Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

giải pháp đẩy mạnh đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp của huyện phong điền, thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 140 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHÂU MỸ TIÊN

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐA DẠNG HÓA
TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA
HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ
CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế học
Mã ngành: 52310101

Tháng 12 - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHÂU MỸ TIÊN
MSSV: 4113953

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐA DẠNG HÓA
TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA
HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ
CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế học
Mã ngành: 52310101


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN THỊ BẢO CHÂU

Tháng 12 - 2014


LỜI CẢM TẠ
-----Em xin chân thành cám ơn Quý Thầy, Cô khoa Kinh tế & QTKD
trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy em trong suốt thời gian học
tập tại trường. Thầy, Cô đã truyền dạy cho em những nguồn kiến thức thật
bổ ích không chỉ về mặt lý thuyết mà còn cả về thực tế, đây chính là hành
trang quý báu cho em thêm vững tin bước vào đời. Đặc biệt, em xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến Cô Nguyễn Thị Bảo Châu và thầy Nguyễn Quốc Nghi.
Thầy, cô đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em định hướng và tháo gỡ những
khó khăn, khuất mắt trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Em kính gửi lời cảm ơn chân thành đến các Cô, chú, anh chị đang công
tác tại Ủy ban nhân nhân huyện Phong Điền và Ủy ban nhân các xã Nhơn
Nghĩa, Nhơn Ái, Mỹ Khánh, Giai Xuân. Trong đó, em đặc biệt cám ơn anh
Danh (Phó chủ tịch UBNN xã Mỹ Khánh), anh Thương (Chủ tịch hội nông
dân xã Nhơn Nghĩa), anh Phong (Cán bộ khuyến nông xã Nhơn Ái ), chú Y
(Cán bộ khuyến nông xã Giai Xuân) cùng các anh, các chú Trưởng và phó
các ấp thuộc các xã đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình xin thông tin về
địa bàn nghiên cứu và tạo điều kiện cho em gặp gỡ nông hộ để khảo sát.
Cảm ơn các Cô, Chú nông dân tại các xã thuộc địa bàn huyện Phong
Điền. Các cô, chú đã cung cấp cho em những thông tin, kiến thức và những
kinh nghiệm sản xuất thực tế giúp em có thêm những bài học quý báu từ
thực tiễn, có được cơ hội được trải nghiệm thực tế thú vị để có thể hoàn
thành tốt bài viết của mình và nâng cao kiến thức chuyên môn.
Chân thành cám ơn các bạn, các anh, chị đã cùng em xin số liệu, hỗ trợ,
động viên và hỗ trợ em rất nhiều trong quá trình nghiên cứu.

Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy, Cô Khoa Kinh tế & QTKD
Trường Đại học Cần Thơ luôn vui, khỏe, công tác tốt và không ngừng thăng
tiến trên con đường sự nghiệp. Kính gửi đến các Cô, Chú nông dân lời chúc
sức khỏe. Chúc tất cả các bác có được cuộc sống ấm no, an lành và hơn hết
là có được những vụ mùa bội thu.
Cần Thơ, ngày…tháng…năm…
Người thực hiện

Châu Mỹ Tiên

i


TRANG CAM KẾT
-----Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện. Các số liệu
thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực. Đề tài không trùng
với bất cứ đề tài khoa học nào.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Người thực hiện

Châu Mỹ Tiên

ii


BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
---------o0o-------- Họ và tên người hướng dẫn: Nguyễn Thị Bảo Châu
 Học vị: Cử nhân
 Chuyên ngành: Quản trị Marketing

 Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - QTKD
 Tên sinh viên: Châu Mỹ Tiên
 Mã số sinh viên: 4113953
 Chuyên ngành: Kinh tế học
 Tên đề tài: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐA DẠNG HÓA TRONG SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN
THƠ

NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
Chủ đề nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
2. Về hình thức trình bày:
Hình thức trình bày rõ ràng, đúng theo qui định của Khoa.
3. Ý nghĩa khoa học, tính thực tiễn và cấp thiết của đề tài:
Điểm mạnh của đề tài là kế thừa thành quả của các nghiên cứu trước
đây, từ đó tác giả vận dụng các phương pháp nghiên cứu đáp ứng mục tiêu đặt
ra. Đề tài có ý nghĩa thực tiễn trong bối cảnh cả nước đang chung tay thực
hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông
hộ.
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của đề tài:
Với cỡ mẫu và các bước tiến hành thu thập số liệu phù hợp, vì thế số
liệu sơ cấp của đề tài mang tính hiện đại và có độ tin cậy.
5. Nội dung và kết quả đạt được:
Kết quả nghiên cứu giải quyết được các mục tiêu đặt ra.
6. Kết luận chung: Đạt yêu cầu của một luận văn tốt nghiệp đại học.
Cần Thơ, ngày 15 tháng 12 năm 2014
Người nhận xét

Nguyễn Thị Bảo Châu


iii


MỤC LỤC
-----Trang
LỜI CẢM TẠ ..................................................................................................... i
TRANG CAM KẾT ........................................................................................... ii
BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ............................. iii
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
DANH SÁCH BẢNG ....................................................................................... ix
DANH SÁCH HÌNH ........................................................................................ xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... xii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ................................................................................. 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 3
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3
1.4.1 Không gian ................................................................................................ 3
1.4.2 Thời gian ................................................................................................... 4
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 4
1.4.4 Phạm vi nội dung ...................................................................................... 4
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................... 4
1.5.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp .................................................. 4
1.5.2 Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp ..................................... 9
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 11
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ........................................................................... 11
2.1.1 Khái niệm nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông nghiệp ......................... 11
2.1.1.1 Khái niệm về nông nghiệp ................................................................... 11

2.1.1.2 Khái niệm về cơ cấu kinh tế nông nghiệp ........................................... 12
iv


2.1.2 Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp...................................................................................................... 12
2.1.2.1 Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ............................................ 12
2.1.2.2 Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: ...................... 12
2.1.2.3 Mục đích của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: ...................... 13
2.1.2.4 Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: ............... 13
2.1.3 Lao động nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu lao động ......................... 14
2.1.3.1 Khái niệm về lao động và cơ cấu lao động .......................................... 14
2.1.3.2 Chuyển dịch cơ cấu lao động ............................................................... 14
2.1.4 Mô hình nông nghiệp sinh thái .............................................................. 14
2.1.4.1 Khái niệm nông nghiệp sinh thái ......................................................... 14
2.1.4.2 Nguyên tắc thực hiện và lợi ích từ việc phát triển mô hình NNST ..... 15
2.1.5 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp ................................................................................... 17
2.1.5.1 Hiệu quả kinh tế ................................................................................... 17
2.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT .................................................... 19
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 23
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................. 23
2.3.1.1 Số liệu thứ cấp ..................................................................................... 23
2.3.1.2 Số liệu sơ cấp ....................................................................................... 23
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu và xử lý số liệu ...................................... 25
2.3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả ............................................................... 25
2.3.2.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đó Cronbach’s Alpha .......................... 26
2.3.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................ 26
2.3.2.4 Mô hình PEST ..................................................................................... 26
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .......................... 29

3.1 GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ ... 29
3.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ............................................................... 29
3.1.1.1 Vị trí địa lý ........................................................................................... 29
3.1.1.2 Điều kiện tự nhiên................................................................................ 30
v


3.1.2 Tình hình văn hóa- xã hội ...................................................................... 33
3.1.2.1 Các đơn vị hành chính ......................................................................... 33
3.1.2.2 Dân số .................................................................................................. 33
3.1.2.3 Văn hóa- xã hội .................................................................................... 35
3.1.2.4 Điều kiện cơ sở hạ tầng ....................................................................... 35
3.1.2.5 Về khoa học và công nghệ ................................................................... 37
3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN GIAI ĐOẠN
2004-2013 ........................................................................................................ 38
3.2.1 Thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện .......................................... 38
3.2.2 Thực trạng chuyển địch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo từng ngành ... 40
3.2.2.1 Lĩnh vực trồng trọt ............................................................................... 40
3.2.2.2 Lĩnh vực chăn nuôi .............................................................................. 43
3.2.2.3 Lĩnh vực thủy sản ................................................................................ 45
CHƯƠNG 4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN
PHONG ĐIỀN ................................................................................................. 47
4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG HỘ ĐƯỢC KHẢO SÁT ................................. 47
4.1.1 Thông tin chung của đáp viên ................................................................. 47
4.1.2 Thông tin nhân khẩu học của hộ ............................................................. 49
4.1.3 Tình hình tham gia các hoạt động tạo thu nhập của nông hộ ................. 50
4.1.4 Thực trạng về nguồn vốn sản xuất của nông hộ ..................................... 54
4.1.5 Tình hình tham gia các lớp tập huấn....................................................... 55

4.2 TÌNH HÌNH CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN GIAI ĐOẠN 2004-2014 ..... 56
4.2.1 Thực trạng chuyển đổi mô hình sản xuất của nông hộ ........................... 56
4.2.2 Thực trạng duy trì mô hình sản xuất của nông hộ .................................. 57
4.2.3 Thực trạng thay đổi cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của nông hộ ........... 58
4.2.4 Thực trạng thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp của nông hộ.... 60
4.2.5 Thực trạng thay đổi cả cơ cấu sản phẩm và phương thức sản xuất của
nông hộ ............................................................................................................ 62
vi


4.2.6 So sánh diện tích/qui mô và sản lượng trong nội bộ ngành trồng trọt,
chăn nuôi giữa trước và sau chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ............ 63
4.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN ............................. 65
4.3.1 Hiệu quả kinh tế ...................................................................................... 65
4.3.2 Hiệu quả xã hội ....................................................................................... 68
4.4 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG NÔNG
NGHIỆP TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN GIAI ĐOẠN 2004-2014 .................. 70
4.4.1 Đặc điểm lao động trong nông hộ trên địa bàn khảo sát ........................ 70
4.4.2 Cơ cấu lao động theo ngành nghề ........................................................... 72
4.4.3 Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn khảo sát .......... 74
4.4 KHẢ NĂNG NẮM BẮT THÔNG TIN VÀ ÁP DỤNG MÔ HÌNH NÔNG
NGHIỆP SINH THÁI VÀO SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHONG ĐIỀN GIAI ĐOẠN 2004-2014.......................................... 75
4.4.1 Tình hình nắm bắt thông tin về mô hình nông nghiệp sinh thái ............. 75
4.4.2 Thực trạng áp dụng nông nghiệp sinh thái trong nông hộ và chính sách
hỗ trợ của địa phương đối với mô hình nông nghiệp sinh thái ........................ 77
4.4 NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH
HƯỚNG TƯƠNG LAI CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN PHONG ĐIẾN ....... 79

4.4.1 Những khó khăn trong quá trình sản xuất của nông hộ .......................... 79
4.4.2 Định hướng sản xuất trong thời gian sắp tới của nông hộ ...................... 80
4.5 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN
PHƯƠNG ÁN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA
NÔNG HỘ TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN ....................................................... 81
4.5.1 Sự khác biệt về đặc điểm giữa các phương án CDCCKTNN ................ 81
4.5.2 Kết quả của mô hình logit đa thức .......................................................... 82
4.6 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN PHONG
ĐIỀN ................................................................................................................ 86
4.6.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ...................... 86
4.6.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)........................................................ 88

vii


CHƯƠNG 5 NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP TRONG QUÁ
TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN
PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ ..................................................... 91
5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP................................................................. 91
5.1.1 Từ kết quả nghiên cứu ............................................................................ 91
5.1.2 Những tồn tại và hạn chế trong quá trình CDCCKTNN của nông hộ.... 92
5.1.3 Tổng quan về tác động của các yếu tố mô trường vĩ mô trong nông
nghiệp............................................................................................................... 93
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRONG NÔNG HỘ
.......................................................................................................................... 98
5.2.1 Giải pháp về chính trị ............................................................................. 98
5.2.2 Giải pháp về kinh tế ................................................................................ 99
5.2.3 Giải pháp về văn hóa - xã hội ............................................................... 100

5.2.4 Giải pháp về khoa học - công nghệ ...................................................... 101
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 102
6.1 KẾT LUẬN.............................................................................................. 102
6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 104
6.2.1 Đối với Nhà nước Việt Nam ................................................................. 104
6.2.2 Đối với chính quyền địa phương. ......................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 106
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................... 111
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................... 120

viii


DANH SÁCH BẢNG
------

Trang
Bảng 2.1: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu 1 ................. 20
Bảng 2.2: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu 2 ................. 22
Bảng 2.3: Cỡ mẫu điều tra theo địa bàn nghiên cứu........................................ 24
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Phong Điền năm 2013 ............... 31
Bảng 3.2: Phân vùng thích nghi cho các kiểu sử dụng đất theo điều kiện tự
nhiên của huyện Phong Điền ........................................................................... 32
Bảng 3.3: Tình hình phân bố dân cư huyện Phong Điền giai đoạn 2004-2013
.......................................................................................................................... 34
Bảng 3.4: Diện tích, dân số, mật độ dân số tại huyện Phong Điền năm 2013 34
Bảng 3.5: Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện giai đoạn 2004-2013 .. 38
Bảng 3.6: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của huyện giai đoạn 2004-2013
.......................................................................................................................... 40
Bảng 3.7: Số lượng gia súc, gia cầm ở huyện Phong Điền giai đoạn 20042013 ................................................................................................................. 45

Bảng 4.1: Mô tả thông tin của người sản xuất chính. ...................................... 47
Bảng 4.2: Đặc điểm nhân khẩu học của nông hộ ............................................ 49
Bảng 4.3: Các nguồn thu nhập của nông hộ .................................................... 51
Bảng 4.4: Tổng thu nhập của hộ ...................................................................... 52
Bảng 4.5: Thực trạng nhu cầu về vốn sản xuất của nông hộ ........................... 54
Bảng 4.6: Tình hình tham gia các buổi tập huấn của nông hộ ........................ 56
Bảng 4.7: Tình hình chuyển đổi mô hình sản xuất của nông hộ ..................... 56
Bảng 4.8: Diện tích, qui mô và sản lượng nông sản trường hợp không chuyển
đổi mô hình sản xuất ........................................................................................ 58
Bảng 4.9: Diện tích, qui mô và sản lượng nông sản trước - sau chuyển đổi cơ
cấu sản phẩm .................................................................................................... 59
Bảng 4.10: Diện tích, qui mô và sản lượng nông sản trước - sau chuyển đổi
phương thức sản xuất ....................................................................................... 61

ix


Bảng 4.11: Diện tích, qui mô, sản lượng giữa trước và sau thay đổi cả cơ cấu
sản phẩm và phương thức sản xuất .................................................................. 63
Bảng 4.12: So sánh diện tích, qui mô, sản lượng trong nội bộ ngành trồng trọt
giữa trước và sau chuyển đổi giai đoạn 2004-2014 ......................................... 64
Bảng 4.13: So sánh diện tích, qui mô, sản lượng trong nội bộ ngành chăn nuôi
giữa trước và sau chuyển đổi giai đoạn 2004-2014 ......................................... 65
Bảng 4.14: Các chỉ số tài chính của mô hình có chuyển đổi ........................... 65
Bảng 4.15: So sánh các chỉ tiêu kinh tế của mô hình không chuyển đổi và có
chuyển đổi ........................................................................................................ 67
Bảng 4.16: So sánh các tiền lời của mô hình trước chuyển đổi và sau chuyển
đổi .................................................................................................................... 67
Bảng 4.17: Kết quả kiểm định T- test về tiền lời giữa mô hình trước chuyển
đổi và sau chuyển đổi....................................................................................... 68

Bảng 4.18: Đặc điểm về nguồn lao động của hộ ............................................. 70
Bảng 4.19: Cơ cấu lao động theo ngành nghề của huyện Phong Điền ............ 72
Bảng 4.20 : Xu hướng lựa chọn ngành nghề của lao động .............................. 74
Bảng 4.21: Khả năng nắm bắt thông tin về mô hình NNST của nông hộ ....... 76
Bảng 4.22: Thực trạng áp dụng mô hình NNST trong nông hộ ...................... 77
Bảng 4.23: Hỗ trợ của chính quyền địa phương .............................................. 77
Bảng 4.24: Định hướng sản xuất của nông hộ trong thời gian tới ................... 80
Bảng 4.25.: Đặc điểm của từng phương án CDCCKTNN .............................. 81
Bảng 4.26: Kết quả mô hình logit đa thức ....................................................... 83
Bảng 4.27: Kết quả kiểm định thang đo cuối cùng ......................................... 87
Bảng 4.28: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA .................................... 88
Bảng 4.29: Kết quả ma trận điểm nhân tố ………………………………………….89

Bảng 5.1: Mô hình PEST về môi trường vĩ mô trong nông nghiệp ................ 94

x


DANH SÁCH HÌNH
------

Trang
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu 1 được đề xuất ................................................ 19
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu 2 được đề xuất ................................................ 21
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Phong Điền ............................................ 29
Hình 3.2: Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Phong Điền năm 2013 ................ 31
Hình 3.3: Bản đồ phân vùng thích nghi đất đai theo điều kiện tự nhiên của
huyện Phong Điền năm 2013. .......................................................................... 32
Hình 3.4: Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản tại huyện Phong
Điền giai đoạn 2004-2013 ............................................................................... 46

Hình 4.1: Trình độ học vấn của người sản xuất chính ..................................... 48
Hình 4.2: Cơ cấu nguồn thu nhập từ hoạt động nông nghiệp của nông hộ ..... 52
Hình 4.3: Cơ cấu nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp của nông hộ ................ 52
Hình 4.4: Tỷ lệ đóng góp của từng nguồn thu nhập trong tổng thu nhập của
nông hộ. ........................................................................................................... 53
Hình 4.5: Nguồn vay vốn khi cần theo đánh giá của nông hộ ......................... 55
Hình 4.7: Mức điểm trung bình về hiệu quả xã hội của mô hình có chuyển đổi
.......................................................................................................................... 69
Hình 4.8: Tỷ lệ giới tính của lao động trong hộ .............................................. 71
Hình 4.9: Cơ cấu lao động của nông hộ trên địa bàn khảo sát ........................ 72
Hình 4.10: Cơ cấu lao động trong nông nghiệp phân theo giới tính trước và
sau chuyển dịch ................................................................................................ 73

xi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
-----ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

KTNN

Kinh tế nông nghiệp

NN & PTNN

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

CDCCKTNN


Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

NNST

Nông nghiệp sinh thái

BCH

Bảng câu hỏi

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

BVTV

Bảo vệ thực vật

CNH

Công nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa

VTNN

Vật tư nông nghiệp


NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội

LUT

Land use types (Phương án sử dụng đất)

xii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
-----1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nông nghiệp luôn làm tròn vai trò nền tảng cho công nghiệp và dịch vụ
phát triển, nhưng đến nay, khi lĩnh vực nông nghiệp thu hẹp lại, công nghiệp
và dịch vụ tăng trưởng nhanh hơn hẳn, thì các lĩnh vực này vẫn chưa trở thành
đầu tàu kéo nông nghiệp đi lên (Chuyên đề phát triển và hội nhập) đã khẳng
định chắt nịt tầm quan trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế của mỗi quốc
gia, đặc biệt hơn là các nước đang phát triển có xuất phát điểm là thuần nông
như Việt Nam. Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống người dân được nâng
cao là mục tiêu phát triển của Việt Nam nói chung và các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng qua các chính sách như nông nghiệp- nông dân
và nông thôn (Lê Tấn Lợi và ctv, 2012) đã và đang được các cấp lãnh đạo
triển khai và nhân rộng mang lại kết quả đáng khích lệ, trong đó chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp (CDCCKTNN) nhằm đa dạng hóa sinh kế, nâng
cao nguồn thu nhập và giải quyết tình trạng thừa lao động trong nông nghiệp
được đánh giá là “quốc sách” hàng đầu của ĐBSCL nói riêng và cả nước nói
chung.

Khi nói đến ĐBSCL ắc hẳn ai ai cũng mường tượng đến những cánh đồng
lúa mênh mông, thẳng tắp, màu mỡ chạy dài đến tận chân trời; những dòng
sông trũi nặng phù sa; hay bờ biển dài đầy tiềm năng; với khí hậu nhiệt đới; là
xứ sở của hoa thơm, trái ngọt;…thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa
canh nhiệt đới. Chính vì thế mà từ lâu thâm canh lúa cao sản được xem như là
một nguồn thu nhập quan trọng nhất trong sinh kế của nông dân ĐBSCL
(Đặng Kiều Nhân, 2009) lợi ích mang lại của thâm canh 2-3 vụ lúa/năm làm
thay đổi đời sống kinh tế - xã hội của vùng nông thôn ĐBSCL (Nguyễn Ngọc
Sơn và ctv, 2010). Thế nhưng, theo Cục trồng trọt thì thời gian gần đây sản
xuất nông nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, giá
xuất khẩu liên tục bị giảm khiến người trồng lúa không thu được hiệu quả
(Thanh Tùng, 2012). Ngoài những yếu tố rủi may thì tình trạng bị “điều khiển”
để sản xuất với bàn tay thương lái nước ngoài thao túng đã làm cho tình trạng
này ngày càng trầm trọng, từng xảy ra đối với cây khoai lang Vĩnh Long, cây
dừa Bến Tre, cây mía Hậu Giang, cây khóm Tiền Giang,…(Thanh Tùng,
2012). Các thương lái nước ngoài điều khiển thương lái trong nước, dụ dỗ
nông dân phá lúa trồng những loại cây mà họ cần với lời hứa đảm bảo đầu ra,

1


dẫn đến việc phát triển ồ ạt, thiếu quy hoạch, đến lúc thu hoạch thì không thấy
bóng dáng thương lái đâu nên nhiều lần nông dân lâm vào cảnh khốn đốn.
Thành phố Cần Thơ không chỉ là một đô thị miền sông nước xinh đẹp và
đầy sức hấp dẫn mà còn là trung tâm kinh tế ĐBSCL, có đóng góp quan trong
vào sự phát triển của đồng bằng, đặc biệt có chính sách đầu tư phát triển của
Nhà nước và có sự quan tâm lãnh đạo sáng suốt, đường lối đúng đắn và sự hỗ
trợ của Ban ngành chuyên môn (Huỳnh Văn Nhân, 2010). Dọc theo tuyến lộ
Vòng cung lịch sử là màu xanh của bạt ngàn những vườn cây ăn trái đặc trưng
đất Nam bộ không ai không nhắc đến địa danh Phong Điền - một trong 5

huyện trực thuộc thành phố Cần Thơ - từ lâu nức tiếng với sự trù phú của đất
đai, cây trái và truyền thống anh hùng, cũng không nằm ngoài tình trạng chung
trên, thế nhưng do chiến lược phát triển của Huyện theo hướng du lịch sinh
thái miệt vườn, là lá phổi xanh của thành phố và phát triển thành Quận nội
thành (Lế Tấn Lợi và ctv, 2012), đây là tín hiệu tốt cho thấy chủ trương
CDCCKTNN tại huyện Phong Điền là thật sự cần thiết và có ý nghĩa thực
tiễn. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện
Phong Điền thì huyện tập trung thực hiện CDCCKTNN phù hợp với định
hướng phát triển, tức là tập trung vào cả 3 lĩnh vực trọng tâm: trồng trọt, chăn
nuôi và thủy sản, trong đó chú trọng phát triển vườn cây trái gắn với phát triển
du lịch sinh thái (Trinh, 2014). Với diện tích tự nhiên trên 11.948 ha, tính đến
02/2014 diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện trên 10.500 ha, trong đó
có khoảng 3.800 ha đất ruộng và khoảng 6.700 ha đất vườn. Theo kế hoạch
năm 2014, diện tích cây ăn trái giữ ở mức 5.930 ha, cải tạo và trồng mới 170
ha, sản lượng cây ăn trái thu hoạch dự kiến đạt 63.495 tấn; diện tích gieo trồng
rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày cả năm là 3.100ha, tổng sản lượng thu
hoạch khoảng 34.534 tấn; diện tích nuôi trồng thủy sản cả năm ước đạt 700ha,
sản lượng khoảng 7.602 tấn. CDCCKTNN đã thật sự mang đến luồng gió mới
vào sự phát triển của huyện nhà.
Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả chọn đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tề nông nghiệp tại huyện Phong Điền, thành phố
Cần Thơ” để nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn các phương án CDCCKTNN của nông hộ trên địa bàn
huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Đồng thời xem xét những cơ hội và

2



thách thức trong quá trình CDCCKTNN từ đó đề xuất giải pháp nhằm tháo gỡ
khó khăn, nâng cao nhận thức và hiệu quả sản xuất nông nghiệp cho nông hộ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu nói trên, nội dung đề tài sẽ lần lượt giải quyết các
mục tiêu cụ thể sau:
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng CDCCKTNN của nông hộ tại huyện
Phong Điền giai đoạn 2004-2014.
Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
phương án CDCCKTNN và quyết định CDCCKTNN của nông hộ tại huyện
Phong Điền.
Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội của việc CDCCKTNN tại
huyện Phong Điền trong thời gian qua.
Mục tiêu 4: Đề ra giải pháp, định hướng thực hiện CDCCKTNN trong
thời gian tới theo hướng bền vững, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa
phương.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Tình hình CDCCKTNN tại huyện Phong Điền trong giai đoạn 20042014 diễn biến như thế nào?
(2) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến lựa chọn phương án CDCCKTNN
và quyết định CDCCKTNN của nông hộ tại huyện Phong Điền?
(3) Tình hình CDCCLĐ tại huyện Phong Điền trong giai đoạn 2004-2014
diễn biến như thế nào?
(4) Hiệu quả kinh tế - xã hội của quá trình CDCCKTNN mang đến là gì?
(5) Các giải pháp nào được đề ra để khắc phục những hạn chế và nâng cao
hiệu quả sản xuất từ quá trình chuyển dịch trên?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian
Đề tài được thực hiện trong phạm vi huyện Phong Điền tại 4 xã: Nhơn Ái,
Nhơn Nghĩa, Giai Xuân và Mỹ Khánh. Với việc lựa chọn không gian để
nghiên cứu như trên, tác giả kỳ vọng rằng các mẫu quan sát có được độ chính

xác và tính đại diện cao cho tổng thể.

3


1.4.2 Thời gian
Số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu có giá trị trong khoảng
thời gian từ năm 2004-2014 để đánh giá tổng quan về tình hình CDCCKTNN
tại huyện Phong Điền, đồng thời số liệu thứ cấp còn cung cấp thông tin cơ bản
về địa bàn nghiên cứu. Đối với số liệu sơ cấp, được sử dụng trong nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định CDCCKTN của nông hộ tại huyện
Phong Điền Tp.Cần Thơ trong giai đoạn 2004-2013 vào thời gian tới.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào những nông hộ không chuyển đổi và có
chuyển đổi mô hình sản xuất tại 4 xã trên địa bàn huyện Phong Điền Tp. Cần
Thơ.
Những hộ được phỏng vấn trong nghiên cứu này là những người ra quyết
định sản xuất chính trong hộ, vì đây là người được cho là hiểu biết nhiều nhất
về hoạt động nông nghiệp và cũng là người có ảnh hưởng lớn nhất trong việc
ra quyết định sản xuất trong nông hộ, đặc biệt là liên quan đến việc định
hướng và đa dạng hóa sinh kế và hoạt động nông nghiệp (Breustedt and
Glauben, 2007).
1.4.4 Phạm vi nội dung
Đề tài nghiên cứu thực trạng CDCCKTNN, đồng thời phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến quyết định CDCCKTNN và quyết định lựa chọn
phương án CDCCKTNN của nông hộ tại huyện Phong Điền Tp.Cần Thơ.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.5.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Nội dung nghiên cứu
Theo H.Chenery (1988), khái niệm chuyển đổi cơ cấu kinh tế là các thay

đổi về cơ cấu kinh tế và thể chế cần thiết cho sự tăng trưởng liên tục của tổng
sản phẩm quốc dân (GDP), bao gồm sự tích lũy của vốn vật chất và con người,
thay đổi nhu cầu, sản xuất, lưu thông và việc làm. Ngoài ra còn các quá trình
kinh tế xã hội kèm theo như đô thị hóa, biến động dân số, thay đổi trong việc
thu nhập. Một số nhà kinh tế đã tiến hành đi sâu vào nghiên cứu thực nghiệm
về vấn đề CDCCKTNN, kết quả cho thấy rằng những quyết định sản xuất của
nông hộ đều hướng đến mục đích mang đến lợi ích cao nhất và mức độ thỏa
mãn tối đa cho họ.Trong đó nghiên cứu của Stoorvogel et al (2004) cho rằng
nông hộ có xu hướng theo đuổi các hoạt động làm tăng thu nhập, né tránh
những hoạt động mang tính rủi ro cao hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe, giảm

4


thuê mướn lao động vào mang đến cảm giác thuận tiện và thoải mái. Những
quyết định sản xuất của nông hộ còn chụi ảnh hưởng bởi những nhân tố tiêu
cực xuất phát từ công nghệ sản xuất lạc hậu, điều kiện tự nhiên khó khăn, giá
cả đầu vào, khó khăn về tài chính và tiếp cận tín dụng, hạn chế về chính sách
hỗ trợ, lao động hạn chế về kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Theo Janet
(1992) cho rằng mô hình canh tác hổn hợp, đa dạng ở vùng trũng bao gồm cả
trồng trọt, chăn nuôi, nghề cá, nghề phụ đã làm đa dạng hóa sản phẩm, đa
dạng hóa nguồn thu nhập và tránh được rủi ro về thời tiết, thị trường.
Một nghiên cứu khác của Nerlove et al (1996), Hanson et al (2004)
khẳng định sự e ngại rủi ro và sự hạn chế về nguồn tín dụng và thu nhập hiện
tại của nông hộ làm giảm khả năng tiếp cận và ứng dụng khoa học công nghệ
mới vào sản xuất nông nghiệp, ngay cả khi họ hoàn toàn có khả năng phản
ứng và giải quyết tốt thiệt hại từ rủi ro đó. Shively (2001), Sunding và
Zilberman (2001), Coxhead và Shively (2002) cũng đã đề cập đến việc ra
quyết định sản xuất của nông hộ, nhóm tác giả cho rằng ngay cả khi có đầy đủ
thông tin, có khả năng ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất và tối

thiểu hóa chi phí nhưng do sự khác biệt trong sở thích hoặc thiếu hụt nguồn tín
dụng, vốn sẵn có trong thời gian dài cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ không sẳn
lòng hy sinh thu nhập, lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất hiện tại để
đầu tư cho mô hình sản xuất mới.
Nghiên cứu của Sally P.Marsh và ctv (2007) về phát triển nông nghiệp
tại trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế của Ốx- trây-lia cho rằng rủi ro
đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế lựa chọn sử dụng đất nông nghiệp
của hộ nông dân nghèo. Hơn nữa, khi các thể chế thị trường và cơ sở hạ tầng
chưa phát triển, việc chuyển đổi sang mô hình sản xuất mới có thể khiến
những người nông dân dễ bị tổn thương. Một nghiên cứu khác của nhóm tác
giả này còn cho thấy số hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu không muốn thay
đổi các hoạt động trồng trọt của họ, nguyên nhân do việc thay đổi có tính rủi
ro cao, đặc biệt là trong trường hợp trình độ học vấn còn hạn chế, bên cạnh đó
sự thiếu hụt tài chính cũng là một nguyên nhân khiến nông dân e ngại thay đổi
trong sử dụng đất nông nghiệp. Vai trò của thông tin và khuyến nông trong
việc khuyến khích thay đổi sử dụng đất cũng rất quan trọng. Đặc biệt, nhóm
tác giả này khẳng định các biến: độ manh múm của đất, trình độ học vấn, qui
mô đất, tuổi chủ hộ, kinh nghiệm của chủ hộ có ảnh hưởng đến quyết định sử
dụng đất để đa dạng hóa cây trồng.
Lương và Unger (1999) nhận thấy sự khác biệt lớn giữa các hộ và rằng
cơ sở chủ yếu của những khác biệt kinh tế - xã hội ngày nay nằm ở những tài
sản ban đầu do mỗi gia đình sở hửu, đăc biệt là số lượng và chất lượng đất, tác
5


giả còn cho thấy sự thành công hơn của một số hộ nông dân so với hộ lận cận
có vẻ là do sự kết hợp của động cơ cá nhân, kỹ năng và các mối quan hệ thuận
lợi với các nhà chứa trách, họ cũng cho rằng có trình độ học vấn hay khả năng
kỹ thuật có thể tạo ra sự khác biệt trong khả năng của các hộ nông dân. Còn
Rutta (1998) viết rằng khi những kỹ thuật nông nghiệp truyền thống được ứng

dụng thì giáo dục đối với nông họ sẽ giảm tầm quan trọng bởi vì họ có thể sử
dụng các kỹ năng truyền thống, tuy nhiên nếu môi trường kinh tế nông thôn
thay đổi thì sự thiếu hụt trong giáo dục sẽ ảnh hưởng tới khả năng của con
người để ứng dụng những ý tưởng mới và thay đổi những kỹ thuật sản xuất
truyền thống. Lý thuyết về sự chọn lựa mô hình sản xuất nông nghiệp của
Eicher và Statz (1998) cho thấy, dịch bệnh là một trong những yếu tố mà nông
dân xem xét đến khi lựa chọn sản xuất một loại nông sản nào đó. Rehima,
Belay, Dawit và Rashid (2013) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định đa dạng hóa cây trồng của nông hộ tại khu vực miền Nam của
Ethiopia là giới tính, học vấn, kinh nghiệm, thành viên hợp tác xã, nguồn vốn,
đất đai, khả năng tiếp cận và các khoản mục chi phí. Nghiên cứu của Wiess và
Briglauer (2000) cho rằng các nhân tố ảnh hưởng đến sự đa dạng hóa nông
nghiệp tại Ốx- trây- lia là số nhân khẩu, học vấn, qui mô đất. Còn Windle và
Rolfe (2005) qua nghiên cứu đã phát hiện các nhân tố về tuổi, học vấn, số
người phụ thuộc, thu nhập phi nông nghiệp, diện tích đất, vốn đầu tư, tổng thu
nhập của hộ quyết định đến việc đa dạng hóa nông nghiệp của nông hộ Central
Queenland của Ốx-trây-lia. Aneani và ctv (2011) kết luận nhân tố tuổi, khả
năng tiếp cận tín dụng và vị trí sản xuất cũng ảnh hưởng đến đa dạng hóa cây
trồng của nông hộ tại Ghana. Hơn nữa, Ibrahim và ctv (2009) xác định rằng
tuổi, giáo dục của chủ hộ gia đình, số lần mở rộng, thu nhập từ cây trồng và
giao thông đường bộ có ảnh hưởng đến quyết định đa dạng hóa cây trồng tại
Nigeria.
Tại Việt Nam, vấn đề xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý đã được Đại hội VI,
VII, IX của Đảng xác định CDCCKTNN là một trong những mục tiêu quan
trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều cấp bậc khác nhau về vấn đề này
như Ngô Đình Giao (1994), Bùi Tất Thắng và ctv (1997), Đặng Văn Phan
(2000), Lê Du Phong và Nguyễn Thành Độ (1999), Bùi Văn Sáu (2000),
Dương Ngọc Thành (2005) đều nhận định CDCCKTNN là yêu cầu khách
quan nhằm chuyển nền kinh tế nông nghiệp độc canh, sản xuất nhỏ, tự cấp, tự

túc thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa đa dạng và phát triển bền vững.
Bên cạnh đó cũng đã xác định 2 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn là nhóm nhân tố tự nhiên và

6


nhóm kinh tế - xã hội. Tác động của mỗi nhóm nhân tố thay đổi tùy theo thời
kỳ, cơ chế kinh tế và chế độ chính trị xã hội
Một số nghiên cứu gần đây của các tác giả như Nguyễn Văn Hăng (2009)
cho rằng các nhân tố lực lượng lao động (chủ yếu là lao động gia đình), độ
tuổi chủ hộ, trình độ văn hóa, kinh nghiệm, diện tích đất sản xuất, vốn sản
xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, lợi ích của buổi tập huấn,
đất sản xuất có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của việc áp dụng mô hình
canh tác mới cũng như thu nhập của nông hộ tại huyện Tân Hưng tỉnh Long
An. Nghiên cứu của Bùi Thị Nguyệt Minh (2008) cho thấy các yếu tố khoa
học kỹ thuật, diện tích và các khoản mục chi phí như: chi phí lao động gia
đình, chi phí thuê, chi phí thuốc và chi phí giống tác động đến hiệu quả kinh tế
trong quá trình CDCCKTNN của nông hộ tại tỉnh Sóc Trăng. Tại Khánh Hòa,
nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình CDCCKTNN của Nguyễn
Thị Mỹ Hạnh (2007) cho thấy các yếu tố vốn, lao động có tác động đến quá
trình CDCCKTNN của tỉnh. Một nghiên cứu khác đánh giá các yếu tố kinh tế
- xã hội và môi trường ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình canh tác trên đại
bàn tỉnh Bạc Liêu của Phạm Thanh Vũ và ctv (2013) cho thấy việc thay đổi
mô hình canh tác trong quá trình hoạt động sản xuất nông nghiệp của người
dân bị tác động bởi yếu tố lợi nhuận, khả năng phát triển mô hình, xu hướng
chung của cộng đồng, chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương, sự xâm
nhập mặn và chất lượng nước. Nguyễn Đăng Hào (2012) thì khẳng định các
nhân tố tỷ lệ phụ thuộc, trình độ học vấn của chủ hộ, qui mô vốn và qui mô đất
đai có ảnh hưởng quan trọng đến sự khác biệt về chiến lược sinh kế. Đồng thời

kết quả còn cho thấy rằng dựa vào nông nghiệp vẫn còn là một chiến lược sinh
kế quan trọng đối với các hộ trong khu vực, vậy nên đòi hỏi phải đẩy mạnh
các hoạt động nâng cao năng lực, tay nghề cho nông hộ thông qua các chương
trình tập huấn, đầu tư và giáo dục cũng như nâng cao khả năng tiếp cận tín
dụng trong nông hộ. Nghiên cứu của Huỳnh Trường Huy và ctv (2006) cho
rằng các yếu tố về lợi nhuận, tận dụng đất sản xuất không hiệu quả, tận dụng
lao động và vốn trong gia đình, giá cả tăng và làm theo phong trào tác động
đến quyết định nuôi cá tự phát, không theo quy hoạch của nông dân ở ĐBSCL.
Trương Thị Ngọc Chi và ctv (2003) nhận định dịch bệnh là một trong những
nguyên nhân ảnh hưởng đến việc chuyển đổi sản phẩm nông nghiệp của hộ.
Phương pháp nghiên cứu
Sally P.Marsh và ctv (2007) sử dụng mô hình bán logarith dưới dạng
tuyến tính với số mẫu quan sát là 188 nông hộ trên 508 mảnh đất, để kiểm
định được mối quan hệ giữa sự manh múm trong sử dụng đất và đa dạng hóa
cây trồng, vật nuôi. Với biến phụ thuộc là các kiểu sử dụng đất để đo lường độ
7


đa dạng hóa cây trồng trong nghiên cứu. Rehima, Belay, Dawit và Rashid
(2013) sử dụng hình thức chọn mẫu ngẩu nhiên phân tầng để khảo sát 393
nông hộ tại khu vực miền Nam của Ethiopia kết hợp sử dụng mô hình Probit
để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc đa dạng hóa cây trồng và mô
hình hồi qui đa biến để đánh giá mức độ đa dạng hóa giữa các hộ nông dân.
Wiess và Briglauer (2000) sử dụng mô hình hồi qui đa biến để tìm ra các nhân
tố ảnh hưởng đến sự đa dạng hóa nông nghiệp trên các trạng trại tại Ốx- trâylia. Mô hình logit đa thức được sử dụng trong việc phân tích các nhân tố quyết
định đến việc đa dạng hóa nông nghiệp của nông hộ tại Central Queenland của
Ốx-trây-lia bởi Windle và Rolfe (2005). Aneani và ctv (2011) cũng ứng dụng
mô hình logit đa thức đề phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa cây
trồng ở Ghana. Nghiên cứu của Nguyễn Đăng Hào (2012), tiến hành phỏng
vấn trực tiếp 146 nông hộ (năm 2004) và 138 nông hộ (năm 2008-2009), các

hộ phỏng vấn được chia thành 3 nhóm: hộ khá, hộ trung bình và hộ nghèo kết
hợp sử dụng phương pháp thống kê và mô hình logit đa thức nhằm cung cấp
thông tin liên quan đến chiến lược sinh kế và các nhân tố ảnh hưởng đến sự
lựa chọn chiến lược sinh kế của các nông hộ tại vùng cát ven biển của tỉnh
Thừa Thiên Huế. Bùi Thị Nguyệt Minh (2008) sử dụng phương pháp phân tích
các chỉ tiêu tài chính và mô hình hồi qui logit trên 60 quan sát điều tra về hiệu
quả cùa quá trình CDCCKTNN của nông hộ tại tỉnh Sóc Trăng.
Nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2007) nghiên cứu về các
nhân tố ảnh hưởng đến quá trình CDCCKTNN của nông hộ tại tỉnh Khánh
Hòa bằng mô hình sản xuất Cobb-Douglas để lượng hóa các nhân tố tác động
đến quá trình chuyển dịch này và mô hình hồi qui tuyến tính với số mẫu quan
sát là 20. Đào Thế Anh và Đào Thế Tuấn (2005) nghiên cứu về sự đa dạng về
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại Việt Nam, tác giả sử dụng hệ số đa
dạng Simpson để định lượng mức độ đa dạng hóa, phương pháp phân tích
thành phần chính (Principal component analysis) phân tích tầm quan trọng của
các yếu tố trong cơ sở dữ liệu và mối quan hệ tương quan của các nhóm yếu tố
giải thích quá trình này, sau cùng tác giả sử dụng dụng phương pháp phân loại
chùm (Cluster analysis) để phân kiểu các xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp. Phạm Thanh Vũ và ctv (2013) sử dụng phương pháp điều tra
PRA và SWOT đối với 10 mô hình canh tác chính ở tỉnh Bạc Liêu; phân tích
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức; phân tích kiến thức chuyên gia
đánh giá sự tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội - môi trường lên sự thay
đổi sử dụng đất và việc lựa chọn mô hình canh tác trên đại bàn tỉnh Bạc Liêu.
Huỳnh Trường Huy và ctv (2006) sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tần số
và phân tích bảng chéo để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các quyết định nuôi

8


cá tra tự phát, không theo qui hoạch trong nông hộ tại 3 tỉnh An Giang, Đồng

Tháp và Cần Thơ với số quan sát là 110.
1.5.2 Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp
Nội dung nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu của Lewis (1954) và Ray (1998), cho rằng nông
nghiệp là khu vực dư thừa lao động, gia đình là đơn vị cơ sở với đặc điểm có
thể sử dụng lao động trên tuổi (tuổi già) và là khu vực cần nhiều lao động
trong khi đó các ngành công nghiệp được xem là ngành cần nhiều vốn và lợi
nhuận là mục tiêu cơ bản. Khu vực nông nghiệp là nơi cung cấp lao động cho
các ngành công nghiệp phụ thuộc vào sự sẵn có của đồng vốn. Mô hình này
được đưa ra với giả thuyết rằng vệc di chuyển lao động ra khỏi ngành nông
nghiệp với chi phí cơ hội thấp. Ông cũng cho rằng cự di chuyển lao động nông
nghiệp sang công nghiệp chính là do lợi nhuận tăng lên của ngành công
nghiệp, chứ không phải do tăng mức tiền công, tiền lương. Các nghiên cứu
gần đây của Breustedt và Glauben (2007) cho rằng việc di chuyển khỏi khu
vực nông nghiệp của lao động xuất phát từ sự thiếu hụt tài chính, có nhiều khả
năng do tuổi đời còn quá trẻ hoặc đang trong độ tuổi nghĩ hữu, kinh nghiệm
chưa nhiều. Với nông dân còn trẻ, có tay nghề tốt nên dễ dàng tìm kiếm việc
làm phi nông nghiệp. Với nông hộ tuổi cao, họ không tìm thấy sự hấp dẫn từ
các công việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp nên có xu hướng bám đất, bám
ruộng cho đến lúc nghĩ hưu.
Trong khi đó, Kuznets (1930) tìm hiểu kỹ hơn về các tác nhân dẫn đến di
chuyển nguồn lực trong nội bộ ngành công nghiệp và kết luận rằng chính sự
khác nhau về tốc độ tăng trưởng của các phân ngành đã tạo nên quá trình
chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành. Kuznets (1977) còn nhắc tới yếu tố
chậm đổi mới công nghệ “theo thời gian” và nhận định một cách so sánh rằng
chuyển dịch cơ cấu cùng đổi mới công nghệ là động lực chính của tăng trưởng
năng suất. Fabricant (1942) lý giải rằng thay đổi công nghệ tạo ra hiệu ứng
kép đối với cầu về lao động, tức là vừa làm tăng cầu ở ngành/lĩnh vực này,
nhưng cũng làm giảm cầu ở ngành/ lĩnh vực khác. Sự xuất hiện các ngành/lĩnh
vực mới hay cải tiến công nghệ của doanh nghiệp sẽ tạo việc làm mới và hấp

thụ một phần số lao động bị giảm đi trong các ngành/lĩnh vực cũ. Sự di chuyển
lao động là một tác nhân của chuyển dịch cơ cấu và làm thay đổi năng suất lao
động của ngành cũng như của tổng thể nền kinh tế. Clark (1940) phát triển
thêm cho rằng chính năng suất lao động trong các khu vực đã quyết định việc
chuyển lao động từ khu vực năng suất thấp sang khu vực năng suất cao.

9


Tại Việt Nam, nghiên cứu của Lê Xuân Bá và ctv (2006) cho rằng các
yếu tố về đất đai, trình độ học vấn và chuyên môn của người lao động, tuổi lao
động, các chương trình mục tiêu quốc gia, trang bị cở sở hạ tầng, số nhân khẩu
trong hộ gia đình, tỷ lệ người phụ thuộc, thu nhập khác và giới tính lao động
có tác động đến việc CDCCLĐ từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, các yếu
tố này không chỉ tác động đến quá trình CDCCLĐ mà còn cả đến quá trình
CDCCKTNN của nông hộ. Võ Thanh Dũng và ctv (2010) cho rằng các yếu tố
ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình CDCCLĐ của nông hộ trên địa bàn thành
phố Cần Thơ bao gồm tuổi của người lao động, trình độ học vấn của người lao
động, số nhân khẩu trong hộ, tỷ lệ người không việc làm trong tổng số người
có việc làm. Nghiên cứu của Lê Thị Quỳnh Anh (2010) khẳng định các biến
diện tích đất, giới tính và công việc có tác động đến quyết định CDCCLĐ từ
nông nghiệp sang phi nông nghiệp của lao động ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà
Vinh. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến CDCCLĐ trên địa bàn quận Ô
Môn thành phố Cần Thơ của Võ Thanh Dũng (2005) cho rằng yếu tố về đất
sản xuất của hộ gia đình, tuổi của lao động, giới tính của người lao động và
giáo dục có ảnh hưởng đến CDCCLĐ của lao động. Tại huyện Vĩnh Thạnh,
thành phố Cần Thơ, Nguyễn Thùy Trang (2010) khẳng định sự dịch chuyển
lao động là do sự tác động bởi nhiều yếu tố như: tình hình tài chính của hộ gia
đình, tài nguyên thiên nhiên, thiếu việc làm tại đại phương,..đồng thời các
nhân tố về trình độ học vấn, tuổi, giới tính, số thành viên ăn theo và diện tích

đất bình quân đầu người có tác động đến quyết định CDCCLĐ.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu của Lê Xuân Bá và ctv (2006) sử dụng mô hình Probit để
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc CDCCLĐ từ nông nghiệp qua phi
nông nghiệp. Võ Thanh Dũng (2005) tiến hành điều tra 180 hộ gia đình kết
hợp với thống kê mô tả, phân tích hồi qui tương quan (mô hình Probit) và
phương pháp phân tích SWOT để phân tích chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất
và các yếu tố ảnh hưởng đến CDCCLĐ của lao động tại quận Ô Môn. Nghiên
cứu khác của Nguyễn Thùy Trang (2010) phỏng vấn trực tiếp 32 hộ có
CDCCLĐ tại huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ kết hợp công cụ thống
kê mô tả, sử dụng mô hình Probit để xác định khả năng chuyển dịch sang phi
nông nghiệp của những lao động này. Lê Thị Quỳnh Anh (2010) sử dụng
phương pháp hồi qui tương quan đề phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định thay đổi ngành nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, bên cạnh đó,
tác giả còn sử dụng mô hình ước lượng log-liner để ước lượng các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định chuyển dịch của lao động.

10


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-----2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông nghiệp
2.1.1.1 Khái niệm về nông nghiệp
Ngành nông nghiệp:
- Theo nghĩa rộng: là tổ hợp các ngành gắn liền với các quá trình sinh học
gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Do sự phát triển của phân công lao
động xã hội, nên các ngành này tương đối độc lập nhau, nhưng lại gắn bó mật
thiết nhau trên địa bàn nông thôn.

Là ngành cơ bản của nền kinh tế quốc dân, nên vừa chụi sự chi phối
chung của nền kinh tế quốc dân, vừa gắn bó chặt chẽ với các ngành khác trên
địa bàn nông thôn, đồng thời mang nét đặc thù của một ngành mà đối tượng
sản xuất là những cơ thể sống.
- Theo nghĩa hẹp: nông nghiệp bao gồm trồng trọt (trồng cây lương thực,
cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây thức ăn gia súc, cây ăn quả, cây
cảnh,…), chăn nuôi (chăn nuôi gia súc, gia cầm,..), ngành lâm nghiệp (trồng
và bảo vệ rừng, trồng cây phân tán, trồng cây lấy gỗ, lấy củi,…) và ngành thủy
sản (nuôi trồng và khai thác, đánh bắt thủy hải sản).
Đặc điểm sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp gắn liền với cơ thể sống động vật, thực vật, sự phát
triển của nông nghiệp phải tuân theo quy luật sinh học và phụ thuộc rất nhiều
vào các yếu tố tự nhiên như đất đai, thời tiết, khí hậu, thủy lợi và thủy văn.
Trong sản xuất nông nghiệp thì ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt và
không thể thay thế được.
Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao do 2 yếu tố quan trọng quyết
định, đó là yếu tố cơ thể sống của động, thực vật theo quy luật sinh học của
quy trình sinh trưởng, phát triển, phát dục và duyệt vong và yếu tố thứ hai là
do diễn biến thời tiết, khí hậu, thủy văn trong năm khác nhau làm cho mùa vụ
sản xuất khác nhau.
Nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp lạc hậu, còn mang tính độc
canh, tự túc, tự cấp, sản xuất hàng hóa còn ít, năng suất cây trồng, vật nuôi,
lâm nghiệp, thủy sản chưa cao, riêng năng suất lao động, đất đai còn thấp, lao
11


×