Tải bản đầy đủ (.pptx) (29 trang)

CÁC QUY ĐỊNH kê đơn THUỐC TRONG điều TRỊ NGOẠI TRÚ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.58 KB, 29 trang )

LOGO

CÁC QUY ĐỊNH KÊ ĐƠN THUỐC
TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ

DS. Nguyễn Thùy Trang


Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú
Ban hành kèm theo quyết định số 04/2008/QĐ – BYT
ngày 01/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Y Tế


Mục tiêu học tập
1. Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh của quy chế kê
đơn trong điều trị ngoại trú.
2. Hiểu được đơn thuốc là gì? Điều kiện và trách nhiệm của
người kê đơn.
3. Nhận biết được các mẫu đơn thuốc và danh mục các thuốc
phải kê.
4. Các quy định về ghi đơn thuốc.
5. Các quy định về kê đơn thuốc đặc biệt.
6. Các quy định về bán thuốc theo đơn.


I. Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh
1. Đối tượng áp dụng:
•. Kê đơn, cấp, bán và pha chế thuốc trong điều trị ngoại trú.
•. Người khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh hợp pháp.
•. Người cấp, bán thuốc, pha chế thuốc tại cơ sở khám chữa bệnh,
cơ sở kinh doanh dược hợp pháp.


•. Người bệnh có đơn thuốc điều trị ngoại trú.
2. Phạm vi điều chỉnh:
Không áp dụng cho việc kê đơn điều trị nội trú và kê đơn thuốc y học
cổ truyền.


II. Đơn thuốc và kê đơn thuốc
1. Khái niệm đơn thuốc:
•. Là tài liệu chỉ định dùng thuốc của bác sỹ cho người bệnh.
•. Là căn cứ hợp pháp để:
+ Bán thuốc
+ Cấp phát thuốc
+ Pha chế thuốc theo đơn
+ Sử dụng thuốc


II. Đơn thuốc và kê đơn thuốc
2. Người kê đơn:
a. Điều kiện của người kê đơn:
•. Đang hành nghề tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp.
•. Có bằng tốt nghiệp Đại học Y
•. Được người đứng đầu cơ sở phân công khám chữa bệnh
•. Đối với các tỉnh vùng núi, cùng cao, vùng sâu vùng xa, hải
đảo xa xôi chưa có bác sĩ thì sở y tế phải ủy quyền


II. Đơn thuốc và kê đơn thuốc
b. Trách nhiệm của người kê đơn thuốc:
 Chỉ được kê đơn thuốc điều trị các bệnh được phân công
khám chữa bệnh hoặc các bệnh trong phạm vi hành nghề

ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề do cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.
 Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã trực tiếp khám bệnh và
nắm vững các thông tin về thuốc (chỉ định, cách dùng…)
 Không kê đơn trong những trường hợp sau:
- Không nhằm mục đích phòng chữa bệnh
- Theo yêu cầu không hợp lý của bệnh nhân/người nhà
bệnh nhân
- Thực phẩm chức năng


DANH MỤC THUỐC PHẢI KÊ
1. Thuốc gây nghiện
2. Thuốc hướng tâm thần và
tiền chất dùng làm thuốc
3. Thuốc gây mê
4. Thuốc giảm đau, chống
viêm không steroid trừ
paracetamol và aspirin.
5. Thuốc điều trị Gout
6. Thuốc chống cấp cứu và
chống độc
7. Thuốc điều trị giun chỉ, sán


8. Thuốc kháng sinh
9. Thuốc điều trị virus
10. Thuốc trị nấm
11. Thuốc trị lao
12. Thuốc điều trị sốt rét

13. Thuốc trị đau nửa đầu
14. Thuốc trị ung thư và tác
động lên hệ miễn dịch
15. Thuốc điều trị parkinson
16. Thuốc tác động lên quá
trình đông máu


DANH MỤC THUỐC PHẢI KÊ
17. Máu và chế phẩm từ máu,
dung dịch cao phân tử
18. Thuốc tim mạch
19. Thuốc dùng cho chẩn
đoán
20. Thuốc lợi tiểu
21. Thuốc chống loét dạ dày tá
tràng: kháng H2 , ức chế
bơm proton
22. Hormon và nội tiết tố (trừ
thuốc tránh thai)
23. Huyết thanh và globulin
miễn dịch

24. Thuốc dãn cơ và tăng
trương lực cơ
26. Thuốc làm co giãn đồng
tử và tăng nhãn áp
28. Thuốc thúc đẻ, cầm máu
sau đẻ và chống đẻ non
30. Thuốc điều trị hen

32. Thuốc điều trị rối loạn
cương dương
34. Sinh phẩm chữa bệnh (trừ
men tiêu hóa)
35. Dung dịch truyền tĩnh
mạch


Mẫu đơn thuốc thường
Đơn vị…………
ĐƠN THUỐC
Họ tên:………………………………………………….Tuổi:………..Nam/Nữ……..
Địa chỉ:………………………………………………………………………………….
Số thẻ Bảo hiểm y tế………………………………………………………………….
Chẩn đoán……………………………………………………………………………...

Ngày…tháng…năm 20..
Bác sĩ khám bệnh
(Ký, ghi rõ họ tên)

Họ tên bố hoặc mẹ bệnh nhân dưới 72 tháng tuổi
KHÁM LẠI XIN MANG THEO ĐƠN NÀY


Gốc đơn thuốc “N”
Đơn vị…………
Điện thoại……..

Số………….


ĐƠN THUỐC “N”
Họ tên:……………………………………………………………………………….....
Tuổi:………..Nam/Nữ…………………………………………………………………
Địa chỉ:………………………………………………………………………………….
Số thẻ Bảo hiểm y tế………………………………………………………………….
Chẩn đoán……………………………………………………………………………...
Đợt …. (từ ngày………….đến……………………..)………………………………...
Ngày…tháng…năm 20..
Bác sĩ khám bệnh
(Ký, ghi rõ họ tên)

Họ tên bố hoặc mẹ bệnh nhân dưới 72 tháng tuổi
KHÁM LẠI XIN MANG THEO ĐƠN NÀY


Đơn thuốc “N”
Đơn vị…………
Điện thoại……..

Số………….

GỐC ĐƠN THUỐC “N”
Họ tên:……………………………………………………………………………….....
Tuổi:………..Nam/Nữ…………………………………………………………………
Địa chỉ:………………………………………………………………………………….
Số thẻ Bảo hiểm y tế………………………………………………………………….
Chẩn đoán……………………………………………………………………………...
Đợt …. (từ ngày………….đến……………………..)………………………………...
Người nhận thuốc
(Ký, ghi rõ họ tên, số CMND)


Họ tên bố hoặc mẹ bệnh nhân dưới 72 tháng tuổi
KHÁM LẠI XIN MANG THEO ĐƠN NÀY

Ngày…tháng…năm 20..
Bác sĩ khám bệnh
(Ký, ghi rõ họ tên)


Hình thức của đơn thuốc
 Kích thước: 1/2 khổ giấy A4 ngang
 Giấy trắng, chữ VNTIMEH hoặc Vntime cỡ chữ 14 màu đen
(hoặc xanh)
 Mục bác sĩ khám bệnh: ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu đơn vị
khám bệnh
 Tuổi: ghi tuổi của người bệnh, với trẻ <72 tháng tuổi ghi số
tháng tuổi


III. Qui định về ghi đơn thuốc
1. Kê đơn thuốc vào mẫu đơn, mẫu sổ quy định
2. Ghi đủ các mục in trong đơn, chữ viết rõ ràng, dễ đọc, chính xác
3. Địa chỉ người bệnh phải chính xác đến số nhà, đường phố hay thôn xã
4. Với trẻ em < 72 tháng tuổi: ghi số tháng tuổi và ghi tên bố hoặc mẹ
5. Viết tên thuốc theo theo tên chung quốc tế hoặc nếu ghi tên biệt dược
phải ghi hoạt chất trong ngoặc đơn (trừ trường hợp thuốc có quá nhiều
hoạt chất)


III. Qui định về ghi đơn thuốc

6. Ghi tên thuốc, hàm lượng, số lượng, liều dùng, cách dùng của
mỗi thuốc.
7. Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa
8. Số lượng thuốc hướng tâm thần tiền chất dùng làm thuốc phải
viết thêm số 0 đằng trước nếu số lượng chỉ có một chữ số.
9. Nếu có sửa chữa đơn phải ký, ghi rõ họ tên, ngày bên cạnh.
10. Gạch chéo phần đơn còn giấy trắng. Ký ghi (hoặc đóng dấu) họ
tên nguời kê đơn.


IV. Quy định về kê đơn thuốc
1. Kê đơn thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm
thuốc:
. Đối với bệnh cấp tính:
- Kê đơn với liều đủ dùng không vượt quá 10 ngày
- Số lượng thuốc phải kê phải thêm số 0 ở trước nếu số
lượng có một chũ số


IV. Quy định về kê đơn thuốc
 Đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt, động kinh:
- Kê đơn vào sổ điều trị mạn tính.
- Số ngày kê đơn theo hướng dẫn của chuyên ngành tâm thần.
- Người nhà bệnh nhân hoặc trạm Y tế xã phường thị trấn, cơ quan y
tế của người nhà bệnh nhân tâm thần phân liệt, động kinh phải chịu
trách nhiệm mua/lĩnh thuốc.
- Ký, ghi rõ họ tên vào sổ cấp thuốc của Trạm Y tế.
- Việc người bệnh tâm thần phân liệt có được tự lĩnh thuốc hay
không do bác sĩ điều trị quyết định.



IV. Quy định về kê đơn thuốc
2. Kê đơn thuốc gây nghiện:
a. Quy định chung đối với kê đơn thuốc gây nghiện:
-.Hàng năm cơ sở khám chữa bệnh đăng ký chữ ký của
người kê đơn TGN với cơ sở bán thuốc gây nghiện.
-. Kê đơn thuốc vào mẫu đơn thuốc “N” để cơ sở cấp,
bán thuốc theo đơn, đồng thời kê đơn vào sổ điều trị bệnh
mạn tính hoặc sổ khám bệnh để theo dõi điều trị và hướng
dẫn người bệnh sử dụng thuốc.
-.Kê đơn thuốc gây nghiện điều trị bệnh cấp tính với liều
đủ dùng không vượt quá 7 ngày.
-.Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu
viết hoa


IV. Quy định về kê đơn thuốc
b. Quy định với người cấp, bán thuốc gây nghiện theo đơn:
-.Mỗi đợt cấp, bán thuốc gây nghiện không quá 10 ngày.
-.Người cấp, bán thuốc gây nghiện phải ghi hạn dùng của
thuốc vào đơn lưu (để theo dõi thời gian lưu đơn) và đơn
lưu phải có đầy đủ chữ ký, họ tên, số CMND của người
mua, lĩnh thuốc. Lưu thêm giấy xác nhận người bệnh còn
sống của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn.
-.Ghi biên bản nhận lại thuốc gây nghiện không dùng hết
do người nhà bệnh nhân nộp lại. Biên bản được làm thành
2 bản ( 1 bản lưu tại nơi cấp, bán thuốc và 1 bản do người
nộp thuốc giữ). Thuốc nhận lại để riêng, bảo quản và xử lý
theo đúng quy định của Quy chế quản lý TGN.



IV. Quy định về kê đơn thuốc
c. Đơn thuốc gây nghiện:


Đóng thành quyển để lưu đơn gốc. Gốc đơn thuốc “N”
được lưu tại đơn vị khám chữa bệnh, kê đơn.

• Đơn thuốc “N” được lưu tại nơi cấp, bán thuốc gây nghiện.
• Đồng thời kê đơn vào sổ khám bệnh hoặc sổ điều trị bệnh
mạn tính để hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc.
• Kích thước: Đơn thuốc “N” và gốc đơn thuốc “N” đều có
kích thước 1/2 khổ giấy A4 ngang, giấy trắng, chữ
VNTIMEH hoặc Vntime màu đen, cỡ chữ 14.


V. Thời gian có giá trị của đơn thuốc
• 5 ngày kể từ ngày kê đơn
• Được mua ở tất cả các cơ sở bán thuốc hợp pháp trong cả
nước.
• Đơn thuốc gây nghiện thời gian mua, lĩnh thuốc phù hợp
với ngày của đợt điều trị ghi trong đơn.
• Mua, lĩnh thuốc opioid:
- Đợt 2, 3 cho người bệnh ung thư và người bệnh AIDS
trước 1 ngày của mỗi đợt điều trị (nếu vào ngày nghỉ thì mua,
lĩnh vào trước ngày nghỉ)
- Chỉ được mua tại cơ sở bán thuốc có đăng ký chữ ký của
người kê đơn hoặc của khoa dược bệnh viện nơi kê đơn (nếu
địa phương không có có sở bán thuốc gây nghiện)



VI. Bán thuốc theo đơn
1. Sổ sách bán thuốc theo đơn:
•. Các cơ sở bán, cấp phát thuốc phải có đầy đủ các loại sổ
xuất nhập thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền
chất hướng tâm thần dùng làm thuốc.
•. Các cơ sở bán, cấp phát thuốc phải quản lý chặt chẽ các
loại sổ sách trên từ khâu in ấn, phát hành đến sử dụng.
Nếu bị mất phải báo cáo ngay với cơ quan quản lý y tế cấp
trên trực tiếp.


VI. Bán thuốc theo đơn


Các cơ sở bán, cấp phát thuốc theo đơn phải lưu sổ và đơn
thuốc gây nghiện ít nhất 5 năm tại đơn vị kể từ tháng dùng hết
trang cuối. Hết thời hạn lưu các loại sổ và đơn thuốc nói trên cơ
sở phải tổ chức hủy:

-Đối với các đơn vị y tế của nhà nước phải lập hội đồng chứng
kiến và ký biên bản hủy.
-Đối với các đơn vị y tế tư nhân phải mời đại diện của cơ quan
quản lý y tế cấp trên trực tiếp chứng kiến hủy và ký vào biên
bản hủy.


VI. Bán thuốc theo đơn
2. Trách nhiệm của người bán thuốc theo đơn:



Người bán thuốc chỉ được phép bán các thuốc nằm trong
danh mục mà Bộ Y Tế cho phép lưu hành, không được
phép bán các loại thuốc cần phải kê đơn mà không có trong
đơn của bác sĩ.


VI. Bán thuốc theo đơn
• Người bán thuốc phải bán đúng thuốc được kê trong đơn.
Nếu không rõ ràng về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số
lượng thì phải hỏi lại người kê đơn hoặc người mua để
tránh nhầm lẫn. Người bán thuốc được từ chối bán thuốc
trong một số trường hợp sau:
- Đơn thuốc không hợp lệ
- Đơn thuốc có sai sót hoặc nghi vấn
- Đơn thuốc không nhằm mục đích phòng chữa bệnh


×