Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại tân thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
______________________________________

NGUYỄN NHẬT TRƯỜNG DUY

KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN THƯƠNG MẠI TÂN THÀNH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành: KẾ TOÁN
Mã số ngành: 52340301

Ngày 15 tháng 9 năm 2014

1


LỜI CẢM TẠ

Qua hơn ba năm học tập tại trường Đại học Cần Thơ, được sự dạy
dỗ và chỉ dẫn tận tình của quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt
là quý thầy cô trong khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, cùng với thời
gian hơn ba tháng thực tập tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương
mại Tân Thành, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình với đề
tài: “ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Trách
nhiệm Hữu hạn Thương mại Tân Thành”. Để đạt được kết quả này,ngoài
sự nỗ lực cố gắng của bản thân, áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, em còn
được sự hướng dẫn tận tình của quý thầy cô và các cô chú, anh chị trong
Công ty.


Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn cô Hồ Hồng Liên, người đã
trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn em làm bài luận văn từ đề cương sơ bộ đến
bản chính, đồng thời em cũng xin cảm ơn quý thầy cô trong khoa Kinh tế
& Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt kiến thức
cho em trong suốt hơn ba năm qua.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Công ty Trách nhiệm
Hữu hạn Thương mại Tân Thành, cùng với các cô chú, anh chị trong
Công ty, đặc biệt là các anh chị trong phòng kế toán đã nhiệt tình giúp
đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho em trong suốt thời
gian hơn ba tháng thực tập tại Công ty.
Tuy nhiên, do kiến thức và thời gian thực hiện bài luận văn có hạn
nên luận văn của em không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất
mong quý thầy cô thông cảm và chỉ dạy thêm để bài luận được hoàn
thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Cuối cùng, em xin chúc quý thầy cô luôn mạnh khỏe và thành
công trong công việc, kính chúc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương

2


mại Tân Thành ngày càng phát triển vững mạnh và gặp nhiều thuận lợi
trong quá trình kinh doanh. Em xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày 15, tháng 06, năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Nhật Trường Duy

3



TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết
quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được
dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày 15, tháng 06, năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Nhật Trường Duy

4


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày.…, tháng…, năm 2014
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

5


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU…………………………………………1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu….………………………………………1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………2
1.2.1. Mục tiêu chung……….……………………….……………...2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể…………………….…………………………2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU…………………..…………………3
1.3.1. Không gian……………………...….……...…………………3
1.3.2. Thời gian……………………...….….………………..………3
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu………………..…….....………………3
1.4. Lược khảo tài liệu……………………...…….....………………3
CHƯƠNG

2: CƠ SỞ LÝ LUẬN


VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN…………………………………………………………....4
2.1. Lý thuyết về kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lươn..........................................................………………….……….4
2.1.1. Lý thuyết về kế toán tiền lương……………………...………4
2.1.1.1. Một số vấn đề về tiền lương……………….………….……4
a) Khái niệm tiền lương………………….………………….………4
b) Chức năng của tiền lương……………………………….….……5
c) Đặc điểm của tiền lương……………………….…………..……6
d) Nguyên tắc tính trả lương ………………...………………..……6
e) Các hình thức trả lương………….…………………...……..……8
f)

Quỹ

lương………………....……………………………………....….…11

6


g) Các khoản thu nhập khác của người lao động……..……………12
2.1.1.2. Hạch toán kế toán tiền lương…………....…………………12
a) Nguyên tắc hạch toán…………..………………………...………12
b) Tài khoản hạch toán…………..……………….…………………12
c) Hạch toán nghiệp vụ…………….………….……………………14
2.1.2. Kế toán các khoản trích theo lương…….…...………………14
2.1.2.1. Các khoản trích theo lương………………...………………14
a) Bảo hiểm xã hội …………………………………………………15

b) Bảo hiểm y tế………………..……………………...……………15
c) Bảo hiểm thất nghiệp……………………...………………..……15
d) Kinh phí công đoàn……………………...………………………16
2.1.2.2 Kế toán các khoản trích theo lương……………..…………17
a) Nguyên tắc hạch toán…………………….……………...………17
b) Tài khoản hạch toán………………..……………………………17
c) Hạch toán nghiệp vụ………………….…………….……………22
2.1.3. Kế toán thuế thu nhập cá nhân………………………………23
2.1.3.1. Thuế thu nhập cá nhân………….…………………………23
a) Khái niệm……………………...…………………...……………23
b) Xác định thuế thu nhập cá nhân……………………......……….23
2.1.3.2. Kế toán thuế thu nhập cá nhân……………………....……26
a) Nguyên tắc hạch toán………………...….………………………26
b) Tài khoản sử dụng……………….………………………………26
c) Hạch toán nghiệp vụ……………………….……………………26
2.1.4. Kế toán quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm…………...……28
2.1.4.1. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm……………………….28
7


a) Khái niệm………………………………...………………………28
b) Quy định về quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm…………….…28
2.1.4.2. Kế toán quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm…...….....……29
a) Nguyên tắc hạch toán…………...……………………..…....……29
b) Tài khoản hạch toán……...…...……………….……….…...……29
c) Hạch toán nghiệp vụ...………...…………………………....……30
2.1.1.5. Các hình thức kế toán…………...………….……...….……30
a) Hình thức kế toán Nhật ký chung……………………....….……31
b) Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái………………………….…32
c) Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ……………………..……..…34

d) Hình thức kế toán Nhật ký – chứng từ……………………..……35
2.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………37
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu……………….………………37
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu…………….…………..……37
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI TÂN THÀNH
3.1. Quá trình hình thành và phát triển……………………………39
3.2. Ngành nghề kinh doanh…………….…………………………39
3.3. Tổ chức công tác quản lý………………………………………40
3.3.1. Sơ đồ bộ máy Công ty………………..…...…………………40
3.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận………...……………40
3.4. Tổ chức công tác kế toán…………..………………………..…44
3.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán……………………...……..…….…44
3.4.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán…………...………..………44
3.4.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận…………...…...…44
8


3.4.2. Các chính sách kế toán đang áp dụng………………………48
3.4.2.1. Hệ thống tài khoản kế toán……………………......………48
3.4.2.2. Phương pháp trích khấu hao TSCĐ………………………48
3.4.2.3. Phương pháp tính trị giá hàng xuất kho………….………48
3.4.2.4. Hình thức kế toán áp dụng…………...……...……………48
3.5. Tổng quan tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh…..……50
3.6. Thuận lợi, khó khăn, định hướng phát triển…………......……51
3.6.1. Thuận lợi…………...…………………….…………………51
3.6.2. Khó khăn…………...………………….……………………52
3.6.3. Định hướng phát triển………………….……………………52
CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

THƯƠNG MẠI TÂN THÀNH……………….……………………53
4.1. Tình hình và cơ cấu lao động của công ty………………….…53
4.1.1. Tình hình lao động của Công ty………………….….………53
4.1.1.1. Tình hình lao động………..…...……….……..……………53
4.1.1.2. Cơ cấu lao động………..…...……….……..………………53
a) Cơ cấu theo trình độ…………..…………………………………53
b) Cơ cấu lao động theo giới tính………….....……………….……55
c) Cơ cấu lao động theo độ tuổi……….…...……………………....56
4.2. Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Công ty TNHH TM Tân Thành.…………………………57
4.2.1. Quỹ lương…….…...…………………...……………………57
4.2.2. Hình thức trả lương……….....…………………………...…58
4.2.3. Phương pháp tính lương……………………...……….……58

9


4.2.4. Chứng từ, sổ sách kế toán……………………...…………..59
4.2.5 Hệ thống tài khoản……………………...….………….……59
4.2.6 Trình tự hạch toán……………………...…….……..………59
4.2.7. Trình tự ghi sổ……………………...…….…………………69
4.3. Phân tích tình hình quỹ lương của công ty…………………...70
4.3.1. Phân tích tình hình kế hoạch quỹ lương………………...…70
4.3.2. Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương……………………..71
4.3.3. Phân tích tỷ suất chi phí lương…………………………...…73
4.3.4. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương và các khoản trích
theo lương…………….………………...…………………………74
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI TÂN

THÀNH………………….…………………………………..……76
5.1. Đánh giá chung……………..…………...……………………76
5.1.1. Ưu điểm…………………..……………....…………………76
5.1.2. Nhược điểm……………………......………..………………76
5.2. Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương tại công ty……………………...……………...…77
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………...…78
6.1. Kết luận……………………...……..…………………………78
6.2. Kiến nghị……………………...…….…………………………78
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………….………………………80
PHỤ LỤC......................................................................................…81

10


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Tỷ lệ các khoản trích theo lương giai đoạn 20112012……….………………………………………………………..16
Bảng 2.2. Tỷ lệ các khoản trích theo lương năm 2014…………….17
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011, 2012,
2013…………………………………………………………………30

Bảng 4.1. Cơ cấu lao động theo trình độ tại công ty……….....54
Bảng 4.2. Cơ cấu lao động theo giới tính tại công ty…………..…..55
Bảng 4.3. Cơ cấu lao động theo độ tuổi tại công ty………………...56
Bảng 4.4. Bảng chấm công……….………………………….…..…67
Bảng 4.5. Bảng thanh toán tiền lương của Phòng Hành chính nhân
sự…………………………………………………………………....68
Bảng 4.6: Bảng tình hình quỹ lương thực tế và kế hoạch của công
ty…….……………………………………………………………...70

Bảng 4.7: Tình hình sử dụng quỹ lương của công ty………….….…71
Bảng 4.8: Tỷ suất chi phí lương của công ty…………….…………..73
Bảng 4.9. Mối quan hệ giữa số lượng nhân viên và doanh thu.……..74

11


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Sơ đồ hạch toán Tài Khoản 334………………………..14
Hình 2.2. Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo lương…………...22
Hình 2.3. Trình tự ghi sổ Hình thức kế toán Nhật ký chung……..32
Hình 2.4. Trình tự ghi sổ Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái.…..33
Hình 2.5. Trình tự ghi sổ Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ….…35
Hình 2.6 Trình tự ghi sổ Hình thức kế toán Nhật ký – chứng từ…37
Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy công ty………………..…………….……40
Hình 3.2. Sơ đồ bộ máy kế toán…………..……………….………44
Hình 3.3. Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký chung của công ty..…49
Hình 4.1. Lưu đồ quy trình thanh toán tiền lương tại công ty……62
Hình 4.2. Phiếu tạm ứng……………………………….………….63
Hình 4.3. Danh sách nhân viên tạm ứng…………………………...63
Hình 4.4. Phiếu Chi…………………………….…………………..64
Hình 4.5. Sơ đồ trình tự ghi sổ các nghiệp vụ liên quan đến tiền
lương.………………………………………………………………69

12


DANH MỤC PHỤ LỤC


Phụ lục 1:Trích các nghiệp vụ phát sinh nêu trên tại Sổ Nhật ký
chung..................................................................................................81
Phụ lục 2: Trích sổ Cái của các tài khoản 334, 3382, 3383, 3384,
3389………………………………………………………………....83

13


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BHYT

: Bảo hiểm y tế

KPCĐ

: Kinh phí công đoàn

BHTN

: Bảo hiểm thất nghiệp

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn


TSCĐ

: Tài sản cố định

TNCN

: Thu nhập cá nhân

TK

: Tài khoản

LN

: Lợi nhuận

ĐVT

: Đơn vị tính

14


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, bên cạnh các doanh nghiệp
có nhiều cơ hội để phát triển thì môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn
như: sự canh tranh khốc liệt, công nghệ - kĩ thuật ngày càng lạc hậu, nhu cầu
chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng ngày càng cao.Vì vậy, để các doanh

nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải đề ra các
chiến lược dài hạn; đăc biệt là cải tiến, đổi mới các nguồn lực. Trong đó, con
người là nguồn lực quan trọng nhất. Có rất nhiều nhà Quản trị sử dụng các
biện pháp thúc đẩy người lao động làm việc tốt như: thưởng, bắt buộc, phạt…,
nhưng con người chỉ phát huy hết khả năng của mình khi sức lao động bỏ ra
được bù đắp xứng đáng dưới dạng tiền lương. Tiền lương là khoản tiền các
doanh nghiệp trả cho người lao động nhằm bù đắp lại hao phí sức lao động của
họ đã bỏ ra trong quá trình lao động. Ngoài ra, người lao động còn được
hưởng một số nguồn thu nhập khác như: tiền thưởng, phụ cấp….
Gắn liền với tiền lương là các khoản trích theo lương bao gồm: Bảo hiểm
xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn, Bảo hiểm thất nghiệp. Đây là các quỹ
thể hiện sự quan tâm của xã hội dành cho người lao động, các quỹ này được hình
thành trên cơ sở từ nguồn đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán kế toán tiền
lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp em đã chọn đề tài:
“Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Trách nhiệm
Hữu hạn Thương mại Tân Thành” cho luận văn của mình với mong muốn
được góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương sao cho phù hợp với chế độ và điều kiện của công ty.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại Tân Thành, từ đó đề ra
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương tại Công ty.

15


1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu 1: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác kế toán tiền
lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn
Thương mại Tân Thành.
- Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương và các
khoản trích theo lương đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp giúp Công ty hoàn thiện công tác kế
toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài nghiên cứu đươc thực hiện và hoàn thành tại Công ty Trách
nhiệm Hữu hạn Thương mại Tân Thành.
1.3.2 Thời gian
- Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu từ năm 2012 – 6/2014
- Thời gian thu thập số liệu từ ngày 11/8/2014 đến ngày 17/11/2014
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại Tân Thành.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trần Thảo Nghi (2014). Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, Đại
Học Cần Thơ, đã thực hiện đề tài: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại xí nghiệp in và bao bì Duy Nhật”. Đề tài này nghiên cứu đặc điểm
lao động và công tác quản lý lao động tiền lương của xí nghiệp in và bao bì
Duy Nhật, các hình thức trả lương, hạch toán chi tiết, hạch toán tổng hợp từ đó
đánh giá chung, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền
lương và các khoản trích theo lương tại xí nghiệp in và bao bì Duy Nhật.
Võ Thị Diện (2014). Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, Đại học
Cần Thơ, đã thực hiện đề tài: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Công ty cổ phần SADICO Cần Thơ”.Đề tài này nghiên cứu thực
trạng công tác kế toán tiền lương và sự ảnh hưởng của chi phí tiền lương đối
với công ty. Cụ thể là tìm hiểu hình thức trả lương và phương pháp tính lương

của công ty, tìm hiểu công tác kế toán tiền lương tại công ty và ảnh hưởng của
chi phí đến lợi nhuận của công ty. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn

16


thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ
phần SADICO Cần Thơ.

17


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG
2.1.1 Lý thuyết về kế toán tiền lương
2.1.1.1 Một số vấn đề về tiền lương
a) Khái niệm tiền lương
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp (người sử dụng lao
động) trả cho người lao động tương ứng với thời gian lao động, chất lượng sản
phẩm, kết quả lao động mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp. Về
bản chất, tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động. Mặt
khác, tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng say lao
động.
Thực tế, cái mà người lao động quan tâm đến không phải là khối lượng
tiền lương, mà họ quan tâm đến khối lượng tư liệu sinh hoạt mà họ nhận được
thông qua tiền lương. Vấn đề này liên quan đến hai khái niệm về tiền lương
đó là: Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế.

- Tiền lương danh nghĩa: là số lượng tiền mà người lao động nhận
được khi họ hoàn thành một khối lượng công việc nhất định.
- Tiền lương thực tế: là số lượng hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ mà
người lao động mua được bằng tiền lương danh nghĩa.
Ngoài ra chúng ta còn một số khái niệm khác liên quan đến tiền lương:
- Tiền lương cơ bản: là tiền lương được chính thức ghi trong các hợp
đồng lao động, các quyết định về lương hay qua các thỏa thuận chính
thức.Tiền lương cơ bản phản ánh giá trị của sức lao động và tầm quan trọng
của công việc mà người lao động đảm nhận.
- Tiền lương tối thiểu: là tiền lương trả cho lao động giản đơn nhất
trong điều kiện bình thường của xã hội. Tiền lương tối thiểu được pháp luật
bảo vệ. Nó là cơ sở là nền tảng để xác định mức lương trả cho các loại lao
động khác và là công cụ để nhà nước quản lý và kiểm tra việc trao đổi mua
bán sức lao động.
Trong đời sống kinh tế hiện nay thì tiền lương có ý nghĩa vô cùng to
lớn, bởi đó là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, nó đảm bảo cuộc
18


sống của mỗi cá nhân, nó quy định mức sống, sự tồn tại của mỗi con người
trong xã hội. Còn đối với doanh nghiệp có thể sử dụng tiền lương để làm đòn
bẩy kinh tế thúc đẩy tinh thần tích cực lao động, là nhân tố thúc đẩy năng suất
lao động.
b) Chức năng của tiền lương
- Chức năng thước đo giá trị sức lao động: Tiền lương biểu thị giá cả
sức lao động có nghĩa là nó là thước đo để xác định mức tiền công các loại lao
động, là căn cứ để thuê mướn lao động, là cơ sở để xác định đơn giá sản phẩm.
- Chức năng tái sản xuất sức lao động: Thu nhập của người lao động
dưới hình thức tiền lương được sử dụng một phần đáng kể vào việc tái sản
xuất giản đơn sức lao động mà họ đã bỏ ra trong quá trình lao động nhằm mục

đích duy trì năng lực làm việc lâu dài và có hiệu quả cho quá trình sau. Tiền
lương của người lao động là nguồn sống chủ yếu không chỉ của người lao
động mà còn phải đảm bảo cuộc sống của các thành viên trong gia đình họ.
Như vậy tiền lương cần phải bảo đảm cho nhu cầu tái sản xuất mở rộng cả về
chiều sâu lẫn chiều rộng sức lao động.
- Chức năng kích thích lao động: Trả lương một cách hợp lý và khoa
học sẽ là đòn bẩy quan trọng hữu ích nhằm kích thích người lao động làm việc
một cách hiệu quả.
- Chức năng tích lũy: Tiền lương trả cho người lao động phải đảm bảo
duy trì được cuộc sống hàng ngày trong thời gian làm việc và còn dự phòng
cho cuộc sống lâu dài khi họ hết khả năng lao động hay gặp rủi ro.
- Chức năng công cụ quản lý của Nhà nước: Tiền lương với chế độ của
nó là những đảm bảo có tính chất pháp lý của Nhà nước buộc người sử dụng
lao động phải trả theo công việc đã hoàn thành của người lao động, đảm bảo
quyền lợi tối thiểu mà họ được hưởngqua mức lương tối thiểu. Từ đó mới
phát huy được chức năng kích thích người lao động, căn cứ vào yêu cầu cơ
bản này thông qua thực hiện tình hình kinh tế xã hội mà Nhà nước đặt ra chế
độ tiền lương phù hợp, như một văn bản bắt buộc đối với người sử dụng lao
động. Các cơ sở sản xuất kinh doanh lấy một phần thu nhập của mình để trả
lương. Chính vì điều này người sử dụng lao động phải biết tiết kiệm sức lao
động cũng như những chi phí khác.
c) Đặc điểm của tiền lương
- Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động tiền tệ và
nền sản xuất hàng hóa.

19


- Trong điều kiện tồn tại nền sản xuất hàng hóa tiền tệ, tiền lương là
một yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch

vụ.
- Tiền lương là một đòn bẩy kinh tế quan trọng để nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh tăng năng suất lao động, có tác dụng động viên khuyến
khích người lao động tích cực lao động, nâng cao hiệu quả công tác.
d) Các hình thức trả lương
 Hình thức trả lương theo thời gian
Chủ yếu áp dụng cho những người làm công tác quản lý. Đây là hình
thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế. Ở
hình thức này có hai cách trả lương: Trả lương theo thời gian giản đơn và trả
lương theo thời gian có thưởng tùy thuộc vào đặc điểm, quy mô sản xuất kinh
doanh hoặc là quy định của từng doanh nghiệp.
Trả lương theo thời gian giản đơn được chia thành:
- Lương tháng: Là tiền lương trả cho người lao động theo bậc lương
quy định gồm có tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp( nếu có). Thường
được áp dụng cho cán bộ công nhân viên làm công tác quản lý hành chính,
quản lý kinh tế và các cán bộ công nhân viên thuộc các ngành hoạt động
không có tính chất sản xuất. Hình thức này có nhược điểm là không tính được
số ngày làm viêc thực tế trong tháng.
- Lương ngày: Được tính bằng cách lấy lương tháng chia cho số ngày
làm việc theo chế độ. Lương ngày làm căn cứ để tính trợ cấp BHXH phải trả
cho công nhân viên, tính trả lương cho công nhân viên trong những ngày hội
họp, học tập, trả lương theo hợp đồng. Hình thức này có ưu điểm là thể hiện
được trình độ và điều kiện làm việc của người lao động, nhược điểm là chưa
gắn tiền lương với sức lao động của từng người nên không động viên tận dụng
thời gian lao động để nâng cao năng suất lao động.
- Lương giờ: Được tính bằng cách lấy lương ngày chia cho số giờ làm
việc trong ngày theo chế độ. Lương giờ thường làm căn cứ để tính phụ cấp
làm thêm giờ. Hình thức này có ưu điểm là tận dụng được thời gian lao động
nhưng lại có nhược điểm là theo dõi phức tạp.
Trả lương theo thời gian có thưởng: là hình thức trả lương theo thời

gian giản đơn kết hợp với các chế độ tiền lương thưởng trong sản xuất.
Hình thức trả lương theo thời gian có ưu điểm là dễ tính toán xong có
nhiều hạn chế, vì tiền lương tính trả cho người lao động nhưng chưa đầy đủ

20


nguyên tắc phân phối theo lao động. Vì chưa tính đến một cách đầy đủ chất
lượng lao động. Do đó chưa phát huy hết chức năng của tiền lương cho sự
phát triển sản xuất và chưa phát huy được khả năng sẵn có của người lao động.
 Hình thức trả lương theo sản phẩm
Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức tiền lương trả cho
người lao động được tính theo số lượng, chất lượng của sản phẩm hoàn thành
hoặc khối lương công việc đã làm xong được nghiệm thu. Để tiến hành trả
lương theo sản phẩm cần phải xây dựng được định mức lao động, đơn giá tiền
lương hợp lý trả cho từng loại sản phẩm, công việc được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt, phải kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm chặt chẽ.
Tuy nhiên hình thức này còn hạn chế như chỉ coi trọng số lượng sản
phẩm mà chưa quan tâm đến chất lượng công việc, không theo đúng định mức
kinh tế, kĩ thuật để làm cơ sở cho cách tính lương, đơn giá đối với từng loại
sản phẩm, từng công việc hợp lý nhất.
- Tiền lương trả theo sản phẩm trực tiếp: là hình thức tiền lương trả cho
người lao động được tính trực tiếp theo số lượng sản phẩm. Sản phẩm này
phải đúng quy cách, phẩm chất, định mức kinh tế và đơn giá tiền lương sản
phẩm đã quy định. Hình thức này được áp dụng rộng rãi đối với người trực
tiếp sản xuất, trong điều kiện quá trình lao động của họ mang tính chất độc lập
tương đối, có thể định mức và kiểm tra nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể
và riêng biệt.
Đơn giá được xác định như sau:
ĐG = L/Q hoặc L x T

Trong đó: ĐG: Đơn giá sản phẩm
L : Lương theo cấp bậc
Q : Mức sản lượng
T

: Mức thời gian

- Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp: Được áp dụng để trả
lương cho công nhân làm các công việc phục vụ sản xuất ở các bộ phận sản
xuất như: công nhân vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng máy
móc thiết bị. Trong trường hợp này căn cứ vào kết quả sản xuất của lao động
trực tiếp để tính lương cho lao động phục vụ sản xuất.
- Hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng: Là kết hợp trả lương
theo sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp kết hợp với chế độ tiền thưởng trong
sản xuất. Chế độ khen thưởng này được đặt ra khuyến khích người lao động
21


nêu cao ý thức trách nhiệm, doanh nghiệp có chế độ tiền lương thưởng cho
công nhân đạt và vượt chỉ tiêu mà doanh nghiệp quy định. Ví dụ, như thưởng
do tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư…
- Hình thức trả lương theo sản phẩm lũy tiến: Là tiền lương tính theo
sản phẩm trực tiếp kết hợp với xuất tiền thưởng lũy tiến theo mức độ hoàn
thành vượt mức sản xuất hoặc định mức sản lượng. Hình thức này nên áp dụng
ở những khâu sản xuất quan trọng, cần thiết phải đẩy nhanh tiến độ sản xuất
hoặc cần động viên công nhân phát huy sáng kiến phá vỡ định mức lao động.
- Hình thức trả lương tính theo sản phẩm tập thể: Là hình thức tiền
lương áp dụng cho những công việc nặng nhọc có định mức thời gian dài, cá
nhân từng người không thể làm được hoặc làm được nhưng không bảo đảm
tiến độ, đòi hỏi phải áp dụng lương sản phẩm tập thể. Khi áp dụng hình thức

này phải chú ý đến cách chia lương sao cho đảm bảo công bằng hợp lý, phải
chú ý tình hình thực tế của công nhân về sức khỏe, về sự cố gắng trong lao
động.
- Hình thức trả lương theo sản phẩm khoán quỹ
Quỹ tiền lương = Số sản phẩm x Đơn giá lương
Tiền lương cá nhân = Số sản phẩm x Quỹ lương
Hệ số cá nhân dựa vào mức độ phức tạp của vị trí công việc, năng suất
lao động của cá nhân…Hình thức trả lương này áp dụng cho nhóm người có
chung sản phẩm cuối cùng mà công việc có tính chuỗi liên quan chặt chẽ với
nhau.
 Hình thức trả lương khoán
Hình thức trả lương khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng: Tiền lương
được tính theo đơn giá tổng hợp cho sản phẩm hoàn thành đến công việc cuối
cùng, hình thức này áp dụng cho từng bộ phận sản xuất.
e) Quỹ lương
Quỹ tiền lương là tổng số tiền lương và phụ cấp phải trả cho người lao
động mà doanh nghiệp quản lý và sử dụng, bao gồm lao động trong biên chế,
lao động hợp đồng ngắn hạn, lao động hợp đồng dài hạn và lao động thời vụ.
Quỹ tiền lương doanh nghiệp bao gồm:
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc(
theo thời gian, theo sản phẩm).
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc theo kế
hoạch của doanh nghiệp.
22


- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ phép hoặc đi
học…
- Các loại tiền thưởng trong sản xuất.
- Các khoản phụ cấp thường xuyên( phụ cấp khu vực, phụ cấp trách

nhiệm, phụ cấp học nghề, phụ cấp thâm niên, phụ cấp làm đêm, thêm giờ…)
Về phương diện hạch toán quỹ tiền lương của doanh nghiệp được chia
thành hai loại: Tiền lương chính và tiền lương phụ.
- Tiền lương chính: là tiền lương phải trả cho người lao động trong thời
gian làm nhiệm vụ đã quy định, bao gồm lương cấp bậc, các khoản phụ cấp
thường xuyên và các loại thưởng trong sản xuất .
- Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho người lao động trong những thời
gian không làm nhiệm vụ nhưng vẫn hưởng lương theo chế độ quy định như
tiền lương trong thời gian nghỉ phép, thời gian làm nghĩa vụ xã hội, hội họp,
học tập, ngừng sản xuất ...
f) Các khoản thu nhập khác của người lao động
Ngoài tiền lương, chế độ BHXH thì nhân viên có thành tích trong sản
xuất kinh doanh sẽ được hưởng khoản tiền thưởng. Tiền thưởng về sáng kiến
nâng cao chất lương sản phẩm, tiết kiệm vật tư, tăng năng suất lao động căn cứ
vào hiệu quả kinh tế cụ thể để xác định.
2.1.1.2 Hạch toán kế toán tiền lương
a) Nguyên tắc hạch toán
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh
toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương,
tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về
thu nhập của người lao động.
b) Tài khoản hạch toán
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 334 – Phải trả người lao động
Bên Nợ:
- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo
hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao
động;
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động.
Bên Có:


23


- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo
hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động.
Số dư bên Có:
- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các
khoản khác còn phải trả cho người lao động.
Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên nợ phản ánh số tiền
đã trả lớn hơn số phải trả tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác
cho người lao động.
Tài khoản 334 phải hạch toán chi tiết theo 2 nội dung: Thanh toán
lương và thanh toán các khoản khác.
Tài khoản 334 - Phải trả người lao động, có 2 tk cấp 2:
- Tài khoản 3341 - Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải
trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh
nghiệp về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các
khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên.
- Tài khoản 3348 - Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản
phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác
ngoài công nhân viên của doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng (nếu có) có
tính chất về tiền công và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người
lao động.

24


c) Hạch toán nghiệp vụ

Nguồn: Chế độ kế toánViệt Nam, năm 2006


Hình 2.1. Sơ đồ hạch toán Tài Khoản 334
2.1.2 Kế toán các khoản trích theo lương
2.1.2.1 Các khoản trích theo lương
Các khoản trích theo lương người lao động áp dụng từ 01/01/2014 theo
quy định bao gồm 4 khoản trích: BHXH, BHTN, BHYT và KPCĐ. Căn cứ để
trích các khoản này là dựa vào tiền lương cơ bản và một số khoản phụ cấp có
tính ổn định như lương của người lao động.
a) Bảo hiểm xã hội
Quỹ được lập nhằm tạo ra nguồn tài trợ cho công nhân viên trong
trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động … Quỹ BHXH được hình thành

25


×