa vào hai hiện tượng trên hãy giải thích tại sao nồng
độ glucôzơ trong máu được giữ ổn định?
Hướng dẫn trả lời
a. Ý nghĩa của cân bằng nội môi:

- Sự cân bằng nội môi bao gồm sự cân bằng khối lượng nước, cân bằng về
nồng độ các chất như glucôzơ, các ion, các axit amin, các axit béo, các muối
khoáng.
- Giúp duy trì áp suất thẩm thấu, huyết áp và pH của môi trường bên trong
được ổn định.
- Đảm bảo cho sự tồn tại và thực hiện được chức năng sinh lí của các tế bào
cơ thể với sự tham gia của hàng ngàn các enzim khác nhau
b.Sau bữa ăn nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên, kích thích tế bào β tụy tiết
ra hoocmon insulin, hoocmôn này có tác dụng chuyển glucôzơ thành glycogen
dự trữ trong gan, do vậy nồng độ glucôzơ trong máu giảm xuống duy trì ở nồng
độ 0,1%(0,6-1,4g/l).
- Sau khi chạy, 1000m nồng độ glucôzơ trong máu giảm xuống, kích thích tế
bào α tụy tiết ra hoocmon glucagons, hoocmôn này có tác dụng chuyển
glycogen có ở gan, cơ thành glucôzơ.
Nồng độ glucôzơ trong máu giảm kéo dài, kích thích tuyến yên tiết ACTH
tác động lên vỏ tuyến trên thận, tuyến trên thận tiết cooctizôn tác động lên cơ,
chuyển axit lác tích, axit amin thành glucôzơ. Cooctizôn tác động lên mô mỡ
chuyển glixêrin thành glucôzơ làm cho nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên đến
khoảng 0,1%
Câu 5. Một số bệnh ở người gây nên do rối loạn về nội tiết. Việc điều trị
bằng hoocmôn trong một số trường hợp gây hiệu quả rõ rệt nhưng trong một số
trường hợp khác lại không có kết quả. Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến các
trường hợp trên?
Hướng dẫn trả lời
- Điều trị bằng hoocmôn đem lại hiệu quả rõ rệt là do người bệnh không sản
xuất được hoocmôn cần thiết nhưng tế bào đích có thụ thể tiếp nhận hoocmôn
vẫn bình thường.
- Điều trị bằng hoocmôn không đem lại hiệu quả là do tế bào đích có thụ
thể hỏng nên không tiếp nhận hoocmôn từ bên ngoài.
Câu 6.

a. Tác động của prôgesterol và insulin vào cơ quan đích gây kết quả nhanh
chậm khác nhau như thế nào? Giải thích?
b. Khi ADH trong máu giảm sẽ gây ảnh hưởng tới huyết áp và áp suất thẩm
thấu của máu như thế nào?
Hướng dẫn trả lời
a. - Insulin bản chất hóa học là prôtein có thụ thể trên màng vì vậy tác dụng
nhanh hơn.
- Progesteron có bản chất hóa học là steroit, thụ thể trong tế bào chất,
phức hệ thụ thể - hoocmon đã hoạt hoá gen gây phiên mã nên lâu hơn.
14


b. - ADH giảm, giảm tái hấp thu nước ở thận gây mất nước, Giảm huyết áp,
tăng áp suất thẩm thấu.
Câu 7. Ở người bình thường, khi ăn nhiều đường hay ít đường thì hàm
lượng đường trong máu vẫn luôn ổn định. Nêu tên 2 hoocmôn chính tham gia
điều hoà đường huyết. Nguồn gốc và chức năng cơ bản của 2 hoocmôn đó?
Hướng dẫn trả lời
a. Hai hoocmôn đó là insulin và glucagon:
- Insulin: + Nguồn gốc từ tế bào β của đảo tuỵ
+ Vai trò: Kích thích quá trình hấp thụ glucôzơ vào tế để tạo thành glicogen.
- Glucagon:
+ Nguồn gốc: từ tế bào α của đảo tuỵ.
+ Vai trò: Phân huỷ glicogen thành glucôzơ
Câu 8. Nếu một người bị ung thư tuyến giáp phải cắt bỏ theo em trong
trường hợp này thì nồng độ hoocmôn TSH tăng hay giảm ?
Hướng dẫn trả lời
Nếu tuyến giáp bị cắt bỏ nồng độ hoocmôn TSH trong máu sẽ tăng vì khi
tuyến giáp bị cắt bỏ thì mối liên hệ ngược từ tuyến giáp về vùng dưới đồi và
thuỳ trước không còn nữa, tuyên yên tiếp tục tiết TSH làm tăng lượng TSH

trong máu.
Câu 9. Cho các cơ quan sau: 1. Tuyến yên; 2. Tuyến giáp; 3. Tuyến cận
giáp; 4. Tuyến ức; 5. Tuyến trên thận; 6. dạ dày; 7. Tuyến đào tụy; 8. Tuyến
ruột; 9. Thận. Một số phát biểu về chức năng liên quan đến các tuyến nội tiết
này được cho ở phía dưới là phù hợp loại hoocmôn nào?
1. Nó tiết hoocmon làm tăng tái hấp thụ Na+ vào máu.
2. Sự tiết của nó tăng lên khi nồng độ Ca2+ trong máu giảm xuống dưới mức
bình thường
3. Nếu sự tiết của nó giảm thì tốc độ chuyển hóa cơ bản cũng giảm
4. Sự tiết của nó là cần cho sự phát triển của miễn dịch tế bào
5. Hoocmon của nó làm kích thích sự tạo hồng cầu trong tủy xương
6. Không có hoocmôn của nó thì cơ thể sẽ mất nhiều nước
7. Sự tiết của nó tăng lên sau mỗi bữa ăn giàu cacsbonhidrat
8. Các hợp chất axit kích thích nó tiết hoocmôn
9. Sự tiết của nó là cần thiết cho sự phân giải hóa học prôtein
Hướng dẫn trả lời
Chức năng
Hoocmôn
1. Nó tiết hoocmon làm tăng tái hấp Aldosteron
thụ Na+ vào máu.
2. Sự tiết của nó tăng lên khi nồng độ Parahoocmon: tác dụng lên xương,
Ca2+ trong máu giảm xuống dưới mức thận và ruột làm tăng giải phóng caxi
bình thường
vào máu.
3. Nếu sự tiết của nó giảm thì tốc độ tuyến giáp: tiết tyrocanxitonin tăng
chuyển hóa cơ bản cũng giảm
chuyển hóa cơ bản làm cho trẻ em lớn,
tăng cường hấp thụ canxi bởi xương
4. Sự tiết của nó là cần cho sự phát Tymosin: có thể ảnh hưởng tới các tế
triển của miễn dịch tế bào

bào lympho B
15


5. Hoocmôn của nó làm kích thích sự
tạo hồng cầu trong tủy xương
6. Không có hoocmôn của nó thì cơ thể
sẽ mất nhiều nước
7. Sự tiết của nó tăng lên sau mỗi bữa
ăn giàu cacsbonhidrat

Erythropoeitin

ADH: tăng cường tái hấp thu nước ở
các ống thận
insulin: kích thích quá trình hấp thu
glucôzơ vào gan và các tế bào cơ
chuyển thành glicôgen
8. Các hợp chất axit kích thích nó tiết Tuyến ruột kích thích giải phóng
hoocmon
secretin kích thích giải phóng NaHCO 3
bởi tụy
9. Sự tiết của nó là cần thiết cho sự Gastrin: kích thích tiết pepsinogen
phân giải hóa học prôtein
Câu 10. Tuyến yên là một tuyến nội tiết rất quan trọng của cơ thể người.
Em hãy cho biết tuyến yên có ảnh hưởng như thế nào đến bệnh lùn cân đối, bệnh
to đầu ngón, bệnh đái tháo nhạt ?
Hướng dẫn trả lời
- Bệnh lùn cân đối: do thiếu hoocmôn tăng trưởng(GH) từ nhỏ. Tuy cơ thể
ở mức cân đối nhưng mức độ phát triển của cơ thể bị giảm.

- Bệnh khổng lồ: do hoạt động của hoocmôn GH của tuyến yên tăng cường
khi còn nhỏ nên người bệnh phát triển to quá mức bình thường.
- Bệnh to đầu ngón: do hoocmôn tuyến yên tiết ra hoocmôn GH quá nhiều
vào tuổi đã trưởng thành.
- Bệnh đái tháo nhạt : do tuyến yên giảm tiết hoocmôn ADH làm giảm khả
năng tái hấp thu nước của các ống góp ở thận.
Câu 11. Các thụ thể tế bào có thụ thể trên màng và thụ thể trong tế bào.
Cho những chất sau đây: Ostrogen, Insulin, glucagon, Adrealin, NO, CO. Thụ
thể của chúng có mặt trong tế bào hay trên màng sinh chất vì sao ?
Hướng dẫn trả lời:
- Các chất có thụ thể trên màng sinh chất: Insulin, glucagon
- Các chất có thụ thể trong tế bào : Ostrogen, Adrealin, NO, CO.
+ Các phân tử tín hiệu có thụ thể trên màng sinh chất không đi qua màng tế
bào nên phần lớn các chất tan trong nước, chất có kích thước lớn.
+ Các phân tử tín hiệu có thụ thể trong tế bào chúng phải đi qua màng sinh
chất nên thường là các phân tử nhỏ, kỵ nước, tan trong lypit.
Câu 12. Tại sao cả tế bào gan và cơ tim cùng tiếp xúc với các hoomôn tuy
nhiên chúng đáp ứng với tín hiệu này mà không đáp ứng với tín hiệu khác hay
trong các tín hiệu đó có tín hiệu đồng thời kích thích sự đáp ứng của tế bào gan
và cơ nhưng cách đáp ứng của chúng lại khác nhau ?
Hướng dẫn trả lời:
Đáp ứng của tế bào phụ thuộc:
+ Đặc thù của protein thụ thể
+ Đặc thù của các protein truyền tin
+ Đặc thù của các protein thực hiện đáp ứng
16


Như vậy sự đặc thù trong đáp ứng của tế bào đáp ứng là do:
+ Các tế bào khác nhau có các thụ thể khác nhau (do chúng biểu hiện các

nhóm gen khác nhau)
+ Các tế bào khác nhau có thụ thể giống nhau, tiếp nhận kích thích giống
nhau nhưng do protein truyền tin khác nhau nên đáp ứng khác nhau
+ Các tế bào con có sự liên hệ chéo giữa các con đường truyền tin nên đáp
ứng với các tín hiệu khác nhau.
Câu 13. Giả sử có hai cơ quan khác nhau như gan và tim cùng nhạy cảm
với một loại hoocmon nào đó(ađrênalin). Tế bào của cả hai cơ quan đó có thụ
thể giống nhau cho hoocmôn đó và phức hệ hoocmôn thụ thể tạo ra cùng một tín
hiệu hoá học thứ 2 (cAMP) ở cả hai cơ quan.Tuy nhiên ảnh hưởng của hai
hoocmôn ở hai cơ quan lại khác nhau. Giải thích?
Hướng dẫn trả lời
- Cùng một hoocmôn có thể ảnh hưởng tới hai cơ quan khác nhau bằng
những tác động khác nhau là do : Tín hiệu hoá học thứ 2 có các đích khác nhau
trong các tế bào có các chức năng khác nhau.
Câu 14. Trình bày chức năng của tinh hoàn và buồng trứng. Nêu rõ những
biến đổi của cơ thể dưới tác dụng của hoocmôn sinh dục ở tuổi dạy thì đối với
nam và nữ
Hướng dẫn trả lời
* Tuyến sinh dục gồm : tuyến sinh dục nam( tinh hoàn), tuyến sinh dục nữ
(buồng trứng)
- Chức năng của tinh hoàn:
+ Tế bào sinh tinh, sản xuất tinh trùng, theo ống dẫn tinh về bọng chứa
tinh (túi tinh)
+ Các tế bào kẽ tiết ra tetôtstêrôn là một hoocmôn có tác dụng tới sự phát
triển những đặc điểm giới tính nam và khả năng sinh tinh.
- Chức năng của buồng trứng: sản xuất trứng, các tế bào bao noãn tiết ra
ơstrôgen là hoocmôn có tác dùng tới sự phát triển các đặc điểm giới tính nữ và
kích thích trứng phát triển.
* Tác dụng của hoocmôn sinh dục tuổi dậy thì
Đối với nam : Các tế bào kẽ của tinh hoàn tiết ra hoocmôn tetôtstêrôn ở

độ tuổi 13 - 15 tuổi. hoocmôn này kích thích sự phát triển các đặc điểm giới tính
nam như: cơ bắp, bộ xương phát triển nhanh, ria mép và lông ở những chỗ kín
bắt đầu mọc, bắt đầu có vóc dáng một thanh niên, sụn giáp phát triển, giọng nói
thay đổi, tinh hoàn bát dầu có khả năng sinh tinh.
Đối với nữ : Vào khoảng 11 - 13 tuổi bao noãn sinh ra hoocmôn sinh dục
nữ (ơstrôgen) kích thích sự phát triển các đặc điểm giới tính nữ như: tuyến vú,
chậu hông phát triển, lông ở những chó kín bắt dầu mọc (lông mu, lông nách),
tích mỡ dưới da, trứng phát triển và rụng kéo theo sự hành kinh lần đầu.
Câu 15. Hiện tượng kinh nguyệt xảy ra như thế nào?
Hướng dẫn trả lời
Hiện tượng kinh nguyệt:
17


- Khi trứng rụng, nang trứng sẽ hình thành thể vàng. Thể vàng sinh
hoocmon thể vàng, kích thích sự phát triển của niêm mạc dạ con để chuẩnbị cho
phôi làm tổ, đồng thời kìm hãm tuyến yên tiết FHS. Sau khoảng 14 ngày nếu
trứng không được thụ tinh và làm tổ thì thể vàng sẽ tiêu biến, khi đó:
+ Tuyến yên lại tiết FSH để kích thích trứng mới phát triển và thành thục.
+ Niêm mạc dạ con sẽ bong ra, mạch đứt gây chảy máu, đó là hiện tượng
kinh nguyệt.
Hiện tượng kinh nguyệt xảy ra theo chu kì, hàng ngày, chu kì dài ngắn tuỳ
từng người nhưng trung bình khoảng 25-30 ngày.
- Nếu trứng được thụ tinh, phôi sẽ làm tổ ở dạ con và hình thành nhau thai.
Nhau thai sẽ sinh hoocmon nhau thai có tác dụng như hoocmon thể vàng và
đồng thời duy trì thể vàng trong suốt trong thời gian đầu mang thai sang tháng
thứ 4 nhau thai hoàn toàn thay thế thể vàng, kìm hãm tuyến yên FSH làm trứng
không phát triển, không rụng và do đó không có kinh nguyệt. Vì thế người đang
chửa không có kinh. Nếu đang chửa thấy có máu đó là hiện tượng không bình
thường cần đi khám ở bệnh viện phụ sản.

Câu 16. Để chữa bệnh lùn tuyến yên ở trẻ em bác sỹ thường sử dụng GH
và hoocmôn vùng dưới đồi kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết GH, sự khác
nhau của 2 loại hoocmon này khi dùng để chữa bệnh như thế nào?
Hướng dẫn trả lời
- GH tạo ra ở thuỳ trước của tuyến yên, nếu thuỳ trước tuyến yên mất khả
năng tổng hợp GH thì dùng hoocmôn GH để chữa bệnh.
- Nếu thuỳ trước tuyến yên vẫn hoạt động tốt nhưng do thiếu hoocmôn của
vùng dưới đồi thì dùng hoocmôn này để kích thích hoạt động của tuyến yên.
Câu 17. Tại sao hoocmôn Ơstrôgen sau khi được tiết vào máu lại có tác
dụng lên cơ quan đích chậm hơn nhiều so với hooc môn insulin?
Hướng dẫn trả lời
Vì kiểu tác dụng của insulin theo cơ chế chất truyền tin thứ 2, theo cơ chế
này lượng hooc môn insulin được tiết ra trong máu với nồng độ thấp nhưng khi
nó kết hợp với các thụ thể trên màng tế bào (cơ, gan) làm hoạt hoá kênh
Adênylxyclaza xúc tác biến đổi ATP thành AMPc (vòng) và AMPc hoạt động
như một prôtêinkinaz kích hoạt được prôtêin (enzim) trong tế bào. Nhờ hiện
tượng này mà tín hiệu thứ nhất (insulin) được khuếch đại nhiều lần mà không
cần xâm nhập vào tế bào.
Kiểu tác động của Ơstrôgen theo kiểu hoạt hoá gen, hooc môn Ơstrôgen
vận chuyển qua tế bào chất kết hợp với thụ quan (một prôtêin) và điều chỉnh một
phản ứng trong tế bào (điều chỉnh theo kiểu mô hình Ôperôn). Do hooc môn
phải xâm nhập vào trong tế bào do đó phản ứng mà hooc môn điều chỉnh diễn ra
chậm hơn.
- Điểm sai khác giữa cơ chế tác động của hai hoocmôn:
Hoocmôn insulin
Hoocmôn ơstrôgen
Hoocmon có bản chất là prôtein
Hoocmon có bản chất steroit
Thụ thể nằm trên màng tế bào
Thụ thể nằm sâu trong tế bào chất

(bào tương, nhân)
18


Theo AMP vòng, cơ chế tác động chủ
yếu của hoocmôn.
Hoạt tính mạnh
Hoocmôn tác dụng với AMP vòng, sẽ
tác dụng hoạt hoá thành chuỗi E dạng
dây truyền và kích hoạt chuỗi phản
ứng (khuyếch đại chất truyền tin đầu
tiên)

Tác động theo hoạt hoá gen trực tiếp,
ít hơn.
Hoạt tính chậm hơn
Hoocmon khuyếch tán vào trong tế
bào đích sau đó kết hợp với các thụ
thể nội bào tác dụng lên NST, cấu
trúc ADN thúc đẩy ADN tự sao,
phiên mã, tổng hợp prootein.

Câu 18. Tại sao chỉ cần một lượng nhỏ hoormon lại có tác dụng rất lớn đối
với hoạt động sinh lý
Hướng dẫn trả lời
* Cơ chế tác động trên màng tế bào đích.
Hoocmon được coi là chất truyền tin thứ nhất. Khi nó kết hợp với thụ
thể trên màng → phức hợp hoocmon - thụ thể → hoạt hóa enzim adenyl
cyclaza : ATP → CAMP. CAMP là chất truyền tin thứ 2, có vai trò khuyếch đại
thông tin từ chất truyền tin thứ nhất. CAMP hoạt hóa liên tiếp các enzim làm

thay đổi các quá trình tế bào.
* Cơ chế hoạt hóa gen :
Hoormon kết hợp với thụ thể trong tế bào chất hoặc trên gen => Hoạt hóa
gen, diễn ra quá trình tổng hợp prôtein, tham gia cấu trúc của enzim làm thay
đổi các quá trình tế bào và khuyếch đại thông tin.
Do vậy chỉ cần một lượng nhỏ hoocmôn cũng có tác dụng rất lớn đối với
các hoạt động sinh lý của cơ thể.
Câu 19. Phân biệt điều hòa ngược dương tính và âm tính. Cho ví dụ?
Hướng dẫn trả lời
Quá trình điều hòa ngược làm thay đổi sự tiết các chất của các tổ chức điều
khiển bởi nồng độ hoocmon tiết ra
- Có hai kiểu điều hòa ngược:
+ Dương tính
+ Âm tính
- Sự khác nhau:
Điều hòa ngược dương tính
Lượng hoocmôn tiết ra càng nhiều
càng gây hưng phấn các tổ chức điều
khiển. Kích thích tuyến nội tiết, cơ
quan tiết hoocmôn
Thường xảy ra khi lượng hoocmôn còn
ít, thời gian đầu của một chu kì tiết
hoocmon.
Thường là các hoocmôn tác động một
cách riêng lẻ
Ví dụ: Cơ chế điều hòa tiết Ostrogen:
Vào thời kỳ đầu của chu kỳ kinh

Điều hòa ngược âm tính
Lượng hoocmôn tiết ra càng nhiều

càng gây ức chết các tổ chức điều
khiển. Ức chế tuyến nội tiết, cơ quan
tiết hoocmôn
Thường xảy ra khi lượng hoocmôn
được tiết ra quá lớn thời gian cuối của
một chu kỳ tiết hoocmon.
Có thể một hoặc một số hoocmon kết
hợp với nhau có tác dụng điều hòa.
Thời kì cuối của chu kỳ kinh nguyệt.
Thể vàng tiết - Progesteron

19


nguyệt, buồng trứng tiết Ostregen
- Ostrogen
=> Kích thích: Vùng dưới đồi tiết => Ức chế: Vùng dưới đồi tiết GnRH,
GnRH, tuyến yên tăng tiết LH và FSH tuyến yên giảm tiết FSH, LH
Câu 20. Hãy cho biết sự biến động của nồng độ insulin, adrenalin,
glucagon, cortizol khi hoạt động cơ bắp mạnh ?
Hướng dẫn trả lời
Khi hoạt động cơ bắp nhu cầu năng lượng tăng, hô hấp tế bào tăng
Những hoocmon nào làm tăng glucozơ trong gan và cơ nồng độ hoocmon
đó tăng và ngược lại
- Glucagon tăng: vì chúng chuyển glicogen thành glucozơ
- Adrealin tăng vì chúng thúc đẩy quá trình phân hủy glucogen trong gan và
cơ thành glucozơ
- Cortizol: làm tăng phân hủy protein tạo axit amin, các axit amin này dùng
làm enzym hoặc chuyển hóa thành glucôzơ cần cho hô hấp tế bào
- Insulin giảm vì vai trò của chúng là chuyển hóa glucozơ thành glycogen

Câu 21. Cá thể A tuyến yên hoạt động bình thường, tuyến trên thận bị teo.
Cá thể B cả 2 tuyến đều bị teo. Nếu đưa ACTH vào hai cá thể thì sẽ ảnh hưởng
đến cá thể nào, tại sao?
Hướng dẫn trả lời
- Cá thể A: Tuyến yên vẫn hoạt động bình thường, tiết ACTH bình thường
do tuyến trên thận bị teo nên tiêm thêm ACTH cũng không có tác dụng gì.
- Cá thể B: Tuyến thượng thận không phát triển do tuyến yên hỏng không
tiết được ACTH nên khi tiêm ACTH vào sẽ có tác dụng.
Câu 22.
a. Hai người có hàm lượng Insulin như nhau nhưng một người bình thường,
một người mắc bệnh đái tháo đường? Tại sao?
b. Nêu những biểu hiện của người đái tháo đường.
Hướng dẫn trả lời
Người đó bị đái tháo đường type 2, lượng insulin tiết ra bình thường nhưng
thụ thể bị hỏng.
Biểu hiện của người đái tháo đường:
- Nước tiểu có hàm lượng đường cao.
- Thường hay khát nước, glucôzơ cao kích thích vùng dưới đồi gây cảm
giác khát nước.
- Đói, ăn nhiều nhưng không béo lên được: do glucôzơ thiếu, cơ thể chuyển
hóa lipit thành glucôzơ dẫn đến gầy.
- Bị thương lâu khỏi hoặc hay bị hoại tử (nhất là ở chân) do thiếu năng
lượng cho các quá trình tổng hợp, phục hồi.
Câu 23. So sánh sự tác động của LH và FSH lên buồng trứng và tinh hoàn.
Hướng dẫn trả lời
Sự giống nhau: Đều là hoocmôn do tuyến yên tiết ra
Đều tác dụng lên cơ quan đích để tiết hoocmôn tham gia vào quá trình sinh sản
Cùng bị ức chế bới các hoocmôn của cơ quan đích
20



Khác nhau:
Điểm so sánh
Buồng trứng
FSH
Kích thích phát triển của bao
noãn
LH
Gây rụng trứng và tạo thể
vàng
Ức chế tiết
Ơstrogen và progesteron
FSH và LH

Tinh hoàn
Kích thích phát triển của ống
sinh tinh và tạo tinh trùng
Tác dụng lên tế bào kẽ gây
tiết hoocmon testosteron
Testosteron và inhibin

Câu 24. (Đề chọn HSG quốc gia 2012)
Giải thích sự điều hòa hoạt động tiết hoocmôn bằng các cơ chế liên hệ
ngược và sự điều hòa hoạt động tiết hoocmôn bằng cơ chế thần kinh ở người.
Nêu ví dụ minh họa cho mỗi trường hợp.
Hướng dẫn trả lời
- Điều hòa bằng cơ chế liên hệ ngược:
+ Cơ chế âm tính: Tuyến nội tiết nhạy cảm với nồng độ hoocmôn trong
máu. Khi nồng độ hoocmôn trong máu đạt đến mức nhất định sẽ gây ức chế
tuyến nội tiết làm cho hoạt động tiết của chúng giảm, khi đó nồng độ của

hoocmon của tuyến giảm làm cho nồng độ của hoocmôn điều hòa giảm dẫn đến
ức chế dừng lại. Khi tuyến nội tiết không bị ức chế nó lại bắt đầu tiết ra
hoocmon.
+ Cơ chế dương tính: Tuyến nội tiết nhạy cảm với nồng độ hoocmôn trong
máu. Khi nồng độ hoocmôn trong máu. Khi nồng độ hoocmôn trong máu đạt
đến mức nhất định sẽ gây ức chế tuyến nội tiết làm cho hoạt động tiết của chúng
tăng, khi đó nồng độ của hoocmôn của tuyến tăng làm cho nồng độ của
hoocmôn điều hòa tăng dẫn đến hưng phấn tuyến nội tiết tiết ra hoocmon.
Ví dụ...
- Điều hòa bằng cơ chế thần kinh:
Cơ chế điều hòa tiết hoocmôn bằng thần kinh – thể dịch: Khi cơ thể nhận
được kích thích từ môi trường, các kích thích được mã hóa thành xung thần kinh
theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh, từ trung ương thần kinh xuất hiện
xung theo dây li tâm đến tuyến nội tiết và gây tiết hoocmôn vào máu.
Ví dụ: Hoocmôn của tủy thận được tiết ra, những chất này được coi là trả
lời kích thích của xung thần kinh giao cảm trước hạch có nguồn gốc từ
Hipothalamus trong não bộ.
Câu 25. ( Đề chọn HSG quốc gia 2013)
a) Một người đàn ông bị bệnh cao huyết áp là do nồng độ aldosteron cao.
Huyết áp của ông ta là 164/102. Nồng độ aldosteron cao trong máu còn gây ra
những thay đổi nào đối với pH máu, nồng độ K+ trong máu, thể tích dịch ngoại
bào và tiết renin? Tại sao?
b) Một người bị tai nạn giao thông mất đi 20% lượng máu dẫn đến huyết áp
giảm. Hãy cho biết cơ chế sinh lí chủ yếu làm tăng huyết áp trở lại.
Hướng dẫn trả lời
21


- Những thay đổi do nồng độ aldosteron cao: pH máu tăng, nồng độ K+
giảm, thể tích dịch ngoại bào tăng và không tiết renin.

- Aldosteron kích thích ống thận tăng tái hấp thu Na + tăng thải K+ vào nước
tiểu. Tăng Na+ làm pH máu tăng, tăng thải K + vào nước tiểu làm K+ trong máu
giảm.
- Aldosteron kích thích ống thận tăng tái hấp thu Na+ kèm theo nước dẫn
đến tăng huyết áp và tăng thể tích dịch ngoại bào.
- Huyết áp cao không gây tiết renin.
- Huyết áp giảm còn gây tăng renin, angiotensin II, Angiotensin II gây tăng
aldosteron kích thích ống thận tăng tái hấp thu Na+ và nước đồng thời gây co
mạch làm giảm lượng máu qua thận, giảm lọc ở cầu thận. Ngoài ra phản ứng
đông máu làm giảm mất máu.
b. - Khi huyết áp giảm, thụ thể ở mạch máu báo tin về làm tăng cường hoạt
động thần kinh giao cảm.
- Thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim, co mạch ngoại vi, co mạch dồn
máu từ các nơi dự trữ máu (gan, lách, mạch máu dưới da).
- Thần kinh giao cảm còn làm co mạch máu đến thận, giảm lượng máu qua
thận, giảm lọc ở cầu thận.
- Huyết áp giảm còn gây tăng renin, angiotensin II, Angiotensin II gây tăng
aldosteron kích thích ống thận tăng tái hấp thu Na+ và nước đồng thời gây co
mạch làm giảm lượng máu qua thận, giảm lọc ở cầu thận. Ngoài ra phản ứng
đông máu làm giảm mất máu.
Câu 26. ( Đề chọn HSG dự thi olympic quốc tế năm 2013)
a) Một bệnh nhân có hàm lượng cortizol trong máu cao bất thường. Nếu
xác định nồng độ hoocmôn trong máu bệnh nhân có thể biết được hoạt động của
tuyến yên hay tuyến thượng thận bị trục trặc hay không? Giải thích.
b) Tiroxin tổng số trong máu bao gồm tiroxin dạng tự do và dạng kết hợp.
Chỉ tiroxin tự do mới thể hiện hoạt tính. Trong thời kỳ mang thai ở phụ nữ, gan
sản sinh một loại prôtêin có khả năng gắn với hoocmôn tuyến giáp.
- Phụ nữ mang thai tháng thứ 6 có hàm lượng tiroxin tổng số và tiroxin tự do
thay đổi như thế nào? Giải thích.
- Kích thước tuyến giáp của phụ nữ mang thai có thay đổi không? Giải thích.

Hướng dẫn trả lời
a. - Nếu nồng độ ACTH cao và cortizol cũng cao là do tuyến yên trục trặc.
Vì ở người khỏe mạnh, khi nồng độ cortizol trong máu cao gây ức chế tuyến yên
làm giảm tiết ACTH.
- Nếu nồng độ ACTH thấp nhưng nồng độ cortizol cao là do tuyến trên
thận trục trặc. Vì ở người khỏe mạnh, khi nồng độ cortizol trong máu cao sẽ gây
ức chế lên tuyến yên làm giảm tiết ACTH, dẫn đến giảm kích thích lên lên tuyến
trên thận và giảm cortizol trong máu.
b.– Ở phụ nữ mang thai tháng thứ 6, hàm lượng tiroxin tổng số tăng và
tiroxin tự do bình thường.
- Do gan sản sinh prôtêin huyết tương gắn với tiroxin tạo thành tiroxin
dạng kết hợp, điều này dẫn đến giảm hàm lượng tiroxin tự do. Tiroxin tự do
22


giảm làm cho TSH tăng lên. TSH tăng kích thích tuyến giáp tiết nhiều tiroxin
cho đến khi nồng độ tiroxin tự do trong máu trở lại bình thường.
- Kích thước tuyến giáp bình thường vì hàm lượng tiroxin trong máu bình
thường nên cơ chế điều hòa tiết TSH của tuyến yên ổn định.
Câu 27. (Đề chọn HSG quốc gia 2014)
a) Một bệnh nhân mới bị bệnh huyết áp cao (huyết áp tâm thu là 180 mmHg và
huyết áp tâm trương là 105 mmHg). Hình ảnh chụp cộng hưởng từ cho thấy bệnh
nhân đó có một khối u trong thận. Khối u này tiết nhiều renin vào máu. Bệnh nhân
này có những thay đổi như thế nào về nồng độ alđôstêron và K + trong máu, lượng
Na+ thải ra theo nước tiểu, thể tích dịch ngoại bào? Giải thích.
b) Một bệnh nhân bị bệnh đái tháo nhạt (đa niệu) do thùy sau tuyến yên không
tiết ADH. Hãy dự đoán những thay đổi về áp suất thẩm thấu, nồng độ Na + và renin
trong huyết tương và giải thích?.
Hướng dẫn trả lời
a) - Renin gây tăng hình thành angiotensin II, chất này kích thích vỏ tuyến trên

thận tăng tiết aldosteron làm nồng độ chất này tăng.
- Aldosteron làm tăng hấp thu Na + vào máu, làm lượng Na+ thải theo nước
tiểu giảm.
- Aldosteron làm tăng tiết K+ vào nước tiểu làm K+ trong máu giảm.
- Khi Na+ được tái hấp thu qua ống thận vào máu kéo nước vào theo làm
huyết áp tăng dẫn đến thể tích dịch ngoại bào tăng.
b) - Thiếu ADH làm tăng mất nước theo nước tiểu, do vậy làm tăng áp suất
thẩm thấu và nồng độ Na+ trong huyết tương.
- Mất nước gây giảm huyết áp, bộ máy cận quản cầu tăng tiết renin vào
máu, dẫn đến nồng độ renin trong huyết tương tăng
Câu 28. (Đề chọn HSG quốc gia 2014 )
a) Trong quá trình điều hòa sinh tinh và sinh trứng, điều hòa ngược
dương tính và âm tính diễn ra như thế nào?
b) Khi phụ nữ mang thai thì lượng estrôgen, prôgestêrôn, FSH và LH
trong máu thay đổi như thế nào? Tại sao?
Hướng dẫn trả lời
a) Trong điều hòa sinh tinh:
- Khi nồng độ testosterôn tăng cao gây điều hòa ngược âm tính lên vùng
dưới đồi và tuyến yên làm giảm tiết FSH và ICSH.
- Khi inhibin tăng cao gây điều hòa ngược âm tính lên tuyến yên làm giảm
tiết FSH.
Trong điều hòa sinh trứng:
- Trong pha nang trứng, khi nồng độ estrôgen tăng lên gây điều hòa ngược dương
tính lên vùng dưới đồi và tuyến yên làm tăng tiết FSH và LH.
- Trong pha thể vàng, khi nồng độ estrôgen và progesterôn tăng lên gây điều hòa
ngược âm tính lên vùng dưới đồi và tuyến yên làm giảm tiết FSH và LH.
b) - Estrôgen, progesterôn trong máu tăng là do thể vàng và nhau thai tiết ra.
- FSH và LH trong máu thấp là do nồng độ estrôgen, progesterôn trong máu
cao ức chế tuyến yên làm giảm tiết FSH và LH.
23



III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỰ GIẢI.
Câu 1. Nêu nguồn gốc các hoocmôn và vai trò của chúng trong cơ thể người?
Câu 2. Nêu mối quan hệ giữa tuyến yến và vùng dưới đồi? Vẽ sơ đồ?
Câu 3. Phân biệt quan hệ ngược âm tính và dương tính của hoocmôn?
Câu 4. Cơ chế tác động của hoocmon khác cơ chế tác động của chất trung gian hoá
học ở điểm nào?
Câu 5. Phân biệt cơ chế tác động của hoocmôn theo AMP vòng và theo hoạt hoá gen?
Câu 6. Sự điều hoà Ca trong máu diễn ra như thế nào? Sơ đồ hoá quá trình này?
Câu 7. Nguồn gốc và vai trò của các hoocmon làm tăng đường huyết?
Câu 8. Nêu sự khác nhau trong tác động của isulin và progesterol vào tế bào đích?
Câu 9. Cơ chế điều hoà đường huyết của các hoocmôn tuyến tuỵ.
Câu 10. Cơ chế tác dụng của các hoocmôn không phải steroit thông qua chất
truyền tin thứ hai (AMP vòng).
Câu 11. Cơ chế tác dụng của các hoocmôn steroit thông qua hoạt hoá gen.
Câu 12. Thiết kế thí nghiệm dựa vào lượng đường huyết, để xác định người bị
bệnh đái tháo đường, người bình thường và người tiết quá nhiều insulin?
Câu 13. Phần lớn các phòng thí nghiệm có khả năng xách định lượng TSH, T3, T4
trong máu. Làm sao ta có thể xác định việc cường giáp là kết quả của việc tuyến yên
hoạt động không bình thường hay tuyến giáp hoạt động không bình thường?
Câu 14. Điều gì sẽ xảy ra nếu:
- vỏ thượng thận bị tổn thương và không tiết ra hoocmôn?
- lượng aldosteron tiết ra quá nhiều
Câu 15. Giải thích lượng cortizon, ađrenalin, insulin, glucagon sẽ thay đổi như thế
nào ở một người đã không ăn trong vòng 24 giờ?
Câu 16. Giải thích tại sao thiếu vitamin D gây xốp xương?
Câu 17. Vẽ cơ chế điều hoà ngược âm tính với cơ chế điều hoà ngược dương tính
của hệ nội tiết ? Phân biệt 2 cơ chế đó.
Câu 18. Vì sao người bị bệnh tiểu đường thường khát nước, uống nước nhiều

thường thấy đói, ăn nhưng vẫn gầy ?
Câu 19. Khi con người lâm vào tình trạng căng thẳng, sợ hãi hay tức giận thì loại
hoocmôn nào tiết ra ngay? Hoocmon đó ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của
tim?
Câu 20. Giải thích sự biến đổi của hoocmôn trong quá trình sinh sản ở người.

C. KẾT LUẬN
Với nội dung kiến thức cơ bản sinh lý nội tiết cùng với hệ thống câu hỏi và
bài tập được đề cập ở trên chúng tôi đã sử dụng trong giảng dạy các lớp chuyên
và bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT Chuyên Thái Nguyên và thu được
những kết quả nhất định. Khi tiến hành làm các bài tập và câu hỏi với các mức
độ khác nhau, không những giúp các em học sinh nắm vững kiến thức, mà còn
gây hứng thú, phát huy tính sáng tạo của các em.
Tôi hy vọng chuyên đề sẽ giúp cho các giáo viên thuận tiện cho quá trình
dạy - học và kiểm tra đánh giá.
Tuy nhiên nội dung của chuyên đề không thể không có những khiếm
khuyết, rất mong các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp, các em học sinh đóng
góp ý kiến cho chuyên đề hoàn thiện hơn.
24


Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 16 tháng 06 năm 201
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Hữu Hằng và Đỗ Công Huỳnh, 2004. “Sinh lý học người và động vật.
Nhà xuất bản Khoa học - Kĩ thuật, Hà Nội.
2. Ngô Văn Hưng, Phạm Thị Thu Nga, Võ Bích Thuỷ, Bài tập chọn lục sinh học
11 (cơ bản và nâng cao) 2008 . Nhà xuất bản giáo dục.
3. Trần Văn Kiên, Phạm Văn Lập, Đinh Đoàn Long, Giới thiệu đề thi học sinh giỏi
quốc gia và Olimpic quốc tế môn sinh học 2007, Nhà xuất bản giáo dục 2008.

4. Lê Đình Tuấn, Đặng Trần Phú, Tài liệu SGK chuyên sinh THPT Nhà xuất
bản giáo dục Việt Nam 2009.
5. Nguyễn Quang Vinh, Tư liệu sinh học 11. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
6. Nguyễn Quang Vinh, Tư liệu sinh học 8. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
7. Sinh học ; Campbell. Reece . (Dịch theo sách xuất bản lần thứ 8) – Nhà xuất
bản giáo dục Việt Nam 2011.
8. Philips. W. D. and T. J. Chilton. 1998. Sinh học. Bản dịch, Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam.
9. Đề thi quốc gia và quốc tế các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014.
10. CampbeII. N. A. and J. B. Reece, 2005. Biology. Pearson Benlamin
Cummings Press. U.S.A.

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ 10
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN THÁI NGUYÊN

25


×