Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

phân tích tỷ lệ lạm phát ở việt nam 6 tháng cuối năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.6 KB, 21 trang )

Trường Đại Học Duy Tân

Môn: Căn bản kinh tế vĩ mô

Trung tâm đào tạo từ xa và thường xuyên

Lớp: B16QTH1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA VÀ THƯỜNG XUYÊN

BÀI TIỂU LUẬN
Môn: Căn bản kinh tế vĩ mô
Đề tài: Phân tích tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam 6 tháng cuối năm 2010

GVHD:

Đỗ Văn Tính

Lớp:

B16QTH1

Nhóm thực hiên:
Nguyễn Văn Quang
Lê Thị Cát Tường
Nguyễn Minh Trí
Lê Thị Tiểu My
Nguyễn Thị Kiều Ly
Phạm Hồng Phương


Đà Nẵng, ngày 06 tháng 04 năm 2011

1
GVHD: Đỗ Văn Tính

Nhóm thực hiện: Angry group


Trường Đại Học Duy Tân

Môn: Căn bản kinh tế vĩ mô

Trung tâm đào tạo từ xa và thường xuyên

I.

Lớp: B16QTH1

Khái quát về tình hình kinh tế xã hội Việt Nam 06 tháng cuối năm
2010
1. Dân cư, địa lý
a. Dân cư:

Theo kết quả điều tra, vào thời điểm 0h ngày 1/4/2009 dân số Việt Nam là
85.846.977 người, trong đó có 42.413.143 nam (chiếm 49,4%) và 43.433.854 nữ (chiếm
50,6%).
b. Địa lý:
Việt Nam có diện tích 331.212 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và
hơn 4.200 km² biển nội thủy, với hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ,
bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, có vùng nội

thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác
định gần gấp ba lần diện tích đất liền khoảng trên 1 triệu km².
2. Thông tin kinh tế của các ngành nghề, lĩnh vực:
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 được cả nước triển khai và tổ chức
thực hiện tích cực ngay từ đầu năm nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát, trong đó có
phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn năm 2009; tăng tính ổn định kinh
tế vĩ mô; nâng cao chất lượng tăng trưởng; ngăn chặn lạm phát cao trở lại. Trong
những tháng cuối năm, sản xuất và đời sống nhân dân gặp một số khó khăn do thiên tai
mưa lũ liên tiếp xảy ra; thị trường giá cả có những biến động phức tạp, giá nhiều hàng
hóa có xu hướng tăng cao.
 Nông nghiệp
Tính đến ngày 15/11/2010, cả nước đã thu hoạch được 1453,4 nghìn ha lúa mùa,
bằng 98,6% cùng kỳ năm trước, trong đó các địa phương phía Bắc thu hoạch 1137,5
nghìn ha, chiếm 95,7% diện tích gieo cấy và bằng 98,7% cùng kỳ năm trước; các địa
phương phía Nam thu hoạch 315,9 nghìn ha, bằng 98,5%.
Mặc dù mưa lớn tại các địa phương phía Bắc vào cuối vụ và đặc biệt hai đợt lũ
lớn xảy ra tại các tỉnh miền Trung có ảnh hưởng đến năng suất lúa mùa của một số tỉnh
nhưng năm nay do không bị ảnh hưởng nặng của sâu bệnh nên năng suất lúa mùa của
các địa phương phía Bắc ước tính đạt 47,8 tạ/ha, tăng 0,4 tạ/ha so với vụ mùa trước;
sản lượng đạt 5,7 triệu tấn, tăng 19,6 nghìn tấn. Tại phía Nam, nhiều địa phương đã
2
GVHD: Đỗ Văn Tính

Nhóm thực hiện: Angry group


Trường Đại Học Duy Tân

Môn: Căn bản kinh tế vĩ mô


Trung tâm đào tạo từ xa và thường xuyên

Lớp: B16QTH1

chủ động chuyển đổi phần diện tích lúa mùa thường bị ảnh hưởng của mưa lũ sang vụ
hè thu và đông xuân nên năng suất lúa mùa của các địa phương ước tính đạt 42 tạ/ha,
tăng 1,9 tạ/ha so với vụ mùa trước.
Tính đến trung tuần tháng Mười Một, các địa phương phía Nam đã gieo sạ được
379,1 nghìn ha lúa đông xuân, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vùng Đồng
bằng sông Cửu Long đạt 300,7 nghìn ha, tăng 34,4%. Một số địa phương có tiến độ gieo
sạ nhanh là: Đồng Tháp tăng 103,5%; Kiên Giang tăng 63%.
Cùng với việc thu hoạch lúa mùa, các địa phương phía Bắc đã gieo trồng được
155,5 nghìn ha ngô, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước; 45,7 nghìn ha khoai lang,
tăng 2,4%; 92,9 nghìn ha đậu tương, tăng 16,6%; 6,9 nghìn ha lạc, giảm 6,5%; 111,3
nghìn ha rau đậu, tăng 2,1%.
Theo kết quả sơ bộ điều tra chăn nuôi, tại thời điểm 01/10/2010 đàn trâu cả
nước có 2,9 triệu con, tăng 2% so với cùng thời điểm năm trước; đàn bò có 5,9 triệu
con, giảm 3,1%, chủ yếu do diện tích thả nuôi bị thu hẹp; đàn lợn có 27,4 triệu con,
giảm 1% do ảnh hưởng của dịch bệnh tai xanh xuất hiện ở hầu hết các địa phương; đàn
gia cầm 301 triệu con, tăng 7,5%.
 Lâm nghiệp
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, các địa phương đang khẩn trương kết thúc kế hoạch
trồng và chăm sóc rừng năm 2010, đồng thời thực hiện khoanh nuôi tái sinh và gieo
ươm cây giống chuẩn bị cho kế hoạch trồng rừng năm sau. Diện tích rừng trồng tập
trung tháng 11/2010 ước tính đạt 29,6 nghìn ha, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước;
số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 5,6 triệu cây, tăng 0,1%; sản lượng gỗ khai thác
đạt 420 nghìn m3, tăng 6,4%. Tính chung mười một tháng năm 2010, diện tích rừng
trồng tập trung cả nước ước tính đạt 218,6 nghìn ha, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm
trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 175,6 triệu cây, tăng 0,1%; sản lượng gỗ
khai thác đạt 3566,8 nghìn m3, tăng 6,1%.

Trong tháng xảy ra hai vụ cháy rừng trên phạm vi hẹp với diện tích bị thiệt
hại 5 ha. Tính chung mười một tháng, diện tích rừng bị cháy và bị chặt phá là
7780,7 ha, bao gồm diện tích rừng bị cháy là 6723,3 ha; diện tích rừng bị chặt phá
là 1057,4 ha.
 Thuỷ sản
3
GVHD: Đỗ Văn Tính

Nhóm thực hiện: Angry group


Trường Đại Học Duy Tân

Môn: Căn bản kinh tế vĩ mô

Trung tâm đào tạo từ xa và thường xuyên

Lớp: B16QTH1

Sản lượng thủy sản tháng 11/2010 ước tính đạt 442 nghìn tấn, tăng 6% so với cùng kỳ
năm trước, trong đó cá 328 nghìn tấn, tăng 6,8%; tôm 56,5 nghìn tấn, tăng 4,8%.
Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tháng Mười Một ước tính đạt 235,5 nghìn tấn,
tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó cá 181 nghìn tấn, tăng 6,5%; tôm 40,5
nghìn tấn, tăng 6,6%. Mặc dù sản lượng thủy sản nuôi trồng cả nước tăng nhưng mưa
lũ lớn xảy ra tại khu vực miền Trung đã ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản của một số
địa phương, trong đó Hà Tĩnh bị ngập 3914 ha diện tích thả nuôi, làm thiệt hại 864 tấn
thủy sản; Quảng Bình bị ngập trên 1600 ha nuôi tôm và cá; Ninh Thuận bị trôi 260 ha
đìa tôm.
Trong nuôi trồng thủy sản, nuôi cá tra còn gặp khó khăn do chi phí đầu vào vẫn
ở mức cao, lợi nhuận thấp nên không khuyến khích người dân mở rộng diện tích thả

nuôi. Trong tháng, một số địa phương có diện tích thả nuôi cá tra giảm nhiều so với
cùng kỳ năm trước là: Cần Thơ giảm 20%; Đồng Tháp giảm 7,5%; Bến Tre giảm 6,5%.
Giá cá tra đang có xu hướng tăng cao do sản lượng không đáp ứng được nhu cầu
nguyên liệu cho sản xuất phục vụ tiêu dùng cuối năm.
Ngược lại, nuôi tôm sú đang phát triển khá ổn định, dịch bệnh xảy ra ít nên năng
suất thu hoạch đạt khá. Hầu hết các địa phương đều duy trì được diện tích thả nuôi.
Tính từ đầu năm, diện tích nuôi tôm sú tại Cà Mau ước tính đạt 254 nghìn ha, tăng
0,7% so với cùng kỳ năm trước; Bạc Liêu 122 nghìn ha, tăng 1,7%; Trà Vinh 22 nghìn
ha, tăng 7,9%.
Sản lượng thủy sản khai thác tháng 11/2010 ước tính đạt 206,1 nghìn tấn, tăng
5,2% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó khai thác biển 190,6 nghìn tấn, tăng 5,3%. Sản
lượng thủy sản khai thác tăng khá chủ yếu do giá tiêu thụ tương đối ổn định, cùng với
chính sách của Nhà nước hỗ trợ đóng mới và cải hoán tàu đã khuyến khích ngư dân
tranh thủ thời tiết thuận lợi, tích cực ra khơi đánh bắt. Tính đến tháng 11/2010, một số
địa phương có số tàu đánh bắt thủy sản tăng khá so với cùng kỳ năm trước là: Quảng
Ngãi tăng 221 chiếc; Bình Thuận tăng 205 chiếc; Bình Định tăng 161 chiếc; Kiên
Giang tăng 97 chiếc.
Tính chung mười một tháng, sản lượng thủy sản cả nước ước tính đạt 4682,5
nghìn tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng
đạt 2488 nghìn tấn, tăng 4,9%; sản lượng thủy sản khai thác đạt 2194,5 nghìn tấn, tăng
4,7% (khai thác biển đạt 2017,6 nghìn tấn, tăng 4,9%).
4
GVHD: Đỗ Văn Tính

Nhóm thực hiện: Angry group


Trường Đại Học Duy Tân

Môn: Căn bản kinh tế vĩ mô


Trung tâm đào tạo từ xa và thường xuyên

Lớp: B16QTH1

 Sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 11/2010 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng
14,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười một tháng, giá trị sản xuất công
nghiệp theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 717,1 nghìn tỷ đồng, tăng 13,8% so với cùng
kỳ năm 2009, bao gồm khu vực kinh tế Nhà nước tăng 7,5%; khu vực kinh tế ngoài Nhà
nước tăng 14,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,9% (dầu mỏ và khí đốt
giảm 2,7%, các ngành khác tăng 19,4%).
Trong mười một tháng năm nay, nhiều sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp
có tốc độ tăng cao hơn mức tăng chung của toàn ngành như: Khí hóa lỏng tăng 93,6%;
sơn hóa học tăng 28,5%; sữa bột tăng 22,7%; bia tăng 20,7%; giày thể thao tăng
20,2%; tủ lạnh, tủ đá tăng 18,8%; quần áo người lớn tăng 18,7%; kính thủy tinh tăng
18,3%; khí đốt thiên nhiên dạng khí tăng 18%; xi măng tăng 14,9%; xe máy tăng
14,8%. Một số sản phẩm tăng khá là: Giấy, bìa tăng 12,3%; nước máy thương phẩm
tăng 12%; xà phòng tăng 10,3%; thủy hải sản chế biến tăng 10,2%; phân hóa học tăng
8,6%; điều hòa nhiệt độ tăng 7,8%. Một số sản phẩm tăng thấp hoặc giảm là: Xe chở
khách và thép tròn cùng tăng 4,5%; vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo tăng
4,2%; lốp ô tô, máy kéo tăng 3,1%; gạch lát ceramic tăng 1,2%; than đá giảm 0,6%;
dầu thực vật tinh luyện giảm 1,8%; đường kính giảm 7,4%; tivi giảm 9%; dầu mỏ thô
khai thác giảm 11,5%.
Chỉ số tiêu thụ chung của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo mười tháng năm
nay so với cùng kỳ năm 2009 tăng 10,8%, trong đó một số ngành sản xuất có chỉ số tiêu
thụ tăng cao là: Đồ uống không cồn tăng 39,5%; các sản phẩm bơ, sữa tăng 32,8%;
gạch, ngói và gốm, sứ không chịu lửa tăng 31,8%; các sản phẩm khác bằng kim loại
tăng 24,6%; bia tăng 20,6%; xi măng tăng 17,5%; sản xuất giày, dép tăng 17,4%. Một
số ngành sản xuất có chỉ số tiêu thụ mười tháng tăng chậm hoặc giảm như: Sắt, thép

tăng 8,2%; phân bón và hợp chất nitơ tăng 6,9%; bột giấy, giấy và bìa tăng 5,3%; sợi
và dệt vải tăng 4,9%; chế biến, bảo quản thủy sản tăng 3,8%; thuốc, hoá dược tăng
2,7%; sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 2,3%; thuốc lá, thuốc lào tăng 2,2%; chế biến
và bảo quản rau quả tăng 0,4%; mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa giảm 0,8%; xay xát,
sản xuất bột thô giảm 3,2%; thiết bị gia đình giảm 3,4%; giấy nhăn và bao bì giảm
3,9%; xe có động cơ giảm 12,4%; đường giảm 13,7%; đồ gốm, sứ không chịu lửa giảm
36,9%.
5
GVHD: Đỗ Văn Tính

Nhóm thực hiện: Angry group


Trường Đại Học Duy Tân

Môn: Căn bản kinh tế vĩ mô

Trung tâm đào tạo từ xa và thường xuyên

Lớp: B16QTH1

Cũng trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, chỉ số tồn kho tại thời điểm
01/10/2010 của một số sản phẩm công nghiệp tăng cao so với cùng thời điểm năm 2009
là: Cáp đồng trục có bọc tăng 413,5%; động cơ tăng 287,5%; sữa tươi tiệt trùng tăng
197,9%; đồ uống không ga tăng 188,7%; giày, dép vải tăng 177,9%; thức ăn gia súc
tăng 137,2%.
Theo kết quả điều tra lao động của 4215 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, số
lao động tháng 11/2010 của các doanh nghiệp trên tăng 0,6% so với tháng trước, trong
đó khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 0,3%, khu vực ngoài nhà nước tăng 0,8%; khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1%. Trong 3 ngành công nghiệp cấp I, ngành công

nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,8%, ngành công nghiệp khai thác giảm 1,3%, ngành
công nghiệp điện, nước tăng nhẹ với 0,2%.
 Đầu tư
Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện tháng 11/2010 ước tính đạt 16
nghìn tỷ đồng, bằng 12,5% kế hoạch năm, bao gồm: Vốn trung ương đạt 3,9 nghìn tỷ
đồng, bằng 9,7%; vốn địa phương đạt 12,1 nghìn tỷ đồng, bằng 13,8%. Tính chung
mười một tháng, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện đạt 131,1 nghìn tỷ đồng,
bằng 102,2% kế hoạch năm, bao gồm:
- Vốn trung ương quản lý đạt 38,3 nghìn tỷ đồng, bằng 94% kế hoạch năm, trong
đó: Vốn đầu tư thực hiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo đạt 1235 tỷ đồng, bằng 121,2%
kế hoạch năm; Bộ Giao thông Vận tải 7806 tỷ đồng, bằng 117,4%; Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn 4983 tỷ đồng, bằng 85,5%; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch 497
tỷ đồng, bằng 84,6%; Bộ Công Thương 3210 tỷ đồng, bằng 79,3%; Bộ Y tế 947 tỷ đồng,
bằng 75,4%; Bộ Xây dựng 618,5 tỷ đồng, bằng 62,5% kế hoạch năm.
- Vốn địa phương quản lý đạt 92,8 nghìn tỷ đồng, bằng 106% kế hoạch năm.
- Vốn đầu tư thực hiện của một số địa phương như sau: Ninh Bình đạt 4211 tỷ
đồng, bằng 261,2% kế hoạch năm; Hoà Bình 1862 tỷ đồng, bằng 176,1%; Hà Tĩnh
3027 tỷ đồng, bằng 167,5%; Hải Dương 1152 tỷ đồng, bằng 132,5%; Hải Phòng 2195
tỷ đồng, bằng 132,3%; Nghệ An 2665 tỷ đồng, bằng 123,1%; Bắc Ninh 1482 tỷ đồng;
bằng 122,8%; Thừa Thiên-Huế 2035 tỷ đồng, bằng 120,6%; Lâm Đồng 1802 tỷ đồng,
bằng 118,1%; Quảng Trị 1742 tỷ đồng, bằng 116,5%; Đồng Nai 1537 tỷ đồng, bằng
107,7%.
6
GVHD: Đỗ Văn Tính

Nhóm thực hiện: Angry group


Trường Đại Học Duy Tân


Môn: Căn bản kinh tế vĩ mô

Trung tâm đào tạo từ xa và thường xuyên

Lớp: B16QTH1

Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến 20/11/2010 đạt 13,3 tỷ
USD, bằng 60% cùng kỳ năm 2009, bao gồm: Vốn đăng ký của 833 dự án được cấp
phép mới đạt 12,1 tỷ USD (giảm 20,4% về số dự án và giảm 26,3% về số vốn so với
cùng kỳ năm trước); vốn đăng ký bổ sung của 210 lượt dự án được cấp phép từ các năm
trước với 1,2 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện mười một tháng ước
tính đạt gần 10 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2009.
Trong năm 2010, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là thế mạnh thu hút
các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với số vốn đăng ký đạt 4,4 tỷ USD, trong đó
3,5 tỷ USD của 334 dự án cấp phép mới và 907,1 triệu USD vốn tăng thêm. Lĩnh vực
sản xuất, phân phối điện, khí và nước có 6 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt
2,9 tỷ USD. Vốn đăng ký vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản đạt 2,8 tỷ USD, trong đó
2,7 tỷ USD của 20 dự án cấp phép mới và 132,1 triệu USD vốn tăng thêm.
Cả nước có 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài cấp phép mới trong mười một tháng năm 2010, trong đó Bà Rịa-Vũng Tàu
có số vốn đăng ký lớn nhất với 2349 triệu USD, chiếm 19,4% tổng vốn đăng ký cấp
mới; tiếp đến là Quảng Ninh 2148 triệu USD, chiếm 17,8%; thành phố Hồ Chí Minh
1726,8 triệu USD, chiếm 14,3%; Nghệ An 1012,7 triệu USD, chiếm 8,4%; Cà Mau 773
triệu USD, chiếm 6,4%.
 Thu chi ngân sách Nhà nước
Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/11/2010 ước tính bằng 98,7%
dự toán năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 96%; thu từ dầu thô bằng 89,8%; thu
cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 113,4%. Trong thu nội địa, thu từ
khu vực doanh nghiệp Nhà nước bằng 94,2%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài (không kể dầu thô) bằng 87,9%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài

Nhà nước bằng 89,6%; thuế thu nhập cá nhân bằng 108,7%; thu phí xăng dầu bằng
92,1%; thu phí, lệ phí bằng 87,7%.
Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/11/2010 ước tính bằng 88,7%
dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 87,4%; chi phát triển sự nghiệp kinh
tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể bằng 89,8%; chi trả
nợ và viện trợ bằng 104,7%.
 Thương mại, giá cả, dịch vụ
7
GVHD: Đỗ Văn Tính

Nhóm thực hiện: Angry group


Trường Đại Học Duy Tân

Môn: Căn bản kinh tế vĩ mô

Trung tâm đào tạo từ xa và thường xuyên

Lớp: B16QTH1

Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ phục vụ tiêu dùng
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng mười một tháng năm
2010 ước tính đạt 1425,2 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2009, nếu loại trừ
yếu tố giá thì tăng 14,7%. Trong đó, kinh doanh thương nghiệp đạt 1121,9 nghìn tỷ đồng,
tăng 25,4%; khách sạn, nhà hàng đạt 157,6 nghìn tỷ đồng, tăng 22,3%; dịch vụ đạt 131,4
nghìn tỷ đồng, tăng 23,9%; du lịch đạt 14,2 nghìn tỷ đồng, tăng 30,8%.
 Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 11/2010 ước tính đạt 6,5 tỷ USD, tăng
3,6% so với tháng trước và tăng 35,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười một

tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 64,3 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm
2009, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 29,5 tỷ USD, tăng 21,6%; khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài đạt 34,8 tỷ USD, tăng 27%, nếu không kể dầu thô thì đạt 30,3 tỷ
USD, tăng 40,3%.
Trong mười một tháng năm 2010, nhiều mặt hàng xuất khẩu vẫn duy trì được
kim ngạch xuất khẩu tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: Hàng dệt may đạt 10 tỷ
USD, tăng 22,6%; giày dép đạt 4,5 tỷ USD, tăng 25,3%; thủy sản đạt 4,5 tỷ USD, tăng
16,3%; điện tử máy tính đạt 3,2 tỷ USD, tăng 28,5%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3 tỷ USD,
tăng 33,1%; gạo đạt 2,9 tỷ USD, tăng 15,8%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt
2,8 tỷ USD, tăng 51,3%; cao su đạt 2 tỷ USD, tăng 92,8%; phương tiện vận tải và phụ
tùng đạt 1,4 tỷ USD, tăng 64,4%; dây điện và dây cáp điện đạt 1,2 tỷ USD, tăng 53,8%;
hạt điều đạt 1 tỷ USD, tăng 32,4%; sản phẩm từ chất dẻo đạt 937 triệu USD, tăng
28,6%; sắt thép đạt 909 triệu USD, tăng 179,1%. Riêng dầu thô do giảm lượng xuất
khẩu để cung cấp cho nhà máy lọc dầu Dung Quất nên kim ngạch xuất khẩu mười một
tháng chỉ đạt 4,5 tỷ USD, giảm 22,6% so với cùng kỳ năm trước (lượng giảm 42,2%).
Một số mặt hàng xuất khẩu mặc dù lượng xuất khẩu giảm mạnh nhưng đơn giá bình
quân tăng nên kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2009 là: Than đá đạt 1,3 tỷ
USD, tăng 12,2% (lượng giảm 26,8%); xăng dầu đạt 1,2 tỷ USD, tăng 31,7% (lượng giảm
0,3%); hạt tiêu đạt 397 triệu USD, tăng 22,9% (lượng giảm 11,5%).
Nhìn chung kim ngạch hàng hóa xuất khẩu mười một tháng năm nay tăng chủ
yếu do đơn giá nhiều mặt hàng trên thị trường thế giới tăng, trong đó giá cao su tăng
81,2%; hạt tiêu tăng 38,9%; sắn và sản phẩm sắn tăng 83,8%; chè tăng 10,8%; dầu thô
tăng 33,9%; than đá tăng 53,2%. Nếu tính lượng xuất khẩu của các mặt hàng chủ yếu
8
GVHD: Đỗ Văn Tính

Nhóm thực hiện: Angry group


Trường Đại Học Duy Tân


Môn: Căn bản kinh tế vĩ mô

Trung tâm đào tạo từ xa và thường xuyên

Lớp: B16QTH1

mười một tháng năm nay theo đơn giá bình quân cùng kỳ năm trước thì kim ngạch xuất
khẩu chỉ tăng 16,2%.
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam mười tháng năm 2010 sang một số
thị trường xuất khẩu lớn là: Hoa Kỳ đạt 11,6 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm
2009 (Hàng dệt may đạt 5 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,1 tỷ USD; giày dép đạt 1,1
tỷ USD); EU đạt 8,8 tỷ USD, tăng 17% (Giày dép đạt 1,8 tỷ USD; hàng dệt may đạt 1,5
tỷ USD); ASEAN đạt 8,4 tỷ USD, tăng 18% (Gạo đạt 1,4 tỷ USD; dầu thô đạt 1,3 tỷ
USD; xăng dầu đạt 567 triệu USD); Nhật Bản đạt 6,2 tỷ USD, tăng 22,9%; Trung Quốc
đạt 5,4 tỷ USD, tăng 45%.
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 11/2010 ước tính đạt 7,7 tỷ USD, tăng
5,4% so với tháng trước và tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung mười một
tháng, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 74,9 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm
trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 42,5 tỷ USD, tăng 8%; khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài đạt 32,4 tỷ USD, tăng 39,9%.
Kim ngạch nhập khẩu của nhiều mặt hàng trong mười một tháng năm nay tăng so
với cùng kỳ năm trước, chủ yếu vẫn là nhóm hàng máy móc thiết bị và nguyên liệu phục
vụ sản xuất trong nước, trong đó máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 12,1 tỷ USD,
tăng 7,6%; sắt thép đạt 5,6 tỷ USD, tăng 14,7%; vải đạt 4,8 tỷ USD, tăng 26,1%; điện tử,
máy tính và linh kiện đạt 4,6 tỷ USD, tăng 31,5%; chất dẻo đạt 3,4 tỷ USD, tăng 33%;
nguyên, phụ liệu dệt may, giày dép đạt 2,4 tỷ USD, tăng 36,4%; kim loại thường đạt 2,3
tỷ USD, tăng 61,9%; hóa chất đạt 1,8 tỷ USD, tăng 25,3%; sản phẩm hóa chất đạt 1,8 tỷ
USD, tăng 30,2%. Nhập khẩu ô tô đã có xu hướng giảm, kim ngạch mười một tháng đạt
2,6 tỷ USD, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước (trong đó ô tô nguyên chiếc đạt 836

triệu USD, giảm 22,4%).
Trong năm 2010, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam
với kim ngạch đạt 15,9 tỷ USD, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2009 (Máy móc, thiết bị,
dụng cụ phụ tùng đạt 3,6 tỷ USD; vải 1,8 tỷ USD; máy tính và linh kiện 1,3 tỷ USD; sắt
thép 1,3 tỷ USD); ASEAN đạt 13,1 tỷ USD, tăng 22% (Xăng dầu đạt 2,4 tỷ USD; máy móc,
thiết bị, dụng cụ phụ tùng 802 triệu USD); Hàn Quốc đạt 7,6 tỷ USD, tăng 39,8% (Sắt thép
đạt 945 triệu USD; vải 894 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng 659 triệu
USD); Nhật Bản đạt 7,2 tỷ USD, tăng 22,4% (Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 2 tỷ

9
GVHD: Đỗ Văn Tính

Nhóm thực hiện: Angry group


Trường Đại Học Duy Tân

Môn: Căn bản kinh tế vĩ mô

Trung tâm đào tạo từ xa và thường xuyên

Lớp: B16QTH1

USD; sắt thép 966 triệu USD); EU đạt 5 tỷ USD, tăng 11,6% (Máy móc, thiết bị, dụng cụ
phụ tùng đạt 1,6 tỷ USD).
Nhập siêu hàng hóa tháng 11/2010 ước tính 1,25 tỷ USD, bằng 19,4% kim ngạch
xuất khẩu. Tính chung mười một tháng, nhập siêu hàng hóa đạt 10,66 tỷ USD, giảm
2,5% so với mức nhập siêu cùng kỳ năm trước và bằng 16,6% kim ngạch xuất khẩu.
Nếu loại trừ xuất khẩu vàng và các sản phẩm vàng, nhập siêu mười một tháng ước tính
13,48 tỷ USD, bằng 21% kim ngạch xuất khẩu.

 Chỉ số giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2010 tăng 1,86% so với tháng trước, đây là mức
tăng khá cao kể từ đầu năm, chỉ sau mức tăng 1,96% của tháng Hai là tháng Tết
Nguyên đán Canh Dần. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có chỉ số giá tăng cao nhất
với 3,45%, đây là nguyên nhân chủ yếu làm chỉ số giá tiêu dùng tháng Mười Một tăng
cao (lương thực tăng 6,02%; thực phẩm tăng 3,27%). Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng
tăng 1,74%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng dưới 1% là: Đồ uống và
thuốc lá tăng 0,94%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,9%; thiết bị và đồ dùng gia
đình tăng 0,74%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,59%; văn hoá, giải trí và du lịch tăng
0,56%; giao thông tăng 0,29%; giáo dục tăng 0,23%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông
có chỉ số giá giảm 0,03%.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2010 so với tháng 12/2009 tăng 9,58%; so với
cùng kỳ năm trước tăng 11,09%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân mười một tháng năm
nay tăng 8,96% so với bình quân mười một tháng năm 2009.
Chỉ số giá vàng tháng 11/2010 tăng 8,67% so với tháng trước; tăng 23,31% so
với tháng 12/2009 và tăng 36,24% so với cùng kỳ năm 2009. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng
11/2010 tăng 3% so với tháng trước; tăng 6,63% so với tháng 12/2009 và tăng 10,03%
so với cùng kỳ năm 2009.
II.

Thực trạng của vấn đề lạm phát 6 tháng cuối năm 2010 và nguyên
nhân của nó
1. Thực trạng của lạm phát
a. Diễn biến lạm phát ở Việt Nam
Trong quá khứ Việt Nam có thời gian phải chịu lạm phát phi mã, với mức sụt giá
của tiền đồng lên đỉnh hơn 700% vào năm 1987. Kể từ năm 1993, lạm phát đã được
khống chế khá tốt và thường dưới 2 con số.
10
GVHD: Đỗ Văn Tính


Nhóm thực hiện: Angry group


Trường Đại Học Duy Tân

Môn: Căn bản kinh tế vĩ mô

Trung tâm đào tạo từ xa và thường xuyên

Lớp: B16QTH1

Giai đoạn từ năm 1999 đến 2001 là thời kỳ lạm phát thấp nhất của Việt Nam.
Trong khoảng thời gian này, CPI lần lượt chỉ ở mức 0.1%, -0.6% và 0.8%. Thời kỳ này
gắn liền với giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 – 1998.
Lạm phát ở Việt Nam bắt đầu tăng cao từ năm 2004, cùng với giai đoạn bùng nổ
của kinh tế thế giới và việc tăng giá của nhiều loại hàng hóa. Năm 2007, chỉ số CPI tăng
đến 12.6% và đặc biệt tăng cao vào những tháng cuối năm.
Năm 2008 là một năm đáng nhớ đối với kinh tế vĩ mô cũng như tình hình lạm phát
ở Việt Nam. CPI đã liên tục tăng cao từ đầu năm, và mức cao nhất của CPI tính theo năm
của năm 2008 đã lên đến 30%. Kết thúc năm 2008, chỉ số CPI tăng 19.89%, tính theo
trung bình năm tăng 22.97%.
Năm 2009, suy thoái của kinh tế thế giới khiến sức cầu suy giảm, giá nhiều hàng
hóa cũng xuống mức khá thấp, lạm phát trong nước được khống chế. CPI năm 2009 tăng
6.52%, thấp hơn đáng kể so với những năm gần đây. Tuy vậy, mức tăng này nếu so với
các quốc gia trong khu vực và trên thế giới lại cao hơn khá nhiều.
Năm 2010, chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát CPI cuối kỳ khoảng 7%. Mục tiêu
này có thể không được hoàn thành khi 2 tháng đầu năm CPI đã tăng 3.35%. Đến cuối
năm 2010,tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam tăng mạnh, các yếu tố tiềm ẩn của lạm phát ngày
càng tăng cao.
b. Thực trạng của lạm phát

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2010 tăng đến 1.31%, đây là mức tăng cao nhất
trong vòng 7 tháng gần đây và vượt trội so với những tháng trước đó. CPI tăng mạnh đã
dấy lên một làn sóng lo ngại về việc lạm phát sẽ bùng phát trở lại trong những tháng cuối
năm.
Giải quyết bài toán nhập siêu lớn đang trở thành một vấn đề rất được quan tâm. Có
nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập siêu lớn của Việt Nam hiện nay. Sau đây là
độ ảnh hưởng giữa tỷ giá và cán cân thương mại của Việt Nam.
Thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam
Từ sau giai đoạn mở cửa kinh tế, thương mại của Việt Nam tăng lên rất nhanh.
Tính trung bình từ năm 1990 đến 2009, xuất khẩu của Việt Nam tăng trung bình hàng
11
GVHD: Đỗ Văn Tính

Nhóm thực hiện: Angry group


Trường Đại Học Duy Tân

Môn: Căn bản kinh tế vĩ mô

Trung tâm đào tạo từ xa và thường xuyên

Lớp: B16QTH1

năm 18.7%/năm, trong khi đó nhập khẩu tăng trung bình 20.1%/năm. Tổng kim ngạch
nhập khẩu từ mức chỉ bằng 76% GDP vào năm 1990 tăng lên 162% GDP vào năm 2008.
Thâm hụt thương mại theo đó cũng ngày càng lớn, từ mức 0.6 tỷ USD năm 1990, và lên
đỉnh điểm vào năm 2008 là 17.51 tỷ USD.
Sự tăng mạnh của kim ngạch xuất nhập khẩu làm cho nền kinh tế Việt Nam có độ
mở ngày càng cao. Tuy nhiên, tiềm ẩn sau đó là những rủi ro. Tổng thâm hụt thương mại

của Việt Nam từ năm 1990 đến 2009 đã lên tới 84 tỷ USD, tương đương với GDP của
năm 2007. Thâm hụt thương mại/GDP liên tục tăng cao trong những năm gần đây và lên
tới hơn 20% GDP vào năm 2008. Đây là mức cao vượt xa trung bình của các nước trên
thế giới.
Về cơ cấu nhập khẩu, phần lớn các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam là máy móc
thiết bị và nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng chỉ chiếm chưa đến 10%. Từ năm 2000 đến
nay, nhập khẩu mặt hàng tiêu dùng chỉ chiếm 6-8%, nguyên nhiên vật liệu chiếm 6067%, còn lại là máy móc thiết bị.
Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, nguyên liệu thô và sản phẩm sơ
chế giá trị gia tăng thấp chiếm một tỷ lệ khá lớn. Kim ngạch xuất khẩu khoáng sản (dầu
thô và khoáng sản khác) từ năm 2000 đến nay vẫn luôn chiếm từ 30 – 40%. Những mặt
hàng liên quan đến nông nghiệp sơ chế như nông lâm thủy hải sản chiếm trên 15-17%.
Những mặt hàng chế biến chiếm tỷ trọng 43-50%, trong đó một tỷ trọng khá lớn là gia
công may mặc, giầy da. Hơn 70% nguyên liệu gia công xuất khẩu là từ nhập khẩu và giá
trị gia tăng từ mặt hàng này tương đối thấp. Những mặt hàng có hàm lượng công nghệ và
giá trị gia tăng cao chiếm một tỷ lệ khá thấp trong mặt hàng xuất khẩu.
Đến 24/12/2010 theo tin từ Tổng cục thống kê, chỉ số tiêu dùng (CPI) tháng 12/2010 của
cả nước tăng 1,98%, qua đó đẩy mức lạm phát năm của cả nước 2010 lên 11,75% so với
năm 2009. Con số này vượt gần 5% so với chỉ tiêu được Quốc hội đề ra hồi đầu năm
(khoảng 8%).
Trong khi đó, nếu tính bình quân theo từng tháng (cách tính mới của Tổng cục thống kê),
chỉ số lạm phát năm 2010 tăng 9,19% so với năm 2009.

12
GVHD: Đỗ Văn Tính

Nhóm thực hiện: Angry group


Trường Đại Học Duy Tân


Môn: Căn bản kinh tế vĩ mô

Trung tâm đào tạo từ xa và thường xuyên

Lớp: B16QTH1

Diễn biến giá tiêu dùng trong năm 2010 (số liệu từ Tổng cục Thống kê).
Trong tháng 12, CPI nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,31% trong đó nhóm lương
thực tăng 4,67%, thực phẩm tăng 3,28% so với tháng 11. Ngành bưu chính viễn thông
giảm nhẹ 0,02% so với tháng trước.
Tính chung CPI năm 2010, CPI giáo dục tăng mạnh nhất gần 20%. Tiếp đó là hàng ăn
(16,18%), nhà ở - vật liệu xây dựng (15,74%). Các ngành Giao thông, hàng hóa & dịch
vụ khác, thực phẩm đều có mức tăng trên 10%. Bưu chính viễn thông là nhóm duy nhất
giảm giá với mức giảm gần 6% trong năm 2010.
Trong năm 2010, chỉ số giá vàng tăng 36,72%, chỉ giá USD tăng 7,63%.
Về CPI của các vùng miền, đáng chú ý là chỉ số CPI khu vực nông thôn tháng 12 tăng
2,04%; cao hơn 1,87% của khu vực thành thị
Dự báo, trong 2 tháng tới – những tháng cao điểm do vào dịp tết Nguyên đán nên CPI sẽ
tăng. Trước diễn biến này, Bộ trưởng Tài chính đã phải ra một chỉ thị yêu cầu các sở Tài
chính địa phương triển khai các biện pháp cần thiết để kiềm chế mức tăng giá trong quý
I/2011.
13
GVHD: Đỗ Văn Tính

Nhóm thực hiện: Angry group


Trường Đại Học Duy Tân

Môn: Căn bản kinh tế vĩ mô


Trung tâm đào tạo từ xa và thường xuyên

Lớp: B16QTH1

2. Nguyên nhân của lạm phát
Có thể tóm tắt các yếu tố tác động đến lạm phát xuất phát từ 3 nguyên nhân chính: cung
tiền tăng quá mức, giá hàng hóa thế giới tăng cao đột ngột, và sức cầu về hàng hóa trong
nước tăng trong khi sản xuất chưa đáp ứng kịp.
Ngoài ra còn có ảnh hưởng của các yếu tố khác như:
-

-

-

Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái: Khi đồng tiền phá giá (giảm giá), giá hàng xuất
khẩu trở nên rẻ một cách tương đối sẽ giúp xuất khẩu thuận lợi hơn, trong khi đó
hàng nhập khẩu đắt một cách tương đối, và nhu cầu hàng nhập khẩu giảm. Cả hai
hiệu ứng này tác động đồng thời làm cải thiện cán cân thương mại.
Ảnh hưởng của dòng vốn: Cán cân thương mại là một trong những yếu tố của tài
sản quốc gia. Cán cân thương mại phụ thuộc vào chênh lệch giữa đầu tư và tiết
kiệm trong nền kinh tế. Mức chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư được bù đắp bởi
các dòng vốn đầu tư nước ngoài như FDI, ODA, FPI, kiều hối và các dòng vốn
vay thương mại khác.
Ảnh hưởng của thu nhập: Khi thu nhập trong nước tăng, nhu cầu nhập khẩu hàng
hóa cũng đồng thời tăng theo. Trong khi đó, khi kinh tế nước ngoài tăng trưởng,
họ cũng tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ nước khác và làm cho xuất khẩu của
đối tác thương mại tăng lên. Do vậy cán cân thương mại phụ thuộc vào tăng
trưởng kinh tế.


14
GVHD: Đỗ Văn Tính

Nhóm thực hiện: Angry group


Trường Đại Học Duy Tân

Môn: Căn bản kinh tế vĩ mô

Trung tâm đào tạo từ xa và thường xuyên

Lớp: B16QTH1

3. Lạm phát bài toán cho năm 2011
Đầu năm 2011, Chính phủ cho biết sẽ đặt vấn đề ổn định vĩ mô làm trọng tâm
chính sách, trong đó kiểm soát lạm phát là vấn đề then chốt. Ít tuần sau, lại có thêm yêu
cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giảm mặt bằng lãi suất và bình ổn tỷ giá.
Từ những thông điệp chính sách đó, ai cũng đồng ý về ba mục tiêu của chính sách
ổn định vĩ mô, nhưng giới chuyên gia kinh tế tài chính trong Chính phủ và cả bên Quốc
hội cần bàn tiếp về những vấn đề kỹ thuật của các chính sách, biện pháp phối hợp cần có
giữa các cơ quan liên quan.
Làm sao để giảm lãi suất và tỷ giá?
Hiện lãi suất huy động bằng tiền đồng (VND) khó có thể giảm xuống do tác động của
việc tăng tỷ giá VND/đô la Mỹ (USD) và lãi suất tiền gửi USD, do tác động của các hành
vi và lực đẩy đưa đến ngang bằng lãi suất giữa lãi suất VND và lãi suất USD trong nền
kinh tế Việt Nam đang bị đô la hóa trầm trọng:
Lãi suất VND = lãi suất USD + độ điều chỉnh kỳ vọng (%) của tỷ giá VND/USD.
15

GVHD: Đỗ Văn Tính

Nhóm thực hiện: Angry group


Trường Đại Học Duy Tân

Môn: Căn bản kinh tế vĩ mô

Trung tâm đào tạo từ xa và thường xuyên

Lớp: B16QTH1

Lấy thí dụ của việc điều chỉnh tỷ giá 9,3% của NHNN (thay đổi tỷ giá liên ngân hàng từ
18.932 đồng đổi một đô la lên 20.693 đồng) sáng 11-2 vừa qua, ta có thể thấy công thức
trên dự đoán khá chính xác mức thay đổi của tỷ giá từ vài tháng qua:
Lãi suất huy động VND (14%) = lãi suất USD (4%-5%) + điều chỉnh tỷ giá đã xảy ra
(9,3%).
Một cách gián tiếp, ta cũng có thể hiểu rằng lãi suất VND phụ thuộc lãi suất USD và kỳ
vọng về mức lạm phát vì khi lạm phát cao hơn có nghĩa là VND sẽ phải mất giá và USD
lên giá. Lạm phát gần 12% ở Việt Nam năm 2010 đã cao hơn lạm phát ở Mỹ khoảng 10%
và điều chỉnh tỷ giá 9,3% là suýt soát mức khác nhau về lạm phát.
Trong sáu tháng cuối năm 2010, NHNN tăng cung tiền và tín dụng nhanh chóng để làm
giảm lãi suất VND, nhưng tác dụng thực tế lại trái ngược vì tăng tiền lại làm tăng kỳ
vọng lạm phát cũng như gây thêm áp lực lên tỷ giá trên thị trường tự do.
Ngoài ra lãi suất huy động USD lại tăng trong mấy tháng qua do nhu cầu ngoại tệ của nền
kinh tế đô la hóa đang rất cao, kết quả là lãi suất huy động VND vẫn khó giảm xuống
dưới mức 12-17% của quí 3 năm ngoái.
Ngoài ra, việc sử dụng vốn không hiệu quả và các khó khăn tài chính của các tập đoàn
lớn trong thời gian qua làm suy giảm lòng tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều

này cũng làm cho lãi suất trái phiếu khó điều chỉnh giảm.
Nói chung nếu áp lực lên tỷ giá không được ngăn chặn bởi sự giảm bớt tăng cung tiền và
tín dụng sẽ khó lòng giải quyết được các bế tắc hiện tại của thị trường tín dụng và hệ
thống lãi suất để “khai thông” cho các thị trường chứng khoán và nhà đất cũng như của
cả nền kinh tế năm 2011.
Chưa kể là tỷ giá của VND nếu lại vượt qua xa mức tâm lý 21.000 đồng/USD có thể làm
niềm tin của dân cư, nhất là giới đầu tư, sa sút và có thể tạo ra các thiệt hại tài chính lớn
hơn nhiều do “dòng xoáy” lạm phát - tỷ giá gây ra.
Để tóm tắt, chu trình giảm lãi suất huy động VND và ổn định tỷ giá VND/USD phải bắt
đầu từ việc giảm lãi suất huy động USD và giảm kỳ vọng lạm phát.
Làm sao để giảm lạm phát dự báo 2011 từ sớm?

16
GVHD: Đỗ Văn Tính

Nhóm thực hiện: Angry group


Trường Đại Học Duy Tân

Môn: Căn bản kinh tế vĩ mô

Trung tâm đào tạo từ xa và thường xuyên

Lớp: B16QTH1

Mức lạm phát 1,74% của tháng 1-2011 và dự báo 1,8-2% của tháng 2 cho thấy sẽ khó
kiểm soát được lạm phát ở mức 7% cho cả năm nếu đà tăng giá này tiếp tục.
Hàng năm, NHNN thông báo mục tiêu tăng trưởng cung tiền (hay tổng phương tiện thanh
toán M2) và mức tín dụng chung cho nền kinh tế. Các con số này được thị trường tài

chính hay các bình luận gia theo dõi sát nút hàng tháng để xem đích thực chính sách tiền
tệ đang được áp dụng ra sao, thắt chặt hay nới lỏng.
Có thể nhận thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa lượng cung tiền và mức tăng giá hàng tháng
với độ trễ 6-7 tháng (thật vậy điều này có thể chứng minh dễ dàng bằng phép hồi quy
giữa hai biến số trong vài năm qua hay nhận xét đơn giản trên biểu đồ hàng tháng của 2
biến số này như dưới đây).
Ngoài ra để dự báo chính xác hơn, có thể thay đổi kết quả này bằng những điều chỉnh
hàng tháng do tác động của những biến số khác biết trước như thay đổi giá xăng dầu,
điện nước, lương bổng, nhất là tác dụng do chi tiêu mạnh mẽ vào những dịp lễ Giáng sinh
và Tết (từ tháng 12 đến tháng 2).
Thí dụ như chỉ số CPI đã tăng vọt trong quí 4 năm ngoái là do chính sách tăng tín dụng
ào ạt trong quí 2 để thực hiện mục tiêu tăng trưởng 6,5% năm ngoái cũng như ảnh hưởng
của chi tiêu cao thường thấy cuối năm.
Do chính sách nới lỏng tiền tệ (tăng cung tiền và tín dụng) còn tiếp tục trong quí 3-2010
và các chi tiêu Tết trong tháng 1 và 2 năm nay, CPI được dự báo còn tăng nhanh trong
hai tháng đầu năm trước khi giảm bớt tốc độ vào tháng 3-6, áp lực tăng giá có thể giảm
bớt sau Tết và cũng do NHNN đã thắt chặt cung tiền hơn từ đầu quí 4 năm ngoái.
So với 12 tháng trước, CPI có thể còn tiếp tục tăng ở mức hai con số trong suốt 10 tháng
đầu năm nay, mặc dù NHNN sẽ kìm giữ tăng cung tiền và tín dụng ở mức “vừa phải” hơn
như đã tuyên bố, lần lượt là 21-24% và 23%, trong suốt năm 2011.
Mặc dù áp lực trên tổng cầu có thể giảm bớt phần nào do sự cố gắng thắt chặt tiền tệ của
NHNN, tuy nhiên ý kiến riêng của chúng tôi là sự thắt chặt này vẫn chưa đủ do mức tăng
tiền tệ từ năm 2010 đã quá lớn.
Ngoài ra chúng tôi còn dự báo mức tăng giá xăng dầu và hàng hóa từ bên ngoài nhất là
lương thực - thực phẩm sẽ gây áp lực mới đáng kể trong năm nay. Do đó trong các bảng
17
GVHD: Đỗ Văn Tính

Nhóm thực hiện: Angry group



Trường Đại Học Duy Tân

Môn: Căn bản kinh tế vĩ mô

Trung tâm đào tạo từ xa và thường xuyên

Lớp: B16QTH1

1 và 2, mức dự báo lạm phát cuối tháng 12-2011 có thể lên tới 9% (so với cùng kỳ năm
trước).
Theo phân tích của chúng tôi, phải giảm mức tăng M2 xuống còn 15-16% và mức tăng
tín dụng xuống còn 18-20% nếu muốn kiểm soát lạm phát hữu hiệu trong suốt năm và
đưa nó về mức 6% vào cuối năm 2011, dựa vào mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6-7%
(thay vì 7-8%) và cân bằng cán cân thanh toán quốc tế cho năm 2011 (tức là chặn hẳn sự
thâm hụt vào quỹ dự trữ ngoại hối như trong hai năm qua).
Để giảm lạm phát 2011 xuống còn 6%
Trong bảng 3, chúng tôi trình bày cách kiểm soát mức giá tăng hàng tháng để có thể thực
hiện được mức lạm phát cả năm là 6% vào cuối tháng 12-2011 so với 12 tháng trước.
Muốn đạt được các mức này, NHNN phải kiểm soát chặt chẽ mức cung tiền và tín dụng
hàng tháng như đã trình bày ở trên, ngoài ra cần đến sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài
chính để kiểm soát chi - thu ngân sách hàng tháng.
Vấn đề giảm chi trong chính sách tài khóa và nhất là đầu tư công sẽ đóng vai trò thiết yếu
trong chương trình giảm lạm phát tương lai.
Vì mặc dù mức lạm phát đã cao tới gần 12% trong năm 2010, mức giá chung đã được
kìm giữ phần nào nhờ các chi tiêu thường xuyên của ngân sách để hỗ trợ giá xăng dầu và
nhất là giá điện dưới mức thị trường chung trong vùng (giá xăng và điện ở Việt Nam
đang được coi như ở mức rẻ nhất so với các nước chung quanh).
Nếu trong tương lai vẫn giữ các giá này, mức chi tiêu thường xuyên trong ngân sách sẽ
tăng cao, và để giảm tỷ lệ bội chi so với GDP bắt buộc phải giảm bớt mức đầu tư công

trong vài năm tới.
Quan trọng hơn, trong bối cảnh đó, chính sách tài khóa cần được xây dựng bởi một ủy
ban liên bộ để đảm bảo tính kỷ luật hơn so với thời gian qua, cụ thể là giảm thâm hụt tài
chính tổng thể hàng năm bằng cách giảm tỷ lệ đầu tư/GDP.
Như vậy, tỷ lệ này có thể được đưa xuống khoảng 39% vào năm 2011 và dần giảm một
điểm phần trăm (1%) mỗi năm trong kế hoạch năm năm tiếp theo đến khoảng 35% vào
năm 2015.

18
GVHD: Đỗ Văn Tính

Nhóm thực hiện: Angry group


Trường Đại Học Duy Tân

Môn: Căn bản kinh tế vĩ mô

Trung tâm đào tạo từ xa và thường xuyên

Lớp: B16QTH1

Dựa trên tỷ lệ này, các khoản thu chi hàng năm của Chính phủ cần phải được xác định
một cách chi tiết bởi Ủy ban liên bộ và Bộ Tài chính, trong sự nhất quán với các mục tiêu
tín dụng trong nước hàng năm nêu trên của NHNN. Việc giảm đầu tư công cũng nhằm
mục đích chủ yếu là nâng cao hiệu quả của nền kinh tế bằng cách giảm hệ số ICOR cao
hiện nay.
Thiếu các chính sách hỗ trợ này, việc điều chỉnh tỷ giá riêng lẻ như trong tuần rồi sẽ thất
bại vì sẽ gây ra lạm phát nhiều hơn và sau đó lại cần điều chỉnh tỷ giá mới do chuỗi xoáy
liên hệ lạm phát - tỷ giá. Mặt khác, do mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam thấp nên

không đủ để cố định tỷ giá hiện hành cho hơn một vài tháng.
Kết luận
Năm ngoái, lạm phát có thể thấp hơn mức hai con số nếu các mức cung tiền M2 và tín
dụng được tính toán thích hợp hơn với mục tiêu tăng trưởng GDP và cán cân thanh toán
(kiềm chế mức giảm dự trữ ngoại hối).
III.

Tầm nhìn, chiến lược và giải pháp về tình hình lạm phát ở Việt Nam
1. Mục tiêu điều tiết kinh tế vĩ mô ở Việt Nam

Sự vận động của tổng cung-tổng cầu trong nền kinh tế thị trường, vai trò điều tiết
vĩ mô của Nhà nước nhằm vào 4 mục tiêu kinh tế: Tăng trưởng GDP; tạo việc làm mới,
giảm thất nghiệp; ổn định giá cả và tăng xuất khẩu ròng. Thông thường để thực hiện 4
mục tiêu kinh tế vĩ mô như nêu ở phần trên, nhà nước thường sử dụng 4 nhóm chính sách
hay còn gọi là các nhóm công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô.
Chính sách tài khoá bao gồm các chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ. Nhóm
các chính sách tiền tệ được ngân hàng trung ương sử dụng để điều tiết thị trường tài
chính, mà trọng tâm là thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát ổn định giá cả. Thông
thường chính sách tiền tệ có ảnh hưởng mạnh nhất đến điều chỉnh tổng cầu của nền kinh
tế thông qua các công cụ như: lãi suất, tín dụng, các nghiệp vụ của thị trường mở .v..v..
Chính sách chi tiêu nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng và
điều tiết tổng cầu của nền kinh tế.
Chính sách ngoại thương nhằm điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu, bảo đảm mục
tiêu tăng xuất khẩu ròng (xuất trừ nhập khẩu); điều tiết tổng cung và tổng cầu của nền
kinh tế; đồng thời góp phần vào chính sách tỷ giá.
19
GVHD: Đỗ Văn Tính

Nhóm thực hiện: Angry group



Trường Đại Học Duy Tân

Môn: Căn bản kinh tế vĩ mô

Trung tâm đào tạo từ xa và thường xuyên

Lớp: B16QTH1

Bốn nhóm công cụ chính sách nêu trên tuỳ theo tính chất của một nền kinh tế và
trong mỗi giai đoạn nhất định được điều chỉnh nhằm bảo đảm phục vụ có hiệu quả cho
các mục tiêu kinh tế vĩ mô nói chung và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói riêng.
2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội
Trên cơ sở đánh giá thực trạng nền kinh tế cũng còn nhiều bất ổn, nhiều khó khăn
cả về kinh tế và xã hội mới xuất hiện, cũng như rút kinh nghiệm điều hành năm 2010, hội
đồng thống nhất kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cần đặt mục tiêu hàng đầu trong điều
hành đó là ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung kiểm soát lạm phát ngay từ đầu năm. Tăng
trưởng kinh tế tiếp tục phấn đấu theo chỉ tiêu Quốc hội đã phê duyệt, đảm bảo phát triển
theo chiều sâu gắn liền với hiệu quả và chuyển dịch một bước cơ cấu kinh tế, đảm bảo an
sinh xã hội và đời sống nhân dân.
Đối với các chính sách vĩ mô chủ yếu, hội đồng cũng đã thống nhất đề xuất Chính
phủ định hướng điều hành trong năm 2011. Về chính sách tiền tệ, tiếp tục điều hành một
cách chủ động, linh hoạt và thận trọng. Bám sát các quy định tại Luật Ngân hàng Nhà
nước năm 2010, ngay từ đầu năm 2011 phải xác định cơ chế điều hành chính sách tiền tệ
rõ ràng, công khai, minh bạch và thực hiện xuyên suốt trong cả năm 2011.
Chủ động, linh hoạt sử dụng các công cụ thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà
nước như lãi suất, tỷ giá, thay thế dần công cụ hành chính bằng công cụ thị trường để
kiểm soát lạm phát; ổn định tiền tệ và an toàn hệ thống; bảo đảm thanh khoản nền kinh
tế, lưu thông thông suốt cả nội tệ và ngoại tệ; nâng cao hiệu quả, hoạt động của thị
trường liên ngân hàng qua đó điều tiết thị trường; điều hành lãi suất hiệu quả nhằm tạo

ra mặt bằng lãi suất hợp lý, phản ánh đúng cung - cầu vốn thị trường và góp phần kiểm
soát lạm phát; minh bạch thị trường tiền tệ, tạo môi trường hoạt động bình đẳng, thuận
lợi cho mọi loại hình tổ chức tín dụng.
Điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt theo tín hiệu của thị trường; đảm bảo tỷ giá phản
ánh đúng sức mua của đồng nội tệ; lãi suất đồng Việt Nam và lãi suất ngoại tệ ở mức
hợp lý. Đồng thời, nghiên cứu, có biện pháp nhằm nâng cao lòng tin của người dân vào
đồng Việt Nam, giảm dần thói quen sử dụng vàng và ngoại tệ của người dân, nhưng
không gây xáo trộn thị trường…
3. Ý kiến của nhóm
Triễn vọng kinh tế năm 2011 phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: tình hình kinh tế thế giới, sức
mạnh nội tại và ổn định kinh tế vĩ mô trong nước và sự điều hành của chính phủ.
Trong năm 2011 chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến sự hồi phục kinh tế trên thế giới; hoạt
động đầu tư và thương mại quốc tế sẽ được phục hồi nhanh hơn sau sự phục hồi chậm
20
GVHD: Đỗ Văn Tính

Nhóm thực hiện: Angry group


Trường Đại Học Duy Tân

Môn: Căn bản kinh tế vĩ mô

Trung tâm đào tạo từ xa và thường xuyên

Lớp: B16QTH1

chạp của năm 2010. Việt Nam cũng được đánh giá là một trong những thị trường đầu tư
hấp dẫn và nhiều doanh nghiệp nước ngoài có kế hoạch mở rộng kinh doanh trong năm
tới. Nhưng bên cạnh đó Việt Nam sẽ chịu nhiều thử thách hơn trước tình hình nền kinh tế

Việt Nam đang trên đà lạm phát.
Với nhiều biến động trong nền kinh tế như giá cả thị trường, tỷ giá hoái đối, các vấn đề
trong việc làm, và việc gia tăng thu chi ngân sách thì nền kinh tế Việt Nam đang trên đà
lạm phát. Và trong năm 2011 thì lạm phát vẫn tiếp tục.
Vì vậy, theo nhóm thì chính phủ cần điều chỉnh:
- Điều chỉnh tăng lương để tạo tâm lý và lý do để thị trường tăng hang hóa
- Điều chỉnh bình ổn tỷ giá hối đối nâng cao giá trị của VNĐ
- Điều chỉnh giá cả thị trường: Thị trường vàng, thị trường bất động sản, giá xăng
dầu.
- Ổn định và điều chỉnh nhập siêu, bội chi ngân sách, dự trữ ngoại hối, cán cân
thanh toán, nợ quốc gia để người dân và doanh nghiệp tránh bị động trong sản
xuất kinh doanh
- Cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh
- Chỉnh sửa cơ sở hạ tầng và công nghiệp phụ trợ; đảm bảo chất lượng nguồn nhân
lực, ổn định hệ thống tài chính
Do đó việc phối hợp chặt chẽ ngay từ khâu hoạch định chính sách tiền tệ, chính sách tài
khóa, chính sách tỷ giá và các chính sách khác để giải quyết và đạt được mục tiêu kiềm
hãm lạm phát và ổn định thị trường ngoại tệ trong năm 2011.
Bên cạnh đó cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đặc biệt là nguồn đầu tư từ ngân
sách, nghiên cứu lại việc phân bổ và sử dụng nguồn lực nhằm giảm thiểu thất nghiệp.

21
GVHD: Đỗ Văn Tính

Nhóm thực hiện: Angry group



×