Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Phân tích bài thơ Tràng Giang của Huy Cận – Tràng giang mang nỗi buồn mênh mang, sâu lắng trong giọng thợ vừa cổ điển vừa lãng mạn rất tiêu biểu chõ hồn thơ Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám. Hã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.03 KB, 4 trang )

Xuân Diệu đã tự ví mình và Huy Cận như Rim-bô và Véc-len: "Hai chàng thi sĩ
choáng hơi men – Say thơ xa lạ mê tình bạn – Khinh rẻ khuôn mòn bỏ lối quen!" –
"Say thơ xa lạ" – đó là thơ lãng mạn phương Tây của thế kỉ XIX. Tuy vậy, Huy Cận
còn là người rất thích thơ Đường và trân trọng vốn thơ ca dân tộc. Từ buổi thiếu
niên, tác giả đã thuộc lòng khá nhiều ca dao, thơ Đường, thơ Nguyễn Du,… Lẽ vậy
chăng, trong những câu thơ tuyệt đỉnh của Huy Cận có cả những vần thơ vừa cổ
điển vừa lãng mạn. Nét cổ điển và hiện đại đan cài vào nhau, kết hợp hài hòa với
nhau, trong thơ và trong con người thi sĩ Huy Cận – sự kết tinh của hai nền văn hóa
Đông và Tây nhưng lại giao nhau ở một tâm hồn nghệ sĩ đa cảm đa sầu. Lần đầu
tiên, Huy Cận mang tác phẩm "Lửa thiêng" bất ngờ theo Xuân Diệu bước chân vào
hội Tao đàn thì "trong thơ Việt Nam nghe bừng dậy một tiếng dịch buồn". Điệu buồn
ảo não ở Huy Cận đồ tự tìm đên một cám hứng riêng để kí thác cảm hứng vũ trụ.
Như Voltaire từng nói: "Thơ là âm nhạc của tâm hồn nhất là những tâm hồn cao cả,
đa cảm”. Và "Tràng giang" mang nỗi buồn mênh mang, sâu lắng trong giọng thơ
vừa cổ điển vừa lãng mạn, rất tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận trước cách mạng. Xuân
Diệu đã có nhận xét rất tinh tế: "bài thơ hầu như đã trở thành cổ điển của một nhà
thơ mới". Nét cổ điển được thể hiện ngay từ tiêu đề tác phẩm: "Tràng giang" –
"Tràng" là một âm khác "Trường" – có nghĩa là dài. Tuy nhiên, Huy Cận đã chọn
"Tràng giang" vì nó chẳng, những đã chứa trong mình cả "Tràng giang" mà nhờ âm
"ang" đã gồm cả nét nghĩa sông rộng, sông lớn, mớ ra một khoảng không gian bao
la vô tận vô cùng. Dường như cảnh càng bát ngát thì tình càng miên man, và Huy
Cận, bởi "quá cảm nghe với mênh mông thì giọng thơ của người cũng lấy cái sầu
của vũ trụ". Bài thơ mở ra bằng lời đề từ:
Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài.
Dường như đã gói trọn cảm hứng chủ đạo của tác phẩm. Đó là nồi niềm cảm nhận
sâu xa của cái tôi cô đơn trước cái vô cùng của trời đất. Trong nỗi niềm ấy, "Tràng
giang" đầy nỗi nhớ không gian, khao khát được giao cảm giữa con người với vũ trụ,
đồng thời muốn hòa nhập giữa cái tiểu ngã hữu hạn với cái đại ngàn vô hạn. Thơ
xưa các thi nhân tìm đến thiên nhiên vũ trụ luôn nhận mối đồng cảm tương giao.
Huy Cận cũng đến với vũ trụ. Thế nhưng khác xưa là, tác giả chỉ thấy thâm thía nỗi
buồn của cái tôi cô độc, với cảm giác “bâng khuâng" "dợn dợn" trước không gian


bao la. Phải chăng, nguồn mạch thơ mới của bài ”Tràng giang" cũng chính là ở đó.
Trước hết, ta bắt gặp một không gian vũ trụ mênh mông:
Sóng gọn tràng giang buồn điệp điệp.
Sắc thái cổ điển và hiện đại hòa quyện nhau, nhuần nhuyễn để làm nổi rõ thiên
nhiên vắng lặng và buồn. Tràng giang đó, bình thản suy tư qua bao lớp sổng "buồn
điệp điệp", qua dòng khơi "nước song song", cảm giác buồn ấy lại gửi trong vần
điệu, trong những từ gợi hình mỏng manh càng làm tăng thêm mỗi lúc và trải dài
mãi không thôi, càng như thấm đẫm trong từng cảnh vật.
Nấng xuống trời lên sầu chót vót.
Không gian như vụt lên hơn. Trên bức tranh sông dài lại hiện lên bầu trời thăm
thẳm: "Sâu chót vót" – "sâu" đã gợi lên cho người đọc ấn tượng thăm thẳm, hun hút,
khôn cùng, mà lại là "sâu chót vót" thì chiều cao càng vô tận. Câu thơ bảy chữ thì có
ba chữ vần bằng nằm giữa bốn vẩn trắc, dường như nhân mạnh thêm không gian vô
tận giữa mặt đất sâu thẳm và trời cao chót vót. Cái đẹp ở đây chính là tác giả đã đặt
những hình ảnh ấy trong một thế giới hài hòa nghệ thuật tuyệt diệu "nắng xuống" –
"trời lên" càng cao rộng, cảnh vật càng thêm vắng lặng. Nỗi buồn tựa hồ như thấm
vào không gian ba chiều. Con người như trở nên nhỏ bé và có phần rợn ngợp trước
cái bao la vĩnh hằng của vũ trụ, cái xa vắng cùa thời gian:


Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng .
Cũng như trong câu thơ:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Thiên nhiên hiện ra buồn nhưng cũng thật tráng lệ. Nét đặc trưng này của không
gian đó được Đỗ Phủ miêu tả trong bài "Thu hứng":
Lưng trời sóng gợn lòng sông thẳm
Mật đất mây ùn cửa ải xa.
Lấy lại ý thơ người xưa, hình ảnh "mây cao đùn núi bạc" trong bài thơ gợi lên ấn
tượng về sự mênh mông của vữ trụ. Nếu trên kia là sông nước Tràng giang "điệp
điệp" "song song thì bây giờ là "lớp lớp" mây cao – những đám mây trắng cứ đùn

lên, tràng điệp phía chân trời. Huy Cận không viết: "đùn sóng bạc" – nghĩa là những
áng mây như muốn ngàn con sóng tung bọt trắng, mà viết "đùn núi bạc" khiến cho
không gian vũ trụ khổng chỉ hiện lên bao la, vô tận mà còn hùng vĩ nữa… thế
nhưng, cũng khác thơ xưa, cảnh vật mỗi lúc một bao la thì hồn người trong bài
"Tràng giang" càng thêm cô độc, lạc loài. Thi nhân vốn "sớm vương nỗi sầu thiên cổ
mang mang" hẳn không khỏi khát khao được giao cảm, tương thông với trời đất vô
cùng.
Nếu không gian vũ trụ qua “Tràng giang” hiện lên với tất cá vẻ đẹp bao la, kì vĩ
mênh mông thì đối lập với nó không gian của cõi nhân thế lại bé nhỏ, đơn côi lạc
loài:
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Đó là hình ảnh của con thuyền côi cút và cành khô lạc loài giữa sông nước mênh
mông. Vào những năm ba mươi, đây là những câu thơ mới mẻ, bởi nó xuất hiện cái
tầm thường, nhỏ nhoi vô nghỉa như "một cành củi khô". "Trong cảm thức xa vắng vẻ
không gian, đối với Huy Cận, con thuyền, cành khô chỉ gợi lên sự đơn lẻ thấm thía
nỗi buồn chia lìa lạc loài đang đón đợi. Thuyền "về" mà nước thì "lại" nghĩa là nghịch
chiều nhau. Tuy chỉ có hai hướng thôi nhưng lại tạo nên mối "sầu trăm ngả" và cành
cây chỉ còn là "củi một cành khô". Nếu nói như Huy-gô "ngôn ngừ cùng chi là một
sinh vật” thì ở đây sinh vật ấy đang bơ vơ, đau xót, bất lực vì nước xô đẩy: "Lạc mấy
dòng” nó hàm chứa cả cái gì đó côi cút, tan tác đến tội nghiệp. Với cách đặt từ
"một" ở giữa hai số từ "trăm" và "mấy" trong những câu thơ khiến hình ảnh cõi nhân
thế dường như càng nhỏ lại, bế tắc tột cùng. Tất cả như vây bủa lấy cảnh vật trong
sự lạc lõng, đơn côi. Nôi buồn đó càng như da diết mãi không thôi:
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Vài dải đất giữa sông dài, vài ngọn gió hiu hiu nhưng khống đủ làm sống động cảnh
vật và âm thanh của tiếng "làng xa vãn chợ chiều" thì mơ hồ, mong manh lắm
không làm bớt đi sự vắng lặng của cảnh. Bấy nhiêu hình ảnh dường như chỉ là

những nét chấm phá, tô đậm thêm không gian cao rộng của vũ trụ mà thôi.
Thơ Đường tả “Tràng giang” chỉ qua một vài nét chấm phá đơn sơ, bình lặng, hiền
hòa, không đi sâu vào chi tiết:
Xanh um cổ thụ tròn xoe tán


Trăng xóa Tràng giang phẳng lặng tờ.
Huy Cận cững miêu tả "Tràng giang" theo trường phái phương Đông truyền thống.
Nhưng “Tràng giang” vẫn là một bài thơ hiện đại, không chỉ hiện đại ở hình ảnh, thi
liệu mà còn ở cảm xúc của nhà thơ lãng mạn. Huy Cận đã soi "chiếc linh hồn nhỏ”
của mình trên sông nước Tràng giang:
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mềnh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Một loạt tính từ “minh mông" "lặng lẽ’ đã gợi lên không khí vắng vẻ, u buồn. Nỗi
buồn như càng được khắc sâu qua hình ảnh những cánh bèo dạt trối nổi lênh đênh.
Hình ảnh đó là ngẫu nhiên nhìn thấy hay vì thi nhân đã liên tưởng đến thân phận
"hoa trôi bèo dạt” của những kiếp người chìm nổi long đong trong xã hội. Tâm trạng
chung của lớp trẻ những năm 30 là thế. Nhưng không phải vì vậy mà họ quên hết
chất thơ chất đẹp ở đời. Ngay cả khi phủ định tất cả "không một chuyến đò ngang",
"không cầu gợi chút niềm thân mật" cũng chính là bộc lộ tấm lòng thi nhân yêu
cuộc sống, tha thiết mong mỏi niềm giao cảm. Không gian trần thế vì vậy qua cái
nhìn thỉ sĩ dù sầu tư lai láng nhưng vẫn lung linh có hồn. Tình càng sâu thì cánh
càng đẹp:
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiểu sa.
Hình ảnh cánh chim đơn lẻ trong buổi chiếu tà càng gợi lên những nỗi buồn xa vắng
của lòng người – Nhưng cánh chim ấy lại chao xuống vì sức nặng của hoàng hôn
nhịp nhàng với buổi chiều bóng xế. Hình ảnh đẹp vừa cố điển vừa lãng mạn. Nếu
như Nguyễn Du thấy “Bên cẩu tơ liễu bóng chiều thướt tha", Hán Mặc Tử cũng nhận

ra "bóng xuân sang trên một giàn thiên lý thì Huy Cận, thi nhân cũng rất tinh tế
nhận thấy bóng chiều trong một cánh chim nghiêng. Chính là, nhà thơ đã phá lôgic
của cuộc sống để đạt đến logic của nghệ thuật. Cũng vì vậy, cánh chim dường như
hiện lên sinh động hơn, đẹp hơn và đặc biệt cũng buồn da diết trước cái nhỏ bé, cô
đơn giữa vũ trụ bao la.
Từ những hỉnh ảnh quen thuộc của cuộc sống thế gian, một cành củi khô, cồn nhỏ lơ
thơ, con thuyền nhỏ, cánh chim… đã hắt vào tác phẩm vẻ từ biệt sinh li, vẻ sầu bỉ
của nó. Chỉ vài nét chấm phá thôi, Huy Cận đã khơi gợi cầm giác lẻ loi, chia li trong
lòng người, trong cánh vật. Đó cũng là tâm lí tự nhiên của con ngưởỉ, cảm thấy nhỏ
bé trước thiên địa vô thủy vô chung:
Ai người trước đã qua
Ai người sau đã tới
Nghĩ trời đất vô cùng
Một mình tuôn giọt lệ.
(Trần Tử Ngang)
Cảnh tỉnh ấy khiến thi nhân không thể không bâng khuâng và thầm mong ước. Nó
kết tinh thành tinh quê hương tha thiết:
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Âm hưởng Đường thi triền miên trong câu thơ. Lấy lại ý xưa của Thôi Hiệu:
Nhật mộ hương quan hà xứ thị


Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
nhưng Huy Cận khác, trong buổi hoàng hôn ấy không hề có "trên sông khói sóng"
tạo điều kiện phản xạ gợi nhớ “hương quan” (cổng làng – đường về quẽ cũ) như tác
giả Hoàng Hạc Lâu. Phải chăng chính cảm giác “dợn dợn” của chủ thể lãng mạn đã
làm nảy sinh tâm lí nhớ nhà. Nhớ nhà, muốn được trở về có mặt giữa gia đình, quê
cha già để hóa giải cảm giác “dợn dợn” bơ vơ của kẻ tha hương. Tình quệ trong bài
Tràng giang vì vậy da diết hơn, thường trực bơn. Nó không chỉ là những dòng ý nghĩ

lộ thiên đơn giản mà là xuất phát từ qui luật thầm kín tự đáy thẳm tâm linh của con
người.
Tuy vậy, ý thơ không chỉ dừng lại ở một tình quê hương thuần túy. Phải chăng, "lòng
quê dờn dợn vời con nước" còn thể hiện nỗi niềm của một cái tôi cô độc, nhô bé
trước vũ trụ đang tìm vẻ giao hòa, nương tựa với cái ta rộng lớn hơn. Chất lãng mạn
của bài Tràng giang là đây, bên cạnh nỗi niềm quê hương là nỗi niềm nhân thế:
Đạm đạm trường giang thủy
Du du viễn khách tình.
Có thể nói, Tràng giang là một bài thơ chứa đầy không gian và tâm trạng. Là không
gian vũ trụ, cảnh sắc bao la, vô tận mà cũng thật tráng lệ. Là không gian nhân thế,
cảnh lại hiện lên cô đơn, lạc loài. Bao trùm lên bức tranh thiên nhiên là sự tĩnh lặng
gần như tuyệt đối. Duy chỉ có tiếng lòng nhà thơ đang thầm vọng trong xa thẳm:
Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài.
Hai mươi năm sau, cũng đứng trước một không gian vô tận của đại dương vào lúc
hoàng hôn, Huy Cận đã viết những vần thơ vui tươi khỏe khoắn:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm với gió khơi.
Nhưng đó là sau này, khi Huy Cận đang viết "Trời mỗi ngày lại sáng”. Còn ở đây,
cảm giác vũ trụ ở Huy Cận là sự khắc khoải cô đơn khi đối diện với trời đất vô tận vô
cùng. Bài thơ Tràng giang vì thế mang nỗi buồn mênh mang sâu lắng trong giọng
thơ vừa cổ điển vừa lãng mạn. Nỗi buồn của Huy Cận trước sau vẫn là nỗi buồn
trong sáng, góp phần làm phong phú hổn người và làm nên vẻ đẹp riêng của bài
thơ.
Theo: Thu Hương




×