Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Những so sánh liên tưởng độc đáo về hình tượng sông đà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.4 KB, 10 trang )

Những so sánh liên tưởng độc đáo về hình
tượng Sông Đà
trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà” của
Nguyễn Tuân
Giáo viên: Phạm Thị
Thanh Huyền
Trường THPT chuyên Lê
Quý Đôn- tỉnh Lai Châu
So sánh liên tưởng vốn là một biện pháp quen
thuộc của các nhà văn, tuy nhiên liên tưởng so sánh
phải mới mẻ, bất ngờ và giúp người đọc hình dung ra
sự vật, sự việc, nhận ra ngay thần thái của chúng một
cách rõ nét, độc đáo thì mới có giá trị. Một trong
những nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật
Nguyễn Tuân là nhà văn luôn tìm đến những cảm
giác mới lạ, những cái phi thường, cái tuyệt mĩ khi
miêu tả sự vật, hiện tượng hay con người. Để đạt


được điều đó, Nguyễn Tuân luôn tích luỹ kho từ
vựng độc đáo với các biện pháp tu từ được nhà văn
vận dụng linh hoạt. Con sông Đà dưới ngòi bút tài
hoa của Nguyễn Tuân hiện lên với hai nét tính cách
dường như đối lập nhau: Trữ tình và hung bạo. Hai
nét tính cách này được nhà văn sử dụng nhiều so sánh
liên tưởng . Mỗi so sánh chứa đựng một góc nhìn độc
đáo, đầy tính phát hiện của nhà văn trước đối tượng
thẩm mĩ của mình.
Con sông Đà hung bạo mang diện mạo và tâm
địa một thứ kẻ thù số một của con người hiện lên thật
ấn tượng, Sự hung bạo của Sông Đà được thể hiện


trước hết ở vách đá. Sông Đà cã nh÷ng qu·ng s«ng
hÑp, s©u tèi vµ l¹nh “ mặt sông lúc ấy chỉ lúc đúng
ngọ mới có mặt trời có chỗ vách đá thành chẹt lòng
sông như một cái yết hầu”. Cách so sánh, liên tưởng
bất ngờ mà chính xác đã giúp người đọc hình dung cụ
thể độ cao, hẹp, sâu của vách đá Sông Đà. Nguyễn
Tuân tiếp tục khắc sâu ấn tượng độ cao của vách đá,
sự lạnh lẽo, u tối của đoạn sông và sự nhỏ hẹp của


dòng chảy bằng một liên tưởng độc đáo, bất ngờ và
thú vị khi nhà văn so sánh cảm giác của con người
giữa thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ với khoảng cách
của đời sống chốn thị thành điều này khiến cho
những ai chưa có dịp được trải nghiệm cảm giác ngồi
trong khoang đò qua quãng ấy có thể cảm nhận điều
đó trong một hiện thực rất gần với mình.“ Ngồi trong
khoang đò mà đi qua quãng ấy đang mùa hè cũng
thấy lạnh cảm thấy như đứng ở hè một cái ngõ mà
ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng
thứ mấy vừa tắt phụt điện”.
Những cái hút nước sông Đà làm chóng mặt,
sởn gai ốc người ta cũng do phép so sánh liên tưởng
độc đáo của Nguyễn Tuân mang lại “ những cái hút
nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để
chuẩn bị làm móng cầu.” ,“nước ở đây thở và kêu
như cửa cống cái bị sặc” có lúc “những cái giếng
sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”. Âm
thanh được cụ thể hóa cao độ, nó làm ta hình dung
đến sự giận dữ và nguy hiểm tột độ, đặc biệt nhờ



phép so sánh độc đáo ấy ta không chỉ “nghe” được
âm điệu, cường điệu mà cả độ vang của tiếng hút
nước. Trong lối so sánh của Nguyễn Tuân, ta cũng
bắt gặp những phép so sánh chứa đầy ẩn ý. Nó như
một dự cảm lo sợ “trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng
đang quay lừ lừ như cánh quạ đàn”. Ngoài sự hung
bạo dữ dội những hút nước ấy còn ẩn họa một sự chết
chóc đáng sợ “cánh quạ đàn”. Đó cũng chính là một
lời cảnh báo để những thuyền đi qua phải trèo thật
nhanh “y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút
qua một quãng đường”. Ngoài việc sử dụng các phép
so sánh thì ở đoạn miêu tả những cái hút nước trên
sông, nhà văn còn vận dụng rất linh hoạt những liên
tưởng độc đáo. Đó là khi nghĩ đến “một anh quay
phim táo tợn nào dám ngồi vào một chiếc thuyền
thúng rồi cho cả mình và máy quay xuống cái hút
sông Đà ấy”. Sự liên tưởng dường như được chuyển
thành một thước phim điện ảnh. Vừa đẹp một cách
hùng vĩ lại vừa có cái giật gân táo bạo.


Nhưng dữ dội nhất là ở những thác đá. Nguyễn
Tuân đã buộc sự dữ dội, nham hiểm của sông Đà phải
hiện lên thành hình và gào thét bằng trăm ngàn âm
thanh. Thực sự đến đây, Nguyễn Tuân mới hòa nhịp
đúng vào khúc “độc tấu” ngôn từ và hình ảnh. Trước
giờ ta bắt gặp không ít những hình ảnh so sánh và
độc đáo giữa hai sự vật hiện tượng tương đối “nắng

hạ rũ rượi, mệt nhoài sau quãng rừng thưa như từng
hột mưa kiệt sức trên thảm lá dày” ( Nhật kí đào hoa
– Lê Như ). Nhưng đến Nguyễn Tuân, những phép so
sánh lên đến cực điểm. Được làm nên từ hàng loạt
phép so sánh liên hoàn dồn dập, tiếng nước thác hiện
lên như một con người với đủ cung bậc tâm trạng
“nghe như oán trách gì rồi lại như là van xin, rồi lại
như khiêu khích giọng gằn mà chế nhạo.” Các câu so
sánh “tới tấp” đẩy cái dữ dội lên đỉnh điểm, dùng các
cung bậc của con người tả thác để dội lại cái vang
vọng đầy cảm xúc ấy cho người đọc. Bước đệm ấy đã
phát huy tác dụng không ngờ, nó đẩy cái cuồng nộ
của thác nước lên đến nghẹt thở, cho người đọc cảm


giác lạc vào trận địa dữ dội của sông nước và đá thác.
Chính sự táo bạo trong miêu tả dám lấy lửa tả nước,
lấy rừng tả sông – phép so sánh đối lập cao độ. “Nó
rống lên như một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn
giữa một rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa đang phá
tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu
da cháy bùng bùng”. Ta có cảm giác luồng nước thác
dữ dội táp vào mình qua thính giác bỏng rát, tất cả
như tóe ra một sự giận dữ không kiềm chế ,vừa hùng
vĩ vừa đầy hiểm nguy thách thức. Cách so sánh nhân
hóa đã cho ta một khung cảnh Sông Đà như con thủy
quái với sức công phá ghê gớm báo hiệu một trận
chiến giằng co căng thẳng sắp diễn ra.
Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân sông Đà
không chỉ hung bạo mà nó còn rất trữ tình.Vẻ mơ

màng, thơ mộng, kiều lệ của sông đạt đến độ tuyệt
vời cũng nhờ những so sánh hay. Từ trên cao nhìn
xuống Nguyễn Tuân được chiêm ngưỡng toàn cảnh
dòng sông trong dáng hình mềm mại uốn lượn tự
nhiên của nó. Nguyễn Tuân đã so sánh dòng Sông Đà


với sợi dây thừng ngoằn ngoèo. Sự so sánh giản đơn
nhưng chính xác độc đáo nên tạo được sự bất ngờ thú
vị. Sông Đà đẹp thơ mộng trước hết ở vẻ đẹp tự nhiên
ấy. Đặc biệt hình dáng của con sông được nhà văn
miêu tả qua so sánh rất tài hoa “con Sông Đà tuôn
dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân
tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban
hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt
nương xuân”. Nếu áng tóc là sự vật cụ thể thì áng tóc
trữ tình lại là một khái niệm trừu tượng. Tác giả đã
dùng hình ảnh áng tóc trữ tình để nói lên vẻ đẹp thơ
mộng của dòng sông. Nhìn con sông Đà tuôn dài, nhà
văn có cảm tưởng đó như một áng tóc. Phép so sánh
độc đáo này đã tôn lên vẻ đẹp mềm mại, thơ mộng và
hiền hoà của dòng sông. Dòng sông ấy hiền hoà, thơ
mộng gợi bao cảm hứng trữ tình, cảm hứng thơ với
các du khách. Tả màu nước Sông Đà ta lại bắt gặp
những so sánh rất thú vị và chính xác“ Mùa xuân
dòng sông xanh ngọc bích, chứ nước sông Đà không
xanh màu xanh canh hến của sông Gâm sông Lô”.


“Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở

một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về”.Sự so
sánh về màu sắc làm cho con sông có vẻ đẹp riêng.
Bằng sự chiêm nghiệm tâm lý con người, Nguyễn
Tuân có cách so sánh thú vị miêu tả vẻ đẹp của dòng
sông“Chao ôi, trông con sông như thấy nắng giòn
tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt
quãng”. So sánh sông Đà với một cố nhân vừa thể
hiện sự gắn bó của nhà văn với dòng sông vừa lột tả
được hết cái tính tình “lắm bệnh lắm chứng” của
sông Đà.
Cảnh ven sông Đà quãng hạ lưu lặng tờ đẹp một
vẻ đẹp nguyên khôi được truyền thần bằng hai câu
văn so sánh tài hoa“Bờ sông hoang dại như một bờ
tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích
tuổi xưa”. Nhà văn đã đem so sánh một đặc tính đã
khá trừu tượng (hoang dại, hồn nhiên) bằng những
khái niệm còn trừu tượng hơn nữa bằng cách không
gian hoá thời gian (một bờ tiền sử), nội tâm hoá sự
kiện (một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa), gợi mở những


liên tưởng cập bờ siêu cảm giác! Với liên tưởng của
mình , Nguyễn Tuân vẽ ra trước mắt bạn đọc một bức
tranh sinh động đến không ngờ. Một vẻ non tơ của
nương ngô nhú lên mấy lá non đầu mùa, một chú
hươu tha thẩn và một cuộc nói chuyện ngắn ngủi
trong tưởng tượng để cùng lắng đợi một “tiếng còi
sương”.
Có thể nói, với cách tạo ra những so sánh
liên tưởng độc đáo, Nguyễn Tuân đã miêu tả thành

công nhân vật sông Đà trong tác phẩm với hai nét
tính cách dường như trái ngược nhau. Mỗi phép so
sánh, nhà văn đem đến cho người đọc những cảm
giác bất ngờ thú vị. Chỉ xem xét những liên tưởng so
sánh về hình tượng Sông Đà trong một đoạn trích
ngắn, chúng ta đã phần nào cảm nhận được tài hoa,
tinh tế của Nguyễn Tuân. Với Nguyễn Tuân “Tiếng
Việt như một khối ru bích, dưới bàn tay của người
nghệ sĩ ngôn từ họ Nguyễn, khối vuông ấy biến hóa
liên tục và đầy màu sắc-sắc màu Nguyễn Tuân” (Đỗ
Ngọc Thống)




×