LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt 3 năm học chúng ta đã được học rất nhiều môn từ căn bản đến chuyên
ngành, mỗi môn học đều mang lại cho chúng ta những kiến thức quan trọng tạo nền
tảng vững chắc, trang bị kiến thức cho chúng ta để làm việc thực tế. Trong đó em thích
nhất là môn học kinh tế vĩ mô. Bởi Môn kinh tế vĩ mô cung cấp các kiến thức nền về
kinh tế học trước khi chúng ta học các môn chuyên ngành kinh tế và qua môn học sẽ
giúp cho chúng ta biết được mô hình nền kinh tế quốc dân và hoạt động của nền kinh
tế. Ngày nay nền kinh tế trên thế giới nó chung và nước ta nói riêng luôn gặp phải
những vấn đề lạm phát, suy thoái, thất nghiệp....vì vậy các doanh nghiệp nên có một
cái nhìn đúng đắn về nền kinh tế để hoạch định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp
của mình. Chính vì vậy, em chọn môn học kinh tế vĩ mô làm chuyên đề môn học, một
môn học thú vị.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về kinh tế vĩ mô.
- Phân tích thực trạng tình hình lạm phát ở nước ta
- Đưa ra một số giải pháp để khắc phục tình trạng lạm phát
3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu môn học kinh tế vĩ mô
- Tình hình lạm phát ở nước ta
4. Phạm vi nghiên cứu
- thời gian thực hiện: từ 5/11/2011 đến 5/12/2011
- phạm vi nghiên cứu : tình trạng lạm phạt ở nước ta, các số liệu của cục thống kê từ
nam 2008 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp diễn dich
6. Kết cấu chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, mục lục đề tài gồm 3 phần chính:
- Chương 1: Tổng quan về môn học kinh tế vĩ mô
- Chương 2: Phân tích thực trạng tình hình lạm phát ở Việt Nam
- Chương 3: Nhận xét và đánh giá môn học .
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN MÔN HỌC KINH TẾ VĨ MÔ
Môn học gồm 7 chương:
Chương 1: khái quát về kinh tế vĩ mô
Mô tả môn học : Kinh tế vĩ mô là môn học kinh tế học căn bản cung cấp cho sinh
viên kiến thức đại cương về mô hình nền kinh tế quốc dân và hoạt động của nền kinh
tế. Nội dung môn học gồm cách tính tổng sản lượng quốc gia; sản xuất và tăng trưởng;
tổng chi tiêu và sản lượng quốc gia; những dao động của tổng chi tiêu; tổng cầu và
tổng cung; tiền tệ, ngân hàng, giá cả và lãi suất; cung-cầu lao động và thất nghiệp; lạm
phát; chính sách tài chính và chính sách tiền tệ và tìm hiểu về tỉ giá hối đoái và cán cân
thanh toán.
Vị trí và mục đích của môn học
Môn kinh tế vĩ mô cung cấp các kiến thức nền về kinh tế học trước khi sinh viên học
các môn chuyên ngành kinh tế. Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô là môn học kinh tế đại
cương nền tảng cho các môn kinh tế ứng dụng và các môn về kinh tế kinh doanh được
dạy cho sinh viên chuyên ngành kinh tế, phát triển nông thôn.
Mục đích:Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguyên lý kinh tế thị
trường có sự điều tiết của nhà nước.
Chương 2: Hạch toán thu nhập quốc dân
Hệ thống kế toán thu nhập quôc dân là thước đo của tổng sản phẩm và thu nhập
hàng năm. Nó cũng là cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế cũng như việc hiểu biết về
các thành phần kinh tế tác động với nhau như thế nào. Phương pháp đo toàn diện nhất
đối với sản phẩm của chúng ta là GDP và GNP. Sự khác biệt giữa GDP và GNP đó là :
GDP là giá trị tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trên lãnh thổ một
nước, còn GNP là giá trị tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân 1 nước sản
xuất ra.
Hố cách GDP và số nhân
Hố cách GDP: sự khác biệt hay chênh lệch giữa chi tiêu ở mức GDP cân bằng với
GDP ở mức toàn dụng
Hố cách suy thoái: chênh lệch của mức chi tiêu mong muốn theo sản lượng toàn
dụng thấp hơn mưc sản lượng toàn dụng.
Hố cách lạm phát: chênh lệch cua mức chi tiêu mong muốn theo mức sản lượng
toàn dụng vượt qua mức sản lượng toàn dụng.
Số nhân đơn giản: là số nhân theo đó một sự thay đổi ban đầu của chi tiêu sẽ tạo ra
một sự thay đổi chi tiêu được hình thành sau một loạt các vòng chi tiêu kéo theo.
Điều chỉnh hố cách:
Theo quan điểm của Keynes cần có sự can thiệp của chính phủ
Theo quan điểm cổ điển không cần sự can thiệp của chính phủ
GDP là chỉ tiêu tốt về phúc lợi kinh tế nhưng nó không phải là chỉ tiêu hoàn hảo về
phúc lợi. Vì một số yếu tố tốt đẹp như thời gian nghỉ ngơi sẽ bị loại bỏ ra khỏi GDP.
Tổng Thu nhập của các gia đình, công ty, chính phủ cung cấp sức mua để mua sản
phẩm. Khi sức mua được sử dụng, GDP cũng được sáng tạo thêm và quá trình sản xuất
mới được tiếp tục.
Chương 3 Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về lạm phát – thất nghiệp
Lạm phát là hiện tượng giảm mãi lực của đồng tiền. Điều này cũng đồng nghĩa với
“vật giá leo thang”, giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao khiến với cùng một số lượng
tiền, người tiêu thụ mua được ít hàng hóa hơn hoặc phải trả một giá cao hơn để hưởng
cùng một dịch vụ. Một khái niệm khác về lạm phát là khối lượng tiền được lưu hành
trong dân chúng tăng lên do nhà nước in và phát hành thêm tiền vì những nhu cầu cấp
thiết (chiến tranh, nội chiến, thâm thủng ngân sách v.v...). Trong khi đó, số lượng hàng
hoá không tăng khiến dân chúng cầm trong tay nhiều tiền quá sẽ tranh mua khiến giá
cả tăng vọt có khi đưa đến siêu lạm phát. Những ví dụ cùng cực nhất của siêu lạm phát
đã xảy ra tại Đức trong những năm đầu thập niên 1920 khi tỉ lệ lạm phát lên tới 3.25 x
106 mỗi tháng, có nghĩa là giá cả tăng gấp đôi mỗi 49 tiếng đồng hồ hoặc tại Hungary
sau Thế chiến thứ hai với tỉ lệ lạm phát 4.19 x 1016 (giá cả tăng gấp đôi mỗi 15 giờ
đồng hồ).
Để đo lường tỉ lệ lạm phát, người ta thường dùng hai chỉ số:
• Chỉ số giá cả sản xuất PPI (Producer Price Index): Đây là chỉ số giá thành sản xuất của
một số mặt hàng và dịch vụ tiêu biểu. Mang so sánh với thời kỳ trước để tính ra tỉ lệ tăng
giảm như thế nào. Chỉ số PPI tuy có thể là dấu báo hiệu hiện tượng lạm phát nhưng chưa
hẳn lạm phát sẽ bắt buộc phải xảy ra.
• Chỉ số giá cả tiêu thụ CPI (Consumer Price Index): chỉ số giá cả của một số nhu yếu
phẩm và dịch vụ tiêu biểu. Chỉ số CPI cho biết tỉ lệ lạm phát thật sự đang xảy ra khi so
sánh với thời kỳ trước đó. Ảnh hưởng của lạm phát đối với nền kinh tế Lạm phát khó
có thể là một điều tốt lành cho nền kinh tế trừ trường hợp ở mức độ nhẹ và trong tầm
kiểm soát của chính phủ. Ví dụ, hàng năm chính phủ có thể phát hành thêm một lượng
tiền mới để tiêu xài cho những chương trình công cộng hoặc giải quyết thiếu hụt ngân
sách khiến đồng tiền được xoay vòng tạo ra thêm của cải, trực tiếp đẩy cao tổng sản
lượng quốc dân GDP (Gross Domestic Product) lên thêm một mức. Dĩ nhiên nếu quá đà
sẽ có nguy cơ gây ra lạm phát nặng hoặc siêu lạm phát và làm các hoạt động kinh tế sẽ
bị tê liệt. Nhiều người quan niệm việc chính phủ in thêm tiền trong giới hạn cho phép
của nền kinh tế là một hình thức thu “thuế lạm phát”. Chính phủ sử dụng khoản phụ
trội này để quân bình ngân sách với hi vọng sang năm kinh tế tiếp tục phát triển sẽ
được nộp ngân sách nhiều hơn. Một chút lạm phát cũng khiến doanh nghiệp kiếm thêm
lợi nhuận vì thông thường từ khâu nhập nguyên liệu (giá trước lạm phát) đến lúc hoàn
thành sản phẩm bán được cao giá hơn cũng tốt thêm cho doanh vụ.
Ngoài những trường hợp kể trên, bao giờ lạm phát cũng có ảnh hưởng xấu đối với kinh
tế. Tỉ lệ lạm phát bao nhiêu là vừa phải cũng tùy thuộc vào tình hình phát triển kinh tế
của từng nơi, đặc điểm của nền kinh tế của từng quốc gia khác nhau. Theo lẽ thông
thường thì tỉ lệ lạm phát nếu giữ được ở mức thấp hơn tỉ lệ phát triển kinh tế thì là điều
tốt. Do đó, các quốc gia đang ở giai đoạn kinh tế cất cánh (tỉ lệ phát triển xấp xỉ 10%)
có thể chấp nhận một tỉ lệ lạm phát cao hơn các quốc gia đã phát triển (tỉ lệ phát triển
dưới 5%)
Nguyên nhân đưa đến lạm phát
Có nhiều trường phái kinh tế khác nhau đưa ra các lý thuyết về nguyên nhân đưa đến
lạm phát, trong số đó trường phái Neo-Keynesian có vẻ được chấp nhận hơn cả với
“mô hình tam giác” nói lên ba dạng lạm phát chính và những nguyên nhân của nó:
• Lạm phát do nhu cầu tăng (Demand-pull inflation).Lạm phát do nhu cầu sản xuất và
dịch vụ (gọi chung là Tổng Thu Nhập Quốc Dân GDP) tăng trong khi tỉ lệ thất nghiệp
còn thấp. Còn gọi là Phillips Curve - đường cong Phillips. Nói cách khác là khi nhu
cầu kinh tế tăng mà thị trường lao động bị hạn chế sẽ gây lạm phát.
• Lạm phát do đột biến giá cả (Cost-push inflation).Giá cả một số nguyên vật liệu
trọng yếu, ví dụ giá dầu hoả, tăng cao bất thường có thể đưa đến lạm phát vì hiện
tượng dây chuyền, các mặt hàng khác sẽ tăng theo.
• Lạm phát sẵn có tự nhiên (Built-in inflation).Lạm phát sẵn có, liên quan đến hiện
tượng “vòng xoắn giá/lương” (price/wage spiral) nghĩa là hiện tượng công nhân luôn
luôn muốn được trả lương cao hơn (dĩ nhiên rồi), chủ bắt buộc phải trả thêm vì không
tìm đâu ra công nhân nữa, kinh tế phát triển nên ai cũng có công ăn việc làm cả rồi.
Người chủ muốn chuyển chi phí phụ trội này qua người tiêu thụ nên tăng giá sản phẩm
lên. Công nhân, đồng thời là người tiêu thụ, thấy giá lên lại đòi lương cao hơn nữa.
Cái vòng luẩn quẩn này cuối cùng gây ra lạm phát. Cả ba dạng này có thể cộng hưởng
và tạo ra mức lạm phát hiện hành của nền kinh tế của một quốc gia.
Tác hại của lạm phát đối với kinh tế
Đối với các quốc gia đang phát triển, tác hại dễ thấy nhất là lạm phát phủ định (negate)
tăng trưởng kinh tế nếu bằng hay cao hơn tăng trưởng kinh tế. Ví dụ theo World
Factbook, nếu một nền kinh tế tăng trưởng kinh tế ở mức 8.4% nhưng tỉ lệ lạm phát
lên tới 8.3%. Như vậy, trung bình người dân có thu nhập cao hơn 8.4% nhưng đời
sống sinh hoạt mắc hơn 8.3% cùng thời kỳ thì coi như cũng không tích lũy được gì.
Tiêu chuẩn đời sống không được cải thiện bao nhiêu. Nếu không có biện pháp ngăn
chận, lạm phát sẽ làm tê liệt dần bộ máy kinh tế vì doanh nhân sẽ không thiết tha hoạt
động sản xuất nữa vì không có lợi nhuận. Tâm lý chung sẽ chỉ mua bán “chụp giựt” và
chuyển tài sản thành kim loại quý hay ngoại tệ mạnh để tránh lạm phát. Điều này rõ
ràng không có lợi cho sự xoay vòng của đồng tiền để phát triển nền kinh tế.
Đối với các quốc gia công nghiệp (industrialized countries) mà xã hội đã chuyển qua
dạng xã hội tiêu thụ rồi thì lạm phát tác hại theo một qui trình 3 bước:
- Lạm phát
- Giảm phát
- Suy thoái kinh tế
Thất nghiệp
Là tình trạng người trong lực lượng lao động không tìm được việc làm. Có 2 loại thất
nghiệp:
Thất nghiệp tự nhiên
Thất nghiệp chu kỳ.
Sự mất mát kinh tế vĩ mô do nạn thất nghiệp gây ra là sản lượng hàng hóa và dịch vụ
bị giảm sút. Luật Okun giả thiết rằng cứ 1% thất nghiệp sẽ làm giả sút 2% sản lượng.
Cái giá mà con người phải trả cho thất nghiệp không chỉ bao gồm các mất mát tài
chính ngoài ra còn bao gồm cả những sự trả giá về tâm lý, thể chất và xã hội.
Muốn giảm thất nghiệp chu kỳ cần áp dụng chính sách chống suy thoái, muốn giảm
thất nghiệp tự nhiên cần phải tạo thuận lợi cho người lao động trong quá trình tìm viêc.
Luôn luôn có sự đánh đổi tạm thời giữa lạm phát và thất nghiệp nhưng không có sự
đánh đổi trong dài hạn.
Chương 4: Chính sách tài chính
Chính sách tài chính là khái niệm dùng để chỉ việc chính phủ thay đổi chi tiêu hoặc
thuế để ổn định hoạt động của nền kinh tế. Chính sách tài chính bao gồm 2 công cụ là chi
tiêu và thuế.
Thất bại vĩ mô xảy ra khi các mức chi tiêu mong muốn không bằng với giá trị sản
xuất ở điều kiện làm việc đầy đủ gây ra thất nghiệp và lạm phát. Việc chi tiêu của người
tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi các nhân tố ngoài thu nhập và thu nhập hiện có. Việc tiết kiệm
của người tiêu dùng biểu hiện bằng sự rò rỉ của luồng luân chuyển. Đó là nhừng luồng tiền
không quay lại thị trường sản phẩm, thuế và nhập khẩu cũng làm rò rỉ tiền ra khỏi nền kinh
tế. Những khoản rò rỉ đó được bù lại bằng các khoản đầu tư, chi tiêu của chính phủ và xuất
khẩu. Mất cân bằng trong chi tiêu sẽ gây ra lạm phát và thất nghiệp, không có sự điều
chỉnh tự động nào để trở lại mức việc làm đầy đủ.
Chính sách thuế của chính phủ không trực tiếp tác động lên tổng cầu, nó gián tiếp
làm thay đổi tổng cầu thông qua việc làm thay đổi hành vi của khu vực tư nhân. Khi chính
phủ thay đổi thuế thì tác động đầu tiên của nó là làm thay đổi thu nhập sử dụng của mọi
người.
Theo lý thuyết Keynes, nền kinh tế không thể tự cân bằng và ổn định được chính vì
vậy cần có sự can thiệp của chính phủ. Những chính sách tài chính của chính phủ đề cập
tới cách dùng thuế và chi tiêu chính phủ như thế nào để đạt được kết quả vĩ mô như mong
muốn. Mục tiêu của chính sách tài chính là lấp đầy khoảng cách GDP, khi sử dụng chính
sách tài chính thì ngân sách của chính phủ có thể thăng dư, thâ hụt hay cân bằng một cách
ngẫu nhiên.Trong thực tế, đôi khi chính sách tài chính sẽ gây ra sự khó khăn trong nền kinh
tế chính vì vậy một số nhà kinh tế cho rằng nên sử dụng cơ chế tự ổn định như thuế và trợ
cấp để hạn chế phần nào sự biến động của nền kinh tế.
Chương 5: Tiền tệ ngân hàng và chính sách tiền tệ
Tiền: một cách khái quát, là những gì được thừa nhận chung để làm trung
gian cho việc mua bán hàng hóa.
Sử dụng tiền: trung gian trao đổi, dự trữ giá trị, đơn vị tính toán
Loại tiền: tiền hàng, tiền pháp lệnh
Trong nền kinh tế thị trường, tiền tệ đảm nhận chức năng cơ bản trong việc tạo
thuận lợi cho việc trao đổi và chuyên môn hóa, do vậy cho phép tăng sản lượng. Ngân hàng
trung ương có năng lực tạo ra tiền tệ bằng cách cho vay. Trong việc cấp các khoản vay,
ngân hàng tạo nên các khoản tiền gửi giao dịch mới mà chúng sẽ trở thành một phần của
cung tiền tệ. Tiềm năng tạo tiền của mỗi ngân hàng đều bị giới hạn bởi các qui định của
chính phủ. Ngân hàng TW kiểm soát tiền tệ của mỗi quốc gia bằng 3 công cụ cơ bản đó là
tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu và nghiệp vụ thị trường mở.
Theo quan điểm của phái Keynes, nhu cầu về tiền là quan trọng. Nhu cầu này phản
ánh mong muốn giữ tiền cho các mục đích giao dịch, đầu tư và dự phòng. Tác động qua lại
giữa cung và cầu tiền tệ quyết định lãi suất cân bằng.
Chính sách tiền tệ là khái niệm dùng để chỉ việc chính phủ thay đổi cung tiền hoặc
lãi suất để ổn định hoạt động của nền kinh tế. Cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ là
chính phủ hoặc ngân hàng TW, nhưng cơ quan thực thi chính sách tiền tệ luôn luôn là ngân
hàng TW.
Sự gia tăng cung ứng tiền làm giảm lãi suất cân bằng, ngược lại giảm cung ứng tiền
sẽ làm tăng lãi suất cân bằng. Để chính sách tiền tệ phát huy hết tác dụng, lãi suất phải thể
hiện được hết những thay đổi trong cung tiền và chi tiêu đầu tư phải phản ứng được với
những thay đổi trong lãi suất. Không có điều kiện nào được đảm bảo. Trong tính trạng bẫy
thanh khoản, người ta muốn giữ tiền không hạn chế ở mức lãi suất thấp nào đó. Lãi suất sẽ
không giảm xuống mức thấp này khi cung tiền tăng cao. Hơn nữa kỳ vọng của nhà đầu tư
sẽ làm thay đổi quyết định đầu tư.
Để chống thất nghiệp, chính phủ cũng có thể sử dụng chính sách tiền tệ. Trong
trường hợp này chính phủ phải thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, thông qua việc mua
trái phiếu chính phủ, giảm lãi suất chiết khấu hoặc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tuy
nhiên, họ phải trả giá cho thành công này bằng mức lạm phát cao hơn.
Mặc dù các đòn bẩy tài chính có vẻ ấn tượng nhưng trên thực tế trong nền kinh tế
thì không được tốt lắm. Thất nghiệp và lạm phát gia tăng khó có thể thực hiện các chính
sách tài chính nêu ra trên lý thuyết. Ở một chừng mực nào đó, sự thất bại của chính sách
kinh tế còn phản ánh các nguồn lực khan hiếm và những mục tiêu mang tính cạnh tranh.
Ngoài ra còn tồn tại những vấn đề về đo lường, lập kế hoạch và vần đề thực thi.
Chương 6: Thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế cho phép mỗi quốc gia chuyên môn hóa trong phạm vi của hiệu
quả tương đối, làm tăng sản lượng thế giới. Với mỗi quốc gia, lợi ích thu được từ
thương mại phản ánh qua khả năng tiêu thụ vượt quá khả năng sản xuất .
Tỷ giá thương mại sẽ nằm đâu đó giữa chi phí cơ hội của các đối tác buôn bán. Tỷ
giá thương mại xác định lợi ích thu được từ thương mại như thế nào. Rõ ràng, một quốc
gia chỉ tham gia thương mại khi tỷ giá thương mại tốt hơn đối với các cơ hội trong nước
Sự chống lại do tự do hóa thương mại phát sinh từ công nhân và các doanh nghiệp sản xuất
cạnh tranh với nhập khẩu,do việc nhập khẩu sẽ là cho công việc ít đi và thu nhập sản xuất
trong nước cũng ít đi.
Hàng rào thương mại có nhiều hình thức: hạn ngạch hạn chế số lượng hàng
hóa xuất khẩu hay nhập khẩu, thuế quan kiềm chế nhập khẩu bằng cách làm cho mọi
thứ đắt đỏ lên, các hàng rào phi thuế quan khác cũng làm cho thương mại đắt hơn
hoặc tốn thời gian hơn. Các chính sách bảo hộ của chính phủ sẽ tạo ra những tổn thất vô
ích cho nền kinh tế, đặc biệt là hiệu quả trong việc sử dụng nguồn nhân lực cho nền kinh
tế. Chính sách bảo hộ làm cho các doanh nghiệp trong nước không chịu đổi mới, cải tiến
nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó chính sách bảo hộ cũng mang lại
nhiều lợi ích cho nền kinh tế như: tăng giá hàng hóa làm hạn chế tiêu dùng các mặt hàng xa
xỉ phẩm, bảo hộ các ngành non trẻ trong nước, bảo vệ lao động nội địa. Ngoài ra,một quốc
gia cần được bảo hộ nhằm đề phòng các mối quan hệ xấu về chính trị giữa các nước.
Có 3 loại tỷ giá: tỷ giá thả nổi, tỷ giá cố định, tỷ giá thả nổi có quản lý. Trong cơ
chế tỷ giá cố định, nếu ngân hàng TW muốn tăng tỷ giá thì phải mua ngoại tệ vào và ngược
lại. Tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ tác động đến xuất nhập khẩu hàng hóa, giá hàng hóa trong
nước và nợ nước ngoài.
Chương 7: Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản lượng thực. Trong đó tăng trưởng ngắn hạn
có thể là do sự gia tăng trong việc sử dụng năng lực sản xuất. Tuy nhiên, trong dài hạn cần
phải có sự gia tăng trong bản thân năng lực. Các thước đo cơ bản của tăng trưởng kinh tế